28 February 2019

“TRƯỜNG HỌC, TRƯỜNG ĐỜI”, Hồi ký 2 của Giáo sư NGUYỄN VĂN TƯƠNG.

Quí thân hữu kính mến,

Tôi rất vui mừng nhận đươc cuốn “TRƯỜNG HỌC, TRƯỜNG ĐỜI” Hồi ký 2 của Giáo sư NGUYỄN VĂN TƯƠNG.

Ông là cựu giáo sư công pháp tại Học viện Quốc Gia Hành Chánh Sài gòn, các trường Luật tại Việt nam và Pháp.

Giáo sư Nguyễn văn Tương từng tham gia các chánh phủ Phan Huy Quát, Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn văn Lộc. Từ 1975 ông bị tù cải tạo đến 1981, sau đó vượt biên và định cư tại Pháp.


Cuốn “TRƯỜNG HỌC, TRƯỜNG ĐỜI” Hồi ký 2 của Giáo sư NGUYỄN VĂN TƯƠNG vừa mới xuất bản trong tháng hai 2019.

Với giọng văn trong sáng, đa số dùng mệnh đề độc lập, ông làm cho đọc giả dễ dàng tiếp cận nội dung phong phú của cuốn sách. Tôi mừng quýnh như tìm lại được những thứ rất thân thương đã lạc mất, khi đọc đươc các chữ rất ...Nam kỳ trong sách của ông, như “Mủi Cần Vố”, như chữ “vách ván bổ kho”… Cuốn “TRƯỜNG HỌC, TRƯỜNG ĐỜI” của ông đã làm sống lại biết bao hoài niệm của  chúng ta hồi còn đi học đi thi.

Lối kể truyện của ông rất hấp dẩn, tôi phải đọc một lèo cho hết cuốn sách mới có thể buông ra.

Ở tuổi chín mươi mà đầu óc Giáo sư vẫn còn trong sáng đáng nễ như thế, thật là một trường hợp đăc biệt. Ông nhớ hết các đề thi và cách làm bài từ Sơ học cho đến khi trình luận án tiến sĩ. Phải công nhân bộ nhớ của ông vượt qua nhiều đầu óc thông thái rồi. Riêng tôi, tôi chỉ còn nhớ đến kết quả các kỳ thi thôi, không còn có thể nào nhớ nổi các đề thi và cách làm bài của chính mình.

Sự phấn đấu để vương lên của ông liên tục, không ngừng nghỉ suốt đời, rất đáng làm gương cho hậu thế và con cháu. Từ một đứa bé ở miệt vườn Nham Mân (Sa đéc) đến lúc đứng trên bục giảng đại học Pantheon-Sorbonne Paris là cả một nổ lực trường thiên. Có lẻ nhờ thế, mà các con của ông đều thành đạt dù đến Pháp rất trễ cho việc học hành. Đây là một trong những tấm gương phấn đấu của người Việt tỵ nan công sản.

Trân trọng giới thiệu vói quí thân hữu cuốn

TRƯỜNG HỌC, TRƯỜNG ĐỜI
Hồi ký 2
ISBN 2-9517983-2-6
Tác giả: Giáo sư Nguyễn văn Tương
Giá bán 5 euro (Chưa kể cước phí bưu điện)

Xin liên lạc với Gs. Nguyễn văn Tương:
Email: vantuong.ng@free.fr
Tel: +31 6 1 69280812

Kính thư,
Nguyễn văn Đáo

27 February 2019

Có Chăng Một Văn Hóa Ăn Thịt Người ?

Đa số sống trong xã hội bình thường ngày nay khi nghe chuyện "Ăn thịt người" cũng đã thấy rùng mình. Thế nhưng khi cần hay phải làm một công việc gì đó nhạy cảm như nghiên cứu chuyện ăn thịt người vì ích lợi lịch sử hay xã hội thì chắc chắn cảm tính tất phải nhường chỗ cho lý trí. Bộ môn nghiên cứu của khoa học nhân văn ngày nay cũng quan trọng như trong ngành khoa học kỹ thuật, có thể mở cửa đi vào bất cứ ngõ ngách nào vì ích lợi của tiến bộ. Mời quý bạn theo dõi phần nội dung của bài viết rất công phu của tác giả. (TTR)
Phạm Đức Thân

Ăn thịt người là một đại cấm kỵ của nhân loại. Thỉnh thoảng cũng có những ghi nhận của nhà thám hiểm hay du lịch về hiện tượng này tại một vài dân tộc thiểu số, bán khai...Ví dụ dân Wari (Ba Tây) ăn thịt người thân chết để bớt đau buồn; dân Fore (Papua New Guinea) ăn thịt thân quyến vừa mất để giữ lại linh hồn; dân Nabutautau (đảo Fiji) kiêng xoa đầu trẻ em, người lạ vi phạm bị xử tử và ăn thịt. Nhưng đó là cá biệt do tục lệ, tín ngưỡng và chưa kiểm chứng hoàn toàn đúng.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều tài liệu ghi lại ăn thịt người quả có xẩy ra, nhất là trong thiên tai, mất mùa, ngục tù... Ví dụ như nạn đói ở Ukraine 1932-33 (chết 5 triệu), trại tập trung Do Thái của Đức Quốc Xã Thế Chiến II (chết 12 triệu), trại lao cải và đại nạn sai lầm của Bước Nhẩy Vọt tại Trung Quốc 1958-61 (chết phỏng đoán trên 50 triệu), trại tù Soviet (chết 20 triệu). Riêng tại VN nạn đói năm Ất Dậu 1945 làm chết 2 triệu người, do mất mùa cộng với chính sách thu gom lúa gạo của phát xít Nhật và thực dân Pháp.

Sở dĩ có chuyện ăn thịt người là vì khi đói hành hạ, người ta mất khôn. Lãnh sự quán Ý Đại Lợi ở Trung Quốc báo cáo rằng cơn đói phát sinh hoang tưởng do thiếu vitamin, khiến nhìn con cái thành chỉ là con vật, cho nên giết và ăn thịt con.

Một số sống sót sau nạn đói, không nhớ và chối chưa bao giờ nghĩ vậy. Phim hài The Gold Rush (Cơn Sốt Vàng diễn tả rất đúng trạng thái bị đói hành hạ: Big Jim nhìn Charlot thành con gà, và Charlot nhìn đôi giầy thành thực phẩm, ăn uống ngon lành cả dây giầy, làm khán giả cười nghiêng ngửa.

Trung Hoa là nước đông dân, thường bị lũ lụt, hạn hán làm mất mùa (từ 108 BC đến AD 1911 có 1828 đại nạn) bị đói đe dọa triền miên. Lại thêm kiến thức y khoa hạn chế, tưởng thịt người là bổ. Ăn thịt người diễn ra trên suốt chiều dài lịch sử tới tận ngày nay, và còn thấy ghi trong sách vở, sử liệu cũng như văn học. Phát sinh một loại "văn hóa nạn đói", truyền từ đời này qua đời kia. Dân chúng biết rõ loại cây cỏ dại nào có thể ăn được, loại nào nên bán để được tiền, và cả thứ tự ai phải bị hy sinh trước, khi cần thiết. Dân An Huy còn có kinh nghiệm nhận ra kẻ ăn thịt người: thân thể có mùi khác lạ và mắt cũng như da đỏ au.

Ăn thịt người có một chỗ đứng thật độc đáo trong văn hóa Trung Quốc và được dân chúng tôn trọng. Phải chăng có một nền văn hóa ăn thịt người ở Trung Quốc bao gồm ăn thịt người chết, giết người ăn thịt để khỏi chết đói, ăn thịt người để trả thù, để bồi bổ, để chữa bệnh, cũng như buôn bán thịt người để làm thực phẩm, dược phẩm...? Cách đây 2000 năm, triều đại Hán được thiết lập giữa đổ nát hoang tàn của chiến tranh và đói kém, chết gần nửa số dân, khiến năm 205 BC Hán Cao Tổ phải ra chiếu chỉ, cho phép dân bán hoặc ăn thịt con. Tháng Năm 549 BC quân nhà Chu phong tỏa thủ đô của nhà Tống. Dân Tống ghi lại: "Trong thành, chúng tôi hoán đổi con của nhau để ăn thịt, và chẻ xương làm củi". Thời Đại Nhẩy Vọt nông dân An Huy cũng như nhiều địa phương khác đã lập lại hành động trên để khỏi chết đói và khỏi mang tiếng, vì đây là ăn con người khác chứ không phải ăn con mình. Cho thấy cái văn hóa ăn thịt người này xuất phát từ 2500 năm trước và tiếp tục tới nay.

Ăn thịt người để khỏi chết đói hoặc do bị điên không còn biết đúng sai, là chuyện có thể hiểu được. Tư liệu về những nạn đói này ở các nước trên thế giới có đủ trên mạng và có thể tìm đọc dễ dàng. Bài này chỉ bàn đến Trung Quốc vì hiện tượng ăn thịt người phổ thông hơn, cũng như có thêm các nguyên ủy khác ngoài khỏi chết đói. 

Ray Kay Chong (trong sách Cannibalism in China) đã phân ra hai loại: Một là ăn thịt người để sống còn, do hoàn cảnh bức bách (nạn đói, trong tù, lênh đênh trên biển, hay lạc trong rừng...) phải chọn giải pháp cuối cùng này để khỏi chết đói. Hai là ăn thịt người do những nguyên ủy khác (bồi bổ, chữa bệnh, trả thù, tập tục, tín ngưỡng...) sẽ được đề cập chính trong bài. 

1/ Ăn thịt người để bồi bổ hoặc chữa bệnh.  Từ cổ đại, theo Jitsuro Kubawata, người ta đã biết ăn thịt người, và ghi ra những cách nấu nướng, sử dụng: - Phủ (cắt và sấy thịt) - Canh (đun sôi trong món canh) - Hài (xay nhỏ thịt) - Luyến (cắt thịt) Thịt người được cho là thơm ngon. Nhiều món đặc biệt dành cho phú hộ, quan chức giầu có. Nhiều cách bảo trì, muối thịt đễ giữ được lâu. Dao Qingyi, đời Nguyên, trong sách Chuo Geng Lu, khuyên ăn thịt trẻ em vì thơm ngon nhất, và đề nghị ăn nguyên con, ăn cả xương. Ông gọi người lớn là "cừu hai chân" và cho rằng thịt phụ nữ ngon hơn thịt cừu. Lý Thời Trân, đời Minh, cho rằng thịt người tốt cho bệnh lao. Năm 1578, ông ra sách tham khảo y khoa (Ben Cao Gang Mu - Materia Medica) liệt kê 35 bộ phận hoặc phần thịt khác nhau của người có thể chữa được một số bệnh. Một vài bộ phận được cho là gia tăng khả năng mây mưa. Thái giám đời Minh cố tìm lại sinh lực bằng kiếm ăn óc của thanh thiếu nam hoặc thịt trai tân. Đời Thanh, thiên hạ tin rằng máu tươi tốt cho sinh dục. Khi có hành hình công khai, các bà có chồng bất lực, thường mua máu tươi của tội nhân để hấp hoặc dúng bánh cho chồng ăn, khôi phục dương cương. Đây cũng còn là nội dung một truyện của Lỗ Tấn. Máu tươi phụ nữ được coi như có công dụng trẻ hóa. Thế kỷ XIX, vua quan hoặc đao phủ thường thích ăn tim, óc của tội nhân để bồi dưỡng.

Sang thời hiện đại, vẫn có người tin rằng thịt người bồi bổ hoặc chữa bệnh. Tại Bắc Kinh, một ông lấy cắp xác ở nghĩa trang, xẻo thịt nấu súp, và nghiền nhỏ xương để bồi bổ sức khỏe cho vợ. Tại Quảng Đông có chuyện buôn bán thai nhi và làm súp để bán, coi như phương pháp làm đẹp. Nhà báo Arthur tố cáo chính phủ Trung Quốc thường lấy cơ quan nội tạng của tội nhân để cấy ghép. Và tin trên báo thỉnh thoảng vẫn có chuyện mua bán nội tạng, hoặc giết người để lấy nội tạng. Gần đây nhất kiểm tra phát hiện tại Đại Hàn và Châu Phi, dược phẩm Trung Quốc có DNA thịt người. 

2/ Hiến thịt để báo hiếu, trả ơn. Sách đời Tống ghi lại chuyện cắt thịt để nuôi người già. Con dâu thường cắt thịt đùi nấu súp để mẹ chồng ăn. Việc này phổ biến đến nỗi vua phải ra lệnh cấm. Chuyện kiểu này cũng được dựng thành tuồng, với tích Xuân Đào Cắt Thịt. Chồng nàng là Bạch Trọng Minh lên kinh thành dự thi. Xuân Đào ở nhà nuôi mẹ chồng già yếu bệnh hoạn đã cắt thịt mình để nuôi bà.

3/ Ăn thịt vì thù oán, trả thù. Ăn thịt trả thù có thể diễn ra giữa cá nhân cũng như tập thể, và thường là trong thời chiến. Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán, về sau thua, bị cắt lưỡi làm món cho bên thắng cuộc sơi. Sách Cựu Đường Thư chép chuyện Wang Juncao giết Li Junze để trả thù cho cha và moi tim gan của địch nhân ra ăn. Sách Tùy Thư ghi lại chuyện Wang Bang thù Trần Võ Đế đến độ đập lăng, đào mồ ông vua này, đốt thành tro rồi hòa nước uống.

Trong chiến tranh, không những dân trong thành hay đồn bị chiếm, mà cả tù nhân và xác kẻ thù cũng có thể thành nguồn thực phẩm. Dưới thời vua Wu Di ( AD 502- 549) tù nhân trong cũi bị đem bán, và khi thiếu thịt, có thể bị giết, đem nấu ăn. Thời giặc Khăn Vàng nhà Đường, cả hàng ngàn người bị làm thịt để ăn mỗi ngày. Thế kỷ sau, Wang Yancheng xứ Min, nghe nói đã ướp muối và phơi khô xác địch quân để làm lương thực dự trữ cho binh lính. Trong cuộc Khởi Nghĩa Thái Bình (1850 - 64) hai bên đều có người ăn tim tù nhân để được gan dạ. Thịt và bộ phận người bầy bán công khai ngoài chợ. Cũng còn có người bị bắt cóc để làm thịt. Lính Trung Hoa đóng tại Đài Loan trước chiến tranh Trung - Nhật (1894-95) cũng mua ăn thịt dân bản xứ bán ngoài chợ. 

Khổng Tử không chê trách trả thù. Ông bảo than khóc, để tang bố mẹ chết một cách ám muội nghi ngờ không đủ. Trời còn khen kẻ trả thù. Không những giết mà còn ăn cả tim gan xương thịt kẻ thù. Sử Trung Hoa nhan nhản chuyện vua chúa ăn thịt nhau. Có khi dùng thịt người bắt ăn để thử dạ trung thành, phản bội thì bị thái nhỏ đem ướp muối. Có khi người thắng buộc kẻ thua phải ăn thịt con hoặc bố mình. Nhiều khi chết rồi vẫn chưa yên, có thể bị đào xác lên, đốt thành tro... Thời chiến tranh Quốc- Cộng thập niên 40 vẫn xẩy ra thỉnh thoảng quân hai bên ăn thịt nhau. 

Thời Cách Mạng Văn Hóa (1966 - 1976) tại Quảng Tây, học sinh giết hiệu trưởng ngay tại sân trường, rồi đem nấu ăn, mừng thắng lợi bọn phản cách mạng. Có trường hợp học trò là bồ cũ của con trai hiệu trưởng giết hiệu trưởng rồi xẻ thịt ăn để chứng tỏ dứt khoát theo Cách Mạng Văn Hóa. Cafeteria của nhà nước treo lủng lẳng xác người trên móc, và phục vụ thịt người cho nhân viên. Harry Wu, trong sách Laogai: The Chinese Gulag (Lao Cải: Hệ Thống Trại Tù Trung Quốc) ghi lại chứng kiến tù nhân Yang Baoyin ở Sơn Tây bị hành quyết vì viết "Đả Đảo Mao Chủ Tịch", và óc được cán bộ Công An tiêu thụ. 

4/ Ăn thịt người trong văn học.  Ăn thịt người là một thực thể trong xã hội Trung Quốc cho nên nó không thể không xuất hiện trong văn học dân gian cũng như bác học. Ở đây chỉ xin liệt kê một số điển hình trong các tác phẩm nổi tiếng. Trong Thủy Hử (Thị Nại An) luôn có nhắc đến tửu điếm, quán trọ dọc bên đường, có thể là nơi không an toàn. Chủ điếm có thể là đạo tặc, bất lương giết người cướp của và lấy thịt làm nhân bánh. Tôn Nhị Nương cùng chồng là Trương Thanh đã từng mở tửu điếm giết người, lấy thịt làm nhân bánh. Võ Tòng suýt chết ở đây. Các đại vương, hảo hán trên Lương Sơn Bạc thích moi gan nạn nhân để nhắm rượu. Hảo hán Lý Quỳ giết Lý Quý rồi ăn thịt. Tống Giang suýt bị giết để lấy gan làm thuốc giải rượu cho đầu lĩnh Trương Anh. Trong Tam Quốc Chí (La Quán Trung), Lưu An giết vợ, lấy thịt làm thức ăn dâng lên Lưu Huyền Đức. Trong Tây Du Ký, Đường Tăng luôn luôn là một món ăn quý giá, bị săn đuổi liên tục, ráo riết để làm thịt. Kim Dung cũng không quên điểm xuyết trong truyện của mình những đoạn liên quan đến ăn thịt người. Trong Anh Hùng Xạ Điêu, Quách Tĩnh hút máu rắn của Lương Tử Ông được tăng công lực và bị Tử Ông truy sát để hút máu sống. Trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Vi Nhất Tiếu bị tẩu hỏa nhập ma, khi khai triển nội công phải hút máu người sống, nếu không toàn thân sẽ bị cóng lạnh chết. Trương Vô Kỵ suýt bị bọn Tiết Viễn Công, Giản Tiếp giết ăn thịt. Lời Giản Tiếp " Bụng đói nổ đom đóm thế này, dù ngươi có là em ruột, con ruột thì ta cũng ăn cả xương lẫn da" rất đúng tâm trạng kẻ sắp chết đói. Trong Liên Thành Quyết, Hoa Thiết Cán ăn thịt hai anh em kết nghĩa là Lục Thiên Trữ và Lưu Thừa Phong. Thiết Cán nói với Thủy Sinh: "Thịt người sống ngon hơn thịt người chết". 

Lỗ Tấn trong Nhật Ký Người Điên mô tả một người điên bị ám ảnh ai cũng muốn ăn thịt mình. Trong truyện có đoạn: " Hãy nhìn vào lịch sử: nó không phải ghi lại thời gian, mà mỗi trang đều viết khó hiểu những chữ 'rộng lượng, chính trực, đạo đức'. Thao thức không ngủ được, tôi xem kỹ tới lui mãi suốt nửa đêm, và sau cùng nhận ra rằng, giữa các hàng chữ, đều là cùng một chữ - 'ăn thịt người' ". Ngoại nhân có thể nghĩ đây chỉ là ẩn dụ, nhưng dân Trung Quốc do kinh nghiệm thực tiễn chắc chắn hiểu rõ đó là một sự thật không thay đổi trong xã hội Trung Quốc. 

Văn hóa là tác phong, tập tục của xã hội và phải được đánh giá trong cảnh quan của chính nó. Ăn thịt người có một chỗ đứng xuyên suốt độc đáo trong xã hội Trung Quốc, cho nên trong một ý nghĩa hạn chế nào đó, có thể bảo Trung Quốc có một nền văn hóa ăn thịt người. Nói vậy chỉ để nêu lên một sự thât, không hề bao hàm ý phê phán đánh giá. 

Bối cảnh xã hội khác nhau nẩy sinh các giá trị và tiêu chuẩn khác nhau. Không thể căn cứ vào tiêu chuẩn, giá trị của văn hóa này để đánh giá văn hóa khác. Thuyết tương đối văn hóa, mà Clifford Geertz là một đại diện, trong The Interpretation of Cultures đã chỉ ra rằng luân lý, đạo đức không có tính tuyệt đối, toàn cầu mà tùy theo hoàn cảnh, địa phương. Con người đã tiến hóa để sống cho có văn hóa. Bình thường thì như vậy, nhưng trong hoàn cảnh khắc nghiệt, nhiều khi để sinh tồn, phải từ bỏ tác phong đã được cấy vào đầu óc. Nghĩa là không có cái gọi là "nhân tính tự nhiên". Điều kiện văn hóa có thể được đặt lên trên bản tính con người. Nhắc lại như vậy để hiểu rõ, thông cảm, đừng vội phê phán, chứ không phải để bỏ qua đạo đức, luân lý. Chúng luôn luôn là kim chỉ nam cho cuộc sống. 

Phạm Đức Thân

21 February 2019

Đoạn kết buồn của một mối tình Ucraina-Việt Nam‏

Tôi và anh quen nhau tại Kiev. Chúng tôi lấy nhau và sinh được hai đứa con tuyệt vời - con trai Andrei và con gái Maia. Lúc đầu, mẹ tôi phản đối kịch liệt quyết định lấy chồng của tôi. Thứ nhất, vì chồng tôi - Hà - là người Việt Nam bán hàng ngoài chợ. Thứ hai, vì anh hơn tôi đến 16 tuổi đời.
Tôi và anh quen nhau tại Kiev. Chúng tôi lấy nhau và sinh được hai đứa con tuyệt vời – con trai Andrei và con gái Maia. Lúc đầu, mẹ tôi phản đối kịch liệt quyết định lấy chồng của tôi.. Thứ nhất, vì chồng tôi – Hà – là người Việt Nam bán hàng ngoài chợ. Thứ hai, vì anh hơn tôi đến 16 tuổi đời.

Nhưng mặc cho những linh cảm của mẹ, chúng tôi đã cùng chung sống với nhau suốt 8 năm trời hòa hợp và hạnh phúc. Hầu như chúng tôi chưa bao giờ có những bất đồng lớn. Chồng tôi rất yêu lũ trẻ và sẵn sàng giúp tôi làm mọi việc trong nhà, từ nấu nướng đến dọn dẹp nhà cửa. Cuộc sống tưởng đâu cứ mãi như vậy. Cho đến một ngày, Hà nhận được tin bố ốm nặng, có thể không qua khỏi. Anh lập tức bay về Việt Nam.

Một thời gian sau, anh gọi điện sang và bảo mẹ con tôi sang Việt Nam với anh. Thực tâm tôi không muốn đi cho lắm, vì đường xa mà hai con còn nhỏ – con trai tôi sáu tuổi, còn con gái mới có một năm bốn tháng. Nhưng Hà động viên tôi rất nhiều và nói chỉ ở Việt Nam vài tháng là cùng. Chủ yếu là anh muốn giới thiệu mẹ con tôi với gia đình, họ hàng bên nội. Thế là tôi quyết định lên đường, mang theo hai con mà lòng không hề nghĩ có những gì đang chờ đợi mình ở phía trước.

Ấn tượng về làng quê Việt Nam

Mẹ con tôi sang Việt Nam khi bố chồng tôi đã mồ yên mả đẹp. Ngày đầu ở nhà chồng, chúng tôi đã đưa hai con đi thăm mộ ông nội. Nghĩa địa nằm ngay gần nhà, nhưng thực sự mà nói, nó khác xa với hình ảnh quen thuộc của những nghĩa trang ở Ukraina. Người Việt Nam có một phong tục rất đặc biệt: ba năm sau khi chôn cất người quá cố, họ lại đào lên, lấy xương mang đi chôn lại(!) Lần thứ hai này mới là lần chôn cất vĩnh viễn.

Quê chồng tôi là một ngôi làng gồm khoảng 400 nóc nhà, nằm không xa thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, ở đó không hề có đường ống khí đốt. Mọi người chủ yếu nấu thức ăn bằng bếp rạ. Chỉ có một số gia đình khá giả mới dám nấu ăn bằng bình gas, vì đó là một điều xa xỉ đối với những người nông dân. Dân làng nghèo đến nỗi, khi ai đó mua sắm bất kỳ vật gì cũng đều trở thành sự kiện của cả làng. 

Làng mạc ở Việt Nam cũng có nhiều điểm giống với làng quê ở Ukraina, chỉ có điều đường xá không trải nhựa, mà đổ bằng bê tông. Có lẽ bê tông chịu nóng tốt hơn so với nhựa đường. Xung quanh mỗi ngôi nhà đều có rãnh thoát nước. Lúc đầu, tôi không hiểu tại sao phải làm như vậy. Sau đó, tôi đã hiểu – vì vào mùa mưa, dù có rãnh thoát nước nhưng nhiều lúc vẫn phải lội nước đến tận đầu gối! Khó chịu nhất là áo quần giặt xong phơi cả tuần cũng chẳng chịu khô cho.

Món bánh xoài

17 February 2019

Hội Ngộ Liên Khóa Kỳ 5 QGHC (1)

Kính quý anh mến,

Trong thời gian qua, quý anh trong Ban Hổ Trợ HNLK kỳ 5 gồm có quý anh  Nguyễn Văn Sáu, Nam Cali, Texas với anh Nguyễn Minh Triết,  New York với anh Đặng Quốc Tuấn, South Carolina với anh Nguyễn Phụng đã đóng góp nhiều đề nghị và ý kiến giúp  BĐH của Miền Đông  hoàn chỉnh  bản Thông Cáo số 2, Phiếu Ghi Danh & Lệ Phí cùng chương trình sinh hoạt trong một thời gian ngắn. Rất cám ơn quý anh.

Trong thời gian tới, BĐH còn cần đến nhiều sự hổ trợ của quý anh trong đó như:

1.         Kêu gọi quý anh chị đồng môn tích cực ghi danh tham dự vì quý anh có nhiều kinh nghiệm tổ chức HNLK.

2.         Nhờ anh David Ngô kêu gọi anh em đồng môn bên Úc ghi danh tham dự và giúp thu tiền địa phương rồi wire về Hội MĐ tiền $USD. Như vậy có thể tiết kiệm nhiều tiền cho CSV. Đồng thời cũng đuợc biết anh là "ca sĩ QGHC", hy vọng anh đóng góp vào chương trình văn nghệ HNLK kỳ 5. Xin liên lạc anh Nguyễn Phụng.

3.         Trân quý hơn nữa, anh chị Nguyễn Phụng giúp điều hợp chương trình văn nghệ QGHC trong buổi trưa HNLK tại Marriott.  Quý anh chị đồng môn  xin liên lạc anh Nguyễn Phụng (NC, K 11) qua email: phungnhuy@yahoo.com; điện thoại : 919-961-0858 để ghi danh trình diễn. Anh Nguyễn Phụng sẽ set up các buổi tập dượt / thử giọng qua smart phone và  welcome tất cả đóng góp trình diễn các ban/khóa và các nhóm văn nghệ của các Hội (Nam Cali, Bắc Cali, Texas, Úc Châu...) trong tất cả loại môn đơn ca/group ca/ca kịch trong tinh thần đồng môn hát cho nhau nghe.

4.         Cám ơn anh Đặng Quốc Tuấn có nhả ý nhờ BĐH mời ca sĩ Nguyệt Anh hát vài ba bài cho chương trình "cây nhà lá vườn". Đang liên lạc, nếu được, sẽ là bonus cho chương trình văn nghệ.

Sự nhiệt thành của quý anh đã nói lên sự gắn bó trong tình đồng môn QGHC không phai nhòa và cùng hy vọng thành công tốt đẹp trong việc tổ chức HNLK kỳ này.

Thay mặt BĐH, lần nữa xin cám ơn quý anh rất nhiều và hẹn gặp các anh và các bạn.

Tình thân,

Hương Hỏa
Hội QGHC Miền Đông

12 February 2019

EM TÔI, truyện ngắn

Trần Bạch Thu

Hồi mới lên 5 tôi nhớ có lần mẹ dẫn hết mấy anh em qua bến đò chợ Thạnh Trị hốt thuốc Nam và nhờ thầy coi luôn tướng số, hậu vận về sau cho mấy đứa con. Thầy nói với mẹ là đứa em thứ tư của tôi có tướng mệnh yểu và chết vì nước. Lúc đó mẹ hơi luống cuống, mắt chớp liên hồi còn miệng thì lẩm bẩm xin thầy coi lại. Thầy lắc đầu:

- Cơ trời đã vậy. Hãy gắng tu nhơn tích đức thì may ra. Vậy thôi.

Mẹ về mà lòng buồn vô hạn. Sau đó mẹ quyết định lựa ngày rằm tháng tốt dẫn mấy anh em tôi lên chùa xin Qui y Tam bảo cho hết cả 3 đứa con trai đầu.

Đứa em thứ tư của tôi là đứa khôi ngô tuấn tú nhất nhà, thuở nhỏ rất bụ bẫm, tôi thường hay bồng ẵm chơi với em thường xuyên nhất, một phần thương nhiều hơn mấy đứa khác là vì tôi nghe và hiểu lời thầy nói, phần khác em rất đẹp và hiền lành dễ thương. Lâu ngày rồi cũng quên, nhưng mẹ tôi thì lo suốt đời.

Ba làm việc ở Tòa Bố đối diện xéo với cầu Tàu Mỹ Tho nên thỉnh thoảng có những chiều sau giờ làm việc ba thường hay dẫn mấy anh em tôi ra cầu tắm sông, bơi lội. Mẹ cấm tiệt đứa em thứ tư không được xuống nước. Ba biết chuyện bèn bảo mẹ đừng tin lời thầy bói. Hễ mỗi lần như vậy là mẹ dặn tôi nếu có đi tắm nhớ luôn ở bên cạnh để coi chừng em.

Khi lớn lên em là đứa to cao, khuôn mặt đẹp đẽ thanh tú. Lúc đó bạn bè cùng trường hay đặt tên gọi riêng là Alain Delon vì hao hao giống nam tài tử điện ảnh Pháp. Học hành thông minh tấn phát lại hay giúp đỡ mọi người nên hàng xóm trong cư xá ai ai cũng thương mến. Bọn con gái thì khỏi nói, lúc nào cũng anh Tư nghe ngọt sớt. Mẹ hay răn đe là nên lo học hành không được bày đặt bè bạn bồ bịch lăng nhăng. Em nghe lời lắm.

Việc nặng trong nhà em là đứa luôn luôn đứng ra gánh vác. Ngày cận tết, 25 tháng Chạp về quê nội tảo mộ, Bà Bảy luôn chia cho em những chỗ đầy gai mắc cỡ để dẫy cỏ. Thế mà lúc nào em cũng xong sớm rồi qua phụ với anh em ở các khu mộ khác. Không biết sao Bà Bảy luôn bảo với mọi người:

- Chia cho nó chỗ khó để được ơn phúc đức ông bà phù hộ.

11 February 2019

Mùi máu quanh Hoa Vi

Châu Chấu

Nhãn hiệu Huawei trên màn hình điện thoại. (Getty Images)
Ngày1/12/2018, lực lượng an ninh phi trường Vancouver bắt công chúa đỏ Mạnh Vãn Chu, giám đốc tài chánh công ty Hoa Vi (Huawei), theo yêu cầu của tư pháp Mỹ.

Ngày 28/01/2019, tư pháp Mỹ công bố hai bản cáo trạng: 10 tội cho HoaVi, 13 tội cho Mạnh mỗi tội 30 năm tù.

Ngày 29/01/2019, Canada nhận được yêu cầu chính thức của Mỹ dẫn độ Mạnh kèm theo cáo trạng trên. Theo bộ trưởng tư pháp David Lametti, Canada có 30 ngày quyết định việc dẫn độ trong phiên điều trần ngày 1/3/2019. Tùy theo phán quyết, Mạnh được trả tự do hoặc dẫn độ qua Mỹ. Luật sư David Martin cho biết thân chủ rất tự tin vào sự ngây thơ của mình.

Một tội không thấy nhắc tới

Tội nầy tanh mùi máu: Huawei đang thâm nhập vào các trường đại học toàn thế giới bằng nhiều chiêu kinh hãi: không dùng được thì giết, hay khi cần thì giết người bịt miệng.

Ngày 24/6/2012, thi thể Shane Todd tìm thấy "tự treo” trong apartment ở Singapore. Todd tốt nghiệp cử nhân và cao học về ngành điện ở University of Florida, hoàn tất PhD/tiến sĩ ở University of California, Santa Barbara năm 2010. Gia đình ở Mỹ, Todd sang Singapore làm việc với công ty IME.

Tháng 1/2012, IME gửi Todd trở lại tiểu bang New Jersey để được đào tạo về GaN, một công nghệ mới có thể áp dụng trong cả dân sự và quân sự. GaN thuộc hệ thống Metal Organic Chemical Vapor Deposition MOCVD mà IME mua từ Veeco, một công ty Mỹ. Luật Hoa Kỳ cấm xuất khẩu MOCVD sang một số quốc gia trong có Trung Cộng.

Theo gia đình Todd, sau đào tạo Todd trở lại Singapore làm việc. Todd kể với bố mẹ rằng Todd từ chối chuyển giao công nghệ GaN cho IME. Todd ngày càng lo lắng vì dự án mà IME và “một công ty Trung Quốc giấu tên” ép buộc Todd làm có thể gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia Hoa Kỳ. Todd nói với gia đình rằng tính mạng bị đe dọa khi làm việc với người Trung Quốc nên anh sẽ trở về Mỹ. Ngày đó không bao giờ tới.
Ngày 24/6/2012, bạn gái đến apartment thấy thi thể của Todd bèn báo cảnh sát. Cảnh sát Singapore kết luận Todd đào một một lỗ trên tường trong phòng tắm để luồn dây qua và “tự treo cổ.”

Ngày 26/6/2012, gia đình Todd từ Mỹ tức tốc qua tận nơi đối diện với cơ quan cảnh sát Singapore, họ nói dối quanh co, thay đổi báo cáo và thủ tiêu chứng cớ. Trên tường không hề có lỗ khoan nào. Sợi giây và khăn treo cổ không phải đồ dùng của Todd. Trên khăn có hai dấu DNA khác không phải của Todd sau đó bị cảnh sát Singapore phá hủy. Rất mỉa mai, một bức thơ Todd cám ơn hãng IME trong khi bạn bè đều biết Todd rất ghét IME. Bức thơ ngắn Todd "trăn trối" trong computer được tiến sĩ ngôn ngữ Carole Chaski xác định đây là "văn phong” rất Á Đông, không phải của Todd.

Theo gia đình, Todd đã có công việc khác, đã có vé máy bay tuần tới trở về Mỹ dự sinh nhật cậu em 21 tuổi. Todd đang giặt quần áo và soạn hành lý sửa soạn về nhà. Bạn bè nói Todd quả quyết, thể thao, vui nhộn và khoe sắp về nhà. Todd cũng nói với người yêu rằng đang chịu áp lực rất nặng.
“Công ty Trung quốc” bí mật chính là... Hoa Vi thông qua tài liệu Todd để lại.
Gia đình Todd đau đớn trước cái chết của con, nhất định theo đuổi công lý, tin tưởng đây là một vụ giết người. Tờ Forbes ngày 29/1/2019 có bài viết về vụ Hoa Vi cũng nhắc tới cái chết của Todd.

Thử đoán nạn nhân sắp tới là ai?

29/9/2018, giám đốc Interpol Meng Hongwei người Hoa từ thành phố Lyon nước Pháp về Bắc Kinh thăm nhà, gửi tín hiệu báo cho vợ biết đang gặp nguy hiểm. Bắc Kinh sau đó xác nhận Meng Hongwei đang bị điều tra tội tham nhũng. Vợ là Grace Meng và hai con cũng bị một nhóm người Hoa bám gót hiện đang xin nhà chức trách Pháp bảo vệ tính mạng.

12/01/2019, Hoa Vi nhanh chóng thông báo sa thải Weijing Wang, giám đốc tiếp thị Hoa Vi tại Ba Lan, đại bản doanh Hoa Vi ở châu Âu, chỉ vài ngày sau khi Wang bị Ba Lan bắt vì tình nghi làm gián điệp.
Hoa Vi ngày càng lún sâu khi thế giới quay lưng lại. Thua lỗ tận đáy, bị Tư Pháp Mỹ quay như dế, Mạnh đối diện án tù ít nhất 30 năm... Đừng ngạc nhiên nếu trước ngày 1/3 tòa Canada xử dẫn độ, có tin bà Mạnh trúng độc, nhảy lầu, treo cổ... mang theo bí mật Bắc Kinh không muốn ai hay.
Dễ vậy sao? Dễ chứ sao không!

Ngày 9/12/2018, lúc 5:30 sáng, một kẻ lạ đột nhập căn nhà $4.2 triệu đô la của vợ chồng Mạnh ở đường West 28th, khu vực đắt tiền ở Vancouver. Hàng xóm nhìn thấy gọi cảnh sát nhưng kẻ lạ đã biến mất. Lúc đó Mạnh chưa được “tại ngoại.”

Ngày 12/12/2018 Mạnh được tòa cho tại ngoại nơi căn nhà nói trên, đi đâu thì đi miễn phải ở nhà từ 11 giờ đêm tới 6 giờ sáng, đeo vòng điện tử báo động ở cổ chân, công ty Lions Gate Risk Management Group canh giữ ngôi nhà 24/24, phí tổn $7,000 đô la một ngày do Mạnh trả.

Ngày hôm sau 13/12 một xe bảng số ngoại giao chở ba người Hoa mang hai bó hoa, Mạnh mở cửa mời vào. Chưa hết, lát sau xe Pizza giao bánh tận nơi, Mạnh ra nhận bánh rồi mang mời phóng viên nhà báo chờ đợi bên ngoài nhưng họ từ chối.

Tại ngoại như thế đẹp như một giấc mơ nhưng thủ tiêu cũng gọn nhẹ không kém. Rồi thì Bắc Kinh sẽ bù lu bù loa Canada kỳ thị, bất cẩn không chu đáo với công chúa của họ.

Canada sẽ trả lời sao?
3 Feb. 2019
(Nguồn: Viễn Đông Daily News) 

09 February 2019

Ngày Xuân Nghe Chơi Vài Câu Hát xẩm

Tưởng Năng Tiến

Bà con kiều bào luôn là một phần máu thịt không thể tách rời của Tổ quốc. - Nguyễn Phú Trọng

Mong kiều bào tích cực đóng góp xây dựng đất nước. - Nguyễn Xuân Phúc

Lấy cớ tết nhất, tôi “hú” cả đống bạn bè tụ tập – uống sương sương vài chai – cho đỡ lạnh lòng viễn xứ. Sau khi cạn mấy ly đầy, và đầy vài ly cạn (rồi lại cạn mấy ly đầy nữa) thì chúng tôi đều “chợt thấy vui như trẻ thơ” – dù tất cả đã ngoài sáu muơi ráo trọi!

Xong “Ly Rượu Mừng” của Phạm Đình Chương, cả đám tiếp tục đồng ca bài “Thằng Cuội.” Bản nhạc mà có lẽ đứa bé nào sinh trưởng ở miền Nam (vào thập niên 1950 - 60) cũng thuộc. Bài đồng dao này được nhạc sĩ Lê Thương viết bằng những lời lẽ rất tân kỳ, dù nền tân nhạc Việt Nam – ở thời điểm đó – còn ở giai đoạn phôi thai.
Bóng trăng trắng ngà có cây đa toCó thằng Cuội già ôm một mối mơ…
Lặng nghe trăng gió hỏi nhau Chị kia quê quán ở đâuGió không có nhàGió bay muôn phươngBiền biệt chẳng ngừngTrên trời nước ta…”Các con dế mèn suốt trong đêm khuyaHát xẩm không tiền nên nghèo xác xơ…
Hát Bộ, hát Chèo, hát Cô Đầu, hát Cải Lương, hát Hồ Quảng… để kiếm sống ra sao thì tôi không biết. Chớ còn hát xẩm thì dù có được (cho) tiền, vẫn nghèo xơ xác.

Thuở ấu thơ, thỉnh thoảng, tôi cũng nhìn thấy những người hát xẩm. Họ thường ngồi ở cầu thang chợ Đà Lạt – vào lúc chợ đông – gẩy những tiếng đàn buồn bã, và hát những bài ca u uất, giữa sự hờ hững của “ông đi qua bà đi lại.”

Đó là chuyện hát xẩm miền Nam, trong trí nhớ non nớt của tôi, khi đất nước đã hoàn toàn chia cắt. Ở miền Bắc, sinh hoạt của một số những người hát xẩm – có lúc – hoàn toàn khác hẳn:

“Khi hoà bình mới lập lại 1954, ông (nhà văn Thanh Tịnh) được giao phụ trách một đoàn xẩm, gồm 23 anh chị em, phần lớn là mắt kém, đi về hướng Bùi Chu – Phát Diệm, lấy lời ca tiếng hát dân gian để động viên đồng bào đừng nghe theo những lời dụ dỗ di cư của kẻ địch mà hãy ở lại với quê hương.” (Vương Trí Nhàn. Cây Bút Đời Người. Saigon: Phương Nam, 2002).

Quê hương, tuy thế, xem ra cũng chả “ưu ái” gì lắm với những người ở lại. Ngay cả Thanh Tịnh (một nhà văn tăm tiếng, biên tập viên của tạp chí Văn Nghệ, sĩ quan cao cấp của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam Anh Hùng) cũng sống dở giữa lòng cách mạng:

“Ở vào cái tuổi chưa đầy sáu muơi mà Thanh Tịnh những năm đó trông đã già lắm, già hơn tuổi rất nhiều… muốn biết Thanh Tịnh đơn độc thế nào phải nhìn những lúc ông đi bộ. Trên đường Phan Đình Phùng, duới những hàng sấu, cũng già cả mệt mỏi, ông bước đi như không thể dừng lại nên phải bước, khuôn mặt đăm chiêu, dáng điệu đờ đẫn.” (Vương T.N. sđd 181).

Với hàng triệu người di cư thì hậu vận cũng không sáng sủa gì hơn. Họ bị bắt lại, trọn đám, sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng! Từ đây, Nam / Bắc hoà lời ca. Một bản trường ca rất khó hát nên nhiều kẻ đã liều mạng đâm xầm ra biển, hay ù té bỏ chạy thục mạng qua biên giới xứ người.

Họ thuộc thành phần “bất hảo, cặn bã của xã hội, ma cô, đĩ điếm, trộm cướp, trây lười lao động, ngại khó ngại khổ, chạy theo bơ thừa sữa cặn… ” – theo như nguyên văn lời giải thích của giới truyền thông trong nước với dư luận thế giới, và với lũ cột đèn (còn) ở lại.

Không hiểu đám người này đã hành nghề ma cô, đĩ điếm và tổ chức trộm cướp ra sao – nơi đất khách – nhưng số lượng bơ thừa sữa cặn mà họ gửi về cố hương đã cứu toàn dân, cũng như toàn Đảng, thoát chết (đói) nhiều phen. Từ đó, Bộ Chính Trị bèn đổi mới tư duy, và cũng bắt đầu… đổi giọng. Chỉ qua một đêm, tiếng Việt (bỗng) có thêm nhiều cụm từ rất mới và (nghe) rất thân thương: khúc ruột xa ngàn dặm, sứ giả Lạc Hồng, thành phần không thể thiếu trong đại gia đình dân tộc… Bộ Ngoại Giao VN cũng có thêm một vị Thứ Trưởng, Chủ Nhiệm Ủy Ban Người Việt Ở Nước Ngoài.

Nếu bỏ những chức danh vừa kể, cho nó đỡ rườm rà, và nói trắng phớ ra thì đây chỉ là một đoàn hát xẩm tân thời. Nhiệm vụ mới không phải là động viên người dân ở lại (vì chúng đã lỡ đi thoát rồi) mà là kêu gọi họ đừng nỡ ngoảnh mặt đi luôn, tội lắm!

Nói cho chính xác thì trước khi cái “đoàn hát xẩm” này được chính thức thành lập, Chính Quyền Cách Mạng cũng đã từng có những động thái để hoà giải với cộng đồng người Việt tị nạn, cụ thể là chuyến công du Hoa Kỳ (vào năm 2004) của bà Phó Chủ Nhiệm Ủy Ban Đối ngoại Quốc Hội – Tôn Nữ Thị Ninh. Chỉ tiếc có điều là cái giọng hát xẩm của bà Ninh không được dễ nghe cho lắm:

- Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi.

- Mình là thế thượng phong của nguời chiến thắng, mình cần chủ động, người ta không thể chủ động được do mặc cảm, cũng không thể yêu cầu ngươi ta đi trước, họ đứng ở vị trí không thuận lợi trong tiến trình lịch sử.

Đã ngồi ngửa nón giữa chợ đời mà còn ca ông ổng (‘mình là thế thượng phong”) như thế thì có mà ăn cứt. Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn – Chủ Nhiệm Ủy Ban Người Việt Ở Nước Ngoài – cũng thế, cũng muốn kiếm ăn nhưng nói năng cứ như như là cắn vào mông thiên hạ vậy:

- So sánh dân chủ ở Mỹ với dân chủ ở Việt Nam thì chưa biết ở đâu hơn ở đâu.

- Trong rất nhiều người đã về Việt Nam, chúng tôi đã gặp, và chúng tôi biết chứ, rất nhiều người tham gia những cuộc biểu tình trước đây từ những cuộc biểu tình...phản đối chuyến đi thăm của nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang Hoa Kỳ năm 2007, trong số họ rất nhiều người đã về Việt Nam và chúng tôi gặp, chúng tôi biết. Chúng tôi có hỏi một vài người tại sao lại tham gia như thế làm gì thì họ bảo là thực tế nói thật là cũng đi để kiếm thêm vài ba chục đô la vì họ phát tiền, họ cho tiền thì tại sao không đi.

Với cái đám “bất hảo, cặn bã của xã hội, ma cô, đĩ điếm, trộm cướp, trây lười lao động, ngại khó ngại khổ, chạy theo bơ thừa sữa cặn” và sẵn sàng đi biểu tình chỉ “để kiếm thêm vài ba chục đô la” mà Đảng và Nhà Nước mong họ “tích cực đóng góp xây dựng đất nước” thì quả là ước mong rất đỗi viển vông. Cũng viển vông y như dự tính huy động tiền và vàng của người dân trong nước vậy.

Túng quá nên hoá quẫn chăng?

Tưởng Năng Tiến

Lời chúc xuân (an ủi) cho tuổi già . . .

Chả héo chả tàn luôn tươi thắm,
Ung dung thư thái mãi mượt mà!
Không già !

08 February 2019

Đầu năm nhìn lại ‘cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín’

Trân Văn

Trước thềm năm mới âm lịch, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, khẳng định : “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay” (1).


Tờ báo Economist vừa công bố Báo cáo Quốc gia 2014, trong đó có báo cáo về Việt Nam, với nhiều số liệu kinh tế vĩ mô quan trọng.

Những ngày đầu của một năm âm lịch đã qua, thử nhìn lại vài chuyện mà ai cũng đã biết để nhận diện “cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín” của Việt Nam ngày nay.

***

“Cơ đồ” mà ông Trọng đề cập chắc chắn không phải của “anh cướp” – người đàn ông không thể tìm được nguồn trợ giúp nào khác khi vợ sanh, đành phải vay “tín dụng đen”, lãi suất ở mức cắt cổ. Cách duy nhất mà người đàn ông này cho là có thể giúp anh ta thoát ra khỏi sự bủa vây của “tín dụng đen” là đi cướp. Vụ cướp dẫu thành công nhưng lương tâm lại cắn rứt vì số tiền cướp được quá to (107 triệu), họa mà nạn nhân phải gánh quá lớn, nên kẻ cướp chỉ dám mượn đỡ bảy triệu, 100 triệu còn lại đem vứt vào trụ sở phường An Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương, kèm lá thư xin lỗi, đề nghị công an tìm giúp nạn nhân để trả lại (2).

“Cơ đồ” mà ông Trọng đề cập chắc chắn bao gồm hệ thống ngân hàng trải khắp Việt Nam, trong đó không thiếu những ngân hàng được cấp vốn để thực thi chính sách trợ giúp người nghèo nhưng chẳng có người thực sự nghèo nào vay được tiền từ ngân hàng, thành ra “tín dụng đen” mọc lên như nấm sau mưa, hoành hành suốt từ Nam chí Bắc, gieo vạ cho không biết bao nhiêu gia đình. Câu chuyện “anh cướp” chỉ là một ví dụ minh họa cho thực trạng từng xuất hiện ở Việt Nam trước ngày đảng của ông Trọng trở thành tổ chức chính trị duy nhất lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối tại Việt Nam, mà Nam Cao từng mượn miệng Chí Phèo tố cáo : Tao muốn làm người lương thiện nhưng ai cho tao lương thiện.

“Cơ đồ” mà ông Trọng đề cập chắc chắn cũng không phải của người phụ nữ mang thai bảy tháng, ngụ ở Tây Ninh, lên Sài Gòn khám bệnh ngày 29 tháng Chạp âm lịch nhưng thiếu tiền phải quay về nhà. Giữa đường, đau bụng, quay lại bệnh viện bị băng huyết trên xe buýt… Những người tạo lập, quản trị “cơ đồ” như ông Trọng có thể thiết lập hệ thống riêng nhằm chăm sóc sức khỏe cho cán bộ từ trung ương đến địa phương, có thể đặt định những qui định, cán bộ cấp nào thì được xài công xa trị giá bao nhiêu, như ông thì được đãi ngộ bằng công xa cho đến hết đời, song… chưa bận tâm đến những người “thất cơ, lỡ vận” nhưngười phụ nữ ấy. Trong “cơ đồ” đó, những cá nhân đáng thương, gặp nghịch cảnh chỉ có thể dựa vào ông tài xế xe buýt, bà tiếp viên và những hành khách tử tế khác (3)…

Tương tự, “tiềm lực, vị thế, uy tín” mà ông Trọng đề cập chẳng liên quan chút nào đến nhiều triệu người càng ngày càng vất vả trong cuộc mưu sinh mà cơm vẫn không đủ no, áo vẫn chẳng đủ ấm, thành ra hết chục ngàn người này đến chục ngàn người khác thế chấp nhà đất, ruộng vườn, kể cả vay nóng để “được” đi làm thuê ở ngoại quốc, thậm chí để “được” trở thành nạn nhân của những tổ chức chuyên buôn người, sống chui nhủi, gánh chịu đủ loại cực nhục trên đất khách, chỉ nhằm cho cha mẹ, vợ con đang vất vưởng nơi “thiên đường” đỡ đói, đỡ rách. “Tiềm lực, vị thế, uy tín” mà ông Trọng khẳng định “chưa bao giờ có được như ngày nay”, tạo ra một thực trạng cũng “chưa bao giờ có” : Sau nhiều năm “xôi kinh, nấu sử”, thanh niên, thiếu nữ tốt nghiệp đại học ở Việt Nam lũ lượt sang Campuchia, Lào tìm việc làm (4). “Tiềm lực, vị thế, uy tín” mà ông Trọng xiển dương không tạo cho họ bất kỳ cơ hội nào trên quê hương của chính họ.

***

“Cơ đồ” như thế, “tiềm lực” như thế và chỉ cần nhìn ở góc độ việc làm, cơm áo cho đám đông đã đủ để hình dung “vị thế”, “uy tín” của Việt Nam, song ông Trọng bảo đó là… “kỳ tích”. Thôi thì đó là quyền của ông ! Chuyện ông nói, ông có thêm “nhiều bài học kinh nghiệm quý” cũng là quyền của ông. Còn người Việt có “bài học kinh nghiệm” nào sau khi đã vắt kiệt mồ hôi, nước mắt, đáng xem là quý không ?

Trân Văn
Nguồn : VOA, 07/02/2019

Chú thích

(1) https://vnexpress.net/thoi-su/tong-bi-thu-dat-nuoc-chua-bao-gio-co-duoc-co-do-nhu-ngay-nay-3877029.html

(2) https://nld.com.vn/tin-doc-quyen/nan-nhan-bi-cuop-107-trieu-dong-mong-cong-an-khong-truy-bat-hung-thu-20190201122138439.htm

(3) https://tuoitre.vn/nhan-vien-hanh-khach-xe-buyt-gop-tien-dua-ba-bau-di-benh-vien-2019020410584497.htm

(4) https://xuatkhaulaodong.com.vn/lao-dong-viet-do-xo-di-xuat-khau-lao-dong-sang-lao-campuchia-voi-muc-luong-hon-20-trieuthang-1655.htm

07 February 2019

Hôm nay bạn dám mon men ra đường? chết liền !!

Hai hôm nay, Nam Ontario trời đổ tuyết, sau đó có những trận mưa nhỏ nhưng vừa đủ để tuyết tan. Và thế rồi gió vùng lạnh bất chợt thổi về khiến đường xá, bãi đậu xe, tam cấp trước nhà, xe cộ đậu ngoài trời. . . tất cả bị phủ một lớp nước đá dầy chừng 1cm. trong vắt. Mọi mặt bằng đều trở thành sân trượt tuyết! Kính cửa sổ trong nhà tất cả tạm thời thành kính mờ. Đẹp ghê !

Xe đi trên đường thắng không ăn, cứ thế mà lao đi về phía trước và... xuống hố.  Có những người bắt buộc phải ra ngoài và có xe đi là có tai nạn . . .hai ngày hôm nay, ít xe nhưng nhiều tai nạn là cái chắc.

Mỗ mon men vác máy ảnh đi chụp hình. Chà đẹp dữ à nghe. Ra tới lối đi bộ suýt té bèn quay lại, rê từng bước. Đeo máy ảnh vào cổ, hai tay ôm cột hàng hiên leo lên tam cấp vào nhà cho chắc ăn. Khỏi lọi giò, lọi tay. Bạn dám cả gan, cà tưng dẫn chó ra đường hôm nay? Mỗ chết liền !! (Hình: Hamilton, Nam Ontario, Thu 7/2/2019) 












02 February 2019

CON TÀU CHỈ CÓ MỘT NGƯỜI, truyện ngắn

Phan Xuân Sinh

Anh cũng như bao nhiêu người sĩ quan khác ở Miền Nam. Sau 75, đều bị tập trung cải tạo. Những tháng đầu anh được vợ gửi cho một hai lần đồ ăn, sau đó thì biệt tăm. Anh được phép viết thư về cho gia đình nhiều lần. Nhưng không thấy vợ trả lời. Như thế kể như anh bị vợ bỏ. Sống trong trại cải tạo mà không có người thăm nuôi, không được tiếp tế đồ ăn, người đó kể như chết. Anh biết mình nằm trong số người bất hạnh đó. Nên anh phải tự lực cánh sinh. Nói chơi cho vui vậy chứ tự lực gì nổi.. Có được thăm nuôi hay không, người tù nào cũng co cúm lại. Thức ăn dành dụm từng chút. Ra ngoài lao động, con mắt của họ dáo dác tìm bất cứ thứ gì có thể bỏ vào bụng cho đở đói. Cho nên người có quà thăm nuôi cũng như dân mồ côi, khi ra ngoài lao động cũng xục xạo tìm kiếm đào bới như nhau. Ai tìm được nấy ăn.

Chuyển ra ngoài Bắc anh lại càng tơi tả hơn. Không quen với cái lạnh thấu xương, bụng thì đói meo. Trông anh như một ông cụ già hom hem. Công việc nặng nhọc làm cho anh còm lưng. Ngày trở về thì không thấy hy vọng. Anh cứ nghĩ mình kéo dài tình trạng đói khát, nặng nhọc nầy mãi, thì thế nào cũng bỏ xương tại cái xứ đèo heo hút gió nầy. Trốn trại thì không can đảm. Mà cũng chẳng biết trốn đi đâu, giữa núi rừng trùng trùng điệp điệp. Đành phải bó tay chịu trận.

Bỗng nhiên một hôm anh nhận được gói đồ ăn gửi bằng đường bưu điện. Anh nghĩ chắc vợ anh gửi cho. Nhưng khi cầm gói quà trên tay nhìn tên người gửi lạ hoắc, anh phân vân, đắn đo. Chắc chắn đây là một sự nhầm lẫn. Tuy nhiên vì đói quá anh không có can đảm hoàn trả lại cho cán bộ, khi mà sự thèm khát đã lên tới tột đỉnh. Mà chắc gì gói quà được trả về cho khổ chủ của nó! Cán bộ trại đời sống cũng chẳng hơn tù bao nhiêu, thế nào họ cũng chia nhau. Trong lúc mình đang cần, anh an ủi mình như vậy. Anh về trại. Bạn bè tới chúc mừng anh. Như vậy, kể từ nay anh thuộc thành phần có thăm nuôi. Không còn mồ côi như trước. Gói quà đã được mở ra kiểm soát, cột lại sơ sài trước khi giao cho anh nhận lãnh.

Ai nhận quà về đến chỗ nằm của mình, đều bóc ngay ra.. Còn anh thì không dám đụng đến. Lúc đầu cái đói, cái thèm khát lâu ngày làm cho anh bấn loạn. Anh nghĩ nhận quà về bóc ra ngay ăn một bữa cho đã. Nhưng khi cầm gói quà trên tay, không phải tên vợ mình gửi, anh đâm ra đắn đo. Anh nằm gác tay lên trán nghĩ ngợi về tên người gửi. Anh đào bới hết trí nhớ, vẫn không tìm ra tên người đàn bà nầy, được viết trên góc của gói quà. Bạn bè tù cùng phòng với anh thì nghĩ khác. Họ cho rằng lâu quá không được nhận quà, không nghe tin tức vợ, nên anh muốn kéo dài cảm giác sung sướng. Không bóc vội gói quà. Thế nhưng rồi cũng đến lúc gói quà được mở. Sau khi ăn cơm chiều xong, anh leo lên chỗ nằm, ngồi quay mặt vào vách. Anh trịnh trọng mở gói quà. Quan trọng với anh bây giờ không phải là trong gói quà có những gì để ăn. Giữa lúc nầy, sự thèm khát bỗng nhiên trốn mất. Mà là lá thư trong gói quà nói gì.
"Anh yêu quý, Anh đã mất tích từ lâu, tưởng rằng anh đã chết. Em và các con lập bàn thờ mấy năm nay. Không ngờ, cách đây mấy hôm, vô tình đến thăm một người bạn, có người anh được thả ra từ trại cải tạo Miền Bắc. Em hỏi thăm là có bao giờ anh nghe tên người nào là Nguyễn Hữu trong trại của anh không? Anh đó trả lời là có một người cùng đội sản xuất với anh mang tên ấy, trước là đại úy thuộc Sư Đoàn 2, người Bắc Kỳ. Từ bao nhiêu năm nay không được ai thăm nuôi. Em nghe xong muốn quỵ xuống, đúng là anh rồi. Thế là từ nay em phải hạ bàn thờ xuống. Các con có bố chứ không còn mồ côi cha nữa. Em mừng quá, mang tên anh, tên đội, tên trại đến Ủy Ban Quân Quản Thành Phố để xin giấy phép gửi quà thăm nuôi. Lý do vì loạn lạc, di chuyển nhiều lần, địa chỉ không còn chỗ cũ, nên không nhận được giấy gửi quà thăm nuôi. Anh đừng để vi phạm nội quy, ráng học tập tốt, sẽ được nhà nước khoan hồng để sớm về đoàn tụ với gia đình. Có dịp được trại cho phép viết thư, anh viết thư về cho em biết sức khỏe của anh. Anh cần những gì lần sau có giấp phép em sẽ gửi ra cho anh. Em và các con bao giờ cũng mong chờ anh về. Thư nầy không viết dài được, em ngưng đây. Chúc anh luôn luôn khỏe mạnh. Vợ anh Lê Thị Hồng"
Anh không dám đọc lại lần thứ hai. Một sự trùng hợp lạ ky, anh và ông Hữu kia cùng thuộc Sư Đoàn 2, cùng là người Bắc. Chỉ khác nhau là ông ta mất tích trong chiến tranh, còn anh thì trình diện đi cải tạo. Người đàn bà nầy vì quá thương chồng không điều tra cặn kẽ, chứ trong một sư đoàn, chuyện trùng tên, trùng họ là chuyện bình thường. Mà cán bộ kiểm duyệt thư từ cũng lơ đễnh, không thấy chữ mất tích từ đầu lá thư. Anh nhìn gói đồ ăn mà lòng trĩu nặng. Một bên vợ người ta, chồng mất tích bao năm mà vẫn chờ đợi. Còn mình sống sờ sờ vợ chẳng thèm ngó ngàng tới.

Cảm Nghĩ Về Việt Nam Sau Chuyến Du Lịch

Bài viết dưới đây lần đầu xuất hiện đã lâu và từ đó vẫn tiếp tục lan tỏa. Văn phong khách quan, ý tứ không ép buộc, nhưng diễn tả ngắn gọn và sắc bén. Cho đến bây giờ khi đọc lại người ta vẫn thấy hay bởi những nhận xét xác đáng không thể chối bỏ của nó. Xin trân trọng giới thiệu. (TTR)
Dennis Prager

Thật khó mà kềm nổi các cảm xúc của tôi — nhất là không tránh được phải nổi giận — trong chuyến viếng thăm Viêt Nam của tôi hồi tuần trước. Tôi càng ngưỡng mộ người dân Việt bao nhiêu — thông minh, yêu đời, tự trọng, và chăm chỉ — thì tôi lại càng tức giận chính phủ cộng sản đã gây đau khổ quá nhiều cho người dân nước này (và dĩ nhiên cả người Mỹ chúng ta) trong nửa thế kỷ sau của thế kỷ 20.

Điều không may là chính phủ cộng sản vẫn cai trị nước này. Mà Việt Nam ngày nay đã đón nhận cách duy nhất, chủ nghĩa tư bản và thị trường tự do, để thoát khỏi cảnh nghèo đói, chứ khoan nói đến chuyện thịnh vượng. Vậy thì 2 triệu người Việt phải bỏ mạng trong Chiến Tranh Việt Nam để làm gì? Tôi muốn hỏi một trong những người lãnh đạo Cộng Sản đang cai trị Việt Nam câu hỏi đó. Tôi muốn hỏi: “Này đồng chí, đồng chí đã bỏ hết tất cả những gì mà đảng Cộng Sản của đồng chí đã tranh đấu cho kỳ được: nào là cộng sản, nông nghiệp tập thể, hoạch định trung ương, và quân phiệt, ngoài những lý tưởng khác nữa. Vậy thì hãy nhìn lại xem Hồ Chí Minh yêu kính của đồng chí và đảng của đồng chí đã hy sinh hàng triệu đồng bào người Việt của đồng chí thì đúng ra là để được cái gì?”

Không có câu trả lời nào là câu trả lời hay. Chỉ có một lời nói dối và một lời nói thật, và lời nói thật thì thật thê lương.

Lời nói dối chính là câu trả lời của Cộng Sản Việt Nam, cũng như hầu hết mọi lời nói dối của Cộng Sản, và đã được khối cánh Tả phi Cộng Sản trên thế giới lặp lại. Lời nói dối này đã (và vẫn tiếp tục đang) được dạy tại hầu hết các viện đại học ở phương Tây, và đã (và vẫn tiếp tục đang) được hầu hết mọi phương tiện truyền thông trên địa cầu truyền tải: Lời nói dối đó là Cộng Sản Việt Nam (tức Bắc Việt), và Việt Cộng chỉ tranh đấu giành độc lập cho nước họ khỏi tay ngoại bang. Trước hết là tranh đấu chống Pháp, sau đó là Nhật, rồi đến Mỹ. Những người Mỹ sinh vào thời hậu chiến (sau thế chiến 2) sẽ nhớ là họ cứ được nhắc nhở mãi Hồ Chí Minh là George Washington của Việt Nam, và ông ta yêu mến Hiến Pháp Hoa Kỳ và đã dùng bản hiến pháp này làm nền tảng mô phỏng hiến pháp của ông ta, và chỉ muốn giành độc lập cho Việt Nam.

Sau đây mới là sự thật

Tất cả những kẻ độc tài Cộng Sản trên thế giới đều là những kẻ côn đồ ngông cuồng, thần thánh hóa cá nhân, tham quyền, khát máu. Hồ Chí Minh cũng thế. Hắn thủ tiêu các đối thủ, tra tấn biết bao nhiêu người Việt vô tội mà chỉ có trời mới biết chính xác được bao nhiêu người, và đe dọa hàng triệu người để họ phải cầm súng ra trận cho hắn — phải, cho hắn và cho đảng Cộng Sản Việt Nam đẫm máu, và được một tên sát nhân “vĩ đại” nhất mọi thời đại khác yểm trợ: Mao Trạch Đông. Nhưng những kẻ ngu ngốc về đạo lý tại Hoa Kỳ lại cứ hô to “Ho, Ho, Ho Chi Minh” trong các cuộc biểu tình chống chiến tranh và gọi Hoa Kỳ là những kẻ giết người — “Hey, Hey, LBJ, hôm nay ngươi giết được bao nhiêu trẻ con?”

Đảng Cộng Sản Việt Nam không đánh Mỹ để giành độc lập cho Việt Nam. Mỹ không bao giờ muốn kiểm soát người dân Việt, và có một trường hợp tương tự để chứng minh điều đó: Chiến Tranh Triều Tiên. Mỹ có đánh Cộng Sản Triều Tiên để kiểm soát Triều Tiên hay không? Hay là 37,000 người Mỹ bỏ mạng tại Triều Tiên để người dân Triều Tiên được hưởng tự do? Ai đã (và vẫn là) người có tự do hơn — một người Triều Tiên sống dưới chế độ Cộng Sản Triều Tiên ở Bắc Triều Tiên hay một người Triều Tiên sống tại nơi mà Hoa Kỳ đã đánh bại Cộng Sản Triều Tiên?

Và ai đã là người có tự do hơn ở Việt Nam — những người sống ở miền Nam Việt Nam không Cộng Sản (dù là với tất cả các khuyết điểm của chế độ đó) hay những người sống dưới chế độ Cộng Sản của Ho, Ho, Hồ Chí Minh ở Bắc Việt Nam?

Hoa Kỳ tranh đấu để giải phóng các nước, không phải để cai trị họ. Sự thật là, chính đảng Cộng Sản Việt Nam chứ không phải Hoa Kỳ, mới là những kẻ muốn kiểm soát người dân Việt. Nhưng lời dối trá lại được tuyên truyền lan rộng khắp nơi và hiệu nghiệm đến mức đa số mọi người trên thế giới — trừ những người Mỹ hậu thuẫn cho cuộc chiến đó và thuyền nhân người Việt và những người Việt khác khao khát tự do — cứ tin rằng Hoa Kỳ nhập trận là để lấy kẽm, tungsten, và để thành lập cả một “đế quốc Mỹ” giả tưởng trong khi Cộng Sản Việt Nam thì tranh đấu cho tự do của người Việt.

Tôi ghé đến “Bảo Tàng Viện Chứng Tích Chiến Tranh Việt Nam” — tòa nhà triển lãm các hình ảnh chống Mỹ cao ba tầng của đảng Cộng Sản. Chẳng có gì để tôi phải ngạc nhiên — tôi chẳng ngạc nhiên vì không có đến một chữ chỉ trích Cộng Sản Bắc Việt hoặc Việt Cộng, không có đến một chữ về việc đe dọa mạng sống của mọi người khắp nơi nếu họ không chiến đấu cho Cộng Sản, không có đến một chữ về những người liều mạng để vượt thoát bằng thuyền, thà chịu nguy hiểm bỏ mạng ngoài biển cả, vào bụng cá mập, hoặc bị hải tặc tra tấn hoặc hãm hiếp tập thể, còn hơn sống dưới chế độ Cộng Sản đã “giải phóng” Nam Việt Nam.

Điều cũng không có gì đáng ngạc nhiên là không thấy có khác biệt gì mấy giữa lịch sử Chiến Tranh Việt Nam do Đảng Cộng Sản Việt Nam kể lại với lịch sử cuộc chiến đó mà hầu như sinh viên nào cũng sẽ được nghe kể lại từ hầu như bất cứ giáo sư nào tại bất cứ trường đại học nào ở Mỹ Châu, Âu Châu, Á Châu, hoặc Châu Mỹ La Tinh.

Tôi sẽ kết thúc bằng đề tài tôi đã bắt đầu — người Việt. Đã đến thăm Việt Nam thì không thể không mang ấn tượng tốt đẹp về người dân nước này. Tôi hy vọng tôi còn sống để thấy ngày người dân Việt Nam, được giải phóng khỏi những lời dối trá của Cộng Sản hiện vẫn lan tràn trong đời sống hàng ngày của họ, hiểu rằng mỗi mạng người Việt hy sinh trong cuộc chiến chống Mỹ đều bị phí phạm vô nghĩa, là thêm một mạng người nữa trong số 140 triệu sinh mạng bị đem ra hy sinh trước bệ thờ tên giả thần khát máu nhất trong lịch sử: Chủ Nghĩa Cộng Sản.

[Nguyên bản tiếng Anh: Trip to Vietnam Revives Hatred of Communism (Denis Prager)]

Dennis Prager hiện có một chương trình truyền thanh thính giả đàm thoại (Talk Show) hàng ngày trên đài KRLA tần số 870AM bao gồm vùng Los Angeles và Orange County. KRLA liên hợp với 140 đài khác trên toàn quốc Hoa Kỳ.

Ông viết xã luận hàng tuần, là tác giả của bốn cuốn sách và là sáng lập viên của Đại Học Prager.
(Ghi chú của BVCV)

Tin buồn

Đại Huynh TRẦN NGỌC DIỆN (ĐS Đàlạt)
đã từ trần ngày 23 tháng 1 năm 2019 tại Virginia, Hoa Kỳ
(Nguồn: Hội CSV QGHC Nam California)

Nhân dịp đi dự Ngày Họp mặt Đồng môn Trung học Ban mê thuột tại Nam California, thi sĩ Như Thương hôm qua đã ghé thăm Anh Chị Lê Danh Đàm, ĐS 8 (tức Thi sĩ Lan Đàm và "Bà Nhật Ký" Trần Thúy Lan). Anh Chị LDĐ chụp hình kỷ niệm với NT - Hai hình dưới - Chụp riêng thành hai hình, chắc là kiêng chụp 3 người một hình. Rõ khổ !!

Hình trên: Như Thương chụp tại phòng khách nhà Anh Chị LDĐ phía sau là bức tranh "Xuân Lan" của A.C.La. Như Thương cho biết "Nhìn tranh qua hình chụp trên internet thấy khác. Khi nhìn tận mắt tranh gốc đúng khổ mới thấy tranh đẹp" (sic). Nếu đúng vậy mỗ chắc phải mang ít bức original sang Mỹ ra mắt bà con bên ấy mới được. . .