31 March 2015

Chứng rối loạn nhân cách

"Ra khỏi chiến tranh chúng ta chưa tỉnh. Tức là đang có tình trạng người trong cuộc không nhìn ra bệnh của mình, cứ tưởng mình vẫn đang bình thường như những người khác.”
Vương Trí Nhàn

Những năm trước sau 1970, tôi mới học tiếng Nga và chưa tiếp xúc nhiều với văn học xô viết. Trong khi đó thì anh Phan Hồng Giang đã học Lomonosov từ đại học và biết rất nhiều chuyện dân nghiên cứu văn học ở Liên xô bàn tán, nó là những chuyện người ta nói với nhau  để xả hơi,  khi trong quá trình sống có những điều quan sát thấy mà không bao giờ được viết trên mặt giấy.

Hồi đó trong giới nghiên cứu văn học Nga cũng như VN đang bị thống trị bởi quan niệm cho rằng văn học phải có nhiệm vụ xây dựng những nhân vật tích cực. Một trong những mẩu chuyện anh PHGiang kể  có liên quan tới vấn đề trên. Tóm tắt như sau.

Nhà nghiên cứu văn học nọ có một người bạn là một bác sĩ tâm lý. Khi anh kể lại những phẩm chất của các nhân vật tích cực mà cấp trên yêu cầu anh ta phải lý giải  để áp đặt cho các nhà văn, thì anh bạn bác sĩ kia liền nói: “Đây là  phẩm chất của những thằng điên”.

Tôi chợt nhớ lại mẩu chuyện trên khi đọc trên mạng một tài liệu của giới y học nói về sự rối loạn nhân cách. Sau đây là mấy thói quen tâm lý  mà người ta cho là của người mắc loại bệnh này hay mắc phải:

1.    Tự cao tự đại về tầm quan trọng của mình (cường điệu các công việc và khả năng của mình, luôn muốn được xem là bề trên một cách không tương xứng với khả năng bản thân…)
2.    Cuốn hút bởi ảo tưởng về sự thành đạt, quyền lực…
3.    Tin tưởng rằng mình là người đặc biệt và duy nhất
4.    Thèm muốn mãnh liệt được ngưỡng mộ
5.    Ý nghĩ phải được phục vụ một cách đặc biệt và thỏa mãn một cách vô điều kiện các ước vọng
6.    Tận dụng những mối quan hệ để phục vụ các mục tiêu bản thân.
7.    Thiếu sự đồng cảm: không nhận thức và chia sẻ tình cảm, nguyện vọng của người khác.
8.    Luôn đố kỵ với người khác và tin rằng người khác cũng sẽ đố kỵ mình
9.    Có thái độ, hành vi kiêu căng.

Tôi không phải dân chuyên về tâm lý học và y học nên không dám nói rằng các tiêu chuẩn trở thành kẻ rối loạn tính cách như trên đã đầy đủ chưa, thậm chí “về căn bản” đã chính xác chưa. Chỉ thấy nó đúng với nhiều người quanh mình. Nó nằm trong tâm trí nhiều người từ chiến tranh trở về và lao vào cuộc tìm kiếm  một chỗ đứng vinh quang trong thời hậu chiến. Tức có nghĩa nó là quy tắc sống của các anh hùng thời đại. 

Nó bộc lộ qua các nhân vật của thứ văn hóa đại chúng tiêu biểu thời nay là các chương trình TV mà người mình hiện nay coi như một hiện thực còn thực hơn chính họ. Và nó được người ta tin tưởng  tới mức thường có mặt trong những lời khuyên mà các bậc cha mẹ ngầm nói với con cái hàng ngày.

Trên tôi vừa nói đó là những phẩm chất mà con người từ chiến tranh trở về thường có, vì theo chỗ tôi nhớ, nhiều điều trong đó là những điều trong chiến tranh chúng tôi ở Hà Nội đã được dạy dỗ.

Ví dụ với những bài thơ của Tố Hữu của Chế Lan Viên mà không chỉ học trò phải học, dễ thấy là chúng tôi luôn luôn được nhồi vào đầu những tư tưởng mà các điều 1, 3, 4 trên đây đã mô tả. Về tầm vóc vĩ đại của thời đại mình. Về sứ mệnh vinh quang nhân loại giao phó cho cộng đồng mình vv..

Còn các điều 2 và điều 6?  

Bạn  hãy thử quan sát một vài nhân vật gọi là thành đạt trong thời hậu chiến. Đầy ảo tưởng. Tham lam dối trá điên loạn. Dám làm tất cả để phục vụ bản thân... 

Chắc bạn không phản đối nếu tôi bảo đó là những điều các anh hùng thời nay thường tự nhủ. Những cái đó làm cho họ trở nên mạnh mẽ, như rượu đã làm cho Chí Phèo trở nên mạnh mẽ.

“Có phải anh định nói rất nhiều người quanh ta đang trong tình trạng rối loạn nhân cách?”

“Thú thực đúng là tôi nghĩ thế. Tôi muốn dùng nó để giải thích tình trạng hỗn loạn hiện nay.

Nhưng trước hết tôi muốn mọi người cùng ngẫm nghĩ về cái tâm lý hậu chiến chi phối con người 40 năm nay. Tôi cảm thấy chiến tranh đã làm sai lạc cả bản chất con người VN như chúng ta vốn có trước 1945. Ra khỏi chiến tranh chúng ta chưa tỉnh. Tức là đang có tình trạng người trong cuộc không nhìn ra bệnh của mình, cứ tưởng mình vẫn đang bình thường như những người khác.”

Khi một căn bệnh đã trở nên bệnh thời đại thì việc gì ta còn phải ngạc nhiên khi thấy những biểu hiện của nó kể cả những biểu hiện phi nhân bản, phi nhân tính nhất.

Cái ác hiện nay là tập đại thành của cái ác đã tích lũy trong lịch sử cộng đồng cả mấy trăm năm nay. Và nó trở nên phổ biến, được phát triển tới quy mô mà các tiền bối của nó trong lịch sử chưa bao giờ làm nổi.

VTN

Mấy ý lạc đề

30 March 2015

Truyền Thông và Phản Chiến

Trọng Đạt

Truyền hình và cuộc chiến

Marshall McLuhan, nhà văn, giáo sư Gia Nã Đại đã nói về truyền thông trong chiến tranh Việt Nam như sau:

“Truyền hình đã mang những cảnh chiến tranh tàn bạo tới căn phòng khách ấm cúng. Việt Nam thua từ trong những căn phòng ấm cúng ở Hoa Kỳ chứ không phải tại mặt trận bên Việt Nam ”
The Media, Vietnam war. (Vietnamwar.net)

Trong Where The Domino Fell trang 205, tác giả James Olson và Randy Roberts cho đăng tấm hình người ký giả Mỹ ra mặt trận phỏng vấn các binh sĩ Mỹ tại VN và chú thích:

“Một số chỉ trích VN là “cuộc chiến trong phòng khách” vì ảnh hưởng rộng lớn của truyền hình. Kỳ giả, nhà làm phim truyền hình đi khắp bốn vùng chiến thuật để lùng tin tức, giai thoại và họ đưa tràn ngập tin tức chiến sự VN trên hệ thống TV hàng ngày cho khán giả”.

Thật là diễu, những người không tham chiến đi lấy tin tức về phổ biến tam sao thất bản phá hoại đường lối chính phủ nhưng được tự do hoạt động.

Giữa thập niên 60, nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các phương tiện truyền tin tối tân như truyền hình lần đầu tiên đã đem tin tức, hình ảnh chiến sự tới quảng đại quần chúng khiến cho phong trào chống chiến tranh tại Mỹ bùng nổ và lớn mạnh. Đây là cuộc chiến lần đầu tiên chính phủ cho phép truyền thông báo chí được tự do kể lại chiến tranh, thấy sao nói vậy không qua kiểm duyệt. Những hình ảnh ghê rợn của chiến tranh đã cho người dân thấy từ đầu chí cuối mà họ chưa thấy bao giờ.

Đa số ý kiến các tác giả cho rằng cuộc chiến VN nhất là những năm giữa và cuối thập niên 60 là cuộc chiến lần đầu tiên được đưa lên truyền hình.

Nay nhiều người cho rằng chính truyền thông nhất là TV đã khơi dậy sự chống đối chiến tranh trong dân chúng qua những hình ảnh, bản tin tức của họ thí dụ trận Tổng tấn công Tết Mậu Thân đã thành một biến cố nhiều tranh  cãi mà truyền hình báo chí đã đóng vai chính. Các bản tin tiêu cực của chiến tranh đã ảnh hưởng nặng nề tới người dân và các chính khách. Người Mỹ đựa vào TV để theo dõi và tìm hiểu chiến tranh qua những cảnh chết chóc, tàn phá mà họ nhìn thấy như những bắn giết vô lý trong khi viễn tượng cuộc chiến trở thành tiêu cực vô vọng.

Lần đầu tiên những cảnh bắn giết hãi hùng đã được đưa tới phòng khách ấm cúng, người Mỹ có thể coi những cảnh làng mạc bị đốt , trẻ em chết cháy, những túi xác lính Mỹ được đưa về nước. Mặc dù những bản tin trước Tết của truyền thông ủng hộ cuộc chiến, những bản tường trình trên TV đã thay đổi hoàn toàn quan điểm của người dân Mỹ về về cuộc chiến tranh VN sau trận tổng tấn công Tết Mậu Thân. Hình ảnh thường dân bị lính Mỹ tàn sát tại Mỹ Lai đã được chiến đi chiếu lại trong khi những sự tàn ác ghê rợn của VC và cán binh BV thì không thấy họ nhắc tới. Khi phong trào phản chiến tại Mỹ được truyền thông chú ý thì những người lính Mỹ đã bị bỏ quên tại VN.

Giữa thập niên 60, truyền hình được coi là nguồn tin tức quan trọng cho đời sống Mỹ và cũng có khả năng là nguồn ảnh hưởng nhất đối với ý kiến của xã hội.

Thời chiến tranh Triều tiên số người khán thính giả của truyền hình tại Mỹ rất ít, năm 1950 chỉ có 9% dân Mỹ có TV, nhưng đến năm 1966 số người xử dụng TV đã tăng lên 93%. Khi TV trở thành thông dụng, người dân Mỹ theo dõi tin tức từ truyền hình hơn là từ những nguồn thông tin khác. Năm 1964 có 58% người dân theo dõi tin tức từ TV, 56% từ nhật báo và 26% từ đài phát thanh, 8% từ tuần báo, đến năm 1972,  64% theo dõi tin tức từ TV, 50% từ nhật báo. Trong khi chiến tranh VN kéo dài, càng nhiều người Mỹ theo dõi tin tức trên truyền hình, năm 1972 có 48% người được hỏi tin vào truyền hình và 21% tin nhật báo.

Nhờ diễn tả sống động bằng phim ảnh, TV gây xúc động cho khán giả, khi coi cảnh trận mạc bên VN người ta tưởng như đang ở giữa những khu rừng nhiệt đới. TV diễn tả bằng hình ảnh khiến cho người ta dễ hiểu hơn là nghe báo tường thuật qua những danh từ chuyên môn. Các nhà làm phim thời sự được tín nhiệm, người dân theo dõi tin tưởng những bản tin TV về cuộc chiến VN nhưng thực ra chúng đã được sửa chữa lại để tường thuật về một cuộc chiến phức tạp. Truyền hình, một kỹ nghệ mới thu được nhiều lợi tức nhờ dịch vụ nhất là nhờ cuộc chiến VN.

Tin chiến tranh VN của giới truyền thông đã làm lung lạc tinh thần người dân Mỹ nguyên do những kỹ thuật tối tân đã đem hình ảnh chiến trận tới tận phòng ăn. Lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ truyền thông có ưu thế ở chỗ đem chiếu những thước phim chiến tranh cho toàn dân được thấy nhất là những đoạn nói về số tử vong trong qua các chương trình chiếu phim ban đêm đã xoá bỏ mọi huyền thoại chiến thắng. Truyền thông Mỹ cho người ta thấy chính phủ không có hy vọng gì thắng CS ở VN, những hình ảnh về tổn thất mà họ đưa ra đã thúc đẩy phong trào chống đối lên cao.

Từ giữa 1965 khi quân Mỹ tại VN tăng lên 175,000 người thì truyền hình mới tìm được những đề tài bi thảm, cảnh chiến trận, phỏng vấn lính Mỹ, cảnh trên trực thăng… tất cả đã cung cấp cho kỹ nghệ truyền hình những đề tài bi kịch mà họ đang cần. Từ 1965 tới Tết Mậu thân 1968, có tới 86% chương trình tin tức truyền hình đêm của CBS và NBC tường thuật về chiến tranh, dưới đất cũng như trên không. Từ 1965 tới 1967 truyền hình ca ngợi quân nhân Mỹ là những anh hùng chiến đấu tiêu diệt CS, ca ngợi cuộc chiến chống Cộng.

Tết Mậu Thân

Thảo luận: Dangers of emptiness/anatta? (Những hiểm nguy của vô ngã?)

Việc hội thảo ở Religious Forums nêu nghi vấn "vô ngã là nguy hiểm", là hợp lý đối với những ai có nhận thức vô ngã (no-self, no-ego) là phủ định cái ngã (= cái ta, cái tôi: self, ego). Đó là ý tưởng đối cực của hữu ngã (the self, the ego = real self, real ego, the existence of self, the existence of ego).

- Với hữu ngã thường được truyền thống phương Tây khẳng định, là đầu mối của những thành công trong xã hội; vì thế ý tưởng phủ đinh ngược lại với giải thích vô ngã như là trống rỗng của ngã (emptiness of a self), thì e là dễ nhầm lẫn đối với tập khí của số đông con người.  Hành động với sự nhầm lẫn này dễ đưa con người quay lưng lại với cuộc sống hiện tại. Đó có thể là lý do mà ở Religious Forums cho vô ngã như vậy là nguy hiểm!

- Với vô ngã hiểu theo đạo Phật là phi ngã, tức cái ngã không đúng là cái thực có: “Cái ngã tuy có mà không thực có” (the existence of self is not real) nói lên bản chất thực của vạn sự, vạn vật là do Duyên sinh-diệt vận hành, thì hệ quả sẽ đạt được là tính tích cực.  Thẩm thấu ý nghĩa này qua các thực tập quán chiếu, sẽ dần phá vỡ thành trì tù hãm của chấp thủ ngã, là ý nghĩa đích thực của vô ngã, là giải thoát (tự do thực sự), là chân hạnh phúc nơi sự sống. HT

"Người Việt các anh sẽ muôn đời khổ!"

Một công nhân làm cho một công ty Nhật ở Việt Nam kể lại khi một kỹ sư Nhật về nước ông ấy không ngại ngần nói với người công nhân Việt Nam:

 “Người Việt các anh sẽ muôn đời khổ. Đấy là vì các anh chỉ biết nghĩ đến những cái lợi lộc nhỏ của cá nhân mà không biết nghĩ đến cái lợi lớn của chung”.

Rồi viên kỹ sư minh họa: “Một cái vít chúng tôi phải mang từ Nhật sang giá 40.000đ mà rơi xuống đất thì công nhân Việt Nam các anh thản nhiên dẫm lên hoặc đá lăn đi mất vì nó không phải của các anh. Nhưng các anh đánh rơi điếu thuốc lá đang hút dở giá 1.000đ thì các anh sẵn sàng nhặt lên và hút tiếp cho dù nó bị bẩn chỉ vì nó là của các anh. Hay như cuộn cáp điện chúng tôi nhập về giá 5triệu/m, nhưng các anh cắt trộm bán được có vài trăm nghìn/m. Tất cả những việc làm đó mang lại chút lợi lộc cho các anh nhưng gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp vì chúng tôi phải nhập bổ sung hoăc nhập thừa so với cần thiết”.

Còn tài xế của viên kỹ sư đó thì được ông ấy tặng quà quý giá và có dịp nghe ông ấy “tâm sự” như sau: “Tôi rất cảm ơn anh đã lái xe an toàn cho tôi suốt 5 năm qua. Vì anh là người bảo đảm mạng sống của tôi nên anh làm gì tôi cũng chiều nhưng anh đừng tưởng anh làm gì sai mà tôi không biết đâu".

"Anh đưa đón tôi ra sân bay quãng đường chỉ hơn 30km anh khai là hơn 100km tôi cũng ký, anh khai tăng lượng xăng mua, thay dầu tôi cũng ký là vì tôi cần anh vui vẻ lái xe để tôi được an toàn. Nhưng anh và các công nhân Việt Nam đừng tưởng là các anh qua mắt được người Nhật. Các anh nên biết rằng lẽ ra chúng tôi có thể trả lương cao hơn hoặc tăng lương nhiều hơn cho các anh. Nhưng đáng lẽ phải tăng lương cho các anh 500.000đ thì chúng tôi chỉ tăng 200.000đ. Còn 300.000đ chúng tôi phải giữ lại để chi trả bù đắp cho những trò vụn vặt hay phá hoại của các anh. Cuối cùng là tự các anh hại các anh thôi. Còn chúng tôi cũng chỉ là lấy của người Việt cho người Việt chứ chúng tôi không mất gì cả”.
              
(Internet)

Một kỹ sư Nhật Bản tự tử vì lòng tự trọng

Ngày 21/3), một sợi dây cáp của cây cầu treo tại thành phố Yalova (Thổ Nhĩ Kỳ) đã bị đứt khiến giao thông đường biển rơi vào tình trạng ngưng trệ trong một thời gian ngắn. Mặc dù không có bất cứ sự thương vong nào nhưng ông Ryoichi - kỹ sư người Nhật Bản, 51 tuổi,  phụ trách xây dựng cây cầu đã rơi vào trạng thái trầm cảm kể từ ngày hôm đó.

Vì không chịu nổi sự cắn rứt lương tâm, ông đã đi đến quyết định tự tử để nhận trách nhiệm sau sự việc bất ngờ xảy ra. Cái chết của viên kỹ sư Nhật đang gây chấn động dư luận Thổ Nhĩ Kỳ. Trong bức thư tuyệt mệnh của mình, kỹ sư Ryoichi viết rằng ông xin nhận toàn bộ trách nhiệm khi một chiếc dây cáp bị đứt.

Được biết, một nhóm sinh viên đã phát hiện ra thi thể của vị kỹ sư trước cửa một nghĩa trang ở quận Altınova, thành phố Yalova, Thổ Nhĩ Kỳ. Cảnh sát cho biết ông đã tự cắt mạch máu ở cổ và tay.  

(Theo IBTimes)

Tin buồn

Xin thông báo cùng quý Đồng Môn,
đặc biệt các khóa ĐS3 và ĐS4

Hai Đồng Môn tại Monréal là

Bà Rosalie Martha
NGUYỄN THỊ NGỌ


Cựu sinh viên QGHC, Khóa ĐS4
đã từ trần ngày 24 tháng 3 năm 2015 tại Montreal - Canada.
Hưởng thọ 84 tuổi.



Ông ĐÀO HỮU PHAN

Cựu sinh viên QGHC, Khóa ĐS3
đã từ trần ngày 27 tháng 3 năm 2015 tại Montreal - Canada.
Hưởng thọ 80 tuổi.
**
(Nguồn: đồng môn Nguyễn Văn Sáu)

AAA cảnh báo về xăng E15

AAA cảnh báo: Xe chế tạo trước năm 2012 dùng xăng E15 có thể làm hư máy.

29 March 2015

Hai Mặt, thơ vui

Hai Mặt

SỰ THẬT có 6 chữ
GIẢ DỐI cũng 6 luôn
Mặt trái và mặt phải
Trắng đen ôi khó lường!

TÌNH YÊU có 7 chữ
PHẢN BỘI cũng thế thôi
Chúng là hình với bóng
Rất dễ dàng đổi ngôi.

Chữ YÊU là 3 chữ
HẬN là ba, giống nhau.
Người say men Hạnh phúc
Kẻ thành Lý Mạc Sầu.

BẠN BÈ có 5 chữ
KẺ THÙ đếm cũng năm
Hôm nao lời ngọt mật
Hôm nay chìa.. dao găm.

Từ VUI có 3 chữ
Tiếng SẦU cũng đồng như.
Quá vui thường mất trí,
Mất trí đời đổ hư.

Chữ KHÓC có 4 chữ
CƯỜI cũng vậy, giống in
Ai '' giòn cười, tươi khóc ''
Ấy cảm thọ nhận chìm.

Cuộc sống là hai mặt
Giới tuyến một đường tơ .
Chấp nhận mà không vướng
Nhẹ bước qua hai bờ
___________________

*Không biết tên tác giả. (Người chuyển)

**Bốn câu cuối hay quá! (NHL)

28 March 2015

Chuyện ruồi bu Công an & Dân phòng: Quán bún bò ở Sài Gòn bị tịch thu bảng nội quy

Theo VNNet: Tấm bảng có những câu chữ hài hước của một quán bún bò gân ở vỉa hè quận 4 bất ngờ bị dân phòng khu vực đến gỡ xuống, chủ quán bị công an mời làm việc.


Dân phạm luật hay CA/DP sách nhiễu?

Viễn Cảnh Việt Nam Trong Cục Diện Chính Trị Thế Giới Đổi

Nguyễn Cao Quyền

Nền móng quyền lực của các quốc gia đang thay đổi nhanh chóng khi con người bước vào thiên niên kỷ thứ ba. Chúng ta đang giáp mặt với một kỹ nguyên hoàn toàn khác lạ trong đó tài nguyên quan trọng nhất cho sự phát triển đất nước lại không thuộc loại tài nguyên có thể cảm nhận bằng thị giác hoặc súc giác.

Thật vậy, đất đai ngày nay không còn quan trọng bằng trí tụê. Tư bản, nhân công hay những kho hàng đầy ắp không quan trọng bằng lưu lượng của những thứ đó qua thời gian. Vào thời điểm chúng ta đang sống , các quốc gia phát triển không tranh nhau ngôi vị bá chủ thế giới nữa mà chỉ phấn đấu làm sao để có được khần chia lớn nhất của tổng sản lượng toàn cầu.

Một loại quốc gia mới đang xuất hiện trên trận đồ thế giới, được mệnh danh là quốc gia thực quyền (virtual state). Loại quốc gia này phát triển trên cơ sở của những dòng chảy càng ngày càng mạnh của tư bản và nhân công trên khắp mặt địa cầu, cũng như trên cơ sở của khả năng thông tin chớp nhoáng mà khoa học kỹ thuật hiện đại đã trang bị cho nhân loại. Họ đã hoàn toàn thoát ly khỏi đất đai và đang thu hẹp đối đa kích thước của các xí nghiệp để có thể tập trung vảo các khâu thiết kế sản phẩm, cải tiến kỹ thuật quản lý, khai thác hướng di chuyển và sự thăng trầm của lưu lượng tư bản quốc tế.

Mẫu hình rõ rệt nhất của loại quốc gia kiểu mới này là tiểu quốc Tân Gia Ba. Xét về phương diện đất đai quốc gia này chỉ là một tỉnh nhỏ không có dầu khí, quặng mỏ hoặc qúy kim, vậy mà trong mấy thập kỳ gần đây Tân Gia Ba đã phát triển lẫy lừng nhờ trí tuệ. Cùng với Hương Cảng và Đài Loan, Tân Gia Ba đã trở thành những tấm gương phát triển sáng chói cho toàn thể thế giới noi theo.

Nghiên cứu hiện tượng này, người ta thấy loại quốc gia lý tưởng nói trên đều là những quốc gia thương mại (trading states). Vào thập niên 1960, khi thương phẩm dễ lưu động hơn tư bản và nhân công thì việc xuất cảng càng hóa được coi là thượng sách cho mục tiêu phát triển, nhưng từ khi người ta thấy rằng tư bản cũng dễ di chuyển chẵng thua kém gì thương phẩm thì vấn đề xuất cảng đã tụt xuống hàng thứ yếu để nhường chỗ cho những vụ đầu tư trực tiếp tại những địa phương có nhân công giá rẻ.

Những đoạn viết sau đây sẽ triển khai quá trình hình thành và thăng tiến của các quốc gia thực quyền để từ đó rút ra những nhận xét hữu ích cho công cuộc đấu tranh dân chủ đang tiến hành.

Từ mục tiêu chiếm cứ đất đai đến mục tiêu thương mại

27 March 2015

Đời bể khổ: Đại Đức Nhuận Thư, chùa Từ Nghiêm, đã treo cổ tự tử

SANTA ANA - Vào lúc 10 giờ sáng thứ Năm, ngày 26 tháng Ba, 2015 được tin Đại Đức Thích Nhuận Thư đã treo cổ tự ải tại chùa Từ Nghiêm ở địa chỉ 5418 đường số 4, thành phố Santa Ana, chúng tôi đã đến tận nơi và ghi nhận một số tin tức liên quan đến cái chết của vị sư trụ trì chùa Từ Nghiêm.

Cảnh Sát đang lấy lời khai của tu sĩ Minh Trí (mặc áo màu lam), người sống trong chùa với Đại Đức Thích Nhuận Thư, vào sáng thứ Năm, 26 tháng Ba, 2015. (Thanh Phong/Viễn Đông)

Nằm bên cạnh một căn nhà lầu mới xây, chùa Từ Nghiêm vốn là căn nhà ba phòng ngủ, nhỏ nhắn được Đại Đức Nhuận Thư mua dùng làm chùa Từ Nghiêm cách nay mấy năm. Trong chùa, ngoài Đại Đức Nhuận Thư còn một tu sĩ trẻ tên là Minh Trí và hai em học sinh lớp 11, 12 học trường Trung Học Westminster share phòng.

Trả lời câu hỏi của Viễn Đông, thầy Minh Trí còn rất trẻ cho biết, “Sáng nay sau khi thức dậy con đi ra ngoài định vô Restroom rửa mặt, nhưng đi ra phía trước coi ổng (ĐĐ Nhuận Thư) có đây hay ổng đi đâu rồi; vừa ra tới cửa thấy ổng treo cổ chết.

“Cái cửa này và cái cửa kế nữa ngăn vách với cái living room và cái nhà bếp thì ổng treo cổ ngay tại cái cửa đó. Ngày hôm qua ổng có vẻ buồn lắm, ổng đưa cho con cái tờ vé số biểu dò đi, dò coi có trúng không? Dò thì sáu số cũng có hết nhưng nó ở hàng lung tung nó không đứng chung một hàng.
“Hai bữa trước ổng cứ giựt giựt cái dây thừng giống như coi có chắc không. Rồi hôm qua đi Santa Ana để trả tiền bill thì ổng nói, Không có lần sau nữa, lần này thôi không có lần sau nữa!

“Trước giờ con với ổng vẫn đi trả bill thì không có nói như vậy, lần này lại nói không có lần sau nữa! Hàng ngày có người đến đòi tiền, có người không gặp ổng thì viết giấy để lại.”

Hòa Thượng Thích Nguyên Trí, Viện Chủ chùa Bát Nhã đã có mặt tại đây rất sớm. Với vẻ mặt buồn, Thầy nói với chúng tôi, “Khi cái vụ tổ chức đi hành hương và cháy chùa xảy ra, Thầy có đến khuyên Đại Đức phải hết sức cẩn thận, kẻo mắc mưu người ta lừa gạt thì mang tai mang tiếng. Đại Đức Nhuận Thư nói với Thầy, Cảnh Sát họ đang điều tra, khi nào có manh mối con sẽ trình Thầy. Không ngờ nay ổng hành động dại dột quá.”

Cô Sophia có hai em trai share phòng trong chùa, nói với Viễn Đông, “Ba bữa trước có một thanh niên đến chùa gặp Đại Đức Nhuận Thư. Anh ta đập bể cái cell phone của Đại Đức, rồi nắm cổ áo ông nói, Thứ Hai tới này mày không trả tiền, tao sẽ đốt chùa. Thầy nói, “Anh muốn làm gì thì làm chứ thầy đâu có tiền trả cho anh ngay được. Rồi anh ta bỏ đi. Thầy có gọi cảnh sát nhưng họ không đến.”
Cô Sophia cho biết, hàng ngày đều có một vài người đến chùa đòi tiền nên thầy rất buồn.

Khoảng mười Phật tử có mặt trên lề đường đối diện chùa sáng thứ Năm. Hầu hết những Phật tử này đều ghi tên, đóng tiền cho Đại Đức để đi hành hương Việt Nam. Các Phật tử này nói với Viễn Đông, “Chúng tôi hỷ xả hết.”

Chúng tôi hỏi lại, “Các chị hỷ xả trước hay sau khi Đại Đức chết rồi mới hỷ xả?”

Các chị này đều lên tiếng, “Chúng tôi hỷ xả từ trước rồi, đâu có tới đòi tiền bạc gì nữa. Nay đùng cái, nghe tin thầy tự tử, buồn quá!”
Cảnh Sát Santa Ana đã cô lập căn nhà sau khi tu sĩ Minh Trí gọi báo về vụ tự tử. Cảnh Sát không cho bất cứ ai ra vào để điều tra và lập biên bản.

Tưởng cũng nên nhắc lại, Đại Đức Thích Nhuận Thư có tổ chức chuyến hành hương về Việt Nam khởi hành vào ngày 2 tháng Ba, 2015. Khoảng 50 Phật tử đã đóng tiền và nộp Sổ Thông Hành cho Đại Đức, mỗi người trên $3,000 Mỹ kim, và chuẩn bị để lấy vé máy bay đi. Nhưng chưa có ai có vé máy bay thì trước ngày đi, chùa bị cháy, một số Giấy Thông Hành và vé máy bay bị thiêu hủy.

Sau đó, phát giác vé máy bay giả, nhiều Phật tử nghi ngờ nên đến đòi lại tiền và Sổ Thông Hành. Đại Đức Nhuận Thư lúc đó cho biết ông có đưa tiền cho một người lo dịch vụ này nhưng sau khi chùa cháy, Đại Đức không liên lạc được với người đó.

Nhà chức trách cho biết vụ cháy là do có người cố ý gây ra. Cảnh Sát còn đang điều tra thì xảy ra vụ tự tử của Đại Đức Nhuận Thư. Nhiều nghi vấn chưa được giải đáp.

(Trích Thanh Phong - Viễn Đông)

Lý Quang Diệu và chính sách ngăn ngừa Cộng Sản tại Singapore

Trần Trung Đạo

Cựu Thủ tướng Cộng Hòa Singapore Lý Quang Diệu được đưa vào bệnh viện hôm 5 tháng 2 vì bịnh viêm phổi trầm trọng. Chỉ vài hôm sau, ông được chuyển qua hệ thống duy trì sự sống (life support). Theo nhiều nguồn tin, hai năm trước đây ông đã thêm vào di chúc một đoạn trong đó ông không muốn kéo dài sự sống vô nghĩa bằng cách này. Theo thông báo của chính phủ Singapore “ông qua đời trong thanh thản” tại Tổng Y Viện Singapore lúc 03:18 sáng, giờ địa phương thứ Hai 23/3/2015, thọ 91 tuổi. Lý Quang Diệu là Thủ tướng đầu tiên của Singapore và mất vào năm kỷ niệm 50 năm độc lập của quốc gia này.

Các thành tựu kinh tế

Về đối ngoại, hầu hết các chính trị gia thế giới từ Margaret Thatcher của Anh trước đây đến Barack Obama của Mỹ hiện nay đã từng ca ngợi Thủ tướng Lý Quang Diệu. Ông có một tầm nhìn rất xa không chỉ vào tương lai Singapore mà cả chính trị khu vực Á Châu và Thái Bình Dương. Từ đầu năm 1994, Lý Quang Diệu đã thấy trước sự căng thẳng trong vùng biển Đông.

Về đối nội, mặc dù nhiều chính sách cứng rắn của Lý Quang Diệu tạo nên nhiều tranh luận và phê bình, ông có một niềm tin vững chắc vào khả năng lãnh đạo của chính mình và tiềm năng của nhân dân Singapore để cùng đưa quốc gia rất nhỏ bé và bị bao quanh bởi các quốc gia thù địch thành một trong những nước giàu có nhất thế giới. Ngày nay, Singapore, quốc gia có dân số 5.5 triệu, là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất thế giới, một trong năm cảng thương mại bận rộn nhất thế giới và có lợi tức đầu người cao thứ ba trên thế giới.

Một danh sách dài của những bảng danh dự mà các thống kê, các tổ chức kinh tế, tài chánh, thương mại quốc tế dành cho Singapore trong nhiều lãnh vực. Chẳng hạn, World Bank xếp Singapore vào hạng nhất trên thế giới về dễ dàng làm thương mại (The ease of doing business) và giữ vị thứ này suốt 7 năm liền; Singapore được xếp hạng ba trên thế giới về quốc gia cạnh tranh nhất (Most competitive country in the world); Singapore đứng hạng nhất về bảo vệ tài sản trí tuệ (The best protection of intellectual property); WHO (World Health Organization) năm 2010 xếp Singapore hạng nhì về tỉ lệ tử vong thấp trong thiếu nhi; Tổ chức Minh Bạch Quốc Tế (Transparency International: Corruption Perceptions Index) năm 2010 xếp Singapore vào hạng quốc gia trong sạch nhất. Và rất nhiều bảng danh dự quốc tế khác.

Thành tựu lớn nhất của Lý Quang Diệu chưa hẳn là thành tựu kinh tế

25 March 2015

Sự đổ vỡ sắp đến của Trung Quốc


David Shambaugh

Hôm thứ năm tuần này Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc thường niên vừa nhóm họp theo nghi thức đã trở nên quen thuộc. Ước chừng 3 000 đại biểu “được bầu chọn” trên khắp mọi miền đất nước – từ những nhóm thiểu số trang phục sặc sỡ tới các tỷ phú lịch lãm sẽ gặp mặt trong thời gian một tuần để thảo luận về tình hình đất nước và dường như điều này tạo ra ấn tượng rằng họ đang tham gia vào đời sống chính trị của quốc gia.

Ván bài cuối cùng của ĐCS Trung Quốc đã bắt đầu khi mà những biện pháp tàn nhẫn của Tập Cận Bình chỉ có thể đưa đất nước tiến gần tới tình huống nguy kịch.

Một số người nhìn nhận cuộc tụ họp đầy ấn tượng này là một chỉ dấu cho sức mạnh của hệ thống chính trị Trung Quốc, tuy nhiên thực chất nó lại che dấu những điểm yếu nghiêm trọng. Các chiêu trò chính trị ở Trung Quốc xưa nay thường được ngụy trang dưới lớp vỏ đầy kịch tính với những sự kiện dàn dựng trên sân khấu cho thấy dường như Quốc hội trao quyền lực bền vững cho ĐCS Trung Quốc. Cán bộ nhà nước cũng như dân thường đều biết rằng họ phải tuân thủ những nghi thức đó, tức là phải vui vẻ tham gia và nhắc lại như vẹt các khẩu hiệu chính thức. Lối hành xử như vậy ở Trung Quốc có cái tên là "biểu thái" (biaotai – biểu lộ thái độ), thực ra nó có ý nghĩa chỉ hơn một chút hành động phục tùng mang tính tượng trưng.

Nếu không để ý tới vẻ bên ngoài thì về thực chất ĐCS Trung Quốc đang rất suy yếu và không ai biết điều này hơn chính Đảng. Con người đầy quyền lực của Trung Hoa - Tập Cận Bình đang hy vọng rằng các biện pháp trừng trị thẳng tay bất đồng chính kiến và tham nhũng sẽ giúp chống đỡ một sự sụp đổ vai trò lãnh đạo của Đảng.  Tập Cận Bình xác định rằng phải tránh trở thành một Gorbachov của Trung Hoa bởi lẽ Gorbachov đã điều hành sự tan rã của Đảng CS LX. Thế nhưng thay vì trở thành nhân vật tương phản với Gorbachov, Tập Cận Bình kết cục có thể lại tạo ra cùng một hậu quả. Sự chuyên quyền của họ Tập gây sang chấn nghiêm trọng toàn bộ hệ thống xã hội Trung Quốc và đang đưa đất nước tới gần tình huống nguy kịch.

24 March 2015

PHÂN ƯU

Nhận được tin buồn

Hiền thê đồng môn quá cố Ban Đốc Sự Khóa 15



Bà Quả Phụ LÂM THÀNH HỔ
Khuê danh Nguyễn Thị Hương

vừa từ trần ngày 23 tháng 3 năm 2015 tại Melbourne - Australia.
Hưởng thọ 71 tuổi.

Xin thành kính chia buồn cùng các cháu và tang quyến.
Nguyện cầu Hương linh Bà NGUYỄN THỊ HƯƠNG
sớm được siêu thoát vể Cõi Niết Bàn.

Đồng môn, Hội Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh Nam California
và 
Nhóm Chủ trương Trang Tiếng Thông Reo

đồng phân ưu

23 March 2015

Việc hôm nay báo động hiểm họa

Ông Nguyễn Trọng Vĩnh, một cựu tướng lãnh qưân đội VNCS, một đảng viên, lo âu và kêu cứu về mối nguy mất nước hiện nay. Cũng như những lần trước, tiếng kêu cứu thất thanh của ông chỉ là tiếng kêu giữa sa mạc.  Điều thê thảm nhất cho viên cựu tướng này là ông vẫn còn trông cậy vào Đảng CS đã rã mục, vào cơ chế dân chủ trong nội bộ đảng mà sự vận hành hiện đã bị tham nhũng khống chế. Khi nào thì ông cựu tướng này mới chịu buông bỏ ảo vọng dể cuối cùng trông nhờ vào một phép lạ? (TTR)

Nguyễn Trọng Vĩnh

Được biết ngày 14/3 vừa qua, có một số người dân đến dâng hương trước tượng đài Lý Thái Tổ để tỏ nỗi đau mất Gạc Ma và xót thương 64 chiến sĩta được lệnh đứng im làm bia sống cho quân Tầu sát hại vô cùng thê thảm mà lại có một số thanh niên được đưa ra trương cờ Đảng Cộng sản nhảy múa cản trở, tôi không thể im lặng được nữa. Hành động này chỉ làm xấu thêm Đảng Cộng sản và làm cho dân không những mất lòng tin mà càng oán Đảng Cộng sản. Tôi cho đó là việc làm vừa ngu ngốc vừa phi đạo lý. Người dân sẽ thấy đâu là chính nghĩa, đâu là phi nghĩa, ai có lương tâm con người biết xúc động, thương cảm, ai là người vô cảm, ai yêu nước và ai ngược lại.

Người ta viện dẫn: Trung Quốc giúp ta trong hai cuộc kháng chiến, ta phải biết ơn, không được làm phiền lòng họ, không được đụng đến họ.

Chúng ta không quên ơn, nếu như không có hàng loạt việc tàn ác mà nhà cầm quyền Trung Quốc phá hại nước ta, lấn ép ta. Tháng 2/1979 Đặng Tiểu Bình huy động 60 vạn quân xâm lăng tàn phá các tỉnh biên giới ta, giết hại đồng bào ta thì chính họ đã xóa bỏ mọi ân tình, mà còn mắc nợ máu đối với nhân dân ta.

Hiện tình, nước ta đương đứng trước hiểm họa: Ngoài biển, Trung Quốc sắp hoàn thành căn cứ quân sự trên cụm bãi đá Gạc Ma mà họ đánh chiếm của chúng ta năm 1988. Cái “lưỡi bò” ôm trọn các quần đảo, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của chúng ta. Trên bộ, Trung Quốc đã mua được 4.000 ha rừng biên giới, Nông Đức Mạnh đã cho họ vào khai thác bô-xít, đứng chân ở Tây Nguyên chiến lược, chính quyền Hà Tĩnh đã cho họ thực hiện dự án Formosa Vũng Áng, nói là cho Đài Loan nhưng thực tế là Trung Quốc. Formosa rộng hơn 3km2, không chỉ là cơ sở luyện thép mà bên trong xây dựng những bê tông cốt thép, có người cho biết có cả 100m2 sâu xuống 10m, lại cóđường hầm ra biển, chưa rõ mục đích gì. Vũng Áng như cái yết hầu của nước ta, nếu có biến, đất nước sẽ bị chia cắt rất nguy hiểm. Tại huyện Kỳ Anh đầy người Trung Quốc cư trú, tự tung tự tác như làm chủ toàn huyện. Từ Kỳ Anh đến Đèo Ngang, Trung Quốc đã thuê dài hạn phía Đông đường quốc lộ ra biển, không biết họ làm gì trong đó. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (gốc Hoa) cho Trung Quốc trúng thầu nhiều công trình trong đó có những nhà máy nhiệt điện, họ đưa ồ ạt cả có phép và không phép cán bộ và lao động Trung Quốc vào rải khắp nơi. Làm đường cao tốc Lào Cai – Hà Nội, nếu Trung Quốc xâm lược nước ta thì bộ đội cơ giới của họ tiến rất nhanh đến thủ đô, ta không kịp trở tay.

Mong rằng trong quá trình chuẩn bị Đại hội XII, các nhà chức trách nắm rõ hiện tình trên đây để Đại hội có chủ trương, quyết sách phòng bị thích đáng và bầu được những nhà lãnh đạo có tinh thần dân tộc, có dũng khí, có tâm huyết và tài năng hóa giải được hiểm họa cho đất nước./.

N. T. V.
Nguồn: Bauxite Việt Nam

Một vài câu nói để đời của ông Lý Quang Diệu

Về sự tự mãn: "Điều mà tôi sợ  là sự tự mãn. Khi công chuyện mỗi lúc một tốt đẹp hơn thì người ta có khuynh hướng làm ít mà đòi nhiều".

Về việc thay thế cách làm:  (Năm 1992, Singapore cấm bán kẹo cao su vì người dân vứt bừa bãi, dính bã kẹo lên bàn, ghế, gây hư hại các công trình văn hóa.)

"Nếu bạn không thể suy nghĩ khi không có thứ gì để nhai, hãy thử một quả chuối", Reuters trích lời ông Lý nói.

Về lãnh đạo:
"Chúng ta cần những nhà lãnh đạo là những người có tầm nhìn xa và rộng, có đầu óc minh mẫn và phóng khoáng, có khả năng nắm bắt cơ hội như chúng ta đã làm... Nhiệm vụ của tôi là tìm ra người kế nhiệm xứng đáng. Tôi đã tìm ra họ, và họ đang ở đây; bây giờ đến lượt họ phải tìm ra người kế nhiệm cho mình. Như thế cần có sự liên tục tìm kiếm và đào tạo những nhà lãnh đạo có năng lực, chân thật, tận tụy và tài năng, là những người làm việc không phải vì mình, mà vì nhân dân và đất nước."

Về việc xác dịnh mục tiêu: "Ngay lúc này, tôi, Lý Quang Diệu, Thủ tướng Singapore, nhân danh nhân dân và chính quyền Singapore, tuyên bố rằng kể từ hôm nay, ngày 9 tháng 8 năm 1965, Singapore sẽ vĩnh viễn là một quốc gia độc lập, dân chủ với đầy đủ chủ quyền, lập nền trên những nguyên lý của quyền tự do và công bằng hầu mưu tìm phúc lợi và hạnh phúc cho nhân dân đang sinh sống trong một xã hội tối hảo, công bằng và bình đẳng."

Về những gì bản thân làm cho đất nước: "Nếu Singapore là một đứa trẻ, tôi tự hào vì đã chăm sóc và nuôi dưỡng đứa trẻ ấy".

"Singapore luôn là mối quan tâm đến tận cuối đời tôi. Sao tôi lại không muốn Singapore tiếp tục thành công? Tôi không hối hận. Tôi đã dành phần lớn cuộc đời mình để xây dựng đất nước này. Không có gì quan trọng hơn thế".

Về việc Nhật Bản đánh bại Anh, chiếm đóng Singapore năm 1942:
"Thời đại đen tối bất ngờ ập xuống chúng tôi, thật tàn khốc và độc ác. Khi nhìn lại, tôi cho rằng đó là bài học chính trị lớn nhất trong cuộc đời mình vì trong 3 năm rưỡi, tôi nhận ra ý nghĩa của quyền lực và tầm quan trọng của sự kết hợp giữa quyền lực, chính trị và chính quyền".

Về mô hình Singapore: "Chúng tôi biết rằng, nếu chúng tôi chỉ giống như những người hàng xóm của mình thì chúng tôi sẽ chết. Bởi vì chúng tôi không có gì để đưa ra trước những gì họ phải đưa ra. Vì vậy, chúng tôi phải tạo ra thứ gì đó khác biệt và tốt hơn của họ. Đó là không tham nhũng. Đó là tính hiệu quả. Đó là chế độ nhân tài. Và nó thực sự phát huy tác dụng".

Về đấu tranh chính trị: "Ai cũng biết rằng, trong túi tôi có một chiếc rìu và nó rất sắc. Nếu anh khiêu chiến với tôi, chúng ta sẽ đấu đến cùng".

Về nghệ thuật lãnh đạo: "Một người không thể kiểm soát được những người đi theo mình dù có hay không đưa ra lời đe doạ nào thì không thể nào trở thành nhà lãnh đạo".

Về thăm dò ý kiến: "Tôi chưa bao giờ quá nghi ngại hoặc bị ám ảnh bởi các cuộc thăm dò ý kiến hay trưng cầu dân ý. Theo tôi, một nhà lãnh đạo mà bị ám ảnh thì quá là yếu kém".

Về vai trò của ngoại thương trong nền kinh tế: "Nếu bạn không tiến hành hoạt động mua bán quốc tế trong khi các đối thủ cạnh tranh làm điều đó thì tức là bạn đang tự loại bỏ mình khỏi hoạt động kinh doanh".

Về sự thẳng thắn: "Đừng đổi "không" thành "có". Đừng trở thành kẻ dại khờ. Nếu có một lý do chính đáng cho câu trả lời "không", nó vẫn phải được giữ nguyên, nhưng phải nói cho thật lịch sự".

Về sự riêng tư: "Tôi thường bị chỉ trích là can thiệp vào đời sống riêng tư của công dân. Đúng, nhưng nếu tôi không làm vậy, thì chúng tôi sẽ không có được như ngày hôm nay".

Về người vợ Kha Ngọc Chi: "Không có bà ấy, có lẽ tôi đã là một người đàn ông khác, sống một cuộc sống khác. Trong giờ phút chia tay cuối cùng này, trái tim tôi nặng trĩu buồn khổ và đau đớn".

Về việc giữ trung thực: "Ngay cả khi hấp hối trên giường bệnh, khi các bạn chuẩn bị hạ huyệt, nếu tôi thấy có điều gì đó sai, tôi sẽ đứng dậy".

Về người Mỹ: "Dân Mỹ là những thừa sai tuyệt hảo. Họ có nỗi thôi thúc khôn nguôi muốn chuyển hóa người khác"

(TTR góp nhặt)

Việt Nam dưới mắt cựu thủ tướng Lý Quang Diệu

Cao Huy Huân

Trong thế kỷ 21, có những điều mà trong thế kỷ trước không ai nghĩ rằng sẽ có nhiều thay đổi đến vậy. Giờ phút này, một công dân trẻ như tôi ngồi đây, viết những dòng chữ này thì đất nước Việt Nam, nơi tôi đang sống, làm tôi thất vọng về trình độ phát triển. Sáng nay tôi được đọc một bản nói rằng năng suất lao động của người Việt chỉ bằng 1/5 của người Malaysia, 2/5 của người Thái Lan và tệ hơn, chỉ bằng 1/15 của người Singapore.

Singapore, một đất nước nhỏ bé về diện tích, đang ám ảnh những công dân Việt Nam ở thế kỷ 21 này. Những khu dân cư, những trung tâm thương mại, những thành phố mới được xây dựng… tất cả đều được “ăn theo” mô hình và kỹ thuật của Singapore. Nhưng tại sao lại là Singapore? Chẳng phải những mô hình, những kỹ thuật đó Singapore cũng đã học tập từ những quốc gia phương Tây tiên tiến hay sao? Tại sao từ một làng chài kém phát triển trên bán đảo Malay, Singapore đã phát triển thành một quốc gia đứng thứ 2 ở châu Á về mức sống? Câu trả lời có thể dẫn đến nhiều nguyên nhân, nhưng căn nguyên nhất vẫn là yếu tố con người.

Lý Quang Diệu, nhân vật đã thay đổi và biến làng chài nhỏ bị dịch bệnh triền miên trở thành đất nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu của châu Á. Singapore là nơi mà những kiến trúc hiện đại cùng chung sống với thiên nhiên chan hòa, nơi cả thế giới ngưỡng mộ về chuẩn mực môi trường xanh sạch, nơi có làn sóng di dân ngược từ châu Âu sang châu Á. Nhưng trong những ngày đầu lập nước vào thập niên 60 thế kỉ trước, Lý Quang Diệu, thủ tướng đầu tiên của Singapore, đã từng nói “hy vọng là một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển giống như Sài Gòn”. Thật đáng kinh ngạc khi có một thời chính nhà lãnh đạo của Singapore đã mơ tưởng và bị ám ảnh về sự phát triển của Sài Gòn.

Còn bây giờ thì sao? Sau hơn 30 năm, chính người Việt Nam đang thèm thuồng được như Singapore ngày nay. Sau khi Mỹ rút khỏi miền nam Việt Nam, chính Lý Quang Diệu, người từng có tuổi thơ sinh sống tại Biên Hòa, đã nắm ngay lấy cơ hội đó để biến thời cuộc thành lợi ích cho Singapore. Sau năm 1975, tất nhiên Mỹ và phương Tây đóng cửa với Việt Nam, mọi giao thương với châu Á đều dành cho đồng minh của họ. Singapore được Lý Quang Diệu phát triển thành cảng trung chuyển đường biển lớn nhất tại khu vực. Và đúng theo quy luật về thương mại – kinh tế, Singapore được thừa hưởng những đặc quyền của một hải cảng lớn, một cửa ngõ hướng vào Đông Nam Á và cả châu Á.

Lý Quang Diệu cho rằng, cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Mỹ là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của những nước phi Cộng sản ở châu Á. Rõ ràng là trước khi tuyên bố như thế, Lý Quang Diệu đã nhanh chóng nắm lấy cái “tiền đề quan trọng” đó để biến Singapore từ một quốc gia non trẻ kém phát triển thành một đất nước giàu có. Lý Quang Diệu nhận định rằng, sau khi Mỹ rút khỏi miền nam Việt Nam, lập tức những đồng minh của Mỹ ở châu Á tranh thủ thời cơ để trở thành 4 con rồng châu Á, và sau này có thêm sự xuất hiện của 4 con hổ Đông Nam Á. Bốn con rồng được nói đến là Singapore, Nam Triều Tiên, Hong Kong và Đài Loan. Bốn con hổ là Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia. Vậy Việt Nam đã biến đi đâu trong bản đồ khu vực? Và lý do gì Việt Nam lại tụt hậu một cách nhanh chóng như vậy?

Lý Quang Diệu từng nói rằng lẽ ra vị trí số một ở châu Á phải là của Việt Nam. Theo ông, vị trí địa lý chiến lược, tài nguyên thiên nhiên phong phú là hai yếu tố hàng đầu có thể đưa Việt Nam trở thành người khổng lồ ở châu Á. Ông cho rằng, đất nước Singapore nhỏ bé với diện tích và dân số chỉ xấp xỉ Sài Gòn, hoàn toàn không có tài nguyên thiên nhiên, chỉ có một ít đất để xây dựng và ngay cả nước sinh hoạt cũng phải nhập từ nước bạn Malaysia, nhưng Singapore đã phát triển trở thành đất nước có GDP cao thứ hai ở châu Á chỉ sau Nhật Bản. Lại nói đến Nhật Bản, Lý Quang Diệu cũng chỉ ra những bất lợi của quốc gia này, đó là một quốc gia bại trận sau Chiến tranh thế giới thứ hai, không giàu tài nguyên, quanh năm động đất và sóng thần, nhưng chỉ vài năm sau khi chiến tranh kết thúc, Nhật Bản là người khổng lồ châu Á.

Lý Quang Diệu cho rằng, sự thành công của một quốc gia bao gồm ba yếu tố: điều kiện tự nhiên (vị trí chiến lược và tài nguyên thiên nhiên), con người và thời cơ. Trong đó, để có yếu tố thời cơ, thì yếu tố con người phải vững và nhanh nhạy. Lý Quang Diệu đánh giá rất cao điều kiện tự nhiên của Việt Nam, nhưng ông không đánh giá cao yếu tố con người trong sự phát triển chậm chạp này. Tôi hay đọc các bài viết trong nước ca ngợi sự thông minh, tính cần cù, chịu khó của người Việt. Xin lỗi, tôi không thấy được sự thông minh và cần cù đó. Xin nhắc lại, năng suất làm việc của người Việt Nam chỉ bằng 1/15 của người Singapore, tức là một người Singapore làm việc bằng 15 người Việt Nam. Dân số Singapore là 5 triệu dân, dân số Việt Nam là hơn 90 triệu dân. Vậy tức là năng suất làm việc của 5 triệu dân Singapore chỉ mới bằng 75 triệu dân Việt Nam, thế nhưng GDP của Singapore là gần 300 tỷ USD, trong khi GDP của Việt Nam là khoảng 170 tỷ USD. Đó chỉ là một so sánh chung chung, chưa tính đến dân số ở độ tuổi lao động của hai quốc gia. Một khi yếu tố con người đã yếu kém như thế thì yếu tố cơ hội cũng sẽ chẳng có nhiều.

Lý Quang Diệu tiếc vì Việt Nam không biết trọng dụng người tài, ông nói rằng người tài ở Việt Nam đã định cư ở nước ngoài hết rồi. Tôi đồng tình với quan điểm này của Lý Quang Diệu. Tôi thường nghe nói về cậu bé thần đồng Đỗ Nhật Nam và cũng thường xem các video thi hùng biện tiếng Anh của em. Báo chí và truyền thông Việt Nam cũng hay đề cập đến em, nhưng tuyệt nhiên không thấy có một động thái nào của chính phủ Việt Nam dành cho Đỗ Nhật Nam. Phải chăng đối với chính phủ Việt Nam, cậu bé ấy không phải là nhân tài cần đầu tư và phát triển? Chưa kể là trong một lần phát biểu về truyện tranh, cậu bé ấy đã bị những người lớn Việt Nam công kích, chỉ vì em không thích đọc truyện tranh mà chỉ thích đọc sách khoa học. Thật trớ trêu. Đỗ Nhật Nam chỉ là một trường hợp thần đồng được báo chí ưu ái, nhưng cũng bị chính phủ thờ ơ. Vậy còn những thần đồng thầm lặng khác ở cái đất nước hơn 90 triệu dân này thì sẽ nhận được hỗ trợ gì từ chính phủ? Trong mọi sự phát triển, yếu tố con người luôn tối quan trọng. Thật đáng tiếc.

Nói thế nào đi chăng nữa, Lý Quang Diệu cũng chỉ là người ngoài, không phải người Việt Nam. Thế nhưng những nhận định khách quan của ông cũng đáng để suy ngẫm về sự phát triển của một quốc gia nhiều thuận lợi như Việt Nam. Tôi thường thấy Việt Nam rất tự hào về lực lượng lao động trẻ với giá nhân công rẻ của minh. Tôi cảm thấy đó là một điều đáng xấu hổ. Giá nhân công rẻ chẳng qua là do trình độ, tay nghề kém nên chẳng thể đòi hòi được trả công cao. Gần đây, quốc gia láng giềng với GDP thấp hơn Việt Nam là Campuchia cũng đã tự chế tạo được xe hơi. Ngược lại, khi hãng điện tử Samsung đưa ra danh sách những mặt hàng có thể đặt gia công với các doanh nghiệp Việt Nam thì mới vỡ lẽ là Việt Nam chưa thể sản xuất nổi cái sạc pin, usb và ngay cả vỏ nhựa cho điện thoại di động. Tất nhiên, Việt Nam đã đánh mất cơ hội gia công cho hãng này. Việt Nam còn sẽ đánh mất nhiều cơ hội như thế cả về quy mô và số lượng nếu cứ tiếp tục tự hào với những cái thuộc về quá khứ và không nhận thức được một cách thấu đáo và nghiêm túc rằng mình đang ở đâu trên bản đồ khu vực và thế giới. Lý Quang Diệu nói phải mất 20 năm nữa Việt Nam mới bằng Malaysia, vậy thì 20 năm nữa Malaysia sẽ phát triển ra sao và mãi mãi người Việt Nam sẽ bị ám ảnh bởi sự thua kém của mình hay sao?

Cao Huy Huân

22 March 2015

Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu qua đời

Ông Lý Quang Diệu, Thủ tướng đầu tiên của Singapore và là người có công đưa đảo quốc nhỏ bé này vươn lên thành một trung tâm tài chính và thương mại toàn cầu, đã qua đời rạng sáng nay, hưởng thọ 91 tuổi.

Văn phòng Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho biết, ông Lý Quang Diệu mất vào sáng sớm nay, 23/3.

Bản tuyên bố cho hay: "Thủ tướng rất buồn khi thông báo sự ra đi của ông Lý Quang Diệu, người sáng lập Singapore. Ông Lý qua đời tại Bệnh viện đa khoa Singapore vào 3h18 sáng ngày 23/3 ở tuổi 91".

Văn phòng Thủ tướng cho biết thêm: Các kế hoạch để công chúng vào viếng và kế hoạch lễ tang sẽ được thông báo sau, văn phòng.

Ông Lý nằm bệnh viện vài tuần qua do bị viêm phổi cấp tính. Trong thời gian này tình trạng sức khỏe của ông yếu đi nghiêm trọng,  và người dân đã tới bệnh viện để bày tỏ sự thành kính và gửi những lời chúc tốt đẹp tới ông.

Ông Lý Quang Diệu, sinh năm 1923, đã sáng lập đảng Hành động Nhân dân vào năm 1954 và sau đó trở thành thủ tướng đầu tiên của Singapore năm 1959.

Ông Lý làm thủ tướng Singapore trong 31 năm, cho tới năm 1990. Sau khi rời chức thủ tướng, ông tiếp tục làm việc trong chính phủ cho tới năm 2011. (TTR tổng hợp)

21 March 2015

VÀI Ý KIẾN ĐÓNG GÓP THÊM VÀO SỰ KIỆN “DỰ LUẬT S-219”

Chu tất Tiến

Trong sinh hoạt của các xứ Tự Do, bất cứ sự việc nào liên quan đến chính trị, dù nhỏ hay to, dù trong phạm vi tổ chức, hội đoàn, hay lớn hơn là quốc gia, rồi đến Quốc Tế, luôn luôn có những ý kiến trái chiều nhau, Bênh (Pros) và Chống (Con). Đó là một hiện tượng bình thường, chứng tỏ là quyền Tự Do Tư Tưởng, Tự Do Phát Biểu được tôn trọng tuyệt đối.

Gần đây, sự việc “dự luật S-219” cũng nằm trong khuôn khổ tranh luận Tự Do, cho nên có những bài viết, những phát biểu Bênh, Chống tràn ngập diễn đàn ảo. Người Việt hải ngoại đã tham gia vào việc đóng góp ý kiến một cách tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những bài viết, những đóng góp hay những phản biện có tính cách khoa học thuần lý, với luận điệu chững chạc, cũng không tránh khỏi một vài thư rơi nhảm nhí của những kẻ vô học, vô giáo dục, những kẻ đánh hôi, ăn có, lợi dụng quyền Tự Do, mà phê bình với tính cách chửi bới tục tĩu, gọi những kẻ không đồng ý với mình là “thằng nọ, con kia”, rồi thêm vào những danh từ, tĩnh từ, động từ khó nghe, không có trong văn học, văn hóa chính thống của dân Việt mà chỉ có trong văn chương bình dân, đầu đường xó chợ mà thôi.

Tân Ban Chấp hành, HĐQT và Tổng Kiểm soát Hội QGHC Nam California (2015-2017)

Cuộc bầu cử đã tiến hành với các chi tiết như sau:

1-Ban Chấp Hành
: đồng môn được đề cử gồm có các đồng môn:
Trần Bạch Thu, Ngô Ngọc Vĩnh, Đinh Viết Cư
Các anh Ngô Ngọc Vĩnh và Đinh Viết Cư xin rút tên.
*Anh Trần Bạch Thu được đắc cử Chủ Tịch Ban Chấp Hành hội Nam Cali, với đa số tuyệt đối.

2-Tổng kiểm soát
: đồng môn được đề cử :
Phạm Đình Hưng, Chu Vũ Lộc,Văn Tòng Hòa, Nguyễn Chí Vy.
Các anh Phạm Đình Hưng, Văn Tòng Hoà và Nguyễn Chí Vy xin rút tên.
*Anh Chu Vũ Lộc được đắc cử Tổng Kiểm soát hội QGHC Nam Cali.

3-Hội Đồng Quản Trị: Đồng môn được đề cử:
Trần Ngọc Thiệu, Văn Tòng Hòa. Nguyễn Văn Sáu, Nguyễn Thế Tạo, Tạ Chương Thạnh, Ngô Vũ
Bích Diễm, Lê Thị Gấm, Đinh Bá Tâm, Trần Tấn Mẫn, Phạm Đức Thạnh.
Sau khi một số anh chị xin rút tên, còn lại năm ứng cử viên đắc cử vào HĐQT gồm có các đồng
môn:
1- Trần Ngọc Thiệu
2- Văn Tòng Hòa
3- Lê Thị Gấm
4- Trần Tấn Mẫn
5- Phạm Đức Thạnh
Tất cả ứng viên trên đã được đa số hội viên biểu quyết thuận với hình thức giơ tay. Sau đó, qua
cuộc bầu kín giữa 5 hội viên vừa đắc cử, anh Trần Ngọc Thiệu đắc cử Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị
Hội QGHC Nam Cali.

Được biết, sau buổi Đại hội, toàn thể thành viên Tân Ban Chấp hành sẽ ra mắt cùng HĐQT và
Tổng Kiểm soát trong một buổi họp sắp tới.

(Đinh Bá Tâm (ĐS12) tường trình)

Ánh Trăng Trong Thơ Dương Quân

(Trong Ba tập thơ Chập Chờn Cơn Mê, Điểm Hẹn Sau Cùng, Trên Đỉnh Nhớ)

Hoàng Quỳnh Hương
Vào một sáng đầu xuân, vùng Thung Lũng Hoa Vàng San Jose, trời đã bắt đầu trở lạnh.

Không khí lạnh tràn khắp, tôi chẳng muốn thoát ra khỏi tấm chăn ấm. Nhưng dầu sao cũng phải dậy vì thói quen không thể nấn ná thêm. Tôi tung người ra khỏi chăn, lòng thanh thản, bình yên, nhìn ra ngoài trời nắng đẹp, muôn hoa sắc màu rực rỡ, tỏa hương, tuy lạnh buốt nhưng nắng vẫn óng ả, những hạt nắng lung linh như thủy tinh, chào một ngày mới.

Tôi bước ra ngoài, vừa hít thở không khí trong lành buổi sáng đẹp trời, cũng là lúc gói quà của anh Dương Quân gởi tặng đã đến tôi, tôi đón nhận trân trọng. Chưa bao giờ tôi thấy lòng hân hoan và tràn đầy hạnh phúc khi cầm ba thi phẩm trên tay, một món quà quý giá mà tôi cho rằng trong đó tác giả đã gói ghém một phần tình cảm, ý nghĩ gởi tặng cho mình. Tôi vội mở những trang thơ, đọc say sưa, tôi đã đọc rất kỷ, đọc đi đọc lại, với những bài thơ đậm đà tình cảm cho gia đình, ghi lại những khoảnh khắc tâm tình, một thời điểm nào đó trong đời, một tâm hồn trong sáng, hồn hậu, bình dị, mộc mạc tha thiết với tình nhà, với vận nước, và với bạn bè, chất chứa biết bao nhiêu tâm tư, lời thơ ôn tồn mà sắc bén, khái quát mà đa diện, hàng loạt những bài thơ tả tình, tả cảnh, xướng họa với các thi hữu, tình bạn lúc nào cũng tròn đầy, tươi sáng, rõ ràng, mạch lạc, thêm vào đó thơ Dương Quân không kém phần trang nghiêm, chân thành, thẳng thắn mà rất thật. Có lúc tôi cũng không cầm được nước mắt vì quá xúc động, tôi đã khóc khi đọc bài “Lời Cuối” của anh viết thương tiếc con gái đầu lòng Dương Thị An Xuyên. Đã vĩnh viễn ra đi ở tuổi còn quá trẻ...

Tôi xin chia buồn với nỗi đau mất mát quá lớn này của anh và cũng xin gởi lời cám ơn anh đã tặng tôi món quà quý giá để đời.

Thơ là một nghệ thuật, một thú tiêu khiển thanh tao, tôi lại là người yêu thơ, mà nhất là thơ tình có Ánh Trăng trong đó, phải thú thật là tôi mê lắm. Có thể nói bất cứ bài thơ tình nào của anh DQ cũng mang theo âm hưởng, cộng hưởng của cuộc đời. Tôi rất ngưỡng mộ tài năng của anh. Qua thơ anh, lần theo ba tập thơ của anh DQ, tôi như đang bước vào thế giới huyền diệu, tất cả đều là những bài thơ hay, dầu nhẹ nhàng vui vẻ, dầu sầu não thương đau, bao giờ cũng là một sự giải thoát, nên cứ để lòng trôi theo âm hưởng đặc biệt của những bài thơ, và tôi đã lựa ra những bài thơ có Ánh Trăng, khi thì ánh trăng non, ánh trăng đầy, trăng chờ, trăng vỡ, trăng thanh, trăng gió, trăng lạnh, trăng xưa, trăng tà, trăng viễn xứ...

Trong thi phẩm “Chập Chờn Cơn Mê” gồm những bài thơ có Ánh Trăng:

− Giữa chập chờn trở giấc, tỉnh mịch của đêm khuya nằm nghe sương thấm mộng, hình như anh có một nỗi niềm, day dứt, xót xa. Tôi tin rằng chỉ những tình cảm diễn ra thơ mới thật là những tình cảm thấm tận đáy hồn...:
Ta trở giấc, nằm nghe sương thấm mộng 
Đừng đến đây làm mệt mỏi hồn ta 
Người đi đâu cho đêm trăng khua động 
Cho vầng dương le lói đuổi trăng tà?
(Thức Giấc trang 74−Chập chờn Cơn Mê)
Những lời tha thiết và còn nhiều câu tiêu biểu cho lối xúc cảm trong những câu thơ của riêng anh:
Hãy đổ lại thuyền ơi, trên bến mộng 
Cắt chèo khua tan vỡ cả bờ trăng
Đã nửa kiếp phong yên đời dậy sóng 
Trở về đây yến tiệc, ngắm cung Hằng
Trôi nổi lắm, thuyền xưa đà dậy sóng 
Bến đò trăng đã mấy độ hoang tàn.
(Về Bến Mộng trang 45−Chập Chờn Cơn Mê)
− Viết cho một người để tưởng nhớ Mẹ của bé Trang, thật mến thương, thật cảm động, thơ của anh có những thoáng buồn như vậy, cứ vương vấn mãi trong trí tôi:
Anh nhớ dạo nào lúc tiễn em 
Ngoài ga xe lửa, đứng bên thềm 
Áo em vàng võ màu trăng úa
Con nhỏ tay bồng – anh khó quên ...

Chiều ấy đang ngồi ngắm ánh trăng 
Người em tin đến bảo anh rằng 
Mùa thu năm trước em lâm bệnh 
Nay đã vùi chôn dưới đất bằng
(Câu Chuyện Cũ trang 57−Chập Chờn Cơn Mê)
− Một bài thơ khác của anh cũng bắt ta phải bồi hồi, tình yêu muôn đời vẫn là tất cả mà anh Dương Quân đã tâm tình:
Bướm đẹp giờ bay ở xứ nào? 
Thu về hồn nặng giấc chiêm bao 
Vắng em lối cũ cài trăng lạnh 
Lá rụng bay đầy ngõ trước sau
(Chuyện Mùa Thu trang 76−Chập Chờn Cơn Mê)
− Những lời thơ hay mà anh đã chân thành diễn đạt:
Tương lai trống đánh phất cờ
Mây giăng đầu núi, trăng chờ bãi sông 
Đèn treo ngàn dãy song song
Bài ca hẹn với bụi hồng mười phương
(Điệp Khúc Nắng Mới trang 84−Chập Chờn Cơn Mê)
− Hãy đọc đi đọc lại bốn câu thơ này:
Trăng sao dường chợt tối 
Mây gió dường lặng thinh 
Vẳng nghe lời trăn trối 
Loài bướm mộng đa tình
(Em Là Ai trang 86−Chập Chờn Cơn Mê)
− Có khi lòng bâng khuâng, nhắc lại mối tình, anh DQ có những vần thơ dễ thương cứ tự trong thâm tâm chảy ra lai láng:
Anh bất chợt dang vòng tay mở rộng 
Rước em về ngự trên đỉnh dung nghi 
Đường trăng xưa và cỏ hoa rợp bóng 
Nay vẫn còn in dấu bước em đi
(Phút Say Mê trang 95−Chập Chờn Cơn Mê)
− Tâm hồn phong phú rất hay của anh vẫn nhớ về quê nhà xa xôi, vẫn một lòng, chung lời sắt son:
Anh. Từ bên xứ Tampa
Em. Ngày đêm ở quê nhà xa xôi
Dẫu xa, nhưng một bầu trời
Trăng sao vằng vặc chung lời sắt son.
(Ngẫu Hứng trang 111−Chập Chờn Cơn Mê)
− Một chút tình phảng phất trong những vần thơ nhịp nhàng, lặng lẽ cho ta bắt gặp dấu tích của một tình yêu:
Ta hẹn nhau−mùa xuân sang hoa nở 
Góp chồi non, lá mới dệt ân tình
Nay chỉ thấy mây trời giăng khắp nẻo 
Lá vàng rơi, Thu rụng, bóng trăng thanh
(Nhà Em trang 133−Chập Chờn Cơn Mê)
− Với tâm hồn nhạy cảm của một thi nhân anh tâm sự qua lời thơ với bạn bè, hồn thơ lắng xuống xót xa, giọng nói của người thiết tha, chân thực dễ cảm, cái bùi ngùi là ở chỗ:
Ta đời trăng gíó còn đôi chút
Gượng với anh em nửa nụ cười
Có hiểu nhau, cùng chung chén đắng 
Ghép vần thơ nhạt, giải sầu chơi!
(Gặp Bạn Tâm Tình trang 17−Điểm Hẹn Sau Cùng)
− Tình yêu đối với thi nhân bao giờ cũng là một điều nghịch lý, đáng buồn, anh có những giọt nước mắt thánh thiện khóc NT3 đã vĩnh viễn không còn:

19 March 2015

Đi chợ cho vợ!, chuyện vui

1. Hồi nhỏ ở dưới quê, nhà mình ở gần gia đình một ông người Bắc di cư tên là Mười. Chẳng biết tên thật là gì, nhưng vì ông chạy xe lam, nên lũ nhỏ trong xóm gọi ông bằng cái tên chú “Mười Xe Lam.”
Thím Mười là người miền Nam, ít nói, hiền lành, đẻ liền tù tì cho ông một dây 4 thằng con trai đặt tên đầy “chất thơ” lần lượt là Chung, Thủy, Muôn, Đời.

Trong 4 đứa con chú Mười, Chung và Thủy lớn hơn hẳn, thằng Muôn bằng tuổi mình, còn thằng Đời kém 2 tuổi. Cả 4 đứa khỏe như trâu nhưng ngặt một nỗi đều học dốt, nhất là thằng Muôn. Nó chuyên môn copy bài của mình kèm theo lời dụ khị “tao sẽ nói bố cho mày đi 1 cuốc xe lam miễn phí.”

Thời ấy, sau 1975 ít năm, mọi người nghèo lắm, mà nhà chú Mười có 1 chiếc xe lam thì oai vô cùng.

Mà ông oai thật, ít nhất là chửi con. Điều đặc biệt mỗi lần chửi ông hay nhắc tới chữ “vợ.”

Học dốt, bị điểm kém, ông chửi “lớn lên đi chợ cho vợ.” Nặng hơn, ông chửi “giặt quần cho vợ.” Tham ăn, không nhường em, keo kiệt bủn xỉn, ông chửi “lớn lên sẽ phát tiền chợ cho vợ.”

Mỗi lần chửi thằng Muôn ông hay cài tên mình vào so sánh, “sao cái thằng K. con bác H. nó học giỏi như thế, còn mày... như thế.” Lúc nghe câu ấy dù rất thương Muôn, nhưng trong lòng mình cũng hơi khoai khoái.


2. Khi ấy, bảy tám tuổi đầu, mình chẳng biết cái việc “đi chợ cho vợ” nó “nặng” đến cỡ nào nhưng được đi chợ với mẹ thì sướng vô cùng. Dù chỉ có nhiệm vụ trông xe đạp, nhưng vì nhà đông anh em, nên sướng nhất là được mẹ thưởng bằng cách cho chọn quà trước tiên.

Lớn lên một chút, tuổi 14, 15, mỗi khi mẹ sai ra cái chợ nhỏ gần nhà mua bó rau, bịch dầu hay mấy thứ lặt vặt thì bắt đầu biết ngượng với lũ con gái. Ngại chữ “chợ” từ đó.

Để rồi, trong suốt thời sinh viên tuổi trẻ ở Sài Gòn, ngủ nhà thuê, ăn cơm bụi, và ngay cả sau khi lấy vợ, hiếm khi nào mình đặt chân vào chợ.

Và rồi mọi chuyện đổi thay 180 độ khi đặt chân đến Mỹ.


3. Ban đầu thì việc rất nhỏ: “Anh đi làm về tạt ngang mua cho con bình sữa.” Vài lần sau thì sữa kèm theo tã. Rồi thì giấy, baby food, bánh mì, trái cây...

Thấy êm êm, vợ bắt đầu lấn tới: “Nhỏ bạn em nói chợ đó bán cá ngon, anh đi mua vài ‘pao’ rồi mua cho em ít đồ em ghi cái ‘list’ đây này.”

Ít lâu sau thì giọng của vợ như “ra lệnh”: “Anh đi chợ cho em. Em ghi cái ‘list’ sẵn, cứ thế mà mua, đừng mua linh tinh, về ăn không được, bỏ phí lắm.”

Và cứ thế, “tay nghề” đi chợ của mình khá lên và trở thành chuyên nghiệp hồi nào chẳng hay, sau 10 năm ở Mỹ.

4. Thú thật, ban đầu đi chợ Mỹ thì “chẳng có vấn đề gì” vì đàn ông Mỹ đi chợ ầm ầm. Nhưng chợ Việt Nam thì hơi oải, nhất là khi gặp vài nàng xinh xinh hay người quen nhìn mình bằng con mắt có vẻ nửa “xót thương” nửa “cảm phục.”

Nhưng “lầu dần đời người cũng qua! Như người ta nói phải tìm niềm vui trong công việc. Nếu chịu khó quan sát, bạn sẽ thấy đi chợ là một việc rất thú vị. Chợ giống như một xã hội thu nhỏ, cũng hỉ nộ, ái ố, ì xèo.

“À, cái cô cashier này mặt lạnh lắm nha, không bao giờ cười khi tính tiền cho khách. Còn ông nhân viên quày rau lười muốn chết, ớt hiểm để chần dần ngay đó mà hỏi, chả nói ‘hổng biết’... Ui, cái cô tre trẻ đi trước cái ông ngoài sáu mươi, lâu lâu ngoái lại hỏi ‘anh muốn mua gì hôn,’ đích thị là nàng vừa được ổng rước từ Việt Nam sang. ‘Thằng cha bán cá này dữ thật, bà cụ mới thò tay vào mấy khứa cá mà hắn giãy lên như đỉa phải vôi...’’”

Đó là những “hình ảnh thân thương” mà bạn thường gặp. Chẳng thế mà nhiều ông coi việc đi chợ cho vợ là cái “thú đau thương” và đôi khi là “nỗi ám ảnh khôn nguôi” như anh bạn cùng sở với mình.

Tám giờ rưỡi tối, trước khi xô ghế ra về, anh bạn bấm phone, “Em hả, hôm nay đi chợ mua gì?” Đầu dây bên kia tiếng vợ (hơi gắt) vang lên: “Ai nói anh hôm nay đi chợ? Không mua gì hết á, về đi cả nhà đợi cơm đây nè!” Anh bạn hơi ngượng, nhỏ nhẹ “vậy mà anh cứ tưởng...”

5. Năm ngoái về thăm nhà, ngồi chưa ấm chỗ, ba đã giục “con sang nhà chú Mười thắp cho chú cây nhang, chú mất 6 tháng rồi.”

Mình sang ngay. Căn nhà cũ giờ khang trang, đủ tiện nghi như ở thành phố. Nghe nói 4 thằng con chú giờ đều có vợ con, theo nghề cha, khá giả, mỗi thằng làm chủ 1 chiếc xe đò liên tỉnh. Thằng Muôn giờ giữ căn nhà từ đường. Ở tuổi 40 nó trông oai vệ còn hơn cả chú Mười ngày xưa.

Sau màn chào hỏi, Muôn sai vợ: “Đi chợ mua ít đồ nhậu về làm đãi anh K. coi.” Vợ nó cung cúc làm ngay tắp lự, chưa tới nửa tiếng sau đã thấy tiếng xào nấu ì xèo dưới bếp.

Mình bảo, tao thắp cho ông già cây nhang? Thằng Muôn nhìn mình cảm động. Xong, nó hỏi, “Mày khấn gì thế?” Mình ậm ừ, “Không có gì, không có gì.”

Thực ra là mình giấu. Không lẽ kể với Muôn lời khấn này: “Chú Mười ơi, ngày xưa chú chửi sai rồi. Đáng lý chú phải chửi là, “Học giỏi cho lắm, bôn ba cho lắm, cũng đi chợ cho vợ mà thôi!”

(Không rõ tác giả)

18 March 2015

Mời Mỹ Vào Biển Đông

Tiếng Thông Reo:
Tình hình Biển Đông bỗng trở nên phức tạp từ khi Trung Cộng lộ rõ ý đồ độc chiếm vùng biển này. Hơn bốn thập niên qua Trung Cộng liên tục từng bước lấn chiếm gây ra những cuộc hải chiến cục bộ và đối đầu với các lân bang. Chính sách ngoại giao phức tạp của Hà Nội hiện nay đang phản ánh cái tình thế phức tạp của Biển Đông. Người ta đồn thổi rằng có thể TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ nhượng quyền sử dụng một phần cảng chiến lược Cam Ranh cho Hoa Kỳ khi ông ta thăm nước này. Tin tức có vẻ giật gân nhưng thật ra cũng chỉ là sự đoán mò. Cho dù Hà Hội đang dẫy dụa trong cái thế kềm kẹp của thằng đàn anh đầy mưu mô phương bắc, nhưng một khi lời đồn đoán kia thành sự thực thì chắc Hà Nội phải nhận được một nhượng bộ to lớn từ Washington.
Người ta có thể lại chứng kiến một lần nữa Hoa Kỳ vì quyền lợi của đất nước họ sẽ gạt tất cả những khúc mắc khác sang một bên!

Trần Khải

Trung Quốc ngaỳ càng lộ rõ vòng tay hung hiểm, với âm mưu ôm trọn Biển Đông. Kể cả bằng biện pháp quân sự.

Báo Xã Luận có bản tin nêu ngay ở tưạ đề “85,6% người TQ cho rằng Quân đội TQ có thể thực hiện xâm lược Biển Đông” trong đó cho biết:

“Nữ đại tá Trung Quốc Lương Phương-Đại học Trung Quốc vừa ngạo mạn tuyên bố, Quân đội Trung Quốc hiện nay đã và đang đến những khu vực "có thể xảy ra chiến tranh trong tương lai" để tiến hành tập trận, trong khi đó, Trung Quốc liên tục tập trận ở Biển Đông nhất là các cuộc tập trận đổ bộ đánh chiếm đảo.

 Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 15 tháng 3 dẫn trang mạng nguyệt san "Lợi ích quốc gia" Mỹ ngày 13 tháng 3 đưa tin, tuyệt đại đa số người Trung Quốc cho rằng, cho dù Quân đội Mỹ tiến hành can thiệp, Quân đội Trung Quốc cũng có thể cướp lấy đảo ở biển Hoa Đông và Biển Đông....”

 Cơ nguy này ngày càng lớn, vì có thê Nga sẽ tiếp tay cho Trung Quốc ở Biển Đông.

Bản tin BBC hôm Thứ Hai 16-3-2015 viết:

17 March 2015

Người ta có thể bị thuyết phục rằng mình đã phạm phải một tội không hề tồn tại chỉ trong vòng 3 giờ

Nghiên cứu mới cho thấy chỉ trong vỏn vẹn vài giờ đồng hồ, những người trưởng thành vô tội có thể bị thuyết phục khiến họ tin rằng mình đã thực hiện một tội phạm nào đó trong suốt những năm thanh thiếu niên – một số tội có thể nghiêm trọng như tấn công có vũ khí – thậm chí nếu tội danh đó hoàn toàn do hư cấu.

Những người vô tội có thể bị cảnh sát tra hỏi theo cách khiến họ đi đến kết cục là họ tự thuyết phục bản thân mình đã từng phạm tội. Và niềm tin đó có thể rất mạnh mẽ, đôi khi họ tin vào điều đó đến mức thú nhận sai.

Đầu năm ngoái, một nhóm các luật sư và các nhà thống kê đăng một bài báo nói rằng 4.1% các bị cáo bị tuyên án tử hình ở Mỹ là bị phán xét sai lầm. Để điều tra hiện tượng này, một nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà tâm lý học Julia Shaw từ đại học Bedfordshire ở Anh đã điều tra các nguyên nhân khả dĩ, và nhận thấy rằng, nếu bị tra hỏi “đúng cách” thì những người vô tội có thể tạo nên những câu chuyện trong tâm trí họ với đầy đủ các tình tiết đến mức họ có thể tự thuyết phục bản thân một cách sai lầm rằng họ đã phạm pháp.

16 March 2015

Trở lại trận Ban Mê Thuột 1975 (Phần 2)

Lữ Giang

(Phần 1 đăng ngày 12 tháng 3) 

CHUẨN BỊ ĐÁNH BAN MÊ THUỘT

Tỉnh Darlac lúc đó có 4 quận: Lạc Thiện ở hướng đông, Phước An ở đông bắc, Buôn Hô ở bắc và Ban Mê Thuột là quận châu thành, tức thị xã Ba Mê Thuột. Toàn tỉnh Darlac lúc đó có khoảng 150.000 dân gồm nhiều sắc tộc khác nhau, riêng Ban Mê Thuột có khoảng 60.000 người. Nơi đây có nhiều đồn điền, đa số là rừng cao su và cà phê, không có các chướng ngại thiên nhiên để giúp phòng thủ như ở Kontum hay Pleiku nên rất dễ bị tấn công. Lực lượng phòng thủ lại rất yếu: Nghĩa Quân và Địa Phương Quân phần lớn là người Thượng, không thiện chiến, thiếu tinh thần kỷ luật và không được trang bị đầy đủ. Tất cả trông chờ vào Trung Đoàn 53 của Sư Đoàn 23, nhưng Trung Đoàn này phải bao bọc một vùng lãnh thổ quá lớn gồm 2 tỉnh, vừa Quảng Đức vừa Darlac, nên khó bảo vệ nổi.

Để đánh Ban Mê Thuột, Cộng quân huy động 4 Sư Đoàn: Sư Đoàn 3 Sao Vàng ở Bình Định, Sư Đoàn F10 ở Pleiku, Sư Đoàn 320 ở Kontum, Sư Đoàn 968 đang đóng ở vùng Tam Biên và Sư Đoàn 316 mới từ ngoài Bắc vào tăng cường. Ngoài ra, Cộng quân còn xử dụng Trung Đoàn biệt lập 25 để chận đường tiếp viện, Trung Đoàn Đặc Công 168 và Trung Đoàn 95B để làm mũi nhọn tấn công.

Trước hết, Cộng quân ra lệnh cho Sư Đoàn 968 đang đóng ở vùng Tam Biên kéo về phía tây Quận Thanh An ở phía tây Pleiku để thay cho Sư Đoàn F10 tiến về phía tây Ban Mê Thuột. Đại Úy Trác Ngọc Anh, một sĩ quan không báo của Quân Đoàn 2, đã nói với chúng tôi rằng vào cuối tháng 1 năm 1975, khi máy bay L.19 chở anh đang bay thám thính trên con đường từ vùng Tam Biên về Thanh An thì anh phát hiện ra một đoàn quân xa độ một trăm chiếc đang chạy từ Tam Biên về Pleiku. Anh thông báo ngay về Phòng 2 của Quân Đoàn. Một lúc sau, cơ quan quân báo của Hoa Kỳ đã nói vào máy cho biết đó là các xe chuyển quân của Sư Đoàn 968 của Cộng quân. Quân Đoàn 2 đã xin Bộ Tổng Tham Mưu huy động các phi cơ A.37 của Sư Đoàn 2 và Sư Đoàn 6 Không Quân đến oanh kích. Cuộc oanh kích kéo dài từ 9 giờ sáng đến quá trưa, nhưng vẫn còn thấy một số xe đang chạy. Bộ Tổng Tham Mưu phải điều động thêm Sư Đoàn 1 Không Quân ở Đà Nẵng vào trợ chiến. Cuộc oanh kích kéo dài đến 4 giờ chiều mới chấm dứt. Một máy bay C.47 của Bộ Tổng Tham Mưu đã đến chụp hình và thấy khói bay ngụt trời, nhiều tiếng nổ từ dưới đất đang phát ra và vô số xe bị bắn cháy nằm rải rác trên đường. Sau chiến công này, Quân Đoàn 2 được khen thưởng và Trung Úy Trác Ngọc Anh (đang ở Boston) được vinh thăng Đại Úy.

14 March 2015

Cướp có văn hóa và văn hóa cướp XHCN

J.B Nguyễn Hữu Vinh 

 Mới đây, sau vụ cướp "lộc thánh" tại đền Gióng thuộc Hà Nội kinh hoàng bởi hàng chục thanh niên với thanh gỗ dài thẳng cánh choảng nhau bạt mạng mà báo chí đưa cả video lẫn hình ảnh, thì ông Phó ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long tuyên bố rằng đó là "Cướp có văn hóa". Sau trận "cướp có văn hóa" này, báo chí cho biết nhiều người phải vào bệnh viện.

Ngay sau đó là cướp lộc trong lễ phát ấn đền Trần ở Nam Định. Báo VietnamNet cho biết: "Đến 23h30 phút, ngay sau thời khắc khai ấn của các bô lão dòng tộc họ Trần tại phường Lộc Vượng - TP Nam Định, hàng ngàn người dân, khách hành hương đã đổ xô vào cung Thiên Trường chen nhau giành lộc đức Thánh Trần. Một cảnh tượng xô đẩy hỗn loạn đã diễn ra khiến nhiều người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em bị mắc kẹt".

Ở đây không bàn đến việc những vở bi hài kịch cứ diễn đi diễn lại đầy bạo lực hàng năm đã làm nhiều người phải lo ngại về tính bạo lực của một số lễ hội và sự bát nháo của các lễ hội ngày nay. Vấn đề này, chúng tôi đã nói đến trong bài viết trước đây. Ở đây, chúng ta bàn đến một khái niệm, định nghĩa mà Phó ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long gọi là "Cướp có văn hóa".

Sự hình thành thói quen cướp bóc trong xã hội Cộng sản Việt Nam

"Cướp", theo Từ điển tiếng Việt, trong các nghĩa của động từ này, có 2 nghĩa gắn liền với vật chất như sau: - Lấy cái quý giá của người khác bằng vũ lực hoặc thủ đoạn. Hoặc: Tranh lấy, giành lấy một cách trắng trợn ỷ vào một thế hơn nào đó.

Như vậy, cũng theo Từ điển Tiếng Việt, thì trong từ cướp, không có định nghĩa nào có khái niệm "văn hóa" hoặc đồng nghĩa với cái gọi là văn hóa. Bởi theo nguyên tắc đạo đức xã hội Việt Nam ngàn đời nay - trước khi có Cộng sản - cướp chưa bao giờ được gắn liền hoặc được coi như một hành động có văn hóa.

Kể từ khi người Cộng sản giành phần thắng bằng việc cướp chính quyền năm 1945, hành vi cướp ở Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới, một thời kỳ mới. Đặc biệt, những năm gần đây, văn hóa cướp đã có những nét đặc trưng mới mang danh nhà nước. Và đến nay, hình thành một khái niệm "cướp có văn hóa".

Thực ra, trên thực tế, một nhà nước được hình thành bằng cách cướp chính quyền, tồn tại và hành động dựa trên cơ sở của một chủ nghĩa lấy bạo lưc, cướp bóc làm động lực và lẽ sống, thì chuyện cướp trở thành nề nếp, thành văn hóa không có gì là lạ.

Trước hết, với cái gọi là "Ba cuộc cách mạng được tiến hành song song" để nhằm đưa đất nước đến một cái mơ hồ viển vông là Chủ nghĩa cộng sản - mà thực chất là kiếm chác tiền của, tài nguyên cho một nhóm người mang danh Cộng sản - Ở đó, cuộc "cách mạng quan hệ sản xuất" thực chất là một cuộc trấn cướp vĩ đại.

Điển hình là cuộc Cải cách ruộng đất được tiến hành những năm 50 của thế kỷ trước mà nỗi kinh hoàng còn đến tận hôm nay và di họa thì còn đến mãi mai sau. Trong biến cố đó, tất cả tư liệu sản xuất của những người nông dân ưu tú, có kinh nghiệm làm ăn và làm giàu đa bị cướp đoạt và phá hoại. Thậm chí những người đã nuôi nấng Cộng sản đã bị đưa ra giết thịt để làm lễ tế trong cái gọi là "cách mạng về quan hệ sản xuất" theo lý thuyết của Chủ nghĩa Mác - Lenin và Chủ nghĩa Quốc tế vô sản.

Thế rồi, việc đưa quân vào miền Nam Việt Nam để tiến hành cái gọi là "giải phóng miền Nam" - cuộc chiến giữa hai ý thức hệ Cộng sản và tư bản chủ nghĩa. Hậu quả là hàng triệu người đã chết, đất nước nằm trọn dưới sự cai trị của những người Cộng sản. Hậu quả là một đất nước từng được chính Hồ Chí Minh ca ngợi là "Ở vào xứ nóng, khí hậu tốt. Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu. Nhân dân dũng cảm và cần kiệm"... đến ngày hôm nay lãnh thổ nằm dưới gót giày quân xâm lược, tài nguyên, khoáng sản đã khai thách triệt để, bán đổ, bán tháo, bán sạch cho nước ngoài, công dân đua nhau đi làm thuê, làm nô lệ, chấp nhận cho bọn "chó săn đế quốc" - theo định nghĩa của đảng CSVN"- bóc lột sức lao động. Đó cũng là hành động "cướp". Họ đã cướp đi quyền được tự quyết, được tự lựa chọn con đường ấm no, độc lập và hạnh phúc cho đất nước của những người dân Việt Nam.

Thế rồi, cũng chính khi những người cộng sản vứt bỏ không thương tiếc chiếc áo vô sản để tập trung tư liệu, nguồn lực sản xuất vào tay đảng phái mình, thì tất cả những miếng mồi, những lời nói, chính sách từ lý luận đến thực tiễn đã bị vứt bỏ. Họ sáng tác ra mớ lý luận về "đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh" hoặc "Vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lenin" để gom tất cả những tài sản đất đai, tài nguyên của đất nước vào tay mình. Để thực hiện những điều đó, không có cách nào hơn, họ lại sử dụng động tác "Cướp".

Không chỉ là đất đai, tài nguyên của người dân, đã bị đảng thẳng tay cướp đoạt bằng các Quyết định, chính sách, dự án... Tất cả, sự thua thiệt, bị cướp đoạt chính là người dân mà quyền con người của họ cũng đã bị Đảng ngang nhiên tự xưng vĩ đại, sáng suốt, giành quyền lãnh đạo... để cướp đoạt không thương tiếc.

Không chỉ là những người nông dân, những nhà tư sản, mà tất cả các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo đều bị cướp nặng nề. Các cơ sở tôn giáo, thờ tự bị cướp để chia chác, để bán hoặc ít nhất là phá hoại, quyền tự do có niềm tin, tín ngưỡng bị cướp trắng trợn bởi chủ nghĩa vô thần được làm nền tảng xã hội. Dù ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên của họ năm 1946 và trên môi miệng những kẻ truyên truyền thì "Nhà nước luôn đảm bảo quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân và nơi thờ tự được luật pháp bảo hộ". Chính nhà nước cộng sản dùng đúng định nghĩa: Lấy cái quý giá của người khác bằng vũ lực hoặc thủ đoạn. Hoặc: Tranh lấy, giành lấy một cách trắng trợn ỷ vào một thế hơn nào đó" - từ tay tôn giáo vào tay mình. Thực chất, không thể nói gì hơn, đó là hành động cướp.

Cướp trở thành "văn hóa"(!)

Hiện tượng "Cướp" đã diễn ra trên mọi mặt, trong mọi giai đoạn, mọi lĩnh vực, mọi tầng lớp xã hội. Nó cứ diễn đi, diễn lại ngang nhiên, được thực hiện trên thực tế, được hỗ trợ bởi lý thuyết, chủ nghĩa vô sản bạo lực, được thực hiện bởi đội quân "Còn đảng, còn mình"... thì dần dần đã trở nên bình thường trong xã hội.

Và khi mọi việc trở nên bình thường trong xã hội thì nó thành nếp nghĩ, nếp sống, thành nếp sinh hoạt trong đời sống cộng đồng.

Từ chỗ cha ông ta chỉ dạy "Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan" cho đến lúc xã hội hỗn loạn. Còn nhớ, trước phiên tòa xử một thanh niên chặt tay cô gái để cướp xe ga, người nhà gào thét chửi bới cô gái rằng: Ai bảo mày mang vàng bạc và đi xe ga đẹp làm chi cho nó chặt". Xã hội đã đến lúc buộc phải sống chung với... cướp.

Không chỉ là kẻ cướp của, giết người man rợ như Lê Văn Luyện đã không còn lạ lùng ghê tởm với xã hội, mà những tiếng hò reo, cổ vũ tên tội đồ này của lớp trẻ, đã trở thành một hiện tượng riêng có ở thời Cộng sản.

Bởi, ngay cấp độ nhà nước, công quyền, người ta không chỉ cướp đất đai, quyền lực, chính quyền, mà ngày nay còn sản sinh ra những trò đốn mạt như cướp "vòng hoa tang", cướp phá những lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ chống xâm lăng... dưới sự tổ chức và bảo kê của công an, nhà nước.

Thế rồi, nó trở thành nét "văn hóa" của người Việt dưới thời Cộng sản tự lúc nào không hay.

Thời xa xưa, cha ông ta đã nói đến những hành động "cướp" với những sự khinh bỉ và ghê tởm, ngày nay, người Cộng sản coi là "văn hóa".

Ngày xưa, cha ông ta sống dưới chế độ phong kiến thối nát và lạc hậu, cả cộng đồng họp lại, bàn bạc thống nhất cách chống cướp. Thời Cộng sản, cướp trở nên phổ biến đến mức không có cách nào chống đỡ, bởi thuộc chính sách, luật pháp cộng sản đặt ra.

Và đất nước bốn ngàn năm, có lẽ chưa bao giờ chứng kiến hàng đoàn, hàng lũ, từng làng, từng xã, khắp cả nước người dân biến thành dân oan đi khiếu kiện trùng trùng điệp điệp hết năm này qua năm khác, hết đời cha sang đời con.

Đó chính là hậu quả của chính sách "cướp có văn hóa".

Và không chỉ là cướp có văn hóa, mà còn là cướp có chính sách, luật pháp và nhà nước hẳn hoi.
J.B Nguyễn Hữu Vinh 
(Nguồn: Trang RFA)

13 March 2015

Sầu Trên Bước Cạn, thơ

Dạo:      Đường chiều bóng đổ về đâu,
Nghe trên bước cạn vết sầu dần loang.

     Sầu Trên Bước Cạn

Chiều mệt nhoài, người lết bết lê chân,
Hoàng hôn xám thấm dần se nét mặt.
Trên bước cạn, vụn sầu khô lắc rắc,
Hồn rề rà rê ánh mắt lạnh tanh.

Trời nhạt nhạt, cỏ xanh xanh,
Chim mất hướng loanh quanh tìm lối.
Mây phất phơ nhàn rỗi,
Ngang trời nhẹ ruỗi cánh bay.

Đồng cỏ dại lung lay,
Bầy sóc trẻ chắp tay cười chúm chím.
Con nai bé giẵm nát vồng hoa tím,
Nương nắng mờ tìm kiếm dấu cỏ non.

Cây lả mình trên lòng suối cỏn con,
Nước trôi mãi, bóng cây buồn ở lại.
Cánh diều đã khuất bên trời oan trái,
Đoạn trúc còn lải nhải khúc tình xưa.

Dăm cành lá lưa thưa,
Đong đưa trên đầu gió.
Kỷ niệm cũ đội mồ về cãi cọ,
Cuối đời rồi, còn có được gì đâu.

Rừng năm nao đã mấy độ thay màu,
Đá vẫn đợi, dãi dầu cùng mưa nắng.
Cụm nấm độc hợm khoe mình trong trắng,
Cao ngạo cười vạt rau đắng bờ sông.

Con dế què đứng khóc giữa đồng không,
Mặc cỏ dại mãi long nhong làm dáng.
Mùa chớm lạnh, mặt trời lười tỏa sáng,
Người cũng buồn, mong ngày tháng qua nhanh.

Gió đổi chiều, mùi máu thoảng tanh tanh,
Con ó chết, lũ quạ giành rỉa xác.
Bầy thỏ xám lạnh mình nhìn ngơ ngác,
Rồi chán chường, phờ phạc kéo nhau đi.

                      **

Mây từng hồi tái diễn cảnh biệt ly,
Xăm xúi đến rồi lầm lì tách bến.
Biết chỉ ghé một lần rồi tan biến,
Nên chẳng màng quyến luyến lúc chia tay.

Ngọn non già thui thủi nhớ thương mây,
Nghe gió cứa lay nhay từng phiến đá.
Gã mục tử ngồi trông chờ phép lạ,
Dõi chân trời mà buốt giá lời ca.

Mây hững hờ nào nhớ bến bờ qua,
Dù chốn cũ thiết tha hoài trông ngóng.
Trăng cố quận đã bao lần khuất bóng,
Sao người còn ôm mãi mộng ngàn sau.

Nắng nhạt dần, màn tối chợt buông mau,
Sao lấm tấm như bụi sầu lả tả.
Sương lất phất đậm dần trên sắc lá,
Đóa lan rừng nhẹ dạ chết trong đêm.

Đá chẳng chịu mềm,
Gót chân thêm cằn cỗi.
Đất nước đã từ lâu thành ngục tối,
Khách không về, dù xiết nỗi xót xa.

                      **

Bốn mươi năm nhớ mãi lệ mẹ già,
Cùng ánh mắt của cha giờ đưa tiễn.
Khi liều chết xuống thuyền con vượt biển,
Đâu ngờ mình vĩnh viễn mất quê hương.
                  
Trần Văn Lương
Cali, 3/2015

Bạo lực đang đe dọa thế hệ trẻ

Lê Chân Nhân

Con số hàng ngàn người nhập viện vì đánh nhau trong dịp Tết vừa qua vẫn còn là nỗi ám ảnh với những ai quan tâm đến sự xuống cấp của đạo đức xã hội. Cái ác ngày càng lấn lướt cái thiện, bạo lực đang đe dọa tâm hồn, suy nghĩ, nhân cách con người, đặc biệt là lây truyền đến thế hệ trẻ.

(Minh họa: Ngọc Diệp)

GS Nguyễn Minh Thuyết nhận định: “Lớp trẻ sẽ thấy rằng, trong những vụ việc như thế, cha anh mình không dựa vào luật pháp mà lại cư xử với nhau bằng bạo lực thì sau này mình cũng sẽ cư xử như thế. Những cái này nguy hại khôn lường”.

Ông bố chở con đi học, va quẹt xe với người khác. Ông bố nhảy xuống xe xông vào đánh nhau ngay mặt con mình. Đứa con đó rất có thể sẽ giải quyết các mâu thuẫn bằng bạo lực.

Ngược lại, nếu ông bố lịch sự, giải quyết ôn tồn, nói lời tử tế, thì đứa con sẽ noi gương, sau này lớn lên, sẽ là người cư xử lịch sự, nói năng hiền lành, cử chỉ ôn hòa.

Nhưng thử hỏi, những ông bố tử tế chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm hiện nay? Không cần khảo sát hay điều tra xã hội học cũng rõ, chỉ nhìn con số hàng ngàn người đánh nhau, trong đó có 15 người chết trong dịp Tết là đủ để hiểu. Tết là những ngày con người ta sống trải lòng, tìm điều hay lẽ phải để nói với nhau, tìm cái may thay cho cái rủi, thế mà vẫn dùng bao lực...

Người ta đi đến chùa chiền, đền dài, miếu mạo là nơi thiêng liêng, hay tham gia trò chơi lễ hội, nhưng vẫn sử dụng bạo lực, sẵn sàng đánh nhau để giành giật nhau những thứ gọi là “lộc”. Chỉ vì nghĩ rằng cướp được lộc là may cho mình, nên có thể làm tất cả, bất chấp đạo lý, coi thường pháp luật.

Vì quá tham, quá mê bạo lực, họ không có thì giờ để suy nghĩ rằng, nếu thánh thần có thiêng thật, thì cũng không ai đem “lộc” mà cho kẻ tham lam và độc ác.

Bạo lực ngày càng tăng, nhưng cộng đồng lại đẻ ra hoặc phục dựng những lễ hội tăng thêm tính bạo lực. Đã có nhiều ý kiến can ngăn không nên tiếp tục tổ chức lễ hội dã man như chém lợn, đâm trâu, chọi trâu. Thế nhưng, người ta vẫn thích đâm, thích chém, thích nhìn máu me mới thỏa cơn kích động của họ.

Những đứa trẻ chứng kiến chém giết máu me như vậy, chắc chắn sẽ bị tổn thương nặng nề tâm lý, tình cảm, ảnh hưởng rất lớn đến sự trưởng thành nhân cách về sau.

Sự nỗ lực can gián lễ hội chém lợn ở Ném Thượng, Bắc Ninh chưa thành, thì cộng đồng lại phát sốt vì những tấm ảnh về lễ hội Cầu Trâu tại xã Hương Nha, Tam Nông, Phú Thọ. Con trâu bị cột vào cọc, trai làng thi nhau lấy búa đập vào đầu trâu cho đến khi gục chết. Quá thê thảm. Nhưng đáng sợ hơn, ớn lạnh hơn là khi nhìn vào đôi mắt con trâu. Nó như van xin, cầu cứu, đau đớn trong tuyệt vọng...

Văn hóa chỗ nào lại đi giết trâu hãi hùng như thế, tín ngưỡng gì mà lấy “con trâu là đầu cơ nghiệp” ra để hành hạ cho đến chết.

Cái ác bày ra công khai trước mắt, mang danh văn hóa, lễ hội sờ sờ như vậy mà không dẹp, thì sao mong dẹp được bạo lực đang lan tràn trong xã hội.

(Theo Dân Trí)

12 March 2015

Trở lại trận Ban Mê Thuột 1975

Lữ Giang

LTG: Bài này đã được viết và phổ biến trên tuần báo Saigon Nhỏ ngày 29.4.2005 để ghi nhớ 30 năm ngày mất Miền Nam. Mới đó mà đã 10 năm rồi! Năm nay để ghi nhớ 40 năm ngày mất Miền Nam và rút kinh nghiệm lịch sử, chúng tôi hoàn chỉnh lại với một số tài liệu mới.

Để có thể hiểu một cách dễ dàng trận đánh Ban Mê Thuộc, chúng tôi xin tóm lược kế hoạch đánh chiếm miền Nam của Hà Nội lúc đó như sau: Khai thông con đường Đông Trường Sơn (tức đường 14) đưa quân vào Phước Long rồi đánh thẳng vào Sài Gòn, bỏ qua các tỉnh niền Trung. Muốn khai thông con đường này, phải phá hai cái chốt quan trọng mới đi qua được: Năm 1974 phá cái chốt Thường Đức ở phía tây Đà Nẵng, năm 1975 phá cái chốt Đức Lập ở phía tây Ban Mê Thuột và đưa lực lượng xuống Phước Long. Năm 1976 sẽ đánh vào Sài Gòn. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Tướng Ngô Quang Trưởng và Tướng Phạm Văn Phú có khả năng về quân sự thấp, không có tầm nhìn chiến lược, nên đoán mò và trúng kế đối phương, làm mất Miền Nam một cách nhanh chóng.

Vì phải tóm lược đầy đủ các sự kiện đã xảy ra, chúng tôi viết bài này hơi dài nên sẽ phổ biến hai kỳ, xin độc giả thông cảm. Lữ Giang
**

Nhân kỷ niệm 30 năm ngày chiếm Ban Mê Thuột, trong một cuộc phỏng vấn đăng trên nhật báo Nhân Dân của Đảng CSVN số ra ngày 10.3.1975, Thượng Tướng Hoàng Minh Thảo, Tư Lệnh Mặt Trận Tây Nguyên, đã nói rằng sở dĩ Buôn Ma Thuột được lựa chọn vì đây là điểm mà lực lượng miền Nam Việt Nam ít chú ý hơn, có nhiều sơ hở và thuận lợi cho các đơn vị lớn hoạt động. Hơn nữa, miền Nam Việt Nam và cả các cố vấn Mỹ vẫn tin rằng miền Bắc chưa đủ sức đưa quân vào Buôn Ma Thuột vào thời điểm đó.

Khi được đài BBC phỏng vấn, Tướng Thảo trả lời còn tệ hơn, ông chỉ lặp lại những luận điệu bố lếu bố láo cũ đã lỗi thời khiến người nghe phải bực mình. Điều này cũng dễ hiểu thôi: Tướng Hoàng Minh Thảo là cấp thừa hành, chỉ đâu đánh đó, có trình độ văn hóa thấp và chỉ có tầm nhìn chiến thuật, nên không thể biết được kế hoạch của Bộ Chính Trị và Quân Ủy Trung Ương ở Hà Nội như thế nào.

Cách đây 25 năm, khi mới đến Hoa Kỳ, chúng tôi đã viết một bài đầu tiên về trận đánh Ban Mê Thuột đăng trên báo Thời Luận ở Los Angeles, căn cứ vào các cuộc phỏng vấn các nhân chứng ở trong tù. Bài đó đã làm đảo ngược lại cách nhìn về những ngày ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa. Trước đó, một số người đi trước, nhất là Phạm Huấn, cứ nghĩ rằng các nhân chứng sẽ không bao giờ tới được đất Mỹ, nên đã viết phịa sử một cách thoải mái!

Nay đã 40 năm, thời gian đủ để cho chúng ta sưu tầm tài liệu, gạn lọc và suy nghĩ để trình bày lại vấn đề một cách chính xác hơn.

KẾ HỌACH CỦA CỘNG QUÂN