30 March 2020

Hoa Kỳ: "Kế Hoạch Cầu Không Vận" nhanh chóng nhập các nguồn vật tư cần thiết chống dịch Corona 19

Một chuyến bay chất đầy vật tư chăm sóc sức khỏe đã đến thành phố New York vào hôm Chủ nhật từ Trung Quốc, đây là một phần trong nỗ lực của Nhà Trắng nhằm đẩy nhanh việc cung ứng vật tư rất cần thiết để chống lại đại dịch coronavirus.

Chính quyền Trump cho biết , chuyến bay đến vào hôm Chủ nhật là chuyến bay đầu tiên trong số khoảng 20 chuyến bay cho đến đầu tháng 4 là một quan hệ đối tác công tư được gọi là Dự án Cầu không vận. Nhà Trắng cho biết các chuyến bay nầy "sẽ đem các thiết bị y tế quan trọng đến Hoa Kỳ trong vòng 2-3 ngày so với 20-40 ngày bình thường nếu hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển."

Theo một tuyên bố của Nhà Trắng, lô hàng hôm Chủ nhật bao gồm 130.000 mặt nạ N95, gần 1,8 triệu mặt nạ và áo choàng khác, hơn 10,3 triệu găng tay và hơn 70.000 nhiệt kế. Các nhà đầu tư của Mỹ sẽ phân phối vật tư chăm sóc sức khỏe cho các đơn vị tiêu dùng. Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang đã trả tiền cho chuyến bay từ Thượng Hải đến New York.

Tuyên bố cho biết "Phần lớn các nguồn vật tư này sẽ được Fema cung cấp cho các bang New York, New Jersey và Connecticut, phần còn lại sẽ đến các viện dưỡng lão trong khu vực và các khu vực có nguy cơ cao khác trên toàn quốc."

Khu vực “tri-state” là tâm điểm của đại dịch coronavirus đang gia tăng. Gần 700 người đã chết chỉ riêng ở thành phố New York, tính đến chiều Chủ nhật, theo các nhà nghiên cứu của Đại học Johns Hopkins.

"Theo chỉ đạo của Tổng thống Trump, chúng tôi đã thành lập một mối quan hệ đối tác Công-Tư chưa từng có để đảm bảo rằng một số lượng lớn mặt nạ, thiết bị và “thiết bị bảo vệ cá nhân” khác sẽ được đưa đến Hoa Kỳ ngay lập tức để trang bị tốt hơn cho nhân viên chăm sóc sức khỏe của chúng ta trên tuyến đầu cũng như phục vụ tốt hơn cho người dân Mỹ, "cố vấn Nhà Trắng Jared Kushner nói trong tuyên bố.

Trump gặp các nhà phân phối chuỗi cung ứng vào chiều Chủ nhật, theo lịch trình chính thức của ông.

Chuyến không vận đầu tiên đến Mỹ vào hôm Chủ nhật, được báo cáo đầu tiên bởi Reuters, khi chính quyền Trump đối mặt với sự chỉ trích về việc thiết bị y tế thiếu nguồn cung ứng trên toàn quốc và thúc đẩy các tiểu bang tự mua vật tư.

"Chính phủ liên bang không được phép ra ngoài để mua một số lượng lớn các mặt hàng và sau đó vận chuyển," Trump nói hôm thứ Năm. "Bạn biết đấy, chúng tôi không phải là một nhân viên giao hàng."

Vào thứ Sáu, Trump đã ra lệnh sử dụng Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để buộc General Motors ưu tiên thực hiện hợp đồng liên bang sản xuất máy trợ thở. Lệnh nầy được đưa ra sau các thông tin lẫn lộn về luật pháp và nói rằng ông chưa cần phải sử dụng đầy đủ thẩm quyền rộng rãi của đạo luật.

Cũng thứ Sáu, Trump tuyên bố chính quyền tiểu bang New York đã bỏ qua một nguồn cung cấp máy thở còn mới. Đáp lại, Thống đốc New York,  Andrew Cuomo nói rằng ông Trump đã "thông tin sai lệch". Cuomo cho biết New York chỉ có một nửa số máy trợ thở cần thiết được dự trữ trong trường hợp xảy ra tình trạng tồi tệ nhất của đợt bùng phát.

Dự án Airbridge của Nhà Trắng nhấn mạnh tầm quan trọng của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng sản xuất. Bản thân ông Trump thường hay chỉ trích phản ứng của Trung Quốc đối với  đại dịch coronavirus và gây tranh cãi khi gọi nó là "virus Trung Quốc". Tuy nhiên, vào tối thứ Sáu, ông ấy đã tweet rằng ông ta đã có một "cuộc trò chuyện rất tốt với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình" và hai nước "đang làm việc chặt chẽ với nhau. Rất tôn trọng nhau!"

March 29, 20202:46 PM ET (Reuters)
BENJAMIN SWASEY

(TBT lược dịch)

29 March 2020

COVID-19 PHÚ

Người thổi còi

Bác sĩ Lý văn Lượng,
Chuyên khoa mắt tại Vũ Hán
Gửi tin nhắn cho các bạn đồng nghiệp
Về một bệnh lạ giống bệnh SARS nhiều năm về trước
Người mắc bệnh chết thật nhanh, các bạn cần cảnh giác.
Công an gọi ông lên, dọa nạt, cảnh cáo, viết kiểm thảo
Ông phải cúi đầu nhận đã tung tin láo, gây náo động chúng dân
Ông chịu ký nhận mình làm sai chính sách, hứa không tái phạm.

Than ôi, những tiếng khóc than !

Trên giường bệnh, kẻ hôm trước được tạm tha, bây giờ tắt thở.
Số bệnh nhân mỗi ngày mỗi tăng, số người chết mỗi ngày mỗi lớn.
Vũ Hán bị cách ly, mười một triệu người bị cấm túc.
Tiếng khóc người thân chết, tiếng hét thảm thiết của kẻ bị bắt lên xe,
Tiếng rú rợn kinh hồn của cả thành phố trong đêm vắng.
Lò hỏa thiêu chạy hết công suất.

Hỡi ôi, người ta chậm trễ !

Ba tuần sau, bệnh lây lan rộng,
Nhà nước Tàu mới chịu thông báo.
Bệnh vượt khỏi Vũ Hán, nhiều thành phố khác lâm nạn
Bò tới Đại Hàn, du thuyền Diamond, Nhật Bản, Iran…
tới tận Âu châu, Tây Ban Nha, Ý…
Bệnh lan dần tới Mỹ, người chết tại Seattle
WHO vẫn lần khân
Mặc dù CDC cảnh báo, đưa ý kiến chuyên môn.
Để an lòng dân, lanh đạo nói không có gì đáng kể,
Anh tôi đã nói thế.
Vài kẻ lạc quan hùa theo, cúm thường mỗi năm, trăm ngàn người chết,
Nay dăm ba người, có đáng gì.
Tình hình bệnh được hoàn tòan kiểm soát.

Thôi rồi, người dân hốt hoảng !

Bên nước Ý, Tây Ban Nha, người chết hàng loạt.
Dân chúng hốt hoảng, xếp  hàng dài trong ngoài siêu thị
Gom góp giấy vệ sinh, khuân về những thùng nước uống
Tích trữ thực phẩm đủ loại.
Kệ hàng vừa đầy, vài giờ sau sạch bách.
Lệnh cách ly lẻ tẻ bắt đầu.
Biên giới đóng cửa.
Từ Seattle Washington, bệnh ngang nhiên lên Nữu Ước,
Vi rút mò xuống Cali, và giờ này ra khắp mọi bang.
177 nước và lãnh thổ chung khổ.

Và ôi thôi kẻ mánh mung thừa cơ! !

Kẻ đầu cơ lên giá
Người quá lo lắng chuyển tin
Tin thật, tin giả. Toàn là tin quan trọng, tin tối quan trọng, đọc mau kẻo bị xóa.
Nhiều người tìm hiểu về Covid
Nhiều người bày cho nhau cách định bệnh, chẳng biết dựa vào đâu?
Nhiều người chỉ cho nhau cách chữa bệnh, chẳng kể đúng sai,
Bảo đảm bệnh hết.
Nghe vui tai, thế là chuyến tiếp.
Đây đó có người chết chỉ vì tin.

Và rồi, người ta đổ lỗi

Tại Tàu làm ra vi rút chết người
Tại Tàu biết mà không báo động
Tại Mỹ chế ra vi rút
Tại lãnh đạo chẳng thèm nghe ý kiến chuyên môn
Tại phe đảng đánh phá. Tại, tại….
Làn sóng kỳ thị bung ra
Những kẻ không ưa Tàu có dịp lên án,
Nhiều kẻ a dua, người gốc Á mắc nạn.
Óc kỳ thị có cơ hội phát triển.
Dow Jones tụt giốc.

Thê thảm thay!

Nữu Ước nay vỡ trận,
Bệnh viện hết giường, nhà quàn hết chỗ
Người áo trắng làm không kịp thở
Thiếu máy trợ thở, thiếu đồ bảo hộ, thiếu cả nhân viên.
Người áo trắng vẫn ngày đêm cứu chữa.
Tiếng vỗ tay vinh danh họ vang lên từ ban công thành phố,
Chiều hôm qua, một anh bạn gọi,
Giọng hơi xúc động: “bệnh viện em làm vừa test, ba bác sĩ dương tính.”
Hình dung các bạn mình,
Hình dung những người thân, chợt thấy lòng khắc khoải.
Tình hình sẽ còn xấu,
Còn xấu nhiều hơn nữa trước khi được phục hồi.

Và đây là lúc...

Mọi người hãy cùng nhau
Chiến đấu với cơn ác dịch này
Hãy vất bỏ cái tôi
Hãy ngưng đổ lỗi cho nhau.
Hãy thực hành nghiêm túc lệnh cách ly.
Kẻ có niềm tin hãy cầu nguyện
Cho những nhà lãnh đạo sáng suốt
Cho các khoa học gia tìm được thuốc hay
Cho những người áo trắng đêm ngày tận tụy ít bị lây nhiễm
Cho cơn dịch này mau được chặn đứng
Cho mọi người được bình an.

Mong lắm thay!

TNT
3/29/2020

Xét nghiệm chẩn đoán nCoV – Ý nghĩa của test máu

Vu Hong Nguyen

Trang CDC (Centers for Disease Control and Prevention) bằng tiếng Việt trong đề tài Corona Virus

Mấy hôm trước trong cộng đồng người Việt ở Mỹ có xôn xao vụ phòng khám của BS Michael Đào ở Little Saigon, Nam California có dịch vụ test nhanh Covid-19 bằng máu, chỉ tốn 49 đô và mất có 10 phút là biết kết quả. Mặc dù sở Y tế quận Cam đã có cảnh báo chống lại việc sử dụng các xét nghiệm Covid-19 chưa được FDA chấp thuận, nhưng Đào cho biết anh vẫn có kế hoạch nhập thêm hàng ngàn xét nghiệm này đến Garden Grove vào tuần tới. Vậy chúng ta cần hiểu ý nghĩa của xét nghiệm này là như thế nào, nó có vẻ dễ làm, dễ ứng dụng nhưng tại sao vẫn không thông dụng trong các tổ chức chính phủ trên thế giới hiện nay trong các chiến dịch phòng ngừa chống lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng?

Cho đến hiện nay, vì nhu cầu rất lớn về phát hiện là kiểm tra người nhiễm bệnh Covid-19 mà có nhiều cơ quan chính phủ hoặc công ty tư nhân ở khắp nơi trên thế giới tham gia vào việc nghiên cứu và sản xuất ra các kít để xét nghiệm bệnh này. Dựa trên đối tượng phát hiện của sản phẩm kít xét nghiệm, chúng được chia ra làm 2 loại:

Loại 1: Sử dụng dịch từ que quẹt mũi hoặc họng để xác định TRỰC TIẾP sự hiện diện của virus nCoV có trong người nghi nhiễm, dựa trên bộ gene RNA của chúng.

Loại 2: Sử dụng máu của người nghi nhiễm để tìm kiếm các kháng thể đặc hiệu được tạo ra trong cơ thể chống lại virus nCoV sau khi bị nhiễm. Do vậy, có thể xem đây là phương pháp xác định GIÁN TIẾP virus nCoV đã nhiễm vào người bệnh.

Các bạn nên nhớ là kháng thể của chúng ta được tạo ra từ các tế bào miễn dịch trong pha trễ của phản ứng miễn dịch có tên gọi là “miễn dịch đáp ứng” (adaptive immunity). Nói cách khác, cần thời gian ít nhất từ 7 đến 10 ngày để cơ thể con người bắt đầu tạo ra kháng thể trong máu nhằm kháng lại tác nhân xâm nhập (trong trường hợp này là virus nCoV). Các kháng thể này có thể tiếp tục được tìm thấy trong máu ngay cả khi tác nhân gây bệnh đã bị tiêu diệt, các nghiên cứu còn cho thấy chúng có thể tồn tại đến cả năm. So sánh với phương pháp 1 có thể xác định sự hiện diện của virus chỉ sau vài ngày nhiễm virus thì phương pháp 2 phải đợi 1 khoảng thời gian dài hơn để chờ kháng thể xuất hiện. Do vậy, dựa trên đặc điểm về thời gian thì phương pháp tìm kháng thể trong máu không có ý nghĩa trong việc phòng tránh bệnh Covid-19 lây lan. Ngược lại, việc sử dụng phương pháp này có thể gây kết quả âm tính giả trong 1 tuần đầu tiên nhiễm virus vì cơ thể chưa tạo được kháng thể, điều này có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng khi người mang kết quả âm tính giả này không được cảnh báo để thực hiện cách ly mà đi khắp nơi.

Vậy ý nghĩa của việc xét nghiệm dựa trên kháng thể (phương pháp 2) có ý nghĩa trong trường hợp nào? Do sự tạo ra kháng thể là hệ quả của việc nhiễm virus nCoV và phản ứng của cơ thể nên chỉ có thể giúp xác định xem trong cơ thể người bệnh (hoặc đã bệnh) có tạo được kháng thể hay không. Trong hoàn cảnh dịch bệnh nghiêm trọng và chưa có thuốc điều trị hữu hiệu thì những bệnh nhân đã hồi phục và trong máu chứa lượng kháng thể kháng virus này có thể hiến huyết thanh của họ để giúp điều trị cho những bệnh nhân nguy kịch. Ngoài ra, việc xét nghiệm này còn có thể giúp xác định những người đã miễn dịch với virus nCoV (sau khi đã nhiễm và khỏi) có thể an toàn hơn khi đảm nhận các công việc tuyến đầu trong đại dịch.

Tóm lại, xét nghiệm dựa trên vật liệu di truyền của virus nCoV (phương pháp 1) hiện nay vẫn là tiêu chuẩn vàng để xác định người nhiễm virus và đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa lây lan của bệnh dịch Covid-19. Phương pháp xét nghiệm dựa trên việc sử dụng máu để tìm kháng thể đặc hiệu vẫn chưa chứng minh được tính hữu dụng của nó để áp dụng một cách đại trà nhằm mục đích phòng dịch. Theo mình, dựa trên các dẫn chứng khoa học trên thì việc tự bỏ tiền đi kiểm tra bằng phương pháp lấy máu này là không cần thiết.

Áp lực về sự cần thiết số lượng test và thời gian test người nhiễm virus nCoV ở Mỹ hiện nay đang rất cao. Để giải tỏa vấn đề này, gần đây nhất, kít xét nghiệm mới của hãng Abbott, tên gọi ID NOW COVID-19 test, với tốc độ xét nghiệm cho kết quả dương tính trong 5 phút và kết quả âm tính trong 13 phút vừa được FDA cấp phép sử dụng trong hoàn cảnh đại dịch hiện nay. Kít này cũng dựa trên phương pháp 1 đó là dựa trên việc tìm ra vật liệu di truyền RNA của virus có trong mẫu bệnh. Test này sẽ được sử dụng vào tuần tới và họ dự định sẽ đảm bảo số lượng 50 ngàn test mỗi ngày để để đáp ứng nhu cầu khổng lồ hiện nay.

Dựa trên các số liệu minh bạch, có lẽ đã làm nhiều người sốc về tình hình dịch bệnh hiện nay ở nước Mỹ. Nhưng mình vẫn tin rằng họ đang làm hết sức có thể để kiểm soát dịch bệnh này. Hy vọng rằng mọi người hãy luôn cập nhật thông tin đúng và thực hiện tốt các cảnh báo của chính phủ là cách để giúp dịch bệnh này sớm được kiểm soát trong thời gian gần.

Trang CDC (Centers for Disease Control and Prevention) bằng tiếng Việt trong đề tài Corona Virus

Bảo trọng nhe bà con!

26 March 2020

Bác sĩ Zelenko đã điều trị thành công cho 350 bệnh nhân bị nhiễm coronavirus bằng nhóm thuốc hydroxychloroquine, azithromycin và sulfate kẽm.

Dr. Vladimir (Zev) Zelenko
Board Certified Family Practitioner
501 Rt 208, Monroe, NY 10950
845-238-0000

Ngày 23 tháng 3 năm 2020

Gửi tất cả các chuyên gia y tế trên toàn thế giới:

Tôi là Bác sĩ Zev Zelenko hành nghề y ở Monroe, NY. Trong 16 năm qua, tôi đã chăm sóc khoảng 75% dân số trưởng thành của Kiryas Joel, một cộng đồng sống chen chúc khoảng 35.000 người bị lây nhiễm nhanh chóng và không được kiểm soát trước khi áp đặt sự cách ly xã hội.

Tính đến hôm nay, nhóm của tôi đã thử nghiệm Covid-19 cho khoảng 200 người thuộc cộng đồng này và kết quả là 65% bị nhiễm. Nếu suy cho toàn bộ cộng đồng thì có nghĩa là hơn 20.000 người bị nhiễm bệnh vào thời điểm hiện tại. Trong nhóm này, tôi ước tính rằng có 1500 bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao (trên 60 tuổi, suy giảm miễn dịch, có bệnh đi kèm, v.v.).

Với tình huống cấp bách, tôi đã khai triển cách thức điều trị sau đây trong môi trường ngoại bệnh viện và  thấy kết quả rất khả quan:

1. Bất kỳ bệnh nhân nào bị khó thở không kể tuổi tác được điều trị.
2. Bất kỳ bệnh nhân nào trong nhóm nguy cơ cao ngay cả với các triệu chứng nhẹ đều được điều trị.
3. Bệnh nhân trẻ, khỏe mạnh và có nguy cơ thấp ngay cả khi có triệu chứng (trừ khi tình trạng thay đổi và rơi vào loại 1 hoặc 2) không được điều trị.

Chế độ điều trị ngoại trú của tôi như sau:

1. Hydroxychloroquine 200mg hai lần một ngày trong 5 ngày
2. Azithromycin 500mg mỗi ngày một lần trong 5 ngày
3. Zinc sulfate 220mg mỗi ngày một lần trong 5 ngày

Nguyên do kế hoạch điều trị của tôi là: Tôi đã kết hợp dữ liệu có sẵn từ Trung Quốc và Hàn Quốc với cuộc nghiên cứu gần đây được công bố từ Pháp (sẵn sàng cung cấp các trang web nếu có yêu cầu). Chúng ta biết rằng hydroxychloroquine giúp Kẽm đi vào tế bào. Chúng ta biết rằng Kẽm làm chậm sự sinh sôi của virus trong tế bào. Liên quan đến việc sử dụng azithromycin, tôi cho rằng nó ngăn ngừa nhiễm trùng thứ cấp do vi khuẩn. Ba loại thuốc này đều nổi tiếng và thường dung nạp tốt, do đó nguy cơ cho bệnh nhân là thấp.

Kể từ thứ Năm tuần trước, nhóm của tôi đã điều trị cho khoảng 350 bệnh nhân ở Kiryas Joel và 150 bệnh nhân khác ở các khu vực khác của New York với chế độ trên.

Về nhóm bệnh nhân này thì các nhóm y tế trực thuộc cho biết ca tử vong là ZERO, nhập viện ZERO và đặt nội khí quản ZERO. Ngoài ra, tôi chưa nghe thấy bất kỳ phản ứng phụ tiêu cực nào ngoài khoảng 10% bệnh nhân bị buồn nôn và tiêu chảy tạm thời.

Tóm lại, khuyến nghị khẩn cấp của tôi là bắt đầu điều trị trong môi trường ngoại trú càng sớm càng tốt theo phương thức trên. Dựa trên kinh nghiệm trực tiếp của tôi, nó ngăn ngừa hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS), ngăn ngừa nhu cầu nằm nhà thương và cứu sống.

Trân trọng,

Bs. Zev Zelenko
______________________

Tin có vẻ khích lệ nhưng chưa được kiểm chứng sít sao và thử nghiệm rộng rãi, nhưng nếu sự thật đúng như vậy thì New York sẽ chận đứng được dịch bệnh COVID-19 và rồi trong vòng một vài tuần đến một tháng thì Bắc Mỹ sẽ trở lại sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội bình thường. 
______________________

(TTR tạm dịch từ bản tiếng Anh do anh Trần Việt Long cung cấp sau đây):

**

Dr. Vladimir (Zev) Zelenko
Board Certified Family Practitioner
501 Rt 208, Monroe, NY 10950
845-238-0000

March 23, 2020

To all medical professionals around the world:

My name is Dr. Zev Zelenko and I practice medicine in Monroe, NY. For the last 16 years, I have cared for approximately 75% of the adult population of Kiryas Joel, which is a very close-knit community of approximately 35,000 people in which the infection spread rapidly and unchecked prior to the imposition of social distancing.

As of today, my team has tested approximately 200 people from this community for Covid-19, and 65% of the results have been positive. If extrapolated to the entire community, that means more than 20,000 people are infected at the present time. Of this group, I estimate that there are 1500 patients who are in the high-risk category (i.e. >60, immunocompromised, comorbidities, etc).

Given the urgency of the situation, I developed the following treatment protocol in the pre-hospital setting and have seen only positive results:

1.  Any patient with shortness of breath regardless of age is treated.
2.  Any patient in the high-risk category even with just mild symptoms is treated.
3.  Young, healthy and low-risk patients even with symptoms are not treated (unless their circumstances change and they fall into category 1 or 2).

My out-patient treatment regimen is as follows:

1.  Hydroxychloroquine 200mg twice a day for 5 days
2.  Azithromycin 500mg once a day for 5 days
3.  Zinc sulfate 220mg once a day for 5 days

The rationale for my treatment plan is as follows. I combined the data available from China and South Korea with a recent study published from France (sites available on request). We know that hydroxychloroquine helps Zinc enter the cell. We know that Zinc slows viral replication within the cell. Regarding the use of azithromycin, I postulate it prevents secondary bacterial infections. These three drugs are well known and usually well-tolerated, hence the risk to the patient is low.

Since last Thursday, my team has treated approximately 350 patients in Kiryas Joel and another 150 patients in other areas of New York with the above regimen.

Of this group and the information provided to me by affiliated medical teams, we have had ZERO deaths, ZERO hospitalizations, and ZERO intubations. In addition, I have not heard of any negative side effects other than approximately 10% of patients with temporary nausea and diarrhea.

In sum, my urgent recommendation is to initiate treatment in the outpatient setting as soon as possible in accordance with the above. Based on my direct experience, it prevents acute respiratory distress syndrome (ARDS), prevents the need for hospitalization and saves lives.

With much respect,

Dr. Zev Zelenko
____________________________
cc: President Donald J. Trump; Mr. Mark Meadows, Chief of Staff

24 March 2020

Lòng Người Héo Úa, thơ


Vì sao Ý chịu thiệt hại nặng nề trong dịch viêm phổi Vũ Hán?

Cách đây ít năm truyền thông Bắc Mỹ đưa tin cảnh sát Ý đã bố ráp và điều tra nhiều khu làm ăn của người Hoa nằm trong vùng bắc nước Ý, và những ai theo dõi vụ này đã nhận ra rằng Chính phủ Ý đang đưa nước này vào vòng kềm tỏa kinh tế của bọn bành trướng Bắc Kinh. (TTR)


Trương Thanh

Khi tác động của dịch viêm phổi Vũ Hán tiếp tục gia tăng, không nơi nào ở châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề hơn Ý và đặc biệt là miền Bắc nước này.

Sau khi chính phủ Ý công bố phong tỏa toàn quốc, cuộc sống hàng ngày của người dân nơi đây đã bị đình trệ trong khi các trường hợp nhiễm bệnh vẫn tiếp tục gia tăng. Điều này đã đặt ra câu hỏi tại sao Ý lại phải chịu đựng nhiều hơn các nước khác cho đến thời điểm này?

Mối liên hệ giữa miền Bắc nước Ý và Vũ Hán

Mới đây trang AltNewsMedia đã đưa ra một giả thuyết về những gì có thể ẩn sau điều này.

Theo đó, nhiều người Ý ở miền Bắc nước này đã bán các công ty dệt may của họ cho Trung Quốc. Chính phủ nước này sau đó đã cho phép 100.000 công nhân Trung Quốc từ Vũ Hán và Ôn Châu chuyển đến Ý làm việc trong các nhà máy này, họ di chuyển trên các chuyến bay trực tiếp giữa Vũ Hán và Bắc Ý. Vậy có phải chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên khi miền Bắc nước Ý hiện là điểm nóng của châu Âu về việc bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán hay không?

“Có một thực tế mờ ám là Liên minh châu Âu đã nhắm mắt làm ngơ trước số lượng lớn người nhập cư bất hợp pháp Trung Quốc tới làm việc trong các nhà máy của Ý”, AltNewsMedia tuyên bố. Với chính sách “Biên giới mở” giữa các nước trong Liên minh châu Âu, EU chắc hẳn đang cố gắng giữ bí mật này, nhưng thực tế là, Mafia Trung Quốc vận hành các nhà máy dệt của Ý với hàng chục ngàn người nhập cư bất hợp pháp đang chuyển hàng hóa sản xuất tại Ý vào Trung Quốc và các nơi khác, AltNewsMedia cho hay.

Đây là một cách tiếp cận hợp lý khi điều tra về cách thức virus lan sang châu Âu, nhưng AltNewsMedia cho rằng nó sẽ bị bỏ qua.

Hàng Ý không phải của Ý và câu chuyện về mafia Trung Quốc

Thành phố Prato liền kề Florence từ lâu đã là nơi sản xuất của các đơn vị dệt may thuộc sở hữu của Ý, nơi quần áo được sản xuất với giá rẻ. Tuy nhiên, người Trung Quốc đã “đánh bại người Ý trong trò chơi của riêng họ”, như cách BBC nói, bằng việc thành lập các nhà máy của mình và sử dụng các loại vải rẻ hơn được nhập khẩu từ Trung Quốc. Vào thời điểm ông Marco Landi, chủ tịch của chi nhánh thương mại CNA của Tuscany trả lời phỏng vấn BBC (năm 2013), ông cho biết có 4.000 nhà máy sản xuất quần áo do người Trung Quốc điều hành tại Prato sản xuất hàng may mặc cho các nhà bán lẻ bao gồm Primark, H & M và Topshop.

“Hiện nay có nhiều nhà sản xuất hàng may mặc của Trung Quốc hơn so với các nhà sản xuất dệt may của Ý”, ông Marco Landi cho biết.

Chủ đề “made in Italy” (sản xuất ở Ý) đã được nhiều người yêu thích thời trang đề cập tới với nỗi niềm hoài cổ, rằng hàng “made in Italy” giờ đây không còn là hàng Ý thực sự nữa, bởi phần lớn nó được làm bởi người Trung Quốc ở Ý. Tác giả Sam Louie đã viết trên Psychology Today rằng:

“…tôi cũng học được rằng, ‘made in Italy’ vẫn có thể đánh đồng với điều kiện làm việc gớm ghiếc ở Ý bằng cách thuê một nhóm lao động Trung Quốc. Một số người nhập cư hợp pháp, một số nhập cư bất hợp pháp, trong khi những người khác bị buôn bán (tức là họ không có lựa chọn nào trong vấn đề này) phải làm việc trong ngành may mặc hoặc mại dâm. Một phần lý do khiến các nhà sản xuất quần áo bao gồm Gucci, Prada và các thương hiệu xa xỉ khác có thể sử dụng nhãn hiệu ‘Made in Italy’ thông qua lao động Trung Quốc là do ‘luật xuất xứ’”.

Theo Luật thời trang của Liên minh châu Âu, nước ghi xuất xứ sản phẩm là nơi cuối cùng sản phẩm được sản xuất mà không quan tâm tới quốc tịch của các thợ thủ công.

Ông cho biết thêm, “ban đầu, các nhà máy may mặc thuộc sở hữu của Ý đã phát hiện ra lợi ích từ lực lượng lao động làm việc nhiều giờ (đôi khi từ 24-36 giờ không ngừng), không thể hiểu văn hóa bản địa (nghĩa là không biết cách nộp đơn khiếu nại), và đã sẵn sàng làm việc với mức lương thấp (chủ yếu là trốn thuế). Cuối cùng, các chủ doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư vào Ý và trở thành chủ sở hữu điều hành các nhà máy của riêng họ, phụ trách việc thầu phụ từ các thương hiệu lớn của Ý và sử dụng hàng ngàn người Trung Quốc thông qua một mạng lưới buôn người phức tạp, gắn liền với Mafia Trung Quốc”.

Sam Louie trích lại thông tin từ The New Yorker, năm 2014, một nghệ nhân người Ý đã nói chuyện với phóng viên điều tra Sabrina Giannini. Hãng thời trang Gucci đã đưa cho anh ta một hợp đồng lớn, nhưng giá rất thấp, 24 euro một cho một chiếc túi và anh ta đã ký hợp đồng với một nhà máy Trung Quốc, nơi các nhân viên làm việc 14 giờ một ngày và được trả một nửa số tiền anh ta kiếm được. Khi những chiếc túi được đưa đến các cửa hàng, chúng có giá từ 800 đến 2.000 đô la.

Tại Prato, một trong những trung tâm sản xuất thương mại của Tuscany, hơn 50.000 người Trung Quốc được ước tính làm việc trong ngành dệt may và nhiều người trong số đó là lao động bất hợp pháp tới Ý qua những kẻ buôn người, họ phải làm việc như nô lệ trong ngành may mặc.

Theo The Daily Beast, vào tháng 3/2013, thành phố Prato đã mở một cuộc điều tra rộng rãi về điều kiện làm việc trong các nhà máy sau khi một công nhân trẻ người Trung Quốc, được cho là khoảng 16 tuổi, đến phòng cấp cứu trong tình trạng suy dinh dưỡng và bị thương nặng khi máy móc bị trục trặc. Cậu nói với các nhà chức trách rằng mình phải làm việc 7 ngày một tuần với giá khoảng 1 euro/giờ. Ca làm việc của cậu thường bắt đầu lúc 7 giờ sáng và kết thúc lúc nửa đêm. Cậu ngủ trong nhà máy, và một phần tiền lương của cậu được trả cho tiền phòng.

Tháng 1/2018, SCMP đưa tin, “Ý đã ra lệnh bắt giữ 33 người vì nghi ngờ điều hành một nhóm mafia Trung Quốc liên quan đến cờ bạc, mại dâm, ma túy, và thống trị việc vận chuyển hàng hóa Trung Quốc trên khắp châu Âu”.

Cơ sở của nhóm ở tại Prato, gần Florence, một trung tâm của ngành dệt may nơi có nhiều nhà máy thuộc sở hữu của người Trung Quốc, cảnh sát Ý cho biết.

Ý có một lịch sử lâu dài về tội phạm có tổ chức và việc nhập cư vào châu Âu đã mở đường cho các nhóm tội phạm nước ngoài bắt rễ, bao gồm cả mafia Nigeria và Trung Quốc.

Ông Fed Federico Cafiero De Raho, công tố viên chống mafia của Ý, nói trong một cuộc họp báo liên quan tới vụ việc rằng: “Có khó khăn để có thể xác định được một tổ chức mafia Trung Quốc vốn phức tạp”.

Như vậy, lập luận của AltNewsMedia hoàn toàn có cơ sở, và cuối cùng, bài báo đã đặt ra câu hỏi: “Vì sao Liên minh châu Âu không hành động để ngăn chặn những người Ý tham nhũng kiếm lời từ mafia Trung Quốc?”

Trương Thanh
Nguồn: Đại Kỷ Nguyên

22 March 2020

COVID-19 và kịch bản HNA: khủng hoảng có thể rất lớn

Kịch bản HNA gần như chắc chắn sẽ được dùng cho nhiều tổ hợp và tổng công ty khác để Trung Quốc chạy nợ rồi sau đó co cụm lại trong một thế giới riêng khép kín, điều mà với diện tích và dân số của mình Trung Quốc có thể làm. Bắc Kinh không có giải pháp nào khác. Trên thực tế kinh tế Trung Quốc đã phá sản dù chưa nhìn nhận.
Nguyễn Gia Kiểng

Tôi hy vọng mình lầm. Cả thế giới đang xôn xao vì dịch cúm COVID-19, hay Coronavirus, nhưng điều nghịch lý nhất là một sự kiện chưa được các chuyên gia bình luận. Nó có thể rất quan trọng và đánh dấu một khúc quanh lớn của thế giới. Mọi thị trường chứng khoán trên thế giới đều suy sụp trong một tuần qua, các chỉ số chứng khoán trên khắp thế giới đều xuống 10%, hoặc hơn, trong khi chỉ số của Thâm Quyến đáng lẽ phải chao đảo hơn hẳn lại mạnh lên. Có một điều gì đó rất không bình thường cần được nhìn rõ.

Thực trạng như thế này: Dịch COVID-19 cho đến hôm nay, 28/02/2020, đã làm hơn 85.000 người nhiễm trùng và gần 3.000 người chết. Khoảng 95% nạn nhân, nhiễm trùng cũng như tử vong, là người Hoa tại Hoa Lục. Mọi hoạt động tại Trung Quốc đều dừng lại, các thành phố lớn vắng tanh như những thành phố chết. Dịch COVID-19 lan truyền khá nhanh, cho đến nay đã có hơn 50 nước có người mắc bệnh. Trong gần một tháng kể từ khi bệnh dịch này được Bắc Kinh chính thức công bố, các thị trường chứng khoán hình như coi nó là không nghiêm trọng và các chỉ số vẫn gia tăng đều đặn cho đến ngày 19/02. Từ ngay 21/02 tất cả đều suy giảm nhanh chóng. Hôm nay, 28/02/2020, so với ngày đầu năm 2020 chỉ số Dow Jones (Mỹ) đã mất -9,71%, Nikkei (Nhật) mất -10,63%, FTSE (Anh) mất -12,87, CAC 40 (Pháp) -11,62. Điều đáng ngạc nhiên là tại Trung Quốc, nơi phát sinh bệnh dịch và tập trung 95% nạn nhân, thay vì bị sa sút dữ dội nhất, 30% hay 40%, các chỉ số chứng khoán lại rất vững vàng, riêng chỉ số Thâm Quyến còn tăng lên ở mức khó tưởng tượng +10,60%. Chỉ số Thương Hải chỉ sụt 3% trong ngày hôm nay 28/02, khi cả thế giới hốt hoảng, trước đó không hề bị dao động. Phải giải thích thế nào tình trạng vô lý này?

Giải thích hợp lý nhất là dịch COVID-19 đang cống hiến cho các công ty Trung Quốc, đặc biệt là tại Thâm Quyến, trung tâm công nghiệp của Trung Quốc, một cơ hội để xóa nợ.

Kịch bản HNA

Các thị trường chứng khoán trên thế giới bắt đầu dao động khi chính quyền Trung Quốc quyết định cho phá sản tổ hợp HNA. Ngay lập tức trị giá cổ phiếu của một số công ty con của HNA tăng vọt 10% trong khi các chỉ số chứng khoán thế giới đều sụt giá và từ đó tiếp tục sụt giá, trừ Thượng Hải và nhất là Thâm Quyến. Kich bản HNA giúp ta hiểu những gì đang xảy ra.

Các thị trường chứng khoán trên thế giới bắt đầu dao động khi chính quyền Trung Quốc quyết định cho phá sản tổ hợp HNA. Ảnh Trụ sở Tổ hợp HNA tại Hải Nam (Getty Images).
Từ công ty Hàng Không Hải Nam (Hainan Airlines) HNA đã được nâng lên thành một tổ hợp ít lâu sau khi Tập Cận Bình lên cầm quyền với tham vọng biến Trung Quốc thành cường quốc số 1 thế giới. Một trong những dự án lớn của Tập là biến đảo Hải Nam thành trung tâm du lịch lớn chưa từng có với tất cả những phương tiện giải trí hiện đại nhất, kể cả các sòng bài. Theo tham vọng này, Hải Nam trong một tương lai gần sẽ giầu sang ngang với Singapore nhưng lớn gấp 50 lần. Hàng trăm tỷ đô la đã được đổ vào đảo này và một trong những cột trụ của dự án vĩ cuồng này là phát triển HNA thành tổ hợp du lịch và chuyên chở lớn nhất thế giới.

HNA bành trướng một cách chóng mặt, mua vô số tích sản đủ loại, công ty hàng không, khách sạn, nhà hàng, phi trường, hải cảng, ngân hàng, địa ốc v.v. và cả IT. Vào năm 2018 Tổ hợp HNA được biết tới như là một trong những tổ hợp lớn nhất thế giới với tích sản 230 tỷ USD, gồm hơn 20 công ty hàng không, hơn 2.000 khách sạn và hàng trăm công ty con đủ loại. Nhưng lỗ nặng. Số thương vụ chỉ hơn 50 tỷ USD mà nợ gần 100 tỷ USD, hàng năm phải trả hơn 5 tỷ USD tiền lãi các món nợ. Tình trạng khó khăn đến nỗi không vay được nữa và phải bán dần tích sản để trả nợ. Tổ hợp đang bế tắc thì chủ tịch Vương Kiện (Wang Jian) chết vì ngã vách núi tại Pháp một cách khó hiểu. Tình trạng ngày càng phức tạp hơn. Rồi hai tuần trước đây chính quyền Hải Nam (thực tế là Bắc Kinh) thông báo quyết định giải thể tổ hợp hợp doanh này. Ngay lập tức cổ phần của các công ty con tăng vọt lên hơn 10%.

Tình trạng ngộ nghĩnh này thực ra không khó hiểu. Lý do giản dị là phần lớn tài sản của HNA đã được chuyển sang các công ty con và các công ty này từ nay không còn phải chịu gánh nặng của một bà mẹ hấp hối nữa, thí dụ như đóng góp để trả nợ. Các ngân hàng và quỹ đầu tư chủ nợ của HNA có thể đòi nợ nhưng thủ tục sẽ kéo dài nhiều năm và đàng nào cũng chi đòi lại được môt phần rất nhỏ vì chính quyền Trung Quốc được quyền ưu tiên sai áp.

Nhưng bằng cách nào HNA đã có thể chuyển giao tài sản sang các công ty con? Đó là phương thức "trao đổi nội bộ" mà các tổ hợp đa quốc thường dùng để chạy thuế. Thí dụ một công ty con A ở một nước X có tỷ lệ thuế 40% tiền lời được lời 100 triệu. Công ty này bình thường phải trả 40 triệu tiền thuế. Công ty A này có thể nhận lệnh của tổ hợp mẹ để mua của một công ty con B của tổ hợp, ở một nước Y nào đó mà tỷ lệ thuế trên tiền lời chỉ là 10%, một số sản phẩm hay dich vụ trị giá 50 triệu nhưng giá thực chỉ là 10 triệu. Như thế tổ hợp đa quốc đã chuyển 40 triệu từ công ty con A sang công ty con B và "chạy" được 12 triệu tiền thuế. Trao đổi nội bộ là phương thức chạy thuế mà hầu như tổ hợp đa quốc nào cũng dùng. Trong thí dụ này tổ công ty A có thể là chính tổ hợp HNA và công ty B có thể là một công ty Trung Quốc ở Thâm Quyến. Trao đổi nội bộ trong trường hợp này đồng nghĩa với tẩu tán tài sản trước khi giải tán và quỵt nợ. Đó chắc chắn là điều mà Bắc Kinh đã làm trước khi cho HNA phá sản. Số tiền nợ gần 100 tỷ USD coi như mất hết. Nếu các chủ nợ đòi lại được 10 tỷ sau nhiều năm tranh tụng cũng là rất may.

Chạy nợ rồi co cụm lại, hậu quả sẽ ra sao?

Kịch bản HNA gần như chắc chắn sẽ được dùng cho nhiều tổ hợp và tổng công ty khác để Trung Quốc chạy nợ rồi sau đó co cụm lại trong một thế giới riêng khép kín, điều mà với diện tích và dân số của mình Trung Quốc có thể làm. Bắc Kinh không có giải pháp nào khác. Khối nợ của Trung Quốc có mọi triển vọng đã vượt quá 40.000 tỷ USD, gấp 3,5 lần GDP và không thể chịu đựng được nữa trong một nước mà thu nhập bình quân trên mỗi đầu người chỉ xấp xỉ 8.000 USD mỗi năm. Trên thực tế kinh tế Trung Quốc đã phá sản dù chưa nhìn nhận.

Trong một loạt bài trước đây (1) tôi đã nhận định rằng kinh tế Trung Quốc không tránh khỏi sụp đổ vì những sai lầm quá lớn về chính sách. Dịch COVID-19 là một lý cớ để biện minh cho sự suy sụp đồng thời cũng là một cơ hội để xóa nợ rồi co cụm lại. Người ta có thể nhận xét là Bắc Kinh đã bắt đầu co cụm lại từ hơn một năm nay. Sáng Kiến Vành Đai và Con Đường (Belt and Road Initiative) từng được khoa trương rầm rộ như là một sáng kiến thiên tài sẽ đưa Trung Quốc lên ngôi bá chủ hoàn cầu không còn được nhắc tới nữa.

Một câu hỏi có thể được đặt ra là có gì khác biệt giữa Thâm Quyến và Thượng Hải khiến chỉ số chứng khoán Thâm Quyến tăng hơn 10% trong khi Thượng Hải chỉ giữ được mức ổn định? Câu trả lời là đáng lẽ cả hai thị trường chứng khoán này đều phải sụp ít nhất 30%, cả hai đều đã rất may mắn, nhưng Thâm Quyến còn được ưu đãi hơn. Từ một làng đánh cá nhỏ, Thâm Quyến đã được khai sinh ra cùng với chính sách Hiện Đại Hóa của Đặng Tiểu Bình năm 1980 để làm biểu tượng và niềm tự hào của sự trỗi dậy của Trung Quốc. Vì thế Thâm Quyến cũng là căn cứ tử thủ của Đảng và Chế độ cộng sản Trung Quốc. Kinh tế Trung Quốc là kinh tế hoạch định và Bắc Kinh có thể ra lệnh cho các tổ hợp và tổng công ty phải đặc biệt ưu đãi nhưng công ty con tại Thâm Quyến.

Trở lại với khối nợ 40.000 tỷ USD mà Trung Quốc không thể trả, chủ nhân khối nợ này là những ai?

Không thể chỉ là các ngân hàng hay các công ty hay thường dân Trung Quốc. Trung Quốc đã khánh tận đến mức chết đói sau cuộc phiêu lưu Bước Nhảy Vọt rồi cuộc Cách Mạng Văn Hóa và chỉ bắt đầu phát triển từ 1980 nhờ chính sách mở cửa của Đặng Tiểu Bình. Những gì đã làm ra và tích lũy được từ năm 1980 họ đã tiêu hao trong chính sách kinh tế chạy trốn về phía trước từ sau cuộc khủng hoảng 2008 và trong cuộc đào thoát ồ ạt ra nước ngoài của tư bản từ nhiều năm nay. Trung Quốc không đào đâu ra được 40.000 tỷ USD. Một phần lớn khối nợ này là tiền vay, một cách trực tiếp hay gián tiếp, từ những ngân hàng và quỹ đầu tư nước ngoài, đa số là Mỹ. Sự kiện nhiều quỹ đầu tư Mỹ cho Trung Quốc vay tiền là những quỹ hưu bổng cũng tạo ra nguy cơ bất ổn xã hội tại Mỹ khi Trung Quốc quỵt nợ làm các quỹ này khốn đốn.

Chúng ta có thể sắp chứng kiến một cuộc khủng hoảng rất lớn khi thực tế đã chứng tỏ một cách không thể chối cãi rằng Trung Quốc đã chọn quỵt nợ để sau đó co cụm lại. Đừng quên rằng cuộc khủng hoảng 2008 đã nổ ra khi chỉ một ngân hàng đầu tư Lehman Brothers phá sản.

Nguyễn Gia Kiểng
(28/02/2020)

(1) Hồ sơ về sự sụp đổ của Trung Quốc (Nguyễn Gia Kiểng)


Khu công nghệ cao ở Thâm Quyến
____________________________________

Thâm Quyến (Tiếng Hoa: 深圳; pinyin: Shēnzhèn) là thành phố trực thuộc tỉnh của tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc. Đặc khu kinh tế Thâm Quyến có diện tích 2.050 km², dân số năm 2018 là 13,02 triệu người, GDP 2,42 nghìn tỉ nhân dân tệ (361 tỉ USD). Thâm Quyến nghĩa là "con lạch sâu" nhưng tên địa danh này trong tiếng Việt thường bị phiên âm sai thành Thẩm Quyến. Hiện nay còn có sông Thâm Quyến (Thâm Quyến hà) là ranh giới giữa Thâm Quyến và Hồng Kông. Thành phố giáp biên giới với Hồng Kông, cách Quảng Châu 160 km về phía nam. Cảng Thâm Quyến là một trong những cảng tấp nập nhất Trung Quốc, chỉ sau cảng Thượng Hải. Trong 30 năm qua, Thâm Quyến đã thu hút trên 30 tỷ USD đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp bên ngoài. Thâm Quyến là một hình mẫu thành công của Trung Quốc trong việc thu hút vốn đầu tư và nhân lực từ trong nước lẫn ngoài nước, tạo ra hiệu ứng lan tỏa thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc. (Wikipedia)(Phụ chú do TTR thêm vào)

21 March 2020

Cà Phê Mưa, thơ



Có khi, nhiều khi, muốn thét to lên gọi tên người... và như tiếng kêu trong sa mạc. Sườn núi và tiếng vọng. Tiếng vọng rồi cũng tan loãng. Chỉ còn lại tiếng gió vi vu. Không chim muông ca hót. Không tiếng sóng vỗ về. Không tiếng lá xào xạc. Không cả đến tiếng vo ve ảo giác trong đôi tai. Trống vắng đến thế sao, người yêu ơi!.

Chỉ vì người đã xa, thật xa. . .

A.C.La

Nghìn Thu thương tiếc tiếng hát Thái Thanh

Thân Già Cảm Thán (Nhân mùa dịch Vũ Hán)

Dạo:
       Dịch đâu có dịch lạ đời,
Xăm xăm xúi xúi tìm xơi thân già ! 
      ** 
Thân Già Cảm Thán

Vi khuẩn Tàu phù lạ quá ta,
Chỉ lo xơi tái rặt dân già.
Bảy mươi vừa chạm đà rơi xuống,
Sáu chục mới gần bỗng ngã ra.

Chửa muốn đi qua miền Cực lạc,
Chưa mong vượt thoát cõi Ta bà.
Thấy Diêm Vương đến, vờ không thấy,
Nhắm mắt co giò chạy thật xa.

     Trần Văn Lương (CH8)
     Cali, 3/ 2020

20 March 2020

Nữ bác sĩ gốc Anh 60 tuổi mô tả cảm giác thực sự khi bị nhiễm Covid-19

Cổ họng như dao cứa, ho, sốt hoành hành… là những gì mà nữ bác sĩ 60 tuổi này đã chịu đựng trong 1 tuần đối phó với virus corona.

Các trường hợp nhiễm Covid-19 ở Anh đang tăng lên rất nhanh, thúc đẩy chính phủ nước này thực hiện bước đi quyết liệt trong việc chống lại sự lây lan của virus corona chủng mới.

Tiến sĩ Clare Gerada, 60 tuổi, là bác sĩ gia đình ở Lambeth, Nam Luân Đôn và cựu chủ tịch của Đại học GP Hoàng Gia đã xét nghiệm dương tính với virus corona vào tuần trước. Gần đây, bà đã mô tả chi tiết những gì đã trải qua khi nhiễm Covid-19, và cảm giác khi virus phát triển trong cơ thể.

Tiến sĩ Clare Gerada chia sẻ: "Ban đầu, tôi nghĩ đây chỉ là cảm lạnh do đi lại quá nhiều. 3 ngày trước tôi đã bay từ New York trở về, nơi tôi đang tham dự một hội nghị về bệnh tâm thần bên đó".

Khi bà Clare Gerada vừa rời khỏi, New York đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp đối với dịch Covid-19. 2 ngày sau, nữ bác sĩ bắt đầu có triệu chứng mệt mỏi, ho khan. Ban đầu những triệu chứng ho còn ít nên bà Clare Gerada chủ quan, không nghĩ mình đã bị nhiễm bệnh.

Nhưng ngay ngày hôm sau, họng của bà bắt đầu đau đớn khủng khiếp, cơn đau được nữ bác sĩ mô tả là như bị "dao cứa"...

"Tôi đã nghĩ đến việc mình bị nhiễm virus corona, họng tôi đau như bị dao cứa vào và thân nhiệt nhanh chóng tăng lên. Tôi biết đó là coronavirus, vì tôi thường không bao giờ bị bệnh và mùa cúm đã kết thúc", bà Clare cho biết.

alt
Tiến sĩ Clare Gerada, 60 tuổi, chia sẻ những gì mình đã trải qua khi xét nghiệm dương tính với virus corona

Các triệu chứng này rõ ràng và tiến triển nhanh hơn bệnh cảm cúm thông thường. Trong vài giờ sau khi có các triệu chứng đầu tiên, bà Clare Gerada mất cảm giác thèm ăn, trong miệng đắng ngắt khiến việc ăn uống trở nên khó chịu.

"Tôi ngã xuống giường và ngủ rất ngon vì bị sốt cao, nhưng tôi buộc mình phải uống nhiều nước và nước chanh. Tôi không thể uống trà vì miệng và cổ họng rất đau".

"Trong vài giờ, mũi tôi đầy vết loét và tôi tưởng tượng phía sau miệng mình cũng vậy. Tất cả những gì tôi muốn làm là ngủ; tôi đã xem xét việc ghi nhật ký video, nhưng ngay cả ý nghĩ về việc cầm điện thoại dường như cũng vô cùng cực nhọc".

Vào ngày 13/3, bệnh viện thông báo kết quả xét nghiệm của bà Clare Gerada bị dương tính với virus corona và cần phải tự cách ly tại nhà.

Trong quá trình tự cách ly, bà Clare Gerada đã uống paracetamol 8 giờ một lần. Chồng bà, ông Simon luôn chăm sóc vợ và cả 2 giữ khoảng cách an toàn với nhau. Trong nhiều ngày sau đó, tất cả những gì bà Clara có thể làm là ngủ.

"Anh ấy ngủ trong phòng dự phòng, tôi cho tất cả đồ sành sứ vào máy rửa chén và chúng tôi không dùng chung khăn tắm. Cho đến nay anh vẫn không bị ốm, mặc dù anh đã ở cùng tôi trong nhà. Một người hàng xóm đã giúp chăm sóc vật nuôi trong nhà", Clara tiết lộ.

alt
Bác sĩ Gerada nhanh chóng bị đau họng khủng khiếp, nhiệt độ cao, run rẩy khi nhiễm virus corona chủng loại mới

Khi biết mình nhiễm Covid-19, Clare Gerada không hề hoảng sợ, nhưng so sánh với triệu chứng cảm cúm thông thường, virus corona là điều tồi tệ nhất mà bà từng trải qua.

Sau vài ngày uống thuốc và nghỉ ngơi, sức khỏe bà Clare Gerada dần ổn định. Những cơn đau đầu qua đi, thân nhiệt giảm,... miệng bắt đầu có cảm giác và có thể ăn uống trở lại.

Bà bắt đầu từ các món ăn dễ tiêu như súp gà, món hầm,... để tăng cường sức đề kháng. Khi cơ thể có sức lực trở lại, bà ở nhà cách ly thêm và tiến hành xét nghiệm xác nhận bản thân hoàn toàn chiến thắng virus Covid-19.

"Cơ thể 60 tuổi của tôi đã chiến đấu bảo vệ chống lại một loại virus mới. Tôi hy vọng những kinh nghiệm mà mình chia sẻ sẽ khiến mọi người bớt sợ hãi trước dịch bệnh và có thể giúp các bệnh nhân nhanh chóng phát hiện bệnh và điều trị kịp thời", bà Clara vui mừng nói.

(Theo Dailymail, via VN Net)

19 March 2020

May Mà Cứu Được, chuyện xả xú-bắp

Vùng quê, vị bác sĩ già
Được mời đỡ đẻ xóm xa tít mờ.
Không có điện, trời tối mù
Trong nhà vắng ngắt chỉ trừ Tí con. 
Bà mẹ Tí đang lâm bồn.
Bác sĩ bảo Tí cầm đèn lồng soi
Tí đứng bên, bác sĩ coi,
Bà mẹ rặn mãi rồi lòi thằng cu. 
Nắm chân thằng bé giơ cao
Phát nhẹ vào đít, nó òa khóc lên.
Ông nhìn cu Tí hỏi liền:
“Cháu thấy em bé mới sinh thế nào?” 
Cu Tí đáp lại thật mau:
“Đánh nó cái nữa thật đau, bác à.
Nghịch chi mà nghịch quá đà,
Bò tít vào đó, may được cứu ra.” 
TNT
(Viết theo BaBa Mail)Mar, 4, 2020

Tại sao Trung Quốc bắt đầu vu vạ?

Mạnh Kim

Lối tráo trở của Trung Quốc chẳng ai còn lạ nhưng ở thời Trung Quốc được mặc định trưởng thành hơn cho xứng vị trí “nước lớn” mà Bắc Kinh vẫn không ngưng trò vu vạ “gắp lửa bỏ tay người” thì hội chứng “Đông Á bệnh phu” của họ đã hết thuốc chữa. Cách thức chính trị hóa trận đại dịch lần này nhằm mục đích gì?

Ngày 12-3-2020, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) tweet rằng dịch cúm Vũ Hán “có thể bắt nguồn từ quân đội Mỹ”. Trước đó vài tuần, chiến dịch đồn đại với thông tin tương tự đã được bật đèn xanh khắp mạng xã hội Trung Quốc. Bằng cớ cho sự “hoài nghi” là việc 300 vận động viên thuộc quân đội Mỹ tham dự Đại hội thể thao quân đội lần thứ bảy tại Vũ Hán vào tháng 10-2019 có thể đã bí mật mang virus vào phá hoại Trung Quốc – như được thuật từ bài viết của Jane Li trên tờ Quarzt (13-3-2020). Tweet của Triệu xuất hiện sau một video quay buổi tường trình tại Quốc hội Mỹ, trong đó, Giám đốc CDC (Cơ quan phòng chống dịch bệnh quốc gia Hoa Kỳ) Robert Redfield nói rằng một số bệnh nhân trước đây được chẩn đoán bị cúm nhưng cuối cùng tử vong bởi coronavirus.

Chụp ngay phát biểu này, Trung Quốc thực hiện ào ạt chiến dịch tấn công trên Weibo, nhấn mạnh rằng Mỹ che giấu nhiều sự thật liên quan trận dịch. Triệu tiếp tục “củng cố” “giả thuyết” bằng việc dẫn ra hai bài báo trên Global Research, cho biết một nghiên cứu độc lập và một tổ chức truyền thông ở Montreal có những bằng chứng cho thấy coronavirus bắt nguồn từ Mỹ. “Bài báo này rất rất quan trọng cho mỗi chúng ta. Đọc đi, phản hồi bằng tweet đi” – Triệu viết. 5 bản tweet của Triệu về việc “hồ nghi” coronavirus bắt nguồn từ Mỹ đã được xem với gần 4 triệu lượt. Trước đó vài ngày, hôm 27-2, nhà dịch tễ học Chung Nam Sơn (Zhong Nanshan) cũng phát biểu trong cuộc họp báo rằng coronavirus xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc nhưng chưa chắc có nguồn gốc ở Trung Quốc. Cần nói thêm, người sáng lập Global Research là nhà kinh tế Canada Michel Chossudovsky, giáo sư kinh tế Đại học Ottawa, một trong những “chuyên gia” “hàng đầu thế giới” về thuyết âm mưu.

Với cách thức ào ạt gần như cùng thời điểm, có thể thấy đây là một chiến dịch được chuẩn bị và tổ chức có chỉ đạo. “Truyền thông đám đông” là trò quen thuộc mà Trung Quốc thực hiện nhuần nhuyễn. “Tiếp sức” cho phát ngôn viên Triệu, Đại sứ Trung Quốc tại Nam Phi, Lâm Tùng Điền (Lin Songtian), cũng tweet rằng coronavirus không hẳn là “made in China”. Trước đó, Tân Hoa Xã đã “bắn mồi” một phát: trận dịch được ghi nhận đầu tiên ở Trung Quốc nhưng điều đó không có nghĩa nó bắt nguồn từ Trung Quốc, và “Tổ chức Y tế Thế giới từng nói nhiều lần rằng COVID-19 là một hiện tượng toàn cầu mà nguồn gốc của nó vẫn chưa xác định”.

Không phải người Trung Quốc nào cũng tin những giả thuyết được nhào nặn từ “phòng lab Bắc Kinh”. Trong cuộc phỏng vấn tờ China Daily, nhà nghiên cứu Trương Văn Hoành (Zhang Wenhong) nói rằng ông không tin coronavirus được mang từ nước ngoài vào Trung Quốc. “Nếu như thế thì chúng ta phải thấy có những bệnh nhân ở những vùng miền khác nhau cùng thời điểm chứ sao lại tập trung chỉ ở Vũ Hán?”. Phát biểu của ông Trương sau đó bị xóa khỏi bài phỏng vấn trên.

Chiến dịch truyền thông bẩn của Trung Quốc càng dễ “thành công” trong bối cảnh tin giả và tin đồn nhảm nhí phát triển như nấm sau mưa. Những tài khoản nổi tiếng trên Weibo, chẳng hạn “Beijing Things”, loan truyền một clip từ truyền hình Đài Loan, cho thấy một nhà nghiên cứu dược nói rằng Mỹ mới là nơi phát sinh coronavirus. Thứ bảy 7-3-2020, “College Daily” (ở New York) – một tài khoản nổi tiếng cho sinh viên Trung Quốc du học tại Mỹ – phát ra hiệu triệu: Nếu nguồn gốc coronavirus thật sự ở Mỹ thì Trung Quốc có nên xin lỗi thế giới không? Tiếp đó, blogger “Heiheig” tổ chức một cuộc “thăm dò ý kiến” (trong cùng ngày), với câu hỏi rằng, dữ liệu về các ca cúm của Chính phủ Mỹ công bố có đáng ngờ không? 91% trong số 116.000 phản hồi đã nói rằng “dĩ nhiên là có (đáng ngờ)”! “Họ (Mỹ) không thể chữa được COVID-19 cho nên họ cố đổ vấy cho Trung Quốc” – một ý kiến nói.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đang mở hết công suất để tái dựng hình ảnh tồi tệ Trung Quốc bởi trận dịch. Ngày 5-3-2020, thứ trưởng Ngoại giao Mã Triều Húc (Ma Zhaoxu) khoe rằng có 62 quốc gia đã gửi tặng Trung Quốc khẩu trang và quần áo bảo hộ. Myanmar tặng gạo. Sri Lanka gửi trà. Mông Cổ biếu 30.000 con cừu… Họ Mã không nhắc Việt Nam, nơi đã “tặng thiết bị, vật chất y tế tốt nhất giúp Trung Quốc chống coronavirus” (như tựa bài báo Thanh Niên ngày 9-2-2020). Họ Mã nói thêm, có đến 170 lãnh đạo thế giới đã bày tỏ ủng hộ nhân dân Trung Quốc. Mã đặc biệt trích lại những nhận xét tích cực của giới chức cấp cao WHO…

Có thể thấy rõ Trung Quốc đang thực hiện một chiến dịch quốc gia để “rửa mặt” bởi những ảnh hưởng từ dịch cúm Vũ Hán. Chiến dịch được phát động rầm rộ hơn khi tình hình dịch bệnh bớt căng thẳng, với sự xuất hiện của Tập Cận Bình tại Vũ Hán ngày 10-3-2020. Đây là đòn “nhất tiễn hạ nhị điểu”. Cách thức vu vạ Mỹ vừa “gỡ tội” cho chính quyền Trung Quốc vừa giúp dư luận trong nước “hạ hỏa” với những mối nguy sờ sờ về sự khủng hoảng niềm tin người dân dành cho chính quyền. Trên hết, nó cũng cùng lúc “rửa tội” cho Tập, giúp Tập lấy lại được hình ảnh tối cao và tối thượng, rằng người dân cần biết ơn cá nhân Tập lẫn Đảng và Nhà nước Trung Quốc, trong việc đối phó một trận đại dịch kinh khủng mà nguồn gốc của nó “không do Trung Quốc tạo ra”.

Mạnh Kim
(Nguồn: Sài Gòn Nhỏ)

12 March 2020

Trăng Đà Trốn Biệt,

Dạo:

     Trăng đà trốn biệt người ơi,
Lấy ai làm chứng cho lời thề xưa.

     Trăng Đà Trốn Biệt

  (Mọi sự trùng hợp với thực tế ngoài đời đều
   là ngẫu nhiên ngoài ý muốn của người viết)

     Em có biết trăng đà trốn biệt,
     Từ khi em quyết liệt bỏ đi.
         Lạnh lùng một tiếng từ ly,
Trên cao ánh mắt từ bi ngỡ ngàng.

     Đêm ngắc ngoải, bụi vàng lất phất,
     Lời kinh khuya tiếng mất tiếng còn.
         Bơ vơ năm ngón tay mòn,
Mượn dây đàn cũ vê tròn nỗi đau.

     Buồn nhớ thuở cùng nhau chung lối,
     Hai đứa quen sớm tối đi về,
         Nhịp nhàng quảy gánh si mê,
Nào hay kết cuộc tái tê đang chờ.

     Em cánh én lững lờ bay liệng,
     Anh dại khờ đáy giếng ngóng trông.
         Chim đà khuất nẻo bờ sông,
Anh còn mê muội đợi mong mỏi mòn.

     Ngày lủi thủi trải hồn trên lá,
     Đêm nghe từng cánh lả tả rơi.
         Lâm râm niệm mãi tên người,
Mơ hồ chỉ thấy mây trời vút qua.

     Bồi hồi ngắm xác hoa trên cát,
     Vẳng xa về tiếng hát trả treo.
         Nương dòng nhạc chảy cong queo,
Nỗi đau tình phụ eo sèo thở than.

     Từng nốt nhạc dần tan thành máu,
     Nuôi khối sầu ẩn náu trong tim.
         Mịt mù tăm cá bóng chim,
Ngọt bùi năm cũ biết tìm nơi đâu.

     Vườn khô khốc, dây trầu héo quắt
     Vẫn trung thành quấn chặt thân cau.
         Một thời ấm lạnh cùng nhau,
Sao em vội vã trước sau hai lòng.

     Anh là nấm mộ không hài cốt,
     Vẫn đêm đêm ủ dột nhìn trời,
         Tấm bia cẩm thạch nằm phơi,
Bao năm canh cánh đợi người khắc tên.

     Kể từ lúc đường tiên đứt đoạn,
     Từng tháng ngày buồn chán chậm rơi,
         Mây đen giăng bủa kín trời,
Con trăng mắc nợ tìm nơi ẩn mình.

     Anh vận số linh đinh nào sá,
     Chỉ lo em chốn lạ sa đà,
         Lọt vào cạm bẫy người ta,
Một lần lỡ bước, xót xa muộn màng.

     Trăng trốn biệt, đêm càng buốt lạnh,
     Năm canh dài vặt vãnh cơn mơ.
         Tần mần giở lại tờ thơ,
Trên trang giấy cũ còn trơ vết sầu.

                  Trần Văn Lương (CH8)
                      Cali, 3/2020

Thưởng Thức Nhạc Cuối Tuần

Ca khúc Tóc Xưa
Nhạc: Ngô Thụy Miên Thơ Dương Văn Thiệt
Trình bầy: Ca sĩ Minh Châu.
                                                                                                                                                                  Riêng tặng bạn hiền HHSơn với nhiều cảm thông.

Ca khúc Tóc Xưa của Nhạc Sĩ  Ngô Thụy Miên  phổ nhạc bài thơ Tóc Xưa  của Dương Văn Thiệt. Bài thơ lấy cảm hứng  từ một chuyện tình tuyệt đẹp của một cặp đôi yêu nhau tử thủa đi học  cho tới khi bạc đầu và một tình bạn khắng khít thời còn học Trung học với nhau  ở Trường Nguyễn Trãi và Petrus Ký thập niên 70. Tất cả như một bức tranh đẹp về tình yêu, lòng chung thủy, nghĩa vợ chồng, sự chia cắt đầy nước mắt đan quyện cùng  tình bạn trong sáng tựa pha lê  làm nên ca khúc tuyệt vời như một dòng nước mát để lại  mãi mãi cho đời
                                                                                                                                      http://www.art2all.net/nhac/khekinhkha/tocthe.jpg

Nhưng có điều, khi thưởng thức ca khúc này, giới thưởng ngoạn rất ít người biết về tác giả bài thơ,  cũng như ngọn nguồn thai nghén ra tuyệt tác Tóc Xưa làm rung động lòng người. Lời thơ, mỗi câu, mỗi chữ như xé gan xé thịt lột tả tâm trạng đau đớn của người ở lại nhớ thương hiền thê ra đi vì bệnh ung thư.

Thật ra tác giả Dương Văn Thiệt không phải là thi sĩ, ông chỉ làm thơ tay ngang để tặng vợ là chị Thọ Chi. Trước năm 1975 ông là Bác sĩ còn chị  là Dược sĩ, làm việc ở Sà gòn.   Sau năm 1975, họ vượt biên và định cư tại Bolton Anh Quốc. Thời gian lâm bệnh,vợ ông bắt đầu rụng tóc và ông hằng ngày thu gom tóc để lại một ít làm kỷ niệm. Năm 2010,vợ ông mất, ông gom toàn bộ thơ tình ông làm tặng vợ và số tóc cất giữ cho vào áo quan  để người ra đi mang xuống tuyền đài. Sau đám tang ông giữ nguyên trạng căn phòng ngủ của hai người .để được sống tới cuối đời với những nỗi niềm như khi vợ ông còn sống bên ông.

Mãi ba năm sau trong khi dọn lại căn phòng ông bất chợt nhặt được sợi tóc của vợ còn kẹt trong gối. Đêm đó vì quá xót xa, không thể lột tả được nỗi buồn thương nhớ, ông đã sáng tác bài thơ Tóc Xưa mà trước đó ông mới chỉ sáng tác duy nhất bài thơ Nguyệt Lạnh trải lòng cùng người vợ quá cố.

Nhiều người cho rằng những bài thơ hay phải là những rung động đi thẳng từ tim ra mặt giấy mà không qua quá trình sàng lọc, chọn chữ, suy nghĩ. Bài thơ Tóc Xưa có lẽ vì vậy đạt tới nét tuyệt vời  nhất là hai câu kết

Tóc xưa giờ đã xa bay
Sợi buồn ở lại ngắn dài xót xa

Nghe bâng  khuâng như một tiếng thở dài xót xa hơn cả chuyện tình Romeo và Juliette vì chuyện tình này chỉ là sản phẩm tưởng tượng của Shakepear chứ không có thật.  Bài thơ hay và xúc động đến nỗi ngay năm đó, được sự đồng ý của tác giả, Bs N. M. Tiến  và  Bs L.V.Thu, đã cho đăng trên số báo xuân và gửi cho Nhạc Sĩ  Ngô Thụy Miên phổ nhạc vì họ cùng là bạn học của nhau ở Petrus Ký.

Tôi cũng  cảm nhận như nhiều người: quá khứ là một phần của cuộc sống vì quá khứ làm nền tảng cho hiện tại  và tương lai nên hình như ở tuổi 60-70, người ta thường hay nhắc đến, hoặc dùng chữ “Xưa” như mắt xưa, áo xưa, dáng xưa, người xưa,… để kể lại một câu chuyện, để nhắc lại một ngày tháng nào với nhiều hoài niệm? Có phải “Xưa” đó luôn là những kỷ niệm đẹp không hề phai tàn qua năm tháng, là những nỗi nhớ nhung chẳng hề quên lãng qua bao thăng trầm, đổi thay của cuộc sống? Có lẽ trong trái tim của tất cả chúng ta, “Xưa” cũng chính là nỗi mất mát, niềm tuyệt vọng nào đó đã thoáng qua nhưng mãi ở lại vĩnh viễn trong ký ức sâu thẳm nhất của đời mình”.

Ca khúc này đã được các ca sĩ Bằng Kiều, Thục Đoan, Bích Vân, Keith Đỗ v.v hát nhưng tôi vẫn thích giọng ca nhừa nhựa  phảng phất chút trầm buồn giọng ca Khánh Ly của ca sĩ Minh Châu thể hiện. Đó là lý do tôi chon Tóc Xưa  làm chủ đề cho chương trình Thường thức nhạc cuối tuần này để tặng cho chính mình, tặng cho em trai vì chúng tôi đều có hoan cảnh như Thi/Bác sĩ Dương Văn Thiệt.

San Jose 6-3-2020

TeHong



Chơi và đồ chơi

Phạm đức Thân

Tháng giêng là tháng ăn chơi
Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà

Đầu năm dân VN ăn chơi cả tháng, thiết tưởng cũng là dịp để bàn về chuyện ăn chơi. Đề tài quá rộng lớn, bài này xin thu hẹp chỉ đề cập đến chuyện “chơi” trong ngôn ngữ.

Dĩ nhiên muốn chơi, phải có “đồ chơi”, cho nên cũng có đề cập đến “đồ chơi” nữa.

Theo B.L. Whorf cơ cấu ngôn ngữ của một dân tộc quy định kiểu dân tộc đó nhìn thực tại như thế nào. Ngôn ngữ chỉ là âm thanh hay dấu hiệu quy ước tùy tiện với ý nghĩa biểu thị tương ứng, tự bản thân chúng không có sạch bẩn. Nhưng do tập quán văn hóa xã hội của cộng đồng sử dụng, đã tạo nên những liên tưởng nơi người nghe, chúng mặc nhiên mang ý nghĩa hàm chỉ thái độ, tình cảm của người nói. Bởi thế mới có phân biệt lối nói hoặc từ ngữ “sạch – bẩn, thanh – tục”.

Người viết dẫn vào bài bằng lối nói thanh vì nếu không, sợ sẽ gây phản ứng ban đầu bất lợi, chứ thật ra nội dung chủ yếu của bài bàn về cái tục của ngôn ngữ, vì đó mới là điều lý thú. Còn nếu bàn về dâm tình một cách khách quan chính xác như y khoa và hàn lâm, dùng toàn những từ Hán văn hoặc Latin, không có khoác lác hoặc than phiền về kinh nghiệm cá nhân, nhận xét về vẻ hấp dẫn của ai đó, cũng như tức giận chửi thề… thì thật là tẻ nhạt, chẳng đáng bàn. Ví dụ: nếu “mềm nhũn, bất lực” cho thấy cả bầu trời u ám, buồn rầu, lo lắng của chủ nhân, thì “rối loạn chức năng cương cứng” chả gây được một cảm nhận nào. Tương tự “l.” gây bao ao ước, thèm muốn, còn “âm hộ” nghe bình thản làm sao.

Mặt khác, thích nghĩ tục, nói tục, nghe tục là bản tính cố hữu của con người. Như George Moore (1888) đã chỉ ra: “A taste of dirty stories may be said to be inherent in the human animal.” Vậy thì “chơi” và “đồ chơi” ở đây có nghĩa là “chuyện ấy” và “cái ấy.”

Thật vậy, từ khi con người biết nói và viết thì liền đã có nói và viết tục rồi. Các chữ cổ và hình (cái giống nam nữ, và cả giao hoan nữa) khắc trên vách hang động cho thấy từ thuở xa xưa đã có dâm tục. Đây là một hiện thực xã hội. Kịch thơ Hy La không thiếu những đoạn công khai nói về dâm tình, với mục đích giải trí hoặc kích thích, trong các tác phẩm của Aristophanes, Horace, Ovid…. Tường nhà chứa ở Pompei khắc hoặc phù điêu đầy những cảnh giao hoan. Những tượng thần Priapus ở Hy Lạp tồng ngồng hết sức tục tĩu. Đông Phương cũng không thua kém với Kinh Thi, Nghìn Lẻ Một Đêm, Kamasutra (Dục Lạc Kinh), các tượng dương vật bằng gỗ đá tại các nước Đông Nam Á … Anh có thơ của Chaucer, Dunbar… Pháp có farce (hài kịch) thế kỷ XIV….Ý có mỹ thuật và thi ca Florence thời Phục Hưng…. VN có ca dao tục ngữ…Đâu đâu cũng thấy tình dục là một chủ đề rất phổ biến trong kịch, thơ, ca hát, mỹ thuật….Và cứ thế phát triển bành trướng tới hiện đại với các phương tiện truyền thông đa dạng (in ấn, audio, video, internet…)

Mặc dù từ đầu thế kỷ XIX đã xuất hiện thuyết tiến hóa Darwin về nguồn gốc con người là khỉ, nhưng do ảnh hưởng của tôn giáo và văn hóa nhiều thế kỷ trước, thiên hạ vẫn bám víu vào quá khứ, sợ sự thật cuộc sống trước mắt, tránh nói trực tiếp đến các hoạt động sinh lý cơ bản (ỉa, đái, làm tình…) cũng như các cơ quan liên hệ, vì chúng nhắc nhở con người cũng chỉ là một loài động vật, không phải thần thánh. Thành thử con người đã tìm cách nói quanh co, không thành thật để diễn tả cáí giống, các hoạt động làm tình, bài tiết. Nói dối là điều không thể thiếu được để cho cuộc sống dễ chịu hơn.

Người ta đã tránh nói tục bằng nhiều cách:

– nói trại đi: đíu, đếch, ị, ể, kít, lìn, bòi, dế, tè…
– dùng ngoại ngữ: âm hộ, dương vật, giao hợp, sít-nớp, síc-nai, nô-he…
– viết tắt: C, L, con xê, cái lờ, ĐM ….
– nói trừu tượng hoặc phiếm định: nó, ấy, cái ấy, chuyện ấy…
– nói lái: nắng cực, đá bèo, lộn lèo…
– dùng uyển ngữ: vưu vật, mây mưa, trăng hoa…
– nói gián tiếp, bóng gió, xa gần: chỗ kín, của quý, chăn gối…
– nói giảm thiểu, tỉnh lược: lỗ, cọc, ngủ, biết, có gì, ăn nằm, làm bạn…
– nói dài dòng (tránh 1 âm tiết, đặc tình của từ tục): thám hiểm Ngọc Long Cung…
– dùng điển cố: cõi Bồng Lai, Cực Lạc, Thiên Thai, đỉnh Vu Sơn..

Thật ra mấy cách chót nói trên trộn lẫn với nhau rất khó phân biệt rạch ròi; và cũng còn rất nhiều cách tương tự không thể kể hết, vì trí tưởng tượng của dân gian thì phong phú vô cùng. Ví dụ: bướm, lá, hoa, nghêu, sò, trai, hến, chim, cò, kiếm, dựng cột buồm, may tay, may máy, vầy duyên loan phụng, vác cầy qua núi, kim kê áp noãn… Tùy theo muốn diễn tả thi vị, hài hước, hay thông tục người ta có thể ví von, so sánh, lửng lơ, úp mở… đủ cách, đủ kiểu… Việt ngữ chưa ai thống kê, nhưng English có trung bình vài trăm cách nói thay cho mỗi chữ cock, cunt, fuck.

Tuy nhiên, những từ cấm kỵ có một hấp lực đặc biệt, đó là tính sơ khai. Chúng ít bị ảnh hưởng của tiến hóa, giữ được nhiều sức mạnh nguyên thủy. Chúng nhiều tính biểu thị cụ thể, rất ít tính trừu tượng của ngôn ngữ. Chúng tự hiện diện như là phỏng tạo của hành động hơn là lối nói của ngôn ngữ. Chúng rất sát với những thôi thúc, thèm khát là bản năng cội nguồn của con người. Thảo nào người ta thích nói tục, nghe tục, chửi tục, đố tục, đối tục…nhận thấy trong ca dao, tục ngữ, tiếu lâm tục, thơ văn của văn nhân.

Mảng nói tục lớn nhất là ca dao tục ngữ dân gian, vì không có tên tác giả, nên ai cũng có thể tùy hứng, tùy khả năng, phóng tâm đóng góp mà không sợ bị nhận diện.

Tha hồ khêu gợi, kích thích, tạo hình ảnh sống động để quyến rũ, gây cho người đối thoại có cùng một hứng thú như mình. Kiểu thơ Bút Tre (ngắt chữ câu thơ trên đem xuống câu dưới để bién đổi nghĩa) là một đóng góp hiện đại vào kho tàng văn học dân gian.
Mấy em mặc váy đánh cầuLông, bay phất phới trên đầu các anh.
Hình thức tổ chức xã hội mọi thời, mọi nơi thường được điều hành qua kiểm soát tình dục cho nên tính dục là đề tài nổi bật, và ngôn ngữ tục rất phổ biến, vì có thể dùng để phản kháng xã hội, giai cấp thống trị, chống lại các giá trị, và có khi còn để lăng nhục, nguyền rủa qua chửi thề tục tĩu (thường dùng bộ phận cơ thể hoặc súc vật để ví von). Vd. thằng c. luộc, thằng mặt l., thằng bú c., thằng ăn cứt, con mặt mo, con đĩ ngựa…mà English thường có tương đương; thằng chó đẻ (son of bitch) đồ con hoang (bastard) đồ chó cái (bitch), prick, cunt, asshole…

Có nhà tâm lý cho rằng nói tục là thủ dâm bằng lời. Những tưởng tượng phóng túng về dâm tình thuở thiếu thời bị dồn nén, nay trưởng thành , có thể được giải tỏa, bộc lộ qua nói tục. Người khác coi nói tục là mặt nạ của sợ hãi trong tiềm thức. Do phức tạp của tâm lý con người, nói tục mà không biết rằng chính là để che dấu một hãi sợ nào đấy, và cứ tưởng là được tự do ăn nói, trả thù xã hội thượng lưu. Nói tục cho phép giải tỏa tâm lý những giận dữ, thất vọng, dục vọng, phản kháng, lo âu….được dùng để tự vệ, phê bình, phản kháng, tấn công, trừng phạt cũng như kích thích, quyến rũ…

Nói tục là cấm kỵ, là đại tác phẩm của vô danh, cho nên trước đây không được ghi chép, mà thường là truyền khẩu. Ngày nay do nhu cầu nghiên cứu tìm hiểu, nhất là với phương tiện internet phổ biến, đã có những sưu tầm nhất định. Đáng kể là Mạc Thực Thái Doãn Chất, trong bài online “Cái Ây và Chuyện Ấy trong Ca Dao Tục Ngữ” đã thu thập khá nhiều, đủ dùng làm ví dụ dẫn chứng cho phần về ca dao tục ngữ của bài này; cho nên người viết đã không đưa thêm những ví dụ mình sưu tầm được. Đã hẳn tựa bài cho thấy ông chú trọng đến ca dao tục ngữ, và hầu như không đề cập thơ văn tục của văn thi sĩ

Thật ra văn thi sĩ cũng có làm văn thơ tục, nhưng số này rất ít, vì chắc là ngại dị nghị của xã hội, không được tự do như tác giả vô danh của ca dao tục ngữ. Trừ Hồ Xuân Hương có một số bài thơ tục và câu đối, còn là chỉ thấy lưu lại rất ít thơ văn tục của các vị khác (ví dụ: Trạng Quỳnh, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Nghè Tân, Phan Bội Châu, Tú Mỡ, Bùi Giáng…). mà phần lớn là câu đối và nói lái. Với họ nhiều phần đây là một kiểu chơi chữ phục vụ một mục đích xã hội. Đây có thể là dịp bộc lộ những động lực bị dồn nén, những nhu cầu bản năng thầm kín. Đồng thời muốn thử xem phản ứng của xã hội hoặc người đối thoại; cũng như khẳng định mặt bản năng nguyên sơ của cuộc sống, chống lại sức mạnh cấm đoán của chung quanh. Có thể coi đây là một trò chơi của thượng lưu ưu tú sành điệu. Dưới đây là vài vd tiêu biểu ít người biết.

SƯ: Thông ba sáu bộ chân kinh, dẫu chẳng La Hán Kim Cương, cũng cao tăng đắc đạo.

HXH: Dù hay ba vạn chín nghìn, không biết méo tròn ngang dọc, thì cũng đếch ra người.

HXH: Khi khép tối om om, quân tử tò mò nhìn chẳng thấy.
           Lúc mở ra toang hoác, anh hùng tấp tểnh đứng coi

Nguyễn Đôn Dư vịnh Cái Bật Lửa:
Lẹt đẹt hồi lâu lửa chẳng raNgán thay cái quẹt của ông giàCon cò chắc đã mòn khu ốcViên đá e khi hỏng ruột gàĐè xuống kéo lên thêm hỏng trụcBấm qua bóp lại muốn trầy daDầu đà xì bậy tim đà ướtToan vất nhưng mà có kẻ la
Bài thơ dưới người viết được nghe đọc nhưng không rõ tác giả:
Không tai không mắt lại có đầu
Chui vào hang thẳm lún rất sâu
Bịt một cái khăn không mặc áo
Mang hai cái đãi, có chòm râu
Khi vui ngúc ngoắc làm ra vẻ
Lúc mệt ủ ê giống đứa sầu
Uống rượu ở đâu mà chẳng biết
Vừa ra khỏi cửa mửa như trâu.
Phan Minh Phụng vịnh Tờ Báo… Hại” (có nhiều nói lái)
Chỉ đáng vò đi để độn lòCâu đây móc đó đọc buồn soPhao đi đồn lại nhiều tin quấyVùi lộn chôn lầm lắm hạm toBịa cảnh canh khuya cô tú đợiBầy trò đêm tối lính đồn loHãy xem đạo Dụ ghi điều luậtĐồn lại tin sai phạt mấy bò
Người viết cũng có bài nói lái “Tìm Đạo Tu”
Lại đồn cụ Bắc có cốt tuChán cảnh mây mù ảm đạm thuThiên hạ chẳng thương nhau mà sốngChiến tranh chi để đạn bay mùẦm ầm đánh thức con công ngủNgã lộn phèo dưới ánh điện luKhắp chốn cảnh ruồi bu kiến đậuKhông còn chỗ đứng, tìm đạo tu.
Nhân đây xin bàn rộng sang liên hệ giữa tính dục và ngôn ngữ, vì giữa chúng thường có liên tưởng. Người ta thích nói tục, nghe tục có lẽ do cái lưỡi cái tai hình như cho nhiều khoái cảm, nhiều liên tưởng đến cái ấy, chuyện ấy.

Cái tai tượng trưng cho giống cái. Ngoáy tai cho nhiều khoái cảm, và phụ nữ dễ bị quyến rũ bởi lời đường mật. Xưa ở Ai cập, phụ nữ ngoại tình bị hình phạt cắt tai và ở VN cô dâu bị phát hiện mất trinh trước khi về nhà chồng sẽ bị bêu xấu bằng con lợn quay bị cắt tai. Tục lệ khác là đến tuổi lấy chồng con gái được xỏ dái tai để đeo bông tai, là chỉ dấu sẵn sàng làm vợ. Huyền thoại các nước đều có chuyện những đấng tôn giáo, dị nhân thường sinh ra từ lỗ tai (Phật, Gargantua…). Cổ văn Latin ghi rõ “Virgo Maria, Mater Christi, quae per aurum concepisti”, Maria, mẹ Ky-tô thụ thai qua tai, cho nên được gọi là Đức Mẹ Đồng Trinh. Một truyện dân gian Jugoslav có tựa là “Usi meggu nogama” (Tai Giữa Cẳng Chân) cũng là ám chỉ cái ấy.

Cái tai cũng liên hệ với nói lái, vì nói lái, nghe lái thú hơn viết lái, đọc lái. Nói lái chủ yếu về tai nghe, viết lái nhiều khi làm lái mất tác dụng vì đọc lái bằng mắt có khi không nhìn ra lái. Nhiều người không nhận ra điều này, thành thử giải thích câu thơ HXH “Trái gió cho nên phải lộn lèo” chỉ nói lái “lộn lèo” mà bỏ qua “trái gió”. Chữ này nói lái lên nghe thành “d[gi]ái chó” rất hợp với “lẹo l.”. Tương tự, đọc bằng mắt bài thơ sau, lái giảm tác dụng; nhưng nếu nghe bằng tai, “tr” dễ trở thành “ch”, tác dụng khác hẳn.
Cô kia sao cứ trông Trời (-chơi chồng)Để tôi xin nguyện làm Trời cô trông (-làm chồng cô chơi)Trông Trời sướng lắm phải khôngTrời mà trông lại còn mong nỗi gì (-chồng mà chơi lại)
Cho nên người ta bảo “nói lái, nghe lái”, chứ không bảo “viết lái, đọc lái.” Trường hợp sau dùng cho việc ghi lại, sưu tầm, nghiên cứu. Nói lái là một đặc điểm ưu việt của Việt ngữ, được dùng nhiều, nhất là trường hợp muốn che dấu cái tục. Anh Pháp cũng có nói lái nhưng chỉ có thể sử dụng hạn chế.

Ví dụ nói lái Pháp (contrepèterie):

– très chaud (nóng quá) - trop cher (đắt quá)
– ne pas connaitre d’orgie sous un tel marasme (trầm cảm như vậy, không thiết truy hoan)
ne pas connaitre d’orgasme sous un tel mari (chồng như vậy, không thấy cực khoái)

Ví dụ nói lái Anh (spoonerism):

– Go and take a shower (đi tắm vòi sen)
Go and shake a tower (đi rung cái tháp)
– I must send the mail (tôi phải gửi thư)
I must mend the sail (tôi phải vá buồm)

Thơ Bút Tre cũng đòi hỏi phải nghe. Nếu nhìn đọc đúng chính tả, với dấu phẩy đúng chỗ, thì không còn thấy nghĩa đã biến thái thế nào. Độc giả nhìn bài thơ sau, đọc bằng mắt đúng chính tả sẽ thấy không còn là thơ BT nữa.
Anh đi công tác Pờ-Lây-Cu, dài dằng dặc biết ngày nào raCòn em em vẫn ở nhàCửa, mình em mở kẻ ra người vào.
Cái lưỡi còn cho nhiều khoái cảm hơn tai, có nhiệm vụ nói và cung cấp khoái khẩu khi ăn. Lưỡi tượng trưng cái giống đực, ngoáy vào tai biểu thị động thái giao hoan hết sức gợi cảm, hoặc là rót váo tai lời ngon ngọt để quyến rũ, hoặc là thuyết khách như Tô Tần Trương Nghi ngày xưa làm tới Tể Tướng. Thật đúng với câu “Có lưỡi là có tất cả”, nhất là đôi với các lão niên yamaham vẫn còn thích nguyệt hoa cho dù thằng con đã yếu.

Có nhà ngữ học còn cảm giác như lưỡi là cơ quan thích hợp để nói chuyện dâm tình, vì âm vòm lưỡi “l” mềm trơn dễ uốn nắn, có mặt trong hầu hết những từ (liên hệ xa gần đến dâm tình) của nhiều nước trên thế giới. Xin chỉ liệt kê từ của vài nước quen thuộc; lewd, lustful, lascivious, lecherous, lickerish, libidinous, voluptuous, fellatio, cunnilinctus (Anh), leicho (Hy Lạp), lecken (Đức), lingere (Latin), lécher (Pháp), leccare (Ý), lamer (Tây Ban Nha), lizat (Nga)…VN đóng góp không nhỏ về điểm này: l., (lấp) liếm (láp), luồn lách, lẹo (tẹo), lép nhép, lả lơi, lạch, lai láng, lạc thú, lụi, lọi, lèn, lang chạ, lênh láng, lông lá, lông l., lau lách, lắc lư, lặn ngụp, lăng loàn, lăng nhăng, lăn lộn, lấp, lắp (ghép), lấp ló, lặn lội, lầy nhầy, len lỏi, lèo lái, lên, lông lốc, lụi khoan….toàn từ dễ liên tưởng tới cái ấy, chuyện ấy.

Lê văn Siêu từ lâu đã chỉ ra rằng Trung Hoa có chữ tượng hình dùng hình ảnh để minh họa ý, nhưng VN có tiếng tượng hình dùng âm thanh để diễn tả ý. Ông liệt kê những ý tương ứng với các âm Í, U, Ơ, Ị, Ọ, ẤP, ẬP, ÓT, ÚT, ONG, OĂN, OAY, OM, ÓP, UỐT, UA. Vd âm Í chỉ cái gì nhỏ nhít, như ti hí, bé tí, chuột chí… Không thấy ông nói gì đến âm ÍT, ỊT. Theo người viết hai âm này chỉ cái gì tắc tị, bịt kín. Ví dụ: khin khít, tắc tịt, bịt, đen kịt, khìn khịt. Các phụ âm Đ, C, K, T toàn là những phụ âm tắc, sắc gọn, đanh, chắc nặng, đòi hỏi một sự bung ra, tạo nên các từ CẶC, COCK, CUNT nghe thật mạnh mẽ. Đ kết hợp với âm ỊT tạo nên từ Đ.T diễn tả sống động động tác làm tình, với liên tưởng chỗ bịt bị xịt để bung ra giải tỏa căng thặng. Các từ fuck (Anh) foutre (Pháp) không thể nào tạo được một âm hình tuyệt vời như thế. Mặt khác, có lẽ người miền Nam hiền hòa hơn, nên ĐỤ, ĐÙ thiếu hẳn sức mạnh của Đ.T ở miền Bắc.

Ngôn ngữ cũng có mầu sắc phái tính, thường được đặt ra bởi phái nam áp đảo phái nữ suốt chiều dài lịch sử . Cho nên các từ về tình dục phản ánh cái áp đảo này. Với âm đ đanh sắc, các từ đ., đéo, đụ, đánh, để, đục, đẽo, đâm, đút, đè, đụng, đồ, đì… cộng thêm các từ (hãm) hiếp, phá trinh, xỏ, xiên, thọc, thụt, bề, chơi, làm, xơi tái… cho thấy vai trò chủ động của phái nam trong chuyện ấy. Nữ luôn luôn bị thiệt thòi, trong thế thụ động: mất trinh, thất thân, tiêu đời, bị này bị nọ…

Nói tục đôi khi không cưỡng lại được. Đó là do bệnh hội chứng (Gilles de la) Tourette. Bệnh nhân bị co giật, nói tục, chửi thề. Nguyên nhân hiện chưa xác định. Có thể do gien di truyền. Có thể do một hóa chất nào trong não tác đông. Có thể một hệ thống thần kinh kiềm hãm các nói tục bị xáo trôn khiến các tục tĩu này bung ra, không thể kiềm chế. Hiện chưa có trị liệu nào bảo đảm hiệu quả. Nhưng cũng may là bệnh phát từng cơn không phải liên tục suốt ngày.

Trên đây là những nhận xét chủ yếu về nói tục, mặc dù cũng có điểm qua vài bài thơ tục. VN chưa được giải phòng về tình dục như các nước Âu Mỹ, cho nên viết tục còn rất hạn chế, chỉ có lác đác một số ít thơ và câu đối, không có lấy một mảng dâm thư đúng nghĩa dù nhỏ nhoi, mặc dù trên net nhan nhản các đoản văn tục tĩu của các netter tài tử. Tình trạng này khiến chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ về ngôn ngữ tục VN, cũng như từ điển chuyên ngành ngôn ngữ tục. Người viết phải tham khảo ngoại văn để tìm hiểu kết quả nghiên cứu của họ.

Theo các nhà nhân chủng và tâm lý, hiện tượng nói tục, viết tục là phổ biến trên thế giới. Luôn luôn có người muốn văng tục để giải tỏa tâm lý, viết tục để kích thích, khêu gợi tình dục, vì tình dục không thể thiếu trong đời sống. Tuy nhiên cần hạn chế, không thể đi quá trớn, sẽ gây phản cảm, cọ xát, thiếu lịch sự trong xã hội. Mặc dù tình dục được giải phóng nhưng các từ tục tĩu vẫn có những mức độ chấp nhận khác nhau. Những từ cấm kỵ như cock, cunt, fuck, shit, ass… vẫn chưa được dùng thoải mái.

Thiết tưởng chỉ cần thay những English trên bằng c., l., đ., cứt… ta có thể áp dụng kinh nghiệm của họ vào xã hội VN thì cũng chẳng sai!

Phạm đức Thân
Nguồn: Tác giả gửi