30 January 2018

Chớm Đông, thơ



Ngân hàng ngoại quốc rút vốn khỏi Việt Nam vì bất ổn chính trị?

Phạm Chí Dũng

Hàng loạt các vụ ngân hàng phá sản tại Việt Nam và các quan chức bị tuyên án tù vì tham nhũng như chủ tịch Ngân Hàng Đại Dương Hà Văn Thắm. (Hình: Getty Images)

Lửa và khói

Từ giữa năm 2017, ngay sau khi rộ lên thông tin về hàng loạt ngân hàng nước ngoài rút vốn khỏi Việt Nam cùng những đánh giá đây là sự chia tay với một thị trường đã kém hấp dẫn và tính minh bạch chưa cao…, đã xuất hiện vài lời trấn an rằng hiện tượng này chỉ là những trường hợp cục bộ và có tính đặc thù của từng ngân hàng.

Nhưng “những trường hợp cục bộ” như thế lại mang khuynh hướng số nhiều, khi ngày càng nhiều doanh nghiệp phương Tây rút vốn khỏi thị trường tài chính và tín dụng này.

Tháng Mười Hai, 2017, Ngân Hàng ANZ của Úc đã chính thức chia tay thị trường Việt Nam.

Vào những ngày cuối năm 2017 và đầu năm 2018, không biết vô tình hay hữu ý, hai ngân hàng Standard Chartered (Hong Kong) và Standard Chartered (Anh) đã lần lượt đã bán sạch 64.2 triệu cổ phiếu (tương đương 6.25% vốn) và 89.86 triệu cổ phiếu (chiếm 8.75% vốn) của Ngân Hàng Á châu (ACB), đúng vào lúc chỉ số VN-Index của thị trường chứng khoán Việt Nam tăng đến 48% trong năm 2017 nhưng vẫn chưa chịu dừng lại ở đó. Và cũng ngay trước ngày 15 Tháng Giêng, 2018 là thời điểm mà Luật về các tổ chức tín dụng chính thức có hiệu lực đối với cơ chế cho phép phá sản ngân hàng ở Việt Nam.

Trước Standard Chartered, BNP Paribas cũng vừa thoái toàn bộ 18.68% vốn của Ngân Hàng Phương Đông (OCB) sau 10 năm đầu tư. Sớm hơn nữa, HSBC cũng đã hoàn tất rút toàn bộ vốn sau nhiều năm đầu tư vào Techcombank. Ngân Hàng CommonWealth Bank of Australia (CBA) chuyển giao toàn bộ hoạt động kinh doanh của chi nhánh tại Sài Gòn cho ngân hàng Quốc Tế Việt Nam (VIB)…

Đã từ nhiều năm qua, Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế (TI) luôn xếp Việt Nam vào nhóm minh bạch từ dưới nhìn lên. Nạn thiếu minh bạch và không thèm minh bạch giống hệt như nạn ô nhiễm thuộc loại cao nhất thế giới che phủ cả bầu trời Hà Nội.

Đến lúc này, sự thể đã không còn được xem là đơn giản, như một giai đoạn thoái vốn tạm thời rồi sau đó sẽ phục hồi. Một chuyên gia tài chính – ngân hàng là ông Nguyễn Trí Hiếu nhận định rằng về bản chất, đây là sự thu hẹp hoạt động tại Việt Nam của ngân hàng nước ngoài. Nguyên nhân do tỷ lệ nợ xấu lớn, quản trị doanh nghiệp còn hạn chế… những yếu tố này đã làm giảm tính hấp dẫn của các ngân hàng Việt Nam.

Không có lửa làm sao có khói. Đốm lửa ấy đã có thể nhen nhóm từ năm 2016. Vào thời gian đó, một chuyên gia kinh tế là ông Lê Đăng Doanh đã khẳng định rằng đang có một xu thế các doanh nghiệp nước ngoài rút lui khỏi thị trường tài chính Việt Nam, mà cụ thể là một số quỹ đầu tư nước ngoài đã bán tháo khoảng $400 triệu cổ phiếu của họ ở thị trường chứng khoán của Việt Nam.

Cho tới nay, hiện tượng ngân hàng ngoại rút vốn hỏi Việt Nam vẫn là một dấu hỏi chưa có lời giải, do đó vẫn chưa có cơ sở để kết luận về hiện tượng này là có tính xu hướng hay chỉ mang tính cục bộ, đặc thù.

Tuy nhiên, rất cần chú ý là hiện tượng trên lại xuất hiện trong bối cảnh thị trường tín dụng ở Việt Nam đang nổi lên hai vấn nạn – mà nếu không cẩn thận thì có thể trở thành quốc nạn: bế tắc nợ xấu và “phá sản ngân hàng.”

Từ núi nợ xấu đến phá sản ngân hàng

Không chỉ có vi cá mập, mò sò, vỗ mông...

Câu chuyện các viên chức của chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam phơi vi cá  mập trên mái một căn nhà ở Santiago, thủ đô Chile giờ đã trở thành sự kiện gây ngạc nhiên và bất bình cho cả thế giới, chứ chẳng riêng người Việt.

Dân chúng cư ngụ quanh căn nhà mà các viên chức Việt Nam vừa cư trú, vừa làm việc, bất bình bởi hành động đó gây ô nhiễm môi trường sống của họ, còn các chính phủ, các tổ chức quốc tế bảo vệ môi trường thì bất bình vì các viên chức Việt Nam công khai phỉ báng những nỗ lực, vi phạm những cam kết quốc tế nhằm bảo vệ môi trường sống, trong đó có bảo vệ cá mập để loài này không tuyệt chủng, không khiến đại dương mất cân bằng về sinh thái…

Lúc đầu, người ta cho rằng các viên chức Việt Nam gây ra scandal làm việc trong ngành ngoại giao. Mới đây, theo những thông tin mà chính phủ Việt Nam cung cấp cho hệ thống truyền thông Việt Nam thì đó là trụ sở của Thương vụ Việt Nam tại Chile. Cơ quan này thuộc Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ của Bộ Công Thương.

 Không có scandal này, chẳng mấy ai biết, song song với hệ thống ngoại giao vốn đã có các Tùy viên Thương mại, Việt Nam còn có hệ thống xúc tiến thương mại thuộc Bộ Công Thương rải khắp thế giới.

Muốn biết hoạt động của các Tùy viên Thương mại và hệ thống Thương vụ thuộc Bộ Công Thương hoạt động hiệu quả thế nào thì cứ nhìn vào kim ngạch xuất cảng của Việt Nam hàng năm – những dữ liệu liên quan tới xuất cảng cho thấy, xuất cảng của Việt Nam tiếp tục phụ thuộc vào việc moi tài nguyên đem bán và đáng ngại không kém là càng ngày càng phụ thuộc vào hoạt động của các tập đoàn ngoại quốc đã đầu tư vào Việt Nam, giờ đang ồ ạt xuất cảng sản phẩm làm tại Việt Nam đi các nơi.

Một số chuyên gia đã từng nêu thắc mắc, tại sao ngành ngoại giao Việt Nam cũng có các Tùy viên Thương mại, ngành Công Thương có hệ thống Thương vụ rải khắp thế giới như thiên hạ nhưng doanh nghiệp Việt Nam, nông dân Việt Nam càng ngày càng lệ thuộc vào thương lái và thị trường Trung cộng?

Tại sao nông sản nói chung (bao gồm cả sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi) liên tục rơi vào tình trạng “được mùa thì mất giá”, thương lái và thị trường Trung cộng lắc đầu là hàng triệu người Việt rơi nước mắt bởi trắng tay? Các Tùy viên Thương mại của ngành ngoại giao, hệ thống Thương vụ rải khắp thế giới của ngành Công Thương nuốt mỗi năm bao nhiêu tiền từ công khố song đã làm được những gì cho dân, cho nước?

Thật ra, Cơ quan Thương vụ tại Chile phơi “vi cá  mập” chỉ là một ví dụ. Trong quá khứ còn hàng chục ví dụ tương tự…

Năm 2006, ông Nguyễn Khánh Toàn, một Tùy viên thương mại của Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi bị cơ quan công lực Nam Phi bắt quả tang đang tìm cách đưa chín ký sừng tê giác ra khỏi Nam Phi. Hai năm sau – cuối 2008 - báo chí Nam Phi công bố một loạt bài điều tra về việc bà Vũ Mộc Anh, Bí thư thứ nhất của Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi, buôn lậu sừng tê giác.

Lúc đầu, ông Trần Duy Thi, Đại sứ Việt Nam tại Nam Phi vào thời điểm đó, phủ nhận cáo buộc của báo chí Nam Phi. Chương trình truyền hình có tên 50/50 của Nam Phi lập tức công bố một video clip cho thiên hạ tận mắt mục kích bà Vũ Mộc Anh nhận sừng tê giác từ tay một kẻ chuyên săn trộm tê giác. Trong video clip vừa kể, người ta còn thấy một người Việt khác cũng đứng tại đó, cạnh một chiếc xe hơi của viên tham tán có tên là Phạm Công Dũng mà theo tàng thư của cảnh sát Nam Phi thì hồi đầu 2008, chiếc xe mang biển số ngoại giao này đã từng bị tạm giữ bởi được dùng để vận chuyển 18 ký sừng tê giác…

Cuối cùng, Bộ Ngoại giao Việt Nam phải triệu hồi bà Vũ Mộc Anh về nước. Ông Trần Duy Thi phải nhìn nhận đúng là thuộc cấp của ông đã tham gia buôn lậu sừng tê giác và phân bua đó là điều… đáng tiếc do… hám lợi!

Vì… hám lợi rồi làm những điều… đáng tiếc không chỉ có những Bí thư thứ nhất, Tham tán, Tùy viên Thương mại, Đại diện cơ quan Xúc tiến thương mại mà còn có cả các… đại sứ - đại diện cho nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở ngoại quốc và… Liên Hiệp Quốc.

Năm 1994, báo chí Mỹ đồng loạt loan tin ông Lê Văn Bàng – Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc bắt sò trái phép ở East Hampton's Hog Creek – New York, khi bị các nhân viên công lực lập biên bản, ông Bàng chống chế là ông không biết tiếng Anh, rồi vì không được… thông cảm, ông mới xưng là Đại sứ và đòi hưởng quyền “miễn trừ” dành cho các viên chức ngoại giao.

Năm 2001, báo chí Hồng Kông đồng loạt loan báo, ông Nguyễn Viết Hưng, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Hồng Kông bị cảnh sát bắt giữ vì vỗ mông một phụ nữ ở khu Causeway Base. Do Việt Nam yêu cầu tôn trọng đặc quyền “miễn trừ” dành cho các viên chức ngoại giao nên sau khi bị tạm giữ vài ngày, ông Hưng được trả tự do nhưng phải rời khỏi Hồng Kông.

Năm 2013, tới lượt ông Nguyễn Thế Cường – Đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ bị hải quan phi trường Frankfurt ở Đức tạm giữ vì mang 20.000 Euro mà không khai báo. Theo báo điện tử Bild của Đức thì cảnh sát Đức tiến hành thẩm vấn ông Cường vì nghi ông Cường rửa tiền. Cho dù ông Cường một mực khẳng định, đó là tiền do Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ quyên góp để giúp những nạn nhân bão lụt tại Việt Nam nhưng trang web riêng của Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ không có bất kỳ thông tin nào liên quan tới hoạt động quyên góp, cũng như kết quả quyên góp hỗ trợ nạn nhân bị bão lụt tại Việt Nam.

Tuy Tổng lãnh sự Việt Nam tại Frankfurt lên tiếng phản đối chính quyền Đức tạm giữ ông Cường là vi phạm hiệp ước bảo đảm quyền miễn trừ dành cho các viên chức ngoại giao nhưng ông Cường vẫn chỉ được cho tại ngoại sau khi đã đóng khoản tiền thế chân là 3.500 Euro...

Cũng trong năm 2013, Liên minh Bài trừ Nô lệ mới ở Châu Á (CAMSA), công bố một số đoạn băng ghi âm, cho thấy, việc buôn người sang Nga, gây sức ép buộc 15 cô gái bán dâm có sự tiếp tay của một số nhân viên ngoại giao làm việc trong Đại sứ quán Việt Nam tại Nga. Cả Đại sứ quán Việt Nam tại Nga lẫn chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam không thèm trả lời.

***

Vào thời điểm El Mostrador – một tờ báo điện tử và MEGA – một đài truyền hình ở Chile, công bố sự kiện “vi cá  mập”, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng tổ chức họp báo. Nội dung chính của buổi họp báo nhằm yêu cầu cộng đồng quốc tế “nhìn nhận một cách khách quan, toàn diện, cân bằng về nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người”.

Giống như trước đây, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam tiếp tục khẳng định: “Nhân quyền là giá trị chung của nhân loại, song vẫn có những khác biệt về cách tiếp cận và ưu tiên về quyền con người, xuất phát từ khác biệt về lịch sử, văn hóa, thể chế chính trị, trình độ phát triển”.

Điều 21 của Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền viết như thế này: Mọi người đều có quyền tham gia vào việc điều hành xứ sở của mình một cách trực tiếp hay qua các đại biểu được tuyển chọn một cách tự do… Ý muốn của người dân phải là nền tảng của quyền lực chính quyền. Ý muốn này phải được thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và thực sự, bằng phiếu kín, qua phương thức phổ thông và bình đẳng đầu phiếu, hay các phương thức tương đương của bầu cử tự do.

Khi Việt Nam vẫn khăng khăng bảo vệ các “tiêu chuẩn riêng” đối với những giá trị phổ quát của nhân loại thì dưới sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng CSVN, đại diện cho cả thể diện lẫn lợi ích của Việt Nam ở bên ngoài Việt Nam đã và sẽ chỉ là những cá nhân vừa được nêu trên. Họ là những cá nhân được “qui họach do “vừa hồng, vừa chuyên” nên hôm qua họ bắt sò, vỗ mông, buôn lậu sừng tê, vận chuyển tiền không khai báo,… hôm nay là phơi “vi cá  mập”, còn ngày mai là gì? Chưa biết, nhưng sẽ chẳng khác và không khá hơn.

https://baomai.blogspot.com/

29 January 2018

Trên Cát, thơ

Người thương binh loay hoay trên bãi biển
Đắp mô hình thủ đô cũ Sài Gòn
Tấp nập bộ hành đại lộ hẻm con
Xuất hiện thêm chợ mấy ngôi lớn nhỏ

Ngọn cờ tí teo mặt anh rạng rỡ
Nhiều mái trường đông đúc đám học sinh
Anh nói đây một thủ đô thanh bình
Dù xa xa vang vang bom đạn nổ

Khách đi qua bấm máy hình ghi nhớ
Anh mỉm cười cám ơn kỷ niệm này
Sóng biển vào trong vài giờ nữa đây
Sẽ xóa hết cảnh thanh bình trên cát

Khách vắng đi và nhanh trong chốc lát
Anh vẽ người chỉ còn lại một chân
Cánh tay cụt đong đưa nỗi nhọc nhằn
Nước lại xóa công trình vừa mới chớm

Nhìn sóng vỗ tràn lan anh cười lớn
Tác phẩm vẫn còn – đó chính là ta
Chứng tích một thời -- dù khá phôi pha
Là thực tế -- không chỉ qua hình ảnh

Cứ vài tuần anh lai ra biển lạnh
Đắp mô hình thủ đô cũ Sài Gòn
Khách vẫn chụp hình - ảnh đó sẽ còn
Còn ảnh anh -- người lắc lư trên cát.

Mưa mỗi lúc càng thêm nặng hạt
Gió vù vù như tích tụ trăm năm
Sóng điên cuồng gào thét ầm ầm
Anh về đâu -- hay vẫn còn trên cát
Lê Văn Bỉnh
Virginia Tháng Giêng 2018

28 January 2018

Hội Ngộ Liên Khóa Cựu Sinh Viên QGHC Kỳ IV tại Sydney 2018

THƯ MỜI

Sydney, ngày 28 tháng 1 năm 2018

Kính thưa     - Quý Vị Giáo Sư
                     - Quý Vị Chủ Tịch các Hội Cựu SV QGHC
                     - Quý Anh Chị Đồng Môn cùng Gia Đình và Thân Hữu

Tiếp tục truyền thống nhận cờ luân lưu của các Hội Cựu SV QGHC tại Hoa Kỳ, với mục đích tạo cơ hội và điều kiện cho các Đồng môn Học viện QGHC gặp gỡ và hàn huyên với nhau về những kỷ niệm trong những năm phục vụ dưới Chế độ Việt Nam Cộng Hòa, Hội Cựu Sinh viên Quốc Gia Hành Chánh Liên Bang Úc Châu sẽ tổ chức Kỳ Hội Ngộ Liên Khóa Thế Giới lần thứ tư vào năm 2018.

Kính mời Quý Vị Giáo Sư, Quý Đồng Môn cùng Gia Đình và Thân Hữu trên thế giới tham dự Kỳ Hội Ngộ Liên Khóa ở Úc Châu theo chi tiết như sau :

- Địa điểm:  Sydney, thành phố lớn nhất Úc Châu với hình ảnh thơ mộng của Tòa Nhà Opera House hình vỏ sò màu trắng bên cạnh biển xanh.

- Thời gian:
            - 20/10/2018 : Tiền Hội Ngộ cho các khóa tụ tập sinh hoạt
            - 21/10/2018 : Tưởng Niệm và Nhớ Ơn các Ân Sư cùng Đồng Môn, Hội Ngộ và đêm Liên Hoan Hội Ngộ
            - 22/10/2018:  Tour thăm các thắng cảnh nổi tiếng của Sydney
            - 23/10/2018: Tour Weatherdale Wildlife Park để xem các loại thú đặc biệt của Úc Châu và thăm viếng Cabramatta, thủ phủ của người Việt tại Sydney.
            - 24/10 đến 1/11: Cruise Carnival Legend - The Great Barrier Reef - Kỳ Quan Thiên Nhiên Thế Giới của Úc Châu

Thời điểm này đã được tham khảo cùng với Quý đồng môn ở Hoa Kỳ để tránh những ngày Lễ lớn và tạo điều kiện dễ dàng cho Quý Anh Chị, Gia Đình và Thân Hữu đến tham dự trong tiết trời ấm áp của mùa Xuân ở Nam Bán Cầu. Chương trình Hội Ngộ với các chi tiết cụ thể sẽ được thông báo để giúp Quý Đồng Môn chuẩn bị và thu xếp.

Trân trọng kính mời,
Nhan Tử Hà
Xử Lý Thường Vụ Chủ Tịch
Hội Cựu SV QGHC Úc Châu

Một binh đoàn thất trận

Tưởng Năng Tiến

“Câu trả lời thỏa đáng duy nhất chỉ có thể là vì quân đội muốn có thêm ngân sách. Thật vậy, chi phí xây dựng cơ sở, trang bị máy móc, và tiền lương cho cả một sư đoàn 10.000 ‘bộ đội mạng’ là khối tiền khổng lồ và kéo dài nhiều năm…”

Tìm cách chống lại ước vọng thay đổi dân chủ trong ôn hòa của hàng chục triệu tài khoản mạng xã hội, đảng CSVN không khác người mù đang chiến đấu với chính mình. (FB Phạm Nhật Bình)

Từ Lâm Đồng, một ông bạn cũ lọ mọ gửi qua bưu điện cho mấy cân cà phê (cùng) với lời nhắn: “cây nhà lá vườn đấy nhá.” Đúng là của một đồng, công một nén.

Tôi quen thói chỉ uống Starbucks nên chả cảm thấy hào hứng gì cho lắm khi mở hộp quà, từ tận “quê nhà xa lắc xa lơ đó.” Điều “an ủi” là đáy hộp được lót bằng mấy tờ giấy báo, báo Quân Đội Nhân Dân.

Tờ này tôi đã thấy nhiều lần và cũng đã được nghe đọc rất nhiều đêm, khi còn trong trại cải tạo. Tha hương ngộ cố tri nên không thể không liếc xem diện mạo của “cố nhân” chút xíu.

Số báo tôi đang cầm tay phát hành ngày 27 tháng 7 năm 2017, có bài cảnh cáo về “bệnh lười học nghị quyết” của tác giả Nguyễn Hồng Hải:

Lười học nghị quyết của Đảng là một biểu hiện cụ thể của suy thoái về tư tưởng chính trị đã được chỉ rõ trong Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII). Lười học nghị quyết dẫn tới tình trạng cán bộ, đảng viên không cập nhật được thông tin mới, rơi vào “thấp kém lý luận” và từ đó dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhiều lần cảnh báo sự nguy hiểm khôn lường của hiện tượng “nhạt Đảng, khô Đoàn, chán chính trị” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên mà lười học nghị quyết của Đảng là một nguyên nhân gây nên hiện tượng trên.

Sau gần cả thế kỷ Đảng cố hết sức để “đưa nghị quyết vào cuộc sống” nhưng “nó” định không “vô” khiến toàn thể lực lượng cán bộ, và chiến sĩ ta đều đâm ra chán ngán thì cũng đâu có gì lạ?

Điều lạ lùng đáng nói là giữa cảnh chợ chiều, tiêu điều, sơ xác (nhạt Đảng, khô Đoàn, chán chính trị) đến thế mà chả hiểu ông Thượng Tướng Nguyễn Trọng Nghĩa – Phó Chủ Nhiệm Tổng Cục Chính Trị Quân Đội Nhân Dân Việt Nam – lại tìm đâu được cả một“lực lượng hơn 10.000 người là hạt nhân đấu tranh trên không gian mạng, vừa hồng vừa chuyên, kiên định lập trường, có trình độ, kỹ năng sử dụng công nghệ cao … chuyên trách làm nhiệm vụ tác chiến không gian mạng” ?

Lực lượng này còn được gọi là Binh Đoàn 47 do lấy tên theo chỉ thị số 47 của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng. Tuy mới công khai ra mắt nhưng đơn vị này đã nhận được không ít những lời mỉa mai và chê trách:
– Phạm Chí Dũng: “Vai trò chính của cái được gọi là tác chiến không gian mạng không phải là chống khủng bố hay chống những gì từ ngoài xâm nhập vào, mà là chống ngay từ bên trong, chống ngay cái mà thế giới gọi là Nhân quyền. Điều này phản với đạo lý của dân tộc.”

– Bùi Tín: “Không có gì liều và dại bằng tuyên chiến với toàn dân đang thức tỉnh đòi dân chủ, nhân quyền một cách kiên trì và quyết liệt.”

– Nguyễn Chí Tuyến : “Với tư cách là một người dân tôi tự hỏi tại sao lực lượng quân đội lại làm một việc như vậy? Vì đó không phải là nhiệm vụ của một người lính.”

– Phạm Nguyên Trường: “47 là tứ thất (thất sách, thất đức, thất nhân tâm) và bốn mất (mất tiền, mất lòng dân, mất niềm tin, mất tất).
Có lẽ nỗi lo “mất tất” xem chừng hơi lớn nên ông Bùi Văn Nam, Thứ Trưởng Bộ Công An, lại vừa vội vã cho hay:

“Công an Việt Nam đã thành lập Cục An ninh Mạng hay còn gọi là Cục A68 với mục tiêu được cho biết nhằm bảo vệ an ninh mạng và đấu tranh chống lại các thế lực chống lại Đảng và Nhà nước.”

Thế là trang Tiếng Dân bèn qui kết:

“Tựu trung, các lãnh đạo, tướng tá sẵn sàng dùng tiền thuế của dân để trả lương cho các ‘định hướng viên’, nhằm ngăn chặn sự truyền bá những tư tưởng dân chủ vì quyền lợi người dân.”

Nhà nước “dùng tiền thuế của dân” là chuyện đã đành (và tất nhiên) rồi nhưng liệu mấy chục ngàn “định hướng viên” có thể “ngăn chặn” được “sự truyền bá những tư tưởng dân chủ” hay không? Tui e rằng không vì lực lượng này quá mỏng, khả năng lại vô cùng thấp kém, và sinh bất phùng thời.

Mấy ông cộng sản Việt Nam hay khoe khoang về tính toàn diện của cuộc “chiến tranh nhân dân.” Nay thì chính họ đang là … nạn nhân của nó. Vài chục ngàn dư luận viên thì có nhằm nhò (mẹ) gì với mấy chục triệu người có tài khoản mạng xã hội ở đất nước này!

Đó là chỉ xét về “lượng” còn về “chất” (hay nói chính xác hơn là bản chất) thì mới bội phần thê thảm:
– Đoàn Bảo Châu: “Tôi tự hỏi lực lượng này có khác gì với đội ngũ dư luận viên (DLV) lương tháng 3 triệu mà sứ mệnh cao cả nhất của họ là chửi bới cục cằn, ngôn ngữ hạ cấp, lý luận cùn, thiếu não và có thể nói là ngu một cách ‘kiên định’ và ‘bền vững’ trong thời gian qua không?”

– Huỳnh Ngọc Chênh: “Tôi chưa hề thấy có bài viết nào của từ 100 ngàn cái gọi là chiến sĩ tuyên truyền đó phản biện lại các bài viết của tôi một cách đàng hoàng. Thay vào đó, từ gần 10 năm qua tôi thấy xuất hiện trên mạng hàng trăm bài viết bậy bạ bôi nhọ, vu khống, hăm dọa, chửi bới tục tĩu cá nhân tôi đủ điều, những bài viết mà bất cứ người bình thường nào đọc vào cũng phải phát ói vì độ tục tỉu trơ trẽn của nó.”

– Trương Huy San: “Lâu nay, cứ đọc những tin nhắn tục tĩu, những cmts khiên cưỡng, ngờ nghệch mà không biết ở đâu ra.”
Thì còn “ở đâu” nữa (cha nội) nếu không phải là từ những thành phần rác rưởi, bẩn thỉu, và đáng tởm nhất của xã hội Việt Nam. Đã yếu kém mà lại còn thất thời nữa. Thời gian, thời đại, thời thế đều không đứng về phía cái đám cặn bã, vô lại (và vô học này) như hồi đầu thế kỷ trước nữa. Binh Đoàn 47 chưa lâm trận nhưng kể như đã thất trận rồi.

Thế thì “đẻ”ra nó làm chi?

Về câu hỏi này thì tôi xin được nhường lời cho FB Vũ Thạch:

“Câu trả lời thỏa đáng duy nhất chỉ có thể là vì quân đội muốn có thêm ngân sách. Thật vậy, chi phí xây dựng cơ sở, trang bị máy móc, và tiền lương cho cả một sư đoàn 10.000 ‘bộ đội mạng’ là khối tiền khổng lồ và kéo dài nhiều năm. Thêm vào đó, ai sẽ thu tiền ‘tuyển lựa’ cho 10,000 ghế mới tinh, rất an toàn trong phòng lạnh, từ những gia đình có con mới đi nghĩa vụ quân sự? Rõ ràng cứ địa Mạng đã được quân đội trinh sát và phát hiện. Đây là một chiến trường béo bở!”

Tưởng Năng Tiến

27 January 2018

CHỚM ĐÔNG


CHỚM ĐÔNG
Winter is coming
 Oil on canvas, 24x30 in (61x76cm)
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh

Có một hôm khi đi dã hành tôi nhìn thấy một con nai. Nó chui từ trong rừng ra ngoài con đường bộ hành đứng quay mặt về phía tôi nhìn chăm chú. Chú nai đứng im dò hỏi. Đôi mắt to đen - lúc nào cũng to đen - bộ lông rực lên trong ánh nắng ban chiều. Cảnh hoang dã, bỗng hoang dã hơn vì có mặt con nai. Thành phố Hamilton, Canada, khá lớn bao gồm nhiều khu bảo tồn thiên nhiên không lớn lắm nhưng đủ sức cung ứng một mạng lưới dã hành cho những người thích đi bộ, có thác nước, có suối róc rách, và một số chim muông cầm thú.

Rồi một lần khác khi xuống downtown lái xe đi theo xa lộ, một bên là triền dốc xuống, một bên là vách núi bỗng nhìn thấy một chú nai khác đang ăn cỏ ở trên cao. Cảnh tượng hiện ra hùng vĩ. Tự nhiên muốn vẽ lại nên cố nhớ một số chi tiết, hẳn là không phải để vẽ hiện thực mà cũng chẳng thể làm được như vậy, chỉ mong giữ được cái hồn của cảnh vật.  Chú nai là điểm nhưng vách đá mới là nhân tố tạo nên cái hồn cảnh vật chớm đông.

Vẽ xong một bức tranh, đứng nhìn lại thấy bị ngợp. Nhất là những bức tranh lớn, phải nhìn đi nhìn lại, ngắm nghía, hết góc độ này sang góc độ khác để tìm ra những chỗ sai, những chi tiết vẽ chưa đạt.  Nhìn riết nên đâm ra bão hòa, không còn biết tranh đẹp hay dở nữa. Thế cho nên nhiều khi  phải cất nó đi vài ngày, vài tuần, vài tháng, thậm chí một năm để khi nhìn lại sau một thời gian "quên bẵng" tranh sẽ "tươi mát" hơn, "lạ lẫm" hơn.

Sau khi cầm cọ được khá lâu mới chợt hiểu ra tại sao có những họa sĩ sau khi vẽ ra cả đống tranh rồi xếp xó, chẳng hề đem tranh ra khoe với ai kể cả bạn bè, cũng chẳng hề nghĩ đến chuyện bán tranh của mình mặc dầu bụng đói meo!!  Đáp lại sự thôi thúc phải cầm cọ vẽ, nặn màu ra khay rồi quệt sơn lên canvas tự nó đã là chuyện thỏa chí, thỏa lòng và trọn vẹn. Còn chuyện chường tranh ra nhiều khi là chuyện ngại ngùng, nhất là khi chính mình vẫn còn do dự về tranh của mình. Lúc thoải mái dễ dãi thì thấy đẹp, khi mệt mỏi mắt hoa lên thì thấy ... thế nào ấy.

Có những bức tranh mình không vừa ý lắm thường là về kỹ thuật. Ấy thế mà có những người ngắm xong rồi đòi mua. Té ra tranh nó còn có phần hồn và đó là phần quan trọng hơn. Mua tranh là quyết định vượt khỏi giai đoạn thích tranh vì cái ý muốn chiếm hữu bức tranh làm của riêng đã rõ ràng, Ngay cả mua để tặng cho người khác thì khi đó tranh trở thành một sứ giả được tín cẩn thay mặt mình tỏ lời tâm sự, tỏ tình yêu mến.

Ngoài cái kỹ năng tạo ra hình hài một bức tranh còn có sự xúc cảm thổi phần hồn vào đó. Hồn bức tranh rất khó phân giải và thiếu nó bức tranh bớt sức thu hút. Bạn có muốn giúp ý kiến làm thế nào để thổi cái hồn vào một bức tranh không?

A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh

Vì sao chủ nghĩa xã hội thất bại?

Paul R. Gregory
Hiếu Chân chuyển ngữ
Theo Viet-Studies

Khi Liên bang Xô viết gần sụp đổ, Francis Fukuyama tuyên bố chế độ dân chủ tự do đã chiến thắng chủ nghĩa xã hội kế hoạch hóa trong bài nhận định năm 1989 của ông, “Điểm tận cùng của Lịch sử?”. Hơn một phần tư thế kỷ sau đó, Liên xô quả thực đã tan rã. Phần lãnh thổ Đông Âu của nó bây giờ thuộc về Liên minh Âu châu. Trung Quốc có một nền kinh tế thị trường cho dù đất nước vẫn bị cai trị bởi một đảng duy nhất. Còn các nhà nước “xã hội chủ nghĩa” Bắc Hàn, Cuba và Venezuela đang trong đống đổ nát về kinh tế. Giờ đây, ít ai ủng hộ việc “quay lại Liên xô”. Nhưng đồng thời, nhiều người vẫn coi chủ nghĩa xã hội là một hệ thống kinh tế hấp dẫn. Hãy xem trường hợp ông Bernie Sanders (**) – một người công khai thừa nhận ủng hộ một nước Mỹ xã hội chủ nghĩa – và rất nhiều người trẻ trưởng thành vào điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ ưa thích chủ nghĩa xã hội hơn chủ nghĩa tư bản.

Sự tương đồng về kỵ sĩ và con ngựa giải thích cho sự hấp dẫn kéo dài của chủ nghĩa xã hội. Những người xã hội chủ nghĩa tin rằng các chế độ xã hội chủ nghĩa đã chọn sai kỵ sĩ để cưỡi con ngựa xã hội chủ nghĩa đi tới chiến thắng xứng đáng với nó. Những kỵ sĩ tệ hại như Stalin, Mao, Fidel, Pol Pot và Hugo Chavez đã chọn những chiến thuật và chính sách dẫn con ngựa xã hội chủ nghĩa của họ đi trật đường. Nhưng trên thực tế, một cái nhìn vào cách thức Liên xô hoạt động lại bộc lộ rằng, chính bản thân con ngựa mới là vấn đề.

26 January 2018

Xưng tội và Tự phê có gì giống nhau?

Với các màn 'tự phê' tập thể nay lên cả truyền hình, một số báo quốc tế hỏi vì sao ông Tập Cận Bình cần uốn nắn tư duy của cả tỷ người Trung Quốc.

Nhưng việc ông Tập phục hồi phong trào 'phê và tự phê' từ thời Mao Trạch Đông không phải mới diễn ra.  Ngay từ năm 2013, trong một chuyến thăm ngành giáo dục ở tỉnh 73 triệu dân là Hà Bắc, ông đã nói: "Phê và tự phê là vũ khí hùng mạnh để giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ Đảng."

Như thế, ông Tập đã thực hiện đúng những gì các tổ chức cộng sản tiên khởi đề ra: "phê và tự phê công khai là cách tìm ra con đường đúng" cho đảng của họ. Nhưng phong trào cộng sản thực ra đã tiếp nhận 'phê và tự phê' từ Giáo hội Công giáo La Mã, như John Fowles nhận định trong The Journals.

Để đọc toàn bài viết trên BBC, xin gõ vào đây.

24 January 2018

Bao giờ thì chúng ta không chỉ xuống đường vì bóng đá?

Song Chi

Người Việt mê bóng đá, điều đó quá rõ. Chỉ có điều bóng đá VN bao nhiêu lâu nay dưới sự điều hành, quản lý của Liên đoàn bóng đá VN (viết tắt VFF từ chữ tiếng Anh Vietnam Football Federation) vẫn cứ lẹt đẹt trong vùng trũng Đông Nam Á, chưa bao giờ vô địch SEAGames (Southeast Asian Games), bất chấp kinh phí đổ vào không ít cho việc thuê thầy ngoại, bất chấp tình yêu cuồng nhiệt của các cổ động viên VN. Biết bao nhiêu lần người Việt khóc, cười, lên đồng, rồi xìu nghỉu, thất vọng… khi đội tuyển VN thắng hoặc thua trong những trận đấu ở SEAGames, đặc biệt trước đối thủ mạnh hơn và có nhiều “ân oán” là Thái Lan.

Cho nên không có gì ngạc nhiên khi lần đầu tiên đội bóng U23 Việt Nam vào được bán kết giải U23 châu Á sau khi thắng Iraq vào tối ngày 20.1 vừa qua, hàng ngàn hàng vạn thanh niên VN ở Sài Gòn, Hà Nội, và nhiều thành phố khác ùa ra đường “đi bão”, và như thường lệ, cờ đỏ, tiếng hò reo tràn ngập đường phố. Có nhiều cô gái cởi trần, quấn lá cờ quanh ngực, mặc quần đùi ngắn ngủn, có cô phơi ngực trần và thậm chí...hơn nữa, ngay giữa phố!

Ừ thì vui. Ừ thì lâu lâu có một dịp được quậy, được xả stress, được la hét cuồng nhiệt giữa đường phố mà không bị ai cấm đoán. Người dân cuồng lên đã đành. Báo chí cũng cuồng. Có những bài báo giật những cái tít kiểu như “Hành trình rung chuyển châu Á của U23 Việt Nam” (Tiền Phong) “Người hâm mộ châu Á vỡ òa, chúc mừng U23 Việt Nam vào bán kết” (Dân Trí), rồi thì “U23 VN gây địa chấn”, “U23 Việt Nam đi vào lịch sử”, thậm chí “Không thể tin nổi! U23 VN đặt cả châu Á dưới chân bằng chiến thắng để đời”, Trí thức Trẻ) ?!…Rồi những ông lãnh đạo cấp cao nhất của đảng và nhà nước VN cũng hồ hởi phấn khích quá mức.

Cái status “đặt cả châu Á dưới chân” lập tức bị nhiều người trên facebook chỉ trích.

Nhạc sĩ, nhà văn, nhà phê bình âm nhạc Hoàng Ngọc Tuấn viết trên facebook: “...Bọn con gái thì cởi truồng ngay trên đường phố. Báo chí thì nổ rằng "Việt Nam đặt cả châu Á dưới chân". Thủ tướng thì gáy nhảm "với tinh thần quả cảm, ý chí và bản lĩnh của con người Việt Nam... đội tuyển U23 Việt Nam lần đầu tiên vào vòng bán kết U23 châu Á"! -- Than ôi, nếu cho rằng bóng đá thể hiện "tinh thần quả cảm, ý chí và bản lĩnh" của một dân tộc, thì dân tộc Việt Nam hiển nhiên chưa bằng một hạt cát so với dân tộc Brazil. Phải vậy chăng?”

Nhà báo, facebooker Mạnh Kim:

“Báo chí luôn có những cơn động kinh. Còn nhớ hồi Đinh La Thăng mới vào Sài Gòn, không biết bao nhiêu bài báo đã ca ngợi họ Đinh. Một tờ báo còn lập chuyên trang riêng về "hoạt động của bí thư thành ủy”. Một tờ báo khác “nguyện làm cầu nối cho bí thư thành ủy với nhân dân thành phố”. Thế rồi, sự lên đồng bị cắt cơn đột ngột. Khi một tay phó quận đi giải tỏa vỉa hè đập phá lung tung, báo chí cũng tung hô vang dội. Chẳng riêng vụ “ngài bí thư”, chẳng riêng vụ đập vỉa hè, chẳng riêng gì bóng đá, báo chí đã trở thành con kênh thải những cảm xúc hỗn loạn mất kiểm soát, với mức độ quá trớn còn hơn mạng xã hội. Khi khóc (như trường hợp Võ Nguyên Giáp hoặc Fidel Castro), báo chí khóc rất vật vã. Khi sướng, báo cười sằng sặc như những đứa trẻ bị tăng động. Thời của báo chí động kinh là đây!”

Bóng đá thắng, ừ thì mừng cũng đúng thôi, nhưng có lẽ cũng nên cẩn trọng trong cách sử dụng ngôn từ, cách biểu lộ niềm vui.

Mà mới chỉ là bóng đá, chứ nếu VN mà sản xuất hay làm được cái gì đáng kể, ví dụ như sản xuất vũ khí hạt nhân hay phóng được cái tên lửa như Bắc Hàn chắc còn vênh vang, nổ banh xác gấp mười lần tay Kim Jong-un, lúc đó chắc là giật tít "VN ngồi lên đầu cả thế giới"??

Mới chỉ là bóng đá, còn bao nhiêu lĩnh vực khác chúng ta thua xa các nước châu Á, ngay trong khu vực Đông Nam Á về nhiều mặt chúng ta cũng thua Indonesia, Philippines, Singapore, Thái Lan. Đó là chưa nói trên thực tế, VN vẫn đang phải đi xin đi vay Nhật Bản. Hàng ngàn thanh niên VN chạy chọt, xếp hàng mơ một xuất đi lao động xuất khẩu ở Hàn Quồc, Malaysia…Bao nhiêu cô gái VN ở những vùng quê nghèo khó, tỉnh lẻ, mong được lấy chồng Hàn chồng Đài để đổi đời (dù không biết có đổi hay lắm khi còn bất hạnh hơn). Thậm chí về một số khía cạnh Cambodia bây giờ cũng hơn VN. Thế mà chỉ thắng một trận bóng đá, chúng ta lại nghĩ có thể “đặt châu Á dưới chân”.

Nhìn hàng ngàn thanh niên VN ở Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Cần Thơ, Vũng Tàu… đổ ra đường hò hét cuồng nhiệt khóc cười cùng bóng đá, người viết lại nghĩ đến những cuộc biểu tỉnh chống Trung Quốc hung hăng gây hấn trên biển Đông, biểu tình tưởng niệm ngày mất Hoàng Sa, Trường Sa, phản đối vụ thảm họa môi trường Formosa…với số lượng người ít hơn gấp nhiều lần, và quanh đi quần lại cũng chỉ những khuôn mặt dũng cảm quen thuộc. Là bởi biểu tình vì những vấn đề có liên quan đến chính trị xã hội thì sẽ bị đàn áp, xách nhiễu, bị đủ thứ phiền hòa, kể cả vào tù! Còn xuống đường ăn mừng bóng đá thì được cả nhà nước, cả báo chí ủng hộ. Nhà nước này rất cần những chiến thắng bóng đá hay một sinh viên VN đạt thành tích cao trong khi đi thi quốc tế chẳng hạn, để làm cho dân chúng quên đi bao nhiêu chuyện bức bối, bất công khác của đời sống hàng ngày!

Trong khi đó ở bên kia nửa vòng trái đất, ngày 20.1. 2018 đã diễn ra những cuộc xuống đường biểu tình của phụ nữ, gọi là Women’s March, kỷ niệm một năm ngày Women’s March 20.1.2017, thu hút hàng trăm ngàn người tham gia, ở hàng trăm thành phố, thị trấn và ngoại ô ở Hoa Kỳ, Canada, Anh, Nhật, Ý và các nước khác. Những cuộc biểu tình lớn nhất diễn ra tại New York, Washington, Los Angeles, Dallas, Philadelphia, Chicago, San Francisco và Atlanta…phản đối những chính sách của Donald Trump về vấn đề nhập cư, chăm sóc sức khoẻ, phân biệt chủng tộc và các vấn đề khác, cũng như phản đối nạn quấy rối tình dục, lạm dụng, hiếp dâm phụ nữ (sexual harassment, abuse, assault…) bắt đầu từ phong trào #MeToo vào tháng 1.2018.

Chúng ta thấy, ở các nước phát triển, những cuộc mít tinh, biểu tình không chỉ vì những vấn đề thiết thực với con người như cơm áo gạo tiền, lương bổng… nữa mà lớn hơn, đòi những quyền tự do, dân chủ của con người.

Chợt ao ước, bao giờ VN có những cuộc xuống đường không phải chỉ để mừng thắng một trận bóng đá, bao giờ thì chúng ta có được những cuộc biểu tỉnh quy mô cỡ chừng vài ngàn thôi, chứ chưa nói đến hàng trăm ngàn, bắt đầu từ những đòi hỏi thiết thực như minh bạch trong vụ đóng thuế BOT, chống tham nhũng, phản đối nạn con ông cháu cha, nạn chạy chức chạy quyền, phản đối độc quyền giá xăng dầu…cho tới những vấn đề lớn hơn như đòi hỏi những quyền tự do, dân chủ, quyền con người, quyền tự do ngôn luận, đòi những cải cách về mô hình thể chế chính trị?

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
(Nguồn: RFA)

23 January 2018

Đại Hội Liên Khóa QGHC Thế Giới, 2018 tại Úc

Kính Thưa Quý Vị Giáo Sư

Kính thưa Quý Đồng Môn,

Tiếp theo Thư Từ Chức của Anh Trần Văn Phan, nguyên Chủ Tịch Hội Cựu SV QGHC Liên Bang Úc Châu và Tiểu Bang New South Wales (NSW), tôi, Nhan Tử Hà, hiện là Chủ Tịch Hội Cựu SV QGHC tiểu bang Victoria, kiêm nhiệm Phó Chủ Tịch Hội Liên Bang Úc Châu, xin phép có vài điểm cần được trình bày với Quý Vị Giáo Sư và Đồng Môn như sau :
*   Thúc đẩy bởi tình cảm đồng môn thân thiết của các Cựu SV QGHC vào lúc tuổi xế chiều, đã có nhiều Đại Hội Liên Khóa QGHC được tổ chức ở các tiểu bang tại Hoa Kỳ. Bắt nguồn từ niềm hứng khởi đó, các Cựu SV tại Úc Châu đã hy vọng sẽ có dịp được tổ chức một Đại Hội Liên Khóa tương tự cho các Đồng môn trên Thế giới. Cơ hội đó đã đến khi Anh Trần văn Phan đại diện Úc Châu nhận cờ luân lưu trong Đai Hội tại Nam California trong năm vừa qua.

*   Tuy nhiên vì lý do cá nhân và sức khỏe, Anh Phan đã không thể thực hiện ước nguyện của mình trong năm 2018, và nhường lại trách nhiệm này cho các Đồng môn có nhiệt tâm và thiện chí trong việc tổ chức Kỳ Hội ngộ vào năm nay. Tôi xin được ca ngợi và hoan nghênh Anh Phan cùng Quý Anh Chị đồng môn NSW, vì ước vọng chung của Úc Châu trong nỗ lực tổ chức Kỳ Hội ngộ này, đã tương nhượng lẫn nhau để việc tổ chức Đại Hội Sydney được hoàn tất mỹ mãn.

*   Phó Chủ Tich của Hội NSW hiện nay là Anh Nguyễn Đức Du, nhưng tiếc thay vì tình trạng sức khỏe đã không cho phép Anh Du thi hành trách nhiệm của mình. Do đó, qua sự ủy nhiệm của Anh Trần văn Phan cũng như sự tín nhiệm của Quý Anh Chị đồng môn NSW, tôi xin tạm thời đảm nhận vai trò Xử Lý Thường Vụ Chủ Tịch Liên Bang Úc Châu để việc chuẩn bị tổ chức Đại Hội Liên Khóa QGHC thế giới khỏi bị gián đoạn.

*   Với nhiều đề nghị hữu ích nhận được từ các Huynh Trưởng và Quý Đồng môn trong những ngày qua, Ban Tổ chức Đại Hội Liên Khóa tại Sydney năm 2018 đã hình thành chương trình Hội Ngộ và sẽ có một Thông Báo chính thức vào đầu tháng 2 để các Đồng môn trên thế giới có thể kịp chuẩn bị cho chuyến đi của mình. Trong khi đó, các Anh Chị Đồng môn trên thế giới có thể ghé thăm trang web của Hội Cựu SV QGHC Úc Châu để theo dõi diễn tiến của việc tổ chức Đại Hội, cũng như các chi tiết cần biết khác khi đến thăm Úc Đại Lợi theo link sau đây  https://qghc.wordpress.com/
Trân trọng kính chào,

Nhan Tử Hà
Đại Diện Hội Cựu SV QGHC Liên Bang Úc Châu.

22 January 2018

Danh nhân: Phạm Trọng Yêm

Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ

Phạm Trọng Yêm (989–1052 SCN) là một học giả Nho giáo và nhà chính trị nổi tiếng triều đại Bắc Tống. Ông được biết đến với câu nói bất hữu: “tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc” (lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ).

Phạm Trọng Yêm phải tự lo toan cho cuộc sống từ rất sớm. Khi Phạm lên hai, cha ông qua đời. Ông gặp nhiều khó khăn trên con đường dùi mài kinh sử. Mỗi ngày chỉ có thể thổi nấu một nồi cháo cho hai bữa ăn. Vào mùa đông, ông phải cắt cháo đông lạnh thành từng miếng nhỏ ăn qua ngày.

Sau khi mẹ tái giá, Phạm buộc phải nương nhờ nơi cửa chùa.

Mài dũa trong gian khó

Trong gian phòng nhỏ hẹp của nhà chùa, Phạm Trọng Yêm cho thấy sự cần cù đáng kinh ngạc. Ông rửa mặt bằng nước lạnh để chống lại cơn buồn ngủ hoặc chỉ tựa lưng vào tường chợp mắt qua loa. Người ta nói rằng ông không ngủ trên giường trong năm năm.

Có người nói cha của một người bạn gửi vài món ngon cho Phạm khi biết ông chỉ ăn cháo mỗi ngày. Tuy nhiên, Phạm từ chối không dùng.

Khi được hỏi lý do tại sao, Phạm trả lời: “Tôi rất biết ơn lòng tốt của ngài. Tuy nhiên, tôi lo ngại những món ngon sẽ lôi cuốn để rồi trong tương lai có thể tôi không hài lòng với món cháo đạm bạc nữa”.

Lòng trung thực là nhân cách nổi trội

Mặc dù sống trong nghèo đói, Phạm vẫn giữ được phẩm cách cao thượng. Có lần tình cờ phát hiện một chiếc bình đầy vàng bạc chôn trong phòng mình, ông vẫn không màng chạm vào chúng.

Không lâu sau, Phạm đỗ tiến sĩ và bắt đầu sự nghiệp chốn quan trường. Khi một vài vị sư từ ngôi chùa ông từng sống đến xin giúp đỡ, Phạm đã chỉ cho họ chỗ chôn vàng trong căn phòng nhỏ.

Cảm phục trước sự chính trực của ông, các nhà sư hết lời khen ngợi: “Có được một vị quan phụ mẫu như Phạm, công lý cuối cùng sẽ đến với dân thường”.

Thiết lập chính sách tặng thưởng

Với vị trí của một phó Tể tướng, Phạm luôn cố gắng chống lại nạn tham nhũng và quan liêu. Ông cũng đề xuất một loạt các chính sách cải cách nhằm kiểm tra công vụ, quá trình giao đất và tăng cường lực lượng quân sự.

Phạm ưu tiên lựa chọn người am hiểu về giao thương cho các vị trí điều hành nhằm cải thiện quản lý nông nghiệp. Tuy nhiên, việc thực thi các chính sách không kéo dài quá một năm do áp lực từ các quan chức bảo thủ lo sợ mất chức và lợi lộc vì cải cách. Cuối cùng, Phạm buộc phải rời kinh thành để nhận một chức quan nhỏ tại địa phương.

Sau khi cáo lão hồi hương, Phạm dùng phần bổng lộc tiết kiệm được khi còn làm quan để mua một mảnh đất rộng. Ông cẩn thận lựa chọn người trông nom rồi dựng thành một trang trại, tạo kế sinh nhai cho người dân địa phương.

Hoa lợi được dùng để lo việc học hành của trẻ con các gia đình nghèo và chăm lo cho người già. Con cháu của Phạm cũng kế thừa tấm lòng thiện lương của ông và giữ gìn trang trại qua nhiều thế hệ.

Luôn vì người khác

Người ta nói rằng Phạm Trọng Yêm luôn nghĩ đến người khác trước. Tiêu biểu là câu chuyện tìm nơi yên nghỉ cho mình. Theo tín ngưỡng truyền thống của Trung Quốc, phong thủy của nghĩa trang gia tộc rất quan trọng đối với vận mệnh của các thế hệ con cháu.

Để đảm bảo tương lai thuận lợi cho gia quyến, người ta phải thỉnh giáo các Đạo sĩ về chọn nơi thích hợp nhất. Một ngày nọ, Phạm Trọng Yêm nghe được cuộc trò chuyện của một Đạo sĩ đang chỉ dẫn người đàn ông nọ chọn nơi chôn cất.

Theo vị Đạo sĩ này, mảnh đất mà hai người đang nói đến có vài tảng đá lớn nằm trên mặt đất làm nên hình dạng mũi tên xuyên qua tim, tạo thành thế phong thủy rất xấu, ai chôn tại đó sẽ tuyệt tự tuyệt tôn.

Khi nghe điều này, Phạm Trọng Yêm nhớ lại những thử thách cam go mà một người phải trải qua để có được quan phẩm và chức tước. Ông nghĩ, nếu một dòng họ phải chấm dứt, thì chẳng phải ông nên chịu nhận thay cho người ta. Vì vậy, ông đã mua mảnh đất đó làm nơi yên nghỉ cho mình.

Khi biết được một vị quan công bình và nhân hậu như Phạm Trọng Yêm sẵn sàng chấp nhận vận hạn xấu vì lợi ích của người khác, tất cả người dân đều cầu nguyện đừng để chuyện đó xảy ra.

Và vào ngày đám tang của Phạm Trọng Yêm, một ngày mưa bão, những lời cầu nguyện của người dân đã ứng nghiệm.

Trong buổi đưa tang ấy, giữa âm thanh sấm gào và bão nổi, những hòn đá đột ngột dựng lên thay đổi vị trí thành hình mũi tên chỉ lên trời tạo ra vị thế phong thủy tốt lành. Điềm báo phong thủy này là sự hưng thịnh về sau của cả một dòng họ.

Tưởng niệm của người đời

Phạm Trọng Yêm đã sống một cuộc đời thanh liêm chính trực, dành phần lớn bỗng lộc làm việc thiện. Dù sở hữu nhiều đất đai và trang trại thu lợi lớn, ông vẫn không xây dinh thự cho mình.

Sau khi qua đời, gia quyến cũng chỉ tổ chức cho ông một tang lễ đơn giản. Tuy nhiên, hàng trăm dân chúng đã kéo đến bày tỏ lòng biết ơn cùng nỗi buồn sâu sắc. Những người thọ ơn ông từ lợi tức trang trại cũng xin được đội tang ông ba ngày.

Được tin Phạm qua đời, người dân ở những nơi mà ông từng nhậm chức đã xây dựng đền thờ và tượng của ông, từ đó lưu truyền một câu nói nổi tiếng trong triều Tống: “Nhờ Phạm Trọng Yêm, triều đình nhà Tống có thể thừa hưởng ngày thái bình”.

An Nhiên

Nguồn: Tinh Hoa – Theo Epoch Times.

20 January 2018

Cuối Nẻo Tìm Ai, thơ

Dạo:
    Xưa không dám tỏ một lời,
Để cho vất vả một đời tìm nhau.

    Cuối Nẻo Tìm Ai
   (Dựa trên lời kể của CTT, một người ôm mối tình câm       
    trên 60 năm, đến giờ phút này vẫn một mình một bóng,
      và chỉ mong gặp lại người xưa trong giây phút để
    được một lần nói lên câu mà ngày xưa không dám tỏ)

Vướng víu bước hoàng hôn,
Mảnh hồn đơn quýnh quáng
Sục tìm trong dĩ vãng
Chuỗi ngày tháng chìm sâu.

                  *

Mình bảy tuổi quen nhau,
Hai mái đầu vô tội,
Sáng trưa cùng chung lối,
Cắp sách lội đến trường.

Hoa dại hát vang đường,
Bùn lầy vương gót mỏi.
Miệng cười cười nói nói,
No đói chẳng hề hay.

Áo trắng gió đùa bay,
Phượng hồng lay giấc mỏng.
Nụ hoa tình bé bỏng,
Vẫn chiếc bóng lặng câm.

Rồi vùn vụt tháng năm,
Em trăng rằm mười sáu.
Tim anh dần rỉ máu,
Về nương náu trong mơ.

Thời gian chẳng đợi chờ,
Em sang bờ bỏ bến.
Anh miệt mài chinh chiến,
Đành lỡ chuyến đưa nhau.

Vai quảy gánh buồn đau,
Chân đạp nhầu kỷ niệm,
Tình xưa chưa nỡ liệm,
Tạm giấu giếm buồn thương.

Từ mưa gió sa trường,
Đến phố phường nắng gắt,
Lòng bồi hồi quặn thắt,
Se sắt nhớ ngày nao.

Rồi vận nước lao đao,
Mình đớn đau mất nước,
Chốn thanh bình thuở trước,
Nay rách mướp điêu tàn.

Anh chịu cảnh tan đàn,
Gian nan tù mấy chuyến.
Rồi Trời cho vượt biển
Lần đến bến tự do.

Dẫu cố sức thăm dò
Khách qua đò thuở trước,
Nhưng cày xuôi cuốc ngược,
Vẫn chẳng được tin người.

Thê thiết cuộc đổi đời,
Mênh mông trời cách biệt,
Nhớ thương dù da diết,
Nào biết hỏi nơi đâu.

Giấc mộng cũ dìm sâu,
Hoa sầu kia vẫn nở.
Mình chắc không duyên nợ,
Nên khiến lỡ chuyến tàu.

Bảy mươi mấy tuổi đầu,
Tóc râu đà bạc trắng,
Chặng cuối đường cay đắng,
Buồn chẳng gặp lại nhau,

Để được nói một câu
Từ lâu không dám tỏ,
Và xem người gái nhỏ
Xưa có thấu gì không.

                *

Chí choé trận mưa đông,
Ánh đèn chong vụt tắt.
Người bàng hoàng dụi mắt,
Lạnh ngắt vách phòng khuya.

    Trần Văn Lương
    Cali, 1/2018

19 January 2018

Bầy sâu trong bụng con sư tử

Cổ nhân đã cảnh báo chúng ta: “Sư tử thân trung trùng thực sư tử nhục”. Câu này có nghĩa là “Chỉ có loài sâu trong thân con sư tử mới ăn được thịt của con sư tử”! Vâng, sư tử khỏe mạnh là chúa tể rừng xanh, một tiếng gầm vang lừng của nó làm muôn thú run sợ, nói chi đến việc dám lại gần nó, dám mó vào dái nó hay vật ngã nó! Đó là những con sư tử khỏe mạnh và như thế nó là vô địch! Nhưng một điều không thể tránh khỏi là con sư tử kia sẽ ngã quỵ một khi bầy sâu trong cơ thể nó ngày một sinh sôi và lớn mạnh! Chúng ta đều thấy, khắp nơi nơi trên đất nước ta nhan nhản những khẩu hiệu oai phong như “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm!”, “Chủ nghĩa Marx-Lenine vô địch muôn năm!”… làm ta liên tưởng đến sự vô địch của con sư tử! Vâng, nó vô địch thật nếu nó không bị lũ sâu bọ kia đục khoét! Nhưng tiếc thay, con sư tử oai hùng kia đang mang trong cơ thể nó cả một “bầy sâu”! Điều đương nhiên không thể tránh khỏi, con sư tử đó sẽ ngã quỵ một ngày. Đây là quy luật tất yếu!

*Đoạn văn trên trích từ bài "Tham nhũng là thủ phạm giết sống Đảng Cộng Sản và chủ thuyết Mác Lênin trên đất Việt Nam" . (LINK)

17 January 2018

Nhớ Mẹ, Một Năm, thơ


Thư đầu năm từ Hoa Kỳ*

Bạn thân mến,

Dù bị đánh phá từ nhiều phía: Dân Chủ, Cộng Hòa, Truyền Thông và một số báo chí tiểu tốt vô danh a-dua, theo hùa một cách vô trách nhiệm với đại cuộc của đất nước, Tổng Thống Trump vẫn đạt được một số thành quả có lợi cho dân chúng và đất nước Mỹ, đúng như chủ trương “Nước Mỹ Trước Hết” mà ông đã đề ra. Vượt qua bao nhiêu chống phá của truyền thông bất lương và sự bất hợp tác một trăm phần trăm (100%) của đảng Dân Chủ Mỹ (đối với các công tác của chính phủ Cộng Hòa), Tổng Thống Trump đã thực hiện được một số điều đã hứa khi tranh cử.

Nhà báo Paul Bedart đã liệt kê danh sách một năm thành tựu của Tổng Thống Trump gồm 81 công tác chính và 11 điều luật của Obama bị đình chỉ hoặc thay thế.

Với sự thông qua Luật Cải Tổ Thuế Vụ vào những ngày cuối năm 2017, chính phủ Trump đã đạt kỷ lục giữ lời hứa với quốc dân, khiến cho ngay cả CNN cũng phải dẹp tự ái để cất lời khen ngợi.

Thật đấy bạn ạ, ngày 8-12-2017, hãng thông tấn chuyên loan tin giả và tiêu cực về Tổng Thống Trump, đã làm cho dân chúng Mỹ ngạc nhiên qua bước xoay rất bất ngờ: Họ đã đưa lên một bài báo tựa đề “Donald Trump, keeper of promises.”- “Donald Trump, người giữ lời hứa.” Thật khó tưởng tượng là trong lòng họ đã có sự thúc đẩy phải nói lên Sự Thật. Quả thật, trong khoảnh khắc hiếm hoi này, lời khen của họ thật xứng đáng với Tổng Thống Trump! Suốt trong năm đầu tiên tại chức của Tổng Thống Trump, người dân Mỹ đã nhìn thấy Tổng Thống theo đuổi công cuộc thực hiện những điều Ông đã trân trọng hứa với cử tri khi tranh cử.

Gần đây nhất (sau Cải Tổ thuế vụ, giấc mơ 20 năm của đảng Cộng Hòa) tuyên bố công nhận Jerusalem – Thủ Đô Do Thái và sẽ dời Tòa Đại Sứ Mỹ đến đó. Đây là lời hứa mà cả ba vị Tổng Thống Mỹ tiền nhiệm là Bush-Con, Clinton, Obama đều thề/hứa sẽ giữ, nhưng không thực hiện được.

Suốt một năm qua, CNN tường thuật và đưa tin hầu như 100% tiêu cực về TT Trump, nhưng lần này hệ thống truyền thông này phải công nhận rằng Donald Trump là một trường hợp hiếm có trong số các chính trị gia ở Thủ đô Washington. CNN viết: “Một chính trị gia thực sự làm những gì, đã nói với cử tri, chính trị gia ấy sẽ có thể làm hình như hầu hết những người khó hiểu thấu tại Washington, một đô thị của những lời hứa bị phản bội (a town of broken promises). Đối với Donald Trump, với tư cách một Tổng Thống những lời phát biểu của ông đặc biệt quyết đoán, bởi vì đó là một trong những chìa khóa vàng trong sự giao ước bất di dịch đối với các cử tri.”

CNN cũng đã ghi nhận rằng TT Trump đã giữ đúng một vài lời hứa khác trong khi tranh cử như trở thành một xung lực tại Washington và trên thế giới. Điều này khiến cho những kẻ thù của Mỹ hiện nay không dễ dàng đoán trước được hành động của địch thủ, ngay cả các đối thủ tại quốc nội cũng bó tay, vì không thể lường trước là Donald Trump sẽ tung ra đòn phép nào để đối phó. Cho đến bây giờ, Tổng Thống Trump đã không phải trả một giá cụ thể nào vì đã giữ đúng hầu hết những hứa hẹn gây tranh luận của ông. Giữ đúng lời đã hứa với dân, Tổng Thống Trump đang đương đầu với nhiều nguy cơ lớn, đặc biệt là trên trường quốc tế, mà hậu quả có thể chưa xẩy đến.

Cụ thể: Trump rút khỏi Hiệp Định Paris về Khí Hậu Biến Đổi, tiết kiệm được $2 tỷ tiền đóng góp quá nhiều để cho nước khác thanh lọc môi trường khí thải của họ. Trump bị cho là ngu dốt về khoa học vì không tin là “địa cầu đang nóng lên”. Trump rút khỏi tổ chức Unesco vì các thành viên chống Israel và Mỹ, tiết kiệm được $80 triệu/1 năm tiền thuế của dân Mỹ. Vừa qua, Trump đòi cắt đóng góp cho LHQ gần $300 triệu v.. v... làm cho thế giới rúng động.

Chính CNN cũng ghi nhận rằng Trump đã làm cho kinh tế tăng trưởng, chỉ số chứng khoán Dow Jone liên tục gia tăng cao nhất là 24,000 điểm, tổng sản lượng quốc gia tăng 3.3%, tỷ lệ thất nghiệp nhỏ nhất (4.7) so với 17 năm qua…

Bạn thân mến ơi, có một huyền thoại về hai Tổng Thống Trump với những “Ways” khác nhau, rất khó đoán trước Trump sẽ làm gì… Daniel Henninger của báo Wall Street Journal nói sau cuộc khởi đầu chức vụ Tổng Thống đầy gai góc vất vả, với đặc điểm “chiến trận và chống lại thế lực muốn hủy diệt” (battle and mayhem), Tổng Thống Trump đã tạo nên một giai đoạn “Trumpian calm” (Bình lặng kiểu Trump) và ông đã thành tựu.

Một câu hỏi mà nhiều người đặt ra hiện nay đó là: “Bạn nghĩ sao về Tổng Thống Trump?” Dĩ nhiên là với tư cách Tổng Thống Mỹ, tại sao lại có hai con người?

Thế nhưng trong thực tế, “một-người-Tổng-Thống sẽ không đủ đối với Trump”. Thật vậy, trong phong cách Trump, nhà phát triển New York đã sản xuất ra “hai-người-Tổng-Thống” trong một năm.

Hiện có hai-Tổng-Thống-Trump tồn tại như hai vũ trụ song hành: Một người là hiện thân bởi Trump của Twitter. Đa số dân chúng Mỹ đều sửng sốt bởi ông Trump của Twitter, một người sống trong bóng tối và vũng sâu của cá tính với oán hận và sự tuôn tràn. Tỷ lệ chấp nhận ông trong năm đầu tiên dao động dưới 40%, trong lúc cử tri ở Virginia và Alabama bác bỏ các ứng cử viên của ông.

Bên cạnh đó là một Trump trong một vũ trụ vững chắc, hiển nhiên với những thành quả kinh tế. Thống kê cho thấy niềm tin của người tiêu thụ tăng cao trong 17 năm, tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong 17 năm qua. Đây là khung thời gian đẩy hoài niệm về thời Tổng Thống Obama ra khỏi ký ức.

Nên nhớ là Donald Trump đã nhậm chức Tổng Thống qua chiến thắng vẻ vang, đánh bại đối thủ Hillary Clinton, người tự cho là nắm chắc trăm phần trăm (100%) thắng cử. Do đó, ngay cả người trong đảng Cộng Hòa và toàn thế giới đều chống chúng ta, nhưng chúng ta đã thắng lớn trong cuộc bầu cử đầy cam go và nhiều kịch tính.

Tổng Thống Trump quả đã “Làm Cho Nước Mỹ Vĩ Đại Trở Lại” - “Make America Great Again”, vì cả thế giới đang kiêng nể Tổng Thống Trump, dù chính sách của ông là “America First”, quốc gia nào nhận viện trợ Mỹ mà chống Mỹ là Trump không thể dung thứ.

Chuyện vừa qua, trong diễn văn đầu năm 2018. Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-un đã lên tiếng đe dọa Hoa Kỳ qua tuyên bố rằng “nút bấm nguyên tử vẫn ở trên bàn làm việc của tôi.”

Tổng Thống Trump đã diễu lại rằng “Tôi cũng có cái nút bấm nguyên tử trên bàn và nó to lớn hơn của ông Un…”. Có người cho rằng nói như vậy không phải là cung cách của một Tổng Thống, nó giống như một đứa trẻ 5 tuổi. Đây là loại người vì ghét Trump mà nói lấy được. Thật ra thì sau câu nói có vẻ như đùa ấy của Tổng Thống Trump, một Tổng Thống không chấp nhận cho bất cứ ai động tới nước Mỹ, Chủ Tịch Bắc Hàn đã không có phản ứng mạnh mẽ hung hãn nào, trái lại đã tuyên bố sẽ nối lại đàm phán với Nam Hàn và nhận lời mời tham dự Thế Vận Hội mùa Đông tại Nam Hàn. Các hình ảnh trên video cho thấy Chủ Tịch Kim Jong-un của Bắc Hàn có vẻ mệt mỏi vì thấm đòn trừng phạt kinh tế của LHQ và Hoa Kỳ. Đây cũng là một thành tựu của Trump.

Cách làm của Tổng Thống Trump hiện nay là một cách mà nhiều người không thể hiểu nổi, bởi vì họ không có cơ hội để có một Tổng Thống thành công và bộc trực như Tổng Thống Trump bạn ạ!

Qua sự khen ngợi của CNN, nếu như giới truyền thông khuynh tả có thể thừa nhận những thành tựu lớn của Trump và hiểu được giao ước của Trump với dân chúng Mỹ, tại sao họ lại không bao giờ chia sẻ nó? Tại sao đảng Dân Chủ lại luôn luôn chống và phá hoại mọi công tác ích quốc lợi dân của chính phủ Trump? Hỏi rồi, mà chúng ta không sao có câu trả lời thỏa đáng để giải thích vì sao đảng Dân Chủ và gần như đại đa số đảng viên của họ - mà Tuyết-Lan thường gọi mỉa mai họ là Lừa Cha Obama, Lừa Mẹ Hillary và Bầy Lừa Con – vẫn mải mê cắm đầu cắm cổ chống phá và huỷ hoại mọi nỗ lực của Tân Tổng Thống Trump bạn ơi!

Theo nguyên tắc và tinh thần dân chủ đích thực, thì sau khi bầu cử đã ngã ngũ Thắng & Thua, thì phe Thua (thiểu số) phải phục tùng phe Thắng (đa số) trong các chính sách và công việc chung, hai đảng phải hợp tác để cùng phục vụ đất nước… chờ đến ngày bầu cử nhiệm kỳ sau, mới tiếp tục cuộc tranh giành phải không Bạn? Thế mà, đảng Dân Chủ Mỹ hiện nay đã không tôn trọng nguyên tắc dân chủ nữa, họ tiếp tục cùng nhau lập bầy đàn cũng “đoàn kết chặt chẽ” nhưng không phải để cùng xây dựng một nội các mới, mà là để phá Trump sau khi nữ soái của họ đã tan tành giấc mộng làm Nữ Tổng Thống, họ cũng vỡ mộng truất phế, lôi kéo Trump ra khỏi Tòa Bạch Ốc. Dân chúng Mỹ đã nhìn thấy dã tâm của các lãnh tụ đảng Dân Chủ là chỉ vì quyền lực, không bao giờ vì đất nước, do đó, nếu không chấn chỉnh hành động, đảng Dân Chủ sẽ phải thất bại trong kỳ bầu cử Quốc Hội bán kỳ sắp tới bạn ạ!

Thôi thì bạn và tôi, chúng ta đành phải bất lực nhìn họ duy trì tình trạng bát nháo, loạn lạc do chuyện “Mỹ Dân Chủ Tiêu Diệt Mỹ Cộng Hoà”, mặc cho Tàu cộng cười chê, Nga cộng lắc đầu, Ủn Hàn cộng lên giọng hăm he đe doạ, Việt cộng hớn hở “các ông cũng đánh nhau chí choé nhé! Trách gì cs Việt Nam chúng tôi!” và dân chúng ngao ngán buồn chán những vị lãnh đạo đảng Con Lừa như một bầy con nít “ăn chưa no, lo chưa tới”, việc đại sự đất nước không lo, chỉ lo chuyện anh em trong nhà đấu đá, đánh nhau u đầu sứt trán! Chán ơi là chán khi nghĩ đến cảnh đảng Dân Chủ chống phá đảng Cộng Hoà, đả kích Tổng Thống Trump không chút nương tay bạn ạ!

Thư đã dài, hẹn các bạn thơ sau nhé!

Thân mến chào các bạn.
Tuyết-Lan
(*Đầu đề do TTR) 
__
Nguồn: Việt Nam Nhật Báo - Tựa đề nguyên thủy: "Thành Quả Năm Đầu Tiên Của Tổng Thống Donald Trump"
______________
Một thân hữu góp ý:
Khoái nhất là khi nhìn thấy cách Bắc Kinh đón tiếp TT Trump mới đây như một hoàng đế. Chẳng phải vô tình mà bọn Tàu làm như vậy. Rõ ràng đó là một trong những dấu hiệu biểu lộ sự khâm phục và lo ngại của chúng đối vớt TT Trump. Chúng ta còn nhớ Bắc Kinh rẻ rúng hai tổng thống Hoa Kỳ tiền nhiệm là Bush và Obama như thế nào khi hai vị này có dịp tới thủ đô Nước Tàu. So sánh mới thấy TT Trump đang đi đúng đường về mặt đối ngoại và thấy rằng Bắc Kinh chỉ là một lũ thượng đội hạ đạp và mền nắm rắn buông!!

16 January 2018

Đôi dòng về Super Bowl LII (52)

Phóng…đại viên Nguyên Trần

Các trận đấu tranh giải bầu dục hay còn gọ̣i là bóng cà na      (American Football-khác với English Football là bóng tròn soccer) mùa 2017-2018 sắp kết thúc vòng loại cũng như vòng trong (play off). 
      
Kết quả của bốn trận tranh đầu bảng (division round) hay có thể gọi là vòng tứ kết trong hai ngày thứ bảy 13/1/2018 và chúa nhật 14/1 là:
        Atlanta Falcons         10 -  15     Philadelphia Eagles
        Tennessee Titans       14  - 35     New  England Patriots
        Jacksonville Jaguars  45  - 42     Pittsburg Steelers
        NO Saints                  24  - 29     Minnesota  Vikings
     
Như vậ̣y chúa nhật 21/1 sẽ có hai trận thi đấu tranh giải vô đị̣ch hiệp hôi AFC (American Footbal Conference Championship) và NFC (National Football Conference Champioship) như sau:
    (AFC) Jacksonville at NE
    (NFC) Philadelphia at Minnesota                                      

Trong bốn đội nầy và ngay cả trong  tám đội của vòng tứ kết vừa qua thì đội Philadelphia Eagles là đội yếu nhất và sở dĩ họ thắng được Atlanta 15-10 trong vòng tứ kết là vì Atlanta trong ngày bad mood còn Philadelphia thì hay hổng bằng hên. Lý do sự xuống dốc của đội Philadelphia là cầu thủ ném banh xuất sắc (quarterback – quarterback của một đôi bóng bầu dục chính là thủ quân linh hồn của đội đó) Carson Wentz đã bị chấn thương đầu gối trái nên phải nghỉ chơi từ ba tuần nay. Đội Phili phải đưa tay ném bóng phòng hờ thuộc loại cóc xoài ổi mận là Nick Foles thay thế và hoàn toàn không hy vọng gì cái cup Super Bowl. Anh ta là một trong những quarterbacks bị sack (hậu vệ đic̣h ôm vật) và ném bóng vào tay địch (interception) nhiều nhất.
    
Thế nên trong trận NFC  Championship, tôi chắc chắn là Minnesota ngoài tay ném banh Case Keenum xuất sắc còn thêm lợi thế chơi trên sân nhà,  họ sẽ thắng Philadelphia dễ dàng. Vấn đề là không biết số bàn thắng của họ có cover được kèo chấp (point spread) của Las Vegas hay bookie không?
          
Riêng trậ̣n AFC Championship giữa Jacksonville và New England thì tuy Jacksonville cũng là đội khạ́ nhưng tay ném banh Blake Bortles  và tay bọc hậu (running back) De Fournette về talent cũng như kinh nghiệm không thể nào sánh bằng tay ném banh của NE là Tom Brady(chồng của đệ nhất siêu mẫu Gisele Bundchen  người cổ súy việc đàn bà cứ tự nhiên breast feeding cho con nơi công cộng) và tay nút chặn (tight end) Rob Ronkowski chuyên chụp banh xa.
    
Như vậy most likely là Super Bowl LII (52) năm nay sẽ là cuộc tranh tài giữa hai đội New England Patriots và đội Minnesota Vikings. Có thể nói đây là trân thi đấu tiêu biểu giữa đệ nhất tấn công NE và đệ nhất phòng thủ Minnesota. Nhưng tôi tiên đoán co may thắng cho NE 6O% và Minnesota  40%.
       
Trận Super Bowl LII sẽ được diễn ra vào  lúc 6:30 pm ET ngày chúa nhật 4 tháng 2 năm 2018 tại sân vận động mới US Bank Stadium thành phố Minneapolis, Minnesota với sức chứa 70,000 người. Như vậy nếu thắng Philadelphia để vào Super Bowl, đôị Minnesota sẽ được chơi trên sân nhà,

Cost of 30-second commercial    $7.7 million

Đây không phải là một ưu tiên  mà vì họ đã xin làm host Super Bowl từ hơn ba  năm trước rồi. Chỉ là sự trùng hợp mà thôi.
     
Và bây giờ tôi xin nói tới vài con số kinh hoàng về Super Bowl  LII để thấy “đế quốc Mỹ dãy chết” nhưng không dãy chết chút nào như bè lũ mafia CS quen thói ăn tục nói phét.
    
Trước hết xin nói về giá vé vào cửa xem NFL thoạt nghe qua thật khó tin nhưng đó là sự thật. Giá thấp nhất là 2,783 mỹ kim  cho tới giá cao nhất là...21,005 mỹ kim. Nói thiệt nha số tiền cái vé nầy còn hơn tiền lương trong một năm của một số dân ở Bắc Mỹ và đa số người dân Việt Nam làm lụng đầu tắt mặt tộ́i cả đời cũng không được. Chưa nói đây chỉ là giá vé chính thức của Ban Tổ Chức, còn nếu mua vé tại cửa bị phe scalp  bán chơ đen thì còn hao tài hơn nhiều.  Ngoài ra, tiền valet parking lên tới 2,000 mỹ kim.
    
Chương trình half time show sẽ do nam ca sỹ Justin Timberlake  phụ trách.  Về con số khán giả thì ngoài 70,000 đã book vé, người ta dự đoán sẽ có 200 triệu người tại Mỹ và 300 triệu người trên thế giới xem qua hệ thống truyền hình.  Ngoài ra tại hầu hết các thành phố lớn nhỏ  ở Bắc Mỹ đều có những dome, hall  hay quán ăn cà phê với những máy truyền hình lớn để khán giả mua vé vào xem.                                 
Đài truyền hình NBC độc quyền live trận đấ́u và charge tiền quảng cáo thương mại với chi phí là 7.7 triệu mỹ kim chỉ cho 30 giây ̣(7.7 million dollars commercial charge for only 30 second on spot). Nên nhớ giùm là tiền Mỹ chớ hổng phải là tiền Việt Cộng đâu nha.  Còn riêng số lượng cánh gà chiên bán ra trong ngày Super Bowl năm nay, Hội Đồng gia cầm quốc gia (NCC-National Chicken Council) ước tính dân Mỹ sẽ tiêu thụ 1.7 tỷ cánh gà (170 triệu pounds).
        
Thêm vào đó, đa số các hotel tại Minneapolis sẽ không còn chỗ nên đây cũng là dịp cư dân địa phương nhất là đồng hương cho mướn nguyên căn nhà hay phòng riêng với giá cao trong mấy ngày Super Bowl như một nghiệp vụ ăn theo.                                                

Và sau cùng, tôi sẽ viết bài tường thuật trận Super Bowl mong đợi nầy…. nếu có  bạn nào chịu đọc chứ viết mà không ai thèm đọc thì buồn… năm phút. Nếu có viết thì phải ít nhất là hai ly cà phê espresso./.                                                                
                               
Toronto 14/1/2018
Phóng… đại viên Nguyên Trần

Tin buồn

Đồng môn Quốc Gia Hành Chánh Ban Đốc Sự Khóa 12

Ông
NGUYỄN VIẾT THU
Pháp danh QUẢNG VIỆT

đã tạ thế ngày 12 tháng 1 năm 2018 tại Montréal, Canada
Hưởng thọ 78 tuổi

10 January 2018

Đừng trông chờ Bộ Chính trị và Cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm nhân chứng tại tòa

Ông Đinh La Thăng bị dẫn ra tòa tại Hà Nội,
ngày 8 tháng
Trong phiên tòa ngày 9 tháng Giêng, năm 2018, Ông Đinh La Thăng, nói rằng quyết định chỉ định thầu của ông là chủ trương của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, và quyết định của Cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Ông Thăng nguyên là Tổng Giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam, nguyên Bí thư Thành ủy Sài Gòn, nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, đang bị truy tố về tội cố ý làm trái các nguyên tắc quản lý nhà nước.

Liệu tòa án sẽ triệu tập các thành viên Bộ Chính trị và Cựu Thủ tướng Dũng làm nhân chứng hay không?

Luật sư Lê Công Định: Câu trả lời của ông Thăng là một thực tế chính trị kinh tế ở Việt Nam. Tuy rằng Bộ Chính trị không có một tư cách pháp lý, một địa vị pháp lý chính thức nào, nhưng Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản luôn can thiệp vào mọi quyết định, kể cả những quyết định thuần túy về kinh tế của chính phủ.

Tôi từng đọc rất là nhiều hồ sơ của những dự án đấu thầu, chẳng hạn như sân bay Nội Bài, xây dựng sân Mỹ Đình,… tất cả những dự án đó tuy thuộc về chính phủ, nhưng bao giờ chính phủ cũng phải báo cáo lên Bộ Chính trị để xin ý kiến, luôn chờ Bộ Chính trị quyết định cho một cái chủ trương chọn nhà thầu này hay nhà thầu kia, hay là phê duyệt cái giá của gói dự án đó như thế nào, thì tất cả đều phải thông qua Bộ Chính trị cả. Cho nên lời khai của ông Đinh La Thăng trước tòa ngày hôm qua là phản ảnh một thực tế hoàn toàn chính xác.

Kính Hòa: Theo những phiên tòa ở Việt Nam, người ta hay nói đến những cá nhân và tổ chức có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, phải có mặt tại tòa, vậy Bộ Chính trị và ông Nguyễn Tấn Dũng phải có mặt tại tòa?

Luật sư Lê Công Định: Điều đáng tiếc là pháp luật không bao giờ với tới Bộ Chính trị được. Cho nên tuy ông Đinh La Thăng nói về một thực tế như vậy, xét về phương diện tố tụng hình sự thì hoặc là Viện Kiểm sát, hoặc Tòa án phải yêu cầu triệu tập những bên có liên quan đến lời khai của đương sự, đến tòa để xem xét. Đó là qui định trong luật tố tụng hình sự Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta biết rằng những quan chức cao cấp nhất của Việt Nam thì thường luật pháp cũng không với tới, đặc biệt trước những vụ án hình sự như thế này. Huống chi Bộ Chính trị là một tổ chức mà chẳng bao giờ chúng ta thấy qui định về nó như thế nào trong hiến pháp. Chúng ta đừng trông mong là trong một vụ án như thế này Bộ Chính trị sẽ bị triệu tập, hoặc ít nhất tòa án có thể đình chỉ phiên xét xử để cơ quan điều tra xem về sự dính líu của lời khai của ông Đinh La Thăng, với vai trò của Bộ Chính trị trong việc đưa ra chủ trương chỉ định thầu mà ông khai hay không.

Không bao giờ có chuyện đó, và chúng ta thấy những báo chính thức nào đưa tin ông Thăng khai có chủ trương của Bộ Chính trị, đều gỡ xuống những thông tin đó. Điều đó muốn nói rằng chúng ta đừng nghĩ rằng Bộ Chính trị có liên can vì một lời khai trước tòa của một bị cáo như ông Đinh La Thăng cả.

Kính Hòa: Trong những bàn luận về thể chế, về sự điều hành của Đảng, của Chính phủ, chúng ta cũng hay nghe nói rằng lấy quyết định trong nền chính trị Việt Nam, trong nền quản trị đất nước Việt Nam hiện nay là những quyết định tập thể, nhưng cá nhân chịu trách nhiệm. Nếu chúng ta cố gắng hiểu họ theo một hướng tích cực, thì họ muốn nói gì?

Luật sư Lê Công Định: Qui chế điều hành bên trong đảng cầm quyền ở Việt Nam là qui tắc tập trung dân chủ, tức là quyết định tập thể dựa trên những ý kiến dân chủ của những cá nhân. Họ bao giờ cũng đưa ra một quyết định có tính cách tổng quát, do nhiều người chịu trách nhiệm, chứ không riêng một cá nhân cụ thể nào.

Và thường thì họ phải xử lý nội bộ trong trường hợp những quyết định tập thể đó có một vấn đề nào đó về phương diện pháp lý. Chẳng hạn như một quyết định gây tổn hại về kinh tế như vụ án ông Đinh La Thăng.

Khi cần phải qui trách nhiệm thì họ có hai giải pháp: một là xử lý nội bộ những cán bộ nào chịu trách nhiệm cá nhân nhưng không bao giờ đưa người đó ra trước pháp luật, bởi vì sẽ có một tập thể bảo bọc cá nhân đó.

Gần đây chúng ta thấy giải pháp thứ hai là họ bắt những cá nhân chịu trách nhiệm và đưa những cá nhân đó ra tòa luôn, chẳng hạn vụ án chúng ta đang theo dõi.

Nhưng một câu hỏi đặt ra là vậy thì cái phạm vi thế nào để xử lý nội bộ, tập thể bảo vệ cá nhân, khi nào một cá nhân phải chịu trách nhiệm pháp lý chứ không xử lý nội bộ. Chúng ta hoàn toàn không biết có một ranh giới nào như vậy.

Và như thế người ta hiểu rằng trên thực tế, việc đưa những cá nhân chịu trách nhiệm pháp lý có tính chất cá nhân trước pháp luật, thì đó là trong trường hợp phe nhóm này đấu đá phe nhóm kia bằng cách lôi người của phe kia ra tòa để trừng trị. Trong vụ án của ông Đinh La Thăng chúng ta thấy rõ điều đó.

Kính Hòa: Trong kinh nghiệm về luật pháp trên thế giới, có khi nào đảng cầm quyền phải ra tòa không?

Luật sư Lê Công Định: Rất thường xuyên. Những cá nhân của đảng cầm quyền vi phạm pháp luật thì chắc chắn họ phải chịu trách nhiệm pháp lý. Đảng cầm quyền của họ không phải là một đảng độc tôn, nó phải bị chi phối của luật pháp. Điều đó rất là bình thường. Chỉ có bất thường ở Việt Nam thôi.

Kính Hòa: Trong những diễn biến chính trị tại Việt Nam trong một năm qua có nhiều vụ tham nhũng được đem ra xử lý. Có những ý kiến cho rằng ban lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng có những ý tưởng cải cách. Để tiến tới điều mà người ta gọi là có trách nhiệm giải trình, tiến tới cai trị bằng một nhà nước pháp quyền, thì trước tiên là chống tham nhũng cái đã. Ông quan sát thấy đúng không?

Luật sư Lê Công Định: Nếu cuộc chiến chống tham nhũng dọn đường cho một nền pháp trị trong tương lai, như những lời đồn anh vừa nói, thì cuộc chiến chống tham nhũng này thực sự rất đáng hoan nghênh.

Tuy nhiên bản chất một chế độ cộng sản thì không bao giờ chấp nhận một nhà nước pháp quyền thực sự, trong đó họ chấp nhận tam quyền phân lập.

Không bao giờ.

Chúng ta thấy hồi năm 2013 đã có một cuộc tranh luận lớn về hiến pháp mới, ông Tổng Bí thư của đảng cầm quyền đã tuyên bố là nhà nước và hệ thống chính trị ở Việt Nam không bao giờ chấp nhận thể chế tam quyền phân lập cả. Và như vậy chúng ta hiểu rằng nhà nước pháp quyền là vẫn theo cách hiểu của đảng cầm quyền, tức là phục vụ cho một đảng độc tôn cai trị đất nước này. Cho nên cuộc chiến chống tham nhũng ngày hôm nay, tuy chúng ta cũng ủng hộ, nhưng chúng ta chờ xem nó đến đâu? Nó dẫn đến một cuộc thanh trừng nội bộ, đấu đá nội bộ, hay dẫn đến một nhà nước pháp quyền. Riêng cá nhân tôi thì tôi không bao giờ tin là sẽ dọn đường cho một cuộc cải cách chính trị nào cả.

Kính Hòa: Xin cảm ơn ông.
___
(Nguon: RFA)

07 January 2018

Năm Tuất Nói Chuyện Chó

Pham Thành Châu

Năm ngoái là năm Dậu, tôi viết chuyện con gà. Năm nay là năm Tuất, tôi kể chuyện về con chó. Chuyện tào lao, không văn chương, triết lý gì cả. Đọc cho vui trong mấy ngày Tết, để mấy người già (như tôi) quên chuyện mình đã già thêm một tuổi. Đang “Sống qua ngày, chờ qua đời!”    ”                                           
Có cô gái Mỹ đi du lịch Việt Nam, bị chó rượt, cô đâm đầu chạy miệng kêu cứu “Heo! Heo!” (Help! Help!: Cứu tôi với!) Ông già ngồi trước hiên nói với bà vợ già “Nó không thấy con chó bao giờ nên gọi con chó là con heo!”

Việt Nam mình cũng có thời kỳ chẳng thấy con chó bao giờ. Đó là thời “Toàn quốc kháng chiến”, chống thực dân Pháp, (1945-1954) trong vùng kháng chiến, người dân không được nuôi chó vì ban đêm, du kích đi, chó sủa, sẽ lộ hành tung. Phải diệt chó. Chó bị bắt làm thịt hết sạch nên ban đêm im lặng như tờ. Sau 1954, chia cắt đất nước, dân Hà Nội, từ năm 1954 đến năm 1983, gần ba mươi năm, không hề thấy “dung nhan” con chó ngoài đường như thế nào? Tôi biết bạn không tin nên xin đăng vài đoạn báo, trong  một bài nói về việc cấm nuôi chó ở Hà Nội để chứng minh. Vị nào, trên 70 tuổi, ở Hà Nội ắt còn nhớ Ở ngoài Bắc, sau hiệp định Geneve 1954, Lúc đó, chủ tịch UBND thành phố Hà Nội là y sĩ Trần Duy Hưng, đã ra một văn bản cấm triệt để việc nuôi chó. Có nhiều lý do để cấm nuôi chó hồi ấy, nhưng có một lý do mạnh nhất, đó là nuôi chó tốn kém, trong khi đất nước còn gặp vô vàn khó khăn... Để triệt hạ chó, người ta tổ chức các đội bắt và đập chết chó. Cũng có qui định cho phép nuôi chó, nhưng xin được cái giấy phép nuôi chó còn khó hơn xin nhập hộ khẩu. “Người nuôi chó phải đến Sở Nội Vụ (Sở Công An) với xác nhận của phường, quận để xin giấy phép nuôi chó, rồi phải làm “Hợp đồng nuôi chó”. Mỗi người chỉ nuôi được một con chó. Chó đẻ con, phải nộp chó con cho công an. Giấy phép có thể bị thu hồi bất cứ lúc nào. Qui định thì như vậy nhưng chẳng ai được cấp giấy phép nuôi chó bao giờ. Nhiều người thích chó quá nên nuôi chui. Nuôi chó trong phòng kín, bịt rọ mõm. Nhưng rồi cũng có lúc gặp đại hoạ. Như ông Quyết ở đường Bà Triệu, chuyên nghề bán thuốc lào. Ông nuôi giấu hai con chó trong nhà suốt mấy năm. Vậy mà chẳng biết sơ sểnh thế nào, hai con chó chạy được ra ngoài. Cả phố chạy ra xem, người đi đường cũng ngừng lại xem, để biết “dung nhan mùa hạ con chó” như thế nào? Cảnh náo loạn, kẹt đường từ đường Bà Triệu đến đường Đại Cồ Việt. Thế là công an đến bắt hai con chó, truy tìm chủ nhân. Ông Quyết bị tù. Ra tù, ông lại lén lút nuôi chó.

Người thứ nhì nuôi chó gặp nạn là ông Xuân ở Bạch Mai. Ít người nuôi hai con chó, vì hai chữ “khuyển” thành chữ “khốc”, không phải khóc mà là “khốc hại” Ông Xuân nuôi hai con chó nên mới ra nông nỗi. Hai con chó đẻ ra một bầy chó tám con. Có người đi mét công an. Công an ập vào, xét nhà. Công an kết tội ông là tư bản. Ông Xuân bị tịch thu chó, tịch thu cả nhà cửa, tài sản. Ông chỉ kịp ôm một con chó, chạy thoát về khu Tân Mai, tiếp tục nuôi chó. Có ông Sinh Gà, cũng mê nuôi chó. Ông có đến bốn con Bẹt Giê (berger). Công an xét nhà thì ông ôm chó trốn vào tủ. Lúc đó, chó chỉ kêu lên một tiếng là ông đi tù.

Sau gần ba mươi năm, 1983, Hội Đồng Thành Phố Hà Nội nới lỏng việc cấm chó. Thế là mấy ông nuôi chó chui giàu to. Họ bán chó con với giá trên trời. Muốn lấy giống (nhảy đực) phải trả đến một chỉ vàng. Nhưng sau đó, chó nhập từ Thái Lan, mỗi lần cả nghìn con, chẳng ai nuôi chơi nữa. Họ đến các tiệm thịt chó nhậu cầy tơ. Phong trào ăn thịt chó phát triển khắp nơi. Sau đó, Thái Lan cấm xuất chó qua Việt Nam vì hội Bảo Vệ Súc Vật thế giới la ó nên Việt Nam thiếu chó để xơi, các cậu kẹt tiền có sáng kiến đi bắt trộm chó bán cho các quán thịt chó. Rồi người bắt chó trộm bị đánh đến chết, xe máy bị đốt.

Thời Pháp thuộc thì có nạn đánh chó trộm đêm giao thừa. Số là, đêm giao thừa, người ta đốt pháo, chó sợ, chạy trốn ngoài đồng. Những người nghèo khó thường ra đồng rình đập chó đem về làm thịt ăn tết. Trai tráng trong làng cũng ra đồng, nhưng để rình đánh những người đánh chó trộm. Cảnh người đánh chó trộm tàn bạo cũng giống như thời nay, người ta đánh, có khi đến chết những người bắt trộm chó đem bán. Tôi xin trích mấy dòng về chuyện đánh chó của Tô Hoài trong tập truyện “Chuyện Cũ Hà Nội”

06 January 2018

Lượm, truyện ngắn

Lanh Nguyễn

Khoảng năm 1968 sau tết Mậu Thân, thời điểm mà Việt Cộng thường hay đấp mô trên các trục lộ giao thông, đường xá bị kẹt, xe cộ không chạy được, tui ra Tân Hiệp ở trọ nhà cô tui để đi học, cho khỏi bị trể giờ vì VC đấp mô chận đường xe.

Sau nhà cô tui có vườn xoài hơn chục cây đủ loại. Xoài thanh ca, xoài tượng, xoài thơm, xoài các... Nhưng lạ một điều con nít ở chợ hổng biết lượm xoài rụng để ăn. Hay là bọn nó không dám vô vườn mặc dù vườn không nhà trống.

Lúc đầu thấy xoài rụng nhiều quá tui ham, lượm sạch sẻ chất cả đống trong nhà, nhưng mà một mình thì ăn được bao nhiêu, hơn nữa xoài non vừa chua vừa chát ăn nhiều ê răng thấy bà cố, vì vậy mấy hôm sau là tui cũng không thèm ngó tới chúng nữa.

Ngang cửa nhà cô tui có cất cái chòi nhỏ bên vệ đường chuyên bán đồ ăn vặt như bánh, kẹo, trái cây theo mùa...

Một buổi chiều sau khi tan học về tui đang lui cui nấu cơm kho cá trong bếp ở nhà sau thì nghe tiếng con gái nói chuyện:
    - Ai mà kho cá thơm quá dzị ta.
    Tui quay ra cửa bếp, hai cô nhóc, tóc cột bính đang thập thò ló mặt vô nhìn, tôi hỏi:
    - Tụi em tìm ai dzậy?
    - Đâu có tìm ai, nhà của bác Sáu bỏ không lâu rồi hổng có ai ở. Mấy hôm nay thấy có người tới, tụi em muốn qua làm quen chơi thôi. Mà anh là con trai sao mà biết nấu cơm kho cá hay quá dzị?
    - Hay gì mà hay? Vo gạo xong thì nhúm lửa lên nấu, khi nó sôi đều thì chắt hết nước ra, bớt lửa chừa than lại, chờ cho nó chín, đơn giản vậy ai mà hổng biết làm?
    - Em hổng nói chuyện nấu cơm, kho cá kìa, sao anh kho thơm quạ dzị, má em kho hổng thơm chút nào hết. Cho coi thử được hông?
    Tui chưa kịp trả lời, hai cô bé đã chạy tót vô trong rồi dở nắp nồi cá kho ra mà nhìn:
    - Sao khô queo dzậy? Hổng còn miếng nước nào hết lấy gì chan cơm ăn?
    Cô kia thì xì một tiếng chê:
    - Hổng biết kho cá, để khét ngẹt vậy mà mầy khen thơm, kéo tao vô coi.
    Tôi cười trả lời:
    - Hổng phải kho khét à nghen, tui kho quẹt đó, em kia nói đúng còn em trật đường rầy xe lửa rồi, nhìn kỹ đi, nước vừa cạn thôi đâu có khét miếng nào...
    Muốn quẹt thử hông?
    Hai cô bé lắc đầu lè lưởi rồi hỏi tôi:
    - Anh học lớp mấy, trường nào dzậy? Thái Hòa hay Kiên Tân?
    - Đệ Tứ trường Kiên Tân. Còn hai em?
    - Tụi em đang học lớp Nhứt (lớp năm) trường Tân Hiệp. Cuối năm nay là học chung trường với anh rồi đó.
    Tui cười chọc chúng:
    - Sắp thi mà hỏng ở nhà ôn bài, coi chừng không vô được Kiên Tân mà phải chạy qua Thái Hòa, học ở đó xong ra làm bà Phước luôn...
    Hai cô bé trề môi xì lia lịa rồi bỏ đi một nước...

    Cả tuần lể sau thì hai cô trở lại, đứng thập thò trước của bếp. Thấy vậy tui hỏi:
    - Hôm nay hổng có kho cá, hai em qua xem cái gì?
    Hai cô bé trả lời tỉnh bơ:

Anh hùng dân tộc Nguyễn Thái Học


Ảnh thật vừa được tìm thấy của anh hùng dân tộc Nguyễn Thái Học (1902-1930), người thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng, do thực dân Pháp chụp tại nhà tù Hỏa Lò, tháng 2, 1930, đang mặc quần áo tù và mang số tù. Ông bị tuyên án tử hình và lên đoạn đầu đài ngày 17 tháng 6, 1930.

Nhục mấy trùng cao, ách mấy trùng
Thương đời không lẽ đứng mà trông
Quyết quăng nghiên bút xoay gươm súng
Ðâu chịu râu mày thẹn núi sông
Người dẫu chết đi, lòng vẫn sống
Việc dù hỏng nữa, tội là công
Nhớ anh nhớ lúc khi lâm biệt
Cười khóc canh khuya chén rượu nồng.

Nhượng Tống
(Nhật ký yêu nước)

02 January 2018

Tìm Hiểu Về Chủ Nghĩa Thực Dụng Của Hoa Kỳ

Lê Văn Bỉnh
Những hí họa là do TTR thêm vào
để giúp những ý niệm trừu tượng trở nên
cụ thể và vui hơn.
(TTR)

Nhiều người trong chúng ta thường nói rằng người Mỹ --dùng chung cho cá nhân, chính trị gia, định chế, chính phủ --theo “chủ nghĩa thực dụng” (pragmatism).  Khi tỏ ý chê bai, thì phê phán này có nghĩa là người Mỹ không có một lý tưởng rõ ràng, hễ thấy điều gì có lợi cho mình thì làm, quên cả mục tiêu mà mình muốn theo đuổi từ ban đầu. Khi ngợi khen, thì phê phán này hàm ý là người Mỹ không câu nệ, không cứng nhắc tuân theo nguyên tắc, mà trái lại biết linh động theo tình thế, sẵn sàng thay đổi phương cách hành động cũng như đường lối, chính sách.  Sử dụng cụm từ “chủ nghĩa thực dụng” với những hàm ý này thiết nghĩ không chính xác, nếu không nói là lạm dụng chữ nghĩa, bởi lẽ hành động theo cung cách đổi tới đổi lui thì không thể gọi là theo một “chủ nghĩa” nào cả!  Thiết nghĩ nói rằng người Mỹ “thực tế”, “thực tiễn” (practical) thì có lẽ đúng hơn.

Không phải chỉ có không ít người Việt chúng ta không hiểu về chủ nghĩa thực dụng, mà ngay cả nhiều người Mỹ có học cũng khá mơ hồ về nó. Thật vậy, đầu năm 2012, đài phát thanh National Public Radio ở thành phố New York (WNYC) tường thuật rằng 3 chữ pragmatic/pragmatism/pragmatist được cư dân mạng tìm kiếm nhiều nhất, cũng như đã được các phương tiện truyền thông đại chúng dùng nhiều nhất vào năm 2011 sau khi Tổng Thống Obama tuyên bố rằng ông và lịch trình hành động của ông từ khi vận động tranh cử đến lúc bấy giờ vẫn nhất quán, nghĩa là “pragmatic” và “pragmatist.”  (Pragmatism and American Experience: An Introduction, TG Joan Richardson, NXB Cambridge, 2014, tr.1-2)

Chủ nghĩa thực dụng thực ra đã được người Mỹ và thế giới công nhận là một trào lưu triết học, ra đời trên đất Mỹ từ hơn một trăm năm nay.  Nó càng ngày càng phổ cập trong đời sống cũng như trong các lãnh vực giáo dục, pháp luật, chính trị, ngoại giao vv. Hoa Kỳ.  Nhiều nhà triết học nổi tiếng thế giới đã nghiên cứu phong trào triết học mới này một cách nghiêm túc, coi đó là một sản phẩm trí tuệ của nước Mỹ đóng góp vào kho tàng triết học thế giới.

Trước khi giới thiệu nội dung của chủ nghĩa thực dụng, thiết nghĩ nên đề cập sơ lược về triết học để từ đó chúng ta có thể nhận ra những khám phá của phong trào triết học mới này.

Sơ Lược Về Triết Học

Triết học là gì? Thật ra chưa có một định nghĩa nào về triết học được đưa ra mà không gây tranh cải. Xuất xứ từ tiếng Hy Lạp (philosophia), triết học có nghĩa là “lòng yêu thương tri thức hay sự khôn ngoan” (love of knowledge or wisdom), mà mục tiêu là nhằm nghiên cứu để tìm hiểu các phạm trù đặc trưng tổng quát và trừu tượng nhất của thế giới (sự sống, chết, linh hồn, thần linh, thượng đế vv.) và các phạm trù giúp cho con người suy nghĩ (trí óc, vật chất, sự thật vv.) Theo nhiều nghiên cứu, triết học Đông phương, đặc biệt Trung Hoa và Ấn Độ có trước triết học Tây phương rất lâu, nhưng chủ yếu nghiêng về tôn giáo, tức thuộc loại phạm trù trước, hơn là loại phạm trù sau. Triết học xuất phát từ tính tò mò, hiếu kỳ cũng như lòng ao ước của con người muốn biết và hiểu. Cách đây vài trăm năm vì chưa có điều kiện giao lưu thường xuyên, cho nên triết Tây tiếp tục phát triển một các độc lập.  Nhưng dù triết Đông hay triết Tây, triết học nói chung đều mang ít nhiều tính cách tra vấn (inquiry); nhưng khi tra vấn, triết Tây thường theo một diễn trình khá qui ước, gồm các giai đoạn như phân tích, phê bình, giải thích và tổng quát hóa để có thể giúp tiên liệu những tình huống tương lai. Trong điều kiện này thì nghiên cứu triết học đòi hỏi ít nhiều thông minh, hay ít nhất người nghiên cứu không thể thiếu những kiến thức căn bản nào đó.  Trước năm 1975, tại Miền Nam, học sinh năm cuối cùng của chương trình trung học phải học và thi trong kỳ thi tốt nghiệp hai môn luận lý học và đạo đức học; riêng học sinh ban văn chương còn phải thêm môn tâm lý học.  Các kiến thức nhập môn này không những giúp họ hiểu biết một tổng quát thế giới trừu tượng, mà còn hướng dẫn và thúc đẩy họ tra vấn về nhiều phạm trù mà sau này khi ra đời họ sẽ thực sự đối phó.

Triết học như nói trên nhằm tra vấn những phạm trù mà người nghiên cứu quan tâm. Nhưng trên đời, có biết bao vấn đề đáng quan tâm! Theo truyền thống, triết học chia ra 5 ngành chính:
- Siêu hình học (metaphysics) nghiên cứu về bản chất căn bản của hiện thực và hiện hữu. Chia ra hai chi nhánh: hiện thể học (ontology, nghiên cứu hiện thể -- tức “Being”) và vũ trụ học (cosmology, nghiên cứu về nguồn gốc vũ trụ qua tôn giáo, truyền thuyết và khoa học);
- Tri thức học (epistemology) nghiên cứu về bản chất, căn bản và sự phát triển của tri thức (knowledge), để có thể giúp con người khám phá ra sự thực, tìm kiếm mối quan hệ giữa tri thức và niềm tin;
- Luận lý học (logic) nghiên cứu về những nguyên tắc và phương pháp lý luận, có thể giúp người ta phân biệt giữa chính biện và ngụy biện;
- Đạo đức học (ethics) nghiên cứu về cách cư xử, bản tính và những hệ thống giá trị của con người;
- Thẩm mỹ học (aesthetics) nghiên cứu về sự sáng tạo và những nguyên tắc nghệ thuật và cái đẹp; cũng như tư tưởng, cảm nhận và thái độ khi thấy, nghe, đọc về những điều đẹp đẽ.
Ngày nay người ta còn kể thêm triết học về ngôn ngữ (philosophy of language), xem nó là quan trọng với lý do là mọi tranh cải triết lý đều từ ngôn ngữ mà ra. Câu hỏi chủ yếu “Ngôn ngữ là gì?” Ngoài ra, mỗi ngành học như khoa học, tôn giáo đều có triết lý “riêng” của mình, mà chỗ dựa chính vẫn là các ngành triết học kể trên.
Có thể nói mỗi người trong chúng ta hằng ngày đều phải đương đầu với những câu hỏi hoặc lớn hoặc nhỏ mang ít nhiều tính cách triết học: Vũ trụ từ đâu sinh ra? Tôi là ai? Cuộc đời này đáng sống hay không?  Sau khi chết linh hồn đi về đâu? Tuân thượng lệnh để giết người mà tôi biết rằng làm như vậy là sai, tôi sẽ bị tội hay không? Bạn dựa vào đâu mà nói ông ta đúng hay sai? Chị dựa vào đâu mà khen bức tranh này đẹp hay xấu? Ngay cả người chủ trương rằng tìm hiểu triết học chỉ phí thì giờ, hãy cứ tự nhiên mà sống, thì người ấy cũng cho thấy cái triết lý sống của mình!

Từ đó có thể nói nghiên cứu triết học giúp làm sáng tỏ những điều người ta viết là đúng hay sai, đáng tin hay nên ngờ vực; hiểu được lý do, hoàn cảnh của một giai đoạn lịch sử nào đó để có thể phê phán cho công bằng, vv.

Xã hội con người được xây dựng trên những tư tưởng triết học. Những định chế như chính quyền, luật pháp, tôn giáo, học đường, hôn nhân, gia đình, tổ chức thương mại, vv. thường được thiết lập theo những tư tưởng triết học nhất quán.  Thiếu tính nhất quán này, hay nếu những chuyển biến thô bạo vụng về thì dễ đưa đến đổ vỡ.  Đổ vỡ bởi vì người cầm quyền tin rằng những gì mình ra lệnh là quan trọng, là đúng, là sự thực; nhưng thuộc cấp và dân chúng lại suy nghĩ hoàn toàn trái ngược.

Chủ Nghĩa Thực Dụng