Nhớ ơn Quốc Tổ không phải chỉ là việc trong một ngày, trong vài tuần trưng hoa rước đuốc, gõ mõ cầu kinh, thắp hương khấn vái. Ngày giỗ Tổ còn là dịp để con dân Đại Việt tìm hiểu về nguồn cội của mình. Nhưng nói thì dễ, có mấy ai trong chúng ta có thì giờ để đọc và tìm hiểu sâu xa mình từ đâu mà ra, dòng sinh mênh nào đã uốn nắn tạo dựng nên đời sống tinh thần của mình hôm nay.
May thay trôi theo dòng thực tiễn cơm áo, vẫn còn, dù hiếm hoi, những ngọn sóng nhấp nhô cố gắng vươn lên nhìn về nguồn giải quyết cho xong những khắc khoải, những suy tư lo âu về sinh mệnh dân tộc mình. Thế nên đại đa số chúng ta, như những thành viên của một tập hợp, nhờ đó trở thành những người may mắn.
Nhân đây Diễn Đàn xin thành thật cám ơn thân hữu Nguyễn Văn Nhiệm, một người rất gần gũi với anh em HC, đã chia sẻ những tìm hiểu và suy tư của anh với chúng ta. (D.Đ.)
Đối với người Việt Nam, Giỗ Tổ Hùng Vương là quốc lễ. Điều đó từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức cộng thông của dân tộc qua ca dao là tiếng nói của hồn nước:"Dù ai đi ngược về xuôi,Những câu ca dao trên đã nói lên ý thức của người dân về cội nguồn dân tộc, nhớ ơn Quốc Tổ đã dựng nước với tinh thần: “Uống nước nhớ nguồn.”, một hình thức tín ngưỡng độc đáo của dân tộc Việt Nam. Đó là Đạo Thờ Cúng Tổ Tiên.
Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
Khắp miền truyền mãi câu ca,
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm."
Trong phạm vi gia đình thì thờ Gia tiên, thờ Tổ của dòng họ; làng thì thờ Thành Hoàng, còn trong phạm vi cả nước thì thờ Quốc Tổ Hùng Vương ở đền Hùng. Linh hồn của lễ Gia tiên là chữ Hiếu, đối với Giỗ Tổ thì Hiếu trở thành Trung, trung với Tổ quốc.
Việc thờ cúng Tổ Tiên, Quốc Tổ không chỉ quan trọng ở chỗ nội dung là tấm lòng Hiếu, Trung, mà ngay cả cách thờ cúng, cách đặt bài vị gọi là Văn Tổ được xếp vào trung cung của cơ cấu Ngũ Hành. Chính nó đã đưa tục thờ cúng Tổ Tiên vượt qua lối ma thuật vươn lên trình độ nhân bản tâm linh, nghĩa là thờ Nhân Tính, xứng danh là đất nước có hàng ngàn năm văn hiến, là “ văn hiến chi bang “, là một đất nước đã có từ lâu một Đạo sống ưu việt, là Đạo Việt rồi và hầu hết Tổ Tiên ưu tú đều đã đạt đến Tính Việt cả. Muốn rõ hư thật thế nào, chúng ta thử làm một cuộc hành trình về nguồn xem sao.
Cuộc hành trình không đơn giản, trên đường còn có nhiều chướng ngại cần được khai quang, nên cũng cần hành trang tốt. Chướng ngại gồm hai phần:
Chướng ngại ngoại tại:
Đế quốc nào cũng muốn đồng hóa dân bị trị tận gốc nhất là đế quốc phong kiến phương Bắc, cứ mỗi lần sang chiếm Việt Nam là họ tiêu hủy hết mọi cơ sở văn hóa bản địa hoặc chở về Tàu mọi di sản văn hóa như sách vở, trống đồng v.v...mà sử Việt còn ghi chép rõ ràng ở đợt Mã Viện đời Hán và nhất là Trương Phụ đời Minh, có bắt đi làm nô lệ cả đàn bà con gái và người tài giỏi nữa. Chủ trương tiêu diệt chữ viết của Việt tộc bắt đầu từ Tần Thủy Hoàng và được Hán, Đường , Tống, Minh... tiếp nối, liên tục đem văn hóa nô dịch vào gọi là để khai hóa dân man di. Họ chỉ đánh lừa được một thiểu số, chứ không đánh lừa được cả một dân tộc có cơ sở văn hóa riêng vững chắc.Câu chuyện về Cao Biền nói lên ý đồ của kẻ xâm lăng và là một thử thách lớn lao cho dân tộc ta.
Năm 865 Cao Biền sang nước ta theo lệnh của vua Đường Ý Tông. Cao Biền di cảo có viết “Trẫm nghe An Nam có nhiều ngôi đất thiên tử, ngươi tinh thâm về địa lý, nên hết sức yểm đi và vẽ hình thế đất ấy đem về cho trẫm xem.” Di cảo ấy còn viết tiếp: “Biền đến An Nam, dạo qua sông núi nào tốt thì đều yểm cả. Biền có làm tờ tấu tâu rằng chỉ có núi Tản Viên là rất thiêng, yểm không được, nên không đụng đến.” ( Lịch sử Phật giáo VN - tập 2- tr,379 của Lê Mạnh Thát).
Đối kháng lại với âm mưu đó của nhà Đường nhằm khủng bố, đè bẹp ý chí quật cường, tự chủ của dân ta, lý thuyết “Địa linh nhân kiệt“ của Định Không và La Quý ra đời. Sách Thiền uyển tập Anh ghi: “Khi sắp tịch, Sư (La Quý) bảo đệ tử Thiền Ông rằng: “Xưa kia, Cao Biền xây thành bên sông Tô Lịch, biết đất Cổ Pháp ta có khí tượng đế vương, nên đã đào đứt con sông Điềm và những ao Phù Chẩn đến 19 chỗ để trấn yểm. Nay ta đã khuyên Khúc Lãm lấp lại như xưa.”
Mặc dầu đã bao phen giành lại độc lập tự chủ, nhưng với thời gian lệ thuộc lâu dài ngàn năm, với chính sách cai trị hà khắc bằng văn hóa nô dịch của đế quốc phong kiến, gia tài văn hóa của chúng ta thời xưa chỉ còn lại dưới dạng thức ẩn giấu, truyền khẩu như ca dao, tục ngữ, những truyện huyền thoại, trong các thể chế, tập tục, những di vật như trống đồng...
Đến thời Pháp thuộc, thể chế truyền thống làng xã Việt lại một phen chịu đựng thử thách mới. Tương truyền, khi quân Pháp tiến đánh Bắc Hà, súng thần công không thể phá thủng những lũy tre xanh, là hàng rào thiên nhiên kiên cố của những xã thôn, người Pháp đã nghĩ ra mưu kế, bắn vào lũy tre đạn bằng vàng. Những người tham lam tranh nhau nhặt vàng, bươi móc, cuốc phá làm bật cả rễ tre, vô tình làm thủng phòng tuyến. Đây chỉ là một câu chuyện ẩn dụ, rằng muốn chiếm được đất nước nầy thì phải đánh bật được nền tảng của nó là làng xã. Tuy là chuyện ẩn dụ, nhưng cũng không phải vô nghĩa vì trong thực tế cũng đã có phong trào văn học như Tự Lực Văn Đoàn chống lại những lề thói hủ tục, cổ động cho lối sống mới văn minh, mà ở khía cạnh khác lại cũng vô tình có lợi cho chủ trương phá vỡ hạ tầng cơ sở Việt Nam của Pháp.
Sau đó chủ nghĩa Cộng sản tràn vào với lý thuyết tam vô, đấu tranh giai cấp cực đoan, với chuyên chính vô sản, bạo lực khủng bố, tuyên truyền một chiều lại tiếp tục tàn phá triệt để mọi truyền thống dân tộc, đưa đất nước đến bờ vực thẳm. Rước chủ nghĩa Cộng sản vào đất nước này là một sự sai lầm lớn lao, bởi vì chủ nghĩa này ra đời trong hoàn cảnh lịch sử nhất định ở Âu Châu để đối kháng lại chủ nghĩa Tư bản, phủ nhận cách mạng dân chủ chỉ có lợi cho giai cấp tư sản, trong khi đại đa số dân nghèo vẫn bị thiệt thòi mọi quyền lợi. Còn ở Việt Nam, đặc tính của giai cấp được ca dao mô tả rõ ràng:
“Nhất sĩ nhì nôngChế độ quân phân tài sản để người dân ai cũng có đủ ăn:
Hết gạo chạy rong
Nhất nông nhì sĩ ”
“ Ruộng nương là cái đồng lần,Còn quyền của dân như thế nào thì được ghi lại qua câu tục ngữ: “Phép vua thua lệ làng”, cũng như tinh thần dân chủ sớm sủa đã thấy xuất hiện trong tinh thần hội nghị Diên Hồng đời Trần.
Trời đất xoay dần kẻ trước người sau.
Chưa ai ba họ cùng giàu,
Chưa ai nghèo khổ đến đâu ba đời.”
Yếu tố nội tại:
Do ảnh hưởng văn hóa ngoại lai, Tính Việt bị che lấp, Đạo Việt bị lãng quên, người thì cho rằng cái gì mình cũng bắt chước Tàu, người thì chóa mắt trước văn minh cơ giới, triết lý duy lý với cả hệ thống đồ sộ của Tây phương, người thì bị lôi cuốn bởi chiêu bài “lấy của người giàu chia cho người nghèo”, nhưng thực chất chỉ là chiếc “bánh vẽ”:
“Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽHiện nay sự chênh lệch giữa giàu nghèo còn khủng khiếp hơn mọi thời, tư bản thuộc về người có quyền thế là đảng độc chuyên, người lao động vẫn cứ nghèo khổ.
Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn
Cầm lên nhấm nháp
Chả là nếu anh từ chối
Chúng sẽ bảo anh phá rối
Đêm vui
Bảo anh không còn có khả năng nhai
Và đưa anh từ nay ra khỏi tiệc...
Thế thì đâu còn dịp nhai thứ thiệt?
Rốt cuộc anh lại ngồi vào bàn
Như không có gì xảy ra hết
Và những người khác thấy anh ngồi
Họ cũng ngồi thôi
Nhai ngồm ngoàm...
( Chế Lan Viên )
Nếu nói về chữ Thời thì chủ nghĩa Cộng sản ở thời tương lai không bao giờ tới, là ảo tưởng, như câu chuyện bi hài cười ra nước mắt “Ngày mai ăn khỏi trả tiền”. Biển hiệu là danh lý cố định, mà hiện thực thì sinh động biến dịch từng giây phút. Cái lầm dẫn đến bi thảm là chỗ đó, nhưng người ta không chịu phản tỉnh, còn cứ mò mẫm theo con đường vô vọng: “vừa làm vừa rút kinh nghiệm”, đưa vận mệnh đất nước vào một cuộc thí nghiệm bấp bênh. Ca dao, tục ngữ có nói: “Mù dắt mù, cả hai lăn cù xuống ao.”
Đạo Việt với Việt lý lưỡng hợp bị chôn vùi, người ta đón nhận văn hóa thái Tây một chiều cho nên thiển cận.
Có người cho rằng Việt Nam mình chẳng có chi hết, chữ viết riêng còn không có thì nói chi đến Triết lý, Triết học, Đạo học cho xa vời. Ngày nay đã có chữ quốc ngữ với tất cả ưu điểm của nó vẫn chưa vừa lòng sao? Còn yêu sách cho được chữ riêng của mình sáng chế, mà loại chữ cổ đó trong quá khứ đã bị đế quốc phương Bắc chủ trương xóa bỏ cho mục đích đồng hóa của họ. Cứ xem những chữ của các nước tiên tiến như Anh, Pháp, Đức chẳng hạn không phải do mẫu tự La tinh hay sao? Ngôn ngữ của họ đầy gốc La tinh cũng như Việt ngữ có nhiều chữ gốc Hán Việt vậy. Vấn đề của chúng ta không phải là ngôn ngữ, mà là làm sao phục hưng Đạo Việt, xây dựng nền Triết lý, nền văn hóa cho dân tộc, khiến đất nước trở nên rỡ ràng.
Gia tài cũng như di chúc của Tổ tiên vì khủng bố của đế quốc đã phải khéo ngụy trang trong những mẫu truyện huyền thoại, huyền sử, ấy vậy mà có người lãnh đạo quốc gia như vua Tự Đức lại phê là những truyện “ma trâu thần rắn” cần phải bỏ đi trong việc chép sử sách thì đó là thiệt thòi lớn cho văn hóa nước nhà. Điều này do ảnh hưởng một cách máy móc óc khách quan của khoa học, của duy sử. Lịch sử phần nào có tính cách khách quan và tuyệt đối, còn huyền sử thì lại chủ quan và tương đối, nghĩa là do con người. Những sự kiện lịch sử giới hạn trong một thời gian, không gian nhất định, trong khi ở huyền sử không có biên cương, nghĩa là nó có thể phục hồi, tái diễn bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu. Huyền sử liên kết bằng những mảnh vụn lịch sử đã được lý tưởng hóa, chứa đựng sơ nguyên tượng, biểu tượng phong phú nên có sự mạch lạc nội tại, nhất quán. Thiếu huyền sử là thiếu Minh triết, mất hướng đi chung . Ngược lại có huyền sử là có Minh triết, có biểu tượng chung như bó đuốc soi đường cho cả dân tộc.
Hành Trang: Trong hành trình về nguồn, hành trang của chúng tôi là thuyết Việt Nho của Triết gia Kim Định và phương pháp hiện tượng luận quân bình cũng như phép biện chứng quân bình (Đường vào Triết học VN, phần II –N.V.N)
“Việt Nho chủ trương rằng chữ Nho cũng như đạo Nho là do Viêm Việt khởi sáng, rồi sau được người Hoa Hán hoàn bị cũng như sau cùng làm cho sa đọa ra Hán Nho. Vậy thì chính người Tàu mới là học mướn, viết nhờ chứ không phải là người Việt...
Theo Ông Chu Cốc Thành trong quyển “Trung Quốc thông sử” thì Viêm tộc đã vào nước Tàu trước theo ngọn sông Dương Tử chiếm ...18 tỉnh; vì thế khi Hoa tộc vào thì Viêm Việt đã cư ngụ rải rác khắp nước Tàu, mãi sau mới theo ngọn sông Hoàng Hà vào chiếm 6 tỉnh miền Bắc rồi dần dần lan tràn xuống phía Nam, đẩy lui Viêm Việt.”(Cơ cấu Việt Nho- Kim Định)
Theo truyền thuyết thì Phục Hy xuất hiện vào lối năm 4480-4369 tr. CN, Thần Nông 3320- 3080, Hồng Bàng 2879 còn Hoàng Đế 2697. So sánh niên kỷ giữa Hồng Bàng và Hoàng Đế thì nước Việt đã khai quốc trước Hoa tộc 182 năm và đã đặt nền móng cho văn hóa ở địa bàn Việt tộc cổ rồi. Cho nên chủ quyền văn hóa cũng như những nhân vật huyền thoại Toại Nhân, Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông, Nghiêu, Thuấn...nếu không phải là của riêng Việt tộc thì cũng là của chung chứ khộng hề là của riêng cho Tàu, bởi vì rất đơn giản, thời đó làm gì đã có nước Tàu?
Thấy thất lợi, có người đem quan điểm duy sử chống lại huyền sử lưu truyền, cố ý kéo gần niên đại của các nhân vật huyền sử để giữ độc quyến văn hóa cho Đại Hán. Toan tính này đã được các học giả quốc tế lưu ý từ lâu.
Ông D´Hervy viết: “Tôi cứ tưởng Nam là những miền thuộc Vân Nam hay bán đảo sông Hằng bên Ấn Độ, ai ngờ Nam ở đây lại là bờ sông Dương Tử ở giữa nước Tàu, nơi ấy tôi thấy họ còn giữ được một nửa địa bàn tổ và dần dần tôi mới nhận ra sự giả tạo của cái nền thống nhất chính trị (nước Tàu) đã lừa gạt biết bao nhà nghiên cứu về Đông phương.” (Nguồn gốc văn hóa VN-Kim Định). Sự lừa gạt như vậy là để tôn vinh chủ nghĩa Đại Hán, họ chỉ thị cho sử thần bóp méo lịch sử, bịa đặt ra vài vị Anh hùng dân tộc Việt Nam có nguồn gốc Tổ tiên là người Tàu, mà trong thực tế theo Lịch sử chân thực thì hầu hết người Tàu hiện nay đều có gốc Việt.
Với óc tự tôn tự đại của chủ nghĩa Đại Hán, người Tàu chủ trương dấu nhẹm các đóng góp của người Việt về các công trình văn hóa, văn minh cho đất nước họ như chuyện Ông Nguyễn An vẽ kiểu và chỉ huy xây Cấm Thành Bắc Kinh (VN suối nguồn văn minh phương Đông - Du Miên Lê Thanh Hoa.).Việc này có được nói đến trong sách “The Cambridge of China” trang 240 và được quay thành phim với phim bản tiếng Đức là “Chinas verbotene Stadt- Das Vermächtnis des Despoten.”
Câu nói sau đây của Hán Cao Tổ chứng minh rõ ràng ý đồ của Hoa tộc gốc văn minh du mục trong việc vận dụng tiếp thu, chuyển hóa Việt Nho có gốc văn hóa nông nghiệp thành Hán Nho phục vụ cho đế chế: “Mình có thể ngồi trên ngựa mà lấy được thiến hạ, nhưng không thể ngồi trên mình ngựa mà trị thiên hạ được.”
Văn hóa Nho là nhu thuận, hiền hòa đã ăn sâu vào tiềm thức cộng thông Việt tộc, cho nên mới có ca dao như sau:
“Rừng Nhu bể thẳm khôn (không) dò,Dù thế nào thì người Việt cũng đã có từ lâu đời truyền thống văn hóa riêng, triết lý riêng, đạo sống riêng, đó là Đạo Việt, Triết Việt. Việt có hai nghĩa chính: thứ nhất chỉ Việt tộc và thứ hai chỉ Tính Siêu Việt. Muốn nhận diện rõ khuôn mặt của nó, phải tìm trong toàn bộ cơ sở tinh thần gồm Dụng, Từ, Ý, Cơ rồi mới vượt lên đợt Tính, đợt Thể. Như vậy là phải vượt từ thể chế qua từ ngữ đến tư tưởng và nhất là cơ cấu. Xưa kia các vị Thiền sư chủ trương quên lời, ý, dùng Thiền định để ngộ Đạo. Trang Tử ở Nam Hoa Kinh cũng viết:
Nhỏ mà không học, lớn mò sao ra.”
“Có nơm là vì cá,Để hợp với cảm quan hiện đại, chúng ta thử dùng hiện tượng luận để nhìn sự vật từ nhiều hướng khác nhau và với phương pháp gọi là giảm trừ hiện tượng luận (phänomenologische Reduktion) để loại trừ hết ảnh hưởng của từ, ý, hầu mong có cái nhìn trung thực vào bản thể (Wesenschau). Rồi đến cơ cấu luận của Claude Lévi- Strauss lại càng chuyên biệt hơn nữa, đi thẳng vào việc truy tìm cơ cấu huyền thoại.
Đặng cá hãy quên nơm.
Có dò là vì thỏ,
Đặng thỏ hãy quên dò.
Có lời là vì ý,
Đặng ý hãy quên lời.
Ta sao tìm đặng người biết quên lời, hầu cùng nhau bàn luận.»
Phối hợp các phương pháp này để truy tìm cội nguồn của phép biện chứng quân bình như đã được trình bày trong «Đường vào Triết học VN, phần II- của N.V.N» thì nhận ra nguyên lý mâu thuẫn của nó chẳng qua là nguyên lý âm dương của Dịch và cũng chính là cặp biểu tượng Tiên Rồng trong huyền thoại Việt Nam. Truyện kể có đoạn như sau:
«Long Quân lấy Âu Cơ rồi đẻ ra một bọc, cho là điềm bất thường, vứt ra cánh đồng; qua sáu bảy ngày, bọc vỡ ra một trăm quả trứng, mỗi trứng nở ra một con trai, mới đem về nhà nuôi. Không phải bú mớm, các con tự lớn lên, trông đẹp đẽ kỳ dị, người nào cũng trí dũng song toàn, người người đều kính trọng cho là rất phi thường. Long Quân ở lâu dưới Thủy Quốc, vợ con thường muốn về đất Bắc. Về tới biên giới, Hoàng Đế nghe nói sợ hãi cho binh ra giữ cửa ải, mẹ con Âu Cơ không thể về được bèn quay về nước Nam mà gọi Long Quân rằng : « Bố ở nơi nào mà để mẹ con tôi cô độc ngày đêm buồn khổ thế này.» Long Quân bỗng trở về, gặp nhau ở đất Tương.
Âu Cơ nói : «Thiếp vốn là người nước Bắc, ở với vua, sinh hạ được trăm con trai, vua bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi con, làm người vô phu vô phụ, chỉ biết thương mình ». Long Quân nói : « Ta là nòi rồng, đứng đầu thủy tộc, nàng là giống tiên, sống ở trên đất, tuy khí âm dương hợp lại mà sinh ra con, nhưng thủy hỏa tương khắc, giòng giống bất đồng, khó ở lâu với nhau được, nay phải chia lìa. Ta đem năm mươi con về Thủy Phủ chia trị các xứ, năm mươi con theo nàng về ở trên đất, chia nước mà trị. Lên núi, xuống bể, hữu sự báo cho nhau biết, đừng quên ». ( Lĩnh Nam Trích Quái )
Từ huyền thoại trên, chúng ta rút ra được Cơ số 2, tức cặp biểu tượng Tiên - Rồng và Cơ số1, tức biểu tượng cái bọc trăm trứng chỉ Bách Việt, chỉ Thái cực nhất quán, cho nên số 2 không chỉ nhị nguyên, mà là lưỡng hợp hay lưỡng nhất.
Câu chuyện huyền thoại trên cũng diễn tả rõ ràng những bước đi của phép biện chứng quân bình: tuy là giòng giống bất đồng, nghĩa là mâu thuẫn, như thủy hỏa tương khắc, nhưng cũng tương hợp, tương sinh (sinh ra bọc trăm trứng), tương trợ (hữu sự báo cho nhau biết), tương phùng (gặp nhau ở đất Tương). Chữ tương rất có ý nghĩa sẽ gặp ở lý thuyết Tam Tài. Phép biện chứng quân bình rất phù hợp để trình bày Việt lý, trong khi biện chứng duy vật chỉ là biện chứng trá hình, cũng chỉ là hình thức của nhị nguyên do tuyệt đối hóa cặp phạm trù mâu thuẫn, trắng là trắng, đen là đen kiểu luận lý hình thức với nguyên lý đồng nhất A = A, chứ không có ý nghĩa tương đối như trong biện chứng quân bình hay trong Dịch là trong âm có dương và trong dương có âm. Cho nên biện chứng duy vật chỉ là hủy thể, phủ định rốt ráo với thái độ hư vô, tiêu hủy mọi tàn tích văn hóa truyền thống dân tộc. Ai đồng quan điểm với vô sản là bạn, còn không là kẻ thù phải đấu tranh. Chỉ có ta là đúng đắn, còn kẻ thù là sai quấy, nếu chúng không sai, ta cũng phải sáng tạo ra cái sai cho chúng, thực tế đã cho biết như vậy. Cũng chính vì lối lý luận hình thức máy móc, độc đoán này mà có ngôn từ «đồng thuận» để biểu lộ sự nhất trí tuyệt đối giả tạo thay vì thỏa thuận do tương hội với nhau. Với quan điểm tự do, nhân chủ thì không nên chấp vào ngôn từ, tuy nhiên xét theo tinh thần Triết thì phải xét cho đến kỳ cùng như vậy.
Chủ Ngnhĩa Tư Bản đề cao tự do tuyệt đối đưa đến chủ nghĩa cá nhân , còn Chủ Nghĩa Cộng Sản độc tài chuyên chính đề cao công thể, không để ý đến con người cá nhân, cho nên đàng nào cũng khổ. Huyền thoại nói bóng là nàng Âu Cơ than vãn, kêu gọi Lạc Long Quân : «Bố ở nơi nào mà để mẹ con tôi cô độc ngày đêm buồn khổ thế này » (Tính siêu vượt thời không và tính hồi phục của huyền thoại.) Chỉ có Đạo Việt với chữ Tương là có thể hòa hợp, hòa giải các mâu thuẫn cực đoan đưa đến quân bình như thể chế làng xã với hội đồng kỳ mục, quân phân tài sản trong lịch sử dân tộc đã minh chứng.
Việt Nam có cặp biểu tượng vật tổ là Tiên-Rồng nên mới có chữ Tương, mới có «sinh sinh chi vị Dịch », mới có «nhất âm nhất dương chi vị đạo», còn Tàu vật tổ lần lượt là Cú, Cá, Hổ rồi mới tới Rồng , mà chỉ có Rồng nghĩa là độc dương thì làm sao có Dịch. Vậy ai là chủ nhân của kinh Dịch?
Về truyền thuyết Tiên Rồng, có ca dao như sau :
« Trứng rồng lại nở ra rồng,Cơ số 3:
Liu điu lại nở ra dòng liu điu »
Truyện trầu cau cho biết cơ số này gồm cây cau, dây trầu và đá vôi. Truyện kể:
«Hùng Vương đi tuần thú, nhân dừng chân nghỉ mát ở trước miếu, thấy cây lá xum xuê, giây leo chằng chịt, tự đưa lên miệng nhai, nhổ bọt lên phiến đá, thấy có sắc đỏ, mùi vị thơm tho, Vương bèn sai đốt đá lấy vôi mà ăn cùng với quả (cau) và lá dây leo (trầu), thấy mùi vị thơm ngon, môi đỏ, má hồng, biết là vật quý, bèn lấy mang về.» (Lĩnh Nam Trích Quái) Truyện trầu cau nói lên Đạo sống quân bình truyền thống đẹp đẽ của dân tộc: tình huynh đệ, nghĩa vợ chồng hòa thuận, hàm ngụ ý nghĩa siêu hình là Đạo Thái Hòa của Trời -Đất biểu thị bằng sắc đỏ thắm. Tục ăn trầu có từ thời Hùng Vương, nó đi vào đời sống thường nhật như việc xã giao: « Miếng trầu là đầu câu chuyện », chuyện quan hệ tình cảm gái trai :
« Vào vườn hái quả cau xanhNhưng còn hơn thế nữa, trầu cau trở nên thành phần lễ vật cưới hỏi không thể thiếu được, vì nó mang triết lý tình nghĩa vợ chồng trong Đạo sống Việt Nam :
Bổ ra làm sáu mời anh xơi trầu... »
« Từ ngày ăn phải miếng trầu
Miệng ăn môi đỏ dạ sầu đăm chiêu. »
« Mâm trầu hũ rượu đàng hoàng,chớ đừng bao giờ để quá lỡ làng :
Cậy mai đến nói phụ mẫu nàng thì xong. »
« Tiếc gì một mớ trầu cay,Nếu trên kia, 1 là Thái cực, 2 là cặp Âm Dương thì ở đây 1 là Trời, 2 là Đất, còn 3 là Người, là nhân chủ nói lên tất cả ý nghĩa của chữ Tương là Hòa, là Tình Nghĩa...là Đạo Nhân.
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không ? »
Số 3 tiêu biểu cho Đạo như vậy thì có tính cách thiêng liêng, siêu việt hoàn toàn khác Triết học duy lý Tây phương với nguyên lý triệt tam, cho nên Tổ tiên thường khuyên con cháu :
«Làm sao giữ trọn Đạo Ba,Đạo Ba đó nói theo Nho là Tam Tài: Thiên- Địa- Nhân với phương châm: Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa, trong đó con người rất được coi trọng nâng lên hàng Nhân Chủ, cho nên trong truyên Kiều mới có những câu như :
Sau dầu có thác cũng là thơm danh.»
«Có trời mà cũng có ta»hay :
« Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều »và bài vịnh rất hay của nhà cách mạng Trần Cao Vân đã nâng Tính thể Con Người là nhân bản tâm linh lên tới tầm kích vô biên vũ trụ :
(Nguyễn Du)
« Trời Đất sinh ta có ý không ?Con số 3 rất linh diệu, cho nên nói: « Mồng ba cá đi ăn thề » cũng nói : «Bằng cái sàng, ba làng ăn không hết» (sàng: tròn = 3 làng = Tam tài )
Chưa sinh Trời Đất có Ta trong.
Ta cùng Trời Đất ba ngôi sánh.
Trời Đất in ta một chữ Đồng.
Đất nứt, Ta ra, Trời chuyển động.
Ta thay Trời mở Đất mênh mông.
Trời che Đất chở Ta thong thả.
Trời Đất Ta đầy đủ hóa công. »
Ca dao cũng đã nhiều lần nói lên tầm kích vĩ đại của Con Người Đai ngã tâm linh:
«Bà Nữ Oa bằng ba mẫu ruộng,Cơ số 5:
Ông Tứ Tượng bằng bốn con sào»
Truyện bánh dày bánh chưng kể rằng vua Hùng Vương muốn truyền ngôi cho con nên phán rằng: «Ta muốn truyền ngôi cho kẻ nào làm ta vừa ý, cuối năm nay mang trân cam mỹ vị đến để tiến cúng tiên vương cho ta được tròn Đạo Hiếu thì sẽ được ta truyền ngôi.»
Công tử thứ 18 là Lang Liêu vì nghèo nên lo lắng. Một đêm kia, mộng thấy có Thần nhân tới nói rằng: «Các vật trên trời đất và mọi của quý của người không gì bằng gạo. Gạo có thể nuôi người khỏe mạnh mà ăn không bao giờ chán, các vật khác không thể hơn được. Nay đem gạo nếp làm bánh, cái hính vuông, cái hình tròn để tượng trưng hình trời đất rồi dùng lá bọc ngoài, ở trong cho mỹ vị để ngụ ý công đức sinh thành lớn lao của cha mẹ. »...
Đến kỳ, vua vui vẻ truyền các con bày vật tiến lên. Xem qua khắp lượt, thấy không thiếu thức gì. Duy có Lang Liêu chỉ tiến dâng bánh chưng và bánh dày. Vua kinh ngạc mà hỏi, Lang Liêu đem giấc mộng thuật lại. Vua đem nếm, thấy ngon miệng không chán, hơn hẳn các thức của các con khác, tấm tắc khen hồi lâu rồi cho Lang Liêu được nhất.» (Lĩnh Nam Trích Quái)
Vuông tròn là biểu tượng lý tưởng cho nên mới có phương châm : «Mẹ tròn, con vuông»,
hay như trong truyện Kiều :
“ Trăm năm tính cuộc vuông tròn,Hình vuông ứng với cơ số 4 (4 góc, cạnh), hình tròn ứng với cơ số 3 (pi). Cặp số 3-4 này cũng đã có mặt trong ca dao:
Phải dò cho đến ngọn nguồn, lạch sông.”
“Mồng ba cá đi ăn thề,trong thể thơ lục bát 6-8, tức là bội số của 3-4, trong văn học:
Mồng bốn cá về cá vượt Vũ môn.”
“Lèm nhèm bốn mắt tranh mờ tỏ,Số 4 cũng có thể di chuyển về số 2. Cặp số 3-2 là đặc trưng của Đạo lý quân bình của Việt Nam giữa Thiên Địa, Tâm Vật…trong khi ở các khu vực văn hóa khác thì chênh lệch với cặp cơ số 4-1 hay 1-4.
Khắp khểnh ba chân cuộc tỉnh say.”
( Nguyễn Khuyến )
Tổng hợp 3 và 2 là 5. Số 5 ở Lạc thư cũng gồm 3 và 2. Số 3 là số căn của dương, số 2 là số căn của âm, cho nên số 5 thường được gọi là số «tham thiên, lưỡng địa». Số 5 cũng là Ngũ hành, trong đó số 1 là Thủy, số 2 là Hỏa, số 3 là Mộc, số 4 là Kim, số 5 là Thổ. Hành Thổ ở trung cung giữ thế quân bình rất có ý nghĩa, trong khi Hy Lạp chỉ có Tứ tố.
Ngũ hành ở Hà đồ theo chiều kim đồng hồ (hữu nhậm) là vòng sinh :
Ngũ hành ở Lạc Thư ngược chiều kim đồng hồ (tả nhậm) là vòng khắc:
Tất cả những số chứa trong Đồ thư hợp nhất gồm Hà đồ và Lạc thư rất có ý nghĩa. Nói chung, các số chẵn 2, 4, 6, 8 chỉ Đất, nét dọc hay hình vuông; các số lẻ 1, 3, 5, 7, 9 chỉ Trời, nét dọc hay hình tròn. Các số này được sắp xếp theo phép tắc nhất định, rất quân bình, có mô hình chẳng khác nào lý thuyết nguyên tử ngày nay. Tổng cộng các số ở Hà Đồ là 55, Lạc Thư là 45. Như vậy tổng cộng các số của Đồ Thư hợp nhất là 100, biểu tượng cho Bách Việt và cũng tượng trưng cho vạn hữu. (Còn một kỳ)
14 May 2010
Sông có nguồn, cây có cội
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Cái Đêm Hôm Ấy . . . Đêm Gì?
TTR: Chắc chắn không ai đọc được những bài ký sự như thế này mà còn có thể hình dung ra cảnh người dân bị bóc lột tàn bạo, phi nhân hơn nữa ...
-
Đỗ Trung, tác giả bài viết chính là phu nhân của Đồng môn Huynh trưởng Nguyễn Đắc Điều, ĐS Khoá 6, Học viện QGHC Sài Gòn ** Đỗ Trung Dung V...
-
TTR: Dưới đầu đề trên, tác giả Nguyễn Đắc Điều, một viên chức hành chánh kỳ cựu của VNCH, kể về những chặng ngược xuôi trên con đường thi h...
-
Đỗ Tiến Đức Sept.,5-2022 Rock Springs-Wyoming Hôm nay chúng ta đến đây để tiễn đưa một người bạn mà chúng ta yêu mến rời bỏ chúng ta về miền...
No comments:
Post a Comment