30 November 2019

Bài Diễn văn Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ phát biểu tại Học viện Quốc phòng Hà nội

Mark Esper, Bộ trưởng
Hà Nội, Việt Nam

Xin chào các bạn!

Tôi xin cảm ơn Ngài Giám đốc Nguyễn Vũ Tùng và Học viện Ngoại giao Việt Nam đã dành thời gian đón tiếp tôi hôm nay. Học viện Ngoại giao Việt Nam từ lâu đã là một trong những học viện uy tín nhất tại Việt Nam và đã đào tạo ra nhiều thế hệ lãnh đạo cho đất nước. Hôm nay, tôi rất vinh dự và vui mừng khi được nói chuyện với các bạn về tầm nhìn của Hoa Kỳ đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Trong một tuần vừa qua, tôi đã công du đến Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines và bây giờ là Việt Nam. Tôi đã thảo luận với các đối tác ASEAN về các mối đe dọa đối với sự ổn định của khu vực Đông Nam Á. Và tôi đã tham gia Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+). Trong hầu hết các buổi nói chuyện tôi tham gia, có một chủ đề luôn xuất hiện một cách nhất quán, đó là trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Trật tự quốc tế này đã tạo điều kiện gây dựng nền an ninh và sự thịnh vượng cho các nước Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trong nhiều thập niên, nhưng trật tự này hiện đang phải chịu sức ép. Do vậy, chủ quyền của nhiều quốc gia độc lập và giàu lòng tự hào ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đang bị đe dọa.

Tình hình địa chính trị hiện nay gợi cho chúng ta nhớ tới một câu chuyện mà nhà sử học Athen mang tên Thucyides đã kể lại cách đây hơn hai thiên niên kỷ trong Chiến tranh Peloponnese. Mùa hè năm 416 TCN, cường quốc hải quân Athen điều lực lượng đến quốc đảo Melos độc lập với yêu sách công dân trên đảo này phải đầu hàng và cống nạp cho Athen, nếu không chắc chắn sẽ phải đối mặt với sự diệt vong. Các nhà lãnh đạo Melos lý luận rằng họ giữ trung lập trong cuộc chiến giữa Athen và Sparta và do đó họ là bên “đúng”.

21 November 2019

Hội CSV-QGHC Miền Đông Hoa Kỳ có Hội Đồng Quản Trị và Ban Chấp Hành mới

Kết quả bầu cử tổ chức vào ngày 9 tháng 11 năm 2019, với thành phần HĐQT và BCH nhiệm kỳ 2019 - 2021 như sau:

1- Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị: Anh Lê Hữu Em.

           Thành viên: Đỗ Quang Tỏa, Trần Hồng, Lâm Kim Dzung, Cao Thị Lễ.

2- Chủ Tịch Ban Chấp Hành: Anh Nguyễn Kim Hương Hỏa.
Thành viên:
- Phó Chủ Tịch Nội Vụ & Webmaster: Nguyễn Quang Dũng
- Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ & Văn Nghệ: Trương Đình Thăng
- Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ & Cộng Đồng: Tạ Cự Nguyên.
- Ủy Viên Báo Chí: Phạm Thành Châu
- Tổng Thư Ký: Lê Văn Quan.
- Thủ Quỹ: Vũ Bá Hoan.

Phân Ưu


16 November 2019

Sao tài thế nhỉ?, chuyện xả xú-bắp

Bà cụ vào mua một đôi giày cho cụ ông. Sau khi mua xong, cụ bảo:
- Bác kiếm cho tôi cái hộp, bỏ nó vào... chứ tôi cầm thì khó quá.

Chủ tiệm giày bèn sang nhà thuốc tây bên cạnh xin một cái hộp... bỏ đôi giày vào, đưa cho cụ bà:
- Đây ạ! Bây giờ chắc cầm dễ hơn nhiều!...
Cụ bà cảm ơn và ôm cái hộp ra ngồi chờ xe buýt...

Chợt một đám sinh viên vô tình ngồi chờ cùng đọc được dòng chữ ngoài vỏ hộp: "Bao Cao Su... 1000 cái"
Tò mò một nữ sinh viên hỏi:  - Cụ mang cái này về cho ai vậy?
- Tôi mang về cho ông nhà tôi... cụ trả lời thực thà.
Đám thanh niên ngạc nhiên hỏi:
- Cụ ông bao nhiêu tuổi rồi mà còn dùng cái này?
- Chả giấu gì các cháu, ông tôi năm nay mới 82 tuổi.
Ngạc nhiên, họ hỏi tiếp:  - Còn bà, bà bao nhiêu tuổi rồi ạ?
- Tôi cũng thế...
Một nữ sinh viên hỏi:  - Vậy hai cụ dùng bao giờ cho hết hộp này?

Cụ bà thủng thẳng: "Cũng chẳng được mấy đâu, ông ấy dùng như phá, mà có biết giữ đâu, rách liên tục.  Tôi vừa mua chưa được 2 năm, vậy mà lại phải mua mới đây này."

Đám sinh viên nghe cụ nói xong... bỏ đi nơi khác.

Một nam sinh viên lẩm bẩm:  - Sao tài thế nhỉ?

15 November 2019

Khánh thành tượng đài Thuyền Nhân Việt Nam tại Mississauga (Ontario, Canada)



**

Buổi lễ khánh thành tượng đài Thuyền Nhân Việt Nam đã diễn ra ngày 9 tháng 11, 2019 tại Mississauga, Ontario, Canada có sự tham dự của Bà Thị trưởng Mississauga và một số giới chức chính quyền dân cử và hành chính địa phương và liên bang. Khoảng 500 đồng hương vùng Toronto-Mississauga và phụ cận hân hoan đến  tham dự buổi lễ vào một ngày khô ráo cuối thu.
Tác phẩm nghệ thuật này sẽ không chỉ làm tăng vẻ đẹp thành phố của chúng ta mà còn là một biểu hiện gợi nhớ những người Canada gốc Việt ở khắp mọi nơi. (Bonnie Crombie, Thị trưởng Mississauga) (This beautiful piece of art will not only enhance our city, but serve as a tribute to Vietnamese Canadians everywhere.)
Tượng đài tọa lạc trong khuôn viên Thư viện Mississauga, 3650 Dixie Road (góc  Burnhamthorpe Rd.), Mississauga, Ontario, Canada.

14 November 2019

Con Người Thật của Thượng tọa Thích Trí Quang

Đào văn Bình

Vào ngày 1-11-1963 khi quân đội đứng lên làm cuộc đảo chánh lật đổ chế độ của gia đình Ô. Ngô Đình Diệm – mà Hội Đồng Quân Dân Cách Mạng do Đại TướngDương Văn Minh cầm đầu gọi đó là cuộc “Cách Mạng” thì tôi là cậu sinh viên Luật Khoa Năm Thứ Nhất, chuẩn bị thi lên Năm Thứ Hai của Đại Học Luật Khoa Sài Gòn. Bố tôi sính đọc sách báo, vả lại gia đình cư ngụ ở xóm lao động cho nên Radio hàng xóm mở ầm ầm cả ngày khiến dù không muốn nghe nhưng cũng phải nghe tintức từng giờ của đài phát thanh. Hơn thế nữa khi Sài Gòn nổ ra cuộc đấu tranh của Phật Giáo thì hầu như các đại học, trung học đều đóng của hoặc tự động bãi khóa.

Đại Học Luật Khoa không có cuộc tự động bãi khóa nào nhưng trường cũng phải đóng cửa một thời gian cho nên một số sinh viên rảnh rỗi, kéo nhau đi tham dựnhững cuộc biểu tình. Dĩ nhiên trong bối cảnh đó, tôi cũng như hầu hết số sinh viên cùng trang lứa hiểu biết khá nhiều về tình hình của đất nước lúc bấy giờ. Cái kỳ lạ của dân Sài Gòn là dù tiếng súng nổ ầm ầm, xe tăng, quân đội ào ào tấn công vào Dinh Độc Lập, Thành Cộng Hòa (căn cứ của Liên Minh Phòng Vệ Phủ Tống Thống) như thế, nhưng hễ lơi tiếng súng một chút là kéo nhau ra xem, chẳng sợ tên bay đạn lạc gì cả!

Tôi cũng nằm ở trong số dân Sài Gòn, đám thanh niên, sinh viên “điếc không sợ súng” này. Chính vì thế mà tôi đã chứng kiến tận mắt cảnh đồng bào, bà con buôn bán ở Chợ Bến Thành đã đem cơm nước, trái cây ra tặng binh sĩ Nhảy Dù khi đài phát thanh loan báo anh em Ô. Ngô Đình Diệm đã bị lật đổ. Đã chứng kiến cảnh, đồng bào, thanh niên Sài Gòn dùng giây kéo xập tượng Hai Bà Trưng dựng ở Bến Bạch Đằng. Chiếc tượng đổ gục, cổ tượng đứt lìa và được đám đông đưa lên chiếc xích-lô, đẩy quanh đường phố, reo hò như một đám rước. Sở dĩ có chuyện này là vì trước đó lâu lắm, người dân đã bàn tán, đây là tượng của hai chị em bà Ngô Đình Nhu chứ không phải tượng Hai Bà Trưng với tóc con trai (demi-garcon) chải tém và áo hở cổ (decolleté) – kiểu áo quen thuộc của bà Ngô Đình Nhu.

Ngụy biện về Phật giáo đấu tranh

Thomas J. Dodd
Trần Quốc Việt dịch

Lời người dịch: Thượng nghị sĩ Thomas J. Dodd (1907-1971) là chính khách Mỹ rất nổi tiếng. Trong bài diễn văn nổi tiếng tựa đề "Việt Nam và Chính sách Biệt lập mới" vào ngày 23 tháng Hai. 1965 ông kêu gọi Hoa Kỳ nên tham chiến tích cực hơn ở Việt Nam để ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản và giúp đỡ nhân dân Việt Nam yêu chuộng tự do ở miền Nam Việt Nam. Đây là bài diễn văn thay đổi chính sách của Hoa Kỳ. Trong bài diễn văn này ông chỉ ra những ngụy biện về cuộc chiến Việt Nam, đặc biệt trong đó có ngụy biện về cái gọi là phong trào Phật giáo đấu tranh ở các các thành phố ở miền Nam.

Tưởng cũng nên nhắc rằng ông là công tố viên chính của Hoa Kỳ ở tòa án Nuremberg nhằm kết tội và xét xử các tội phạm Đức Quốc Xã. Chính từ kinh nghiệm này ông nhận thức rất rõ ràng mối hiểm nguy và tác hại của chủ nghĩa cộng sản-bạn đường của chủ nghĩa Quốc Xã, và về sau nhận thức sâu sắc về cái gọi là "phong trào Phật giáo đấu tranh" đưa đến cái chết bi thảm của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm cùng bào đệ Ngô Đình Nhu cách đây 55 năm, và từ đấy đưa đến cái chết của quốc gia Việt Nam Cộng Hòa và mở đường cho tất cả bao đau thương, khổ nạn và thảm cảnh và tang tóc cho cá nhân và dân tộc Việt Nam dưới chế độ cộng sản.

* * *
Ngày 23 tháng Hai, 1965

Bây giờ tôi muốn thảo luận về tình hình Phật giáo, mà trong vài năm qua chúng ta đã nghe nói đến rất nhiều.

Do cái gọi là phong trào Phật giáo đấu tranh nên câu chuyện bịa đặt về đàn áp Phật giáo và câu chuyện bịa đặt tương tự là Phật tử chống lại Chính quyền đã trở thành những yếu tố chính trị quan trọng ở Việt Nam. Vì thế điều quan trọng là chúng ta nên tìm cách hiểu bản chất của phong trào này, động cơ của những người lãnh đạo phong trào, và mức độ ảnh hưởng thật sự phong trào có với người Việt.

Thật sự chẳng đáng tranh luận về chủ đề Việt Nam và chính sách của chúng ta ở đấy mà không hiểu cái gọi là vấn đề Phật giáo. Đã có nhiều cuộc nói chuyện vô trách nhiệm về vấn đề này, nhưng cho đến nay có rất ít thông tin không thể phủ nhận và dựa trên sự thật.

Đặc trưng của phong trào đưa đến sự lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm là tố cáo ông đã đàn áp Phật giáo tàn bạo; và, để phản đối cái gọi là sự đàn áp này, như thường lệ một vài nhà sư đã thực hiện những cuộc tự thiêu ghê sợ.

Hết tuần này đến tuần khác, hết tháng này đến tháng khác, nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới thấy tràn ngập các tin tức chứng thực lời tố cáo rằng ông Diệm đang đàn áp Phật giáo. Có một vài phóng viên giàu kinh nghiệm có danh tiếng trong cả nước đã nghi ngờ sự xác thật của những tin tức này. Nhưng tiếng nói của họ bị đắm chìm dưới biết bao lời cáo buộc và tố cáo liên tục xuất hiện trên nhiều tờ báo lớn của chúng ta, và càng khiến người ta tin tưởng hơn khi các sở thông tin chính thức của chúng ta lặp lại.

Theo lời mời của Tổng thống Ngô Đình Diệm, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc quyết định gởi phái đoàn đi tìm hiểu sự thật đến Nam Việt Nam để điều tra tình hình. Tôi thấy điều này hiếm khi được đề cập đến trong bất kỳ cuộc thảo luận nào về vấn đề Phật giáo, nhưng thật sự Liên Hiệp Quốc đã gởi phái đoàn đến đấy.

Trong khi phái đoàn vẫn còn ở trong nước, Tổng thống Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu, bị lật đổ và sát hại.

Phái đoàn quyết định không cần thiết phải công bố chính thức kết quả tìm thấy do ông Diệm đã bị lật đổ. Tôi tin điều ấy thật là vô cùng đáng tiếc. Nhưng bản tóm tắt những lời khai của nhân chứng mà phái đoàn ghi chép ở Việt Nam rõ ràng đều hướng đến kết luận là sự đàn áp Phật giáo hoặc là không có hay là bị phóng đại lên rất nhiều và cuộc biến động Phật giáo cơ bản là chính trị. Đây là chủ yếu những gì tôi được bảo trong cuộc trò chuyện riêng với Đại sứ FernandoVolio Jiminez của Costa Rica, người mà đã trình một kiến nghị kêu gọi thành lập phái đoàn Liên Hiệp Quốc và cũng là một thành viên trong phái đoàn.

Cái “lý” của thằng nghiện

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Ngày 1/11/2019 tờ báo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng lại mạo danh là Nhân Dân, đăng bài viết: “Đừng cứ lúc nào cũng gán ghép trách nhiệm cho Nhà nước Việt Nam”! Bài viết nói về việc 39 nạn nhân là người Việt Nam đã tử nạn vì ngạt, vì lạnh trong container khi họ đã vượt muôn ngàn dặm trùng khơi núi thẳm để sang Anh, chấp nhận mọi rủi ro trên con đường bỏ xứ ra đi đến một vùng đất.

Những nạn nhân xấu số đó ra đi qua những đường dây đưa lậu người vào nước Anh. Những đường dây lậu và không lậu đưa người Việt đi bán sức lao động, làm nô lệ nước ngoài không chỉ hoành hành ở Việt Nam hiện nay mà đã từ rất lâu. Có thể nói những người Việt di dân lậu sang Anh đã là con số không hề nhỏ vì không phải chỉ mới mấy năm gần đây.

Việc người dân Việt chết trên những chuyến đi này hoặc ngay cả khi đã đến châu Âu, đến Anh… không phải bây giờ mới xảy ra. Chỉ có điều cho đến nay, cái chết tập trung hàng chục người trong điều kiện ngạt thở trong container lạnh đã làm rúng động mạng tryền thông và lòng trắc ẩn của nhiều nơi, nhiều người trên thế giới.

Bài báo viết: “Đừng cứ lúc nào cũng gán ghép trách nhiệm cho Nhà nước Việt Nam”.

12 November 2019

Thu Trường Sơn, thơ

Anh mong chờ mùa Thu
Tà áo xanh nào về với giấc mơ
Mầu áo xanh là mầu Anh trót yêu
Người mơ không đến bao giờ. 
**
Tuổi thanh xuân, mùa Thu đến
Bên bờ sông vắng, ngắm trời mây
Lòng bâng khuâng, hiu quạnh
“Tôi buồn, chẳng biết vì sao tôi buồn”
Tuổi yêu đương, rừng thông, sương mù
Tay cầm tay lặng bước, tình lắng đọng
Những tháng ngày trôi qua bằn bặt
Dưới chân rặng Trường Sơn, Việt Bắc
Thu về oằn oại, ruột gan quặn thắt
Sống và chết, lắt lay ngọn cỏ bồng
Đu đưa như “nhịp võng ngày xanh”
Cuộc đời tù như cõi mộng, tỉnh say
Đau đớn và tĩnh lặng đắp đổi qua ngày
Mùa Thu đến, mùa Đông đến lãng quên
Sống và chết, ranh giới mong manh
Lòng không vướng bận, thầm nhủ:
“ Sống gởi, thác về” 
Nguyễn Nhơn

Mười chuyện tiếu lâm có thể đưa bạn vào tù ở Đông Đức

Jonathan Miltimore
Phạm Nguyên Trường dịch

Người Mĩ có truyền thống chế giễu các chính trị gia. Một số truyện hay, một số không hay hoặc không gây cười. Xin không nói tới hay hoặc gây cười, người Mĩ cho rằng đương nhiên là họ có quyền chế giễu các chính trị gia và các nhà lãnh đạo của chúng ta.
Khác nhau giữa Obama và Chúa? Chúa không nghĩ mình là Obama.
Chính quyền Trump dùng cái gì thay cho emails? Máy fax.
Tình hữu nghị của các khọm CS
Cười cợt các nhà lãnh đạo chính trị dường như là một trò tiêu khiển được cả hai đảng, cả cánh hữu và cánh tả chấp nhận. Có nhiều lí do. Các công trình nghiên cứu chứng tỏ rằng câu chuyện vui mang lại lợi ích về mặt tâm lí, về mặt xã hội và tinh thần. Người ta sử dụng chuyện tiếu lâm để nâng đỡ tinh thần cho nhau, để làm giảm căng thẳng và chế giễu những cái vô lý và giáo điều.

Do sức mạnh tiềm tàng của nó mà trong quá khứ nhiều người không coi tiếu lâm là trò đùa. Gần đến kỉ niệm 30 năm ngày Bức tường Berlin sụp đổ, cần lưu ý rằng người Đông Đức đã từng đối mặt với nguy cơ bị bỏ tù vì chế giễu nhà nước.

Bodo Müller, một tác giả của những truyện tiếu lâm Đông Đức, nói rằng Stasi (tên chính thức là Bộ an ninh quốc gia) coi tiếu lâm là tuyên truyền lật đổ. The Lives of Other (Cuộc đời của những người khác), có lẽ là bộ phim hay nhất thế kỷ 21 (ý kiến của một chàng trai), cho thấy sự kinh hoàng mà một câu chuyện tiếu lâm không đúng lúc có thể gây ra.

Müller nói rằng, Stasi điều tra người kể những câu chuyện tiếu lâm. Stasi tới nhà người kể chuyện và thẩm vấn bạn bè và hàng xóm của người đó. Trong số 100 người tìm được trong công trình nghiên cứu của Müller, có 64 người bị kết án. Những người kể chuyện tiếu lâm thường bị bị kết từ một đến ba năm. Ít nhất có một người bị bốn năm tù (anh ta hẳn đã kể một câu chuyện cười đến vỡ bụng, tương tự như chuyển Tổng bí thư Honecker hôn Brezhnev). Tất nhiên, các bị cáo không bao giờ bị kết án vì kể chuyện tiếu lâm. Thay vào đó, họ bị kết án “tuyên truyền chống nhà nước và phản động”, còn những truyện tiếu lâm mà họ kể thì không bao giờ được đọc công khai.

Truyện tiếu lâm sau đây nói về hai nhà lãnh đạo cộng sản Đông Đức là Wilhelm Reinhold Pieck và Otto Grotewohl, đã đưa một người đàn ông ra tòa vào năm 1956.

Pieck và Grotewohl tới thăm Stalin ở Moskva.

Stalin đưa cho họ một chiếc ô tô. Nhưng khi muốn đi thì họ mới biết rằng xe không có động cơ. 

Stalin nói: “Các bạn không cần động cơ vì các bạn sẽ đi từ trên đồi xuống

Dưới đây là 10 truyện tiếu lâm phổ biến ở Đông Đức – trong đó có những chuyện về Trabant, chiếc ô tô tồi tệ nhất trong lịch sử - nhưng gần như chắc chắn là quá nóng (hoặc quá trung thực) đối với Stasi. 

1. Tại sao sĩ quan Stasi lại là những lái xe taxi tuyệt vời đến thế? – Vừa lên xe là họ đã biết tên và địa chỉ của anh rồi. 
2. Đặc điểm tốt nhất của Trabant là gì? - Có một lò sưởi ở phía sau để làm cho bàn tay của anh luôn ấm khi anh đẩy nó. 
3. Chủ nghĩa tư bản là người bóc lột người. Trong chủ nghĩa xã hội, hoàn toàn ngược lại.
     
4. Nếu sa mạc trở thành nước xã hội chủ nghĩa thì sao? – Ban đầu không sao… nhưng sau đó thì cát cũng không còn.  
5. Tại sao Stasi làm việc trong nhóm ba người? - Cần một người biết đọc, một người biết viết, còn người thứ ba là để theo dõi hai thằng trí thức kia. 
6. Stasi tổ chức thi tiếu lâm chính trị. Giải nhất? Mười lăm đến hai mươi năm. 
7. Dùng chuối làm la bàn như thế nào? - Đặt quả chuối lên Bức tường Berlin. Đầu bị cắn sẽ chỉ về hướng đông. (Chuối là của hiếm và được người Đông Đức rất thích, trái ngược với Tây Đức, chuối được bán khắp nơi) 
8. Cuộc thăm dò ý kiến trên đường phố ở ba nước khác nhau: “Xin cho biết ý kiến của bạn về tình trạng khan hiếm thịt vừa được công bố”? Ở Mĩ người được phỏng vấn hỏi lại: “Khan hiếm là cái gì?” Ở Ba Lan người ta hỏi: “Thịt là gì”? Còn ở Đông Đức, người ta hỏi lại: “Ý kiến là gì?” 
9. Làm sao bắt được một chiếc Traban? - Chỉ cần vất kẹo cao su lên đường cao tốc. (ám động cơ Trabant quá yếu) 
10.  Tại sao Erich Honecker ly hôn? - Vì Brezhnev hôn ngọt hơn vợ ông ta*. (*Câu chuyện tiếu lâm này liên quan tới cái hôn hữu nghị xã hội chủa nghĩa, còn gọi là Brezhnev hôn 3 lần. Xem link này:
Jonathan Miltimore là biên tập viên FEE.org. Các bài viết của ông được đăng trên TIME magazine, The Wall Street Journal, CNN, Forbes, and Fox News.

(Đã đăng trên Việt Nam Thời Báo)
Nguồn:
         https://fee.org/articles/10-subversive-jokes-that-could-ve-landed-you-in-an-east-german-prison/

10 November 2019

Hòa thượng Thích Trí Quang viên tịch, thọ 96 tuổi

Hòa Thượng Thích Trí Quang, một nhân vật quan trọng trong Phật Giáo Việt Nam cận đại, đặc biệt giai đoạn chiến tranh Việt Nam, viên tịch lúc 21 giờ 45 phút (giờ Việt Nam), ngày 8 tháng 11, 2019, theo thông báo phát đi vào ngày 8 tháng 11 từ chùa Từ Đàm, đứng tên Tỳ Kheo Thích Hải Ấn.

Hòa Thượng Trí Quang là một trong những nhà lãnh đạo Phật giáo gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam. Mãi cho tới ngày nay, nhiều thập niên sau khi chiến tranh kết thúc, báo chí, dư luận quốc tế, trí thức trong và ngoài nước vẫn chưa hết thắc mắc, không biết Hòa Thượng Thích Trí Quang theo quốc gia hay cộng sản; là cao tăng dấn thân vì đạo, bị cộng sản Bắc Việt lợi dụng, hay là ‘CIA chiến lược’ như tố cáo của các cán bộ cộng sản, hoặc ‘cộng sản nằm vùng’ hoạt động theo chỉ đạo từ Hà nội. Những thắc mắc đó vẫn là đề tài tranh cãi không dứt giữa các nhà khoa bảng, các nhà báo, cũng như trong giới tình báo Mỹ.

09 November 2019

Trận tuyết đầu mùa

White Christmas thấp thoáng ngoài ngõ.









Nov 8, 2019 , Southern Ontario, Canada
(Photos by A.C.La)

08 November 2019

Jackie Chan, một công cụ tuyên truyền chính trị của Tập Cận Bình

Theo tin từ trang báo điện tử của BBC thì hôm nay, ngày 8 tháng 11 năm 2019, tổ chức Operation Smile Việt Nam (hội thiện nguyện y khoa) đã thông báo sẽ không mời diễn viên Jackie Chan tham dự lễ kỷ niệm 30 năm hoạt động của hội sau khi có nhiều phản đối từ cộng đồng mạng.

Jakie Chan là một diễn viên phim ảnh võ thuật đã dùng tên tuổi của mình để phục vụ cho TC, đã từng tuyên bố ủng hộ chủ quyền Biển Đông của TC với đường vẽ chín đoạn, còn được gọi là "đường lưỡi bò", và gần đây đã lên tiếng ủng hộ chính quyền Bắc Kinh, chống lại cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông, và đã được gọi là "kẻ thù của Hồng Kông", ngay tại nơi anh ta đã sinh ra.

Đặc San Lâm Viên mời quý vị đọc bài "Jackie Chan, Một Công Cụ Tuyên Truyền Chính Trị Của Tập Cận Bình" của Trần Trung Đạo để hiểu rõ thêm về hành động của Jackie Chan, một kẻ đang lợi dụng ảnh hưởng quần chúng qua phim ảnh để ủng hộ chính thể độc tài và xâm lăng của TC.

Để đọc toàn bài viết đăng trên Đặc San Lâm Viên, xin gõ vào LINK sau đây:

http://www.dslamvien.com/2019/11/jackie-chan-mot-cong-cu-tuyen-truyen.html

07 November 2019

Nhảy Múa Dưới Cơn Mưa

Lúc đó khoảng 8.30 sáng, phòng cấp cứu rất bận rộn. Một ông cụ khoảng trên 80 tuổi bước vào phòng và yêu cầu được cắt chỉ khâu ở ngón tay cái. Ông cụ nói, ông rất vội vì ông có một cuộc hẹn vào lúc 9 giờ. Tôi bắt mạch, đo huyết áp cho ông cụ xong, tôi bảo ông ngôi chờ vì tôi biết phải hơn một tiếng đồng hồ nữa mới có người đến cắt chỉ khâu cho ông. Tôi thấy ông nôn nóng nhìn đồng hồ nên tôi quyết định sẽ đích thân khám vết thương ở ngón tay cái của ông cụ. Vì lúc đó tôi cũng không bận với một bịnh nhân nào khác cả.

Khi khám tôi nhận thấy vết thương đã lành tốt vì vậy tôi đi lấy dụng cụ để tháo chỉ khâu ra và bôi thuốc vào vết thương cho ông cụ. Trong khi săn sóc vết thương cho ông cụ, tôi hỏi ông là, ông vội như vậy chắc là ông có môt cuộc hẹn với một bác sĩ khác sáng hôm nay phải không.

Ông nói không phải vậy nhưng ông cần phải đi đến nhà dưỡng lão để ăn điểm tâm với bà cụ vợ của ông ở đó. Tôi hỏi thăm sức khỏe của bà cụ thì ông cho biết là bà đã ở viện dưỡng lão một thời gian khá lâu rồi và bà bị bịnh Alzheimer (bịnh mất trí nhớ ở người lớn tuổi). Khi nói chuyện tôi có hỏi ông cụ là liệu bà cụ có buồn không nếu ông đến trễ một chút. Ông cụ nói bà ấy không còn biết ông là ai nữa và đã 5 năm nay rồi bà không còn nhận ra ông nữa.

Tôi ngạc nhiên quá và hỏi ông cụ, "và Bác vẫn đến ăn sáng với Bác gái mỗi buổi sáng mặc dù Bác gái không còn biết Bác là ai nữa?"

Ông cụ mĩm cười, vỗ nhẹ vào tay tôi rồi nói:

"Bà ấy không còn biết tôi nữa, nhưng tôi vẫn còn biết bà ấy là ai."

Khi ông cụ bước ra khỏi phòng, tôi phải cố gắng lắm để khỏi bật khóc. Tôi vô cùng xúc động và thầm nghĩ, "Ước gì đời mình có được một tình yêu như thế!"
     
  Tình yêu thật sự không phải là tình yêu thân xác, cũng không phải là tình yêu lãng mạn.
  Tình yêu thật sự là sự chấp nhận tất cả những gì đang có, đã từng có, và sẽ có hoặc không.

Mỗi ngày bạn nhận được rất nhiều email và phần lớn là chuyện vui hoặc chuyện khôi hài; nhưng thỉnh thoảng cũng có những email mang theo những thông điệp có ý nghĩa như thế này. Và hôm nay tôi muốn được chia sẻ thông điệp này với các bạn.

Người hạnh phúc nhất không nhất thiết là người có được những điều tốt đẹp nhất,
mà là người biết chấp nhận và sống một cách tốt đẹp nhất với những gì mà mình có được.

Tôi hy vọng bạn chia sẻ ý tưởng này với những người mà bạn yêu mến. 

**
"Cuộc sống không phải là làm sao để chịu đựng cho qua cơn bão,
mà là làm sao để biết nhảy múa dưới cơn mưa"
(Internet)

05 November 2019

Hiếu kỳ hay ngưỡng mộ?


Tự do hay Khuôn phép, về lâu về dài khuynh hướng nào sẽ thắng?
(Photo from Internet)

Cộng sản Việt Nam đã chọn ô nhục, rồi họ sẽ nhận chiến tranh

Trung Nguyễn

Các “đại biểu quốc hội”, các “tướng quân” do giới lãnh đạo cộng sản “cơ cấu”, “quy hoạch” vẫn tiếp tục là đề tài đàm tiếu và phẫn nộ của người dân khi không dám nhắc tên kẻ xâm lược là Cộng sản Trung Quốc tại diễn đàn Quốc hội.

Trung Quốc là cha mẹ của lãnh đạo cộng sản hay sao mà phải kị húy?

Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa cũng nói chung chung y như Tổng bí thư đảng Cộng sản kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là không nhân nhượng về chủ quyền lãnh thổ. Dân Việt Nam không hiểu được là “thế lực thù địch” nào đang xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Còn Cộng sản Trung Quốc và người dân Trung Quốc cũng không hiểu chuyện gì.

Trung tướng Trần Việt Khoa còn gây phẫn nộ hơn khi chỉ dám nói “nước ngoài” mang tàu thăm dò và hàng chục tàu hộ tống vào vùng biển Việt Nam. Có lẽ từ “Trung Quốc” đã trở thành một từ cấm kị đối với giới lãnh đạo cộng sản?

Còn nhớ mục 4 điều 54 của dự thảo Luật Đặc khu, viết: “Công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh sử dụng giấy thông hành hợp lệ nhập cảnh vào đặc khu Vân Đồn với mục đích du lịch được miễn thị thực với thời hạn xác định.”

Ngay cả một dự luật cực kì quan trọng, toàn dân chú ý, mà giới lãnh đạo cộng sản cũng không dám viết thẳng tên Trung Quốc, cũng cho thấy họ vừa sợ Cộng sản Trung Quốc, lại vừa sợ lòng dân căm ghét Cộng sản Trung Quốc như thế nào.

Vẫn còn những “đại biểu quốc hội” biết sợ lòng dân

Cũng may là có đại biểu quốc hội Nguyễn Lân Hiếu đề xuất công khai vi phạm của Cộng sản Trung Quốc ở biển Đông và kiện Cộng sản Trung Quốc xâm phạm lãnh hải ra tòa quốc tế. Còn đại biểu Dương Trung Quốc cũng đã đặt câu hỏi thẳng thừng là tại sao báo cáo trước Quốc hội lại phải né tránh gọi tên Trung Quốc.

Có lẽ hai đại biểu Quốc hội trên cũng biết là họ cũng sẽ nằm trên bia miệng của nhân dân muôn đời cùng với giới lãnh đạo cộng sản khi hèn nhát không dám nêu tên kẻ thù là Cộng sản Trung Quốc, do đó họ đã phải lên tiếng để người dân hiểu rằng, họ không nằm trong nhóm Việt gian bán nước.

“Coi chừng chúng nó bán rẻ Tổ quốc ta cho phương Bắc”

Đọc bài viết “Trao đổi tiếp về chuyện biển Đông” của ông Vũ Ngọc Hoàng, cựu Ủy viên Trung ương đảng Cộng sản, cựu Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đảng Cộng sản, người dân cũng có thể thấy có “một bộ phận không nhỏ” đảng viên cộng sản cao cấp sợ hãi, hèn nhát trước Cộng sản Trung Quốc. Chính ông Vũ Ngọc Hoàng nhận định: “… Và cần phải chống ‘nhóm lợi ích’ thân Tàu, coi chừng chúng nó bán rẻ Tổ Quốc ta cho phương Bắc.”

Kế sách mà “nhóm lợi ích thân Tàu” do ông Vũ Ngọc Hoàng nêu ra là tiếp tục cầu hòa với Cộng sản Trung Quốc, không kiện Cộng sản Trung Quốc ra tòa quốc tế, với hy vọng rằng Cộng sản Trung Quốc sau khi chiếm Hoàng Sa và một số đảo thuộc Trường Sa của Việt Nam đã cảm thấy thỏa mãn rồi và không chiếm thêm nữa.

“Nhóm lợi ích thân Tàu” đó lấy cớ rằng, nếu cộng sản Việt Nam dám kiện hoặc dùng sức mạnh quân sự đẩy lui các tàu Trung Quốc đang xâm chiếm biển Việt Nam thì Cộng sản Trung Quốc sẽ có cớ để sử dụng sức mạnh quân sự vượt trội của họ chiếm nốt Trường Sa và thềm lục địa Việt Nam.

Trên thực tế thì người dân Việt Nam cũng đoán được là ở hậu trường, Cộng sản Trung Quốc đe dọa cộng sản Việt Nam nghiêm trọng như thế nào vì kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào Trung Quốc, Trung Quốc cũng có thể quyết định việc cấp nước cho Việt Nam hay không qua hệ thống đập thủy điện xây dựng trên dòng chính sông Mekong,…

Trong bài viết mang tên “Chủ nghĩa cộng sản ở Trung Quốc và chủ nghĩa phát xít ở Đức là một”, tác giả Nguyễn Tiến Trung đã nêu lên sự tương đồng đáng kinh ngạc giữa đảng, hai chủ nghĩa đã và đang là mối đe dọa cho toàn nhân loại. Tuy nhiên, việc đối phó với chủ nghĩa phát xít Đức trước đây sẽ là gợi ý để người dân Việt Nam và giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam biết được phương cách đúng đắn để đối phó với sự hiếu chiến xâm lược của Cộng sản Trung Quốc.

Lịch sử luôn đưa ra những bài học tuyệt vời vì tâm lý con người thời đại nào cũng như nhau, có lòng tham lam, có nỗi sợ hãi,…

Lãnh đạo nhu nhược thì có là cường quốc cũng mất nước

Trong cuộc Đại suy thoái toàn cầu bắt đầu từ năm 1929 đến đầu thập niên 1940, lợi dụng tâm lý giận dữ của người Đức vì thua trận ở Thế chiến thứ nhất, Hitler đã leo lên đỉnh cao quyền lực vào năm 1933. Lúc này, cả hai nước Anh và Pháp vẫn đang cố gắng phục hồi sau Thế chiến I và phải trải dài nguồn lực quân sự của mình trên khắp các thuộc địa. Do đó, các nhà lãnh đạo của Anh và Pháp thời kỳ này đều từ chối đối đầu với Hitler. Họ cho rằng xoa dịu gã độc tài phát xít Hitler với sức mạnh đang lên là một chính sách khôn khéo, mềm dẻo, thực tế.

Nhìn thấy được sự nhu nhược của giới lãnh đạo Anh, Pháp, Hitler đã hủy bỏ Hòa ước Versailles được ký kết vào cuối Thế chiến I, tăng cường xây dựng quân đội Đức. Năm 1936, Hitler chiếm Rhineland vốn được quy định trong Hòa ước Versailles là không thuộc Đức. Năm 1938, hắn sát nhập Áo vào Đức.

Ý đồ của Hitler đã lộ rõ nhưng lãnh đạo Anh, Pháp vẫn mê muội đi ký Hiệp ước Munich vào tháng 9/1938 với mong muốn rằng sau khi công nhận các vùng đất đã bị Đức chiếm thì Đức sẽ đồng ý không tiến hành chiến tranh với Anh, Pháp ở châu Âu.

Kinh ngạc vì dễ dàng có được mọi thứ, Hitler đã tấn công Tiệp Khắc vào tháng 9/1938. Anh, Pháp vẫn không có phản ứng gì. Được thế, tháng 4/1940, Hitler xua quân đánh chiếm Đan Mạch, Na Uy. Tháng 5/1940, hắn chiếm Hà Lan, Bỉ, Luxembourg.

Điều gì đến đã phải đến, tháng 6/1940, một cường quốc như Pháp cũng phải đầu hàng Đức. Liên quân Anh – Pháp đại bại. Sau đó Hitler tiến hành chiến tranh trên không và trên biển với nước Anh.

Điều đáng nói ở đây là lực lượng của liên quân Anh – Pháp không thua kém Đức. Tuy nhiên, chính não trạng chủ bại, cho rằng quân đội của Hitler mạnh hơn của giới lãnh đạo Anh – Pháp đã khiến Anh – Pháp liên tục nhượng bộ Hitler và đã nhận phải những thất bại đau đớn trong nửa đầu của Thế chiến 2.

Cuối cùng, phải đến khi Winston Churchill lên làm Thủ tướng nước Anh, còn Charles de Gaulle ẩn náu ở Anh nhưng liên tục động viên, kêu gọi dân Pháp nổi dậy chống Đức, thì thế cờ mới bị lật ngược. Tức là chỉ đến khi có những người quyết tâm chiến đấu chống ngoại xâm đến cùng lên lãnh đạo quốc gia thì quốc gia mới có thể giành thắng lợi trước ngoại xâm.

Bài học đắt giá cho cả cộng sản và nhân dân

Bài học rút ra ở đây là càng nhượng bộ với hi vọng tránh chiến tranh thì nước bị xâm lược càng yếu đi, còn kẻ xâm lược sẽ càng mạnh lên và hung hăng hơn. Winston Churchill đã nói một câu rất chí lý là: “Kẻ nhượng bộ là kẻ cho cá sấu ăn và hi vọng nó sẽ ăn hắn sau cùng”.

Ở đây, giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã làm ngơ để Cộng sản Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974, không cho lính nổ súng chống Cộng sản Trung Quốc xâm lược Gạc Ma năm 1988, các tướng lãnh thì không dám gọi thẳng tên kẻ thù xâm lược là Cộng sản Trung Quốc, không kiện Cộng sản Trung Quốc xâm phạm lãnh hải ra Tòa quốc tế… Có lẽ giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam cũng đang hy vọng là với sự nhượng bộ của mình thì Cộng sản Trung Quốc sẽ “làm thịt” Đài Loan, Hongkong, Philippines,… trước rồi từ từ mới tới Việt Nam.

Winston Churchill có để lại một lời khuyên chí lý cho các lãnh đạo Cộng sản Việt Nam: “Chính quyền phải lựa chọn giữa chiến tranh và ô nhục. Họ đã chọn ô nhục. Rồi họ cũng sẽ nhận được chiến tranh”.

Ngoài những việc ô nhục kể trên, còn một việc ô nhục nữa phải kể đến là giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đã ra lệnh cho an ninh Việt Nam đánh đập người Việt Nam biểu tình phản đối Cộng sản Trung Quốc xâm lược, lột áo những ai dám mặc áo “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam”,… Họ đã bị ghi danh vào sử sách là chế độ duy nhất trong lịch sử Việt Nam dám đàn áp người dân Việt Nam yêu nước thương nòi, phản đối Cộng sản Trung Quốc xâm lược.

Nếu tiếp tục lựa chọn ô nhục, đảng Cộng sản Việt Nam sẽ nhận được chiến tranh, không chỉ chiến tranh với Cộng sản Trung Quốc, mà là chiến tranh với cả chính nhân dân Việt Nam. Giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam không nên trông mong có một tương lai tốt đẹp dành cho họ.

Đứng lên!

Riêng với người dân Việt Nam, chúng ta cần phải đứng lên giành lại quyền làm chủ đất nước của mình, trong đó quyền làm chủ quan trọng nhất là quyền tự do ứng cử, tự do bầu cử để bầu ra các lãnh đạo dũng cảm, thông minh dẫn dắt đất nước vượt qua chiến tranh và xây dựng đất nước thành một quốc gia thịnh vượng, để không còn ai phải liều mình bỏ nước ra đi, như 39 người Việt mới đây đã bỏ mạng trên một xe container ở nước Anh.

(Nguồn: Tiếng Dân)

01 November 2019

Đảng cộng sản (Kỳ cuối)

Nguyễn Thông
31-10-2019
(Tiếp theo Kỳ 1 và Kỳ 2)

Đất nước Việt này, như người cộng sản thường tự hào, hội được đủ điều kiện thuận lợi. Đất đai phì nhiêu, rừng vàng biển bạc, khí hậu thuận lợi, tài nguyên phong phú, con người thông minh, lịch sử rạng rỡ, vị trí đầu mối… Nói chung là rất nhiều 4 chữ. Nhẽ ra, với tiềm năng như thế, không được như Tôn Ngộ Không vặn mình một cái đã đi được 10 vạn 8 nghìn dặm, thì cũng phải đứng ở hàng đầu trong hàng ngũ giàu có, hạnh phúc, “sánh vai với các cường quốc năm châu”, chí ít thì cũng phải bằng anh bằng em. Đằng này, cứ lẽo đẽo cầm dép chạy sau, tụt hậu, trong nhóm nước nghèo, đội sổ về nhiều mặt, rồi lại đổ thừa lý do này lý do khác. Thôi thì mấy chục năm đổ thừa do chiến tranh, cũng thuận nhĩ đi, nhưng từ ngày “giải phóng”, đất nước thống nhất đến nay, không phải động binh múa đao nữa, sao vẫn cam chịu cuối hàng.

Hay lại đổ do cấm vận, do bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh, do thế lực thù địch, do n thứ. Thế thì hãy xem lại mình đi, mình có như thế nào mới tạo ra nhiều kẻ thù vậy. Đường quang đường phẳng chẳng đi, cứ cắm đầu đâm quàng bụi rậm. Chủ nghĩa yêu nước, ý thức dân tộc cao quý bị biến thành đấu tranh giai cấp một mất một còn, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản lạc hậu, bế tắc, phản tiến bộ, phản quy luật. Đó là nguyên nhân cốt lõi, chứ chẳng phải A, B, C gì khác.

Chả nói đâu xa, rất nhiều quốc gia, nhỏ hơn xứ ta, nghèo hơn xứ ta, khí hậu khắc nghiệt, tài nguyên chả bao nhiêu, chỉ trong vài chục năm vượt lên đứng hàng đầu thế giới. Thôi, không lấy dẫn chứng Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan nữa, kẻo lại bảo chỉ có bấy nhiêu nói ra nói vào mãi, nhạt. Tôi vừa đọc trên một tờ báo trong nước, kể rằng “Chỉ trong vòng 40 năm, nhắc đến Dubai, người ta nghĩ ngay đến một thành phố hiện đại và xa hoa bậc nhất thế giới.

Số liệu năm 2016 của Hội đồng Du lịch thế giới (WTTC) cho thấy ngành du lịch tại Dubai đóng góp 64 tỉ USD cho nền kinh tế, tương đương 11,2% GDP. WTTC cũng dự báo con số này sẽ tăng cao gấp đôi trong 10 năm tới. Không phải dầu mỏ, mà chính con người, chính đường lối họ chọn đã đem sự phồn vinh cho Dubai. Từ một vùng đất cằn khô cát cháy, hầu như chẳng có gì đáng kể, nay những gì Dubai có được, phần lớn là nhờ bàn tay, khối óc con người, biết đi đúng hướng”.

Con người ở Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, ở Dubai, tôi nghĩ cũng như người mình thôi, chỉ có điều họ đã chọn được hướng đi đúng, không bị trói vào vòng kim cô. Cái vòng thít chặt trói buộc một số nước ấy, chính là chủ thuyết về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Nếu xứ Dubai ấy có đảng cộng sản lãnh đạo, mà được như thế, mới là chuyện thần kỳ khó tin. Thật may cho họ.

Thế giới này, từ trước tới nay, cứ anh nào dính vào chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là sa vào nghèo đói, xung đột, chiến tranh. Những anh may mắn tỉnh táo, nghĩ lại, đoạn tuyệt với nó, dứt ra được thì mở tương lai tươi sáng thực sự. Khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu trước kia là một bằng chứng. Cả nước Nga nữa. Những anh đang yên đang lành dúi đầu vào học thuyết ấy, như Etiopia, Afganistan, Congo, Mozambique, Nicaragua… cứ ngày càng lao xuống dốc. Điển hình nhất là Venezuela vừa rồi.

Những anh kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội như Cuba, Triều Tiên, Lào, Việt Nam qua năm này năm khác vẫn lẹt đẹt “giảm nghèo bền vững”. Chỉ có Tàu cộng láu cá, mồm thì rêu rao chủ nghĩa xã hội, kiên định lý tưởng cộng sản (để em út noi gương, đừng động cựa thay đổi, chịu thần phục nó) nhưng dùng mọi thủ đoạn tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên… chủ nghĩa tư bản. Thiên hạ đều biết cả, nghe tin lời nó chỉ có đổ thóc giống ra mà ăn.

Trong đời mình, tôi chưa từng chứng kiến cuộc di cư, chạy trốn nào từ các nước tư bản chủ nghĩa sang những nước xã hội chủ nghĩa, từ xứ giãy chết sang chốn thiên đường. Tôi chỉ thấy ngược lại, đi bằng mọi cách. Nói đâu xa, người xứ ta, đi Đài Loan trốn lại Đài Loan, sang Hàn Quốc ẩn bên Hàn Quốc. Sao không thấy người Đài người Hàn tìm cách ở lại Việt Nam, trừ bọn tội phạm. Sao con em cán bộ cứ ùn ùn kéo nhau đi học và định cư bên Tây bên Mỹ, không ở nhà mà hưởng cuộc sống tốt đẹp?

Thế giới ngày càng chật hẹp, không còn chỗ cho những anh đóng cửa xưng hùng xưng bá với người nhà. Nhận thức của con người được mở mang hơn, thấy đâu là giả dối, đâu là thực chất. Làm một đảng lãnh đạo, không chịu chuyển biến cùng thời đại, cùng những bước tiến của nhân loại, cứ khư khư ôm mãi mớ chủ thuyết lỗi thời, dù có mở loa công suất 1 triệu oát cũng chả thuyết phục được ai. Bao nhiêu vinh quang đã có sẽ tan theo mây khói.

Cũng nhìn ra thế giới, nhiều nước có đảng cộng sản, nhưng không có anh cộng sản nào làm được trò gì ích nước lợi dân, nhất là ở những nước văn minh, giàu có, phát triển hàng đầu. Nếu họ tốt họ đẹp, thì dân đã tín nhiệm, và họ đã nắm được quyền lãnh đạo. Vậy thì đừng xuân thu nhị kỳ cử đoàn cử người, những bà Ngân bà Thịnh, ông Thưởng ông Thắng… tới gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm, học hỏi này nọ. Chỉ phí tiền bạc và thời gian.

Không nhận thức lại, sẽ không bao giờ nữa. Hai phần ba thế kỷ chìm đắm trong chủ thuyết cộng sản ấy là quá nhiều, quá lâu, quá tốn phí thời gian của dân tộc rồi.

Tôi biên ra những điều này, tôi biết người cộng sản không thích, không hài lòng. Nhưng tôi không nhằm nói với họ, mà chỉ để nói với những người như tôi, cho họ biết một sự thực bấy lâu bị bưng bít.

Nguồn: baotiengdan.com

Bút Tình, thơ

Chốn Linh Thiêng (The Sacred Place) Tranh A.C.La


Chốn Linh Thiêng
(The Sacred Place)
Oil on canvas, 24x30 in (61x76cm)
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh 
**

Quê hương là báu vật. Mất quê hương sẽ mất tất cả. Mất hiện tại, mất tương lai cùng quá khứ. Tôi và con cháu tôi khi ấy sẽ thành nô lệ. Những anh hùng dân tộc tôi sẽ không bao giờ được nhắc đến, được tưởng nhớ và tôn vinh. Truyện Kiều sẽ mai một và chữ Quốc Ngữ sẽ bị xóa bỏ. Biển Đông dân tôi không được phép đánh cá. Trên rừng vắng bóng tiều phu người Việt. Nhà tù và máy chém sẽ mọc lên để tiêu diệt anh hùng đất nước tôi !

Có một thứ nửa người nửa ngợm nhìn bên ngoài, tinh ma yêu quái ẩn náu bên trong, đắm chìm trong vàng bạc châu báu, hôn mê quyền lực mà quên hẳn khi quê hương không còn thì những thứ ấy sẽ tan.

Nhưng lịch sử dân Việt vẫn sáng rực ánh hào quang. Vĩ nhân thời nào cũng có để dẫn dắt dân tộc qua hiểm nguy. Non sông gấm vóc với địa linh chắc chắn sẽ sinh nhân kiệt để một lần nữa dân tộc ta sẽ trỗi dậy đi theo dựng lại ngọn cờ độc lập, phú cường và hạnh phúc. (A.C.La)