28 October 2020

Bầu cử tổng thống Mỹ 2020: Ai sẽ thắng?

Điền Thảo

Năm 2016 Hillary Clinton bước vào giai đoạn chót của cuộc tranh cử ở vị thế dẫn đầu bỏ rất xa đối phương đến mức gần như tất cả các kênh truyền thông lớn nhỏ đều coi chiến thắng của ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ là đương nhiên. 

Có những luận giải nào tiên đoán ngược chiều không? - Có. Đó là những luận giải dựa vào S&P index, Luận giải Sơ bộ (Model Primary) của Gs. Norpoth, và Chùm chìa khóa vào toà Bạch ốc (The Keys to the White House) của Gs Alan Lichtman. Những luận giải này tiên đoán đã đúng kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2016: Donald Trump đã thắng.

Còn bầu cử năm nay những luận giải này tiên đoán ra sao. Chúng ta thử tìm hiểu dưới đây:

Thị trường nghĩ gì về cuộc bầu cử 11.2020?

Từ lâu rồi các nhà nghiên cúưu nhìn vào phản ứng của thị trường mà tiên đoán được khá chính xác kết quả của các cuộc bầu cử, đặc biệt là S&P500 (hay vắn tắt S&P). S&P  là Chỉ số (Index) chứng khoán đo lường 'sức khỏe' của 500 đại công ty có tên trên bảng niêm yết trao đổi chứng khoán tại Hoa Kỳ. Đó là một trong những chỉ số chứng khoán được nhiều người theo dõi.

Trong các cuộc bầu cử quan trong các nhà giao dịch luôn tìm hiểu về các chính sách của từng ứng viên và ý nghĩa của các chính sách này đối với thị trường và nền kinh tế ra sao. Những suy nghĩ của họ sẽ tác động đến chiều hướng lên xuống của thị trường. Nhờ ghi lại những sự kiện của quá khứ, phân tích, so sánh, người ta phát giác những trùng hợp và sau cùng đúc kết thành những quy tắc giúp việc tiên đoán khách quan hơn là suy đoán theo cảm tính. 

Đảng đương nhiệm thường chiến thắng khi S&P vượt cao hơn trong khoảng thời gian 3 tháng trước cuộc bầu cử so với thời điểm đầu năm. Nếu không, phe đối lập có xu hướng chiến thắng.

Trong thời gian gần 100 năm nay S&P đã dự đoán người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống đúng đến 87%.. 

Điều này cũng đã xẩy ra năm 2016, khi một số ít người dựa vào chỉ số S&P tăng 11,9% mà tiên đoán đúng ông Donald Trump đắc cử vào cuối năm đó. S&P trong năm 2016 đã tăng bằng với tỷ lệ tất cả các năm bầu cử khi ứng viên đảng Cộng hòa được bầu làm tổng thống (11,8%).

Tuy nhiên nhiều sự việc liên tục bất ngờ xẩy ra khiến việc tiên đoán kết quả cuộc bỏ phiếu năm nay trở nên khó khăn hơn nhiều. Ví dụ dịch cúm Vũ hán lan tràn đến nước Mỹ đã khiến cho thị trường chao đảo và sinh hoạt kinh tế chậm lại.

Nhưng xét cho cùng Dịch cúm Tàu dù sao vẫn chỉ là yêu tố ngoại lai, không phải là nguyên nhân nội tại của xã hội Mỹ. Nền kinh tế Mỹ với sức mạnh tiềm tàng của nó nếu được vận động đúng hướng sẽ hồi phục rất nhanh.

Chúng ta hãy xem S&P phục hồi nhanh như thế nào cùng với thị trường chung sau tai ương đến từ Trung Cộng.

H1 - S&P year 2020

(H1) Sau khi chạm đáy Vũ hán (tháng Ba), S&P đã đổi chiều và đi lên. Tháng Tư đã xuyên qua đường đi trung bình MACD (màu đen). Tháng Năm đã xuyên vượt trần cản (màu đỏ) và đã lấy lại đà tiến (momentum).

Bất chấp sự suy thoái kinh tế do virus Vũ Hán gây ra, S&P 500 vẫn tăng 19% vào ngày 9 tháng 10. Nếu chỉ số này tiếp tục tăng hoặc duy trì ở mức tăng trưởng trên 11,8%, thì S&P 500 một lần nữa cho thấy D. Trump lại chiến thắng.

Luận giải Norpoth

Norpoth, giáo sư tại Khoa Chính trị học của Stony Brook, đã có những dự báo thành công đáng chú ý về các cuộc bầu cử dựa trên Luận giải Primary của ông. Luận giải này là sự hình dung theo thống kê các cuộc chạy đua chức tổng thống Hoa Kỳ dựa trên dữ liệu từ hơn một thế kỷ trước (từ năm 1912).

Thay vì thăm dò một số người được lựa chọn ngẫu nhiên, ông dựa trên những khảo sát của mình về cung cách các ứng viên trong các cuộc bầu cử sơ bộ.

Luận giải Primary của Norpoth đã dự đoán chính xác 5 trong số 6 cuộc bầu cử tổng thống trước đây và khi được áp dụng cho các cuộc bầu cử trước đó, dự đoán chính xác 25 trong số 27 cuộc bầu cử gần nhất, chỉ sai cuộc bầu cử năm 2000 mà George W. Bush đã đánh bại Al Gore và cuộc bầu cử năm 1960 John F. Kennedy đã đánh bại Richard Nixon - hai kết quả thắng-bại cực kỳ sát sao và không được suông sẻ, có tranh chấp vì cuộc bỏ phiếu không chính xác. 

Chiến thắng trong các cuộc bầu cử sơ bộ sớm là chìa khóa quan trọng cho chiến thắng bầu cử vào tháng 11 sau đó. Về phía đảng Dân chủ, Joe Biden và Bernie Sanders đã chia nhau kết quả bầu cử sơ bộ ở New Hampshire và Nam Carolina trong khi Trump thắng cử sơ bộ của đảng Cộng hòa ở New Hampshire (cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa ở Nam Carolina đã bị hủy bỏ trong năm nay).

Vào năm 2020, Luận giải của ông một lần nữa dự báo chiến thắng của D. Trump, mang lại cho Tổng thống đương nhiệm 91% cơ hội tái đắc cử giữa bối cảnh một cuộc khủng hoảng. Dự báo này gây tranh cãi vì đi ngược lại các cuộc thăm dò hiện tại, Tất nhiên vì lội ngược dòng.

Luận giải Norpoth còn tiên đoán TT Trump sẽ thắng Joe Biden với số phiếu cử tri đoàn là 362-176.

Luận giải Primary đưa ra tiên đoán rất tự tín. Kết luận đưa ra là vô điều kiện - không bị ràng buộc vào bất cứ điều kiện nào (unconditional), quyết đoán (final) - không có điều chỉnh, và thường công bố vào tháng ba nghĩa là 7 tháng trước ngày bầu cử chính thức. 

Chìa khóa vào Tòa Bạch Ốc

Cũng như hai luận giải chúng ta vừa bàn đến ở trên, đây là luận giải cũng đã tiên đoán Ông Trump thắng cử vào năm 2016, nhưng năm nay đã nói TT Trump sẽ thua sít sao Ông Biden trong cuộc đua năm 2020 này. Chúng ta thử lướt qua cách diễn giải của mô hình này.

Giáo sư Alan Lichtman đã dự đoán chính xác chiến thắng của Trump vào năm 2016 bằng cách sử dụng một luận giải mà ông đã phát triển với sự cộng tác của một nhà khoa học Liên Xô chuyên dự đoán động đất.

luận giải là một bài kiểm tra đúng hay sai khi trả lời 13 câu hỏi về chính quyền đương nhiệm và người tranh cử. Nếu 5 câu hay ít hơn 5 câu đáp là: 'sai', đảng đương nhiệm được dự đoán sẽ thắng cuộc bầu cử.

Khi sáu câu đáp hoặc nhiều hơn là 'sai', bên đối lập được dự đoán sẽ thắng cuộc bầu cử. Sau đây là 13 chìa khóa (keys) đươc Alan Lichtman đưa ra với câu đáp để dựa vào đó mà đưa ra dự báo:

1. Nhiệm vụ của Đảng: Sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, đảng đương nhiệm nắm giữ nhiều ghế hơn trong Hạ viện Hoa Kỳ. Sai.

2. Cuộc tranh đua: Không có cuộc tranh đua gay gắt nào trong việc chọn ứng cử viên của đảng đương nhiệm. Đúng.

3. Chức vụ: Ứng cử viên đương nhiệm của đảng là tổng thống đương nhiệm. Đúng.

4. Bên thứ ba: Không có phe thứ ba đáng kể hoặc chiến dịch độc lập (ngoài hai đàng chính). Đúng.

5. Kinh tế ngắn hạn: Nền kinh tế không bị suy thoái trong chiến dịch bầu cử. Sai.

6. Kinh tế dài hạn: Tăng trưởng kinh tế bình quân đầu người thực tế trong nhiệm kỳ bằng hoặc cao hơn mức tăng trưởng trung bình trong hai nhiệm kỳ trước. Sai.

7. Thay đổi chính sách: Chính quyền đương nhiệm ảnh hưởng đến những thay đổi lớn trong chính sách quốc gia. Đúng.

8. Bất ổn xã hội: Không có bất ổn xã hội kéo dài trong nhiệm kỳ. Sai.

9. Scandal: Chính quyền đương nhiệm không bị ảnh hưởng bởi bê bối lớn. Sai.

10. Thất bại về đối ngoại / quân sự: Chính quyền đương nhiệm không gặp thất bại lớn trong các vấn đề đối ngoại hoặc quân sự. Đúng.

11. Thành công về đối ngoại / quân sự: Chính quyền đương nhiệm đạt được thành công lớn về đối ngoại hoặc quân sự. Sai.

12. Sức hút (đảng) đương nhiệm: Ứng cử viên đương nhiệm của đảng có uy tín hoặc anh hùng dân tộc. Sai.

13. Sức hút của người (đảng) thách thức: Ứng cử viên của đảng thách thức (Joe Biden) không phải là người có uy tín hoặc anh hùng dân tộc. Đúng.

Như vậy trong 13 câu đã có 6 câu trả lời là 'sai', đưa đến kết luận dự báo: Tổng thống đương nhiệm sẽ sít sao thất cử.

**

Nhận xét:

Trong diễn trình phân tích, đánh giá để đi đến kết luận (đúng/sai) đã hàm chứa yếu tố chủ quan, đặc biệt trong trong các câu hỏi không thể căn cứ vào các dữ liệu cụ thể để trả lời như các câu  11, 12. 

1. Kể từ năm 1947 là năm quốc gia Israel thành lập, những xung đột ở vùng Trung đông trở thành triền miên. Dù đã cố gắng không ngừng, không chính quyền Mỹ nào có thể dàn xếp để đi đến một hiệp ước có tính cơ bản giữa Israel và khối Á rập vây quanh, kể cả thời Obama, chính quyền được coi là gần gũi với các quốc gia Hồi giáo. 

Thế mà chính quyền đương nhiệm của TT Trump vừa đạt được những hiệp ước khiến hai nước Á rập đầu tiên công nhận và thiết lập bang giao với Israel. Lễ ký chính thức hai thỏa thuận hòa bình lịch sử giữa Israel với Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và giữa Israel với Bahrain là những sự kiện nổi bật nhất trong chính lược quốc tế của chính quyền Trump, thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận và những người yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới. 

Nếu bỏ qua hai hiệp ước trên đây để trả lời câu 11 là 'sai', e rằng không khỏi bị chê trách là phiến diện.

2. Trước mắt nhiều người, TT Trump hiện ra như một anh hùng: Ông tỏ ra rất can đảm, đối đầu thẳng thừng với kẻ địch điều mà những tổng thống tiền nhiệm của ông không dám. Đặc biệt đối sách của đảng Dân chủ mà TT Obama là đại diện nói chung thụ động trước một kẻ thù đầy mưu ma chước quỷ. Đối sách của TT Trump thì khác hẳn: Ông hiểu được thế nào là 'Tiên hạ thủ vi cường'. Nhận xét như vậy thì câu 12 phải trả lời là 'Đúng'.

Phải nhận rằng trong lịch sử cận đại của Hoa kỳ, chưa có vị tổng thống nào được nhiều người hâm mộ như TT Trump. Đi tới đâu cũng có những đám đông tụ hợp hò reo nghênh đón. Tất nhiên một nhân vật có chí khí và hành động "cách mạng" quyết liệt sẽ gây ra làn sóng chống đối và xáo trộn. Không sao! Thay đổi hiện nay là cấp thiết. Một khi thành quả thay đổi trở thành hiển nhiên, bốn bề sẽ phẳng lặng.

Giai đoạn TT Abraham Lincoln đắc cử và chấp chính không phải một điển hình duy nhất trong lịch sủ dân chủ Mỹ. 

Gió đổi chiều?

Trong khi Biden dẫn đầu trong các cuộc thăm dò, thị trường và nền kinh tế không mang lại cho ông ta lợi thế rõ ràng. Sau đợt bán tháo do coronavirus gây ra vào tháng 3, S&P 500 đã có một sự phục hồi đáng kinh ngạc để đạt mức cao kỷ lục trong tháng 8, ngay cả khi nền kinh tế vẫn trong tình trạng suy thoái. Trong khi nhiều người đã chứng kiến ​​vốn liếng hưu trí của họ phục hồi nhờ thị trường đổi chiều, nước Mỹ đã phục hồi gần phân nửa số 22 triệu việc làm đã mất vào mùa xuân, điều này chưa từng có. 

Rasmussen Reports, một trong những công ty thăm dò chính xác nhất trong cuộc bầu cử năm 2016, cho thấy hiện khoảng cách đang thu hẹp đáng kể giữa Biden và Trump.  Từ vị trí dẫn đầu của Biden 12 điểm cách đây 2 tuần xuống còn 3 điểm cách đây một tuần. Bây giờ Trump đang dẫn trước 1 điểm ./.

Điền Thảo
28/10/2020

Thiên lôi đã chấp nhận

Ngày 20/10 tờ Wall Street Journal đã đăng một bài báo bình luận mỉa mai rằng “Trump muốn thắng cử, trừ phi sét đánh 2 lần ở cùng một nơi”. Tuy nhiên, hai ngày sau khi bài viết này được đăng tải, tòa tháp Trump (Trump Tower) ở Chicago đã bị sét đánh ba lần vào ngày 22/10. (Theo internet)

26 October 2020

Cưỡi Rồng: Bí mật Tàu của gia đình Biden

Vụ bê bối của Biden có thể dẫn đến những thay đổi lớn tại Mỹ

Đại Nghĩa


Tờ Apple Daily của Hong Kong ngày 24/10 đã đăng bài bình luận của tác giả Lee Yee về vụ bê bối liên quan đến con trai của ứng viên Joe Biden. Lee Yee là nhà bình luận chính trị nổi tiếng ở Hồng Kông. Dưới đây là toàn văn bài viết:

Cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ có thể dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong chính trị, giới kinh doanh và giới truyền thông ở Mỹ. Điểm bùng phát của vấn đề là gì? Đó là vụ bê bối liên quan đến máy tính xách tay của Hunter Biden.

Các phương tiện truyền thông dòng chính ở Hoa Kỳ đang cố tình bẻ lái “vụ bê bối máy tính” Biden. Trong khi ở Hồng Kông, chỉ có Apple Daily báo cáo về nó.

Tuần này, New York Times đã đăng một bài báo nói rằng những tiết lộ liên quan đến hoạt động kinh doanh của Bidens là không có cơ sở và số tiền mà Hunter Biden kiếm được từ Trung Quốc chỉ là mục tiêu gây quỹ của một công ty đầu tư. Bài báo nói Trump cũng không vô tội, vì ông có nhiều giao dịch kinh doanh với Trung Quốc và có tài khoản ở ngân hàng Trung Quốc.

Ngoài ra, con gái Ivanka Trump của ông đã giành được sự chấp thuận nhãn hiệu cho hoạt động kinh doanh cá nhân của mình ở Trung Quốc và Hồng Kông. Cho đến năm ngoái, ngân hàng nhà nước lớn nhất Trung Quốc, Ngân hàng Công thương Trung Quốc, đã thuê ba tầng trong Tháp Trump, một tòa nhà do ông Trump làm chủ.

Trước khi Trump thắng cử tổng thống năm 2016, ông chưa từng đặt chân vào chính trường. Có gì sai khi một doanh nhân có tài khoản ngân hàng ở Trung Quốc và con gái của ông ấy từng giành được chấp thuận nhãn hiệu? Khi khách hàng muốn thuê văn phòng tại tòa nhà của mình, tại sao anh ta không thể để khách hàng làm việc đó?

Và việc nói rằng Trump không vô tội thì cũng không phải là cái cớ để biện minh cho những hành vi sai trái bị cáo buộc của nhà Biden, mà trái lại điều này chẳng khác nào việc thừa nhận mối quan hệ của Biden với Đảng Cộng sản Trung Quốc. “Whataboutery”, một hành vi trong đó người ta cáo buộc đối phương là đạo đức giả trong khi không đưa ra bằng chứng nào bác bỏ lập luận của họ, vốn là một thủ thuật của trẻ con. Tờ New York Times, một tờ báo từng có một lịch sử danh giá, đã đánh mất danh dự chỉ trong một lần. Tại sao chuyện này đang xảy ra? Có điều gì không thể tiết lộ?

Trong khi phần lớn các phương tiện truyền thông đang bảo vệ Biden bằng cách tránh nói về bê bối máy tính của con trai ông, tờ Wall Street Journal đã đi ngược lại xu hướng này. Họ đã đăng một bài xã luận có trọng lượng vào ngày 22 tháng 10 chỉ trích giới truyền thông đã hạ thấp vấn đề. Bài xã luận nhấn mạnh rằng do mức độ nghiêm trọng của các cáo buộc, Biden có nghĩa vụ trả lời các câu hỏi về các giao dịch tài chính của con trai ông ta và chính ông ta, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến các giao dịch của họ với CEFC China Energy.

Wall Street Journal là cơ quan truyền thông chính thống thứ hai sau Fox News đưa ra câu hỏi về vụ bê bối Biden. Nhưng cần lưu ý rằng các phương tiện truyền thông chính thống của Hoa Kỳ đã phải mất đến một tuần trước khi có thể nói ra bất cứ điều gì.

Trong khi đó, FBI cũng đã lên tiếng về vấn đề này. Hai quan chức cấp cao của chính phủ Hoa Kỳ đã xác nhận với Fox News rằng FBI có máy tính của Hunter Biden, trong đó có email của anh ta với các mối liên hệ kinh doanh nước ngoài của anh này, bao gồm cả những đầu mối ở Ukraine và Trung Quốc. Một quan chức thực thi pháp luật cấp cao của FBI cho biết các email này là xác thực.

Đây là lần đầu tiên FBI trả lời Ron Johnson, Chủ tịch Ủy ban Thượng viện về An ninh Nội địa và các Sự vụ Chính phủ của Thượng viện. Trong một văn bản trả lời, FBI cho biết họ không có gì cần bổ sung cho tuyên bố được đưa ra vào ngày 19 tháng 10 của John Ratcliffe, Giám đốc Tình báo Quốc gia. Tuyên bố của Ratcliffe chỉ ra một điều, đó là nội dung trong máy tính của Hunter Biden không phải là thông tin sai lệch từ Nga.

Trên thực tế, các quan chức cấp cao chính phủ, FBI và Giám đốc Tình báo Quốc gia đã bác bỏ tuyên bố của Đảng Dân chủ rằng bê bối máy tính là thông tin sai lệch từ Nga.

Câu hỏi đặt ra lúc này là: ai đã giao máy tính cho cửa hàng sửa chữa mà không nhận lại? Bàn đến những bức ảnh khiêu dâm được cho là được lưu trữ trên máy tính của Hunter Biden, Rudy Giuliani, cựu thị trưởng New York người vạch trần vụ bê bối, cho biết “mọi bức ảnh tôi có, Trung Quốc đều có”.

Nếu Trung Quốc nắm được mọi thứ, thì dữ liệu trên máy tính của Hunter Biden, bao gồm cả những hình ảnh tục tĩu và thông tin về các giao dịch tiền bạc nghi vấn, có thể đã được gửi cho anh ta bởi những kẻ muốn tống tiền anh ta và cha anh ta. Nó giống như việc gài bẫy tình một người đàn ông. Việc tống tiền một lần có thể không đủ để khiến nạn nhân nhượng bộ, nên kẻ tống tiền sẽ không ngừng đòi hỏi nhiều tiền hơn.

Cách duy nhất để đối phó với loại tống tiền này là giết kẻ tống tiền. Nhưng nếu kẻ tống tiền quá mạnh đến mức không thể loại bỏ được, điều tốt nhất nên làm là để kẻ bị tống tiền tự vạch trần mọi chuyện, giống như một người chồng thú nhận với vợ rằng anh ta đã ngoại tình. Bằng cách này, phạm vi thiệt hại có thể được giới hạn ở một mức độ nhất định.

Chữ ký trên biên nhận của cửa hàng sửa chữa máy tính được cho là giống chữ ký của Hunter Biden. Điều này cho thấy có lẽ chính Hunter Biden đã mang máy tính đến cửa hàng. Anh ta và cha mình có thể đã quyết định rằng cách duy nhất để giải phóng khỏi sự kiểm soát của Trung Quốc là tự vạch trần vụ bê bối.

Đặc biệt, nếu Biden thắng cử và Trung Quốc không ngừng đe dọa ông ta, mọi thứ có thể trở nên đáng lo ngại hơn đối với ông ta và ông ta có thể sẽ phạm phải một số tội nghiêm trọng. Mặt khác, ông ta có thể không nhất thiết thua cuộc bầu cử bằng cách tự kích nổ quả bom. Quả bóng bây giờ là trong tòa án của các cử tri. Đó là một canh bạc lớn.

Sự thật vẫn chưa rõ ràng, nhưng vụ bê bối máy tính đã tiết lộ cách thức chính quyền Trung Quốc sử dụng tiền và phụ nữ để xâm nhập nước Mỹ. Những thay đổi to lớn có thể sắp xảy ra.

Nhận định về vụ việc này, trên Twitter cá nhân, Jimmy Lai, người sáng lập tờ Apple Daily đã viết:

“Cách thức các phương tiện truyền thông chính thống che đậy vụ bê bối Hunter Biden, là viễn cảnh tương lai thu nhỏ của nước Mỹ nếu Biden giành chiến thắng – một lá chắn của sự đạo đức giả, một đất nước lạc lõng với thực tế.”

“Nếu người Mỹ cho phép cuộc sống của họ bị quyết định bởi những người đại diện, những người có sự mềm mỏng nhưng không chịu trách nhiệm, thì Biden sẽ thắng cử. Nếu mọi người muốn tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình và nỗ lực tạo ra cuộc sống tốt đẹp cho chính họ, Trump sẽ thắng.” Ông Lai nhận định về cuộc bầu cử Mỹ sắp tới.

Đại Nghĩa 
(Nguồn: DKN)

23 October 2020

Tại sao bầu hay không bầu cho Trump?

Gs NGUYỄN VĂN TUẤN 


Những người chống Trump thường dựa vào những khiếm khuyết mang tính cá nhân của ông tổng thống. Những người ủng hộ Trump vì chánh sách và lập trường của ông ấy. Đằng sau của sự khác biệt này có lẽ được giải thích trong cuốn sách "The Securitarian Personality" (Nhân Cách An Ninh) của John Hibbing.

Tôi là công dân Úc, nên chẳng dính dáng gì đến việc bầu cử tổng thống bên Mỹ. Không dính dáng, nhưng tôi cũng như nhiều người khác quan tâm đến tình hình bầu cử bên đó, bởi vì những chánh sách của Mỹ có ảnh hưởng đến những chánh sách ở bên Úc, và bởi vì Úc là đồng minh có thể nói là trung thành của Mỹ. Ngay cả những chánh sách về đối ngoại, đặc biệt đối với Tàu, của các đại học bên Mỹ cũng ảnh hưởng đến các đại học Úc. Thành ra, tuy không bầu cử bên Mỹ, nhưng tôi và tuyệt đại đa số người Úc bên này đều theo dõi tình hình kinh tế - chánh trị bên Mỹ.

Câu hỏi tôi tự đặt ra là tại sao người Mỹ bầu (hay không bầu) cho ông Trump. Bầu cho ông Trump thì là dấu hiệu ủng hộ ông ấy. Không bầu cho Trump cũng có thể xem là nghiêng về phía ứng viên đối thủ Biden.

Nhưng tôi nghĩ lấy ông Trump làm điểm tham chiếu hay hơn, vì ông ấy là 'đối tượng' của các hệ thống truyền thông cánh tả (như New York Times, Washington Post, New Yorker, CNN) phỉ báng cả mấy năm nay, mà ông vẫn đắc cử trước đây và 'sống sót' đến ngày nay. Sau đây là những gì tôi thu thập được về lý do tại sao người ta sẽ không bầu cho ông Trump, và lý do bầu cho ông ấy. Sau đó là một vài giải thích theo cách hiểu của tôi.
_____

Tại sao chống Trump?
Có rất nhiều lý do được nêu ra, nhưng tựu trung lại là những lý do về nhân cách của ông Trump. Họ (những người chống và ghét Trump) không thể nào chịu nổi những phát biểu có khi vô lối của ông ấy.

Họ liệt kê một danh sách dài về hành vi và phát biểu chẳng giống ai của ông: 'nổ', nói dối, tự khen mình, tự cao tự đại, không phải tư cách của tổng thống, gian lận thuế, không yêu nước, v.v. Họ còn nặng nề hơn, cho rằng ông Trump là người bị bịnh tâm thần, là kẻ "vô luân"! Nói chung là những lý do rất cảm tính và thường không có chứng cớ hay chứng cớ kiểu 'anecdotes'.

Tuy nhiên, trên tờ National Review, có một bài của một cựu quan chức Bộ Quốc Phòng Mỹ, Dov Zakheim, nêu lên những lý do mang tính lý luận, giải thích tại sao chống Trump và không bầu cho ông ấy [1]. Tóm tắt những ý chánh của vài viết đó như sau:

1. Thất bại trong kiểm soát dịch: Một trong những thiếu sót lớn nhứt của Trump là thiếu một chánh sách cấp liên bang để kiểm soát dịch COVID-19, vì ông đánh giá thấp tác hại của dịch.

2. Kỳ thị chủng tộc: Mặc dầu không thể gọi Trump là người kỳ thị chủng tộc, nhưng những chánh sách như xây tường rào chận người Mễ Tây Cơ, tẩy chay công dân từ các nước Hồi Giáo không cho vào Mỹ (lúc mới thắng cử), gọi các nước Phi Châu là 'shit holes', và không chịu lên án vụ bạo động ở Charlottesville, v.v. cho thấy ông ấy là người kỳ thị chủng tộc.

3. Lạm quyền: Ông Trump thờ ơ vai trò của quân đội trong thời bình, và gây tổn hại đến mối quan hệ giữa dân sự và quân sự. Ông lạm dụng quân đội trong việc xây tường ngăn chận người Mễ Tây Cơ, dùng National Guard (Vệ Quốc binh) để khống chế biểu tình trước Toà Bạch Ốc.

4. Dấu hiệu tham nhũng quyền lực: Mặc dầu không thể nói ông Trump là tham nhũng, nhưng hành vi của ông giống như kẻ tham nhũng. Ông bổ nhiệm con rể và con gái vào các vị trí cố vấn cao cấp trong chánh phủ. Ông bá vai với những kẻ độc tài như Putin của Nga, Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ để tìm sự hậu thuẫn chánh trị cho doanh nghiệp của ông ở Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.

5. Làm bạn với kẻ thù: Trump liên tục vận động cho Nga vào nhóm G7, mặc dù Nga không đáp ứng các tiêu chuẩn về kinh tế của G7.

6. Làm mất lòng đồng minh: Trump xem thường các lãnh đạo đồng minh ở Âu châu, làm cho mối quan hệ giữa Mỹ và NATO bị tổn hại. Trump tố cáo rằng các nước NATO lợi dụng Mỹ để bảo vệ họ mà không chịu chi trả gì cả. Trump biến mối quan hệ quân sự - ngoại giao thành quan hệ tiền bạc.

7. Tạo điều kiện cho Tàu cộng: Trump rút khỏi hiệp ước thương mại Trans-Pacific Partnership (TPP) và để cho Tàu có cơ hội chen chân vào.

8. Trump rút khỏi hiệp ước về khí hậu Paris (Paris Climate Agreement), xem thường tác động của hiện tượng nóng toàn cầu, không làm gương cho thế giới.

9. Trump xem thường giới khoa học: Phản ứng và quan điểm của Trump về dịch Covid-19 cho thấy ông là người không tin vào khoa học, thậm chí xem thuờng cố vấn của khoa học của chính ông. Ông chỉ nghe những cố vấn nào nói "ông nghe được", còn ai nói khác quan điểm mình là ông bỏ qua.

Một lý do khác thường được nêu ra là Trump làm phân hóa (polarize) nước Mỹ. Tuy nhiên, trong thực tế thì nước Mỹ lúc nào cũng phân hóa từ bản chất xã hội và về các vấn đề hay gây tranh cãi như an sinh xã hội, thất nghiệp, người di dân, v.v. Sự phân hoá có vẻ tăng lên trong mỗi lần tổng tuyển cử (một phần là do truyền thông kích động), nhưng giảm ngay sau đó.

Do đó, bài diễn văn nào của người đắc cử cũng đều có câu đại khái rằng trong bầu cử chúng ta chia rẽ, nhưng nay thì chúng ta là một cộng đồng dân tộc. Do đó, sự phân hóa lần này không có gì ngạc nhiên, vì nó gần như là một quy luật. Nói như một học giả, Trump là triệu chứng, chớ không phải là nguyên nhân, của sự phân hóa. Trump không tạo ra sự phân hóa đó [2].

Ngoài ra, một lý do khác cho rằng Trump lúc nào cũng ủng hộ các doanh nghiệp lớn và lơ là giới lao động. Tác giả Dov Zakheim kết luận rằng Donald Trump có thể được xếp vào nhóm các tổng thống bất tài nhứt trong lịch sử nước Mỹ [1].
_____

Tại sao ủng hộ Trump?

Năm nay, ngay cả những người ủng hộ Trump cũng thấy ông khó thắng cử. Cử tri ủng hộ Trump cũng cảm thấy không thoải mái với những phát biểu "quá trớn" và những hành vi phi chánh thống của ông ấy.
Tuy nhiên, họ phân biệt được cá nhân ông Trump (rất nhiều khiếm khuyết) và chánh sách của ông ấy. Họ lý giải rằng họ bầu cho Trump là ủng hộ chánh sách của đảng Cộng Hòa, chớ không phải ủng hộ cá nhân ông ấy.

Theo bài trên Guardian [3], Boston Globe [4] và Dailypress [5] thì đây là những lý do chánh:

1. Không muốn có 'di sản' của Clinton, Obama: Đa số cử tri bầu cho Trump hay có ý định bầu cho Trump đều nói rằng họ không muốn thấy bất cứ di sản nào của thời Clinton. Trước đây, trong lần bầu cử 2016, một nhóm cử tri cho biết họ không chịu nổi cái viễn cảnh đảng Dân Chủ điều hành nước Mỹ trong 4 đến 8 năm nữa.

Họ không thể nào chấp nhận các phe 'progressive politics' kiểu Obama hay Clinton, càng không chấp nhận quan điểm nghiêng về xã hội chủ nghĩa của Bernie Sander. Họ xem đảng Dân Chủ yếu trong việc bảo vệ biên cương. Chánh phủ Obama không dám chỉ tên những nhóm Hồi Giáo cực đoan khủng bố.

2. Không muốn có chánh phủ xã hội chủ nghĩa: Cử tri ủng hộ Trump vì họ sợ Biden sẽ biến nước Mỹ thành một thiên đàng xã hội chủ nghĩa ("socialist utopia"). Một cử tri viết và tóm lược khá đầy đủ cảm nhận của nhóm cử tri ủng hộ Trump: "The Democrats have become a radical socialist party and would use Joe Biden to forever change our great nation into an unrecognizable disaster. We cannot let that happen".

3. Khả năng quản lý kinh tế: Một nhóm khác cho rằng ông Trump có khả năng quản lý kinh tế tốt hơn ông Biden. Obama có công tạo ra công ăn việc làm nhưng việc làm lương thấp, còn Trump tạo thêm công ăn việc làm và lương cao. Obamacare là một thất bại, và Trump sẽ thay đổi tốt hơn.

4. Kiềm chế Tàu cộng: Họ không hài lòng với Clinton và Obama quá nhu nhược với Tàu cộng, nên họ chọn Trump là người có những hành động và chánh sách quyết liệt nhằm cảnh cáo và kiềm chế sự hung hãn của Tàu cộng.

5. Duy trì lý tưởng Mỹ: Một nhà tâm lý học tóm lược công thức thành công của nước Mỹ là Tự Do + Cơ Hội + Trách Nhiệm = Thịnh Vượng (Liberty + Opportunity + Responsibility = Prosperity), và phe Dân Chủ muốn thay đổi công thức đó là điều không thể chấp nhận được [6].

6. Duy trì luật pháp và trật tự: Cử tri cho rằng họ không hẳn bầu cho cá nhân ông Trump; họ bầu cho sự bảo vệ luật pháp và trật tự trong một thời điểm nhiễu loạn.

7. Chống lại văn hóa hủy diệt (cancel culture): Thượng nghị sĩ Tim Scott (người da đen) là người ủng hộ Trump. Ông nói : "Chúng tôi không chấp nhận 'văn hóa hủy diệt' [cancel culture] hay các niềm tin của phe cấp tiến cho rằng tình hình hiện nay tồi tệ hơn thời 1860 hay 1960." Ông khen ông Trump đã cải cách hệ thống tư pháp, và chỉ trích Biden đã ủng hộ đạo luật làm tăng dân số trong tù.

8. Chống lại sự đầu độc giới trẻ: Cử tri cảm thấy quá đau khổ trước sự đầu độc giới trẻ qua việc truyền bá các ý tưởng tả khuynh trong đại học và trường học nói chung. Họ không thể bầu cho phe Dân Chủ vì phe này chủ yếu thiên tả.

9. Chống thói đạo đức giả: Cử tri ủng hộ Trump hòan toàn không tin tưởng phe Dân Chủ như bà Clinton hay Biden, mà họ xem là đạo đức giả, nhứt là qua những email đã được tiết lộ gần đây.

10. Quan điểm rõ ràng: Ông Trump rất thẳng thắn và dứt khoát về quan điểm của mình (và ông nói ai cũng hiểu), không giống như ông Biden vốn không có lập trường dứt khoát, mà chỉ nương theo diễn đàn làm hài lòng đám đông. Chưa biết lập trường của Trump đúng hay sai, nhưng thà ủng hộ người có lập trường hơn là ủng hộ người ỡm ờ.

Một số người ủng hộ Trump còn nêu lý do là vì ông ấy ... can đảm. Theo họ, người ta có thể không thích ông Trump, nhưng ai cũng đều thấy ở ông một con người can đảm. Dám nói thật suy nghĩ của mình cho dù bị thóa mạ dữ dội, dám một mình chống lại hệ thống truyền thông cánh tả tấn công ông suốt ngày này sang ngày khác trong hơn 5 năm trời. Sự chống lại báo chí của ông lấy lòng rất nhiều 'thường dân' vốn đã quá chán ngán với sự thiên vị của báo chí Mỹ.

Một số người khác thì quan tâm đến tình hình sức khỏe của vị tổng thống tương lai. Một số cử tri tỏ ra quan ngại đến sức khỏe của ông Biden, và nghĩ rằng ông có vấn đề về trí nhớ. Họ cũng sợ rằng nếu đắc cử ông Biden sẽ không làm hết nhiệm kỳ tổng thống, mà sẽ giao quyền của bà Kamala Harris, một nhân vật vẫn còn trong thời gian thách thức. Do đó, chọn Trump an toàn hơn (nhưng Trump cũng đã hơn 70 tuổi!)
_____

Giải thích: "Cá tánh an ninh" (Securitarian Personality)

Những người ghét chánh phủ Trump ghét luôn cả những ai ủng hộ hay có ý định bầu cho ông Trump. Không nói ra thì những người này (ghét Trump) đa số là thuộc phe cánh tả và đảng Dân Chủ, họ cho rằng những ai ủng hộ Trump là đáng lên án, suy đồi đạo đức, kỳ thị chủng tộc, ghét phụ nữ, ghét người đồng tính, sợ Hồi Giáo, hiếu chiến.

Tử tế lắm, họ cho rằng những người ủng hộ Trump là kém học thức và dốt nát. Mới đây, cây bỉnh bút nhựt báo New York Time còn thêm một danh từ khác cho Trump: kẻ vô luân (immoralist). Đó không phải chỉ là những người Mỹ ghét Trump, ngay cả trong cộng đồng người Việt, những người ghét Trump cũng thóa mạ đồng hương ủng hộ Trump bằng những tính từ trên.

Thế nhưng trong thực tế thì không phải như vậy. Cử tri ủng hộ Trump không phải kém học thức hay dốt nát như phe cánh tả nghĩ. Phe ủng hộ Trump cũng là những người có học thức cao, các học giả phe bảo thủ, những cựu quan chức trong chánh phủ Mỹ, giới quân sự, v.v. Nói họ 'bảo thủ' thì đúng hơn là thóa mạ họ là ngu xuẩn, không đủ suy nghĩ để chọn tổng thống. Đọc những lý do bầu cho Trump, chúng ta thấy toát lên rằng họ bầu cho chánh sách của chánh phủ Trump, chớ không phải bầu cho cá nhân ông Trump. Họ dùng lý trí hơn là cảm tính.

Có quan điểm cho rằng những ai ủng hộ Trump và chánh phủ Trump là những người có cá tánh độc tài (authoritarian personality). Ngược lại, những người ủng hộ Trump gọi phe chống Trump là xã hội chủ nghĩa, vô luân, muốn phá hoại nền tảng và lý tưởng nước Mỹ. Thế nhưng theo như Giáo sư John Hibbing (ĐH Nebraska-Lincoln), qua cuốn sách "The Securitarian Personality" [7] rất thú vị của ông, thì cách gán nhãn như vậy là không đúng. (Cuốn sách này mới xuất bản và tôi đã đặt mua, còn ở đây tôi chỉ đọc các bài review và nghe qua phỏng vấn tác giả).

Giáo sư Hibbing cho biết ông muốn hiểu tại sao những đồng nghiệp và người quen của ông ủng hộ Trump gần như vô điều kiện. Họ không phải là những người kém học thức; họ là những giáo sư đại học, nhà khoa học, giai cấp trung lưu.

Qua phỏng vấn họ, ông phát hiện rằng sự chia rẽ chánh trị xảy ra chủ yếu giữa những người muốn 'nước Mỹ là của người Mỹ' (ông gọi là "Securitarian Personality" hay cá tánh an ninh) và những người theo lý tưởng 'thế giới đại đồng', sẵn sàng chào đón người ngoài (ông gọi là những người "Unitarian Personality" hay cá tánh kết đoàn). Ông nói thêm rằng không phải những người với cá tánh an ninh không thích người di dân; họ thích người di dân, nhưng họ đòi chương trình di trú phải thay đổi với an ninh là ưu tiên hàng đầu.

Xuất phát từ cách chia nhóm đó, Hibbing giải thích rằng người Mỹ, dù thuộc phe ủng hộ hay chống Trump, đều có mẫu số chung: họ rất quan tâm an ninh quốc gia. Nhưng cái khác biệt chánh giữa phe bảo thủ ủng hộ Trump và phe cánh tả ủng hộ đảng Dân Chủ là ở nguồn gốc của mối đe dọa. Những người có cá tánh an ninh (tức phe ủng hộ Trump) quan tâm đến mối đe dọa từ ngoài nước Mỹ, còn những người có cá tánh kết đoàn thì lo ngại về mối an ninh từ trong nước Mỹ.

Phe ủng hộ Trump xem mối đe dọa từ ngoài (Nga, Tàu) rất quan trọng. Họ không mấy quan tâm đến đe dọa từ Covid-19, hiện tượng nóng toàn cầu, hay bất bình đẳng xã hội. Đó chính là lời giải thích tại sao khi được hỏi tại sao ủng hộ Trump, họ thường đưa ra những lý do mang tầm vĩ mô và quốc tế hơn, như chống phe xã hội chủ nghĩa, chống lại sự đe dọa của Tàu, chống lại sự lợi dụng của đồng minh. Nhưng họ cũng đồng thời là phe bảo thủ, nên họ nhìn phe Dân Chủ cánh tả như là những kẻ đe dọa đến giá trị truyền thống của Mỹ.

Còn phe cánh tả thì rất quan tâm đến các mối đe dọa từ bên trong. Theo họ, mối đe dọa lớn nhứt đến nền an ninh nước Mỹ là ... các tập đoàn kinh tế. Họ thấy đây là những tập đoàn làm giàu bằng bóc lột lao động và 'hút máu' công nhân. Họ nhìn thấy bất bình đẳng xã hội, dịch bệnh và hậu quả, và môi trường là những mối đe dọa lớn. Họ nhìn thấy các "Anh Cả" lúc nào rình rập, quan sát, lăm le xâm nhập vào sự riêng tư của người dân, và kiểm soát suy nghĩ của họ. Họ không mấy quan tâm đến đe dọa từ ngoài, vì lý tưởng của họ là thế giới đại đồng, là Mỹ nên chia xẻ sự thịnh vượng với mọi người.

Sự khác biệt đó -- một bên là đe dọa từ trong và một bên là đe dọa từ ngoài -- có thể giải thích cho những lý do chống và ủng hộ Trump.

Liberty + Opportunity + Responsibility = Prosperity

Một lý do khác nữa liên quan các giá trị về tinh thần và lao động. Donald Trump Jnr (con trai trưởng của ông Trump) tóm tắt về sự lựa chọn trong lần tranh cử bằng một câu ngắn gọn như sau. Đây là sự chọn lựa về định hình quốc gia giữa một bên là các giá trị tinh thần, lao động và giáo dục, và một bên là bạo loạn, cướp bóc và phá hoại ("shaping up to be church, work and school versus rioting, looting and vandalism") [8]. Hơi cường điệu, nhưng cái thông điệp thì rất mạnh!

Phe ủng hộ Trump rất ghét những nhóm mà họ xem là có xu hướng lười biếng, gian lận an sinh xã hội, không yêu nước, làm xói mòn các giá trị truyền thống, và làm ảnh hưởng đến công thức thịnh vượng [Liberty + Opportunity + Responsibility = Prosperity] của nước Mỹ. Có lẽ đây cũng là lý tưởng giải thích tại sao thế hệ 1 người Việt ở Mỹ, với cái 'work ethics' của họ, cảm thấy họ gần với phe bảo thủ hơn. Nếu tôi ở Mỹ, tôi cũng cảm thấy rất gần với cái công thức này.

Vậy thì câu hỏi đặt ra là ai sẽ thắng cử? Rất khó nói, vì dự báo về tương lai thường sai nhiều hơn đúng. Nhưng hãy xem đây là trò giải trí cuối tuần thì chúng ta thử đọc báo xem sao.

Trong bài trên nhựt báo SCMP ở Hồng Kông, tác giả lý giải rằng mặc dầu trong lần tổng tuyển cử này, phe ông Trump gặp rất nhiều vấn đề và sự chống đối của báo chí, nhưng ông Trump sẽ thắng cử [9]. Suy luận này có vẻ nhứt quán với cuộc thăm dò ý kiến của Gallup [10] với kết quả cho thấy 56% cử tri nghĩ rằng Trump sẽ đắc cử tổng thống lần hai. Trong điều kiện Trump bị tấn công tứ bề như hiện nay, nếu điều đó xảy ra thì quả là một phép mầu.

GS NGUYỄN VĂN TUẤN 23.10.2020
_______
[1] The Case Against Trump
[2] Donald Trump’s Election Did Not Increase Political Polarization
[3] Why did people vote for Donald Trump? Voters explain
[4] Why I’m voting Trump
[5]https://www.tribpub.com/gdpr/dailypress.com/?fbclid=IwAR2fKsHgt3Jfoh_hDRdUJhktrp2uV_Aqhgg_I1wCinK-m7coGKYpsToKLHs
[6] Donald Trump isn't very likeable. Here's why I'm still voting for him
[7] The Securitarian Personality
[8] https://www.youtube.com/watch?v=HgNQ1zory4Y
[9] Four more years: why America is likely to vote for Donald Trump after all
[10] At 46%, Trump's Pre-Debate Job Approval Highest Since May

22 October 2020

Truyền thông chính thống phớt lờ bê bối chấn động của bố con nhà Biden

Du Miên


Các phương tiện truyền thông chính thống tỏ ra không mấy quan tâm đến một số bài báo về các bê bối liên quan đến Hunter Biden của tờ New York Post, kể từ khi chúng xuất hiện lần đầu tiên vào sáng ngày 14/10.

Các tin tức này dựa trên dữ liệu từ một ổ cứng máy tính xách tay được cho là thuộc về Hunter Biden. Vụ việc cho thấy, Hunter Biden đã sử dụng ảnh hưởng của cha mình là ông Joe Biden, khi đó là Phó Tổng thống Hoa Kỳ, để thực hiện các giao dịch béo bở với các công ty lớn từ Ukraine và Trung Quốc.

NewsBusters ghi nhận, vào ngày 14/10 và ngày 15/10, trong tổng số 92 giờ phát sóng các chương trình tin tức từ các đài ABC, CBS, NBC, CNN và MSNBC cộng lại, chỉ có 9 phút 47 giây là dành cho tin tức về vụ bê bối gây rúng động này. Như vậy là ít hơn 0,2% trong tổng số thời lượng phát sóng.

Hai nhà đài CNN và ABC hoàn toàn phớt lờ vụ việc trong 2 ngày đó, trong khi CBS và MSNBC chỉ dành ra khoảng 4,5 phút để nói về vụ bê bối của Hunter Biden, phân tích cho biết.

Phó Giám đốc Nghiên cứu Geoffrey Dickens tại Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông, cho biết ngay cả khi các phương tiện truyền thông đề cập đến vụ bê bối này, “họ đã dành hầu hết thời gian để che đậy nó".

Vài giờ sau khi tin tức đầu tiên về vụ việc được New York Post công bố, hai ông trùm mạng xã hội là Facebook và Twitter đã thực hiện các bước chưa từng có để chặn hoặc hạn chế quyền truy cập vào bài báo.

Facebook và Twitter đã phải đối mặt với phản ứng dữ dội về hành động của họ.

Ủy ban Tư pháp Thượng viện Hoa Kỳ sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu vào ngày 22/10, để đưa ra trát triệu tập điều trần với Giám đốc điều hành Twitter Jack Dorsey, sau khi tin tức của New York Post về Hunter Biden bị chặn. Ủy ban này cho biết, hành động này có thể cấu thành tội danh can thiệp bầu cử.

Ngày 19/10, Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows cũng nhắc nhở rằng, chính quyền Tổng thống Trump có thể sẽ khởi kiện các công ty mạng xã hội gần đây đã hạn chế và chặn các bản tin về Joe Biden và con trai ông là Hunter Biden.

Phản hồi đầu tiên của New York Times và USA Today tập trung nhiều hơn vào các hành động bất thường của Facebook và Twitter, thay vì quan tâm đến chính vụ bê bối vừa được phanh phui. Một bài báo trên New York Times vào ngày 14/10 tuyên bố: “Facebook và Twitter nhận thấy câu chuyện đủ đáng ngờ để hạn chế quyền truy cập vào [nội dung này] trên nền tảng của mình".

Một bài báo từ USA Today vào ngày 16/10 có tiêu đề: “FBI đang thăm dò xem liệu các email trong câu chuyện của tờ New York Post về Hunter Biden có liên quan đến thông tin bóp méo của Nga hay không”, lặp lại một tin bài của CNN từ đầu giờ chiều hôm đó.

Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn với Fox News vào ngày 19/10, Giám đốc Tình báo Quốc gia John Ratcliffe đã nói rõ rằng: “Máy tính xách tay của Hunter Biden không phải là một phần của một số chiến dịch bóp méo thông tin sai lệch từ Nga”.

Tờ New York Times sau đó đã đăng một bài báo khác vào ngày 18/10, chỉ ra rằng các phóng viên của New York Post có nghi ngờ về tính xác thực của nội dung trong ổ cứng.

Để đáp lại, tờ New York Post đã xuất bản một bài xã luận vào cuối ngày hôm đó với tiêu đề: “'Chưa được xác minh' là một cái cớ (sai) để bỏ qua chuyên đề của The Post về Hunter Biden". Bài báo này đã vạch trần rõ một sự thật, rằng New York Times và các tờ báo khác đã đưa ra một tiêu chuẩn riêng biệt khi đăng tải các tin tức tiêu cực về ông Trump, chẳng hạn như vụ bê bối giả "Russiagate" (vụ việc do bà Hillary Clinton dàn dựng để vu khống ông Trump thông đồng với Nga trong cuộc bầu cử 2016) và những câu chuyện khác.

Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News vào ngày 18/10, đại diện Jenna Arnold của ban vận động tranh cử cho ông Biden thừa nhận rằng, không ai khẳng định rằng các email này không xác thực.

Theo Politico, các cố vấn cấp cao của ông Joe Biden không thể loại trừ khả năng cựu Phó Tổng thống đã gặp riêng một giám đốc điều hành tại công năng lượng hàng đầu của Ukraine, bất chấp những lời bác bỏ thận trọng từ chiến dịch tranh cử của ông.

Du Miên
(Nguồn: NTD)

Theo Epoch Times tiếng Anh
_____________________

Lượm lặt ý kiến bốn phương: Truyền thông phiệt ở Mỹ

New York Time tung tin xấu về Trump do "nguồn tin giấu tên" là ô hô nào báo lớn, báo nhỏ, từ CNN, WP, ABC, NBC... đến tụi BBC, RFI, VOA, Reuters, AP đăng ngập tràn, FB, Tw share tin thoải mái... cứ như Trump sắp vào tù. Còn vụ Hunter biden dù có nguồn rõ ràng, FBI xác nhận luôn (ko phải loại "giấu tên" mất dạy của NYT) thì toàn bộ im như thóc, ngoại trừ đài lớn Foxnews, còn FB, TW thì block luôn mới ghê.... Qua đó mới thấy một mạng lưói khổng lồ mafia của thế giới cánh tả - dân chủ, kiểm duyệt và thao túng tin tức toàn bộ thế giới Phương Tây cho đến tận Châu Á ra sao. . .

**

Giờ mà có “nguồn giấu tên” tung ra email về Trump liên kết với Nga gian lận, thì bảo đảm các báo dậy sóng lên trang nhất bất chấp ngay. . .

**

Idol Trump nay 74 , đắc cử nhiệm kì nữa là ông đã dành 8 năm dưỡng lão đi chiến đấu chống lại liên minh ma quỷ, bảo vệ nước Mỹ xinh đẹp, giá trị Mỹ đỉnh cao, sâu xa hơn là nhân loại văn minh. Là một tỷ phú dân chơi, ông thừa sức hưởng thụ cuộc sống sang chảnh sung sướng nhung lụa, nếu ai đã xem video ông về White House lúc nửa đêm với gương mặt bơ phờ nhưng vẫn thể hiện tinh thần chiến đấu vì nước Mỹ trước hàng tá ống kính đang chỉa vào ông sẽ rõ. Chỉ có thể ông là người ái quốc vô cùng mới có quyết tâm như vậy. God bless America.

20 October 2020

Có thật không?

Có bài thơ tình yêu rất nổi tiếng, tương truyền là của William Shakespeare. Một số nguồn khác lại nói bài thơ này của Bob Marley, thông tin khác thì nói rằng đó là của một nhà thơ người Thổ Nhĩ Kỳ tên là Qyazzirah Syeikh Ariffin. Bài thơ như sau:
 
You say that you love rain,
But you open your umbrella when it rains.
You say that you love the sun,
But you find a shadow spot when the sun shines.
 
You say that you love the wind,
But you close your windows when wind blows.
This is why I am afraid,
You say that you love me too.
 
DỊCH THƠ:

 
Em nói em yêu mưa,
Nhưng em lại mở ô khi trời mưa.
Em nói em yêu mặt trời,
Nhưng em lại đi tìm bóng râm khi mặt trời tỏa nắng.
 
Em nói em yêu gió,
Nhưng em lại đóng cửa sổ khi gió lùa.
Đó là lý do tôi sợ,
Em nói em cũng yêu tôi.

**
Xin nhại lại bài thơ nổi tiếng của thi sĩ Hồ Dzếnh, theo phong cách của 6 câu đầu trong bài thơ Ngập Ngừng:
 
Em tâm sự: yêu mưa và nắng, gió
Nhưng khi mưa lại lủi vội vào hiên
Nắng kia lên, em té chạy vào nhà
Khi có gió, đóng liền khung cửa nhỏ
 
Tôi cứ sợ, khi nghe lời em nói
“Em yêu anh”, là có phải thật không?

(Theo PSXH)
____________________

Lời bàn thực dụng của Tam sao Thất bổn: 

Đúng thay chủ nghĩa "Ngờ Vực"
Nhưng sao vẫn cứ chờ chực tình yêu ?
Hớp hồn theo đáng yêu kiều,
Để rồi tâm trí một chiều mênh mang !
Chẳng thà lời đẹp cứ phang,
May ra được chút lang thang với tình
Còn hơn đứng đó lặng thinh
Tối về trăn trở một mình mà đau !

19 October 2020

Tiền không mua được "tình": 3 thập niên xây dựng ảnh hưởng tại Australia đổ vỡ, Trung Cộng nhận bài học đắng cay

Hình minh họa: Reuters
Hiếm có quốc gia nào đảo chiều thái độ đối với Trung Quốc mạnh mẽ như Australia chỉ trong một thời gian ngắn, tạp chí Foreign Policy (Mỹ) bình luận.

Trung Quốc đã đưa Australia vào tầm ngắm từ lâu, và tiền là "vũ khí" ưa thích của nước này, tạp chí Foreign Policy nhận định.

Thực tế, gần 1/2 doanh thu xuất khẩu của Australia đến từ Trung Quốc. Cho đến gần đây, Trung Quốc vẫn là một nhà đầu tư lớn ở Australia. Du học sinh Trung Quốc chiếm đến 10% trong tổng số sinh viên tại các trường đại học ở Australia, và Bắc Kinh cũng đã tài trợ cho các Viện Khổng Tử tại 13/37 trường đại học công lập của Australia.

Trong khi đó, các nhà tài trợ có liên kết với Trung Quốc tài trợ cho một số tổ chức nghiên cứu xúc tiến các chính sách thân thiện với Trung Quốc. Gần như mọi tổ chức công lớn ở Australia đều có "chiến lược Trung Quốc". Tại New Zealand, quốc gia láng giềng nhỏ của Australia, sự hiện diện của Trung Quốc thậm chí còn lớn hơn nữa.

Thế nhưng, tỷ lệ người Australia có thiện cảm với Trung Quốc đã giảm mạnh từ 64% xuống còn 15% trong vòng 3 năm qua, theo một cuộc khảo sát của Pew Global Attitude được công bố vào tuần trước (Khảo sát không được tiến hành tại New Zealand). Tỷ lệ người Australia không có thiện cảm với Trung Quốc đã tăng lên 81%, và chỉ có 3% lựa chọn câu trả lời trung lập.

Sự thay đổi trong thái độ của người dân Australia đối với Trung Quốc là một phần trong xu hướng chung toàn cầu, nhưng đây là sự đảo ngược lớn nhất trong số 12 quốc gia thường xuyên tham gia khảo sát của Pew, và xu hướng này cũng được ghi nhận từ trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Như vậy, có thể thấy rằng mặc dù Australia có quan niệm từ lâu đời rằng tương lai kinh tế của nước này phụ thuộc vào Trung Quốc, nhưng hóa ra tiền nhiều không mua được cảm tình - chí ít là trong lĩnh vực ngoại giao.

Gió đổi chiều trong thái độ của người dân Australia đối với Trung Quốc

Chắc chắn Trung Quốc đã chi tiền. Cuốn sách Silent Invasion năm 2018 của giáo sư người Australia Clive Hamilton đã tiết lộ nhiều con đường mà các khoản tiền của Trung Quốc hoặc có liên quan đến Trung Quốc đã ảnh hướng đến các cuộc tranh luận công khai của Australia - từ các khoản quyên góp lớn cho các đảng phái chính trị, hay tài trợ cho các chuyến thăm Trung Quốc của các nhà báo và chính trị gia Australia...

Trong giai đoạn từ năm 2016-2018, ít nhất 8 công ty quốc doanh và công ty liên kết với nhà nước của Trung Quốc đã rót vốn đầu tư vào bang Victoria của Australia, sau đó hai bên đã ký kết thỏa thuận tham gia dự án Vành đai và Con đường của Trung Quốc, bất chấp những cảnh báo của chính quyền Canberra về điều này.

Thủ hiến bang Victoria Daniel Andrews đã 2 lần tham dự diễn đàn Vành đai và Con đường của Trung Quốc ở Bắc Kinh vào năm 2017 và 2019, và ông này cũng là một trong số ít các nhà lãnh đạo dưới cấp chính quyền trung ương được mời tham dự sự kiện này.

Trong khi đó, lãnh đạo và quan chức Canberra lại không tham gia diễn đàn này. Một điều tình cờ - hoặc không - là khi Trung Quốc áp thuế và ban lệnh hạn chế đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Australia vào đầu năm nay, các sản phẩm của bang Victoria hầu như không bị ảnh hưởng.

Cho dù bang này có chịu ảnh hưởng của Trung Quốc hay không, thì cho đến năm 2018, nhiều chính trị gia hàng đầu của Australia đã lưu ý việc Trung Quốc kêu gọi nước này theo đuổi một chính sách đối ngoại "độc lập", tức là tách khỏi Mỹ - đồng minh lâu năm của Australia.

Cựu Thủ tướng Paul Keating (nhiệm kỳ 1991-1996) và cố Thủ tướng Malcolm Fraser (nhiệm kỳ 1975-1983) thực sự đã từng khuyến nghị Australia rút khỏi liên minh với Mỹ, trong khi cựu Thủ tướng Bob Hawke (nhiệm kỳ 1983-1991) sau này đã chuyển sang vận động hành lang cho Bắc Kinh.

Một thượng nghị sĩ cấp cao và cựu bộ trưởng Australia thậm chí còn chỉ trích một tổ chức tư vấn do chính phủ tài trợ, Viện Chính sách Chiến lược Australia, vì đã nhận khoản tài trợ nghiên cứu từ Bộ Ngoại giao Mỹ. Các quan điểm ủng hộ Trung Quốc, chống Mỹ đã nổi lên ở Australia một thời.

Trong khi đó, công chúng Australia vẫn tiếp tục ủng hộ quan hệ của nước này với Mỹ và bày tỏ hoài nghi về các mối liên kết đang phát triển của nước này với Trung Quốc.

Từ năm 2008 đến năm 2020, sự ủng hộ của công chúng dành cho liên minh với Mỹ chưa bao giờ giảm xuống mức thấp hơn 70%, theo kết quả thăm dò của Viện Lowy Australia. Đa số những người tham gia khảo sát đều tin rằng chính phủ Australia đang cho phép Trung Quốc đầu tư quá nhiều vào nước này.

Trong khi đó, đa số người dân Australia vẫn tin tưởng Mỹ sẽ "hành động có trách nhiệm với thế giới", và chỉ 23% tin rằng Trung Quốc sẽ làm điều tương tự.

Bước ngoặt thực sự trong xu hướng thay đổi thái độ với Trung Quốc là năm 2019, khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cảnh báo người dân Australia: "Quý vị có thể bán linh hồn mình để đổi lấy một đống đậu tương, hoặc quý vị có thể bảo vệ người dân".

Tất nhiên, Australia không thực sự mua bán đậu tương, nhưng phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ đã thực sự gây tiếng vang trong dư luận Australia - vốn đã có nhiều lo ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các thể chế của họ.

Trung Quốc có nhiều tiền cũng chẳng thể mua được "tình"

Sau đó đại dịch COVID-19 bùng phát. Dịch bệnh không chỉ giáng đòn mạnh vào uy tín của Trung Quốc đối với Australia, mà còn có tác động rõ rệt đến thái độ của Canberra đối với Bắc Kinh.

Ban đầu, theo lời khuyên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Bộ trưởng Y tế Australia đã bày tỏ sự tin tưởng vào khả năng ngăn chặn đại dịch của Trung Quốc, và thậm chí một chính trị gia hàng đầu của bang Victoria đã khen ngợi biện pháp phong tỏa chống dịch của Trung Quốc.

Đại dịch COVID-19 là một thảm họa cho thế giới, nhưng khi đó nó chưa trở thành thảm họa đối với Trung Quốc trong lĩnh vực ngoại giao.

Tuy nhiên, sau khi Thủ tướng Australia Scott Morrison và Ngoại trưởng Marise Payne kêu gọi mở cuộc điều tra quốc tế về việc xử lý đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới, Trung Quốc đã đả kích Australia.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Australia đã phàn nàn rằng "các chính trị gia Australia muốn làm theo những điều người Mỹ khẳng định, và đơn giản là theo chân Mỹ trong việc dàn dựng các cuộc công kích chính trị nhằm vào Trung Quốc".

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Bắc Kinh còn gay gắt hơn nữa khi nói rằng Australia "rất vô trách nhiệm khi đưa ra những nghi ngờ và cáo buộc có động cơ chính trị", đồng thời khuyên Australia nên "gạt những tư tưởng thiên vị và trò chơi chính trị sang một bên".

Và theo lời giải thích của phó trưởng phái đoàn ngoại giao của Trung Quốc tại Canberra, việc Australia kêu gọi điều tra đã "gây tổn thương đến tình cảm của người dân Trung Quốc khi họ phải nghe tin sốc này từ Australia - một quốc gia được cho là bạn tốt của Trung Quốc".

Thế nhưng các nhà ngoại giao Trung Quốc dường như không để tâm đến việc những bình luận của họ đã có ảnh hưởng đến cảm xúc của người dân Australia ra sao. Chiến lược "ngoại giao chiến lang" của Trung Quốc thực sự đã có tác động mạnh đến quan điểm của người dân Australia và quan hệ của hai nước.

Thay vào đó, Trung Quốc đang phải đối mặt với sự đổ vỡ nhanh chóng của ba thập kỷ kiên nhẫn xây dựng ảnh hưởng tại Australia. Trong những tháng gần đây, Australia đã tuyên bố thắt chặt nghiêm ngặt các thủ tục của Ban Đánh giá Đầu tư Nước ngoài nhằm khiến các công ty liên kết với Trung Quốc gặp khó khăn trong việc mua lại các tài sản chiến lược của Australia.

Australia cũng đã đề xuất Dự luật Quan hệ Đối ngoại mới để chính phủ có quyền phủ quyết đối với các thỏa thuận của bang và địa phương với các tổ chức nước ngoài, cùng với đó là thực hiện các bước để mở cuộc điều tra của Ủy ban về Tình báo và An ninh của Quốc hội về sự can thiệp của nước ngoài vào các trường đại học của Australia.

Tất cả những nỗ lực này đều nhận được sự ủng hộ rộng rãi, và tất cả đều hướng đến Trung Quốc. Con lắc đã chuyển động. Đã đến lúc chuyến tàu của "chủ nghĩa thực dụng" của Trung Quốc phải dừng lại.

Câu chuyện tương tự cũng xảy ra ở gần như tất cả các nền dân chủ trên thế giới: Chiến lược toàn cầu nhằm thu phục giới tinh hoa của Trung Quốc đã thất bại. Việc Australia đối đầu với Trung Quốc đã tái khẳng định các cam kết của nước này đối với các giá trị tự do và hệ thống liên minh phương Tây, tương ứng với những thay đổi tương tự ở các quốc gia khác.

Tại New Zealand, và châu Âu đã có một loạt các phản ứng chống lại các hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc. Các nền dân chủ có thể đã chậm chạp trong việc bảo vệ mình khỏi các mối đe dọa từ nước ngoài, nhưng cuối cùng họ đã thức tỉnh. Đó là một bài học dành cho Trung Quốc.

(Theo Foreign Policy)

Nguồn: SOHA

18 October 2020

Ông trùm truyền thông Rupert Murdoch

Rupert Murdoch with his sons Lachlan Murdoch (L) and
James Murdoch (R) at his 2019 wedding to Jerry Hall.
 
Photo by Max Mumby/Indigo/Getty Images

Việc ông Giuliani, luật sư riêng của Tổng thống Trump đã "chọn mặt gởi vàng" khi cung cấp cho trang New York Post của ông trùm truyền thông Rupert Murdoch những tin động trời của cha con Joe Biden từ ổ cứng máy tính xách tay cho thấy đội của ông Trump đã quyết định tất tay với gian đảng Obama -Joe Biden trên mặt trận truyền thông thông qua ông trùm truyền thông Rupert Murdoch. 

Điều này cũng phải thôi khi hầu hết các hãng truyền thông lớn như CNN, ABC News, NBC News,... đều ngậm tiền bẩn của Tàu cộng và đảng Dân chủ để tấn công Tổng thống Trump thì việc chọn ông trùm truyền thông Rupert Murdoch, một người đã "phản tỉnh" sau khi dính đòn của Tàu cộng để làm đối trọng với lực lượng truyền thông thiên tả kia là một chiến lược đối xứng, ngang ngửa.

Tỷ phú Rupert Murdoch là ông trùm truyền thông, người đã có vợ thứ ba là dân Tàu cộng đó là bà Wendi Deng - Đặng Văn Địch và đã ly dị vào năm 2013 sau 14 năm mặn nồng. Đặng Văn Địch một thời được Tàu cộng tung hô là "Người phụ nữ huyền thoại Trung cộng" vì bà này từng đảm nhiệm vai trò Phó chủ tịch Tập đoàn truyền hình vệ tinh châu Á News Coporation.

Có thể sau 14 năm chăn gối, ông già Rupert Murdoch nhận ra Đặng Văn Địch là một nữ điệp viên siêu hạng của Tàu cộng nên ông già này phải ly dị chớ không phải vì ghen tuông với cựu Thủ tướng Anh Quốc Tony Blair vì giữa ông Rupert Murdoch với ông Tony Blair rất thân đến mức ông Tony Blair nhận làm cha đỡ đầu cho 02 con của ông bạn già Murdoch.

Cuối năm 1992, tỷ phú truyền thông Rupert Murdoch đã bỏ ra 525 triệu Mỹ kim tương đương 63,3% vốn hóa của Star TV có trụ sở tại Hong Kong từ tay của Richard Li, con trai của người giàu nhứt châu Á, Li Ka-shing. Sau đó, vào ngày 01/01/1993, Murdoch mua đứt 36,4% cổ phần còn lại của Star TV. Các hoạt động phát sóng của Star TV được điều hành từ cơ sở Fox Broadcasting của Rupert Murdoch với tuyên bố rằng "Viễn thông đã chứng tỏ một mối đe dọa rõ ràng đối với các chế độ toàn trị ở khắp mọi nơi ... phát sóng vệ tinh giúp những cư dân đói khát thông tin của nhiều xã hội khép kín có thể bỏ qua các kênh truyền hình do nhà nước kiểm soát".

Năm 1999, ông già 68 tuổi Murdoch đã cưới vợ ba là Đặng Văn Địch ở tuổi 30. Vào thời điểm này, Tàu cộng đang đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO và Murdoch là một kênh vận động hành lang tích cực cho Tàu cộng theo yêu cầu của Bill Clinton và Bush con sau này.

Nhưng Murdoch sau đó đã vỡ mộng vì trò lật lọng của Tàu cộng. Không như những gì được Tàu cộng cam kết với Bill Clinton, Bush con và Murdoch rằng "nếu Bắc Kinh có được ngồi ở WTO, Tàu cộng cam kết sẽ mở cửa hoàn toàn theo quy định của sân chơi và yêu cầu của các quốc gia, doanh nghiệp nước ngoài". Ngược lại, sau khi trở thành thành viên WTO năm 2001 sau cuộc khủng bố ngày 11/9, khung trời mơ ước được Tàu cộng vẽ ra trước đó chỉ là mơ ước, không bao giờ có thật.

Vào năm 2005, trong một bài nói chuyện, ông trùm truyền thông Murdoch cho biết ông đã "va vào tường" tại Tàu cộng bởi sự quản lý chặt chẽ của chánh quyền đối với các công ty truyền thông nước ngoài. Murdoch bắt đầu bán cổ phần tại Star TV vào năm 2010. Và thông báo ngày 03/01/2014 đã đánh dấu sự chấm dứt đầu tư hoàn toàn của ông tại Tàu cộng để chuyển qua đầu tư vào thị trường truyền hình Ấn Độ.

Ly dị cô vợ Tàu cộng Đặng Văn Địch vào năm 2013, rút toàn bộ vốn đầu tư khỏi Tàu cộng năm 2014, cho thấy ông trùm truyền thông Murdoch đã không còn sót lại chút niềm tin, hy vọng nào vào Tàu cộng nữa và dĩ nhiên hết bạn sẽ là thù, tỷ phú Murdoch đã căm thù Tàu cộng kể từ ngày đó và quyết tâm sẽ báo thù.

Đòn báo thù đầu tiên được tỷ phú truyền thông Murdoch tung ra ngay tại quê hương của ông ta ở Australia đó là vào thủ tướng Malcolm Turnbull, kẻ bị cho là con rối của Tàu cộng, nhiệt thành lót ổ rước Tàu cộng qua phá nát xứ sở Kangaroo xinh đẹp của tỷ phú Murdoch. Là người nắm “quyền lực thứ 4”, năm 2018 trùm truyền thông Rupert Murdoch tuyên bố thủ tướng Turnbull cần bị thay thế, trước tuyên bố lạnh lùng của Murdoch, thủ tướng Turnbull không thể làm gì ngoài một cú điện thoại hỏi "vì sao?".

Trước khi ông trùm truyền thông Murdoch lật đổ Thủ tướng Úc thân Tàu cộng là ông Turnbull vào năm 2018 để ông Scott Morrison, một người đồng chí hướng với Tổng thống Trump và là kẻ thù của Tàu cộng hiện nay thì vào năm 2013, sau khi ly dị vợ và dự tính rút hết đầu tư ra khỏi Tàu cộng, ông trùm truyền thông Murdoch đã tiến hành lật đổ thủ tướng thân Tàu cộng khác của Úc đó là Kevin Rudd, một người thông thạo tiếng Hoa đến mức khi tiếp xúc với Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo và nhiều chóp bu của Tàu cộng trong chuyến thăm Bắc Kinh từ ngày 08 tới ngày 12/4/2008, thủ lãnh Kevin Rudd đã nói chuyện bằng tiếng Hoa mà không cần thông ngôn.

Cũng như Ngoại trưởng Mike Pompeo ban đầu không ủng hộ ứng viên tổng thống Trump nhưng sau đó ông trùm Mike Pompeo đã ủng hộ Tổng thống Trump hết mình và hiện nay được xem là cánh tay trái mạnh mẽ của Tổng thống Trump thì ông Murdoch cũng vậy. Ban đầu Murdoch không ủng hộ ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 mà ông nghiêng về Đảng Cộng hòa Jeb Bush và Marco Rubio. Ông nói ngắn gọn về Ben Carson, hiện là Bộ trưởng Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị Hoa Kỳ. Qua dòng tweet, Murdoch kêu gọi cựu Thị trưởng thành phố New York Mike Bloomberg, bản thân là ông trùm truyền thông tỷ phú, ra tranh cử với tư cách độc lập.

Tuy nhiên, khi ông Trump thắng cử vào năm 2016, Murdoch đã chấp nhận tổng thống mới và các liên kết của Murdoch với Donald Trump đã mở rộng ra ngoài kinh doanh và chánh trị. Murdoch từng cố vấn cho con rể của ông Trump là Jared Kushner khi người đàn ông trẻ tuổi mở rộng tài sản bất động sản của mình sang Thành phố New York. Murdoch cô vấn cho con gái của ông Trump là Ivanka Trump,...

Ông trùm truyền thông Murdoch đứng đầu một đế chế truyền thông song sinh, được tạo thành từ 21 Century Fox và News Corp, cùng bao gồm các tài sản như The Wall Street Journal, Fox News, New York Post và hơn hai chục đài truyền hình địa phương. Sở thích của Murdoch bao gồm báo chí, thương mại và chánh trị. Nhưng Murdoch đã nhiều lần chứng tỏ ông ta là một doanh nhân bảo thủ thực dụng hơn là người theo chủ nghĩa thuần túy.

Là một ông trùm truyền thông lại có mang mối thù sâu đậm với Tàu cộng, vì vậy khi gặp được Tổng thống Trump, người sẽ xóa sổ chủ nghĩa xã hội quái thai và Tàu cộng thì Murdoch như cá gặp nước, không thể không ủng hộ Tổng thống Trump và đương nhiên Murdoch cũng phải cùng ông Trump tấn công vào đồng minh của Tàu cộng đó là gian đảng Obama - Joe Biden và đảng Dân chủ. Đó là lý do tại sao Fox News, The Wall Street Journal luôn ủng hộ Tổng thống Trump và đặc biệt là hiện nay New York Post đã độc quyền đưa ra bằng chứng tham nhũng của cha con Joe Biden tại nhu liệu trong ổ cứng máy tính xách tay của Hunter Biden.

Cuộc chiến truyền thông Trump - Biden sẽ còn rất quyết liệt nhưng chắc chắn phe của J.oe Biden sẽ bị thất bại thảm hại vì những bằng chứng tham nhũng, phản quốc không thể chối cãi mà con trai của J.oe Biden đã bị ma đưa lối, quỷ dẫn đường dâng hai tay toàn bộ bằng chứng cho đội của Tổng thống Trump./.

Tran Hung.

___________________________________________________________

After his father's death in 1952, Murdoch took over the running of The News, a small Adelaide newspaper owned by his father. In the 1950s and 1960s, Murdoch acquired a number of newspapers in Australia and New Zealand before expanding into the United Kingdom in 1969, taking over the News of the World, followed closely by The Sun. In 1974, Murdoch moved to New York City, to expand into the U.S. market; however, he retained interests in Australia and Britain. In 1981, Murdoch bought The Times, his first British broadsheet, and, in 1985, became a naturalized U.S. citizen, giving up his Australian citizenship, to satisfy the legal requirement for U.S. television network ownership.

Wife: Jerry Hall (m. 2016-), Wendi Murdoch (m. 1999–2013), Anna Murdoch Mann (m. 1967–1999), Patricia Booker (m. 1956–1967)

Children: Lachlan Murdoch, James Murdoch, Prudence Murdoch (with Anna Murdoch Mann), Elisabeth Murdoch, Grace Murdoch (with Wendi), Chloe Murdoch (with Patricia) 
(Wikipedia)

17 October 2020

Hunter Biden cùng cộng sự đã giúp ĐCS Trung Quốc kết nối với Tòa Bạch Ốc như thế nào?

Du Miên
Theo Breitbart

Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) chào đón Phó Tổng thống Joe Biden (giữa) và con trai ông Hunter Biden khi họ tham dự trận đấu giữa Duke Blue Devils và Georgetown Hoyas vào ngày 30/1/2010 tại Trung tâm Verizon ở Washington, DC. (Ảnh của Alexis C. Glenn-Pool / Getty Images)

Những email được tiết lộ mới nhất cho thấy Hunter Biden và các cộng sự đã lợi dụng mối quan hệ với chính quyền Obama-Biden để sắp xếp các cuộc gặp riêng giữa những ông trùm giàu có nước ngoài với cấp lãnh đạo cao nhất của Tòa Bạch Ốc. Đặc biệt, những email này không hề liên quan gì đến vụ bê bối email của Hunter Biden mà New York Post theo đuổi gần đây.

Những email chưa từng được tiết lộ này phác thảo toàn cảnh, làm thế nào một phái đoàn gồm các nhà đầu tư Trung Quốc và các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chắc chắn đạt được một cuộc gặp riêng tư với ông Joe Biden, Phó Tổng thống khi đó.

Trong một email năm 2011, các cộng sự kinh doanh của Hunter Biden cũng thảo luận về việc phát triển quan hệ với một thực thể gọi là “China Inc.”. Họ gọi kế hoạch này là một phần của “sự thúc đẩy mới về ngoại giao mềm đối với Trung Quốc”. Những email này hoàn toàn không liên quan đến các email của Hunter Biden do New York Post công bố.

Những email này, cùng rất nhiều email gây chấn động chưa từng được tiết lộ khác, được Bevan Cooney - một cộng sự kinh doanh thời vụ của Hunter Biden và Devon Archer - cung cấp cho phóng viên Peter Schweizer, cũng là tác giả bài báo này. Ông Cooney hiện đang ở trong tù thụ án vì liên quan đến một kế hoạch đầu tư gian lận trái phiếu năm 2016.

Vào năm 2019, ông Cooney đã liên hệ với phóng viên Schweizer sau khi biết đến những tiết lộ trong cuốn sách Secret Empires (Những Đế chế Bí mật) năm 2018 của tác giả này. Ông Cooney giải thích, ông tin rằng ông là "kẻ ngã ngựa" trong âm mưu gian lận 2016, còn 2 người Archer và Hunter Biden đã trốn tránh trách nhiệm.

Ông Archer cũng bị kết án trong vụ án, tuy nhiên đã được ​​một thẩm phán liên bang tuyên trắng án. Nhưng một tòa phúc thẩm đã đảo ngược phán quyết của thẩm phán tòa cấp dưới, khôi phục lời kết tội đối với ông Archer trong vụ án và hiện ông đang chờ tuyên án. Bản thân ông vốn là đối tác kinh doanh lâu năm của Hunter Biden.

Cộng sự Cooney hiện đang thụ án tù vì tội danh của mình trong vụ việc gian lận trái phiếu kể trên. Trong thời gian này, ông Cooney đã liên lạc lại với phóng viên Schweizer, thông qua nhà báo điều tra Matthew Tyrmand. Từ trong tù, ông Cooney cung cấp cho ông Schweizer văn bản ủy quyền, tên tài khoản email và mật khẩu vào tài khoản Gmail của ông để lấy những email này. Ông Cooney đã ủy quyền bằng văn bản để cho phép công bố những email này.

Vụ việc này rất đáng chú ý, vì đây là lần đầu tiên một cộng sự thân thiết công khai xác nhận rằng việc giao dịch kinh doanh của Hunter Biden đều dựa vào tầm ảnh hưởng của người cha với vị thế cao trong chính trường nước Mỹ.

Các email cung cấp một tầm nhìn riêng biệt về cách thức gia tộc Biden tiến hành kinh doanh dưới thời Chính quyền Obama-Biden. Những cộng sự này đã tìm cách thực hiện các giao dịch dựa trên mối quan hệ của Hunter Biden với cha mình là ông Joe Biden, cũng như quyền tiếp cận của Hunter Biden với Tòa Bạch Ốc dưới thời Obama-Biden, để tìm kiếm cơ hội kinh doanh.

Ví dụ: vào ngày 5/11/2011, một trong những đối tác của Archer đã chuyển cho ông một email giới thiệu cơ hội để có được “những khách hàng mới nổi bật tiềm năng”, bằng cách giúp sắp xếp các cuộc họp tại Tòa Bạch Ốc cho một nhóm giám đốc điều hành và quan chức chính phủ Trung Quốc. Nhóm này là Câu lạc bộ Doanh nhân Trung Quốc (China Entrepreneur Club - CEC), và phái đoàn bao gồm các tỷ phú Trung Quốc, những người trung thành với ĐCSTQ và ít nhất một "nhà ngoại giao được kính trọng" đến từ Bắc Kinh.

Mặc dù có cái tên không liên quan, CEC vẫn được gọi là “Bộ Ngoại giao thứ hai” của chế độ Bắc Kinh. CEC được thành lập vào năm 2006 bởi một nhóm các doanh nhân và các nhà ngoại giao thuộc chính phủ Trung Quốc.

Ban lãnh đạo của CEC tự hào có nhiều thành viên cấp cao của ĐCSTQ, bao gồm Vương Trung Vũ (Wang Zhongyu) - Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia CPPCC lần thứ 10 và Phó Bí thư Đảng, Mã Úy Hoa (Ma Weihua) - giám đốc nhiều văn phòng của ĐCSTQ và Jiang Xipei - đảng viên ĐCSTQ và đại biểu của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 16, cùng nhiều nhân vật khác.

Một người trung gian tên Mohamed A. Khashoggi  đã thay mặt CEC viết cho một cộng sự của Hunter Biden và Devon Archer như sau: “Tôi biết đây là mùa chính trị và mọi người đang do dự, nhưng một nhóm như thế này sẽ không xuất hiện mỗi ngày. Một chuyến tham quan Tòa Bạch Ốc cùng một cuộc gặp với một nhân viên của Chánh Văn phòng và John Kerry sẽ rất tuyệt". Ngay sau đó, ông này đã bổ sung một câu nói với dấu báo động đỏ lớn: "Không chắc liệu một người có phải đăng ký để làm việc này". Theo phán đoán, ông Khashoggi có hàm ý về việc một nhà vận động hành lang phải đăng ký theo Đạo luật Đăng ký Phái bộ Nước ngoài (FARA).

Người trung gian này tin rằng, chuyến đi cho thấy “một thủ thuật ngoại giao mềm có thể rất hiệu quả”, và sẽ mang lại cho các đối tác kinh doanh của Hunter Biden “khả năng tiếp cận tốt với [người Trung Quốc] cho bất kỳ thỏa thuận nào trong tương lai”.

Thực tế, trong email ông này còn khoe khoang về lượng thành viên giàu có phong phú của CEC:
Thành viên hiện tại của CEC bao gồm 50 nhân vật ưu tú như: Liễu Truyền Chí - Chủ tịch CEC, Legend Holdings và Tập đoàn Lenovo; Ngô Kính Liễn, Trương Duy Nghịnh và Chu Kỳ Nhân - các nhà kinh tế học đáng kính của Trung Quốc; Ngô Kiến Dân - nhà ngoại giao được kính trọng; Long Vĩnh Đồ - nhà kinh tế và chính trị tiên phong cho chủ nghĩa toàn cầu hóa của Trung Quốc; Vương Thạch - Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn bất động sản Vạn Khoa; Mã Úy Hoa - Chủ tịch Ngân hàng Thương nhân Trung Quốc; Jack Ma - Chủ tịch Tập đoàn Alibaba; Quách Quảng Xương - Đồng sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn Fosun Group; Vương Kiện Lâm - Chủ tịch Tập đoàn Wanda; Ngưu Căn Sinh - Chủ tịch hãng sữa Mengniu và Quỹ LAONIU; Lý Thư Phúc - Chủ tịch Tập đoàn Geely và hãng xe Volvo; Lý Đông Sinh - Nhà sáng lập và Chủ tịch Tập đoàn TCL; Phùng Luân - Chủ tịch Tập đoàn Bất động sản Vantone; v.v.

Tổng thu nhập của các công ty thành viên CEC được cho là trị giá "tổng cộng hơn 1,5 nghìn tỷ NDT (hơn 5,19 triệu tỷ VNĐ), chiếm khoảng 4% GDP của Trung Quốc". Theo lời giới thiệu tới các cộng sự của Hunter Biden, các thành viên CEC Trung Quốc được mô tả với các mỹ từ khác nhau, như là “giới tinh hoa công nghiệp”, “có tầm ảnh hưởng lớn” và nằm trong số “những cá nhân quan trọng nhất trong lĩnh vực tư nhân ở Trung Quốc hiện nay”.

Chủ tịch hãng máy tính khổng lồ Trung Quốc Lenovo Liễu Truyền Chí (Liu Chuanzhi) rời Phủ tổng thống Elysee vào ngày 25/6/2013 tại Paris sau cuộc gặp với Tổng thống Pháp. (Ảnh của FRED DUFOUR / AFP qua Getty Images)

Trước khi liên hệ với các cộng sự của Hunter Biden, CEC đã cố gắng tổ chức các cuộc gặp mặt với các quan chức hàng đầu của chính quyền Obama-Biden nhưng không có kết quả. “Từ phía [Washington] DC như bạn sẽ thấy bên dưới, họ [CEC] đã viết thư cho một số thành viên của chính quyền cùng những người khác nhưng hầu như vẫn chưa có phản hồi nào đủ nồng nhiệt”.

Đề cập đến phái đoàn của các tỷ phú Trung Quốc, ông Khashoggi đã viết trong email rằng: "Đây là China Inc".

Ông nhấn mạnh: “Ưu tiên lớn nhất của nhóm CEC là đến thăm Tòa Bạch Ốc, và nhờ một chính trị gia cấp cao của Mỹ, hoặc thành viên cấp cao của chính quyền Obama, dẫn họ đi một chuyến tham quan… Nếu bạn của các vị ở DC có thể giúp đỡ, chúng tôi sẽ vô cùng biết ơn”.

Hunter Biden và Devon Archer rõ ràng đã thỏa thuận với nhóm tinh hoa công nghiệp có liên hệ với ĐCSTQ này trong vòng 10 ngày.

Theo bản gốc ngày 19/10/2011, email từ Khashoggi được gửi cho Gary Fears và người này đã chuyển tiếp nó cho Archer vài tuần sau đó, vào ngày 5/11/2011. Bản thân Gary Fears là một nhà gây quỹ chính trị gây tranh cãi với một lịch sử đầy mâu thuẫn; vào giữa những năm 1990, ông bị vướng vào một vụ bê bối sòng bạc trên sông.

Theo email ban đầu từ ông Khashoggi nhấn mạnh rằng, phái đoàn Trung Quốc sẽ đến thủ đô Hoa Kỳ vào ngày 14/11/2011, tức là thời gian không còn nhiều. Ông Fears nói với ông Archer rằng, hãy “liên hệ” với Khashoggi về yêu cầu liên quan đến việc đưa các doanh nhân và quan chức Trung Quốc vào Tòa Bạch Ốc của ông Obama. Ông này còn bổ sung rằng, sẽ thật "hoàn hảo" nếu ông Archer cũng "tham dự" với họ và sau đó "kiếm người cho vụ giao dịch Kali".

Cùng ngày ông Fears gửi thông điệp từ ông Khashoggi đến cho Archer, ông Archer cũng chuyển email từ ông Fears và gửi cho ông Khashoggi một đề xuất kinh doanh về một hợp đồng khai thác mỏ kali mà ông ấy đã sắp xếp.

Sáu ngày sau lời đề nghị ban đầu, ông Archer nhận được một email tiếp theo hỏi về cuộc họp với đại diện của CEC đã diễn ra như thế nào. Email kết thúc với nội dung: "Hãy giúp tôi một việc và nói Hunter [Biden] gọi cho tôi - Tôi đã cố gắng liên hệ với anh ấy một vài lần".


Nội dung email của ông Devon Archer gửi đi ngày 11/3/2011, để trả lời về yêu cầu liên lạc với Hunter Biden từ đại diện của phái đoàn doanh nhân Trung Quốc CEC. (Ảnh chụp từ màn hình Breitbart) (Click on emage to enlarge it)

Ông Archer trả lời: “Hunter sẽ đi du lịch ở UAE trong tuần với các quý tộc, nên có thể vào tuần tới trước khi anh ấy trở…. Cuộc họp với [đại diện CEC] diễn ra tốt đẹp. Có vẻ như có rất nhiều việc phải làm cùng nhau. Có thể không phù hợp với kế hoạch mỏ Kali tư nhân hiện tại, nhưng anh ấy là một nhà chiến lược ngoại giao giỏi khi mỏ phát triển. Nhất định phải làm một ly với Mohammed và cho anh ấy biết tôi ấn tượng như thế nào với toàn bộ thỏa thuận của anh ấy”.

Email tiếp nối nội dung cùng ngày 11/3/2011 của ông Devon Archer về việc giúp đại diện phái đoàn doanh nhân Trung Quốc CEC liên hệ với Hunter Biden. (Ảnh chụp từ màn hình Breitbart)
Một phút sau, ông Archer gửi tiếp một email: "Không thể xác nhận điều này với Hunter qua đường dây nhưng chúng tôi đã mời anh ấy gặp mặt tại WH (Tòa Bạch Ốc) hôm thứ Hai [để gặp gỡ] nhóm người Trung Quốc."

Vào ngày diễn ra cuộc họp, tức ngày 14/11/2011, ông Cooney đã gửi email cho ông Fears để xác nhận rằng, ông Archer “đã sắp xếp tốt cho tất cả những người Trung Quốc ở DC”.

Email ông Bevan Cooney - cộng sự của Hunter Biden và Devon Archer - gửi cho ông Gary Fears vào ngày 14/11/2011 để xác nhận đã sắp xếp ổn thỏa cho phái đoàn doanh nhân Trung Quốc CEC. (Ảnh chụp từ màn hình Breitbart)

Các tài liệu lưu trữ của Chính quyền Obama-Biden tiết lộ rằng, phái đoàn Trung Quốc này đã thực sự đến thăm Nhà Trắng vào ngày 14/11/2011 và tận hưởng những quyền lợi cấp cao. Phái đoàn bao gồm khoảng 30 thành viên, theo nhật ký của khách thăm Tòa Bạch Ốc. Nhưng những hồ sơ đó có lẽ cũng đang che đậy cho mục quan trọng nhất đối với phái đoàn Trung Quốc này, đó là cuộc gặp với chính Phó Tổng thống bấy giờ là ông Joe Biden.

Theo nhật ký khách thăm Tòa Bạch Ốc, người chủ trì phái đoán CEC là ông Jeff Zient - phó giám đốc Văn phòng Quản lý và Ngân sách (OMB) của ông Obama. Cựu Tổng thống Obama đã giao nhiệm vụ cho ông Zient tái cơ cấu với mục tiêu cuối cùng là củng cố các cơ quan xuất nhập khẩu khác nhau thuộc Bộ Thương mại — một nỗ lực mà phái đoàn Trung Quốc quan tâm sâu sắc.

Hành trình chuyến đi do CEC đăng tải cũng xác nhận, phái đoàn này đã gặp mặt Bộ trưởng Thương mại bấy giờ trong chính quyền Obama, là ông John Bryson, người gần đây đã xác nhận việc này.

Điều kỳ lạ là trong nhật ký khách thăm của bộ đôi Obama-Biden không đề cập đến cuộc gặp nào với Phó Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, dù không được ghi chép lại, nhưng một trong những người sáng lập chủ chốt của CEC đã tiết lộ cuộc họp với cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ bấy giờ.

Du Miên
Theo Breitbart

Bước Phù Du


Bước Phù Du
Mùa Vu Lan vạt áo đen nhớ Mẹ
Chiếc kính mát che giọt sầu khôn nguôi
Cánh lan vàng nhiều tháng nay quên cười
Những chiếc lá vặn mình niềm đau xót
                                    **
Chốn tiên thiên mong Mẹ nhẹ gót hài
Người đã về, con tiếp bước phù du.

Điền Thảo
Tháng 9, 2017

15 October 2020

Tin ngắn

Ông Pompeo tuyên bố sẽ đóng cửa tất cả các Viện Khổng Tử tại Mỹ trước cuối năm

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm qua (15/10) tuyên bố rằng tất cả học viện Khổng Tử ở Hoa Kỳ phải đóng cửa trước cuối năm nay.

Sáng ngày 15/10, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong một cuộc phỏng vấn với các kênh truyền thông, bao gồm chương trình phát sóng của bang Florida “Good Morning Orlando” và chương trình phát sóng của bang Indiana “The Morning News“, ông đều đề cập đến vấn đề tiềm ẩn của Viện Khổng Tử bên trong các khu học xá ở Hoa Kỳ.

Ông Pompeo tuyên bố rằng Viện Khổng Tử giả vờ được thành lập để trao đổi văn hóa và dạy tiếng Trung Quốc, nhưng ở đằng sau nó lại là một phần trong cuộc chiến mở rộng sức ảnh hưởng của Bắc Kinh. Thông qua những học viện này, ĐCSTQ đang cố gắng bành trướng ảnh hưởng toàn cầu của mình đối với các trường học ở Mỹ, các học viện này thậm chí còn có thể tồn tại trong các lớp học của trẻ em, đây là điều không thể chấp nhận được.

Ông Pompeo nói: “Chúng tôi yêu cầu tất cả các trường phải đóng cửa học viện Khổng Tử của họ trước cuối năm nay, không chỉ ở các trường cao đẳng và đại học, mà còn các trường ở tất cả các cấp từ trung học và mẫu giáo đến lớp 12 (K-12)”.

Ông nhấn mạnh rằng Viện Khổng Tử là một tổ chức tuyên truyền nằm dưới sự kiểm soát của ĐCSTQ, và nó không nên tồn tại trong các cơ sở giáo dục của Mỹ.

Ngoài ra, ông Pompeo đặc biệt nhấn mạnh rằng đối với những người đã có visa Mỹ, nhưng lại thay mặt ĐCSTQ tham gia vào các hoạt động của Viện Khổng Tử tại đây, Hoa Kỳ cũng muốn đảm bảo rằng họ sẽ không thể đặt chân vào các lớp học của người dân Mỹ thêm nữa.

So với các bài phát biểu trước đó, thái độ của Ngoại trưởng Mỹ đối với vấn đề Viện Khổng Tử vào ngày hôm qua (15/10) rõ ràng đã cứng rắn hơn rất nhiều. Khi được kênh Fox Business Network phỏng vấn hồi tháng 9, ông chỉ nói rằng ông mong muốn đóng cửa tất cả Viện Khổng Tử ở Hoa Kỳ vào cuối năm nay và bày tỏ sự lạc quan về mục tiêu này.

Khi ông Pompeo và Bộ trưởng Giáo dục Betsy DeVos cùng gửi một lá thư tới các cơ sở giáo dục đại học của Hoa Kỳ vào ngày 9/10, ông cũng chỉ ra rằng mặc dù Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ tiếp quản Trung tâm Viện Khổng Tử Hoa Kỳ (Confucius Institute U.S. Center) tại Hoa Kỳ vào tháng 8, và liệt nó vào “cơ quan đại diện nước ngoài” (foreign missions), nhưng không thể bắt buộc các trường phải thực hiện bất kỳ hành động nào.

Tuy nhiên, hai vị quan chức trong chính quyền Trump đã yêu cầu Ban giám hiệu và thành viên của mỗi trường phải xem xét kỹ lưỡng các hoạt động của Viện Khổng Tử trong khuôn viên trường có ẩn giấu mục đích chính trị của ĐCSTQ, đồng thời xem xét và đánh giá xem việc duy trì các Viện Khổng Tử có giúp duy trì sự an toàn cá nhân, tự do học thuật và minh bạch thông tin của học sinh, sinh viên hay không.

Về việc liệu ông Pompeo có đưa ra yêu cầu chính thức đối với tất cả các cấp trường học ở Hoa Kỳ về việc đóng cửa các Viện Khổng Tử hay không và liệu có hậu quả gì nếu các trường không làm như vậy, Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn chưa đưa ra câu trả lời khi được hỏi.

Theo thống kê từ Hiệp hội Học giả Quốc gia (National Association of Scholars), tính đến thời điểm ngày 7/9 có tổng cộng 67 Viện Khổng Tử trên khắp nước Mỹ, 5 trong số đó dự kiến sẽ đóng cửa trước cuối năm, ít hơn rất nhiều so với thống kê hồi tháng 4/2017 là 103 viện.

**
Các tay súng Pakistan hạ sát 14 nhân viên an ninh, phản đối dự án Vành đai Con đường
Một cuộc phục kích đã giết chết 14 nhân viên an ninh trong đoàn xe hộ tống các nhân viên của Công ty TNHH Phát triển Dầu khí (OGDCL) trên đường cao tốc ven biển ở quận Gwadar của Pakistan hôm thứ Năm (15/10), Nikkei đưa tin.

Các nhân viên của OGDCL, công ty lớn nhất Pakistan về giá trị vốn hóa thị trường, đang tiến hành một cuộc khảo sát địa chất để thăm dò khí đốt trong khu vực rộng 2.407 km vuông. Cuộc tấn công diễn ra tại khu vực Sarpat, cách cảng Gwadar 300 km về phía đông.

Theo Inter-Services Public Relations (ISPR), kênh truyền thông của các lực lượng vũ trang Pakistan, những người thiệt mạng trong vụ tấn công là 7 nhân viên thuộc lực lượng dân quân Frontier Corps và 7 nhân viên bảo vệ cho OGDCL.

Baloch Raji Ajoi Sangar, một tổ chức liên minh các nhóm ly khai dân tộc Baloch, đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công. Cũng chính nhóm này đã tấn công Sở Giao dịch Chứng khoán Pakistan vào tháng 6/2020 và đã cảnh báo Trung Quốc ngừng thực hiện các dự án Vành đai và Con đường ở tỉnh Baluchistan.

**

TT Trump: Mỹ sẽ thành ‘siêu cường sản xuất’ không phụ thuộc Hoa Lục

Tổng thống Trump hôm thứ Tư (14/10) cho biết ông sẽ đưa Mỹ thành một “siêu cường sản xuất” không phụ thuộc vào chính quyền Hoa Lục, lực lượng mà ông cảnh báo sẽ “sở hữu” Hoa Kỳ nếu ông thua trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng tới, theo Nikkei.

Phát biểu trước các câu lạc bộ kinh tế trong một buổi trò chuyện trực tuyến, Tổng thống Trump cho biết trọng tâm của ông trong tương lai sẽ là khen thưởng các công ty chuyển việc làm về Mỹ và trừng phạt những công ty làm điều ngược lại.

“Chúng tôi sẽ giữ thuế ở mức thấp đối với các công ty chuyển việc về Mỹ và sẽ áp đặt mức thuế cao đối với bất kỳ công ty nào rời đi”, ông Trump nói. “Họ muốn rời đi? Họ muốn sản xuất sản phẩm của chúng ta và sau đó bán lại sau khi sa thải mọi người? Điều đó sẽ không xảy ra. Họ sẽ bị đánh thuế”.

“Chúng tôi sẽ đưa Mỹ trở thành siêu cường sản xuất của thế giới, chấm dứt sự phụ thuộc vào Trung Quốc một lần và mãi mãi”,

**

Mỹ bổ nhiệm viên chức chuyên trách vấn đề Tây Tạng

SCMP đưa tin, Bộ Ngoại giao Mỹ hôm thứ Tư (14/10) đã bổ nhiệm một viên chức chịu trách nhiệm giám sát chính sách của Hoa Kỳ đối với Tây Tạng. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy chính quyền Trump ngày càng mạnh tay đối với các vấn đề nhân quyền của ĐCSTQ khi quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh tiếp tục xấu đi.

Ông Robert Destro, trợ lý ngoại trưởng Mỹ, là người đảm nhận trách nhiệm này. Ông sẽ là điều phối viên đặc biệt của Hoa Kỳ về các vấn đề Tây Tạng và sẽ được giao nhiệm vụ “bảo vệ bản sắc tôn giáo, văn hóa và ngôn ngữ riêng biệt của người Tây Tạng, nâng cao sự tôn trọng đối với nhân quyền của họ, và nhiều hơn thế hơn nữa”, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói.

Ông Pompeo cho biết: Destro cũng sẽ “dẫn dắt các nỗ lực của Mỹ nhằm thúc đẩy đối thoại” giữa Bắc Kinh và Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần lưu vong của Tây Tạng.

**

Nhật trình làng tàu ngầm mới khi TC ngày càng độc đoán ở Biển Đông và Biển Hoa Đông

Ngày 14/10, Nhật Bản đã công bố một tàu ngầm chiến đấu mới tại một nhà máy đóng tàu ở Kobe, trong bối cảnh Hoa Lục ngày càng hành xử quyết liệt trong các khu vực tranh chấp ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.


Tờ Japan Times dẫn tin từ Kyodo cho biết, tàu chiến 3.000 tấn có tên Taigei, dự kiến đi vào hoạt động vào tháng 3 năm 2022, trở thành tàu thứ 22 trong hạm đội tàu ngầm của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản.

Taigei, có nghĩa là “cá voi lớn” trong tiếng Nhật, có chiều dài 84 mét và chiều rộng 9,1 mét và chi phí đóng khoảng 76 tỷ yên (khoảng 720 triệu USD).

Tàu ngầm này có thể chứa thủy thủ đoàn 70 người, có thiết kế giống như máy bay tàng hình và được trang bị pin lithium-ion để có thể ở dưới nước lâu hơn so với các mẫu trước đó.

Theo Hướng dẫn Chương trình Phòng thủ Quốc gia năm 2010, Tokyo đặt mục tiêu tăng số lượng tàu ngầm của mình từ 16 lên 22 chiếc trong bối cảnh Bắc Kinh gia tăng các hoạt động ở vùng biển gần Nhật Bản, đặc biệt là xung quanh một nhóm đảo do Nhật Bản kiểm soát mà Hoa Lục tuyên bố chủ quyền ở biển Hoa Đông.

Theo Japan Times ngày 14/10, chính phủ Nhật Bản đã ra tuyên bố phản đối Hoa Lục sau sự kiện hai tầu tuần tra của Hoa Lục thâm nhập lãnh hải Nhật Bản, ngoài khơi đảo Senkaku/Điếu Ngư trong suốt 57 tiếng, từ ngày 11/10 đến tối 13/10.

Cũng trong ngày 13/10, một người phát ngôn bộ Ngoại giao Hoa Lục khẳng định quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là một phần lãnh thổ của họ và Nhật Bản cần tôn trọng quyền của Hoa Lục được tuần tra trong vùng này. 

Tờ báo Nhật dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay, vào tuần trước, lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản đã tiến hành một cuộc tập trận chống ngầm ở Biển Đông, với sự tham gia của 3 tàu, trong đó có một tàu sân bay trực thăng và một tàu ngầm.

**