28 May 2010

Bài được thân hữu giới thiệu

Ban Việt Ngữ đài BBC và Việt Nam

Trong thời gian gần 10 năm trở lại đây, người Việt hải ngoại nhận xét với nhiều bất mãn cho rằng các nhân viên ban tiếng Việt của đài BBC là Việt Cộng, ý nói họ là nhân viên của nhà cầm quyền Việt nam, chuyên loan tin một chiều. Nhưng đó chỉ là những đồn đãi và bất mãn mà chưa ai nêu lên một bằng chứng nào. Nhưng qua dip tiếp xúc trực tiếp, một thành viên trong ban Việt Ngữ đài BBC đã vô tình hé lộ cho người viết rằng gần như họ làm việc khá chặt chẽ với sự chỉ đạo của nhà cầm quyền Cộng sản Việt nam.
Nghe giọng nói của các xướng ngôn viên trong ban tiếng Việt BBC trong gần 10 năm trở lại, người Việt hải ngoại nhận ra ngay đó là giọng nói của những người miền Bắc hay từ miền Bắc vào Nam sau 1975 hay con cháu của những người này dù được sinh đẻ trong Nam. Kể từ ngày 30/4/1975, cùng với hàng triệu người miền Bắc tràn vào Nam là giọng nói đặc biệt của họ, giọng của người Hà Nội hiện nay mà họ tự hào là một giọng nói chuẩn. Cộng đồng người Việt hải ngoại thì không cho rằng đó là giọng nói chuẩn của người Hà Nội trước 1954.

Nhưng với chương trình phát thanh Việt Ngữ của một đài hải ngoại như đài VOA mà người viết có thời gian làm việc thì nhận định của người Việt hải ngoại về giọng nói của người miền Bắc hiện nay không thành vấn đề. Điều quan trọng là các chương trình đó đang nhắm tới các thính gỉa trong nước và họ thấy rằng người Việt hải ngoại xa nước lâu ngày rồi, giọng nói không còn dễ nghe đối với người trong nước nữa, vì thế về lâu về dài họ muốn tuyển các xướng ngôn viên và biên tập viên từ trong nước để dễ tiếp cận thính giả trong nước hơn. Tuy nhiên hiện nay đại đa số nhân viên kỳ cựu của ban Việt ngữ đài VOA vẫn là người Việt hải ngoại thế hệ thứ nhất và cộng đồng người Việt hải ngoại thế hệ thứ nhất tại Hoa Kỳ, thông thạo cả tiếng Anh và tiếng Việt vẫn còn thừa khả năng cung ứng nhân lực cho nên ban Việt ngữ đài VOA chưa tuyển nhiều nhân viên từ trong nước.

Có lẽ đài BBC cũng có mục tiêu tuyển dụng nhân viên ban Việt ngữ từ trong nước như đài VOA. Đồng thời tại Anh quốc, đa số thuyền nhân thế hệ thứ nhất đều gốc miền Bắc, trình độ văn hóa thấp, lại không chịu và không có khả năng theo học đại học Anh quốc nên không cung cấp được đủ nhân lực thông thạo cả hai ngôn ngữ cho ban Việt ngữ đài BBC. Hai lý do vừa nêu khiến BBC phải tìm mướn những người trẻ tốt nghiệp đại học trong nước. Trong 10 năm qua, những giọng nói quen thuộc với thính giả từ trước 1975 của các xướng ngôn viên người miền Nam đã biến mất, chỉ còn các xướng ngôn viên gốc miền Bắc với giọng nói của đặc thù của họ.

Việc tuyển dụng người từ trong nước chính là đầu mối để nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thực hiện 2 mục tiêu: 1-Lợi ích cá nhân: Chỉ cho phép các con cái những cấp lớn được thu dụng vào BBC. 2-Lợi ích tình báo: Thực hiện chiến thuật cổ điển về tình báo của miền bắc là “Nằm sâu, leo cao” để thu thập tin tức của nước ngoài và dần dần tiến tới khuynh đảo cơ quan truyền thông nước ngoài, biến cơ quan truyền thông nước ngoài thành cái loa tại hải ngoại của truyền thông “lề phải” ở trong nước. Chiến thuật tình báo “nằm sâu, leo cao” đã được chính quyền miền Bắc áp dụng thành công trong rất nhiều trường hợp trong chiến tranh Việt nam, ví dụ họ đã cài được cả nhân viên tình báo làm cố vấn tổng thống miền Nam (điệp viên Huỳnh Văn Trọng) và cài được một nhà báo có uy tín trong giới báo chí quốc tế (điệp viên Phạm Xuân Ẩn.)


(Anh NMT Toronto giới thiệu)

No comments:

Post a Comment

Người Việt Nam Giầu Tình Cảm

Ở Việt Nam 9 người dân nuôi một công chức. Ở Trung Quốc 170 người dân nuôi một công chức. Ở Nga 200 người dân nuôi một công chức. Ở Mỹ 4...