Túy Vân
18" x 24", Oil on canvas
**
Người xưa chốn cũ
Ham chơi và học phất phơ vốn là tính trời ban. Sát ngày thi cuối năm đầu, tôi mới phóng qua đường Trương Minh Giảng lại nhà Vũ Công Hùng mượn những bài thiếu sót về học. Chị của Hùng nhìn tôi ái ngại. Còn hắn thì chỉ buông hai tiếng: "Vào đây!" Ngày công bố kết quả năm học thứ nhất để chọn chỗ về địa phương thực tập, tôi đứng áp chót, nghĩa là dưới tôi chỉ còn một người, thứ 82 trong tổng số 83. Nếu như tuột thêm hai nấc nữa, đời coi như đi đoong! Hú vía!
Nhưng chứng nào tật nấy. Chỉ thích làm những việc mình thích. Còn những việc khác không phải coi nhẹ, mà thấy ít hứng thú để làm, ngay cả việc cố học để đậu cao về làm những chỗ tốt cũng mặc. Nghĩ lại thấy nguy hiểm thật. Đậu thấp cũng được đi, nhưng ngộ nhỡ bị đánh rớt thì không biết vận mạng sẽ ra sao nữa. Tối ngày lo viết báo viết bổ. Ấy mà mấy tờ báo hồi đó ở Sài Gòn cũng nhận đăng mới lạ. Thằng bạn cùng khóa nói "Người không biết 'toa', đọc bài tưởng 'toa' râu dài tới rốn!". Cô thủ quỹ tờ Chính Luận thì bảo: "Người ở đây không ngờ anh trẻ như vậy". Lúc đó cũng thấy vui vui về những câu đại khái như vậy.
Nhưng có phải lúc nào cũng được vui như thế đâu.
Đọc xong bản nháp luận văn ra trường của tôi, giáo sư đỡ đầu chán ngán: "Anh giống hệt thằng em tôi. Viết như thế này thì coi sao cho được!" Thế rồi chắc vì lòng thương hại, ông chỉ cho tôi vài cuốn sách, biểu tôi đọc và viết lại. Ra khỏi nhà ông, trên đường về tôi suy nghĩ nhiều.
Chỉ còn hai tuần lễ nữa để đọc sách tham khảo và để viết lại tập luận văn dày mấy chục trang. Phải bắt đầu ngay và phải làm việc liên tục. Trong số những cuốn sách mượn thư viện mang về, tôi đặc biệt chú trọng tới cuốn Hành Chánh Công Quyền của giáo sư De Laubadère vì cuốn sách có nhiều chương liên hệ đến chủ đề của tập luận văn tôi phải viết. Tôi đọc như một cái máy. Trích dẫn nhiều câu. Nhiều đoạn dịch nguyên con.
Vài ngày sau khi nộp bản thảo viết lại, tôi đến hỏi thăm thày và ông cười: "Chỉ riêng chương 'Nền Hành Chánh Địa Phương' cũng đủ rồi". Tôi mừng khấp khởi vì biết tai họa đã tránh được. Quả nhiên cuốn sách đã cứu tôi. Tôi thầm cám ơn thày đã chỉ đường chỉ lối.
Tuy vậy, kết quả chung cuộc khi ra trường thứ hạng của tôi cũng rất thấp. Cái thứ hạng thấp ấy chính là ông tơ bà nguyệt đã giúp tôi kết duyên cùng Túy Vân, một quả núi nhỏ nhưng thơ mộng. Tôi đi ra phục vụ ở Vùng Một địa đầu giới tuyến. Quận đầu đời là giải đất cát chạy dọc bờ biển tỉnh Thừa Thiên, chỗ rộng nhất khoảng ba cây số và chiều dài khoảng 20km, riêng phần quận Vinh Lộc trên 10 km. Phía cực nam của giải đất này có hai quả núi đó là Núi Rùa và ngọn kia là Túy Vân. Núi Túy Vân tuy không cao nhưng leo lên tới đỉnh cũng bở hơi tai sau khi phải nghỉ chân ít là một lần.
____Nhưng chứng nào tật nấy. Chỉ thích làm những việc mình thích. Còn những việc khác không phải coi nhẹ, mà thấy ít hứng thú để làm, ngay cả việc cố học để đậu cao về làm những chỗ tốt cũng mặc. Nghĩ lại thấy nguy hiểm thật. Đậu thấp cũng được đi, nhưng ngộ nhỡ bị đánh rớt thì không biết vận mạng sẽ ra sao nữa. Tối ngày lo viết báo viết bổ. Ấy mà mấy tờ báo hồi đó ở Sài Gòn cũng nhận đăng mới lạ. Thằng bạn cùng khóa nói "Người không biết 'toa', đọc bài tưởng 'toa' râu dài tới rốn!". Cô thủ quỹ tờ Chính Luận thì bảo: "Người ở đây không ngờ anh trẻ như vậy". Lúc đó cũng thấy vui vui về những câu đại khái như vậy.
Nhưng có phải lúc nào cũng được vui như thế đâu.
Đọc xong bản nháp luận văn ra trường của tôi, giáo sư đỡ đầu chán ngán: "Anh giống hệt thằng em tôi. Viết như thế này thì coi sao cho được!" Thế rồi chắc vì lòng thương hại, ông chỉ cho tôi vài cuốn sách, biểu tôi đọc và viết lại. Ra khỏi nhà ông, trên đường về tôi suy nghĩ nhiều.
Chỉ còn hai tuần lễ nữa để đọc sách tham khảo và để viết lại tập luận văn dày mấy chục trang. Phải bắt đầu ngay và phải làm việc liên tục. Trong số những cuốn sách mượn thư viện mang về, tôi đặc biệt chú trọng tới cuốn Hành Chánh Công Quyền của giáo sư De Laubadère vì cuốn sách có nhiều chương liên hệ đến chủ đề của tập luận văn tôi phải viết. Tôi đọc như một cái máy. Trích dẫn nhiều câu. Nhiều đoạn dịch nguyên con.
Vài ngày sau khi nộp bản thảo viết lại, tôi đến hỏi thăm thày và ông cười: "Chỉ riêng chương 'Nền Hành Chánh Địa Phương' cũng đủ rồi". Tôi mừng khấp khởi vì biết tai họa đã tránh được. Quả nhiên cuốn sách đã cứu tôi. Tôi thầm cám ơn thày đã chỉ đường chỉ lối.
Tuy vậy, kết quả chung cuộc khi ra trường thứ hạng của tôi cũng rất thấp. Cái thứ hạng thấp ấy chính là ông tơ bà nguyệt đã giúp tôi kết duyên cùng Túy Vân, một quả núi nhỏ nhưng thơ mộng. Tôi đi ra phục vụ ở Vùng Một địa đầu giới tuyến. Quận đầu đời là giải đất cát chạy dọc bờ biển tỉnh Thừa Thiên, chỗ rộng nhất khoảng ba cây số và chiều dài khoảng 20km, riêng phần quận Vinh Lộc trên 10 km. Phía cực nam của giải đất này có hai quả núi đó là Núi Rùa và ngọn kia là Túy Vân. Núi Túy Vân tuy không cao nhưng leo lên tới đỉnh cũng bở hơi tai sau khi phải nghỉ chân ít là một lần.
Quận đầu đời tôi trấn nhậm cách đất liền một cái phá, Phá Cầu Hai, một giải nước chạy dài từ cửa Tư Hiền phía nam chạy qua cửa Thuận An và tiếp tục lên phía bắc nhưng đoạn này gọi là Phá Tam Giang.
Những cây thông ba lá mọc trên Túy Vân trước kia nay đã bị đốn nhiều. Một thế hệ mới mọc lên đa phần là cây nhiệt đới. Đây đó một vài cây cổ thụ còn sót lại vượt lên cao hứng mưa gió quanh năm từ Biển Đông.
Con đường mòn ngõ tắt đưa dân cư nhanh đến bến cá đón thuyền đánh bắt ban đêm trở về. Lối mòn quanh co ôm một phần chân núi nhiều nơi ngập nước triều. Người đi lội lọp chọp giữa một bên đá núi và cây cối, một bên là bờ nước mênh mông. Tháng Mười trời mưa rả rích trên cây cỏ, trên mặt phá mênh mông chạy tắp tít mờ mịt tận nơi trời đất không còn phân biệt.
Một cụ bà đầu bạc trắng, chưa hết ngạc nhiên, mừng mừng tủi tủi: "Rứa mà người ta biểu sau bảy lăm, ông phó đi buôn thuốc tây ở Sài Gòn, bây chừ chết rồi". Bà cụ ôm chặt cánh tay tôi nói tiếp: "Ông phó có chết mô nà. Ông phó còn sống đây nè. Trời ơi!"
A.C.La
Những cây thông ba lá mọc trên Túy Vân trước kia nay đã bị đốn nhiều. Một thế hệ mới mọc lên đa phần là cây nhiệt đới. Đây đó một vài cây cổ thụ còn sót lại vượt lên cao hứng mưa gió quanh năm từ Biển Đông.
Con đường mòn ngõ tắt đưa dân cư nhanh đến bến cá đón thuyền đánh bắt ban đêm trở về. Lối mòn quanh co ôm một phần chân núi nhiều nơi ngập nước triều. Người đi lội lọp chọp giữa một bên đá núi và cây cối, một bên là bờ nước mênh mông. Tháng Mười trời mưa rả rích trên cây cỏ, trên mặt phá mênh mông chạy tắp tít mờ mịt tận nơi trời đất không còn phân biệt.
Một cụ bà đầu bạc trắng, chưa hết ngạc nhiên, mừng mừng tủi tủi: "Rứa mà người ta biểu sau bảy lăm, ông phó đi buôn thuốc tây ở Sài Gòn, bây chừ chết rồi". Bà cụ ôm chặt cánh tay tôi nói tiếp: "Ông phó có chết mô nà. Ông phó còn sống đây nè. Trời ơi!"
A.C.La
Bạn A.C.La,
Bức tranh họa mà cứ tưởng như real bonsai, thật tuyệt!. "Người Xưa Chốn Cũ" với những đối thoại với bà cụ sao gần gũi qúa với quê tôi!
Sáng sớm trước giờ vác ô đi làm, lòng cảm thấy thoải mái khi thưởng thức bức họa và bài viết của A.C.La
Chúc sức khỏe.
Bạn thật nhiều tài.
Thân chào,
Cao Xuân Thức
____
Xin đa tạ! Đa tạ!
Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh. "Đa tài" thường chẳng làm nên được chuyện gì đáng kể.
Bạn có tin như thế không? Riêng tôi thì có.
Mến
A.C.La
____
Út Như Thương xem tranh TUÝ VÂN và đọc tự truyện của hoạ sĩ A.C.La nhà mình, chợt nghĩ ...
Tên núi Tuý Vân đẹp quá, thế thì có huyền thoại nào liên quan đến cái tên ấy chăng ?
Bài viết tự truyện hình như thiếu ... sao chả thấy Ông Phó ngày xưa nhắc đến tên một người đẹp nào thế nhỉ !?
Còn chuyện trường xưa, bạn cũ, xin trích đoạn như sau:
"Nếu như tuột thêm hai nấc nữa, đời coi như đi đoong! Hú vía!"
Chưa chắc ... vẫn có cơ hội làm WebMaster của trang Web Phất Phơ !
NT
__
"sao chả thấy Ông Phó ngày xưa nhắc đến tên một người đẹp nào thế nhỉ !?"
Xin trả lời: Dại gì mà nhắc!
No comments:
Post a Comment