31 May 2023

Vài Nét Về Khóa 6 Đốc Sự Quốc Gia Hành Chánh

TTR: Dưới đầu đề trên, tác giả Nguyễn Đắc Điều, một viên chức hành chánh kỳ cựu của VNCH, kể về những chặng ngược xuôi trên con đường thi hành nhiệm của mình. 

Đầu đề bài viết khiến người đọc tưởng như câu chuyện sẽ xoay quanh những kỷ niệm vui buồn giữa những đồng môn của một lớp học; thực ra không phải vậy. Lớp học chỉ là cái khung để tác giả xây đắp những sự việc lớn hơn phải giải quyết khi thi hành công vụ; những ý niệm sâu xa hơn cần suy nghĩ và quyết định cho một nhà cải cách.

Bài viết rõ ràng không phải dành riêng như một kỷ niệm cho các học viên Học Viện Quốc Gia Hành Chánh Sài Gòn mà có thể rất hữu ích đối với những người muốn tìm hiểu nền hành chánh VNCH trước kia vận hành ra sao.

Dưới đây là dây liên kết dẫn đến toàn bài viết với những bổ túc mới nhất:

29 May 2023

Câu Chuyện Nợ Nần Nước Mỹ

Lê Văn Bỉnh


Trong một bức thư gửi cho một người bạn, vị Bộ Trưởng Ngân Khố đầu tiên của Hoa Kỳ Alexander Hamilton (hình trên tờ giấy bạc $10), đã viết:

Quốc trái, nếu không thừa thãi, sẽ là quốc phúc đối với chúng ta. Nó sẽ là một chất xi măng có tác dụng mạnh mẽ gắn chặt Liên Hiệp của chúng ta. Nó còn đưa đến sự cần thiết duy trì thuế khóa tới mức độ nào đó, nếu không bị áp chế, sẽ là một kích thích cho nền kinh tế.

Hamilton đã viết những lời trần tình trên vào năm 1780, tức trên hai trăm ba mươi năm về trước, để giải thích vì sao quốc gia tân lập này cần huy động quốc trái để trả dứt nợ mà một số tiểu bang còn mắc trong cuộc chiến tranh giành độc lập từ nước Anh. Quan điểm của Ông đã thắng thế thời bấy giờ.  Và quốc trái Hoa Kỳ hình thành từ đấy .

Nhiều người khi biện minh cho việc chính phủ vay nợ, đã cố tình bỏ đi mấy chữ “if it is not excessive” trong câu “A national debt, if it is not excessive, will be to us a national blessing.” 

Có lẽ chỉ vì Hamilton đã không cho biết đến mức độ nào thì nợ bị gọi là “thừa thãi”, cho nên vấn đề quốc trái đã không ngừng được bàn cãi trong những thập niên vừa qua khi mức nợ cứ lần lần lên cao, và “nổ tung” ra từ giữa năm 2011 khi cần phải quyết định xem đến đâu thì được xem là mức nợ cao nhất (debt ceiling). Báo chí của cộng đồng người Việt hải ngoại bỗng dưng cũng bị hai “chữ lạ” xâm nhập.  Đó là “Nợ trần”! Nếu tiếng Anh mà dịch ra dễ dàng như thế này, thì thiên hạ chỉ cần lật từ điển ra là xong, chứ cần chi phải mất thì giờ học ngữ pháp! 

Chữ quốc trái trong bài này dùng để dịch chữ national debt. Nếu đề cập đến Hoa Kỳ mà thôi, nó cũng dùng để chỉ nợ liên bang (federal debt) mà chính phủ liên bang Hoa Kỳ vay mượn từ các nguồn trong và ngoài nước. Thật ra đã từ lâu các nhà lãnh đạo trên thế giới đã sử dụng quốc trái để tài trợ những chi phí cần thiết.  Đế quốc La Mã, đế quốc Anh v.v. không những chỉ được xây dựng trên xương máu của binh sĩ, mà còn trên nợ nần để mua sắm vũ khí, tàu bè, quân trang, quân dụng. Và từ năm 1936, khi học thuyết của kinh tế gia John Meynard Keynes ra đời thống ngự chính sách kinh tế của hầu hết các nước Tây phương đến nay, thì vay mượn trở thành “chuyện thường ngày”. Không phải chỉ khi có chiến tranh lớn, chính quyền mới vay mượn nợ; mà trong thời bình, mỗi khi thấy cần thiết, chính quyền cũng vay mượn nợ như một công cụ cho chính sách kinh tế tài chánh. Thậm chí nhiều chính quyền còn vay mượn nợ để tài trợ cho những chương trình được xem là dân sinh để nhằm duy trì hay củng cố quyền lợi của cá nhân hay đảng phái của mình.

Song song với cuộc khủng hoảng nợ nần của chính phủ liên bang Hoa Kỳ, người ta cũng đang chứng kiến cảnh bên kia bờ Đại Tây Dương nhiều nước châu Âu trong Châu Âu Thống Nhất lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.  Bắt đầu từ Hy Lạp, rồi đến Ý, đến Tây Ban Nha v.v., vấn đề quốc trái đang đe dọa nền tiền tệ của khu vực sử dụng đồng euro.  Ban đầu nhiều người nghĩ nếu không có sự ra tay của “hiệp sĩ” Đức dưới một hình thức nào đó, thậm chí của “hảo hớn” Bắc Kinh, thì tổ chức bên kia bờ Đại Tây Dương này, vốn đã được dày công thành lập với tham vọng đối kháng với sức mạnh kinh tế Hoa Kỳ, sẽ trở về giấc mơ nguyên thủy. Nhưng sau hội nghị thượng đỉnh European Leaders ngày 26/10/11 vừa qua, thì tình hình tài chánh của châu Âu đã bớt khẩn trương và các vấn đề sẽ được giải quyết theo hướng mà hội nghị đã vạch ra, tuy chi tiết thi hành cũng sẽ gây xích mích ít nhiều giữa các nước trong tổ chức, nhất là giữa Pháp và Đức.

MỘT CHÚT LÝ THUYẾT

Lộng Gió Sa Trường, thơ

Sự tích Kinh Kha Sang Tần Trong Phim Ảnh

Trọng Đạt

 
       Một nét dao bay ngàn thuở đẹp
       Dù sai hay trúng cũng là dư
       Kià uy dũng kẻ sang Tần không trở lại
       Đã trùm lấn Yêu Ly, hề át Chuyên Chư
       Ôi Kinh Kha
       Hào khí người còn sang sảng
       Nước sông Dịch còn trôi hay đã cạn
       Chí anh hùng vằng vặc sáng thiên thu! . . .

           Vũ  Hoàng Chương

Tại các nước chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản đây là một sự tích rất phổ thông được nhiều người  biết đến. Kinh Kha sang Tần đã được nhiều người say mê, yêu thích nhất trong số các tuồng tích cổ Trung Hoa.

Giai thọai này có thật đã được ghi trong sử sách tự hơn hai ngàn năm qua, trước hết đó là lịch sử sau được các văn nhân đem viết thành dã sử như trong Đông Chu Liệt Quốc. Dã sử là tiểu thuyết, văn chương mà người ta thêm nhiều chi tiết sống động biến nó thành truyện linh hoạt lôi cuốn. Sự tích Kinh Kha trong Sử Ký của Tư Mã Thiên chỉ được ghi chép văn tắt chừng mươi trang ở mục Thích Khách Liệt Truyện nhưng khi biến thành dã sử trong Đông Chu Liệt Quốc nó đã được mô tả kỹ lưỡng dài dòng văn tự và trở thành áng văn chương tuyệt tác.

Theo như trong Sử Ký, Kinh Kha thích đọc sách đấu gươm, bản tính thâm trầm, một con người can đảm, anh hùng, có chí khí cao, mưu đồ đại sự. Mặc dù thất bại trong cuộc mưu sát Tần Thủy Hoàng người ta vẫn ca ngợi nghĩa khí, lòng dũng cảm của chàng như một tấm gương cao cả nhất. Một sự tích có thật trong lịch sử đã được bao người say mê vì nó sống thực và tràn đầy nhân bản. Mưu đồ đại sự của tráng sĩ nhằm mục đích lớn lao cứu vớt hàng triệu sinh linh nhằm thay đổi cả một dòng lịch sử. 

Người ta cũng đặt nhiều giai thọai truyền khẩu tô điểm cho sự tích thêm muôn phần diễm lệ. Kinh Kha sang Tần đã trở thành một huyền thọai được truyền tụng sâu rộng trong nhân gian.

Tôi xin sơ lược giai thọai này dựa theo sách Sử Ký của Tư Mã Thiên mục Thích Khách Liệt Truyện:

“Khoảng năm 242 trước Tây lịch.

Kinh Kha người nước Vệ thích đọc sách đấu gươm, Vệ Nguyên Quân không dùng, bèn sang nước Yên. Tính tình chàng thâm trầm, đến đâu cũng kết bạn với người hiền trưởng giả ở đấy. Ẩn sĩ Điền Quang nước Yên biết Kinh Kha không phải là người tầm thường nên rất trọng đãi chàng.

Thái tử Đan nước Yên làm con tin ở Tần  trốn về, lúc nhỏ vua Tần chơi thân với Đan, khi lên làm vua đối đãi với Đan không tốt nên Đan trốn về, trong lòng thù hận vua Tần. Tần đem binh chiếm các nước Tề Sở, Tam Tấn… y như tầm ăn dâu, sắp  đến lượt nước Yên. Tướng Tần là Phàn Ô Kỳ phạm tội với vua chạy trốn sang Yên. Thái tử Đan dung nạp cho ở. Thái tử cho mời Điền Quang đến bàn việc nước, Điền Quang tiến cử Kinh Kha, Thái tử nhờ Điền Quang tìm gặp Kinh Kha và dặn Điền đừng tiết lộ với ai. Điền Quang gặp Kinh Kha tỏ ý nhờ chàng giúp Thái Tử rồi đâm cổ tự vẫn để Thái tử yên chí Điền không tiết lộ với ai và cũng để khuyến khích Kinh Kha làm chuyện lớn.

Gặp Kinh Kha Thái tử cúi lạy rồi nói.  

      -Nay Tần tham lam hung ác chiếm Hàn, đánh Sở, Triệu rồi sẽ đánh Yên. Nếu có kẻ dũng sĩ sang Tần dùng lợi to nhử nó, nếu có thể uy hiếp nó để bắt nó trả lại đất cho các chư hầu nếu không được thì đâm chết nó. Thái tử khẩn khoản cúi đầu xin Kinh Kha giúp cho, Kinh Kha nhận lời. Thái tử Đan khi ấy tôn Kinh Kha lên hàng thượng khách dâng của ngon vật lạ, ngựa xe, gái đẹp để làm vừa lòng hiệp sĩ.

Kinh Kha tìm gặp Phàn Ô Kỳ xin cái đầu của Phàn để dâng vua Tần hầu làm vua Tần tin chàng. Phàn ô Kỳ nhận lời đâm cổ tự vẫn. Thái tử bỏ đầu của Phàn vào hòm niêm phong lại rồi mua một con chủy (dao găm) sắc bén mất một trăm lạng vàng, con chủy có tẩm thuốc độc hễ chạm vào da thịt người là chết ngay.

Kinh Kha lên đường tại bờ sông Dịch thủy, Thái tử và tân khách mặc áo tang trắng tiễn hành, Cao Tiệm Ly thổi sáo, Kinh Kha cất giọng ca:  

      ‘Gió thổi hiu hiu, Dịch thủy lạnh lùng.
      Tráng sĩ ra đi chẳng hẹn ngày về.

Sang Tần Kinh Kha đem vàng bạc đút lót một viên quan thân cận của Tần thủy Hoàng xin được yết kiến nhà vua để dâng thủ cấp Phàn ô Kỳ và bản đồ nước Yên. Vua Tần cả mừng tiếp sứ giả nước Yên tại cung Hàm Dương. Kinh Kha bưng hòm đầu lâu, dũng sĩ Tần Vũ Dương bưng bản đồ sợ quá tái mặt, Kha xin lỗi Vua Tần, nhà vua sai Kinh Kha cầm bản đồ lên bệ rồng, vua Tần mở hết địa đồ  thì con dao chủy  lòi ra. Kinh Kha bèn đưa tay trái nắm tay áo Tần Thủy Hoàng, tay phải cầm con chủy chĩa vào người vua khiến ông ta khiếp đảm vùng chạy, Kinh kha đuổi theo vua Tần chạy quanh các cột trụ. Tần Thủy Hoàng tuốt kiếm mãi không được, các quan không ai được mang gươm đao nên không làm gì được, lính gác ở phía dưới không có chiếu chỉ gọi không được lên.

Sau vua Tần tuốt được gươm chém đứt chân Kinh Kha, chàng cầm con chủy phóng vua Tần không trúng nhưng trúng cột đồng tóe lửa, Tần Thủy Hoàng chém Kinh Kha tám nhát, Kinh Kha chưa chết tựa vào cột cười rằng:

      -Việc không thành chỉ vì ta muốn uy hiếp nó lấy giấy cam kết về đưa cho Thái tử…

Rồi tả hữu tiến lên giết Kinh Kha”

Tự hai ngàn năm qua Kinh Kha sang Tần cũng đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho giới văn thơ, các nhà làm phim, soạn tuồng kịch… vì ý nghĩa của nó cao đẹp tuyệt vời,  

Năm 1961 thi sĩ Vũ Hoàng Chương viết vở kịch thơ Tâm Sự Kẻ Sang Tần.

Thời kỳ chiến tranh Triều Tiên, đầu thập niên 50 người Trung Hoa soạn vở kịch Bài Ca Sông Dịch (Song of the Yi river).

Sự tích phổ thông này đã được đưa lên màn bạc  nhiều lần , thập niên 1960 tôi đã được xem Vạn Lý Trường Thành, một cuốn phim mầu của Nhật, màn ảnh đại vĩ tuyến. Nội dung kể lại truyện Kinh Kha sang Tần, cũng Phàn ô Kỳ đâm cổ tự vẫn, con chủy, bức bản đồ, cảnh ám sát hụt Tần Thủy Hoàng…  Phim hay, công phu vĩ đại nhưng trang phục và diễn xuất có vẻ Nhật hơn là Tầu, những cảnh đấu gươm giống với võ sĩ đạo hơn là kiếm khách Trung Hoa…Cuốn phim không nổi tiếng lắm.

Năm 1979, nhà đạo diễn Hồng Kông  John Woo thực hiện phim The Last Hurrah For Chivalry, Hoan Hô Hiệp Sĩ Lần Cuối Cùng với các tài tử Damian Lau, Wei Pai. Nội dung phỏng theo sự tích Kinh Kha (Jing Ke).

Năm 1996 đạo diễn Trung Quốc, Xiaomen Zhou thực hiện Emperor’s Shadow với các  tài tử Jiang Wen, Ge You một cuốn phim rất tốn kém, vĩ đại nói về Cao Tiệm Ly (Gao Jianli, người bạn Kinh Kha) và vua Tần, cũng  ám chỉ sự tích Kinh Kha.

Năm 1998 Nhà đạo diễn nổi tiếng quốc tế Trần Khải Ca (Chen Kaige)  đưa sự tích Kinh Kha Sang Tần lên màn bạc: The Emperor and The Assassin, Vị Hoàng Đế và Kẻ Thích Khách, một cuốn phim vĩ đại giá trị.  

Năm 2000 Đạo diễn Mỹ Douglas Aarniokoski hoàn thành bộ phim nhiều tập Highlander: Endgame film serie dành cho truyền hình, phỏng theo sự tích Kinh Kha với các tài tử Adrian Paul, Christopher Lambert.

Năm 2002 đạo diễn Trương Nghệ Mưu hoàn thành cuốn phim vĩ đại The Hero cũng ám chỉ sự tích Kinh Kha thích khách vua Tần.

Năm 2004, đạo diễn Hoa lục Raymond Lee thực hiện The Assassinator Jing Ke, Kinh Kha Thích Khách, bộ phim nhiều tập dành cho truyền hình (32 tập, mỗi tập 45 phút), các tài tử Liu Ye (vai Kinh Kha)  Peter Ho (vai Cao Tiệm Ly)..

Trong phạm vi bài này tôi chỉ đề cập cuốn phim nổi bật nhất The Emperor and The Assassin, Vị Hoàng Đế và Kẻ Thích Khách quay 1998 của Trần khải Ca, cũng gọi là The First Emperor, Vị Hoàng Đế Đầu Tiên.. Đây là cuốn phim tốn kém nhất của Hoa Lục thời đó: 20 triệu Mỹ Kim, có thể coi là vĩ đại nhất Á châu từ xưa cho tới thập niên 90 với những thành quách đồ sộ, cao ngất, mênh mông bát ngát, những tam cung lục điện nguy nga tráng lệ, những mặt trận trải dài như vô tận, cuốn phim đã làm sống lại một thời huy hoàng của nền văn minh cổ Trung Hoa. Nếu nói về tầm vóc The Emperor and The Assassin cũng tương đương ngang ngửa với phim Ben Hur, Spartacus của Hollywood, nói chung vĩ đại hơn những phim Á châu thập niên 60, 70 của hãng Run Run Shaw (Thiệu Thị) hoặc Shaw Brothers Hồng Kông.

Vị Hoàng Đế và Kẻ Thích Khách khá nổi tiếng được dư luận phê bình Tây phương tán thưởng (The film was well received critically), được giải thưởng kỹ thuật (Technical prize) tại Đại hội điện ảnh Cannes năm 1999, một giải nhỏ.

Đại Hội Cannes năm 1999 đã phát 9 giải thưởng: thứ nhất giải Nhành dương liễu vàng (Palme d’or) dành cho phim Rosetta, rồi giải ưu hạng, giải nam, nữ  xuất sắc, giải đạo diễn… . .    và cuối cùng giải kỹ thuật.

Phim Rosetta do Pháp Bỉ hợp tác đã đoạt giải nhất (Palme d’or) chỉ là cuốn phim vô danh không ai biết tới, mặc dù được giải thưởng lớn vinh dự nhưng hầu như đã không được giới phê bình nhắc tới. Một cuốn phim ngắn ngủi, nghèo nàn cả về hình thức lẫn nội dung với vài ba nhân vật, truyện phim quá đơn sơ, nhạt nhẽo, vô vị. .. đã làm mất ý nghĩa của giải thưởng, nó cũng cho thấy nghệ thuật thứ bẩy của Âu châu đã tụt dốc nhiều hơn xưa. Nhìn chung giải thưởng của Đại hội quốc tế không được khách quan và công bằng như giải Oscars của Hàn lâm viện Mỹ.

Trần Khải Ca và Trương Nghệ Mưu là hai nhà đạo diễn quốc tế nổi tiếng nhất của Hoa Lục thập niên 90. Họ Trần được Tây phương biết tới và ca ngợi qua cuốn phim nổi tiếng Farewell My Concubine (Hạng Võ Biệt Ngu Cơ) quay năm 1993, được giải Nhành dương liễu vàng tại Đại Hội điện ảnh Cannes cùng năm và giải Golden Globe (Quả cầu vàng) của Mỹ, được hơn 60 bài phê bình điện ảnh Mỹ xếp hạng trong số 10 phim hay nhất trong năm.

Ngoài ra năm 1996 nhà đạo diễn này thực hiện Temptress Noon (Vầng trăng quyến rũ), được vào chung kết giải Nhành dương liễu vàng, đề tài lạ, truyện phim hay, lãng mạn, cảm động, cả ba phim kể trên đều do Củng lợi (Gong li) thủ vai chính. Phim của họ Trần có nhiều nét độc đáo, nghệ thuật cao gần với Tây phương, có khuynh hướng lãng mạn. Họ Trần đã thực hiện được hơn mười phim từ 1984 đến 2010, có chừng bốn phim của ông được chiếu tại Mỹ.

Vị Hoàng Đế và Kẻ Thích Khách dài gần ba tiếng đồng hồ, chia làm năm phần:              

      1-Thái tử Đan

      2-Kinh Kha.

      3-Lao Ái

      4-Triệu phu nhân.

      5-Vị hoàng đế và kẻ thích khách

Phần cuối cũng lấy tên phim là đoạn sôi nổi kinh hoàng nhất, nói chung toàn bộ phim quay sát theo truyện nhưng có nhiều đoạn đã được viết lại và làm khác đi, truyện phim cũng do chính Trần Khải Ca biên soạn. Phần nói về Lao Ái, Lã Bất Vi giống như trong truyện nhưng hơi khó hiểu, nếu chưa đọc truyện hoặc là người ngọai quốc sẽ cảm thấy bối rối vì phức tạp.

Như ta đã biết trong truyện không có vai nữ, nhà đạo diễn đã viết lại một phần rồi thêm vào một nhân vật nữ, tạo cho nữ minh tinh Củng Lợi một vai chính trong phim để thu hút nhiều khán giả. Củng Lợi, nhan sắc tuyệt trần, đoạt nhiều giải thưởng quốc tế là nữ tài tử nổi tiếng và ăn khách nhất của Hoa Lục thập niên 90. Nàng thủ vai Triệu phu nhân (Lady Zhao) bạn của Thái tử Đan và của Tần Thủy Hoàng từ nhỏ, sau này lớn lên là người yêu của Tần Thủy Hoàng. Triệu phu nhân cùng Thái tử Đan trốn về nước yên và phu nhân đã khám phá ra Kinh Kha để tiến cử chàng với Thái Tử. Cảnh cuối phim, Triệu phu nhân xin Tần Thủy Hoàng cho đem xác Kinh Kha về chôn cất tại nước Yên.

Đưa Củng Lợi vào phim đã tạo lên không khí tươi mát, một chút lãng mạn Tây phương qua hình ảnh một giai nhân tuyệt sắc, quí phái nhưng nó cũng tạo thêm khuyết điểm vì những truyện cổ đã được viết có nghệ thuật cao khi sửa sẽ lại làm hỏng, làm mất cái hay của tác phẩm rất nhiều. Thí dụ như trong truyện Notre Dame De Paris của văn hào Victor Hugo, đoạn kết bi thảm và tuyệt diệu: người ta thấy dưới hầm bộ xương anh gù và người đẹp Esmeralda ôm nhau. Năm 1939 nhà đạo diễn William Dieterie đã sửa lại như:  Esmeralda được nhà vua tha bổng rồi lấy anh thi sĩ triết gia trước bộ mặt đau khổ của anh gù, có thể nói ông đã phá hỏng một tác phẩm văn chương bất hủ.

Điều đáng tiếc hơn là họ Trần lại sửa hẳn những chi tiết liên hệ tới tráng sĩ Kinh Kha, theo sách Sử Ký như đã nói trên chàng ta là người thâm trầm, thích đọc sách, đấu gươm, mưu đồ đại sự không phải phường lục lục thường tài. Để tăng phần hấp dẫn, họ Trần đã đưa vào nhiều cảnh chém giết tàn bạo, tưởng là thu hút được khán giả nhưng thật ra thất bại vì nay người ta không thích những cảnh tàn bạo gớm ghiếc. Một sai lầm tai hại nữa là Kinh Kha được biến thành kẻ giết mướn có lần giết nguyên cả một gia đình, lớn bé, già trẻ giết sạch. Từ một người thâm trầm, có trình độ văn hóa đã biến thành tên đâm thuê chém mướn, hình ảnh cao đẹp của Kinh Kha đã bị bóp méo làm cho khán giả am tường sự tích thất vọng.

Cảnh tiễn đưa tráng sĩ tại bờ sông Dịch thủy đã được truyền tụng tô điểm vô cùng diễm lệ nhưng trong phim chỉ được dàn dựng ngắn ngủi đơn sơ làm mất hay nhiều và cũng làm người xem không thỏa mãn vì nó không giống như trong trí tưởng tượng của họ.

Mặc dù có một số khuyết điểm như trên nhưng Vị Hoàng Đế và Kẻ Thích Khách  đã kéo lại được nhờ phần kết thúc quá hay qua tài dàn cảnh vô cùng điêu luyện của họ Trần cũng như diễn xuất tuyệt vời của các vai chính. Cảnh rượt đuổi, đâm chém nhau quanh cột đồng trên bệ rồng thật là kinh hoàng sôi nổi, nhà đạo diễn có sửa đổi đôi chút song đa phần theo y như chính truyện.

Ta có cảm tưởng như Trần Khải Ca đã ra sức trổ hết tài nghệ của mình trong tác phẩm mà ông kỳ vọng nhất. Giá trị của cuốn phim phần lớn nhờ đoạn thứ tư mang cùng tên The Emperor and The Assassin.

Nhà đạo diễn có phạm một số sai lầm như đã nói trên nhưng Vị Hoàng Đế và Kẻ Thích Khách vẫn là cuốn phim dã sử giá trị nhất, vĩ đại nhất của điện ảnh Á Châu từ xưa đến nay. Một sự tích quá hay, cao đẹp tuyệt vời được lồng trong một cuốn phim vĩ đại vô cùng tốn kém do nhà đạo diễn nổi tiếng quốc tế rất lành nghề thực hiện, nó hội đủ các yếu tố để trở thành siêu phẩm giá trị nhưng trên thực tế không thành công gì nhiều cho lắm.

Phim không được phát giải thưởng lớn, vinh dự tại các  Đại hội điện ảnh mặc dù đã được Tây phương đón nhận, nhưng nó cũng không được khán giả Á đông và người mình chú ý nhiều.

Có lẽ nhà đạo diễn Trần Khải Ca chưa gặp thời.

Trọng Đạt

20 May 2023

TRỐN, hồi ký

TRỐN
(Biến cố Ban mê Thuột: 10/3/1975)

Riêng cho Mai, các con, cháu và bạn hữu.
nguyễn ngọc vỵ

Tác giả là cựu Phó Tỉnh trưởng Hành Chánh tỉnh Darlac vào thời gian quân cộng sản tấn công Ban Mê Thuột, tháng 3 năm 1975. Trước đó Ông từng giữ các chức vụ: Quân trưởng Bình Khê, Bình Định 1966, Phó Tỉnh trưởng Quảng Đức 1967, Phó Thị trưởng Cam Ranh 1968-1971, và cuối cùng là Phó Tỉnh trưởng Darlac 1972-1975.
Ông là người làng Bác Trạch, Kiến Xương, Thái Bình. Di cư vào Nam 1954, theo học các trường Chu Văn An, Luật và Quốc Gia Hành Chánh. Ông tốt nghiệp khóa 3 sĩ quan hiện dịch Đồng Đế, Nha Trang. Cha Ông bị đấu tố chết trong tù năm 1955. Một năm sau Mẹ chết vì buồn khổ và bệnh, nhưng mãi 25 năm sau Ông mới biết.

Ông cho biết nội dung bài viết của Ông hoàn toàn thực 100%: “không phải là nhà văn, càng không phải là sử gia, tôi không coi đây là một tài liệu quan trọng hay một bài viết có tính cách văn chương mà thực tế chỉ là một bài viết ghi lại những gì thực sự tôi biết, tôi nghe, tôi chứng kiến, đúng nhất là tôi đã… lãnh, đã gánh chịu. Tôi viết để sau này cho con cháu biết chuyện mà thôi”.

Sau 35 năm ra khỏi nước, giờ đây, ngồi trên đất Hoa Kỳ...ghi lại đôi giòng về biến cố “Ban mê Thuột” (3/75), khởi sự cho cái nhục: 'thất thủ Miền Nam', nghĩ tới lời ai đó: “Cao nguyên là miền đất chiến lược, ai chiếm được 'Cao nguyên' sẽ … kiểm soát cả Việt Nam”, thấy không sai! 

Không biết ba chữ 'Buồn muôn thuở' (BMT) nó có trực tiếp vận vào người dân xứ Ban mê Thuột (BMT) hay không mà …Giữa lúc mọi người đang vui hưởng cuộc sống thanh bình, yên vui, điển hình là trong thành phố, những nơi thờ phượng như Nhà thờ, Đền đài, Chùa, Miếu, lúc nào cũng đông đảo tín hữu lui tới cầu nguyện, cúng bái. Chợ búa, trường học, tấp nập người lớn, trẻ con, ngày đêm chen chân buôn bán, làm ăn, học hành hăng say, tích cực, xa xa ngoài buôn, ấp, nương rẫy, những đoàn người xả sức cày sâu, cuốc bẫm, liên tục vun xới, tưới trồng, háo hức trông đợi một mùa mới thành công, gia đình quây quần quanh bữa cơm chiều, bên ngọn đèn ấm cúng, chan hoà hạnh phúc, thì hung tín tràn về: Việt cộng sắp đánh … Ban mê Thuột!

BMT sẽ khốn khổ ...? Đời...BMT vốn chỉ 'ẩm áo bởi mưa phùn, sương sa', không lẽ...sẽ 'ướt đẫm, tơi tả vì cuồng phong, bão tố'? Phải chăng: 'Hoà bình sẽ đi và chiến tranh sắp...đến' ?

Ngày 9 tháng 3 năm 1975 là ngày Chúa nhật, chuông nhà thờ vẫn đổ như mọi Chúa nhật quanh năm, nhưng...không biết có phải vì tâm hồn xao động mà tiếng chuông vang nghe khác hẳn: Chậm rãi, yếu ớt! Không mạnh mẽ như mọi khi! 

Thật ra, liên tiếp những ngày trước đó, nhiều tin xấu đã dồn dập lan tràn trong dân chúng, khiến lòng người hoang mang, lo sợ. Hình ảnh sống động của Thị xã Ban mê Thuột, một đơn vị xã hội đầy sức sống, đang vươn lên bằng chính tâm, sức của mình, bỗng một sớm một chiều, tan biến đi một cách nhanh chóng, oan uổng! Tâm trạng người dân lúc ấy, sao mà … nhìn đâu cũng thấy kẻ thù!

TRỐN, hồi ký (tiếp theo và hết)

TRỐN
(Biến cố Ban mê Thuột: 10/3/1975)

Riêng cho Mai, các con, cháu và bạn hữu.
nguyễn ngọc vỵ


- Mẹ ơi, Ba... Tôi nhận ra là tiếng thằng con đầu của tôi. Đúng thằng Vinh, tôi cũng la:

- Vinh phải không? Ba đây, Thằng bé mở cửa xông ra ôm chầm lấy tôi, mừng quá, cha con cứ ôm nhau đứng đó, Bỗng nghe có người hỏi:

- Nhớ Bố nhiều không? Thằng bé nhìn Quân không đáp, sợ, tôi vội nhắc:

- Chào...ông đi con, Rồi hỏi tiếp:

- Mẹ và các em đâu? Cậu Khải nữa, có nhà không?

Một đám đông gồm nhà tôi, chị Tiểng(chủ nhà), các con chị và các con tôi cùng ùa ra mừng rỡ. Chứng kiến cảnh đoàn tụ hi hữu này, Quân cười nói:

- Trốn mãi bây giờ mới dám ra phải không?

Tất cả cùng cười, riêng chị Tiểng (phu nhân cựu Tỉnh trưởng Darlac) lại thật thà:

- Sợ là đến bắt chúng tôi đấy chứ!

Chị Tiểng mời Quân vào nhà. Sau khi tôi giới thiệu từng người với Quân, chủ khách phân định xong, Quân ngó tôi nói:

- Tôi nghĩ là anh nên đi tắm, lâu không tắm chắc khó chịu lắm.

Cám ơn Quân và nhờ chị Tiểng và nhà tôi tiếp khách, tôi đi tắm. Khoảng nửa giờ sau, tắm xong, tôi trở ra thấy Quân đang ôm thằng Vinh, con trai lớn của tôi trong lòng, cằm tỳ trên đầu nó, thỉnh thoảng lại đưa tay vuốt tóc thằng bé xem ra rất âu yếm. Trực giác bảo tôi: Anh này vẫn còn tình cảm con người? Mình phải khai thác tí ti mới được.

- Anh Quân à, anh có gia đình chưa?

- Cám ơn anh, tôi cưới vợ và đẻ đứa con đầu lòng được 6 tháng thì vào Nam, nay cháu cũng bằng tuổi thằng cu này.

- Vậy là anh vào Nam 11 năm? Cháu Vinh hơn 11 tuổi rồi đó.

- Gần gần...thiếu mấy tháng...

- Khi ra đi, anh có tính bao giờ thì về không?

- Không, chuyện đó đảng lo, bao giờ cách mạng thành công thì về.

Thường thì gặp trường hợp nghe nói thế, tôi hay đùa một câu: Lỡ cách mạng không thành công thì sao? Nhưng đây thì không, tôi hỏi:

- Lỡ khi ấy anh lại không muốn về thì sao?

- Làm gì có chuyện ấy, đi, ở hay về cũng như mọi chuyện khác, đảng và nhà nước sáng suốt, quyết định hết cho mình.

Tin tưởng kiểu này...hết nói rồi! Tôi muốn biết thêm:

- Thế lâu nay anh vẫn được tin gia đình chứ?

- Hai năm đầu thì có thư của nhà tôi, sau thì không.

- Lo phục vụ nên cũng bớt nhớ nhà phải không anh?

- Cũng nhớ chứ, nhưng phải chấp nhận.

- Anh có nghĩ khi ngoài quê có chuyện, một mình chị lo nổi không?

- Không sao, đảng hứa là giúp hết mọi chuyện, mình cứ yên tâm phục vụ.

Nói năng thì thế chứ nét mặt, cử chỉ...không phải thế, chắc chắn là Quân vẫn còn nhớ vợ, thương con. Trước khi kết thúc cuộc tra tấn tình cảm này, tôi thử nhắc tới Phụ Mẫu của Quân xem anh ta biểu lộ cách nào:

- Sức khoẻ hai Cụ Thân sinh anh thế nào ? Tốt chứ ạ?

- Thầy tôi thì mất ngay sau khi tôi thoát ly được một năm, Mẹ tôi thì trong thư cuối cùng cách đây 7, 8 năm, nhà tôi cho biết, hay yếu đau. Đôi lúc hình dung thấy nhà tôi phải nuôi con dại lại thêm phụng dưỡng Mẹ già, chắc là....vất vả lắm!

Chỉ nói được bấy nhiêu, Quân ngưng và gục mặt xuống đầu thằng bé, thở dài! Thế là rõ lắm rồi. Để xua đi giây phút xúc động, nặng nề ấy, tôi nói thật chậm cốt cho anh ta nghe từng lời của tôi:

- Ở hiền thì gặp lành anh Quân à, xa cách ngàn dặm mà anh vẫn nhớ đến Mẹ, vẫn nhớ vợ, thương con, ăn ở hiếu thảo với Cha Mẹ như vậy, thế nào đời anh chẳng gặp lành, gặp may. Hồi trưa anh bảo là quê Thái Bình, thế Huyện nào? Xã nào vậy?

- Đẻ ở Thanh Nê, anh biết xã Thanh Nê ở đâu không? Từ tỉnh lỵ đi Tiền Hải, Qua khỏi Quận Kiến Xương độ 3, 4 cây số, nó nằm ngay ngã ba giữa quốc lộ và lối rẽ vào Cao Mại đó.

- Vậy thì cùng Huyện với tôi rồi, tôi ở Bác Trạch, Kiến Xương, anh có biết gì về Bác Trạch không?

Tôi và Quân còn nói nhiều chuyện liên quan đến vùng Bác Trạch, Thanh Nê, Cao Mại thuộc Huyện Kiến Xương, rất nhiều điểm cả hai cùng biết trước kia. Đang vui chuyện thì Quân đứng dậy, cáo lỗi ra về. Dĩ nhiên là tôi phải tự động xách giỏ quần áo đi theo Quân về địa điểm “quản thúc”. Ra tới cửa, Quân quay lại:

- Anh ở lại nhà với chị và các cháu được đấy, tôi về .

Mới nghe thì mừng, nhưng chợt nghĩ: Cộng sản thường hay chơi cái trò “Quan tha, Nha bắt' lắm. Tôi nói ngay:

- Anh Quân à, anh cho ở nhà thì cám ơn anh nhưng sợ đêm nay lỡ có toán an ninh nào đi tuần tiễu, kiểm soát, họ vào nhà khám xét, tôi không ra trình diện mà họ bắt gặp thì mang tội trốn tránh mà ra thì có gì chứng minh là được anh cho ở nhà đâu, Họ dẫn đi đường dây nào thì làm sao liên lạc được với anh mà can thiệp. Thôi, tôi đi với anh.

Nghe tôi trình bày, Quân nhìn tôi:

- Có chuyện đó nhỉ...nhưng chắc không sao đâu, tôi ở ngay trụ sở, có gì thì Uỷ ban Quân quản Tỉnh cũng phải cho tôi biết, tốt nhất là anh đừng đi đâu, được không? Thôi cứ vậy đi, tôi về.

Quay vào nhà, tôi phải tường thuật đầy đủ mọi chuyện cho chị Tiểng, nhà tôi cùng các con và các cháu con chị nghe những gì đã xảy ra cho tôi trong thời gian bị bắt, tiếp đó là được ăn bữa cơm ngon, có canh chua sau nhiều ngày chỉ có cơm và nước muối, tôi lại phải ngồi yên cho thằng Thành (con trai chị Tiểng) cạo bộ râu xồm ngay, cả buổi tối, mấy đứa nhỏ cứ ngó tôi cười hoài.

Đang say giấc (1:00 sáng) tiếng gọi lạc giọng:

- Chú phó, chú phó ơi...dậy mau, mau đi...chết rồi em ơi!

"Đổi Gió" tranh A.C.La



"Đổi Gió"
(On Vacation)

Oil on canvas, 24x36 in by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh

**

Tiếng sáo diều vi vu vang vọng trong buổi chiều vàng. Ối chao tâm hồn như bay bổng nhẹ tênh. Văng vẳng từ cái lán của trại tù giữa khu rừng già có tiếng đàn. Một đám tù gọi là "cải tạo", ngồi bu quanh một tay chơi điệu nghệ hai tay vờn trên chiếc đàn Tây ban cầm. Nghệ sĩ say sưa. Người nghe say sưa. Tất cả đều quên hết nỗi mệt nhọc đắng cay. Không phải tạm quên mà là quên thật, không cần biết, đúng hơn không còn biết trước đó đã là gì, và sau đó sẽ là gì. Chìm trong tiếng đàn rồi bay bổng. Thế thôi. Quẳng đi những giờ khắc bị hành hạ về thể chất và tinh thần, không cho chúng có cơ may kết tụ thành khối u độc địa giết chết mình. 

Tiếng dàn huyền diệu cứu những người biết lắng nghe và hoà nhập được với âm thanh. 

Làm chi thi làm, vừa cứu rỗi lại vừa vui chơi. Mình vui. Niềm vui lại lan toả sang những người chung quanh, còn gì hơn. 

Đó, nghệ thuật là như vậy đó. 

A.C.La

Năm hiệu quả của động tác phất thủ "Dịch Cân Kinh"

Dương Thành Tân

‘…Sự yên tâm chờ đợi tuổi già bước đến làm cho dễ chịu hơn với chính mình và mọi người xung quanh. Những chuyện vui buồn trong đời, thành công lẫn thất bại đều được xem như là những chuyện bình thường. Dù muốn hay không, bản thân bỗng dưng trầm tính dễ chịu hẳn ra…’
**

Tôi bất lực thấy sức khỏe dần dần hao hụt khi qua 45 tuổi. Những cố gắng lấy lại phong độ của thời trai trẻ đều bị thất bại vì bị chấn thương. Riết rồi những công việc tầm thường như làm vườn, rửa chén đều trở thành những công việc nặng nhọc cần cân nhắc tính toán từ tư thế lẫn động tác!

Nhờ nhân duyên mà tôi học được phương pháp dưỡng sinh gọi là Khí Lực do chú Huỳnh Tâm chỉ dạy. Vì được chỉ dạy bài bản, sau một thời gian ngắn tập luyện, dù chỉ ở mức nhập môn, tôi có cảm giác là hồi sinh lại như thời trai trẻ,  gân cốt chắc chắn không còn lo bị chấn thương, hết còn đau lưng lẫn thốn đầu gối. Tinh thần sáng suốt lẫn ngũ giác tinh tường. Điều lạ lùng nữa là trước đây tôi dị ứng phấn hoa, mỗi mùa xuân đến là nước mắt lẫn nước mũi chảy đầm đìa, giờ lại biến mất không cần thuốc men chi cả !

Phương pháp này có nhiều chi tiết như bấm huyệt, xoa mặt, hớp không khí... Nhưng động tác quan trọng nhất và tốn hết 75 % thời gian của bài tập  trên dưới 30 phút) là đứng thẳng và vẫy tay từ trước ra sau, giống như phương pháp dưỡng sinh gọi là "Phất Thủ Dịch Cân Kinh" .

Động tác tập này trông chừng như đơn giản, vì chỉ có việc đứng một chỗ và vẫy tay từ trước ra sau. Nhưng những biến hóa ly kì đều ở trong cơ thể. Xin diễn tả chi tiết hơn:

· Chân dang ra rộng bằng vai. Tư thế đứng thoải mái.

· Nhíu hậu môn và thót lên. Để việc nhíu hậu môn được duy trì trong suốt buổi tập thì bạn cần gồng cứng hai chân, và bấm các đầu ngón chân xuống.

· Suốt buổi tập hai chân như trồng cây xuống đất, từ thắt lưng trở xuống luôn luôn cứng chắc, không suy chuyển.

· Co đầu lưỡi chạm nhẹ vào nướu và chân răng hàm trên, răng khép lại và miệng ngậm.

· Mặt nhìn thẳng về phía trước

· Bàn tay khép các ngón tay lại.

· Giơ hai tay ra đằng trước cao bằng vai.

· Dùng lực của vai và tay (lực của vai nhiều hơn) vẫy hai tay song song ra đằng sau. 

· Nhờ có lực đẩy này mà tay sẽ có quán tính hất trở lại phía trước. Lúc này tùy vào lực mạnh hay yếu, đánh vòng hẹp hay vòng to mà tay có thể cao bằng hoặc thấp hơn vai.

· Sau đó lại dùng lực của vai để đẩy tay ra đằng sau. Lặp lại động tác trên.

Tôi nghiên cứu về hiệu quả không ngờ về động tác xem chừng như thô sơ này. Nhưng càng tìm thì lại càng bị lạc vào nhiều cách giải thích tối nghĩa, đôi khi mâu thuẫn với nhau. Có lẽ nhiều người tập luyện khác cũng bị bỡ ngỡ. Nay xin giải thích 5 hiệu quả với kinh nghiệm và hiểu biết của một người "tiêu dùng". Hy vọng sẽ làm sáng tỏ được vài thắc mắc cho người luyện tập lẫn độc giả.

Gót chân Achille, huyền thoại có thật

Theo lý thuyết tiến hóa, loài người có gốc gác từ loài thú 4 chân, từ từ đứng thẳng và đi bằng 2 chân, thì phần dưới phải gánh chịu trọn vẹn sức nặng của thân thể. Chổ yếu bẩm sinh là cổ chân, càng lớn tuổi thì càng trầm trọng đưa đến đi đứng không vững vàng, thân thể bị lắc lư, rồi từ đó bị ảnh hưởng dây chuyền làm tổn hại từ gót chân, đầu gối, xương cụt, lưng...

Gót chân Achille quả đúng là nơi dễ bị trặc gân nhất trong cơ thể con người. Phần đông những người tập thể dục thể thao đều bị thương ở đây. Mang giày thì bàn chân lại càng thêm bị gò bó nên không cử động được bình thường. Làm đàn bà còn khổ hơn vì tiêu chuẩn về cái đẹp bắt phụ nữ phải có bàn chân nhỏ, lại thêm mang giày cao gót để có ảo giác là bàn chân nhỏ thêm lại bị càng thêm gò bó hơn!

1) Lợi ích đầu tiên : Làm gót chân cứng cáp để khỏi bị bong gân

Khi 10 ngón chân bấu xuống, lòng bàn chân cong lên rời khỏi mặt đất. Người luyện tập chỉ cần đong đưa thân thể theo trục trước sau là tự dùng trọng lượng của cơ thể  để "gia cố" những gân cốt lẫn bắp thịt từ cổ chân đi xuống. Những người đã từng học võ đều biết thế nào là đứng tấn để cho bắp đùi cứng cáp. Bấu những ngón chân xuống mặt đất và đong đưa cũng là một cách đứng tấn để "gia cố" bàn chân và cổ chân.

Những người tập thể dục bằng cách chạy bộ, dù trái tim mạnh khỏe dẻo dai, nhưng lại có nguy cơ bị chấn thương. Vì tùy theo cách đi đứng hay chạy nhảy, phần dưới của cơ thể phải gánh chịu từ 2 đến 4 lần trọng lượng của cơ thể. Ví dụ như một người cân 80 kg, trong một giai đoạn nào đó khi chạy nhảy, một chân phải chịu sức nặng lên đến 420 k!  Những khớp sụn bọc đầu xương liên tục va chạm vào nhau. Sau một thời gian sẽ bị mòn và rạn nứt. Đó là chưa nói đến trường hợp người chạy bộ không đúng cách, mang giày kém phẩm chất, chạm đất không nhẹ nhàng thì các gót chân, đầu gối, háng, lưng, cổ... sẽ bị tốn thương.

Đây là tình trạng mà bản thân tôi đã từng gặp. Vốn là gót chân đã bị bong gân khi chơi bóng chuyền, sau này lành rồi nhưng mỗi lần nhảy cao lên đập bóng, rồi chạm đất không đúng cách là bị trặc chân tiếp. Ba bốn lần như thế nên tôi đành phải bỏ môn thể thao này. Nhưng nhờ luyện tập động tác bấu ngón chân xuống đất, cả bàn chân và gót chân được phát triển mạnh khỏe chắc chắn. Sau này, tôi chạy bộ bị thất lạc vào đồi cát lồi lõm lẫn hầm hố ngoài bờ biển, vì đêm tối nên không thấy mình đặt chân ở đâu, thế mà vẫn về chổ ở êm xuôi.

2. Lợi ích thứ hai: Xoa bóp, sắp xếp và điều hòa lại lục phủ ngũ tạng.

Thời điểm lý tưởng nhất để tập mọi môn dưỡng sinh tốt nhất là vào buổi sáng, tuy  đầu óc đã nghĩ ngơi thư thái qua đêm, nhưng  hệ thống tiêu hóa, tim mạch, máu huyết ... thì lại bị trì trệ vì cơ thể không cử động.

Khi chúng ta ngủ, chỉ có đầu óc và bắp thịt được nghĩ ngơi thư giản, những bộ phận khác trong cơ thể vẫn hoạt động. Nhưng vì nằm im, nên ở bất cứ tư thế nào, vẫn không thể cho cho phép tim gan ruột phổi hoạt động bình thường. Nếu nằm sấp thì phổi đè lên tim. Nằm nghiêng thì cái này lại đè lên cái khác. Hệ thống tuần hoàn của máu và đường ruột không lưu thông suông sẻ. Chúng ta thường có động tác tự nhiên là vươn vai vào buổi sáng để thấy mình khỏe hơn. Vẫy tay Dịch Cân Kinh cũng là một cách vươn vai trong suốt 20 đến 30 phút!

Giả tỷ như chúng ta muốn làm xì hơi một quả bóng. Chúng ta dùng hai tay ép quả bóng này vào một vật cứng như mặt đất hay bức tường. Bụng và ngực chúng ta có thể ví như là một quả bóng có nhiều hơi độc. Người luyện tập dùng ba lực này để đẩy vào vật cứng là xương sống để tống khứ khí độc ra ngoài.

Vẫy tay đong đưa, nhíu hậu môn, đặt lưỡi lên vòm họng và thở ra là một hành động rất nhẹ, để lắc lắc, rung rinh, bóp vào lẫn buông ra để nội tạng tống khí chất độc ra ngoài (Hơi ợ và khí thải từ trung tiện là hơi độc). Song song đó chúng ta cũng vận hành cơ thể cho máu huyết lưu thông. Chuyện dễ ăn, dễ ngủ, dễ tiêu hóa, dễ bài tiết là vì nhờ nội tạng sạch sẽ nằm đúng ngay ngắn vào vị trí.

Xin lưu ý 3 động tác này nên làm một cách nhẹ nhàng không cấp bách, thậm chí cũng không dùng lực hết sức mình.

3. Lợi ích thứ ba: Sinh lý sung mãn.

Tác giả xin lỗi với độc giả trước khi trình bày chuyện phòng the, vốn là khó nói theo tiêu chuẩn đạo đức Á Đông. Vì nhạy cảm cho nên học viên chỉ được giải thích qua loa là phải nhíu hậu môn. Sau một thời gian luyện tập và trao đổi với những bạn đồng môn, tôi xin viết lại cho chính xác là:

Đàn ông thì nhíu cả một vùng hạ bộ là ruột già, hậu môn và bìu dái. (scrotum)

Đàn bà thì nhíu cả ruột già, hậu môn và cửa mình.

Ban đầu thì hơi khó tập, cần phải trí tưởng tượng vì những bắp thịt này không hoạt động trong cuộc sống thường nhật. Khi luyện tập quen rồi thi phái nam sẽ thấy bìu dái của mình thót lại theo ý muốn. Phái nữ thì thắt cửa mình. Vì vùng "nhạy cảm" này được kích động hàng ngày, hậu quả kèm theo là chuyện chăn gối được suông sẻ, những người tập luyện có thể điều khiển cuộc "mây mưa" theo ý của mình, đồng thời khám phá ra nhiều cảm giác lạ chưa hề có. Những ai bị yếu sinh lý thì thấy cuộc đời bỗng thay đổi, từ sự thấp thỏm lo lắng đi chợ thiếu tiền bỗng chuyễn sang trạng thái dư ăn dư để! Thật là:
Trong tay muôn vạn tinh binh 
Kéo về đóng chật một thành Lâm Truy
4. Lợi ích thứ tư:  Phòng ngừa bệnh tật và duy trì sức khỏe.

Một môn dưỡng sinh đúng nghĩa như Yoga, Thái Cực Quyền, Thiền Định ... đều có chức năng hồi sinh những tế bào cần thiết cho cơ thể.  Được may mắn lớn là tập luyện môn này trước khi già yếu bệnh tật. Tôi có cảm giác rõ rệt là có thể sống mạnh khỏe đến hơn 80 tuổi trong một cơ thể ở lứa tuổi ...  36.  Chấm dứt những tai nạn khó chịu trong cuộc sống hàng ngày như trẹo cổ, đau lưng, chóng mặt... Ngoài việc phải ngủ nghê và nghĩ ngơi lâu hơn khi mệt mỏi, so ra tôi còn cường tráng hơn thời trai trẻ! Những bạn cùng luyện tập môn này cũng thay đổi tướng bộ, miệng lưỡi hồng hào, sắc mặt tươi tắn, đi đứng vững chãi... Họ quả quyết rằng họ đã chữa được nhiều thứ bệnh. Bản thân tôi không hề bị bệnh gì, nên không dám ngụy tạo những bằng chứng không thật để thổi phồng sự thật.

Sự yên tâm chờ đợi tuổi già bước đến làm cho dễ chịu hơn với chính mình và mọi người xung quanh. Những chuyện vui buồn trong đời, thành công lẫn thất bại đều được xem như là những chuyện bình thường. Dù muốn hay không, bản thân bỗng dưng trầm tĩnh dễ chịu hẳn ra.

Không biết những tế bào trong cơ thể đã tái tạo được gì, nhưng bản thân tôi lại có cảm giác rõ rệt rằng, nhờ động tác dưỡng sinh đơn giản này, tôi được hồi sinh lần nữa!

5. Lợi ích thứ năm: Lạc quan sắp xếp lại công việc trong ngày và hơn thế nữa.

Các đạo giáo thịnh hành trên thế giới thường hay kèm những quyết định có ích cho sức khỏe thành những giáo điều. Chẳng hạn như Hồi Giáo có quy luật là mỗi năm phải kiêng ăn uống một tháng từ khi mặt trời mọc đến khi lặn (Ramadan). Nhưng kiêng ăn hơn 12 giờ trong ngày là một hành động rất tốt cho sức khỏe và phát triển kháng thể. Bởi vậy những người theo đạo Hồi có tỷ lệ ung thư ít hơn những người theo đạo khác. Đạo Phật thì ăn chay lẫn ngồi thiền... Nếu chúng ta tách ra những gì có ích thật sự cho cơ thể và cái nào thuộc về tâm linh, thì chúng ta cũng gặt hái được nhiều điều hay, mặc dù không cần theo đạo nào!

Bản thân tôi ngờ ngợ rằng môn Dịch Cân Kinh là do nhân vật huyền thoại Đạt Ma Tổ Sư truyền lại. (Đạt Ma người Ấn Độ mà Yoga lại không có động tác này). Trong những quốc gia không được công nhận bản quyền, lạng quạng còn mang thêm tội vào thân mà Pháp Luân Công là bằng chứng sờ sờ trước mắt. Có thể ai đó, một cá nhân hay một nhóm người, vô tình tìm ra trong lúc tập luyện rồi gán cho là của Đạt Ma Tổ Sư cho thêm phần ly kì huyền ảo như một ân huệ của đấng thiêng liêng. Thêm những lời căn dặn rằng không đúng bài bản sẽ bị hỏa tẩu nhập ma, sinh bệnh, liệt dương, vân vân. 

Theo thiển ý của tác giả, một trong những lý do mà động tác Dịch Cân Kinh không được truyền bá rộng rãi là vì bài tập được giải thích lẫn thực hành theo kiểu Á Đông. Nào là phải tập trung cao độ vào từng cử chỉ, đếm lượt vẫy tay, canh đúng thời gian, nhìn đúng hướng, không được nghĩ ngợi mông lung... 

Riết rồi người tập luyện có cảm giác là bị hành hạ. Có nhiều người bỏ ngang sau một thời gian vì chán nản. Thật tình mà nói, nếu tôi tuân thủ cách luyện tập một cách máy móc thì tôi cũng là người bỏ cuộc đầu tiên.

Sự việc sẽ khác nếu chúng ta xem nó là một sự (tự) đấm bóp cho cơ thể lẫn một lúc thư giãn nghe nhạc thính phòng cho tâm hồn!

Thay vì đếm từ một đến vài ngàn lần, sau vài ngày tập luyện thuần thục, tôi vừa vẫy tay và vừa nghe những bản nhạc mà tôi yêu thích nhất trong youtube từ smartphone. Căn cứ vào  thời gian của mỗi bài hát, tôi có thể canh giờ đến lúc nào thì sẽ ngưng. Không biết đây cũng là một phương pháp chữa bệnh bằng âm nhạc, (Music Therapy)?

Sách vở dạy chúng ta nên nhìn về hướng mặt trời khi luyện tập, nhưng vì có lịch làm việc dài đăng đẳng, nhiều khi hơn 16 tiếng đồng hồ, hằng ngày tôi phải thức rất sớm và tập luyện trước khi mặt trời mọc. Tôi vừa luyện tập vừa xem bể cá thủy sinh. Nhìn những con cá vô tư nhởn nhơ đem lại cho tâm hồn những giây phút thơ thới thanh thản. Những người không có hồ cá thì có thể nhìn những cảnh vật gì mà họ yêu thích. Không biết cách chữa bệnh bằng cách nhìn những cảnh vật tươi đẹp là gì?

Vừa nghe nhạc, vừa xem cá, vừa vẫy tay cũng chưa đủ. Tôi còn lợi dụng thời gian này để sắp xếp lại lịch trình làm việc, sẵn đó giải quyết luôn những vấn đề có thể xảy ra trong ngày. Chắc chúng ta còn hình ảnh của nhiều nhân vật quan trọng chắp tay sau lưng đi qua đi lại khi quyết định một công việc quan trọng và khó khăn. Vô tình, họ đang vô tình đặt cơ thể vào một trạng thái tốt nhất để quyết định sáng suốt. Lúc đó tim hoạt động mau hơn, mọi giác quan đều mở ra và dễ cho họ quyết định sáng suốt và nhanh chóng hơn là ngồi yên. Công vệc của tôi lại trôi chảy vì đã biết cái gì làm trước và cái gì làm sau. Với dòng thời gian nhìn lại, những quyết định sáng suốt lẫn ý tưởng đột phá nhất trong ngày, đều được hiện ra trong thời gian vẫy tay này.

Nhiều sách vở chỉ răn đe là phải tập luyện thường xuyên để có kết quả. Nhưng họ quên yếu tố hữu ích của nó, làm nhiều người bị ghiền môn này vì tập luyện xong là thấy tinh thần phấn chấn, ăn được ngủ được, làm việc cũng sáng suốt hơn bình thường. Không tập luyện vài ngày là tôi thấy đầu óc bần thần, thân thể khó chịu vì bị bí hơi, đâm ra dễ bực bội vì những chuyện không đáng quan tâm!

Thay lời kết, tốt cho cơ thể lẫn tâm hồn và hơn thế nữa

Những thành quả tôi trình bày trên đây nằm trong phương pháp Sức Mạnh - Tĩnh Lặng do người sáng lập ra đạo Cao Đài Phạm Hộ Pháp sáng lập vào năm 1927, mà chú Huỳnh Tâm đệ tử đời thứ hai. Động tác vẫy tay chỉ là một mảnh vụn của phương pháp này. Vì không có nhu cầu tu luyện hay tìm đạo, tôi chỉ lấy những gì có ích cho cơ thể để phòng bệnh và tự chữa bệnh. Thấy bao nhiêu cũng quá đủ nên tôi chỉ tập luyện ở mức thấp nhất. Những ai muốn tập luyện nghiêm túc hơn thì xin liên hệ với chú Huỳnh Tâm hay Nguyễn Gia Thưởng để được giải thích lý thuyết và hướng dẫn thực hành tỉ mỉ hơn. 

So với động tác "Dịch Cân Kinh" trong youtube hay sách vở, chúng tôi cũng có một số chi tiết  khác:

1 - Hai bàn chân không đứng song song mà đứng thành chữ A hoặc chữ V ngược. (theo như tấn của phái Vĩnh Xuân mà Lý Tiểu Long đã học)

2- Hai đầu gối đưa về phía sau, khiến cho nửa thân trên ngả về phía trước một chút với một góc 5 độ.

3- 400 cái đánh tay trước, (hay phân nửa thời gian làm động tác này), lưỡi để lên trên răng phía nóc vọng làm cầu nối cho Đốc mạch.

4- 400 cái đánh tay sau, lưỡi để xuống dưới răng làm cầu nối cho Nhâm mạch.

5- Hơi thở nên để bình thường không cần phải theo nhịp đánh tay trước sau, không gượng ép.

Nói về những môn dưỡng sinh, riêng về Á Đông thì có nào là Nội Công, Khí Công, Thiền, Yoga, Zen ... Dù hướng về một mục đính là sức khỏe và tâm linh, người luyện tập thường bị vướng vào một "rừng" lý thuyết lẫn thực hành khác nhau. Mà ngay trong lúc học tập, dù được một thầy chỉ dẫn một bài học, thì mỗi người cũng có thể hiểu biết khác nhau. Đây không phải là một điều đáng phàn nàn mà là một sự thật nên chấp nhận.

Vì ngay cả mỗi cơ thể chúng ta là tuy giống nhau nhưng rất khác nhau, độc giả có biết rằng vị trí ruột thừa có thể nằm trong sáu bảy nơi trong bụng của mỗi người!

Có người dẽo dai có thể đánh tay giơ cao, người khác thì thấp . Ngay cả tôi có ngày mệt mõi thì vẫy tay chậm, ngày khác thấy hưng phấn thì làm nhanh. Rồi khi mới luyện tập thì bấu 10 ngón chân xuống đất, nhưng bây giờ thành thục thì lại chỉ bấu 2 ngón chân cái xuống đất để chữa chứng bàn chân bị lật vào trong (pronation) khi chạy bộ. Vậy phải làm sao?

Theo thiển ý là nên chấp nhận những khác biệt và bỏ qua khái niệm Đúng - Sai ! Người luyện tập nên lắng nghe mọi cách chỉ dẫn, sau đó gạn lọc và làm theo những gì họ thấy có lý, và đạt hiệu quả sau khi thử nghiệm. Chúng ta cũng nên phóng khoáng hơn, nghiên cứu thêm những môn dưỡng sinh khác như Thái Cực Quyền, Khí Công, Yoga... Không ít thì nhiều, môn nào cũng có hiệu nghiệm của nó. Đạt yêu cầu là càng tập luyện thì càng mạnh khỏe và hồng hào. Trái lại thì lại càng đau nhức mệt mõi chán chường.

Là người bình thường, tôi cố gắng trình bày kinh nghiệm và hiểu biết của mình bằng những chữ nghĩa bình thường. Nếu không khoa học thì cũng có lý. Mà không có lý thì các người tinh tường hơn biết ngay và phản bác được. Vậy vị nào có ý kiến khác thì xin phản ảnh để những người luyện tập mở thêm tầm hiểu biết. Bản thân tôi xin cảm ơn trước.

Dương Thành Tân

* Trong Yoga cũng có một môn chuyên luyện tập về chuyện phòng the, Yoga Tantra. Theo họ, chuyện sinh lý là chuyện thiêng liêng lúc Trời và Đất, Nam và Nữ giao hợp với nhau mà tạo ra phép màu của sự sống. Quyển Kamasutra có gốc gác từ lý thuyết này. Tiếc thay, về sau người đời chỉ nhìn về những tư thế tình dục mà bỏ sót những quan niệm nhân sinh khác người của triết lý Ấn Độ.

**
Sẵn đây xin gửi đến đọc giả một bài viết khá mạch lạc nói về Dịch Cân Kinh của ông Huỳnh Bửu Khương, một cựu tù nhân trong trại cải tạo. Nhờ luyện tập mà ông đã vượt qua những nhục hình để về được với gia đình:

Kinh nghiệm tập Dịch Cân Kinh

Để Suy Gẫm

Thơ mạch vạn niên

TRỞ VỀ

trên đường về cố quốc
chiếc áo bạc màu tù
qua Đèo Ngang tức cảnh
sông núi còn âm u

những hố bom loang lổ
cầu Hàm Rồng trơ xương
đen một màu rỉ sét
đời mọi thứ vô thường

người xưa đi mở cõi
ngàn năm nhớ Thăng Long
ta về từ cõi chết
nhớ giọt máu Tiên Rồng

ôi Hiền Lương tức tưởi
nối vạn đời đau thương
em ru con tình cũ
người thiếu phụ phi thường

về đây nghe bạc mệnh
hạnh phúc trắng màu tang
em cuối trời phiêu lãng
hay yên ấm thiên đàng

ta ngẩng đầu vứt áo
lòng quặn mối oan khiên

mạch vạn niên

10 May 2023

Quan điểm của một vĩ nhân

Để suy gẫm 



Láo Toàn Tập

 Nói láo đã trở thành một nếp sống

Đỗ Duy Ngọc

Không biết lịch sử ghi lại các triều đại phong kiến đúng sai như thế nào, cũng chẳng có cách nào để kiểm chứng. Thế nhưng, thời đại ta đang sống hoá ra toàn láo cả. Rồi lịch sử thời hiện đại sẽ viết sao đây?

Thằng doanh nhân bán đồ giả làm giàu, cứ tưởng nó giỏi, hoá ra chẳng phải thế. Nó chỉ là kẻ “Treo dê bán chó”, mua 30.000 bán 600.000 không giàu sao được, thế rồi lúc giàu lên, hàng ngày lên mạng truyền thông dạy đạo đức, dạy bí quyết, dạy cách cư xử.

Kẻ thì đem hoá chất trộn vào thức uống, khiến người ta nghiện chất độc, tạo thành thói quen nguy hiểm cho người dùng.  Thế rồi khi có nhiều tiền, anh ta in sách dạy người ta tư duy, dạy cho tuổi trẻ cách sống. Nuôi đội ngũ nhà văn nhà báo tung hô mình như thánh sống, tuyên bố như đấng khải đạo.

Một ông chuyên làm thép, nghĩ toàn chuyện xây dựng những công trình có hại cho dân, nhưng lúc nào cũng mặc áo lam, đeo tràng hạt, nói toàn chuyện Phật pháp.

Một tập đoàn làm nước mắm giả, toàn hoá chất, bỏ biết bao tiền để quảng cáo lừa dân, bỏ tiền đầy túi. Một tập đoàn khác mua hoá chất quá hạn để sản xuất nước uống, lừa những kẻ phát hiện sai sót của sản phẩm mình để đưa họ vào tù, lại chuyên nói lời có cánh… Kẻ buôn gian bán lận lại dạy cho xã hội đạo đức làm người.

Thời đại đảo lộn tất! Hài thế, mà vẫn không thiếu kẻ tôn sùng, xem các ông ấy như tấm gương sáng để noi theo. Khi vỡ lở ra, chúng toàn là kẻ nói láo. Tất cả đều chỉ tìm cách lừa đảo nhau.

Toàn xã hội rặt kẻ nói láo,
ca sĩ nói láo theo kiểu ca sĩ,
đạo diễn nói láo theo kiểu đạo diễn,
diễn viên nói láo theo kiểu diễn viên.

Ừ thì họ làm nghề diễn, chuyên diễn nên láo quen thành nếp, lúc nào cũng láo. Thế nhưng có những kẻ chẳng làm nghề diễn vẫn luôn mồm nói láo.

Thi gì cũng láo, từ chuyện thi hát đến thi hoa hậu, chỉ là một sắp đặt láo cả… Ngay chuyện từ thiện cũng rặt chi tiết láo để mua nước mắt mọi người. Cứ có chuyện là loanh quanh láo khoét. Kẻ buôn lớn láo, kẻ bán hàng rong ở bên đường cũng lừa đảo, láo liên tục.

Mỗi ngày mở truyền hình toàn nghe nói láo từ tin tức cho đến quảng cáo, rặt láo. Nhưng cả nước đều hàng ngày nghe láo mà chẳng phản ứng gì lại cứ dán mắt mà xem.

Thằng đi buôn nói láo đã đành, vì họ lừa lọc để kiếm lời. Thế mà cô hiệu trưởng nhà trẻ, anh hiệu trưởng trường cấp ba, ông hiệu trưởng trường đại học cũng chuyên nói láo.
Thực phẩm cho các cháu có giòi, cô hiệu trưởng chối quanh…

Các cháu học sinh đánh nhau như du côn, làm tình với nhau trong nhà trường, anh hiệu trưởng bảo là không phải. Tảng bê tông rớt chết sinh viên, ông hiệu trưởng bảo là tự tử.

Thế rồi tất cả đều chìm, đều im, im ỉm. Người ta đồn tiền hàng đống đã lót tay bộ phận chức năng để rồi để lâu cứt trâu hoá bùn.

Mấy ngài lãnh đạo lại càng nói láo tợn. Chỉ kể vài chuyện gần đây thôi, chứ kể mấy sếp nhà ta phát biểu láo thì thành truyện dài nhiều tập. Từ chuyện quốc gia đại sự cho đến chuyện hưng vong của tổ quốc, toàn chuyện quan trọng đến vận mệnh quốc gia thế nhưng dân toàn nghe láo. Kẻ thù mang tham vọng, âm mưu để biến nước ta thành chư hầu, chuyện này rõ như ban ngày, ai cũng thấy, ai cũng hiểu, thế mà các quan toàn nói tào lao, láo lếu.

· Đến chuyện Formosa, khi biển nhiễm độc, cá chết, các quan bày lắm trò láo để mị dân, lấp liếm tội ác của thủ phạm, tuyên bố, họp báo, trình diễn ăn hải sản, ở trần tắm biển…tất cả đều rặt láo.

· Đến chuyện BOT với các trạm đặt không đúng chỗ cho đến mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất, các quan ở Bộ Giao thông lại được dịp nói láo, tuyên bố rùm beng để bênh vực những tập đoàn và cá nhân vi phạm.

· Khi vụ thuốc giả của VN Pharma nổ ra, cả một hệ thống truyền thông của Bộ Y tế kể cả các quan chức cấp bộ đều tuyên bố láo, tìm mọi cách che dấu tội ác của những tên buôn thuốc giả.

· Rừng Sơn Trà quý hiếm, các ông vì tư lợi cá nhân, ra lệnh xây cất, chấp nhận nhiều dự án khai thác, các nhà chuyên môn, nhân dân phản ứng dữ quá,các ông bắt đầu chiến dịch nói láo, chạy quanh tìm kế hoãn binh.

Đến chuyện cá nhân của các quan thì lại càng nói láo tợn…

Ông bí thư xây biệt phủ như cung điện của vua chúa ở xứ nghèo phải sống nhờ trợ cấp của chính phủ cho đến ông giám đốc môi trường xây biệt phủ mênh mông ở xứ lắm rừng, rồi đến ông lãnh đạo ngành ngân hàng với những dãy nhà hoành tráng trên miếng đất hàng ngàn thước vuông. Tất cả đều cho rằng do sức lao động cật lực mà có. Kẻ thì do nuôi gà, trồng cây, anh thì bảo chạy xe ôm đến khốc cả người, người thì nhờ bán chổi, trồng rau, kẻ khác thì bảo nhờ tiền của con dù con chẳng làm gì ra tiền và có đứa thì mới mười chín tuổi.

Lương thì chẳng bao nhiêu mà quan nào cũng vi la trong và ngoài nước, nhà nghỉ trên núi, nhà mát dưới biển, lâu đài, nhà to ở nước ngoài. Con cái ăn chơi như các công tử, tiểu thư quý tộc. Các bà vợ thì như các mệnh phụ, chỉ xài đồ dùng ở nước ngoài, đi shopping các mall lớn ở nước ngoài như đi chợ… Thế nhưng các ngài luôn phát biểu yêu dân, thương nước, yêu tổ quốc, đồng bào, và luôn nhắc nhở đất nước còn nghèo phải học tập ông này, cụ nọ để có đạo đức sáng ngời.

Các lãnh đạo xem rừng như sân nhà mình, phá nát không còn gì.. Một cây có đường kính 1m phải mất trăm năm mới hình thành, lâm tặc chỉ cần 15 phút để đốn hạ. Hàng trăm chiếc xe chạy từ rừng chở hàng mét khối gỗ chỉ cần đóng cho kiểm lâm 400.000 đồng một chiếc là qua trạm. Rừng không nát mới lạ. Khi rừng không còn, lệnh đóng rừng ban ra, các lãnh đạo địa phương toàn báo cáo láo với chính phủ và có nơi tìm cách tiếp tục vét cú chót bằng cách làm trắng những cánh rừng còn lại..

Rừng bị tận diệt vì nạn phá rừng, rừng còn bị huỷ diệt bởi những dự án thuỷ điện. Tất cả đều có sự tiếp tay của các quan và ban ngành chức năng của địa phương. Rừng không còn, lũ về gây tang thương chết chóc, đê vỡ khiến nhà cửa tài sản trôi theo dòng nước, các quan cho là xả lũ đúng quy trình.

Bão chưa tới, lũ chưa về, các quan tỉnh đã ngồi với nhau viết báo cáo thiệt hại để xin trợ cấp. Một anh từng là tổng biên tập tờ báo lớn, sau khi thu vén được hàng triệu đô la bèn đưa hết vợ con qua Mỹ, sắm nhà to, xe đẹp còn anh thì qua lại hai nước, lâu lâu viết bài biểu diễn lòng yêu nước thương dân, trăn trở với tiền đồ tổ quốc, khóc than cho dân nghèo, kinh tế chậm lớn, đảng lao đao…

Còn biết bao chuyện láo không kể xiết:

Ngay cả thầy tu, các bậc tu hành cũng làm trò láo để quảng cáo chùa của mình, để thêm nhiều khách cúng bái, để thùng phước sương thêm đầy, để nhà thờ của mình thêm tín hữu. Chúa, Phật đành bỏ ngôi cao mà đi khi thấy những kẻ đại diện mình đến với mọi người bằng những điều xảo trá..

Chúng ta đang ở một thời đại láo toàn tập,
láo từ trung ương đến địa phương,
láo từ tập đoàn cho đến công ty, láo từ một tổ chức cho đến cá nhân.
Láo mọi ngành nghề,
láo toàn xã hội.

Tất cả đều bị đồng tiền sai khiến, bị danh lợi bám quanh. Hơn nữa vì sự thật bi đát quá, đành láo để khoả lấp, hi vọng sẽ an dân. Nhưng thời đại bùng nổ thông tin, dân biết hết nên chuyện láo trở thành trơ trẽn.

Nghe láo quen, chúng ta lại tự láo với nhau và chuyện láo trở thành bình thường, láo để tồn tại, để phấn đấu, để thêm lợi thêm danh, và rồi láo đã trở thành một nếp sống.

Trẻ con học người lớn nói láo rồi tiếp tục những thế hệ nói láo.
Ở nhà trường nghe cô thày nói láo,
ra đời nghe thiên hạ nói láo,
về nhà lại được nghe nói láo từ cha mẹ,
mở máy nghe, nhìn cũng rặt điều láo.

Một nền văn hoá láo đã nẩy sinh và phát triển.
Hỏi sao trẻ con không láo và tương lai lại tiếp tục láo.
Nghĩ cũng buồn!

Ngày cuối tháng 10.2017
Đỗ Duy Ngọc