30 April 2019

"Miền Nam 30/4", Tranh A.C.La


"Miền Nam 30/4"
(The South Viet Nam, April 30 - 1975)
(Version 2)
Oil on canvas, 24x24 in (61 x61 cm)
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh

Nỗi sầu muôn thuở



Nơi ký ức Tượng Xưa ngồi đầu gió
Còn Tiếc Thương nên vẫn vạn cổ sầu...


Thơ Lan Đàm

Kỷ niệm Ngày Đại Tang

Vinh dự thay Các Binh Sĩ của chúng ta đã nằm xuống cho Tư Do !

Tử Vi Thần 30/4


Quốc Hận 44, thơ

Quốc Hận 44
            "Tuổi trẻ nước còn lo ngăn giặc
            Bạch đầu vong quốc nhớ cố hương"


Nước mất thật rồi hỡi cố hương
Lưu vong hơn mấy chục năm trường
Tháng  Tư ngày ấy vong quốc hận
Quốc phá gia vong nước tang thương
Quê người tự do an lạc nghiệp
Đất mẹ nô lệ chịu tai ương
Thượng đế tạo nên giống nòi Việt
Cầu xin cứu khỏi họa Bắc phương

Tôn Thất Hùng
30/ 4/ 2019

30/4: Một góc nhìn về ngày chấm dứt Cuộc chiến VN

Lê Mai Hoa
Nguồn: BBC Tiếng Việt

Những người chiến thắng đã gọi sự kiện 30/4/1975 là ngày thống nhất đất nước.

Tạm bằng lòng với khái niệm "thống nhất" ấy nhưng không thể không thấy rằng đó là cái giá quá đắt cho việc thống nhất quốc gia.

Bài học Tư Mã Viêm

Dù yêu hay ghét Trung Hoa, phần lớn trí thức Việt thời nào cũng đã đọc tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa. Trong đó, cả thế kỷ ly loạn của dân tộc Trung Hoa đã chấm dứt vào năm 280, khi quân Tấn "giải phóng" Đông Ngô, thống nhất đất nước (nói theo chữ của nhà nước đương thời).

Nội dung chính của bài viết này nói về những cảnh xảy ra ngay sau bối cảnh tác phẩm của nhà văn La Quán Trung.

Trước khi chết, Tư Mã Ý dặn dò con cháu phải biết lấy lòng người để được thiên hạ. Có lẽ vì thế mà sau khi thắng Thục rồi diệt Ngô, những nhà lãnh đạo họ Tư Mã nhìn chung đã đối xử rất tử tế với những người thua trận.

Dù ban đầu có những sự không bằng lòng nhất định, nhưng về sau nhà Tấn đã nhận được sự quy phục từ đông đảo nhân dân và các quý tộc cũ của Thục -Ngô.

Sau thống nhất, triều đình nhà Tấn không trả thù những người thua trận, tạo điều kiện ổn định đời sống nhân dân.

Không có tù cải tạo, cũng không có cảnh ồ ạt người vượt biên hay trốn tránh sự truy lùng của họ Tư Mã. Cộng với việc có công thống nhất, nhà Tấn đã giành được lòng người, họ vẫn luôn được nhân dân che chở và ủng hộ sau này khi đã thất thế.

Dẫn tới việc nhà Tấn tồn tại trên danh nghĩa đến hơn 150 năm, dù thực tế triều đại này chỉ "sống khỏe" trong không tới ba thập kỷ đầu.

Cái giá cho việc họ Tư Mã thống nhất đất nước quá đắt bởi không lâu sau khi "hoàn thành đại nghiệp", Tấn Vũ đế mắc sai lầm quan trọng nhất trong việc chọn người kế vị (chưa kể lối sống xa hoa trong triều), dẫn tới hàng loạt tai họa giáng xuống triều đình và dân chúng sau khi ông qua đời.

Hai mươi năm sau khi thống nhất, Trung Hoa bước vào cuộc nội chiến (Loạn bát vương) khiến mấy chục vạn người mất mạng. Đất nước suy kiệt, cuối cùng bị ngoại tộc thôn tính.

Khi quân Hán Triệu chiếm được Lạc Dương vào năm 310, tàn sát quân dân nhà Tấn cũng vừa đúng chẵn 30 năm sau khi Tư Mã Viêm "giành trọn vẹn non sông".

Nếu còn cục diện Tam Quốc, hẳn dân tộc Trung Hoa đã không phải chịu một trang sử đen tối khi hai vị vua Tấn bị nhà Hán Triệu làm nhục (Tấn Hoài đế và Tấn Mẫn đế bị bắt làm nô bộc, rồi giết chết).

Nếu được chọn lại, người Hoa sẽ chọn thống nhất để lại loạn lạc và mất nước vào tay ngoại bang, hay chọn giữ nguyên cục diện thế chân vạc thời Tam Quốc?

Thống nhất, nỗi ám ảnh của người Á Đông

30/4: Việt Nam hóa và bài học chơi với Mỹ

Trận Mậu Thân ở Sài Gòn qua lời đại tá dù VNCH

Việt Nam, Trung Quốc và kể cả Triều Tiên đều đã có nhiều giai đoạn khác nhau trong lịch sử chịu cảnh chia cắt.

Theo thời gian, những nhà cầm quyền luôn tìm cách tận dụng tối đa nhu cầu thống nhất để khích lệ, thậm chí kích động dân chúng hăng say sản xuất và chiến đấu, phục vụ quyền lợi của giai cấp thống trị.

Cũng vì lẽ đó, rất nhiều trong đông đảo nhân dân cũng dần bị ám ảnh bởi viễn cảnh thống nhất. Thậm chí thống nhất bằng mọi giá, bất chấp thiệt hại về sinh mạng, về kinh tế và gây ra những ảnh hưởng lâu dài tới đà thăng tiến của cả dân tộc.

Vì lẽ đó, biến cố tháng 4/1975 đã được người dân miền Bắc đón chào nhiệt liệt, họ đã được tuyên truyền một cách tinh vi trong thời gian rất dài về sứ mệnh vĩ đại đi "giải phóng", tính chính nghĩa của đội quân đi "thống nhất đất nước".

Tôi, một người lớn lên ở miền Bắc sau 1975 từng băn khoăn việc vì sao quân đội và chính quyền VNCH không đi giải phóng miền Bắc.

Và đã đi tìm câu trả lời trong nhiều năm mà không có bất kỳ ai hướng dẫn, cho tới khi đọc đủ nhiều sách để tìm ra đáp án.

Nó có thể đúng hoặc không đúng tùy vào quan điểm và tầm hiểu biết mỗi người, nhưng ít nhất cũng cho thấy không phải phía Quốc Gia không có ý định Bắc tiến.

Nước Đức không tốn máu xương, không có chiếc xe tăng nào húc đổ bức tường Berlin, giải phóng miền Tây, thống nhất đất nước. Họ đã chọn đúng thời cơ (Liên Xô tan rã) để thống nhất trong hòa bình. Đôi miền Triều Tiên vẫn còn chia cắt chưa biết tới bao giờ.

Nhưng người dân nhiều nước như Tiệp Khắc, Nam Tư đã chấp nhận sự chia cắt, quốc gia cũ của họ tan ra làm những nước khác nhau. Khi người ta không thể sống chung, tốt hơn hết hãy tách ra.

Nỗi đau khổ hậu thống nhất

Trong cuốn hồi ký Đôi Dòng Ghi Nhớ, đại tá Phạm Bá Hoa từng nói về sự hiểu lầm của thế giới tự do với phe cộng sản.

Đại thể phía tự do hiểu hòa bình là hết chiến tranh, thì khái niệm hòa bình với người cộng sản là khi họ đã thôn tính tất cả đất đai, đè bẹp sức kháng cự của những kẻ chống lại họ.

Cũng trong cùng tác phẩm, tác giả đã nói đến những đau khổ của đất nước sau khi thống nhất, mà chỉ khi rơi vào tay địch, ông mới biết thực tế thế nào là cộng sản.

Những cuộc thanh trừng lẫn nhau giữa các vương tôn họ Tư Mã thời hậu Tam Quốc, cũng như sự xa xỉ của triều đình trung ương (điển hình vụ viên quan Thạch Sùng khoe mẽ của cải đã trở thành chuyện ngụ ngôn truyền đời) đã khiến nhân dân thời Tấn vô cùng khốn khổ, mà giới sử gia đánh giá mức độ tàn khốc của cuộc nội chiến còn lớn hơn nhiều so với thời Ngụy - Thục - Ngô tranh hùng.

Và hãy nhìn lại những nhà lãnh đạo Việt Nam từ sau 1975 đến nay, ngoài vấn đề cách ứng xử với người đồng bào thua trận, họ có điểm gì khác và giống so với họ Tư Mã thời Tây Tấn?

Không thể phủ nhận rằng, nhà nước đã có những nỗ lực nhất định trong việc ổn định tình hình, nâng cao đời sống nhân dân (mà chính họ đã kéo tụt xuống ngay sau biến cố 1975).

Nhưng vì sao ngay trong lúc truyền thông nhà nước ca ngợi những "thành tựu" về giáo dục và y tế, thì chính lãnh đạo và con cái họ lại bỏ ra nước ngoài du học và chữa bệnh?

Còn ở bên ngoài, biển đảo và đất liền cứ bị ngoại bang đe dọa từng ngày? Và ở những miền quê, người ta nỗ lực hết mình để được xuất khẩu lao động, xuất khẩu cô dâu để sang những nơi còn chưa thống nhất (bị Mỹ đô hộ?) như Đài Loan, Nam Hàn?

Cái giá của sự thống nhất, xin nhắc lại, thống nhất về lãnh thổ ấy quá đắt với nhân dân nhà Tây Tấn thời hậu Tam Quốc và với nhân dân Việt Nam 17 thế kỷ sau.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Lê Mai Hoa, hiện tu nghiệp tại Texas, Hoa Kỳ.

29 April 2019

30 THÁNG TƯ, 1975

30 THÁNG TƯ, 1975

Bộ đội Miền Bắc chết
Một triệu một trăm nghìn.
Số lính Miền Nam chết -
Hai trăm tám hai nghìn.

Vì chiến tranh, dân chết -
Trên dưới hai triệu người.
Lính Miền Nam cải tạo,
Ngồi tù - một triệu người.

Trong số một triệu ấy,
Một trăm sáu lăm nghìn
Chết vì đói, lao lực,
Vì không còn niềm tin.

Trốn chạy khỏi cộng sản -
Hơn một triệu rưỡi người.
Hai trăm nghìn đã chết,
Bỏ xác ngoài biển khơi.

Từ đấy, dẫu đất nước
Hết chiến sự, bình yên,
Chín mươi triệu người Việt
Mất tự do, nhân quyền.

Vậy xin hỏi các vị:
Ngày ấy là ngày gì?
Vui mừng và kỷ niệm?
Nhưng vui mừng cái gì ? 

Thái Bá Tân,
Apr. 19, 2019

25 April 2019

Tướng Charles de Gaulle - Vị anh hùng và tổng thống của Pháp

Trong chiến tranh, rất khó luận anh hùng. Thế nhưng sau Thế Chiến Thứ Hai, lịch sử đã vinh danh một số nhà lãnh đạo là anh hùng của dân tộc họ, như Winston Churchill của Anh, Charles de Gaulle của Pháp, Franklin Roosevelt của Hoa Kỳ...

Đối với dân tộc Pháp thì Charles de Gaulle là một vị anh hùng. Ông đã góp công rất lớn trong việc chống lại quân Đức Quốc Xã, và tái phục hồi quyền lực của nước Pháp. Thế nhưng chỉ qua những câu nói "để đời" như "Nhước Pháp không có bạn, chỉ có quyền lợi." Đồng thời việc quyết tâm dành lại quyền cai trị các quốc gia thuộc địa cũ, trong đó có Việt Nam, đủ để người đọc, nhìn từ khía cạnh khác, thấy Charles de Gaulle cũng giống như nhiều nhà "chinh phục" bằng đường biển của tây phương rằng họ chỉ là những kẻ có máu thực dân, đầy tham vọng về quyền lực và quyền lợi. Hành động quyết tâm chiếm lại các thuộc địa Đông Dương của de Gaulle đã góp phần tạo nên đảng cộng sản Việt Nam, và kết cuộc là toàn nước Việt Nam bị nhuộm đỏ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 (ĐSLV)

Tiếng Thông Reo mời quý bạn và thân hũu đọc bài biên khảo về Charles de Gaulle của Phạm Văn Tuấn đăng trên trang Đặc san Lâm Viên để hiểu thêm về con người và hành động của Charles de Gaulle trong và sau Thế Chiến Thứ Hai.

http://www.dslamvien.com/2019/04/tuong-charles-de-gaulle-1890-1970-vi.html

24 April 2019

Chuyện về Tháng Tư Đen ít người biết

Vào tối 30 tháng Tư 1975, trong lúc hàng trăm chiếc tàu của Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà và mấy chục thương thuyền đã rời khỏi Việt Nam, ra đến hải phận quốc tế thì có một chiếc tàu của Hải Quân Hoa Kỳ bí mật trở lại Việt Nam. Đó là chiếc Hộ Tống Hạm USS Kirk.

Gần trưa ngày 30 tháng Tư 1975, khi những người Mỹ sau cùng đã rời khỏi Việt Nam và ra đến Đệ Thất Hạm Đội, người chỉ huy tổng quát chiến dịch Frequent Wind là Đô Đốc Donald Whitmire nhận được mấy báo cáo từ mấy thương thuyền của Mỹ đang còn trong hải phận Việt Nam. Họ cho ông biết rằng tại Đảo Côn Sơn hiện vẫn còn khoảng 30 ngàn người Việt Nam cùng với khoảng 30 chiếc tàu của Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà và hơn một chục chiếc thương thuyền đang kẹt lại.

Đô Đốc Whitmire lúc đó đang có mặt trên chiếc soái hạm USS Blue Ridge của Đệ Thất Hạm Đội. Ngay lập tức ông gọi cho Hạm Trưởng Paul Jacobs của chiếc USS Kirk và ra lệnh cho ông này đem chiếc hộ tống hạm của mình với 260 thuỷ thủ các cấp trở lại Việt Nam nhưng đến Côn Đảo chứ không phải Phú Quốc. Chiếc USS Kirk tiến vào hải phận Việt Nam vào tối 30 tháng Tư. Sau khi nhận thêm lệnh mới với đầy đủ chi tiết hơn từ Đô Đốc Whitmire, Jacob cho chiếc USS Kirk âm thầm tiến vào Côn Đảo và rạng sáng 1 tháng Năm thì nó đã thả neo sát đảo này.

Theo quân sử gia Jan Herman của Bộ Hải Quân Hoa Kỳ, lúc đó, có ít nhất trên 30 ngàn thường dân mà trong đó hơn 20 ngàn đã có mặt trên các tàu của Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà và thương thuyền dân sự. Còn lại hơn 10 ngàn người vẫn còn trên bờ là vì có một số tàu của Hải Quân cũng như thương thuyền bị trục trặc cơ khí, động cơ không hoạt động nên đồng bào không dám leo lên những chiếc đó. Những chiếc còn hoạt động tốt thì lại không dám bỏ những chiếc hỏng lại mà ra khơi. Vì thế nên công việc đầu tiên của Hạm Trưởng Jacobs là gửi các chuyên viên cơ khí sang những chiếc tàu bị trục trặc cơ khí để sửa chữa cấp tốc. Sau đó, ông cho những chiếc thuyền nhỏ chạy vào bờ chở bớt một số trong hơn 10 ngàn thường dân ra chiếc USS Kirk của ông.

Trong số những chiếc tàu bị hỏng, có mấy chiếc không thể sửa chữa được tại chỗ vì thiếu cơ phận để thay thế. Vì vậy nên một chiếc hộ tống hạm khác của Hải Quân Hoa Kỳ là USS Cook đang đậu xa xa ngoài khơi chạy vào để chở cho hết những đồng bào còn lại. Sau đó, tất cả ra khơi dưới sự hướng dẫn của chiếc USS Kirk.

Khi đã ra đến hải phận quốc tế, có thêm mấy chiếc tàu khác của Hải Quân Hoa Kỳ đến tiếp tay. Đó là những chiếc USS Mobile, USS Tuscaloosa, USS Barbour County, USS Deliver và USS Abnaki. Thủy thủ đoàn trên những chiếc này đã phục vụ ẩm thực cho đồng bào, chăm sóc sức khoẻ cho họ, và lại còn đảm nhiệm luôn công việc hộ sản nữa. Nhiệm vụ của họ chỉ chấm dứt khi đoàn tàu đến Vịnh Subic, Phi Luật Tân.

Chính phủ và Quốc Hội Hoa Kỳ đã không tốt đối với Việt Nam Cộng Hoà chúng ta trong những năm sau cùng, nhưng Quân Đội Hoa Kỳ thì quả thật đã làm những gì mà quân đội của các quốc gia khác có lẽ không bao giờ dám làm đối với những người không phải là đồng bào của họ.

Riêng về chiếc USS Kirk thì nó được ghi nhận là đã thi hành một sứ mạng nhân đạo chưa từng có trong quân sử Hoa Kỳ kể từ ngày lập quốc.

—Khiet Nguyen

**

Hình đính kèm:

H1 - Chiến hạm Kirk tới đảo Côn Sơn vào ngày 1 tháng Năm, 1975
H2 - Một chiếc thuyền chở người Việt Nam tỵ nạn tới chiến hạm Kirk đậu gần Côn Sơn
H3 - Đoàn tàu VN được chiến hạm Kirk hướng dẫn tới Subic Bay, Philippines
H4 - Năm 1975 Richard Armitage lúc đó 30 tuổi được giao phó nhiệm vụ nguy hiểm: Lấy đi hoặc đánh chìm các tầu của VNCH để không lọt vào tay địch. Sau này ông trở thành thứ trưởng ngoại giao (2001 - 2005) dưới quyền ngoại trưởng Colin Powell thời TT George W. Bush




23 April 2019

Khác biệt giữa đau thận và đau lưng

BS.Hồ Ngọc Minh

Nhiều người lầm tưởng, hai trái thận nằm ở khoảng hai bên hông. Thật ra vị trí của hai trái thận nằm hơi cao hơn, giữa lưng, phía bờ dưới của khung xương sườn và dựa sát vào bắp thịt lưng phía sau. Do vậy, lắm lúc, khó cho bệnh nhân phân biệt giữa đau thận và đau lưng.

Để phân biệt nguồn gốc cơn đau đến từ hai quả thận hay chỉ vì đau lưng, ta cần biết: vị trí của chỗ đau, mức độ và tính cách của cơn đau, cũng như các triệu chứng đi kèm.

Trước hết hãy nói về đau thận

Hai trái thận có nhiệm vụ giải độc, loại trừ các chất phế thải cũng như lượng nước thặng dư ra khỏi cơ thể. Vì là một máy lọc chất độc, chất dơ từ trong máu, trái thận dễ bị nhiễm trùng và bị hư hại. Sự thặng dư của các khoáng chất calcium, oxalate, và phosphorous có thể ứ đọng trong thận và hình thành sạn thận, làm cho đau và bị nghẽn đường tiểu.

Ở đây xin mở ngoặc, nói thêm về việc uống thuốc “bổ xương” calcium không cần thiết. Ngoài việc làm tăng nguy cơ bị sạn thận, còn làm tăng nguy cơ bị ung thư các loại, dựa trên một nghiên cứu mới đăng trên tờ báo y khoa Annals of Internal Medicine, Anh Quốc.

Do vị trí của trái thận, cơn đau thận có thể xuất phát từ phía dưới xương sườn, sau lưng, hai bên cột sống. Đau thận cũng có thể thấu buốt từ phía bên trong trung tâm của cơ thể, chạy ra ngoài lưng. Ngoài ra, cơn đau còn chạy ra hai bên lưng hay một bên tùy theo một hay hai trái thận có vấn đề.

Cơn đau thận còn có thể chạy lan ra phía bụng trước, chạy từ lưng xuống háng hay đùi phía trước.

Sạn thận nhỏ có thể theo nước tiểu ra ngoài mà không làm đau. Tuy nhiên, cục sạn lớn có thể làm đau buốt co thắt theo từng cơn do cục sạn chạy trong ống dẫn tiểu. Trong khi đó, nhiễm trùng thận chỉ làm đau ê ẩm nhưng không có tính cách co thắt.

Một số triệu chứng đi kèm với đau thận gồm có: nước tiểu bị đục hay có máu, đau buốt khi đi tiểu, muốn đi tiểu nhiều lần, nôn mửa, táo bón hay tiêu chảy bất thường, bị sốt, bị mệt mỏi hay bị chóng mặt.

Trong trường hợp trái thận bị hư hại nặng, triệu chứng có thể làm cho hơi thở bị hôi thối, khó thở, bị phù thũng chân tay, bị rối loạn nhịp tim, bị đau nhức bắp thịt, và trí óc mù mờ thiếu minh mẫn.

Một số nguyên nhân gây ra đau thận gồm có: bị nhiễm trùng tiết niệu, bị sạn thận, bị nhiễm trùng thận, bị máu đông nghẽn trong thận, hay bị tai nạn, chấn thương đến hai trái thận.

Bây giờ hãy bàn về đau lưng

Đau lưng rất thường xuyên xảy ra. Có thể nói, trên 80% người lớn đã từng bị  đau lưng ít nhất là vài lần trong đời. Đau lưng có thể xảy ra từ các vấn đề ảnh hưởng đến bắp thịt, xương sống hay hệ thống thần kinh.

Đau lưng cũng tùy thuộc vào vị trí, mức độ đau, và các triệu chứng đi kèm bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau.

Đau lưng có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào sau lưng, nhưng thường hay xảy ra ở phần dưới của lưng, ngang hông, phía trên xương chậu một chút.

Đau lưng từ bắp thịt thường là chỉ ê ẩm, nhưng nếu bắp thịt hai bên lưng bị co thắt không đều làm trẹo xương sống thì cơn đau sẽ rất là khốc liệt, có khi làm bại liệt tạm thời. Một số cử động, xoay chuyển có thể làm cho cơn đau nặng thêm, và mức độ đau cũng tăng theo mức độ co giãn của bắp thịt lưng.

Đau lưng còn do đường dây thần kinh chạy từ cột sống bị kẹt hay bị đè nén, gọi là sciatica, làm cho cơn đau chạy từ lưng xuống mông.

Đau xương sống do bị thương tích đến cột sống, hay cột sống bị cong vẹo, không thẳng. Loại đau nầy có thể xảy ra bất thình lình và cũng trở nặng theo  mức độ di chuyển.

Các triệu  chứng đi kèm với đau lưng gồm có: bắp thịt đau nhức hay bị cứng dọc theo xương sống, đau như bị đâm từ phía sau cổ, khó khăn khi phải đi hay đứng thẳng do bắp thịt bị co thắt, bị tê hay yếu chân, và có khi bị khó khăn khi đi tiểu, không kiểm soat được vòi tiểu.

Những nguyên nhân làm cho đau lưng gồm có

1-Bắp thịt, “gân” lưng bị yếu cho thiếu tập thể dục, thiếu vận động hay do tuổi tác. Khi bắp thịt bị suy yếu sẽ khiến cho lưng dễ bị vẹo và gây ra cơn đau.

2-Đau lưng cũng xảy ra khi vói cao, hay cúi nhặt vật nặng không đúng cách, đi xa quá trọng tâm của cơ thể.

3-Do tư thế đứng ngồi không thẳng, hay bị khòm lưng, nhất là khi ngồi hay đứng trong thời gian dài không đúng cách.

4-Do bị thương tích, té ngã hay do bị hư hại bể đĩa sụn trong xương sống.

5-Xương sống cong quẹo, dị tật.

Ngoài ra một số bệnh như thấp khớp, ung thư xương, nhiễm trùng xương, hay đàn bà bị kinh chảy ngược cũng làm cho đau lưng.

Tóm lại không phải lúc nào đau lưng cũng là đau thận, và nhất là đau thận không liên quan gì đến việc yếu sinh lý của đàn ông.

Đau thận thường xuất phát từ phía trên giữa lưng, dưới bờ xương sườn và chạy xuống phía dưới, có khi vòng ra phía trước. Cơn đau thường co thắt và hay đi kèm với ói mửa. Đau thận thường liên hệ đến các bệnh của thận như bị sạn thận hay nhiễm trùng thận.

Trong khi đó, đau lưng có thể xuất hiện bất cứ nơi nào sau lưng nhưng thường là phía dưới ngang hông. Đau lưng thường xảy ra do bắp thịt lưng bị yếu do thiếu vận động, đứng ngồi không đúng tư thế. Đau lưng còn do chấn thương hay các bệnh liên hệ về xương.

Trong cả hai trường hợp, nếu tình trạng đau kéo dài, không bớt sau khi uống thuốc giảm đau, hay xoa bóp, nghỉ ngơi, thì nên tham khảo ngay với bác sĩ.

BS. Hồ Ngọc Minh

20 April 2019

Nỗi Buồn Tháng Tư

Đối với người Việt ở hải ngoại, hay cả người Việt yêu chuộng Tự do trong nước, 30 tháng Tư là ngày đau buồn nhất, kể từ năm 1975 và mãi mãi về sau. Riêng với tôi, một cựu công chức tốt nghiệp trường QGHC Sàigòn, đã từng phục vụ tại một quận nhỏ bé nhưng là một chiến trường thật sôi động, thì ngày tháng đau buồn đáng ghi nhớ bắt đầu từ 20 tháng 4, 1975. Nơi đó quân ta đã anh dũng chống trả với ba sư đoàn Việt Cộng trong gần nửa tháng. Sau đó, chúng tôi cùng với Sư đoàn 18 của tướng Lê Minh Đảo và các quân cán chính tại địa phương đã triệt thoái khỏi quận Xuân Lộc tỉnh Long Khánh, qua mật khu Bình Giã, về Bà Rịa, tỉnh Phước Tuy.

Sau gần sáu giờ hãi hùng di chuyển dưới đạn pháo của địch bằng xe jeep dân sự của quận, chúng tôi đã về đến Phước Tuy an toàn. Sau này chúng tôi mới biết rằng số quân nhân, sĩ quan đã hy sinh trong trận di tản này khá nhiều, trong đó có Trung tá Tiểu khu phó bị tử trận, Đại tá Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng bị thương và bị địch bắt … Đoàn người di tản phải dừng lại ở Bà Rịa để kiểm tra. Quân nhân được tái phối trí để lập tuyến phòng thủ thủ đô Sài gòn. Cán bộ, công chức được phép về Sài gòn hay các tỉnh phụ cận.... Khi xe chúng tôi dừng lại ở Thủ Đức để ăn sáng đã nghe tin đồn có một số du kích đêm trước lẻn về tuyên truyền, kêu gọi dân chúng chuẩn bị “đón tiếp quân giải phóng”! Chúng tôi về đến Sài gòn vào buổi trưa. Sau đó tôi lái xe đưa các các nhân viên trong đoàn di tản ra bến ôtô bus để họ đón xe về nhà… Mọi người lưu luyến chia tay để rồi từ đó, bốn mươi năm qua, tôi chưa bao giờ gặp lại họ, những nhân viên đã đồng cam cộng khổ với tôi trong suốt thời gian ở Xuân Lộc, cũng như trên đường di tản đầy hiểm nguy đêm ấy …

* * *

Không khí tại Sài Gòn những ngày hạ tuần tháng Tư thật căng thẳng. Chúng tôi cho đục nền nhà, làm thang gác xuống nhà bố mẹ vợ tầng dưới để tránh pháo kích. Ngoài phố, người dân hối hả tìm đường di tản ra nước ngoài… Một buổi tối, bố mẹ vợ tôi đến thăm, ôm hôn giã từ các cháu nhỏ. Một ông chủ đóng tàu thân thiết với ông nhạc tôi đã hứa cho gia đình bố mẹ vợ tôi cùng đi ! Nhưng hai hôm sau, ông chủ tàu đã thất hứa, lo bôn tẩu trước!

Những ngày sau đó, tôi đi lang thang đến nhà bạn bè, hy vọng gặp vận may để tìm đường di tản. Vô vọng, tôi bước vào rạp Cinê Nguyễn Văn Hảo trên đường Trần Hưng Đạo, xem một phim Pháp. Như thường lệ, trước khi xem phim, khán giả đứng lên nghiêm chỉnh chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà. Nhìn lá cờ thân yêu đang phất phới trên màn ảnh lớn trước mắt, bỗng nhiên tôi nhớ đến lá cờ vàng ba sọc đỏ phất phới trong ánh lửa pháo kích của địch sau lưng chúng tôi như vẫy tay giã biệt, khi chúng tôi rút khỏi chiến trường Xuân Lộc mấy ngày trước đó …Hôm nay, chào lá quốc kỳ thân yêu trong một rạp hát ở Sài gòn, tôi có cảm giác mình lại phải di tản một lần nữa, trước khi Cộng Sản vào đây. Nhưng đi đâu, bằng cách nào ? Hai giòng lệ ứa ra, lăn dài xuống đôi má hóp, nhạt nhoà đôi mắt mang kính cận của tôi lúc ấy! Tôi không còn lòng dạ nào xem hết cuốn phim, bèn bước ra khỏi rạp với tâm trạng lo lắng bồn chồn!

Chiều ngày 26-4, tôi đứng trước nhà nghe tin tức, bên cạnh vợ đang bế con gái út mới hai tháng tuổi. Các con khác đã đi học về, đang quây quần chơi với mẹ. Ông Đại úy Hải quân ở cạnh nhà tôi, đậu xe đậu lại nói nhỏ với tôi:

-Tàu chúng tôi rời bến đêm nay. Ông và gia đình có muốn đi với chúng tôi, hãy chuẩn bị sẵn sàng. Khoảng mươi lăm phút nữa, tôi sẽ xuống đây chở ông bà đi ngay…

Thấy tôi do dự, ông ta nói tiếp:

-Bằng mọi cách, mình phải đi thôi! Sĩ quan như tôi, công chức như ông, chúng nó vào đây sẽ giết hết! Tôi di cư từ Bắc vào Nam năm 54, đã từng nếm mùi Cộng Sản rồi ông ạ. Đi thôi, đừng do dự gì cả!

Tôi quay sang vợ đang lo lắng nhìn tôi. Tôi nhìn ba đứa con tuổi từ ba đến năm tuổi đang đứng quanh mẹ chúng, cười nói vô tư. Đứa con gái út mới hai tháng, còn lim dim ngủ trong vòng tay mẹ. Tôi bỗng do dự: đi hay ở?

Tôi quay sang nói với vợ:

-Các con còn bé quá, làm sao chịu nổi sóng gió mà đi. Hơn nữa em mới sinh xong, còn yếu lắm…!

Vợ tôi im lặng trao cô bé út cho bà ngoại, bước lên lầu bỏ quần áo tôi vào chiếc túi xách du lịch. Đoạn đến bên tôi, tháo chiếc nhẫn vàng đeo vào tay tôi, nói nhỏ:

-Anh cứ để mẹ con em ở nhà với bố mẹ. Đừng lo chi cả! Anh cứ đi một mình. Việt Cộng vào đây, anh sẽ bị hiểm nguy như ông Đại úy nói đó!

Tôi nhìn nàng, người vợ đã từng lo lắng chờ đợi tôi gần nửa tháng khi địch quân bao vây quận Xuân Lộc. Người vợ đã có ý tưởng hy sinh cuộc sống chính mình và bốn con thơ để tôi ra đi một mình. Tôi bỗng liên tưởng đến truyện Anh Phải Sống của Khái Hưng, trong đó người vợ buông mình theo giòng nước lũ sông Hồng, để chồng sống sót, nuôi ba con thơ dại… Giờ đây nỡ nào tôi ra đi một mình, để nàng với bốn đứa con nhỏ ở lại hay sao? Đã ra đi, làm sao có thể trở lại, khi quê hương đất nước bị Cộng sản thống trị. Và rồi vợ chồng sẽ mãi mãi chia lìa; các con sẽ mãi mãi không gặp lại bố…Thế thì tôi ra đi làm gì? Khi ông Đại úy trở lại, hỏi tôi đã chuẩn bị xong chưa để ra đi, tôi im lặng lắc đầu … Ông nhìn tôi, ánh mắt ngạc nhiên lẫn buồn rầu. Đó là lần cuối cùng chúng tôi nhìn nhau, thông cảm hoàn cảnh của nhau…

Sài gòn vào những ngày gần cuối tháng Tư năm ấy, trở nên hoảng loạn. Tin tức chiến sự bi quan từng ngày. Đêm 25 tháng 4, Tổng thống Thiệu lên TV trần tình về tình hình đất nước, đổ lỗi cho người Mỹ không viện trợ đầy đủ cho Việt Nam Cộng Hoà để ngăn chặn làn sóng CS xâm lăng...Sau đó dùng xe hơi riêng, cùng đoàn tùy tùng lên máy bay của Đại sứ Mỹ ra đi… Những đêm kế tiếp, VC từ bên kia sông Sàìgòn pháo kích vào thành phố. Ban ngày người ta đi hôi của tại các nhà giàu đã di tản…

Đến sáng ngày 30 tháng Tư, một người chú của tôi đã chạy trốn Việt Cộng từ Miền Trung, vội chạy đến đến hốt hoảng nói với tôi:

-Cháu ơi! Việt Cọng đã vào đến Hoà Hưng rồi ... Liệu tìm đường mà chạy đi thôi!

-Nhưng thưa chú, chạy đi đâu bâu giờ?

Chú cháu nhìn nhau, đau buồn và tuyệt vọng…

Đến 10 giờ rưỡi trưa, nhạc trên đài phát thanh Sài gòn vụt tắt.… Có tiếng của tướng Dương Văn Minh, nhân danh Tổng thống và Tổng tư lệnh quân lực Việt Nam Cộng Hòa ra lệnh cho các đơn vị quân đội đầu hàng…Sau đó là tiếng hát, tiếng đàn ghi ta của Trịnh Công Sơn, vang lên ca khúc phản chiến “Nối Vòng Tay Lớn”…Tôi ngồi phịch xuống giường, nhìn trừng trừng vào chiếc Radio vừa phát ra những lời kêu gọi đầu hàng, buồn rầu vô hạn. Hai dòng nước mắt thất vọng và căm tức chảy dài xuống má! Hỡi ôi! Cuộc chiến đấu bảo vệ Tự do của quân dân cán chính Miền Nam đã kết thúc nhanh chóng và tủi nhục như thế này sao?

Trưa hôm ấy, tôi bước ra ngoài để xem quang cảnh náo động ngoài đường. Người ta đổ xô đi làm quen với những “chú bộ đội”, với dép râu nón cối, súng AK kè kè bên hông…Người ta ngắm nhìn họ như những “sinh vật lạ” mà lâu nay chỉ nghe, chứ chưa thấy tận mắt. Người ta hỏi những câu ngô nghê chỉ cốt làm quen với đám “chủ mới”, đầy quyền uy với súng đạn và bạo tàn! Trên đường phố, xe hơi quân sự chạy qua chạy lại, với những “tên cách mạng giờ thứ 25” , với băng đỏ quấn cánh tay, mồm la hét trong những chiếc loa cầm tay, náo động cả khu phố! Có tin đồn về một cảnh sát viên của “chế độ cũ” vừa tự tử ở “ngã tư quốc tế”, không xa nhà chúng tôi…Rồi một sĩ quan tự kết liễi đời mình cạnh bức tượng Thủy Quân Lục Chìến ở cuối đường Lê Lợi, Sài Gòn…

Khi trở về nhà, tôi gặp một người láng giềng trong cư xá công chức gia đình tôi ở từ lâu. Anh này trước đây thỉnh thoảng hỏi thăm tôi mỗi khi tôi từ Quận về phép. Anh chỉ chiếc xe Jeep dân sự của quận Xuân Lộc đậu trước nhà - chiếc xe tôi đậu nơi đó từ ngày di tản từ Xuân Lộc về đây:

-Xe riêng của anh, hay xe của Quận anh làm việc đó?

Tôi trả lời “người bạn tốt” mà tôi quen từ khi anh ta vào ở cư xá này:

-Tôi làm gì có tiền mua xe?…Đó là công xa của quận, mang số ẩn tế, anh thấy đó !

Anh ta “cảnh báo” tôi:

-Anh liệu mà giao nộp sớm cho “mấy ông cách mạng”, kẻo sau này rắc rối lắm đó!

Sau này tôi mới biết “người bạn tốt” mà tôi tưởng lầm bấy lâu nay, lại là tay VC nằm vùng, nhận nhiệm vụ, theo dõi tôi - cũng như những “đối tượng” khác từ lâu! Chẳng bao lâu sau, anh ta lên làm “tổ trưởng dân phố” trong cư xá.

Nghe người bạn lên tiếng “cảnh báo”, tôi sực nhớ những đến giấy tờ, khuôn dấu mang theo từ quận Xuân Lộc. Tôi gói ghém những khuôn dấu của cơ quan hành chánh quận Xuân Lộc,

bỏ vào túi, đem đi ném xuống sông Sài gòn …Theo sử sách, trong trận vua Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789, tướng Tàu Tôn Sĩ Nghị đã vội vã một mình một ngựa, không kịp mang giáp trụ, trốn chạy với đám loạn quân, bỏ lại cả ấn tín…Còn chúng tôi, mặc dù phải rút lui khỏi trận địa Xuân Lộc, chúng tôi vẫn trật tự nghiêm chỉnh, vẫn không để những khuôn dấu quận Xuân Lộc - biểu tượng của nền hành chánh Việt Nam Cộng Hòa - rơi vào tay kẻ địch! Nhìn giòng nước cuồn cuộn chảy, nhận chìm những khuôn dấu đã từng quen thuộc với chúng tôi trong hơn hai năm làm việc tại quận Xuân Lộc, mà lòng buồn vô hạn!

Bỗng nhiên tôi nhớ đến một buổi chiều mùa đông âm u bên bờ sông Vệ cuối năm 1954. Hôm ấy gia đình chúng tôi đang chờ chiếc đò bên kia sông sang chở khách. Bên kia sông, lá cờ vàng đang phất phới tung bay trong gió đông, gợi trí tò mò lẫn ước mơ của cậu thiếu niên đã sống chín năm trong tăm tối của Việt Minh! Bên kia sông là cuộc sống huy hoàng, là tương lai tươi sáng mà cậu thiếu niên và gia đình đang mong ước, chờ đợi. Hai mươi mốt năm sau, vào buổi chiều cuối tháng 4 năm 1975, tôi ngồi bên bờ sông Sài Gòn, nhìn làn nước đục trôi đi mà nghĩ đến thân phận mình, tương lai và gia đình mình, đến những người bạn “đồng cảnh ngã ngựa” không biết ngày mai những “kẻ thắng cuộc” sẽ ra “đòn thù” thế nào đây?

* * *

Sáng hôm nay, một buổi sáng đầu tháng Tư của Mùa Quốc Nạn, nắng ấm rực rỡ chan hoà vùng đất tỵ nạn miền Nam California. Tôi đi giữa đại lộ Bolsa thênh thang mà nhớ đến những ngày tháng cũ khi chiến trường Việt Nam sôi sục vào thời điểm bốn mươi năm trước. Chiến tranh đã tàn từ lâu, nhưng những ám ảnh về ngày tháng u buồn năm xưa vẫn theo đuổi tôi suốt một quãng thời gian dài gần nửa thế kỷ; suốt một quãng đường dài gần nửa vòng trái đất. Từ trại tập trung Cộng sản ở miền Nam ra miền Bắc Việt Nam.; và rồi mười năm sau, từ một đất nước mất cả độc lập, dân chủ lẫn tự do... tôi đã đến một xứ sở ấm no hạnh phúc, đầy đủ tự do, nhân quyền này... Xứ sở ấy cách xa cách quê hương cũ của tôi đến nửa vòng trái đất, đến một Thái Bình Dương bao la bát ngát . Tôi đã nhận nơi này làm quê hương thứ hai, với tất cả sự cảm mến chân thành…

Khi tôi đậu xe trước một khu chợ đông đảo khách hàng người Việt, bỗng thấy một người hát rong đang ôm đàn, hát một ca khúc mà đã lâu lắm tôi chưa được nghe. Đó là một thanh niên gốc Việt trẻ tuổi, đứng bên chiếc xe hơi cũ, trên mui có đặt chiếc loa thùng, tay cầm chiếc micro… đang say sưa hát bài Một Mai Giã Từ Vũ Khí của cố nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân. Tiếng người ca sĩ trẻ đầy xúc cảm, vang vang trong khu đậu xe trống vắng vào buổi sáng tinh sương, giữa lòng phố chính khu Little Sài Gòn. Tôi im lặng đứng nghe, lòng rưng rưng theo tiếng ca trầm bổng nức nở , sâu lắng của anh:

Rồi có một ngày, sẽ một ngày chinh chiến tàn Anh chẳng còn chi, chẳng còn chi Ngoài con tim héo em ơi. Xin trả lại đây, bỏ lại đây Thép gai giăng với lũy hào sâu

Lỗ châu mai với những địa lôi. Ðã bao phen máu anh tuôn, cho còn lại đến mãi bây giờ…

Chàng trai trẻ kia, khi “chinh chiến tàn”, có lẽ hãy còn bé lắm. Nhưng bố anh, người chiến sĩ can trường của những ngày cuộc chiến sôi sục trước năm 1975, có lẽ đã nằm xuống khi chiến cuộc chưa tàn! Máu ông đã tuôn ra, với ước mơ về “một ngày chinh chiến tàn”. Để rồi khi ngưng tiếng súng ngoài chiến trận, “đất nước thống nhất”, máu người dân tiếp tục tuôn rơi trước mũi súng đàn áp tàn bạo của “chính quyền cách mạng”! Và hàng triệu người đã tìm mọi cách bỏ nước ra đi, hàng nghìn người đã bỏ xác ngoài biển cả, trong các trại cải tạo của CS…!

Hôm nay, những ngày gần đến tháng Tư đau buồn, tiếng hát của anh gợi đã gợi lại trong tôi tôi vết thương lòng bốn mươi năm về trước… Hãy hát lên đi, hát nữa lên đi hỡi những người trẻ tuổi Việt Nam của thế hệ hôm nay. Để tiếng hát xoá đi nỗi u buồn, đớn đau của những ngày Sài gòn sụp đổ. Để tiếng hát xua đi những tăm tối hiện tại, làm bừng lên chút ánh sáng tươi đẹp cho một thế giới huy hoàng trong tương lai. Nơi đó sẽ không còn độc tài tham lam, không còn gông cùm đấu tố, không còn áp bức bạo tàn…

Tam Bách Đinh Bá Tâm

19 April 2019

Đã đến lúc nói câu giã từ!

Người Buôn Gió
Theo FB Người Buôn Gió

Ông Nguyễn Phú Trọng bị xuất huyết não nhẹ trong chuyến đến làm việc ở tỉnh Kiên Giang. Nguyên nhân do bệnh già và di chuyển, làm việc nhiều. Hiện ông đang chữa trị tại viện 108. Nói chung thì hiện không có nguy hiểm gì.

Căn bệnh về tim mạch, huyết áp liệu có tái phát khi tiếp tục cường độ làm việc căng thẳng với một người đã 75 tuổi, một mình kiêm hai chức vụ quan trọng nhất đất nước?

Bộ chính trị khoá 12 đã có 2 trường hợp phải từ giã chính trường đột ngột, đó là ông Đinh Thế Huynh và ông Trần Đại Quang. Cả hai đều mắc những căn bệnh kỳ lạ. Ông Huynh đột nhiên trở nên ngớ ngẩn, đôi lúc mất trí nhớ, ông nhanh chóng bị ông Nguyễn Phú Trọng cho nghỉ dưỡng nhưng không phế truất chức uỷ viên bộ chính trị. Còn ông Trần Đại Quang đang khoẻ mạnh bỗng nhiên mắc một căn bệnh kỳ lạ, người nói ông bị ung thư phổi, người nói ung thư tuỷ, nhưng cuối cùng thì bác sĩ ở ban sức khoẻ trung ương nói ông mắc căn bệnh ''lạ''.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ban hành quy định 89 và 90 về tiêu chí lựa chọn 4 chức danh là tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội. Đặc biệt là quy định 90 rõ ràng hơn về tiêu chí lựa chọn.

1.5- Sức khỏe, độ tuổi và kinh nghiệm: Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm tuổi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử theo quy định của Đảng. Đã kinh qua và hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp dưới trực tiếp; có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.

Quy định cũng nêu rõ phẩm chất và trách nhiệm của tổng bí thư, trong đó có đoạn trách nhiệm được nhấn mạnh bằng chữ đặc biệt.

- có năng lực chỉ đạo chuẩn bị, xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nhiệm.

Và quy định lựa chọn chủ tịch nước.

- Chủ tịch nước được quy định là người có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp; là trung tâm đoàn kết các lực lượng xã hội và các cộng đồng dân tộc trong, ngoài nước; quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công...

Căn cứ những tiêu chuẩn do chính ông Nguyễn Phú Trọng đặt ra thì bây giờ người ta có thể đặt câu hỏi liệu ông trong vai tổng bí thư đã tìm ra người kế nhiệm chưa, khi sức khoẻ của ông không thể đảm bảo như vậy, trên vai trò chủ tịch nước ông có hiểu biết gì về tư pháp và lĩnh vực đối ngoại?

Ông Trọng năm nay 75 tuổi, 2 năm nữa đến đại hội 13 ông sang tuổi 77. Trong khi đó ông Phạm Minh Chính đưa ra ba độ tuổi quy hoạch vào trung ương tại thời điểm năm 2018 là dưới 55, dưới 50, dưới 45. Vậy nếu ông Trọng tiếp tục làm thêm nhiệm kỳ nữa, ông cách biệt với đa phần uỷ viên trung ương đảng đến một thế hệ. Ông thực sự là Cha Già trong đảng.

Chỉ bằng chính những quy định mà bản thân ông Nguyễn Phú Trọng đặt ra về tiêu chí nhân sự, ông hoàn toàn phải rời khỏi chức vụ khi hết nhiệm kỳ này, đến trung ương 10 ông phải giới thiệu người kế nhiêm.

Với ông Trọng thì ông đặt quy định của mình cho người khác chấp hành, còn bản thân ông thì ông đặt cho mình ngoại lệ, ông gọi đó là '' trường hợp đặc biệt''.

Nếu là ''trường hợp đặc biệt'' như vậy, ông Trọng muốn làm thêm bao nhiêu nhiệm kỳ nữa cũng chẳng có vấn đề, cái này phù hợp với các nước có hệ thống chính trị tương đồng với Việt Nam như Cu Ba, Triều Tiên, Trung Quốc, Nga. Các lãnh tụ ở các nước này đều nắm quyền vô thời hạn, ở Trung Quốc ông Tập Cận Bình đã tính sửa luật để ông giữ chức chủ tịch nước không bị giới hạn thời gian. Còn ở Nga thì ông Putin sau màn tráo đi, đổi lại chức thủ tướng và tổng thống, cuối cùng thi ông Putin sửa luật để ông ngồi vĩnh viễn, đỡ mất công chuyển đi chuyển lại.

Nhưng ông Trọng già hơn các ông kia và sức khoẻ yếu hơn, đặc biệt là căn bệnh xuất huyết não sẽ là dấu hiệu ông có thể đột ngột tử vong bất cứ lúc nào, không thể lường trước được.

Liệu trung ương đảng CSVN có thể sợ hãi ông Trọng đến mức phó thác số mệnh đảng vào tính mạng của một ông già sức khoẻ như thế không.? Họ có dám bàn đến phương án tìm nhân sự thay thế trường hợp bất đắc dĩ như ông Quang để rồi ông Trọng phải than vì hoàn cảnh mà một người phải làm hai việc hay không.?

Chỉ một trường hợp chủ tịch nước Trần Đại Quang đột ngột tử vong, mà trung ương không kiếm nổi người thay thế, buộc phải để mình ông Trọng tự chọn gánh cả hai việc quan trọng là chủ tịch nước và tổng bí thư. Giờ nếu ông Trọng đột tử thì kiếm ai thay? Ai là người đứng ra đề cử người thay. Nếu có người thay được ông Trọng hiên nay trong trung ương, thì hẳn người đó đã làm luôn chủ tịch nước không phải để ông Trọng than là hoàn cảnh bất đắc dĩ ông phải gánh thêm chức chủ tịch nước (trừ khi ông Trọng quá tham vọng quyền lực,điều mà ông vẫn chửi rủa người khác).

Cái lúc ''kiếm ai thay'' mới là lúc loạn đảng trành giành, chém giết nhau.

Thế nên, nếu sau cơn xuất huyết não này trung ương đảng CSVN không đặt vấn đề với ông Trọng về người kế nhiêm, ông Trọng tiếp tục làm đến hết nhiệm kỳ và làm thêm nhiệm kỳ nữa, đó mới là điều rất thú vị, bởi bất ngờ ông đột tử, đảng CSVN sẽ rơi vào hỗn loạn tranh giành nhau quyền lực kiểm soát thể chế. Thường khi đó, phe không thân ông Trọng sẽ chiến thắng phe thân ông, như trường hợp Mao Trạch Đông và Stalin. Số phận của bọn bè lũ bốn tên bên Trung Quốc và trùm mật vụ thân tin của Stalin là Beria là minh chứng rõ rệt nhất cho những tay chân của ông Trọng hiện nay, nếu ông đột tử.

Éo le là ai là người dám nói ông Trọng nên tìm người kế nhiệm, trong khi ông Trọng vẫn muốn làm. Kẻ nói ra điều mà ông Trong cho là phạm thượng ấy liệu có yên thân với ông.? Nhìn cách mà báo chí muốn bưng bít tin ông bị bệnh, cho thấy ông vẫn muốn làm cho đến khi ông chết mới thôi.

Nếu ông Trọng không muốn giã từ như vậy, ông còn muốn tiếp tục làm đến khi chết và không muốn giới thiệu người kế nhiệm?

Tôi thực sự khâm phục ông từ tận đáy lòng, bởi nếu thế ông chả lo gì cho sự bền vững cái đảng CS này khi ông chết đi. Có khi trong sâu thằm ông tham giữ chức như thế, có thể ông đã sắp đặt trong đầu để ông đi vào lịch sử trong tiếng khen ngàn đời của nhân dân.

Đó là khi ông chết, cái đảng CS khốn nạn này cũng chết theo ông.

Đấy là điều vĩ đại nhất mà ông làm trong đời, giá mà tôi nghĩ đúng như vậy.
_____________________________________________________ 

Góp ý từ độc giả "Hải Ngoại Phiếm Đàm":
"Nhìn cách mà báo chí muốn bưng bít tin ông bị bệnh, cho thấy ông vẫn muốn làm cho đến khi ông chết mới thôi."
Điều này sai !
Hệ thống truyền thông của đ. luôn luôn bưng bít sự thật nào có hại (mà thường thì sự thật nào cũng có hại có những kẻ luôn sống bằng sự dối trá) , gây dư luận trái ý đ. (mà đ. gọi là "tin đồn thất thiệt, gây hoang mang trong quần chúng, nói xấu lãnh đạo v.v...") Theo đ.thì mọi lãnh tụ tối cao của đ. đều sống mạnh khỏe cho tới khi đ. "cho phép chết", tức là sau khi nhóm họp cãi cọ , thống nhất một "kịch bản đẹp" có lợi cho uy tín đen của đ. ! Tên HCM được đ. "cho phép chết" một ngày sau khi " đang sống chuyển sang từ trần" là một thí dụ.

Mặt khác đ. sợ nhân dân "đem tin vui đến mọi nhà" và mọi người xôn xao "cầu cho nó chết mẹ nó đi cho rồi, "được" thằng nào đỡ thằng nấy !" Khác với truyền thống ở các nước dân chủ là người ta loan tin thật về tình hình sức khỏe đột biến của lãnh đạo nước như là một biến động trong chính trường cho người dân biết rõ , và ai có lòng thì cầu nguyện cho vị ấy được bình an .

Lần này thì tin đồn không phải là "thất thiệt" mà là "thập thiệt". Mỗi ngày, không riêng dân VN , mà còn có cả "đám củi sắp bị nó cho vô lò" cũng xì xào : " Cầu cho nó chết mẹ nó đi cho rồi !"

Thứ Năm, 18 Tháng Tư 20191:35 SA

Bac Tom
**

Bài viết rất chuẩn về ngôn từ của một người sinh ra và lớn lên trong lòng xã hội chủ nghĩa. Các từ ngữ xử dụng rất trung thực chính xác với sự kiện, cộng với sự hiểu biết về uy thế "Quyền huynh thế phụ" hay " Lão làng" trong xã hội đất Bắc và nhất là qui luật của đảng cộng sản, khó có ai có thể qua mặt được "Người buôn gió" .

Người buôn gió kết rất chân thành:
"Tôi thực sự khâm phục ông từ tận đáy lòng, bởi nếu thế ông chả lo gì cho sự bền vững cái đảng CS này khi ông chết đi. Có khi trong sâu thằm ông tham giữ chức như thế, có thể ông đã sắp đặt trong đầu để ông đi vào lịch sử trong tiếng khen ngàn đời của nhân dân. Đó là khi ông chết, cái đảng CS khốn nạn này cũng chết theo ông.
Đấy là điều vĩ đại nhất mà ông làm trong đời, giá mà tôi nghĩ đúng như vậy."

Rất khâm phục Người buôn gió, và cũng như ông, tôi rất mong muốn ông nghĩ đúng và tận sâu trong tâm khảm tôi khấn vái: ông Trong làm như thế, và làm càng sớm càng tốt, để cả nước thực sự tri ân ông ta.

Khách

18 April 2019

Một Cánh Bằng Rơi, thơ

 Dạo:
Vẫn chưa tàn cuộc đấu tranh,
Hỡi người chiến sĩ sao đành ra đi.


Một Cánh Bằng Rơi
   
(Kính dâng anh linh người chiến sĩ Quốc Gia 
vừa mới giã từ cuộc chiến ra đi)

Mùa Quốc Hận, hương trầm réo rắt,
Lòng tha hương quặn thắt từng cơn,
Mấy mươi năm giấc chập chờn,
Càng thương đất mẹ, nỗi hờn càng tăng.

Đường lữ thứ sầu dâng đặc quánh,
Tháng Tư buồn, một cánh bằng rơi,
Thù nhà nợ nước chưa vơi,
Thân kia dẫu thác, hồn thời nào quên.

     Dù không bỏ mình trên chiến địa,
     Nhưng lời thề chính nghĩa khắc sâu,
Can trường chiến đấu bấy lâu,
Thì giường bệnh ấy khác đâu chiến trường?

*

     Ngày mất nước đau thương bất hạnh,
Chim không may gãy cánh lần đầu,
Năm năm tù tội rừng sâu,
Lời thề cứu nước một câu nằm lòng.

Rồi đơn độc sổ lồng phá cũi,
Liều băng rừng, vượt núi, ra khơi,
Trải bao sóng gió tả tơi,
Lênh đênh đến được chân trời tự do.

Chẳng màng chuyện cơm no áo ấm,
Tiếp tục đời lính trận đấu tranh.
Dù cho mộng lớn chưa thành,
Tấm gương trung liệt lưu danh muôn đời.

Dẫu biết rõ cơ trời khắc nghiệt,
Nhưng khi nhìn nước Việt nát tan
Dưới bàn tay lũ Cộng gian,
Lẽ nào làm kẻ bàng quan cho đành.

Chuỗi ngày tháng gập ghềnh tiếp nối,
Một mình lo lặn lội "vá trời",
Cho dù mỏi sức mòn hơi,
Vẫn không hề thốt nửa lời thở than.

Khi thì chốn trại giam gặp nạn,
Suýt chết vì súng đạn công an,
Khi thì ngục tối Thái lan,
Hiên ngang coi nhẹ nguy nan gông cùm.

     Xông pha tận hang hùm mấy bận,
Quyết đem lời Quốc Hận truyền rao.
Nhưng thời không có, biết sao,
Cánh chim cô độc lao đao khốn cùng.

Chuyện thành bại, anh hùng nào sá,
Miễn giữ gìn chí cả không phai,
Một thân văn võ toàn tài,
Dù trời không tựa, vẫn hoài đấu tranh.
Trò phú quý công danh bỏ mặc,
Trọn đời vì xã tắc ruổi giong.
Than ôi, việc lớn chửa xong,
Người đà nhắm mắt, đau lòng nước non.

Trường chiến đấu hãy còn dang dở,
Cuộc chưa tàn người nỡ ra đi.
Nghẹn ngào giọt lệ phân ly,
Dù lòng vẫn biết "tử quy" lẽ thường.

Giờ người đã Thiên đường có chỗ,
Xin đừng quên nỗi khổ dân Nam,
Bao năm phải sống lầm than,
Dưới bàn tay lũ Việt gian cầm quyền.

*
Quê mẹ vẫn mây đen vần vũ,
Những người thân năm cũ mất dần.
Nếu không sớm có mùa Xuân,
Ngày về ắt phải mộ phần tìm nhau.

Nước nhà đã khổ đau vô hạn,
Mãi liên miên kiếp nạn chất chồng.
Mong sao giành lại non sông,
Để dân thôi phải ngóng trông mỏi mòn.

Khi đất nước hết còn Cộng sản,
Đàn chim xưa tỵ nạn về làng,
Trời quê rợp bóng Cờ Vàng,
Buồn không thấy cánh chim bằng năm nao.

Trần Văn Lương
Cali, Quốc Hận 2019

Ai mà chả chết ! Có gì đâu mà phải bí với mật !

Tin tức sức khỏe của lãnh tụ ở VN phải giữ bí mật. Thế nên ngay đài VOA cũng không có tin riêng của mình mà phải dựa vào các trang tiếng Việt:

"Trích dẫn nguồn tin riêng, trang tin tức Thoibao.de có trụ sở ở Berlin, Đức, viết: “Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vẫn trong tình trạng hôn mê sau khi bị đột quỵ (tai biến mạch máu não) ở Kiên Giang chiều ngày 14/4.”

Thông tin cập nhật vào lúc 7giờ 30 giờ địa phương hôm 14/4 của tờ báo này tường thuật rằng “ông Trọng đang nằm ở khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy và bị liệt nửa người bên trái.” Một nguồn tin khác từ trong nước nói với Thoibao.de rằng “Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng bị xuất huyết não.” (VOA)

Đài VOA cho hay vẫn chưa kiểm chứng được tin trên và phía chính phủ VN không có phản ứng chính thức nào trước những tin hiện đang loan truyền trên mạng, trong khi các trang bán chính thức của chính quyền thì cho rằng đây là những tin thất thiệt.

Lời bàn của Sóng Cồn:

Giữa lúc chính quyền cộng sản bán chính thức bác bỏ tin ông Trọng bị đột quy và liệt nửa người là những tin tức người dân không (thể) mục kích nhưng những gì người dân mắt thấy tai nghe là:

- Ông Trọng đột ngột bỏ ngang chuyến công du tại Kiên Giang.
- Ông được cấp tốc không vận từ bệnh viện Đa Khoa KIên Giang về bệnh viện Chợ Rẫy Sài Gòn, rồi từ Sài Gòn về Hà Nội.

Nếu Ông Trọng không bị liệt nửa người vì xuất huyết não (như thế lực thù địch loan ra) thì ông ta cứ việc đi ra trước cửa bệnh viện Chợ Rẫy tươi cười vẫy tay chào đồng bào một cái là xong ngay, chả đứa nào nó xuyên tạc được sức khỏe của Tổng Chủ.

Tháng Tư Cuồng Nộ, thơ

                
                   Nền: "Xô Dạt", tranh sơn dầu A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh

Công viên quốc gia Canada










16 April 2019

Tin ngắn: Cathedral Notre Dame de Paris bị hỏa hoạn


Vương cung thánh đường Notre Dame De Paris, một kiến trúc đã có từ thế kỷ 12, vừa bị hỏa hoạn làm sụp mái và tháp giữa vào hôm 15 tháng tư. Đoàn chữa lửa gồm 400 người được điều động tới và đã dập tắt được đám cháy sau 15 giờ cấp cứu. Hiện chưa xác định được nguyên nhân vụ hỏa hoạn nhưng theo cơ quan hữu trách nguyên nhân có vẻ như là một một rủi ro.

Hiện một số công ty và nhà mạnh thường quân đã hứa giúp tu bổ và tái tạo lại kiến trúc quý giá này. Số tiền hứa đóng góp theo BBC đã lên đến 700 triệu Euro.


14 April 2019

Trưa Hoàng Lan, đoản văn

Nguyễn Đức Tùng

Trong một ngôi chùa ở ngoại ô Sài Gòn, có lần tôi gặp một nữ tu lặng lẽ, trang nhã, bà mù một mắt, nhưng tôi không nhớ mắt nào. Sau này nhiều năm, đôi khi tôi nhớ mắt phải, đôi khi nhớ mắt trái, điều kỳ lạ là nhiều người khác có dịp gặp bà cũng có cảm giác ấy: khi họ nhớ bên phải, khi nhớ bên trái.

Mấy chục năm trước bà liên quan đến một vụ án, bị xử tù, sau đó được trả tự do theo điều khoản của một hiệp định hòa bình về việc thả tù nhân chính trị, tôi kín đáo nhìn kỹ hai bàn tay của bà, mảnh khảnh mềm mại, nhiều gân xanh của phụ nữ lớn tuổi, không có gì khác thường.

Người ta kể rằng, khi ra tòa, để phản đối bản án bất công và hiểm độc, bà đã tự chọc mù một mắt của mình, bằng cách nào? bằng dao? bằng que nhọn? hay bằng kim đan? hay đũa? hay muỗng? một người nói với tôi bà dùng một ngón tay, nhưng ngón tay nào?

Khuôn mặt bà làm tôi nghĩ đến cô Loan trong Đoạn Tuyệt. Bà đã đánh mất một nửa thị lực của mình, và có lẽ nếu không bị ngăn lại, bà đã sẵn sàng đánh mất toàn bộ ánh sáng, can đảm từ bỏ cuộc đời này, từ chối con đường đi tới ngày mai, từ chối tham dự vào những diễn tiến hoại tử hoại thư của tương lai, bà chống lại sự suy đồi của dân tộc bằng chính khả năng tự hủy, vì cố gắng cao nhất của lòng can đảm là giành lấy vai trò của thời gian, sự im lặng không mô tả được thái độ của bà: chỉ có bóng tối mới làm được điều ấy, đó là một cố gắng kỳ lạ chống lại sự dung tục.

Hơn mấy chục năm sau lần gặp gỡ ấy, tức là lúc tôi viết những dòng này, bà vẫn không được nhiều người biết đến, ba mươi năm sau nữa, cũng sẽ không có nhiều người biết đến, và đó là sự chọn lựa của bà, đó chính là người phụ nữ duy nhất đã nhìn ra ánh sáng của chính mình, của sự thật, và không cần đến bất kỳ thứ ánh sáng nào khác của mặt trời, khi bà đi qua những trò hèn hạ của xã hội ấy, nền chính trị ấy và của nền văn học nô lệ ấy, và của bọn trí thức a dua ấy, cùng thời, để không phải chứng kiến những nhà văn đồng nghiệp mà bà thương hại nhiều hơn là khinh miệt, và những kẻ thù độc ác mà bà khinh miệt nhiều hơn căm hận.

Và trong bóng tối và trong im lặng mà bà đã chọn lựa, không có chỗ cho thói thỏa hiệp tầm thường, dù nhân danh bất cứ một lý do nào, hợp lý đến đâu. 

Dưới bóng hai cây hoàng lan cao lớn, dịu dàng nhưng cô độc, người nữ tu ngồi đó, một nhà văn dũng cảm, một kẻ tàn tật tự nguyện, người làm chứng cuối cùng của tất cả thương tích của trí thức, ngước nhìn lên vòm lá cây xanh rợp nắng chói lóa, một buổi trưa mùa hạ, giấu một loài hoa thơm hương ngào ngạt mà lại thu kín mình sau lá, sau oi bức, bằng con mắt còn lại.

Bà phụ trách một quầy sách nhỏ, trong sân chùa, chuyên bán kinh kệ, nhưng lẫn với vài cuốn thơ văn hồi ấy rất hiếm. Tôi chọn mua một tuyển tập thơ, bọc trong giấy ni lông. Bà trả lại tôi tiền thối, những tờ giấy bạc cũ nhưng xếp ngay ngắn, tôi xin phép tặng lại bà số tiền lẻ, bà không lấy nhưng mỉm cười với tôi, vẻ biết ơn, đó là nụ cười rất đẹp, duy nhất của bà.

Khi về nhà, đọc trong cuốn sách bìa màu tím than, tôi tìm thấy bài thơ Mắt buồn, ‘‘còn hai con mắt khóc người một con’’, của trung niên Bùi thi sĩ.

Nguyễn Đức Tùng

LÚC VỀ GIÀ

1. Lúc về già mình sẽ tuyệt đối không được chủ quan nghĩ rằng còn khoẻ, còn sung sức để nghĩ và làm những việc như hồi thanh niên. Tiền bạc là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, SỨC KHOẺ là của mình.

2. Lúc về già mình nên quan tâm đến BẢN THÂN, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn và thích thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.

3. Lúc về già mình sẽ SỐNG GẦN CON mà không sống chung với bất cứ đứa nào, chỉ sống với...vợ. Nếu cứ thương con cái, sống với chúng nó thể nào cũng đến lúc mình ở trọ trong chính ngôi nhà của mình. Con không có tiền mua nhà thì thuê, không đủ tiền thuê mình hỗ trợ, quyết không ở chung, trai gái dâu rể gì cũng vậy hết, một tuần đến thăm nhau 1 lần vào ngày cuối tuần là đủ.

4. Lúc về già... rất già, nên đặt một chỗ ở một trung tâm DƯỠNG LÃO nào đó. Tiền ít ở chỗ xoàng, tiền nhiều ở chỗ tươm tất để được chăm sóc y tế tốt và có nhiều cơ hội vui chơi bên bạn đồng trang lứa.

5. Lúc về già nên và chỉ nói hai chữ "ngày xưa" (đúng hơn là những câu chuyện hoài niệm) với BẠN đồng niên, tuyệt đối không nói với lũ trẻ, vì chúng sẽ cho mình bị dở hơi. Với tụi trẻ chỉ nói "ngày mai" và chỉ trả lời khi chúng hỏi. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già. Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt.

6. Lúc về già, mình sẽ dành thời gian đi THĂM VIẾNG những vùng đất mà chưa bao giờ đặt chân đến.

7. Lúc về già mình phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “CON CHIM BAY LƯỢN”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao phẩm chất cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.

8. Lúc về già đừng bao giờ đến CƠ QUAN CŨ nếu như chưa nhận được một lời mời trân trọng, vào những dịp đặc biệt.

9. Lúc về già cần HIỂU rõ:

- Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.

- Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó.

- Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn. Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút hỏi vài câu là thấy đủ rồi. Con tiêu tiền cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ. Nhà cha mẹ là nhà con; nhà con không phải là nhà cha mẹ. Khác nhau là thế, mình phải coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, mà không mong báo đáp, chờ báo đáp là tự làm khổ mình.

- Ốm đau trông cậy ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu. Trông vào bạn đời ư? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi. Vậy nên cần chuẩn bị tài chính để sẵn sàng thuê người chăm sóc để con cái đỡ vất vả vì mình.

- Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống….). Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh). Người khôn phòng bệnh, chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống. Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh…. Tất cả đều là muộn.

- Phẩm chất cuộc sống của người già cao hay thấp tùy thuộc nhiều vào cách suy nghĩ. Suy nghĩ tích cực là khi xét việc sẽ tự hỏi có lợi hay không. Suy nghĩ lạc quan khi sắp xếp cuộc sống sẽ khiến tuổi già trở nên đầy sức sống và tự tin, cuộc sống thêm hương vị. Chớ tiêu cực, bi quan sẽ mau già, chóng chết

- “Hoàn toàn khỏe mạnh” là thân thể, tâm lý và đạo đức đều khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện. Đươc như vậy sẽ sống vui, sống lâu..

10. Lúc về già mình sẽ THỰC HIỆN: 3 quên, 4 có, 5 không và 6 vị bác sỹ.

3 QUÊN
* Một quên mình tuổi đã già
Sống vui, sống khỏe, lo xa làm gì.
* Hai là bệnh tật quên đi
Cuộc đời nó thế, việc gì nhọc tâm
* Ba quên thù hận cho xong
Ăn ngon ngủ kỹ để lòng thảnh thơi.

4 CÓ

* Một nên có một gia đình
Vì không – homeless – người khinh lẽ thường
* Hai cần phải có nhà riêng
Đói no cũng chẳng làm phiền dâu, con
* Ba là trương mục ngân hàng
Ít nhiều tiết kiệm an thân tuổi già
* Bốn cần có bạn gần xa
Tri âm, tri kỷ để mà hàn huyên.

5 KHÔNG

* Một không vô cớ bán nhà
Dọn vào chung chạ la cà với con
* Hai không nhận cháu để trông
Nhớ thì thăm hỏi bà, ông, cháu mừng
* Ba không cố gắng ở chung
Tiếng chì, tiếng bấc khó lòng tránh lâu
* Bốn không từ chối yêu cầu
Ít nhiều quà cáp con, dâu, cho mình
* Năm không can thiệp nhiệt tình
Đời tư hay việc riêng phần của con.

6 VỊ
Bác sĩ tốt nhất trong đời:

* Ánh nắng mặt trời
* Nghỉ ngơi
* Thể dục
* Ăn uống điều độ
* Tự tin
* Bạn bè

Cuối cùng luôn xác định TƯ TƯỞNG: 

“Sinh - bệnh - lão - tử” là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống đàng hoàng để không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu CHẤM HẾT THẬT TRÒN ./.

Điệp viên Trung Cộng nằm vùng đã đánh cắp bí mật kỹ thuật của hãng bán dẫn Hà Lan ASML

Tờ báo tài chính Hà Lan “Het Financieele Dagblad” cho biết hôm 11/4, các nhân viên Trung Quốc ăn cắp bí mật thương mại của nhà sản xuất chip Hà Lan ASML, Reuters đưa tin.

Theo điều tra của Het Financieele Dagblad, các điệp viên Trung Quốc đã đánh cắp bí mật thương mại máy khắc quang (mask aligner – công nghệ khắc hình và tạo linh kiện) của ASML – nhà sản xuất chip lớn nhất Hà Lan và thế giới. Vụ đánh cắp đã khiến ASML tổn thất hàng trăm triệu đô la, đây là vụ gián điệp lớn nhất trong lịch sử các công ty Hà Lan.

Báo cáo nói rằng, những “gián điệp Trung Quốc” này là nhân viên nghiên cứu và phát triển cấp cao của công ty, họ có quyền truy cập vào mạng lưới nội bộ của chi nhánh ASML San Jose tại Hoa Kỳ. Họ đã lợi dụng chức vụ của mình đánh cắp mã nguồn, phần mềm, chiến lược định giá của công ty, và hướng dẫn sử dụng thiết bị máy khắc quang chỉ được lưu hành nội bộ, và chuyển tất cả thông tin có được cho đối thủ cạnh tranh XTAL – một công ty có mối liên hệ với Trung Quốc.

Một số nhân viên cũ của ASML ở thung lũng Silicon Hoa Kỳ đã thành lập XTAL vào năm 2014, và công ty mẹ của XTAL là Công ty TNHH Công nghệ Vi điện tử Tinh Nguyên Đông Phương của Trung Quốc.

Một năm sau, XTAL đã thành công trong việc chiếm đoạt các khách hàng lớn của ASML, bao gồm Samsung của Hàn Quốc.

Vào tháng 11/2018, ASML đã kiện XTAL ra tòa với lý do “chiếm dụng bí mật thương mại”. Tòa án phán quyết XTAL phải bồi thường cho ASML số tiền 233 triệu USD (hơn 5400 tỷ đồng). Một tháng sau, XTAL nộp đơn xin phá sản.

Phán quyết trước đó không hề thu hút sự quan tâm chú ý của công chúng, và chính ASML cũng cho biết, họ không tìm thấy chuyện này có mối quan hệ gì với chính phủ Trung Quốc. Tuy nhiên, Het Financieele Dagblad nói rằng, theo nghiên cứu của họ cho thấy, công ty mẹ ở Trung Quốc của XTAL có mối liên hệ với Bộ Khoa học Công nghệ Trung Quốc.

ASML là công ty đứng đầu ngành bán dẫn thế giới.

Theo một báo cáo bí mật của Tinh Nguyên Đông Phương, Bộ Khoa học Công nghệ Trung Quốc đã hỗ trợ kinh phí một dự án của XTAL, dự án có tôn chỉ “củng cố vị thế của công nghệ bán dẫn Wafer của Trung Quốc trên thị trường Wafer quốc tế”.

Đài NOS tại Hà Lan đưa tin, chính quyền Trung Quốc thường dùng thủ đoạn mua chuộc các nhân viên người Trung Quốc làm việc tại các công ty phương Tây để đánh cắp bí mật công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ được thế giới tự do bảo hộ. Điển hình là các giáo sư khoa học kỹ thuật trong chương trình “Kế hoạch nghìn nhân tài” của Bắc Kinh.

Kỹ sư Đặng Tiểu Thanh (Deng Xiaoqing) của tập đoàn General Electric Hoa Kỳ, đã bị Cục Điều tra Liên bang (FBI) bắt giữ vì bị cáo buộc liên quan đến đánh cắp tài liệu số cơ mật, và cung cấp cho đối thủ cạnh tranh của General Electric ở Trung Quốc vào ngày ngày 1/8/2018.

ASML có trụ sở chính tại Veldhoven, Hà Lan, là công ty cung cấp hệ thống khắc bán dẫn lớn nhất thế giới, 10 công ty sản xuất sản phẩm bán dẫn lớn trên thế giới đều là khách hàng của ASML.

Vân Du
(Đại Kỷ Nguyên)
 

Hội CSV QGHC Nam California tổ chức Buổi Tưởng Niệm 30.4


Người đặt tên cho đường phố Saigon trước 1975

Từ lâu, tôi đã khâm phục cách đặt tên cho đường phố ở Saigon và vẫn đinh ninh rằng đó là một công trình có sự đóng góp trí tuệ của nhiều người, một hội đồng gồm nhiều học giả, sử gia, nhà văn uy tín…

Nhưng thật là bất ngờ khi được biết kiệt tác lịch sử này đã được hoàn thành bởi… một công chức. Người đó là Trưởng Phòng Họa Đồ thuộc Tòa Đô Chánh . Ông Ngô Văn Phát , Nhà văn – bút hiệu Thuần Phong, sinh ngày 16-10-1910 tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

**

Chuyện là:

Sau hiệp định Genève tháng 7 năm 1954 Pháp bàn giao chính quyền cho Chính Phủ Bảo Đại, với Thủ Tướng Ngô Đình Diệm.

Để đánh dấu việc giành độc lập từ tay người Pháp, Toà Đô Chánh Sài Gòn được lệnh gấp rút thay thế toàn bộ tên đường từ tên Pháp qua tên Việt trong khoảng thời gian ngắn nhất, nhiệm vụ này được giao cho Ty Kỹ Thuật – Phòng Hoạ Đồ. Sau hơn ba tháng nghiên cứu, ông Ngô Văn Phát đã đệ trình lên Hội Đồng Đô Thành, và toàn bộ danh sách tên đường ấy và được chấp thuận. Các đường được đặt tên với sự suy nghĩ rất lớp lang mạch lạc với sự cân nhắc đánh giá bao gồm cả công trạng từng anh hùng, phù hợp với địa thế, và các dinh thự đã có sẵn từ trước. Tác giả đã cố gắng đem cái nhìn vừa tổng quát lại vừa chi tiết, những khía cạnh vừa tình vừa lý, đôi khi chen lẫn tính hài hước, vào việc đặt tên hiếm có này. Tôi xin kể ra đây vài thí dụ, theo sự suy đoán riêng của mình, bởi vì ông có nói ra đâu, nhưng tôi thấy rõ ràng là ông có ý ấy:Đầu tiên là những con đường mang những lý tưởng cao đẹp mà toàn dân hằng mơ ước: Tự Do, Công Lý, Dân Chủ, Cộng Hoà, Thống Nhất. Những con đường hoặc công trường này đã nằm ở những vị trí thích hợp nhất.

Đường đi ngang qua Bộ Y Tế thì có tên nào xứng hơn là Hồng Thập Tự.

Đường de Lattre de Tassigny chạy từ phi trường Tân Sơn Nhất đến bến Chương Dương đã được đổi tên là Công Lý, vì đi ngang qua Pháp Đình.

Đại Lộ Nguyễn Huệ nằm giữa trung tâm Sài Gòn nối từ Toà Đô Chánh đến bến Bạch Đằng rất xứng đáng cho vị anh hùng đã dùng chiến thuật thần tốc phá tan hơn 20 vạn quân Thanh. Đại Lộ này cũng ngắn tương xứng với cuộc đời ngắn ngủi của Ngài.

Những danh nhân có liên hệ với nhau thường được xếp gần nhau như Đại Lộ Nguyễn Thái Học với đường Cô Giang và đường Cô Bắc, cả ba là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Hoặc đường Phan Thanh Giản nằm gần đường Phan Liêm Phan Ngữ là 2 người con Ông , đã tiếp tục sự nghiệp chống Pháp sau khi Phan Thanh Giản tuẫn tiết. Ông Cao Thắng chuyên gia làm súng thì “được” ở gần 2 Nhà kháng chiến Nguyễn thiện Thuật và Phan đình Phùng.

Những đại lộ dài nhất được đặt tên cho các anh hùng Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Lê Lợi và Hai Bà Trưng. Mỗi đường rộng và dài tương xứng với công dựng nước giữ nước của các ngài. Đường mang tên Lê Lai, người chịu chết thay cho Lê Lợi thì nhỏ và ngắn hơn nằm cận kề với đại lộ Lê Lợi.
Đường Khổng Tử và Trang Tử trong Chợ Lớn với đa số cư dân là người Hoa.

Bờ sông Sài Gòn được chia ra ba đoạn, đặt cho các tên Bến Bạch Đằng, Bến Chương Dương, và Bến Hàm Tử, ghi nhớ những trận thuỷ chiến lẫy lừng trong lịch sử chống quân Mông Cổ, chống Nhà Nguyên của Hưng Đạo Đại Vương vào thế kỷ 13. Thẳng góc với hai đường Bà Huyện Thanh Quan và Đoàn Thị Điểm là đường Hồ Xuân Hương. Ba nữ sĩ nằm bên cạnh nhau, thật là có lý…

Năm 1957 ông Ngô Văn Phát có bài đăng trên bộ Tự điển Encyclopedia – Britannica ở Luân Đôn (Anh Quốc). Đó là chuyên đề Khảo cứu về thành phố Sài Gòn. Năm 1964 chuyên đề Ca dao giảng luận in trên tạp chí Trường Viễn đông Bác cổ ở Paris (sau in thành sách ở Sài Gòn). Cùng năm này Trường Cao học Sorbonne (Paris), ông cũng có chuyên đề Nguyễn Du et la métrique populaire (Nguyễn Du với thể dân ca) trong bộ sách nhan đề: Mélanges sur Nguyen Du (Tạp luận về Nguyễn Du).

Những năm 1970s ông được mời thỉnh giảng môn Văn học dân gian tại Đại học Văn khoa, Sư phạm Huế và Cần Thơ.

Ông mất vào năm 1983 tại Sài Gòn thọ 73 tuổi

Nguyễn văn Luận/Hanhla

10 April 2019

Tháng Tư Buồn, thơ


Bẫy nợ của Trung Quốc có đáng sợ?

Phạm Sỹ Thành

Liên quan đến việc triển khai các dự án Vành đai, Con đường (BRI) giữa Trung Quốc và các nước khác trong 5 năm qua, nổi lên hai đặc điểm khiến Mỹ liên tục tấn công vào BRI là (i) BRI làm các quốc gia mắc nợ Trung Quốc, rơi vào bẫy nợ không trả được và (ii) Trung Quốc cung cấp phát triển chất lượng thấp (low-quality). Liên quan đến “bẫy nợ (debt trap)” có một số câu hỏi quan trọng cần làm rõ:

    1. Thế nào là bẫy nợ?
    2. Vì sao vay vốn Trung Quốc lại rơi vào bẫy nợ (nếu có)
    3. Bẫy nợ thì hậu quả thế nào?
    4. Các quốc gia làm thế nào để tránh bẫy nợ?

VỀ CÂU HỎI ĐẦU TIÊN: thế nào là một “bẫy nợ”?

Tôi cho rằng một bẫy nợ được hình thành khi có (đủ) 4 yếu tố sau: (i) các khoản vay lớn, (ii) lãi suất cao, (iii) vay trong thời gian ngắn (10 – 15 năm), ít ân hạn để phục vụ xây dựng hệ thống CSHT có mức quay vòng vốn lớn dẫn đến việc quốc gia mất khả năng trả nợ và phải (iv) dùng các nguồn lực khác (tài nguyên, chủ động về chính sách, ủng hộ về chính trị v.v.) để trả nợ.

VỀ CÂU HỎI 2: vì sao vay vốn Trung Quốc lại rơi vào bẫy nợ?

Nghiên cứu của tôi phát hiện rằng, có 6 nguyên nhân.

(i) Trung Quốc thường cho các nước có xếp hạng tín nhiệm rất thấp vay vốn. Các quốc gia nằm trong chiến lược BRI được xếp hạng tín nhiệm của Fitch chỉ dao động từ B đến BBB. Trung Quốc thường bị coi là quá mạo hiểm trong hoạt động đầu tư. Trong giai đoạn 2013 – 2015, có 6/10 quốc gia được Trung Quốc cấp tín dụng phát triển nằm trong danh sách bị OECD đánh giá có mức “rất rủi ro” về đầu tư phát triển, trong khi con số này của WB chỉ là 2 quốc gia. Nợ công của 27 nước BRI trong đánh giá xếp hạng của Moody (2017) là “junk” (mức thấp nhất trong nấc thang xếp hạng), trong khi 14 nước khác không được xếp hạng . Có 6/36 quốc gia từng nhận các khoản hỗ trợ của IMF và WB để xử lý vấn đề nợ xấu thông qua sáng kiến HIPC là các nước BRI gồm Afghanistan, Bolivia, Ethiopia, Guyana, Madagascar, và Senegal

(ii) Nhiều nước BRI sau khi vay vốn cũng không đủ khả năng đưa ra các đánh giá tác động của dự án, và trong một nền chính trị tràn ngập tham nhũng với chất lượng quản trị yếu kém, lãnh đạo các địa phương có thể tìm đến BRI để trục lợi cho địa phương và cá nhân.

(iii) Trung Quốc thiếu kinh nghiệm cho vay và thường cho vay với các tiêu chuẩn khác biệt với thông lệ/tiêu chuẩn quốc tế. Hầu hết các khoản cho vay của định chế tài chính nhà nước Trung Quốc ở nước ngoài là dựa trên các điều khoản thương mại và không ưu đãi, chỉ có 20% các khoản cho vay phát triển của Trung Quốc phù hợp với tiêu chí của Uỷ ban Viện trợ Phát triển OECD (DAC) đối với viện trợ phát triển chính thức (ODA) trong giai đoạn 2000 – 2014 . Trong khi đó con số này của Mỹ là 93% và của các nước OECD là 80,6%, của WB là 35,6% .

(iv) Các định chế tài chính đa phương và các bên cung cấp tài chính phát triển song phương chủ chốt đều công khai điều khoản tài chính đối với các khoản vay dành cho chính phủ, trong khi đó các ngân hàng chính sách của Trung Quốc không cung cấp báo cáo về các khoản cho vay theo quốc gia, càng không tiết lộ thông tin về điều khoản vay vốn, khiến cho việc ước lượng nợ quốc gia từ các khoản vay Trung Quốc trở nên vô cùng khó khăn và tạo điều kiện cho tham nhũng.

(v) Trung Quốc không chính thức tham gia vào bất kỳ cơ chế đa phương nào để xử lý vấn đề nợ công hoặc điều phối cùng các chủ nợ chủ chốt khác. Trung Quốc đóng vai trò quan sát nhưng không phải thành viên của Câu lạc bộ Paris.

(vi) Chi phí vay vốn của Trung Quốc quá đắt. Tại Thái Lan, Pakistan, Sri Lanka, Malaysia, Myanmar v.v. vốn vay Trung Quốc đều đắt hơn so với vay các MDB.



VỀ CÂU HỎI 3: bị bẫy nợ thì hậu quả là gì?

Mất chủ quyền qua con đường kinh tế thông qua “bẫy nợ” là lời cảnh tỉnh từ thực tiễn hợp tác BRI của nhiều nước đang phát triển với Trung Quốc. Cơ chế mất chủ quyền đến từ việc khi Trung Quốc cho vay vốn lớn để đầu tư vào một dự án CSHT quy mô lớn, nhưng năng lực trả nợ và sinh lợi của dự án ở mức thấp, không đủ trả nợ thì chính CSHT đó sẽ được bàn giao cho Trung Quốc quyền vận hành, kinh doanh trong một thời gian dài (ví dụ 99 năm) như một cách để hạch toán khoản nợ vay. Những cái bẫy đối với nước sở tại từ vốn Trung Quốc gồm có (i) lãi suất cao; (ii) công ty Trung Quốc giành tỷ lệ lớn trong doanh thu hàng năm của công trình khiến lợi ích thực tế của công ty bản địa ở mức rất thấp; (iii) đề nghị tiếp quản toàn bộ đối với công trình hiện thời. Điển hình là cảng Hambantota và Colombia (đều của Sri Lanka); cảng Kyaukpyu (của Myanmar), cảng Sihanoukville (của Campuchia).

Ngoài ra, khi các nước tìm cách từ chối tiếp tục vay hoặc điều chỉnh điều khoản Trung Quốc đã gây sức ép. Chẳng hạn Trung Quốc dừng cấp vốn cho 3 dự án của Pakistan vào tháng 11/2017 khi nước này đòi đàm phán lại điều khoản của CPEC.

CÂU HỎI THỨ 4: các quốc gia làm thế nào khi rơi vào bẫy nợ?

(i) Đối với Myanmar, dự án cảng biển nước sâu Kyaukpyu – không nằm trong danh mục CMEC – làm dấy lên lo ngại về chủ quyền, quyền kiểm soát và mắc nợ Trung Quốc. Dự án này gồm hai hợp phần: một cảng nước sâu (vốn ban đầu 7,3 tỷ USD) và một khu công nghiệp rộng 1000 mẫu Anh (trị giá 2,7 tỷ USD) . Chi phí xây cảng Kyaukpyu được mô tả là “đắt một cách nhân tạo” . Khoản nợ nước ngoài của Myanmar hiện nay chiếm 14,5% GDP (năm 2018) trong đó 41% là nợ Trung Quốc (tương ứng với 3,87 tỷ USD), mức lãi suất cho vay ưu đãi của Trung Quốc từ 0 – 4,5% trong khi lãi suất của ADB chỉ dao động từ 0,01 – 1,5% với khoản vay 872 triệu USD (cho giai đoạn 2017 – 2022) và chính phủ Nhật Bản cho Myanmar vay 2,13 tỷ USD (chiếm 23,3% tổng nợ nước ngoài của Myanmar) chỉ với lãi suất 0,01% trong thời hạn vay 40 năm . Chính với lo lắng tài chính này, năm 2018, chính phủ Myanmar đã yêu cầu Tập đoàn CITIC – một tập đoàn DNNN Trung Quốc – cắt giảm quy mô dự án cảng Kyaukpyu từ 7,3 tỷ USD xuống còn 1,3 tỷ USD (giảm hơn 80% chi phí) với thiết kế ban đầu 10 bến tàu giảm xuống còn 2 bến . Đồng thời, tại Kyaukpyu SEZ, Myanmar muốn giảm cổ phần của Trung Quốc từ 85% xuống còn 70% nhưng điều này vẫn chưa được đưa vào các thoả thuận của CMEC .

(ii) Pakistan là quốc gia “nửa đồng minh” quan trọng nhất của Trung Quốc. Năm 2017, chính phủ Pakistan đã tuyên bố đàm phán lại dự án đầu tư đập Diamer-Bhasha trị giá 14 tỷ USD thuộc CPEC .

(iii) Malaysia. Nổi tiếng nhất trong số những trường hợp xét lại đối với các dự án BRI là trường hợp Malaysia. Ngày 21/8/2018, ngày cuối cùng trong chuyến thăm chính thức kéo dài 5 ngày đến Trung Quốc, Malaysia đưa ra tuyên bố sẽ “dừng ở thời điểm hiện tại” các dự án nêu trên.

(iv) Thái Lan, thay vì xây dựng tuyến đường sắt Nong Khai – Bangkok dài 873km, tốn 10,8 tỷ USD, chính phủ chỉ phê duyệt tuyến Bangkok – Ratchasima dài 500km với chi phí 5,8 tỷ USD. Và trên thực tế chỉ xây dựng 3,5km rồi dừng.

Nguồn: Facebook Phạm Sỹ Thành

09 April 2019

Tin rút gọn

Hoa Kỳ sẽ không tham dự thượng đỉnh lần thứ hai về Sáng Kiến Một Vành Đai Một Con Đường

Hoa Kỳ sẽ không cử một phái đoàn cao cấp nào đến dự thượng đỉnh lần thứ hai về Sáng Kiến Một Vành Đai Một Con Đường của Trung Quốc dự trù trong tháng Tư tại Bắc Kinh.

Bộ Ngoại Giao Mỹ đã cho biết như trên vào hôm 02/04/2019, nêu bật quan ngại của Washington về cách vận hành tài chánh của dự án.

Trả lời hãng tin Anh Reuters, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ Robert Palladino xác nhận rằng Washington sẽ không gửi các quan chức cấp cao từ Hoa Kỳ qua Trung Quốc dự hội nghị.

Theo ông Palladino, Mỹ «sẽ tiếp tục nêu lên quan ngại về các hoạt động tài chính không rõ ràng, cách quản trị kém cỏi và coi thường các tiêu chí và chuẩn mực được quốc tế chấp nhận, làm suy yếu nhiều tiêu chuẩn và nguyên tắc thường được dựa vào để phát triển toàn diện, bền vững và duy trì sự ổn định». 
**

Tàu chiến Mỹ tới Biển Đông mang theo số lượng F-35 nhiều bất thường

(VOA) Tàu tấn công đổ bộ USS Wasp của Hải quân Hoa Kỳ gần đây được nhìn thấy đi qua Biển Đông trên đường đến Philippines mang theo số lượng F-35 nhiều bất thường.

Tàu Wasp mang theo ít nhất 10 máy bay chiến đấu tàng hình F-35B Lightning II, nhiều hơn con số thông thường là 6 máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Tin này được National Interest đăng tải đầu tiên. Trang tin này cho biết thêm là con tàu có thể đang thử nghiệm khái niệm "tàu sân bay hạng nhẹ" phục vụ chiến tranh.

Tàu tấn công đổ bộ này hiện đang tham gia cuộc tập trận Balikatan, trong đó "các lực lượng Mỹ và Philippines sẽ tiến hành các hoạt động đổ bộ, huấn luyện bắn đạn thật, tác chiến đô thị, hoạt động không quân và phản ứng chống khủng bố", Hải quân Mỹ đưa ra tuyên bố hồi cuối tuần qua liên quan đến việc tàu Wasp đến Philippines.  

F-35B là một biến thể dành cho Thủy quân Lục chiến trong họ máy bay mang tên Chiến đấu cơ Tấn công Hỗn hợp. F-35B, được tuyên bố là sẵn sàng chiến đấu vào năm 2015, có thể cất cánh với khoảng chạy đà ngắn và hạ cánh theo chiều thẳng đứng, và phù hợp để hoạt động trên các tàu tấn công đổ bộ.
**

Boeing nhận lỗi vụ 2 phi cơ rớt gây thiệt mạng gần 350 

SEATTLE, Washington (NV) — Tổng giám đốc công ty Boeing hôm Thứ Năm, 4 Tháng Tư, đã lần đầu tiên nhận rằng một hệ thống điều khiển phi cơ mới vừa được sử dụng đã gây ra hai tai nạn làm gần 350 người thiệt mạng, và ông cũng xin lỗi gia đình cùng bạn bè của các nạn nhân.

Theo bản tin của tờ USA Today, qua một đoạn video đưa lên Twitter, Tổng Giám Đốc Dennis Muilenburg nói rằng “chúng tôi ở công ty Boeing xin lỗi về việc có những người thiệt mạng trong các tai nạn 737 mới gần đây và đang cố gắng hết sức về vấn đề an toàn để bảo đảm rằng thảm kịch như thế này sẽ không bao giờ xảy ra nữa.”
**

Microsoft phát hiện máy tính xách tay của Huawei có phần mềm gián điệp

Một phần lỗi trong máy tính xách tay Matebook của hãng công nghệ Trung Quốc có thể bị sử dụng để chiếm quyền kiểm soát máy, báo Times tường thuật.

Đây là lỗi (của Huawei) do các nhà nghiên cứu của Microsoft phát hiện ra. "Lỗ hổng phức tạp" này có lẽ có từ giai đoạn sản xuất, một chuyên gia nói với BBC News.

Huawei hiện đang bị xem xét ngày càng chặt chẽ trên thế giới quanh việc hãng có quan hệ với chính phủ Trung Hoa chặt chẽ tới mức nào.
**

Brunei: tình dục đồng tính sẽ bị trừng phạt bằng cách ném đá đến chết.

Luật mới bắt đầu có hiệu lực hôm thứ Tư 3/4, cũng áp dụng cho một loạt các tội phạm khác, bao gồm cắt cụt chi cho hành vi trộm cắp.

Quốc gia Đông Nam Á nhỏ bé Brunei đang đưa ra các luật Hồi giáo hà khắc mới trong đó tình dục đồng tính trở thành một hành vi phạm tội bị trừng phạt bằng cách ném đá đến chết.

Động thái này lập tức bị cộng đồng quốc tế lên án.

Cộng đồng đồng tính Brunei 'sốc' và sợ hãi trước "những hình phạt thời trung cổ" này.

Theo luật mới, các cá nhân sẽ chỉ bị kết án tình dục đồng giới nếu họ thú nhận hoặc bị bốn nhân chứng nhìn thấy thực hiện hành vi này.

Đồng tính luyến ái bị coi là bất hợp pháp ở Brunei và bị phạt tới 10 năm tù.
 **

Malaysia bắt đầu xét xử cựu thủ tướng bị cáo buộc tội tham nhũng, lạm quyền

Theo Reuters, ông Najib, cụu thủ tướng Mã Lai, đã xuất hiện ở phiên tòa đầu tiên trong số nhiều phiên tòa mà ông sẽ phải đối mặt với cáo buộc tham nhũng.

Ông Najib đang phải đối mặt với 7 tội danh: 3 tội hình sự về bội tín và 3 tội danh về rửa tiền và 1 cáo buộc lạm quyền.

“Bị cáo không ở trên luật pháp, và việc truy tố và phiên tòa này sẽ đóng vai trò là tiền lệ”, Tổng chưởng lý Tommy Thomas nói trong tuyên bố mở đầu.

Theo Reuters, rất hiếm khi Tổng chưởng lý Malaysia mở đầu cho quá trình xét xử, và sự hiện diện của ông trong vụ này báo hiệu tầm quan trọng của chính phủ Thủ tướng Mahathir Mohamad gắn cho phiên tòa.