31 January 2024

Hâm Nóng Tình Ta, cười tí tỉnh

Các ông chồng trong lúc đang ngồi nhâm nhi, có ông bỗng nảy ra ý tưởng là mỗi người sẽ gửi về cho vợ lời nhắn nội dung là: "Anh yêu em", để hâm nóng tình mòn.

Và đây là kết quả: các bà vợ đã trả lời như sau:

**

Bà vợ 20 tuổi trả lời: "Em cũng yêu anh!"

Bà vợ 30 tuổi: "Uống nhiều rồi phải hông?"

Bà vợ 40 tuổi: "Anh hâm à? Có tửng hông?"

Bà vợ 50 tuổi: "Nhắn nhầm rồi phải hông? Về đây rồi tui xử ông cho biết tay"

Bà vợ 60 tuổi: "Ông dìa hưu rồi rảnh quá hen, phát khùng rồi hả? Đi leo núi hay kiếm môn thể thao gì chơi đi"

Bà vợ 70 tuổi: "Chắc hôm nay lại quên uống thuốc rồi phải hông ?".

Bà vợ 80 tuổi không trả lời mà khóc hu hu, nói với mấy đứa con: "Tía bây chắc không qua được bao lâu nữa đâu, chuẩn bị hậu sự cho ổng đi".

(Internet)

Suy Tư Dòng Đời, truyện ngắn

 Phạm văn Duyệt 

Bà Hằng dắt hai con và một đứa cháu bước xuống phi trường Sydney lòng đầy hớn hở. Giấc mộng đi ra nước ngoài của bà và con cháu sau bao năm tháng ròng rã đợi chờ nay đã trở thành hiện thực. Hỏi sao bà không mừng cho được.

Chồng bà thuê sẵn một unit hai phòng ngủ cho nên với cả gia đình- năm người thì cũng có phần chật chội. Vì thế mà vừa đặt vali xuống chỗ phòng khách rồi ngồi trên cái ghế salon sờn rách cũ kỹ là bà đã vội than:

    - Nhà cửa chi mà tồi tàn quá, còn tệ hơn cả bên Việt Nam. Không có vườn có sân, lại là nhà thuê. Thiệt tui không ngờ. Nếu biết như ri thì chắc tui ở bển luôn cho rồi.

Ông Lộc buông mấy lời cười cười an ủi vợ:

   - Đây chỉ là bước tạm thời. Rồi vài năm sau làm ăn khấm khá mình đi mua căn nhà rộng rãi đàng hoàng chứ đâu có kéo dài cái cảnh này mãi mà bà sợ. Ai cũng vậy thôi, trước ở nhà thuê sau mới ở nhà của mình. Đi trước uống nước béo còn đi sau uống nước đục. Bà phải nhớ câu nói đó chứ.

Được đâu chừng mấy tháng thấy ở nhà ngồi không đi vô đi ra hoài cũng chán, bà xin việc cắt chỉ ở xưởng may kiếm được ít chục đồng phụ vô lo cho con ăn học. Chỗ làm không mấy thoải mái, đủ thứ chuyện lôi thôi. Ông chủ cực kỳ khó tính, nét mặt lầm lỳ hay la mắng quát tháo. Còn chị em công nhân ít khi đùm bọc che chở cho nhau mà thường hay nói móc nói ngoé, châm chọc nạnh hẹ tưởng như chẳng muốn ai làm chung với mình. Có người còn làm anten để xúi giục chủ đuổi người này hay ác cảm với người kia.

Chính điều đó khiến cho bà có cớ than thở thêm với chồng:

   - Bên Việt Nam tui làm việc ngày nào cũng có xe đưa đón tận nhà. Giám Đốc thường ngọt ngào anh anh em em. Còn việc làm thì thư thả chứ không như ở đây đi bộ đã mỏi cẳng rồi mà vô hãng đứng cả ngày chẳng nghỉ được vài mươi phút. Đôi bữa mắc tiểu muốn chết còn không dám đi. Tới tuần lãnh lương mà chẳng khác chi đi đòi nợ, trả thiếu trước hụt sau, thật chán ơi là chán !

Ông Lộc như bị chiếu tướng trước tình cảnh này, chỉ biết đem nụ cười giả lả cùng những lời lẽ dịu dàng từ tốn ra mà gỡ một đường thua trông thấy với vợ mình:

   - Ồ đi đâu cũng vậy thôi. Mình đã lớn tuổi, không có trình độ chuyên môn, tiếng Anh tiếng u lại bập bẹ ú ớ thì làm sao đòi hỏi được chỗ tốt. Thôi rán qua ngày rồi tìm cách xoay trở sau. Cái gì cũng vạn sự khởi đầu nan cả mà. Ở đây khối gì sinh viên tốt nghiệp chưa kiếm nổi việc làm. Thử hỏi dễ gì việc tốt tới phiên mình.

Có những hôm mùa đông lạnh lẽo chịu không thấu, phải mặc một lúc ba bốn áo ấm, bà cũng cằn nhằn nặng nhẹ với chồng:

   - Cái xứ chi thời tiết khắc nghiệt quá. Lạnh thì lạnh thấu xương, mà nóng cũng nóng như thiêu như đốt. Thực tui chịu không nổi. Cả mấy mẹ con ai cũng hắt hơi sổ mũi suốt ngày. Tưởng được sung sướng lắm. Ai dè tranh nhau hết đi bác sĩ này lại khám bác sĩ nọ, cực ơi là cực !

Giọng réo rắt của bà làm ông Lộc chợt nhớ thoang thoảng bài hát của nhạc sĩ Lam Phương:

Anh đã lầm đưa em sang đây
Để đêm trường nghe tiếng thở dài...

rồi ông trầm tĩnh dùng lời nhỏ nhẹ khuyên lơn năn nỉ:

30 January 2024

Bạn Tự Hào Vì Điều Gì ?, để suy gẫm

- Thụy Sĩ , Canada.v.v họ không có thương hiệu ô-tô riêng như Vinfast của Việt Nam. Nhưng họ lại là quốc gia giàu nhất thế giới, hàng năm họ vẫn viện trợ bố thí cho Việt Nam.

- Pháp, Đức, Anh họ cũng không sản xuất smartphone riêng như Bphone của Việt Nam. Nhưng họ cũng là những quốc gia tiên tiến bậc nhất thế giới.

- Campuchia cũng không tự hào đánh đuổi Thực Dân, Đế Quốc như Việt Nam. Họ kết thúc chiến tranh vào những năm 80. Ấy vậy mà giờ đây kinh tế nước họ đã vượt qua Việt Nam.

- Indonesia, Malaysia họ cũng không dám tự hào vì luôn thua cuộc trong những trận đá bóng giải SeaGame với Việt Nam. Nhưng họ vẫn là những quốc gia tiếp nhận phần lớn lực lượng lao động cơ bắp , gái mại dâm Việt Nam sang “đánh thuê“ cho họ.

 - Lào, Singapore .v.v cũng không dám tự hào vì nước họ ko có “Người đốt lò vĩ đại chống tham nhũng CtN Nguyễn Phú Trọng” . Vậy mà nước họ nào có tham nhũng đục khoét, kiệt quệ như Việt Nam đâu.

 - Hàn Quốc cũng vậy, họ không tự hào như Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới. Vậy mà năm 2018, họ lại viện trợ 10.000 tấn gạo cứu đói cho các tỉnh miền Trung ở Việt Nam.

 - Mỹ, Úc, New Zealand họ cũng không bao giờ tự hào vì có mỗi hơn 300 năm lịch sử (thua xa Việt Nam 4.000 năm Văn Hiến). Ấy vậy mà khoa học kỹ thuật, giáo dục họ phát triển đến mức hàng năm có biết bao nhiêu du học sinh Việt Nam  bám càng“ theo sang ở lỳ.

- Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc họ cũng không thể tự hào như Việt Nam. Bởi lẽ họ không có “Vị lãnh tụ, danh nhân văn hoá thế giới Bác Hồ muôn vàn kính yêu“. Thế mà từ già trẻ gái trai Việt Nam phải qua nước họ làm nô lệ (xklđ).

- Biết bao nhiêu quốc gia trên thế giới họ cũng không có lực lượng Mũ Nồi Xanh của Liên hợp Quốc như Việt Nam. Họ không gửi quân sang Châu Phi. Vậy mà họ vẫn giữ nguyên được lãnh thổ biển đảo quốc gia của họ.

- Các nước khác họ cũng chẳng có cái “Tư tưởng của Hồ Chí Minh“. Vậy mà tỉ lệ mại dâm, phá thai, Sida, ung thư nước họ ít hơn ở Việt Nam rất nhiều.

 * Vậy một lần nữa tôi xin hỏi, các bạn tự hào vì điều gì ?

(Internet)

Tiếng Việt Kinh Hoàng Ở Trong Nước

Đào Văn Bình

Sở dĩ tôi nói “kinh hoàng” là vì tiếng Việt ngày nay ở trong nước:

– Pha tiếng Anh, tiếng Tây ‘ba rọi”.

– Dùng quá nhiều tiếng lóng và ngôn ngữ đường phố.

– Văn bất thành cú, bất kể văn phạm .

– Sáng chế ra những từ ngữ dị hợm, phản nghĩa

– Cường điệu, làm dáng hoặc bi thảm hóa vấn đề. Miền Nam gọi là “dốt hay nói chữ”. Chẳng hạn, “Dân Hà Nội tan tác dưới cơn mưa” (Đài Tiếng Nói Việt Nam). Đây là câu văn bi thảm hóa vấn đề. Mưa thì người ta chạy tìm chỗ tránh mưa, cái gì mà tan tác? Trong những bức ảnh lại có cả một cặp trai gái che dù đi sát bên nhau. Dường như mưa làm họ gần nhau hơn. Hình ảnh này rất lãng mạn, có gì là “tan tác” đâu? Đây là câu văn “bi thảm hóa” vấn đề.

– Câu văn tối nghĩa.

– Cắt cụt tiếng Việt hoặc thêm cái đuôi vào cả những tiếng đã thông dụng ngàn năm.

– Dùng những chữ khiến người ta sợ.

**

A. Câu văn pha tiếng Anh “ba rọi”

1) Báo Tuổi Trẻ ngày 4/9/2016: “ Nỗi lòng “hot teen” trường học” Đây là loại tiếng Anh ba rọi và người đọc không hiểu tác giả muốn nói gì.

28 January 2024

Người chồng ga-lăng, cười tí tỉnh

Có cặp vợ chồng kia ngồi vào bàn trong một quán cà phê ở Paris. Người vợ nhìn thấy một phụ nữ trẻ  đẹp đang ngồi ở bàn gần đó đi đôi giày thật lộng lẫy nàng chưa từng thấy.

Nàng nói với chồng: “Em muốn biết người phụ nữ đó mua đôi giày ở đâu. Chắc em phải hỏi cô ta”. 

Người chồng khoát tay: “Để anh hỏi cô ấy cho em nghe cưng.”

Người vợ tươi cười nhìn chồng: "Anh dễ thương quá đi thôi! Cám ơn mình."

Người chồng bước tới chỗ cô gái trẻ và hỏi: “Cô mua đôi giày ở đâu vậy?”

Người phụ nữ đáp : "Tôi mua ở một cửa hàng nằm ở góc phố gần đây."

"Đẹp quá. Giá bao nhiêu?"

"Ồ, khoảng 500 đô la."

"Xin cảm ơn cô nhiều nha."

Người chồng quay lại bàn và nói với vợ: “Cô ấy mua đôi giày ở Los Angeles.”

Trần VL sưu tầm

27 January 2024

Sám Hối, thơ từ trong nước

Mái đầu tôi mỗi ngày càng nhanh bạc

Với câu hỏi đất nước sẽ về đâu?

Thế hệ chúng tôi tội lỗi ngập đầu

Nhìn con cháu lòng muôn hổ thẹn...

Thế hệ chúng tôi một thời chinh chiến

Thắng lợi mang về là xua đuổi văn minh

Thắng lợi mang về là làm khổ dân mình

Để đểu cáng lên ngôi gây tội ác

Thế hệ chúng tôi hoàn toàn lầm lạc

Quên dân tộc mình theo chủ nghĩa Mác Lê Nin

Bệnh hoạn tư duy méo mó cách nhìn

Gieo thù hận trong lòng con cháu

Thế hệ chúng tôi đổ bao xương máu

Chẳng ý nghĩa gì khi dân tộc điêu linh

Chẳng ý nghĩa gì khi đất nước tanh bành

Lãnh thổ giang sơn bị ngoại bang gậm nhắm

Thế hệ chúng tôi cuộc đời cay đắng lắm

Mất chính mình mang tội ác với tương lai

Gần đất xa trời mới thấy được cái sai

Không phải thơ mà những lời sám hối...

Xin ngàn lần triệu lần chịu tội

Trước băn khoăn đất nước sẽ về đâu ???

ĐẤT NƯỚC ĐÃ BỊ TÀU XÂM LĂNG !

ƠN THẰNG HỒ ĐÃ DẮT TOÀN DÂN SỤP HỐ !

TOÀN DÂN VIỆT TRỞ THÀNH NÔ LỆ CHO TÀU !

ÔI ĐAU ĐỚN BIẾT BAO


Trần Đức Thạnh 

__________

Tác giả "SÁM HỐI" Đã bị bắt ngày 
23/04/2020 ở tuổi 70 với nhiều bịnh của tuổi già…

25 January 2024

'Văn Hoá' Lưu Manh


Phạm Đức Thân

Hiện giờ ở VN cán lớn cán bé và tuớng tá kéo nhau vào tù cho thấy hậu quả của não trạng lưu manh thời hậu CS.  Để hiểu rõ nguyên nhân, môi truờng của hiện tuợng này, xin mời đọc "Văn Hoá Lưu Manh", một bài viết cách đây chưa lâu nhưng vẫn còn nguyên tính thời sự. (PĐT)


Cộng Sản là một chủ thuyết không tưởng, và lịch sử cho thấy đã áp dụng thất bại tại những nước CS trên thế giới. Ngày nay trước khủng hoảng về kinh tế xã hội, nhiều nước CS đã du nhập những khái niệm của tư bản (quyền tư hữu, kinh tế thị trường....) và nhiều khi thay đổi cả danh xưng (bỏ CS thay vào bằng Xã Hội Chủ Nghĩa...) để sống còn và xoa dịu chống đối của dân chúng. Khái niệm lai căng "chủ nghĩa xã hội cộng với kinh tế thị trường tư bản" vẫn còn đang loay hoay chưa tìm ra được một mô thức cụ thể chính xác, đã tạo nên một xã hội thiếu ổn định, mất phương hướng, giống kiểu ngày xưa CS thường làm đại, làm ẩu, làm bậy rồi sửa sai.

Tình trạng trên đưa đến tâm thái hoang mang của dân chúng, sinh hoạt tùy thời, nhất là hậu quả của nền giáo dục CS, dân chúng bị kìm hãm tư tưởng (chỉ phổ biến cái gì có lợi cho CS, hạn chế các tư tưởng dân chủ, tiến bộ...) đạo đức suy đồi (coi nhẹ lễ nghĩa, nặng về thực dụng, mưu lợi trước cuộc sống khó khăn...) khiến cho sau cùng xuất hiện một não trạng tranh sống, giành giật, vơ vét... tạo nên một nền văn hóa đặc thù hậu CS, cái mà nhiều học giả đã mệnh danh là văn hóa lưu manh, văn hóa du côn. Văn hóa ở đây hiểu theo nghĩa: là một tình trạng hoặc thói quen của não trạng, có khả năng trở thành một nếp sống liên hệ mật thiết với thách thức và khó khăn của xã hội đương thời.

Bài này thử tìm hiểu đặc điểm của văn hóa lưu manh hậu CS. Các nước lớn tiêu biểu là Nga Sô, Trung Cộng và Việt Nam.... đều có những đặc điểm tương đồng, nhất là VN thường rập khuôn theo TC. TC là nước lớn đông dân được nhắc đến nhiều, coi như điển hình cho loại văn hóa này.

 **

Lưu nghĩa là di chuyển. Manh là tiếng Hán cổ chỉ dân mất đất đai, vườn tược, phải phiêu tán, lang thang kiếm sống. Theo thời gian, lưu manh chỉ người du thử du thực, rồi chỉ thành phần xã hội mà hành vi không được chấp nhận về mặt đạo đức, luân lý, xã hội, pháp luật...

21 January 2024

Đầu Năm Đợi Tiền, thơ xả xú-bắp

Đầu năm thiên hạ chúc nhau "Năm mới phát tài', "Tiền vào như nước tiền ra nhỏ giọt" , nghĩa là mong ước cuối năm và có khi sớm hơn, người được chúc sẽ có cái thú . . . khôn tả ngồi đếm tiền. Nhưng riêng tôi thuộc nhóm người gần đất xa trời lại nghĩ hơi . . . chướng, mà rằng:

Tiền đâu chưa thấy, thấy già thêm,

Đầu nhức tay run gối hết êm.

Rượt mãi hụt hơi bong bóng vỡ.

Chi bằng ôm lấy cái êm đềm. 

Điền Thảo



 

Chồng Nam vợ Bắc, truyện vui

- Nguyễn Thị Thanh Dương

Tôi lấy vacation nghỉ ở nhà 3 ngày để dưỡng sức vì bị cảm từ mấy ngày trước. Ba ngày ở nhà tôi tha hồ ngủ muộn dậy trễ và lên net vui chơi với bạn bè. Có nhóm bạn bè cùng lớp thời trung học là thân nhất, chúng tôi gặp nhau hàng ngày, ngoài thông tin liên hệ tới trường cũ bạn xưa nếu có, hầu hết chúng tôi hỏi thăm nhau, kể chuyện mình, chuyện đời và vui đùa qua lại. Thời buổi thông tin điện tử vừa nhanh vừa tiện lợi. Sáng hôm nay chúng tôi có đề tài “Kiếp sau tôi sẽ thay chồng, đổi vợ không?” nhiều bạn hăng hái trả lời sẽ lấy chồng khác, vợ khác để …thay đổi không khí, bạn Nguyễn Trung Trực đã xuất thần làm ngay 2 câu thơ dù cả đời chẳng làm thơ bao giờ:

“Một kiếp đã oải lắm rồi,
Lấy thêm kiếp nữa đời tôi còn gì?”

Và một bạn khác cũng đồng tình:

“ Một kiếp đã chán thấy bà,
Lấy thêm kiếp nữa chắc là tiêu luôn”

Nhưng vài người quyết chí kiếp sau sẽ lấy lại người phối ngẫu hiện tại của mình. Tôi cũng thế, sẽ lấy lại người chồng Nam Kỳ hiền lành đã dám kết duyên cùng tôi cô em Bắc Kỳ chanh chua đanh đá.

Ngày xưa anh Bông quen tôi đúng là duyên kỳ ngộ, không tìm nhau mà gặp nhau. Anh hay đến thăm một người bạn ở cùng xóm tôi, lần nào anh cũng gặp tôi đang ngồi ăn bún riêu xì xụp ở đầu con hẻm. Nhờ tật ăn hàng thường xuyên ấy mà anh nhớ mặt tôi và tò mò làm quen. Khi đã quen nhau anh chọc quê tôi:

- Xóm này có nhiều con hẻm giống nhau, nhưng nhờ có em ngồi ăn bún riêu nên anh biết chắc mình không lộn.

Tôi đã bẻn lẻn và chọc lại anh:

- Tại em thích ăn bún riêu cua với rau kinh giới, nên thành ghiền luôn. Hôm nào em nghỉ ăn bún riêu cho anh đi lạc sang ngõ hẻm khác cho biết thân..

Quê anh Bông ở Cần Thơ gạo trắng nước trong, ruộng vườn bát ngát, cây trái xum xuê, anh là công tử miệt vườn của xứ Tây Đô.

16 January 2024

Hình ảnh cuộc Hội Ngộ Tân Niên 2024 - QGHC Miền Đông Hoa Kỳ

Rực rỡ, vui tươi, đông đủ và . . . hom hem!

 




**

LINK để xem toàn bộ album Nguyễn Quang Dũng:

 https://photos.app.goo.gl/z7KadMTvc4PgkoRBA


11 January 2024

Tuổi Mộng Mơ, thơ Lan Đàm



AGE OF DREAMS
                        của Ivory TN

Giấc mơ nào huyền diệu,
Cho nét môi thiên thần.
Em mong manh dáng liễu,
Vạt tóc gió phân vân.
*
Này em, đời đã ân cần,
Giấc mơ đẹp sẽ có lần bay cao!

LAN ĐÀM
1/24

10 January 2024

Tư tưởng của một vĩ nhân

Tổng thống Mỹ suy nghĩ về cuộc Nội Chiến Bắc Nam 1861

Thi sĩ Vũ Hoàng Chương và Đinh Hùng hai thiên tài bạc mệnh của Sàigòn xưa

Tô Kiều Ngân
 
Lịch sử văn học Việt Nam đã ghi nhận tên tuổi họ, nhưng trong biến thiên của lịch sử dân tộc không ít văn thi sĩ tên tuổi phải chìm nổi cùng vận mệnh đất nước…

Đinh Hùng và Vũ Hoàng Chương là những nhà thơ nổi tiếng từ hồi “phong trào Thơ Mới” thời tiền chiến. Họ đều là những “đại gia” trong làng thơ, nhưng cả hai không ai tự tạo dựng được cho mình một mái nhà mà suốt đời toàn đi ở nhà thuê.

Năm 1954, khi di cư vào Sàigòn, hai người thuê một căn nhà lợp tôn, vách ván tại xóm Hòa Hưng. Vũ Hoàng Chương cùng vợ ở trên gác, dưới nhà là tổ ấm của gia đình Đinh Hùng. Nhị vị này là anh em : Vũ Hoàng Chương lấy chị ruột Đinh Hùng là bà Đinh Thị Thục Oanh, nên hai nhà sống chung với nhau trong bước đầu nơi xứ lạ, quê người là điều dễ hiểu.

Tuy nhiên thực tế lại rất… khó sống. Quen với cảnh “miếu nguyệt, vườn sương”, “cách tường hoa ảnh động”, nay phải giam mình trong căn gác gỗ nóng hầm hập, hơi nóng từ mái tôn phả xuống như muốn luộc chín người, Vũ Hoàng Chương cảm thấy nguồn thơ đang bị nắng Sàigòn làm cho khô cạn.

Dưới nhà, Đinh Hùng cũng chẳng hơn gì, anh cũng cởi trần ra, vừa quạt, vừa nắm viết “Kỳ Nữ gò Ôn Khâu”, “Đao phủ thành Đại La” cho các nhật báo Sàigòn thời đó. Ngoài viết tiểu thuyết dài từng kỳ, anh còn vẽ tranh vui và giữ luôn mục “Đàn ngang cung” là mục thơ trào phúng ký tên Thần Đăng.

Vũ Hoàng Chương dạy học tại trường Văn Lang. Đinh Hùng viết báo và bình thơ tại Đài phát thanh. Cả hai kiếm tiền không đến nỗi chật vật nhưng lại đều không tậu được cho mình một mái ấm là vì họ trót dính đến “nàng tiên nâu” nên kiếm tiền bao nhiêu đều tan thành mây khói.

Để kiếm một chỗ ở thoải mái hơn, họ Đinh và họ Vũ tạm chia tay nhau, mỗi gia đình đi thuê một nơi ở khác. Tác giả “Thơ Say” dọn về chợ Vườn Chuối (đường Nguyễn Đình Chiểu bây giờ). Họ Đinh thì mướn một căn gác hẹp ở xóm lao động gần đường Frères Louis (trước 1975 là đường Võ Tánh, nay là Nguyễn Trãi). Xóm lao động này có ngõ dẫn ra đường Lê Lai. Con đường nằm bên cạnh ga xe lửa Sàigòn, hồi đó chưa lập thành công viên như bây giờ, quang cảnh còn rất vắng.

Chỗ ở mới cũng không hơn gì căn nhà ở xóm Hòa Hưng, chật hẹp, tối tăm, nóng bức. Mỗi lần xong việc ở đài phát thanh, Đinh Hùng thường rủ chúng tôi về nơi ở, không phải ở nhà anh mà là họp nhau tại một quán rượu ở gần nhà, đường Lê Lai. Đường này thường đêm vắng ngắt, có lần uống say, Đinh Hùng cao hứng mở cuộc thi… bò ra đường xem ai bò nhanh. Thế là Thanh Nam, Tô Kiều Ngân, Đinh Hùng, Thái Thủy, Hoàng Thư, Quách Đàm… hăng hái tham gia môn vận động chưa từng diễn ra ở bất cứ vận động trường nào ! Bò xong rồi nằm lăn ra đường, vừa đọc thơ, vừa cười.

Ít lâu sau, Đinh Hùng lại đổi nhà. Lần này anh thuê được một căn gác, nhà tường hẳn hoi, tại đường Trần Văn Thạch, gần chợ Tân Định, nay đổi tên là Nguyễn Hữu Cầu. Nhà lợp ngói lại ở mặt tiền nhưng vào nhà chẳng thấy bàn ghế gì, chỉ thấy một chiếc giường nằm chình ình ngay giữa nhà. Trên giường chất chồng đủ thứ : mền gối, sách vở, ấm chén và có một thứ không thể thiếu đó là chiếc bàn đèn thuốc phiện. Đinh Hùng nằm lọt thỏm vào giữa “giang sơn” của anh, vừa “dìu hồn theo cánh khói” vừa tìm ý thơ.

(H: Nhà thơ Vũ Hoàng Chương)

Tác giả “Đường vào tình sử” có thói quen nằm mà viết. Anh nằm vắt chân chữ ngũ, đặt tập giấy lên đùi. Có lẽ lâu ngày nên quen, trong tư thế đó, chữ viết anh vẫn bay bướm, rõ ràng, không dập xóa, trang bản thảo nào cũng sạch sẽ, xinh đẹp. Khi cần đi đâu, họ Đinh lại vớ lấy chiếc sơ mi đã mặc bốn, năm hôm trước, rồi quàng bên ngoài là chiếc áo vét cũ, cà vạt đàng hoàng. Tắm ư, chỉ cần vào “toa-let” mở nước ở “la-va-bô”, nhúng đầu vào bồn nước rồi hất lên, chải xơ qua là xong. Trông Đinh Hùng lúc nào cũng ăn mặc chỉnh tề nhưng đừng ai ngồi quá gần anh, vì anh ít khi… tắm.

Vũ Hoàng Chương lại đổi nhà một lần nữa. Lần này anh mướn nhà ở đường Nguyễn Khắc Nhu, ở gần nhà Bình Nguyên Lộc. Tuy được đi dự Hội nghị Thi Ca quốc tế ở nước ngoài, có thơ dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp, tiền kiếm được có thể mua một căn nhà bực trung nhưng họ Vũ vẫn đi ở nhà thuê. Vào các năm 1973 – 1975, vợ chồng anh được nữ sĩ Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội mời về cho ở một căn gác tại tòa biệt thự đồ sộ của bà ở đường Nguyễn Trọng Tuyển.

Nói là cho ở nhưng họ Vũ phải trả tiền điện, tiền nước và tiền điện thoại. Anh đặt tên chỗ ở mới này là “Gác Mây”. Nơi đây, tôi và bạn bè đã có lần uống rượu với Vũ Hoàng Chương, nghe anh đọc thơ Tuy Lý Vương và phát hiện ra cái thôn Vỹ Dạ ở Huế đã đi vào thơ Hàn Mặc Tử không phải là Vỹ Dạ mà là Vỹ Dã (cánh đồng lau). Nhưng rồi Vũ Hoàng Chương cũng không an trú lại “Gác Mây” được bao lâu. Sàigòn sụp đổ, bạn bè cách mạng của chủ nhân Mộng Tuyết vào ra thăm bà tấp nập; có lẽ thấy sự hiện diện của Vũ Hoàng Chương ở tại nhà mình có sự không tiện nên bà đánh tiếng để họ Vũ dọn đi. Phải đi thôi nhưng phải đi đâu ? Thời buổi khó khăn, tiền đâu để đặt cọc, thuê nhà ? Anh đành dắt díu vợ con về tá túc tại căn nhà bé bằng bàn tay của bà quả phụ Đinh Hùng bên khu Khánh Hội.

Đinh Hùng ra đi vào tháng 8 năm 1967, trước Vũ Hoàng Chương. Anh mất vì bệnh ung thư tại bệnh viện Bình Dân, an táng tại nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi. Đám tang trọng thể. Thuở sinh thời, Đinh Hùng từng viết trong thơ:

Khi tôi chết các em về đấy nhé
Cảm tấm lòng tri ngộ với nhau xưa
Tay cầm hoa, xõa tóc đến bên mồ…

Điều mong ước đó, kỳ diệu thay lại biến thành hiện thực: Trong đám tang của anh người ta thấy có hai chục cô thiếu nữ mặc áo trắng, xõa tóc, tay cầm hoa lặng lẽ sắp hàng đi theo linh cửu. Họ đến bên mồ và lặng lẽ thả những bó hoa xuồng lòng huyệt, ngậm ngùi tiễn đưa người thi sĩ. Hiện tượng này không do một sự sắp đặt mà do một cảm ứng tự nhiên.

Đinh Hùng mất rồi, vợ anh phải trả căn nhà ở gần chợ Tân Định lại cho chủ. Đang chưa biết ở đâu thì may thay, một vị tướng quân hồi đó, rất yêu thơ mà lại có chức quyền nên đã vận động cấp cho bà quả phụ Đinh Hùng một căn nhà ở khu Khánh Hội. Bà Đinh Hùng với con trai là Đinh Hoài Ngọc không thể ôm một căn nhà lớn để mà nhịn đói nên đã bán căn nhà đó đi rồi rút lui vào vùng sâu, vùng xa của bến Phạm Thế Hiển lúc đó còn đìu hiu lau lách, dựng một mái chòi để sống qua ngày. Chính nơi đây, Vũ Hoàng Chương đã cùng vợ con sống chui rúc những ngày cuối đời của anh trước khi “được” đưa đến ở một tòa nhà to lớn, kiên cố, có lính gác ngày đêm, đó là… khám Chí Hòa !

(H: Nhà thơ Đinh Hùng)

Vũ Hoàng Chương bệnh hoạn, suy sụp rất nhanh nên ít lâu sau khi được thả ra, anh lặng lẽ ra đi. Đám tang anh cũng cử hành trong lặng lẽ, nghèo nàn, hiu hắt. Năm 1976, mọi người còn bận rộn với những vấn đề to lớn, đa số bạn bè và người hâm mộ anh kẻ đi tập trung cải tạo, kẻ đi nước ngoài, người còn lại thì do không biết tin anh chết nên đám tang anh chỉ thưa thớt dăm người đi đưa, trong đó có nhà thơ Bàng Bá Lân và Tôn Nữ Hỷ Khương.

Mười năm sau, 1986, mộ Vũ Hoàng Chương được cải táng về chôn tại nghĩa địa của chùa Giác Minh tại Gò Vấp. Suốt một đời lận đận vì nỗi không nhà, giờ đây hai con người tài hoa kia đã có một chỗ ở trang trọng, miên viễn đó là chỗ ngồi lâu bền trong văn học sử và điều an ủi lớn nhất là họ còn sống mãi trong tâm hồn những khách yêu thơ.

Tg: Tô Kiều Ngân

***
Đăng lại 2 bài thơ tiêu biểu nhất của 2 nhà thơ thiên tài của miền Nam:

CÁNH CHIM DĨ VÃNG
Đinh Hùng

Anh trở lại con đường lên núi biếc,
Thương mây bay từ đó vẫn cô đơn.
Những bông hoa còn có nửa linh hồn.
Những lá cỏ nghiêng vai tìm mộng ảo.

Ôi nắng cũ nhạt mùi hương dã thảo!
Lạnh màu rêu, tảng đá nhớ chân đi.
Những cánh chim từ quá khứ bay về,
Tà áo mỏng chập chờn phai sắc bướm.

Bài thơ nhỏ hôm xưa hồng nắng sớm,
Trên môi em, gió núi đã gieo vần.
Mùa hạ nào thơm mái tóc hoài xuân?
Hơi phấn thoảng còn ướp say hình bóng.

Giấc em ngủ, thơ anh về báo mộng,
Nhắn sao khuya soi lén nụ hôn đầu.
Ôi sườn non, mây lụa quấn vai nhau!
Mỗi bậc đá nâng cao từng ước vọng.

Em chuyển bước, trùng dương nào cuộn sóng
Dưới bàn chân? – Hồi hộp biển cây xanh.
Hương phất phơ chùm hoa mộng đầu cành,
Gò má thẹn một màu hồng hợp cẩn.

Hãy dừng lại hỡi mùa hoa hồng phấn!
Mấy hoàng hôn, mái tóc đã sang thu?
Chĩu hàng mi, lá úa rụng tình cờ,
Tờ thư lạnh, gió sương bay dòng chữ.

Thương tâm sự, mưa sa vành nón cũ,
Anh ngờ em mang cả núi non đi.
Hoa qua đầu, cánh bướm cũng vu quy,
Nhòa nắng xế, nụ cười mây khói tỏa.

Ai trao gửi lời thề trên xác lá,
Để vầng trăng tìm mãi dấu chân xưa?
Ngôi sao buồn lên đỉnh núi bơ vơ,
Cành trinh nữ, thu xanh màu tóc lạ.

Lời ước hẹn dư âm truyền vách đá,
Em vội đi, hờn giận tiếng non cao.
Em đi rồi! Then khóa cả chiêm bao,
Gầy vóc mộng, gói tròn manh áo nhớ.

Nhắc làm chi? Ôi! nhắc làm chi nữa?
Em đi rồi, mưa gió suốt trang thơ.
Mây lìa ngàn, e lệ cánh chim thu,
Con bướm ép thoát hồn mơ giấc ngủ.

Anh trở gót, hương đưa về núi cũ,
Theo mây bay, tìm mãi hướng trăng thề.
Nhắc làm chi? Còn nhắc nữa làm chi…!
 
**

PHƯƠNG XA
Vũ Hoàng Chương

Nhổ neo rồi thuyền ơi! Xin mặc sóng,
Xô về đông hay dạt tới phương đoài,
Xa mặt đất giữa vô cùng cao rộng,
Lòng cô đơn cay đắng hoạ dần vơi.

Lũ chúng ta, lạc loài, dăm bẩy đứa,
Bị quê hương ruồng bỏ, giống nòi khinh,
Bể vô tận sá gì phương hướng nữa,
Thuyền ơi thuyền! Theo gió hãy lênh đênh.

Lũ chúng ta, đầu thai lầm thế kỷ,
Một đôi người u uất nỗi chơ vơ,
Đời kiêu bạc không dung hồn giản dị,
Thuyền ơi thuyền! Xin ghé bến hoang sơ.

Men đã ngấm bọn ta chờ nắng tắt,
Treo buồm cao cùng hát tiếng hò khoan.
Gió đã nổi nhịp trăng chiều hiu hắt,
Thuyền ơi thuyền theo gió hãy cho ngoan. 
____________
 
Nguồn:
https://dongthientriet.com/2023/12/thi-si-vu-hoang-chuong-va-dinh-hung/


07 January 2024

NHỚ HƯƠNG, thơ

Kỷ vật

Song Thao

Brossard là một thành phố nhỏ ở phía Nam thành phố Montreal chúng tôi, cách một dòng sông. Đôi bờ được nối với nhau bằng ba cây cầu. Hai cầu nhỏ và một cầu lớn. Cầu lớn là cầu Champlain. Đây là cây cầu có mức độ lưu thông nhộn nhịp nhất Canada. Cầu được xây cất vào năm 1962 và tuy đã được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn gặp nhiều vấn đề khiến chính phủ Canada phải quyết định cho nó nghỉ hưu. Một cây cầu mới được xây cất trị giá 4,4 tỷ đô để thay thế và đã khánh thành vào ngày 24/6/2019. Mọi người vui mừng vui quá vui vì cây cầu mới rộng thênh thang lại có đường xe điện mới tinh không cần người lái chạy ở giữa. Nhưng có một người không vui. Đó là ông Võ Kỳ Điền. 
(H: Cầu Champlain vào tháng 10 năm 2010)

Trong số anh em viết lách thường đàn đúm cà phê cà pháo, nhậu nhẹt lai rai chúng tôi, tất cả đều ở bên Montreal, duy có ông họ Võ lưu lạc bên Brossard. Đôi bờ ngăn cách nên mỗi lần “phó hội” ông là người phải vượt sông tìm tới bàn nhậu. Ông nay không lái xe nên việc di chuyển chỉ trông nhờ vào xe buýt. Từ ngày có cầu mới, xe điện mới tinh liên tục chạy nối tiếp chỉ cách nhau vài phút đã đẩy xe buýt vào nhà kho. Anh em chúng tôi mừng cho ông vì được cưỡi xe điện oai và nhanh chóng hơn nhiều nhưng chuyện không phải vậy. Từ nhà già của ông có thể ra bến xe buýt dễ dàng nhưng với bến xe điện thì ông chịu vì không có xe buýt tới. Bảo ông cuốc bộ là một điều tàn nhẫn vì ông luôn phải trang bị một cây gậy. Ông đang loay hoay tìm giải pháp khả thi nhưng chưa ra. Với một người cũ kỹ đã thành nếp thì cái chi mới thường không phải là một điều hay ho chi.

Thương ông bạn già tôi móc ông vào bài “kỷ vật” này. Kỷ vật tôi muốn nói tới không phải là ông Võ mà là chiếc cầu cũ. Có cầu mới, cầu cũ phải chịu phận hèn. Mới đây, nó đã được cho đi chỗ khác chơi, không phải nguyên vẹn hình hài mà tanh bành thành từng mảnh. Đứng gồng mình gánh vác biết bao nhiêu dòng xe cộ trong suốt 60 năm, chiếc cầu cũ được nhiều người thương tiếc. Họ muốn giữ một chút gì để nhớ. Như ông Jeff Harris, người ngày ngày vượt cầu từ bờ Nam qua bờ Bắc để đi làm. Bao nhiêu năm thân cận với cầu, ông không nỡ quay mặt rốt ráo. Vậy nên khi nghe tin thành phố muốn tặng dân chúng những con tán (rivet) của cầu cũ, ông và con gái không ngại trời mưa lớn, đã xếp hàng từ sáng sớm để dành cho được một trong số 2 ngàn con tán được trao tặng đợt đầu. Con tán chỉ dùng trong cầu cũ, ngày nay người ta dùng bù loong. Bà Nathalie Lessard của công ty xây cất cầu Champlain đã nói khi nhìn đoàn người xếp hàng từ 7 giờ sáng: “Với 50 triệu lượt giao thông trên cầu mỗi năm, nhiều người đã dùng cầu này khiến cầu trở thành có ý nghĩa trong đời sống của dân chúng”.

Cầu cũ bị phế thải có chiều dài 3,4 cây số và có tới 250 ngàn tấn bê tông và 25 ngàn tấn thép. Hơn 90% số thép này sẽ được tái chế trong nhiều dự án. Công ty chế tạo đồng hồ Steve Christenson sẽ sản xuất và bán ra thị trường loại đồng hồ đặc biệt Champlain Watches. Nghệ sĩ Jacques Gallant sẽ dùng sắt của cầu để hoàn thành một chiếc xe đạp đặc biệt và một giá để được sáu chiếc xe đạp. Học sinh trường Marie Victorin ở Brossard sẽ chế ra những dụng cụ dùng trong trường. Một nông trại ở Ange-Gardien sẽ xây cất một nhà nuôi trồng cây. Phần bê tông của cầu sẽ được phá thành mảnh nhỏ dành cho những người muốn sưu tầm. Bà Nathalie Nessard cho biết: “Cũng giống như khi bức tường Bá Linh bị phá vỡ, dân chúng đã sưu tầm những mảnh nhỏ của tường, chúng tôi cũng dành cho công chúng những mảnh kỷ niệm như vậy. Nhưng việc này bao giờ được tiến hành và tiến hành như thế nào chúng tôi chưa biết”.

So sánh chuyện chiếc cầu Champlain với bức tường Bá Linh là khập khiễng. Như so sánh một cơn mưa giông với một trận bão. Bức tường Bá Linh sụp đổ là một cơn địa chấn chính trị toàn cầu làm thay đổi bộ mặt thế giới. Nó là khởi đầu cho cuộc thoát xác của nhiều quốc gia nằm trong khối Xô Viết. Bức tường không chỉ là bức tường mà còn là một biểu tượng của sự đè nén bị xô ngã. Chuyện xảy ra vào ngày 9/11/1989 ảnh hưởng tới nhiều người Việt. Số người Việt xuất khẩu lao động bên Đông Đức đã ào ạt chạy qua phía Tây Bá Linh xin tị nạn. Họ được nhiều người Việt sống bên Tây Bá Linh ra tay giúp đỡ. Bà Thúy Nonnemann, sinh sống tại Tây Bá Linh từ thập niên 1960 kể lại: “Tối hôm 9/11/1989 trời mưa phùn. Tôi ở nhà xem truyền hình, bất thình lình nghe tin bức tường Bá Linh sụp đổ. Ngày hôm sau, 10/11/1989 tôi đi ra Cổng thành xem dân chúng vượt qua bức tường thế nào. Tôi thấy nhiều người Á châu nói tiếng Việt. Họ kể họ lao động ở bên Đông Đức, bây giờ họ muốn ở lại nhưng sợ bị trục xuất về. Tôi đưa họ tới cảnh sát Tây Đức ghi tên để họ được vào trại”. Một người khác, cư ngụ ngay bên bức tường từ sau ngày miền Nam sụp đổ, ông Phạm Ngọc Đảnh cùng vợ cũng hăng hái giúp đỡ đồng bào. Ông Phạm Ngọc Đảnh không xa lạ chi với tôi. Thập niên 1960, tôi cùng Nguyễn Xuân Hoàng có học thêm tiếng Đức vào buổi tối, sau giờ làm, tại trung tâm văn hóa Đức Goethe Institut. Người dạy lớp tôi chính là thầy Đảnh mà chúng tôi gọi theo tiếng Đức là Herr Đảnh. Tác giả Nguyễn Huỳnh Mai có dịp tới ở căn nhà này kể lại: “Ông bà thuê được căn nhà này vì nằm sát cạnh bức tường Bá Linh nên không ai mướn, dù là nhà mẫu, các sinh viên kiến trúc thường đến chụp hình, báo chí quay phim. Nhờ vậy ông bà có được căn chung cư những sáu phòng, vì ông bà có đến năm đứa con. Sau khi ở đến 13 năm, các con đều đã trưởng thành đi làm việc đi học khắp nơi, chỉ còn ông bà và hai cô con gái học dược sĩ và y sĩ. Ông Phạm Ngọc Đảnh làm việc nhiều năm cho hội Hồng Thập Tự tại đây, và bà cũng là một thiện nguyện viên đắc lực của cộng đồng. Bà thường hướng dẫn các đồng hương về đời sống cũng như chỉ dẫn họ làm giấy tờ, nhất là lúc người tị nạn từ Đông Đức tràn sang”.

Trong số “tường nhân” ngày đó có cô ca sĩ Ái Vân. Khi đó cô đang ở phía bên kia bức tường và toan tính qua bờ Tây Bá Linh bằng cách xếp hàng qua cổng chính. Tới cổng cô bị gạt lại, đang tính đường nhảy tường thì dịp may tới. Bên phía Tây người ta đang đục tường. Trong cuốn hồi ký “Để Gió Cuốn Đi” cô kể lại: “Trong khi bốn bề đều nghe tiếng cốc cốc, lại nghe một mảng tường đổ rầm xuống. May thay lúc ấy chỉ có một viên cảnh sát đứng canh. Anh ta cầm máy bộ đàm gọi đâu đó, rồi lấy một mảng dây thép gai kéo tới lấp vào chỗ mảng tường vừa đổ và lên xe Jeep chạy vù đi. Khi xe Jeep vừa chạy ra khỏi bãi cỏ là tất cả ùa tới ào ào. Tôi, Ái Thanh và bảy người bạn Ái Thanh cũng chạy như bay tới. Đúng lúc ấy một bé gái Đức xuất hiện ngay giữa mảng tường đổ hát hò say sưa. Tô Sơn lao tới hét:“Tránh ra”, rồi nhấc cô bé sang một bên. Rộng chỗ, cả nhóm chín người lần lượt chui tường thoát qua Tây Berlin. Chui qua khỏi tường, sang đến Tây Berlin rồi mà cứ ngỡ như mơ. Mấy anh chị em nhìn nhau và hỏi “Ủa, đây là xứ tự do rồi à?”. Bên kia đang nhốn nháo, sang bên này tự nhiên thấy yên tĩnh lạ thường, người đi lại thong dong giống như đi dạo mát. Người ta mở băng nhạc cassette, vài nhạc sĩ mang violon hoặc guitar dạo những khúc nhạc vui tươi. Mấy chiếc bàn bày bán những mẫu gạch nhiều màu sắc được đục từ bức tường Berlin, kẻ bán người mua rôm rả. Không gian tràn ngập trong tiếng nhạc dìu dặt, thanh bình. Không một ai tới hỏi mình từ đâu, tới đây làm gì, mọi người nhìn nhau mỉm cười thân thiện như đã quen nhau tự thuở nào”.

Phía Tây Bá Linh của bức tường, phía của tự do, được phủ kín những tranh vẽ graffiti do những nghệ sĩ vô danh nhưng rất tự do vẽ. Khi bức tường bị phá vỡ, những mảnh vụn bên phía Tây Bá Linh sặc sỡ những sắc màu. Với chiều dài 106 cây số, cao 3,6 thước, người ta đã lấy được biết bao kỷ vật trong 5 năm, từ 1989 tới 1994. Chính phủ lấy, dân chúng lấy, miếng lớn miếng nhỏ, miếng nào cũng quý. Chính phủ dùng để tặng quốc khách hay các thành phố khắp nơi. Năm 1992, Nữ Hoàng Elizabeth II của Anh tới thăm viếng chính thức Đức và đã được chính phủ Đức trao tặng một mảnh tường. Mảnh tường được cắt gọt rất mỹ thuật, có hai vạch xanh đỏ dấu vết của graffiti, được đặt trên một bệ đá đen có khắc hàng chữ Đức: “Berliner Mauer 1961-1989”. Các kỷ vật này còn được chính phủ Đức tặng cho các nước Nga, Mỹ, Anh, Vatican và nhiều quốc gia khác. Một tặng vật đã được dựng ở vùng phi quân sự chia cắt Nam và Bắc Hàn. (H: Mẫu tường Bá Linh của chính phủ Đức tặng Nữ Hoàng Elizabeth II, Royal Collection Trust.)

Thành phố Montreal chúng tôi cũng đã được thành phố Berlin tặng một mảnh tường nhân dịp kỷ niệm 350 năm của thành phố vào năm 1992. Mảnh tường này khá lớn hiện được trưng bày tại Trung Tâm Thương Mại Thế Giới (Centre de Commerce Mondial). 
(H: Mảnh tường Bá Linh trưng bày tại Centre de Commerce Montreal.)

Ông Alex Munter, Chủ Tịch và CEO của bệnh viện Nhi Đồng Đông Ontario ở thủ đô Ottawa của Canada không chờ ai tặng. Năm 1986, khi bức tường còn vững như bàn thạch, ông đã tới thăm: “Tôi nhớ lại khi đó tôi có cảm tưởng đây là bức tường vững chãi nhất mà tôi được biết”. Khi bức tường sụp đổ, ông đã bay qua Bá Linh để tận mắt chứng kiến. Khi bay về, hành lý của ông là một túi đầy mảnh vỡ của bức tường. Ông nói: “Nếu năm 1986 có ai nói với tôi là bức tường sẽ sụp đổ, tôi nghĩ là chuyện không thể xảy ra được. Giờ phút này đã dạy cho tôi biết là cái không thể cũng có thể xảy ra”. Bức tường được xâu xé thành triệu triệu mảnh đã được lưu giữ hầu như tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Tại thủ đô Kiev của Ukraine đang mịt mù khói súng, ngay bên cửa tòa Đại Sứ Đức vẫn sừng sững một mảnh tường khá cao của bức tường Bá Linh.

(H: Mảnh tường Bá Linh bên ngoài tòa Đại sứ Đức tại thủ đô Kiev, Ukraine.)

Mảnh tường Bá Linh là một kỷ vật ai cũng muốn có. Dân buôn bán đã thiết lập cả một dịch vụ lớn kiếm lời quanh bức tường. Ngay bây giờ, nếu bạn muốn có kỷ vật này, bạn có thể lên mạng, vào eBay hay Amazon tìm kiếm một cách dễ dàng. Tôi đã vào thử Amazon và thấy rao bán các kỷ vật này với giá từ vài chục tới cả trăm đô tùy theo kích thước lớn nhỏ. Trùm buôn bán các kỷ vật này là ông Volker Pawslowski. Người ta ước tính 90% kỷ vật trên thị trường là từ ông này ra. Năm 1991, ông mua đứt 300 thước tường và đập ra thành từng mảnh nhỏ để bán. Ông thú nhận đã xịt sơn lên nhiều mảnh này để giả những bệt màu của tranh graffiti trên tường. Mảnh tường có dính sơn xanh xanh đỏ đỏ dễ tiêu thụ hơn. Để cầu chứng đây là những mảnh tường thực sự lấy từ bức tường Bá Linh, ông Volker Pawslowski đã dán nhãn “Pawslowski Souvenirs & Postcards” và được đặt trong những hộp đàng hoàng. Ông trùm buôn tường này còn tự hào là có thể nhìn qua là biết thật giả liền. Năm 2014, phóng viên báo ExBerliner đã làm một cuộc khảo sát các tiệm bán đồ kỷ niệm tại Bá Linh và cho kết quả là tất cả hàng của ông Pawslowski là đồ thật trừ một mẫu. Lập tức ông tìm hiểu và phát hiện ra một nhà buôn lẻ lấy hàng của ông bán đã đánh tráo hàng giả vào.

Biến cố bức tường Bá linh bị sụp đổ diễn ra vào ngày 9 tháng 11 năm 1989. Cuộc tấn công vào tòa tháp đôi tại New York thường được gọi tắt là vụ 9/11. Thoạt nghe tưởng hai ngày trùng nhau nhưng không phải. Vụ sau xảy ra vào ngày 11/9/2001. Cách viết ngày tháng xuôi ngược khác nhau của Âu Châu và Mỹ đã làm nhiều người bé cái lầm.

Hai tòa nhà bị cháy để lại 7 ngàn tấn thép được lưu giữ tại nhà kho của sân bay John F. Kennedy ở quận Queens, New York. Một phần số thép này được tặng cho 50 tiểu bang để tạo những công trình kỷ niệm vụ khủng bố kinh hoàng này. Một phần được tặng cho Canada, Đức, Ý, Anh và các căn cứ quân sự Mỹ tại Nam Hàn và Afghanistan để sử dụng cho cùng một mục đích. Các kiến trúc sư và điêu khắc gia tại khắp nơi được tặng thép đã tạo dựng được nhiều công trình vừa mỹ thuật vừa mang nặng ý nghĩa. Như điêu khắc gia Heath Satow ở Rosemead, tiểu bang California, đã hoàn thành một tượng đài có 2977 chim bồ câu trắng bằng thép không rỉ tượng trưng cho số nạn nhân thương vong, tạo thành hai bàn tay nâng một khối thép của tòa nhà bị hủy hoại.

(H: Tác phẩm từ thép của tòa nhà Twin Towers của điêu khắc gia Heath Satow tại Rosemead, California.)

Một công trình khác là chiếc hộ tống hạm LPD 21, còn có tên là New York Never Forget (Nữu Ước Không Bao Giờ Quên) tạo thành bằng toàn sắt thép của hai tòa nhà Twin Towers. Anh bạn nhà thơ Quan Dương là người gắn bó với việc hoàn thành chiến hạm với kinh phí 1.400 triệu đô này. Anh kể: “Sau biến cố kinh hoàng, sắt của hai tòa nhà này được đưa về Avondale Shipyard của New Orleans năm 2003 để nấu chảy ra dùng để làm phần đáy. Lúc đó tôi là một công nhân của hãng Northrop Grumman nên đã tham dự vào việc thực hiện. Chiếc hộ tống hạm đã cùng tôi gắn bó suốt sáu năm kể từ lúc bắt đầu cho đến lúc hoàn tất vào tháng 9/2009. Có thể nói mọi ngóc ngách trong chiếc hạm này không có chỗ nào là không ghi dấu chân tôi. Năm 2004 khi mới đang còn bắt đầu khởi công thì cơn bão Katrina đã tấn công chiếc tàu và mưa gió bão bùng đã bao phủ trùm lên. Nghe như đâu đây trong mưa gió tiếng kêu gào của 2977 oan hồn trong đó có 343 lính cứu hỏa và 72 sĩ quan cảnh sát mà giờ xác thân của họ quyện vào trong từng miếng sắt”.

(H: 
Hộ tống hạm LPD 21 làm bằng sắt thép của tòa nhà Twin Towers.)

Là một sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa đã nếm nhiều tân khổ của chiến tranh và tù đày tại quê nhà, anh có những cảm nghĩ đặc biệt của một quân nhân Việt: “Khi bão Katrina vẫn còn đang tơi tả thì chúng tôi từ Houston quay trở lại New Orleans và tiếp tục công việc của mình. Ngồi trên tàu nhìn cảnh vật chung quanh đìu hiu im ắng vì người dân chưa quay về, tôi có cảm tưởng trong từng mét sắt của chiếc tàu là những oan hồn lạnh lẽo mà mọi người trong cơn hốt hoảng của bão Katrina vô tình quên đi. Tôi liên tưởng đến những người dân tôi bị lính miền Bắc tràn vào giết chết oan uổng trong tết Mậu Thân trong cuộc chiến tranh Việt Nam mà xác xương của họ cũng từng bị chôn vùi và quên lãng. Tôi cũng liên tưởng đến những vụ cộng sản âm thầm thảm sát những người thua trận mà không qua xét xử ngay trong những ngày đầu họ chiếm được miền Nam. Tất cả những cái chết được che giấu tinh vi núp sau những mỹ từ đẹp đẽ. Những oan hồn chết bởi sự cuồng vọng của cái ác đều bi thương như nhau”.

Nhà thơ Quan Dương, dưới con mắt của một nạn nhân chiến tranh, đã nhìn qua con tàu kỷ vật sự tàn nhẫn của bạo lực. Khủng bố đã gây nên những thảm trạng kinh hoàng nhưng khủng bố không bao giờ vắng mặt trên cõi thế này. Kỷ vật không chỉ là những mảnh vụn cất giữ mà còn là những vết hằn nằm trong sâu thẳm của mỗi con người. Mãi mãi! 

(H: Nhà thơ Quan Dương làm việc trên hộ tống hạm LPD 21. Hình trên FB Quan Duong.)

Song Thao 
09/2023

03 January 2024

Ý Nghĩa Cuộc Đời

Phạm Đức Thân

Đời nguời như một cuốn phim đang chiếu mà chủ nhân vừa là vai chính vừa là khán giả duy nhất. Cho tới một lúc nào đó, thuờng là có tuổi, cuối đời, nhiều nguời tạm ngưng lại và thắc mắc tự hỏi, đại khái như: tôi là ai? nguồn gốc từ đâu? có sứ mệnh, mục đích gì không? ...Hay kiếp nguời chỉ là trong vòng luẩn quẩn ăn để sống, sống để làm việc, làm việc để có cái ăn; rồi lập gia đình để thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý....Cuộc sống bận rộn truớc đây không có dịp để nghĩ đến những điều này; hoặc có thể là vì chúng quá phức tạp, rối rắm nên bị trốn lánh, tảng lờ, gạt qua bên. Leon Tolstoy lúc 50 tuổi giữa đỉnh cao sự nghiệp, thú nhận vô cùng bức xúc, hụt hẫng vì bỗng nhiên cảm thấy cuộc đời mình hoàn toàn vô nghĩa. Riêng nguời viết cũng đã từng cảm khái:

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Trốn tìm trong thơ nhạc chơi vơi
Lang thang vơ vẩn đời gần hết
Chẳng hiểu ra sao một kiếp nguời

Thắc mắc cá nhân trên là biểu hiện của một tra hỏi rộng lớn hơn về nguồn gốc con nguời, về ý nghĩa cuộc đời; vì nguời ta thuờng cho rằng hiểu đuợc nguồn gốc hy vọng có thể giúp suy ra đuợc sứ mệnh, mục đích, ý nghĩa cuộc đời, nếu có.. Tìm hiểu nguồn gốc là nhìn về quá khứ chung của chủng loại con nguời để hiểu đuợc hiện tại, tuơng lai; nếu thấy cuộc đời có ý nghĩa thì sẽ cố gắng sống theo đó - đây là việc riêng tư rất khác nhau của mỗi cá nhân.

Đã hẳn nguồn gốc là do cha mẹ sinh ra, nhưng hỏi tiếp tới sẽ thấy có ông bà, cụ kỵ, tằng tổ....và sau cùng tới tổ tiên con nguời, xa lắc xa lơ không có gì cụ thể để xác nhận. Cho nên về nguồn gốc con nguời tất cả hiện nay chỉ là suy luận, lý thuyết. Có rất nhiều kiến giải ít nhiều khác nhau về vấn đề này, nhưng trong mục đích đi tìm ý nghĩa cuộc đời, có thể tạm liệt chúng vào 2 khảo huớng chính: khoa học tự nhiên và siêu hình huyền bí.

Khảo huớng khoa học tự nhiên của vũ trụ học, vật lý lý thuyết, thiên văn học, sinh hoc, hóa sinh học...thời hiện đại có vẻ đang hấp đẫn nhiều nguời cho nên đuợc đề cập truớc. Theo đó, về đại thể, nguồn gốc sự sống con nguời bắt đầu với Nổ Lớn (Big Bang) xẩy ra cách đây 15 tỷ năm, tiếp tục với xuất hiện mặt trời 10 tỷ năm sau đó, và rồi nẩy sinh các hình thức sự sống dạng đơn bào mà qua quá trình tiến hóa đã hình thành nguời hiện đại sơ khai (homo sapiens) cách đây khoảng 600 ngàn năm, để cuối cúng là con nguời ngày nay.

Như vậy sự sống chỉ là biến cố ngẫu phát của tự nhiên. Vũ trụ bao la hoành tráng là thế, nếu có sứ mạng, mục đích, ý nghĩa gì ta không thể nào biết. Nhưng với sự sống của con nguời thì ngẫu phát của nó không cho thấy một liên hệ hợp lý nào để kết luận cuộc đời có một sứ mạng, mục đích, ý nghĩa. Gần đây Richard Dawkins (The Selfish Gene - Cái Gien Ích Kỷ) còn vuợt qua thuyết tiến hóa của Charles Darwin về chọn lọc tự nhiên của sinh vật để sống còn. Theo Dawkins chọn lọc tự nhiên diễn ra ở cấp bậc gien hơn là cấp bậc chủng loại. Có nghĩa là cá thể sinh vật, trong đó bao gồm con nguời, là những "bộ máy sinh tồn" đuợc xây dựng nên theo những chỉ dẫn ghi trong DNA, với "mục đích" bảo đảm sống còn của gien, chứ không phải của chính sinh vật. 

Tuy nhiên, gien không phải đuợc kiến tạo để hoàn thành một "mục đích" nào. Nó chỉ sống còn nếu tạo đuợc tác dụng trên sinh vật nó đang trụ, và trong một môi truờng thuận lợi. Nguời chỉ là những chuỗi xoắn DNA tự sao chép. Cho nên cuộc đời mỗi nguời không quan trọng. Quan trọng là gien của nguời đuợc truyền lại sang con cháu để gien tiếp tục sống còn. Cùng lắm có thể bảo mục đích cuộc đời là truyền gien, nhưng không thể bảo nó có một ý nghĩa gì theo nghĩa đạo lý, xã hội ta đang đi tìm hiểu.

Nguời chỉ là công cụ của gien
Để gien truờng cửu cõi thiên nhiên
Một khi đã hoàn thành nhiệm vụ
Cát bụi vùi chôn cái xác hèn.

Khảo huớng siêu hình huyền bí có từ lâu đời qua các giáo lý của nhiều tôn giáo, thần học và triết hoc... cho rằng phải có một đấng Tối Cao (gọi là Trời, Chúa, Tạo Hóa, Thần...) có chủ ý kiến tạo nên con nguời và vũ trụ bao la, hoành tráng với mục đích nào đó. Dân Do Thái và dân đạo Chúa, trong thánh kinh (phần Sáng Thế Ký) thuật truyện Chúa dựng nên vũ trụ trong 6 ngày. Dân ́n giáo cho rằng Thần Vishnu nằm trên con rắn Shesha và một hoa sen mọc từ rốn Thần cho xuất hiên Thần Brahma, rồi Thần này tạo nên toàn thể vũ trụ trong một quả trứng vàng nhỏ. Ngoài ra, còn có Thiên Đàng, Hỏa Ngục, quỷ dữ... để răn đe nguời: sau khi chết, đời sau sẽ đuợc thuởng hay phạt tùy theo đời này sống thiện hay ác.

Những truyện này không có chứng cứ, chỉ là huyền thoại, coi như ẩn dụ về một đấng Tối Cao mà truớc cảnh hùng vĩ của thiên nhiên không ai không cảm thấy có cái gì đó siêu việt. Eugene Cernan phi hành gia đi trên mặt trăng từng nhận xét: "Không ai đầu óc bình thuờng ngắm nhìn các ngôi sao và khoảng đen vô tận bao trùm khắp nơi lại có thể chối bỏ cái tính chất linh thiêng của cảm nghiệm cũng như hiện hữu của một Đấng Tối Cao." Tuy chỉ là huyền thoại và cảm nghiệm, nghịch với lý trí, nhưng rất nhiều nguời vẫn tin rằng tác phẩm vũ trụ và nguời của Tạo Hóa là có một mục đích. Vậy hảy cứ phó mặc tất cả cho Bề Trên, không cần lôi thôi tìm hiểu ý nghĩa cuộc đời; nhất là đời này tạm bợ, đời sau vĩnh cửu, mới có ý nghĩa quan trọng, đích thực. Mọi sự việc Chúa tạo nên đều đúng. Cuối cùng rồi cái tốt sẽ thắng cái xấu, công lý sẽ thắng bất công. Niềm tin tuởng tuyệt đối vào tôn giáo đến độ cuồng tín có khi trở nên nguy hiểm, mù quáng, ví dụ như cho rằng sứ mênh cuộc đời là diệt Mỹ (quá khích Hồi Giáo) hoặc diệt chủng dân Palestine (Do Thái). 

Như vậy, nhìn về quá khứ (Nổ Lớn, Đấng Tối Cao sáng tạo con nguời và vũ trụ) cũng như về tuơng lai (đời sau - thực hư không rõ có hay không) đều không giúp ích gì cho việc đi tìm ý nghĩa cuộc đời. 

Nay thử nhìn ngay vào hiện tại xem sao. Thật vậy, bế tắc trên là do cứ khăng khăng giả định cuộc đời có một mục đích, ý nghĩa khách quan nội tại do lựa chọn tự nhiên hay thần thánh cấu tạo nên. Giả định này không có gì chắc chắn là đúng hay sai. Nếu bây giờ, theo các triết gia hiện sinh vô thần (Sartre, Camus...) ta gán cho cuộc đời một mục đích, ý nghĩa chủ quan ngoại tại thì cuộc đời sẽ có nhiều ý nghĩa tùy theo nhận định của mỗi cá nhân ở đời và với nguời khác. Tức là ý nghĩa cuộc đời không có sẵn đó mà mỗi nguời đuợc/phải tự do tìm chọn và làm cho đời mình có ý nghĩa theo chủ quan của mình. Cách nhìn này có cái lợi thực tiễn: tại bất cứ thời điểm nào trong đời, sau khi chiêm nghiệm quá khứ bản thân, có thể thay đổi lối sống theo ý nghĩa mới tìm ra, nếu muốn. Mặt khác nguời có đạọ hay không đạo, vô thần đều có thể thực hiện. 

Thiết tuởng cũng cần nói rõ về nghĩa của cụm từ "có ý nghĩa". Cuộc đời "có ý nghĩa" nói ở đây hàm ý cuộc đời huớng thuợng, nghĩa là nghiêng về chân thực, tốt đẹp, hữu ích.... phù hợp với đạo đức, xã hội, vì có như thế nó mới phong phú, đầy đủ và xứng đáng tìm kiếm cho đời có ý nghĩa. 

Cuộc đời vô luân, phi đạo đức, trộm cắp, luờng gạt.... thì chỉ có ý nghĩa đối với chính chủ nhân của nó. Các đồ tể sát nhân (vd. Hitler, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh...) và những kẻ độc ác, tra tấn, thù hằn, giận dữ, tham vọng, tham lam, mặc cảm tự tôn hay tự ti...(vd. Công An CS), gieo rắc chết chóc đau khổ trên nguời khác, hẳn phải thấy cuộc đời họ rất có ý nghĩa nên mới hăng hái thực hiện thành công dự án xấu xa cùa mình một cách mãn nguyện như thế.

Con nguời ở đời và với nguời khác nên thuờng giúp đỡ lẫn nhau. Vị tha và giúp nguời hoạn nạn, nghèo khó làm cho cuộc đời có ý nghĩa. Thuơng nguời như thể thuơng thân; và tôn giáo cũng rao giảng bác ái, từ bi, bố thí. Bởi vì mọi nguời sinh ra bình đẳng, đuợc quyền sống thỏa đáng, nếu thiếu thốn hoạn nạn thì giúp đỡ họ vuợt qua khó khăn truớc mắt là chuyện cần làm trong phạm vi khả năng của mình, không nhất thiết phải như Mẹ Teresa suốt đời phục vụ kẻ nghèo khổ, bệnh tật hay các tỷ phú làm từ thiên cả ngàn tỷ. Nhưng cũng đừng làm từ thiện để lấy tiêng, thích tên mình gắn truớc đền chùa cho biết đã cúng bao nhiêu.

Con nguời thuờng có khuynh huớng siêu việt. Đời có ý nghĩa khi vuợt lên trên quyền lợi bản thân, có lý tuởng, nghĩ đến chủng loại. Sẵn sàng hy sinh, phản kháng bất công, áp bức, độc tài...(vd. những tù nhân luơng tâm chống CSVN hèn với giặc, ác với dân). Đó là những nguời không quản nguy hiểm làm cách mạng, hoặc bảo vệ tổ quốc, hoặc hy sinh nhiều thứ để mạo hiểm khám phá đất đai xa lạ, hoặc khổ công tìm tòi phát minh cái mới giúp ích cho nhân loại, hoặc ngay cả biểu tình phản đối ô nhiễm khí quyển làm biến đổi khí hậu gây nhiều thiên tai, bão lụt hạn hán....Việc làm của cá nhân tuy nhỏ, nhưng góp phần cho ích lợi chung của nhân loại.

Nguời có dự án, thực hiện thành công một việc (vd. viết xong một truyện) hoặc hoài bão (vd. trở thành thầy giáo) thì cảm thấy mãn nguyên, hài lòng, thấy đời có ý nghĩa hơn, nhiều hay ít tùy theo thành quả lớn hay nhỏ. Vấn đề là phải có một mục tiêu, và cố gắng đạt tới, cho dù có thể không kết quả, như Nguyễn Thái Học đã nói, "không thành công thì thành nhân". Đừng sợ thất bại vì biết rút kinh nghiệm thì thất bại là mẹ thành công. Mặt khác kinh qua khó khăn, gian khổ thì thắng lợi mới vinh quang. Cũng phải biết giới hạn của mình, đừng với cao quá khả năng, hoặc so sánh với nguời chung quanh, cho rằng mình không bằng họ, khiến bất ưng, đời mất hứng thú. Phải biết tự bằng lòng, cảnh tỉnh với cảm giác đời không còn ý nghĩa một khi đã đạt mục tiêu. Hãy đề ra một dự án khác và cố gắng thực hiện để cuộc đời lại có ý nghĩa mới. 

Cuôc đời ngắn ngủi, phù du, chết lúc nào không biết. Vậy hãy cứ nắm lấy ngày hiện tại (carpe diem). Điều này có vẻ hiển nhiên, nhưng áp dụng vào cuộc sống cho thấy 2 cách hiểu khác nhau. Nguời theo khoái lạc chủ nghĩa sợ chết bất ngờ, còn sống ngày nào cố huởng thụ khoái lạc vật chất tối đa (sinh lý, thực phẩm, giải trí...) và lối sống này đối với nhiều nguời là không có ý nghĩa. Nguời khác nhận thấy thời gian, cơ hội không nhiều, vậy đừng chần chờ thực hiện dự án, hãy làm gấp những việc tốt...và đây là lối sống ý nghĩa nên theo.

Không biết có phải lối sống quá vật chất hiện nay khiến xuất hiện các guru, nhiều sách báo khuyên thiền định, yoga, giảm bớt cái tôi tham sân si... giống như Phật giáo từ xưa đã bảo mọi sự là phù du, vô thuờng, đừng ảo vọng bám vào cái ngã không có... Một số nguời đã tuân theo các lời khuyên này. Tuơng tự, các tu sĩ của nhiều tôn giáo đã từ bỏ thú vui trần thế, sống đạm bạc, phục vụ trong giáo hội. Tất cả những nguời nói trên hẳn phải thấy cuộc đời như vậy mới có ý nghĩa, cho nên đã chọn lối sống đó. Trừ một số nhỏ thực sự giúp đỡ nguời khác (vd. chăm sóc nguời cùi) còn đa số chỉ kinh kệ, thiền định và cầu nguyện, không biết có giúp ích gì cụ thể cho đời. Đây là truờng hợp cuộc đời chỉ có ý nghĩa chủ quan, thiếu ý nghĩa khách quan: có lẽ chỉ họ mới thấy ích lợi tâm hồn mình đuợc an lạc, bình lặng trong thế giới tranh sống náo nhiệt truớc mắt; nguời ngoài cuộc không biết ý nghĩa này.

Hãy để yên tu sĩ và nguời tin vào tâm linh. Quay sang nguời bình thuờng, đa số công nhận hạnh phúc là điều quan trọng nhất trên đời. Cuộc đời thiếu vắng hạnh phúc là chẳng còn ý nghĩa, có khi khiến nguời ta bi quan, chán sống đến độ muốn tự tử. Hạnh phúc thì phức tạp, đa dạng, nhiều ít...rất khác nhau. Nathaniel Hawthorne bảo: "Hạnh phúc như con buớm, bị săn đuổi thì luôn luôn ngoài tầm tay, nhưng nếu bạn lăng lẽ ngồi xuống nó có thể đậu trên bạn". Nguời bình thuòng không cần tìm kiếm hạnh phúc cao xa. Hãy ngồi xuống xem tâm lý học, xã hội học, thần kinh học đã cho những kết quả khảo sát nào giúp đi tìm hạnh phúc giản dị.

Đời có ý nghĩa không phải chỉ khi đạt mục tiêu khiến mãn nguyện, hạnh phúc, mà còn là khi có nhiều mục tiêu khác nhau để theo đuổi liên tục. Hạnh phúc ngắn ngủi, không bền vững, trồi sụt (vd. khi dùng ma túy, hoặc mục tiêu đạt xong là hết hứng thú, thấy trống rỗng...). Nhưng nếu luôn luôn theo đuổi mục tiêu mới thì sẽ tạo đuợc hứng thú lâu dài. Và ý nghĩa cuộc đời nằm ở các hoạt động dễ dàng cung ứng những mục tiêu liên hợp và thỏa đáng này, để có thể thực hiện thành công toàn phần hay một phần. Quan trọng ngang với thành quả, là cố gắng thực hiện mục tiêu thì luôn luôn sẽ phát sinh hóa chất (dopamine, oxytocin) trong óc khiến ý thức đuợc tình cảm mãn nguyện và hạnh phúc. Các hoạt động này đa dạng, nhưng có thể kể 3 lãnh vực hoat động thông thuờng nhất ai cũng có thể làm đuơc là: yêu thương (lãng mạn nam nữ, gia đình, bạn bè, tha nhân...) làm việc (để có lợi tức, tài chánh bảo đảm, cơ hội rèn luyện kỹ năng, vuợt qua thử thách...) và giải trí (âm nhạc, hội họa, đọc sách, thể thao, du lịch...), chúng làm cho cuộc đời phong phú, đầy đủ và hạnh phúc nhờ luôn luôn tuơng tác với tha nhân và có một đời sống kinh tế, tâm lý ổn định. Nguời sống cô độc thuờng ít hạnh phúc.

Các nhân tố làm cho cuộc đời có ý nghĩa thì rất nhiều không thể kể hết, nhất là tính cách cá nhân của mỗi nguời cũng rất khác nhau càng làm chúng trở nên đa dạng, phong phú hơn. Trên kia chỉ điểm qua vài truờng hợp điển hình, mỗi nguời có thể tự tìm hiểu thêm qua tham khảo các triết gia, học giả, văn nghệ sĩ,..và ngay cả nguời bình thuờng chung quanh qua lối sống của họ. Đi tìm ý nghĩa cuộc đời có thể diễn ra suốt đời, chưa bao giờ thấy mãn nguyện. Chỉ xin nhắc rằng nên luôn luôn linh động, cởi mở, đừng quá triệt để, khắt khe.

Có thể thấy giá trị của hạnh phúc trong khi cũng thừa nhận nó không phải là tất cả, để khi gặp bất hạnh sẽ dễ dàng chịu đựng hơn. Có thể biết huởng thụ khoái lạc cuộc sống nhưng đừng trở nên nô lệ của chúng vì không bao giờ thỏa mãn. Có thể đánh giá cao giá trị của thành công nhưng đừng hẹp hòi để không thấy rằng cũng rất quan trọng là những cố gắng, chứ không phải chỉ riêng thành quả. Có thể nắm bắt hiện tại nhưng nếu vuợt ngoài tầm với thì cũng biết buông xả, không nhất thiết cố gắng tranh dành một cách tuyệt vọng. Có thể đánh giá cao vị tha, bố thí nhưng không có nghĩa phải cố gắng bằng nguời, cho đi mọi thứ mình có. Và sau cùng, phải nên nhận ra rằng yêu thuơng là quan trọng nhất, là động lực thúc đẩy mọi hoạt động nhân ái khác, làm con nguời cảm thấy hạnh phúc nhất. 

Nhân năm mới nguời viết xin chúc mọi nguời tìm đuợc ý nghĩa cho cuộc đời minh.

Phạm Đức Thân