A.C.La
Vẽ chân dung là một hướng đi của hội họa đã phát triển từ lâu. Thời trung cổ hướng đi này lấn át các hướng đi khác có lẽ do được bao bọc bởi những danh gia vọng tộc. Họa sĩ vẽ chân dung cho những người trong gia đình giầu có và nhận tiền thù lao khá.
Những bức chân dung là thành phần trong gia phả ghi lại nhân dáng, khóe mắt, nụ cười, hoặc bán thân hay trong lễ phục của cha mẹ, ông bà để con cháu có những ý niệm cụ thể về tổ tiên của mình. Chân dung còn là những kỷ vật. Khác với văn thơ có thể ghi lại theo lời kể bất cứ lúc nào sau khi nhân vật đã khuất, nhưng hội họa không thể tưởng tượng ra để vẽ lại một người đã khuất một cách sinh động được.
Bên cạnh đây là bức họa "Napoléon Vượt Rặng Núi Alps". Đó là tên đặt cho 5 phiên bản vẽ trên vải bố bằng sơn dầu chân dung Napoléon Bonaparte do họa sĩ Jacques-Louis David người Pháp vẽ trong khoảng từ năm 1801 đến 1805. Bức tranh vẽ cảnh lý tưởng cuộc viễn chinh có thực của Napoléon và đạo quân của ông vượt đèo St Bernard trên rặng Alps năm 1800 để tiến vào Tây Ban Nha.
Bức tranh tiên khởi vẫn còn ở Madrid cho đến năm 1812 sau đó thì Joseph Bonaparte (Anh của Napoléon Bonaparte) mang theo khi ông ta bị truất phế khỏi ngôi vua Tây Ban Nha và đi đầy bên Mỹ. Bức tranh truyền cho hậu duệ và người cháu gái ba đời tên Eugenie Bonaparte viết di chúc tặng bức tranh cho bảo tàng viện Château de Malmaison năm 1949.
Như vậy tuy khởi đầu vẽ do ý định của gia đình, nhưng về sau nhiều bức chân dung, nhất là vẽ những nhận vật quan trọng đã trở thành kỷ vật và tài sản của các cơ sở văn hóa quốc gia.
Bên trái là bức Benjamin Franklin (1785) do Họa sĩ Joseph Duplessis, đã được Cafritz Foundation tặng cho Phòng Trưng Bày Chân Dung Quốc Gia Hoa Kỳ (NPG) năm 1987. Benjamin Franklin là một nhà lý thuyết chính trị, một chính khách, một khoa học gia góp nhiều phát minh, một người chống chế độ độc đoán cả về chính trị lẫn tôn giáo... Lịch sử Mỹ coi ông như một trong những người cha đẻ Hiệp chúng quốc Mỹ Châu.
Cho dù về sau xuất hiện bộ môn nhiếp ảnh nhưng vẫn không làm hội họa chân dung bị lép vế, đơn giản là vì nhiếp ảnh không thay thế được hội họa trong hướng đi này nhờ hội họa có mức độ sáng tạo rộng và tự do hơn, dùng chất liệu bền đặc biệt là sơn dầu.
Cũng may là nhờ tính phổ thông nên giá cả dễ chịu mà cũng rất nghệ thuật, nhiếp ảnh giúp những gia đình nghèo và trung lưu ngày nay dùng hình chụp lưu lại những kỷ niệm của tiên tổ, nhanh chóng và vừa túi tiền. Nhưng những danh gia vọng tộc và những người khó tính hơn vẫn dùng tranh sơn dầu để ghi lại hình ảnh những người thân. Nhiều nhà có phòng riêng trưng bày tranh ảnh tổ tiên giống như một bảo tàng viện nho nhỏ.
Bên phải là bức chân dung tương đối mới vẽ tổng thống George Bush do họa sĩ John Howard Sanden vẽ. Họa sĩ Sanden ở vào nhóm thiểu số những họa sĩ thành danh và thành công ngay khi còn sống. Bức chân dung bên cạnh đã được trau chuốt, không phải để đẹp hơn mà là để phù hợp với thị hiếu chung, nên ít tiêu biểu cho lối vẽ ấn tượng của ông. Đa phần những bức chân dung ông vẽ thường dừng lại với những nét mạnh bạo nhưng rất phóng khoáng và có một nét đẹp riêng, nhất là hậu cảnh hay những chi tiết phụ. Vả lại những bức chân dung dẫn giải ở đây quá nhỏ nên khó nhận ra những nét cọ mạnh bạo của người vẽ.
Mỗi người có một lối vẽ riêng, một cung cách diễn tả không giống hay đôi khi đối chọi nhau. Chúng ta lấy trường hợp của John Sanden và Daniel Greené để so chiếu hai lối vẽ này.
Tuy dùng lối vẽ khác nhau nhưng cả hai đều đạt đến mức thượng thừa tạo ra những bức chân dung sống động và tuyệt vời.
John H. Sanden tự nhận vẽ theo lối ấn tượng hiểu là những nét cọ ít hòa với nhau mà đứng bên cạnh nhau tựa như trong hình mosaic. Lối vẽ của Sanden đòi hỏi nét vẽ phải chính xác, mạnh và sẽ ở đấy cho đến khi bức tranh hoàn tất. Thế nên lượng sơn trên cọ, độ nóng hay lạnh của mầu (hue), sắc độ của mầu (value) cường độ của mầu (intensity) và vị trí đặt cọ tất cả đều phải chính xác. Trong quyển Portraits from Life in 29 steps, ông đề ra 9 nguyên tắc tạo thành lối vẽ ông gọi là Premier coup technique. Một trong 9 nguyên tắc này, là "Nét cọ nào cũng được tính đến", hiểu là mọi nét cọ đều quan trọng. Để hình dung điểm này ông nói "Cọ của họa sĩ bay lượn trên canvas".
Lối vẽ của Sanden chậm mà chắc, ít sửa chữa hoặc sửa đổi nên hóa ra lại nhanh. Bên cạnh là bức chân dung ông đưa ra làm ví dụ mô tả lối vẽ của mình, tôi chụp lại từ quyển sách đã dẫn, vì thấy nó có những nét đặc trưng nhất.
Phòng vẽ của John H. Sanden ngăn nắp sạch sẽ. Khi vẽ ông mặc áo khoác để bảo vệ bộ đồ chững chạc mặc bên trong. Điều này cho thấy phần nào ông là một nghệ sĩ có kỷ luật bản thân cao.
Lối vẽ chân dung "Premier Coup Technique" đòi hỏi sự chính xác ngay từ đầu. Hệ quả là mỗi nét vẽ phải ở đúng vị trí của nó. Phải bám sát drawing (những đường đã vẽ ra trước khi sơn). Khi một nét cọ đã sai sẽ dẫn đến những nét cọ sau sẽ sai và bức vẽ chắc chắn sẽ hỏng.
Một người ngưỡng mộ lối vẽ của Sanden đã viết rằng "Hình chân dung dường như cứ từ chiếc cọ của ông mà chảy ra thành một bức tranh hoàn tất có thể nói là chỉ với một lớp sơn vẽ duy nhất."
Tôi đã có một bài viết ngắn về người họa sĩ vẽ tranh quảng cáo phim cho rạp Nam Quang hồi xưa ở Sài gòn. Ông là một họa sĩ vẽ chân dung có thiên tài thực sự của Việt Nam. Bây giờ tôi xin thêm một câu về ông: Nếu như tôi được học vẽ chân dung với ông từ thuở ấy, thì hôm nay tôi đã không cần nghiên cứu hay ít ra không cần nghiên cứu nhiều về cách vẽ của Sanden.
Tôi đã có một bài viết ngắn về người họa sĩ vẽ tranh quảng cáo phim cho rạp Nam Quang hồi xưa ở Sài gòn. Ông là một họa sĩ vẽ chân dung có thiên tài thực sự của Việt Nam. Bây giờ tôi xin thêm một câu về ông: Nếu như tôi được học vẽ chân dung với ông từ thuở ấy, thì hôm nay tôi đã không cần nghiên cứu hay ít ra không cần nghiên cứu nhiều về cách vẽ của Sanden.
Trong khi lối vẽ của Sanden có vẻ phóng túng (thật ra không phóng túng tí nào!), thì có những người vẽ chân dung hết sức tỉ mỉ, các lớp sơn chồng chéo lên nhau. Nhiều khi những lớp sơn vẽ trước rút cục không còn lộ ra bao nhiêu hay bị những lớp sơn sau phủ kín khi tranh hoàn tất.
Họa sĩ thuôc nhóm có lối vẽ ngược lại với Sanden cũng đông đảo. Chúng ta chỉ lấy một vài danh họa để làm tiêu biểu
Bên cạnh đây là bức chân dung do họa sĩ Daniel Greené vẽ và nó đúng là một tác phẩm bậc thầy. Một người khi xem ông vẽ biểu diễn đã viết: "I was very surprised by several things in the Daniel Greene video. When I
looked at the completed portrait, I thought it was highly finished and
smooth. As I watched him develop it, I was very surprised at how patchy
and blocky the early stages were." - Tôi rất ngạc nhiên vì nhiều điều trong cuốn video của Daniel Greené. Khi nhìn vào bức tranh đã xong tôi thấy bức tranh được hoàn thành tuyệt vời và trơn tru. Tôi rất đỗi ngạc nhiên khi thấy những lớp sơn trước ẩn hiện ra sao (trong bức tranh khi tranh hoàn tất.)
Bức chân dung bên cạnh do họa sĩ David A. Leffel vẽ. Nếu phóng lớn ra chúng ta thấy các nét cọ tạo ra bức tranh không lớn. Nhưng ngược lại là những nét chấm, gạch, rê cọ nhỏ. Ông thường để người mẫu dưới luống sáng mạnh để tạo ra độ tương phản rất bất ngờ (dramatic contrast).
Những dòng nhận xét về Daniel Greené trên kia cũng có thể dùng để nói đến những bức chân dung của họa sĩ Leffel.
Thực ra phân cực để dễ quan niệm, chứ thưòng thường hai kỹ thuật trên đây pha trộn với nhau trong cùng một cách vẽ. Nhất là càng về sau càng như vậy
Có những họa sĩ tân thời hôm nay kết hợp cả hai lối vẽ để thực hiện những tác phẩm của họ, chẳng hạn như Pino Daeni. Chúng ta thử nhìn vào bức họa "Morning Light" của ông bên cạnh tất sẽ nhận ra ngay sự kết hợp này. Thân thể với làn da mịn màng vẫn đứng cạnh được những nét cọ mạnh bạo tự tin vẽ quần áo và hậu cảnh.
Nếu nét cọ nhận ra dễ dàng chẳng hạn khi nhìn từ xa, thì đấy là một điểm để chúng ta nói đó là bức họa chịu ảnh hưởng lối vẽ ấn tượng.
Tôi vẽ chân dung "chính hiệu con nai" rất ít. Vẽ chân dung chính hiệu hiểu là vẽ một người nhất định có thật trong thực tế và khi nhìn vào bức tranh, người ta nhận ra ngay người trong tranh là ai.
__________________Có những họa sĩ tân thời hôm nay kết hợp cả hai lối vẽ để thực hiện những tác phẩm của họ, chẳng hạn như Pino Daeni. Chúng ta thử nhìn vào bức họa "Morning Light" của ông bên cạnh tất sẽ nhận ra ngay sự kết hợp này. Thân thể với làn da mịn màng vẫn đứng cạnh được những nét cọ mạnh bạo tự tin vẽ quần áo và hậu cảnh.
Nếu nét cọ nhận ra dễ dàng chẳng hạn khi nhìn từ xa, thì đấy là một điểm để chúng ta nói đó là bức họa chịu ảnh hưởng lối vẽ ấn tượng.
**
Nói chuyện về nghệ thuật thì lan man biết chừng nào cho xong. Nhưng chẳng lẽ ở tuổi sáu bảy bó, hễ gặp nhau là nói đến thuốc men bệnh tật hay sao. Mà nói rộng ra vui với nghệ thuật cũng là một cách chữa lành hay phòng ngừa bệnh tật nhất là những thứ bệnh phát sinh từ buồn nản, cô độc, căng thẳng.
Thoạt kỳ thủy khi đi sâu vào hội họa, tôi chẳng có ý dùng hội họa để phòng chữa bệnh tật. Làm như thế chỉ vì thích thú. Cũng may nhờ vậy hôm nay có được cách giải trí khi không còn trẻ. Từ nhỏ đã thích vẽ và thích đọc sách về vẽ. Nhưng thực sự nghiên cứu về hội họa đặc biệt về sơn dầu mới chỉ hơn mười năm nay. Nghiên cứu về hướng chân dung lại còn mới hơn nữa. Nhưng được một điều vừa đọc vừa múa máy bút cọ nên vui và học nhanh hơn.
Tuy vẽ chân dung thực thụ không nhiều nhưng khi vẽ nhân dạng trong những bức tranh visionary từ lâu cũng giúp tôi hiểu ra vẽ chân dung phải như thế nào.
Bức chân dung bên cạnh là một trong số rất ít bức chân dung tôi đã vẽ. Nó đẹp hay xấu, đạt hay không đạt xin để quý anh chị cho điểm.
(16x20 inch - Oil on canvas by A.C.La)
(16x20 inch - Oil on canvas by A.C.La)
Vài dòng về hội họa xin gửi quý anh chị đọc cho vui. Đặc biệt gửi các bạn H.H, Phạm Thành Châu, Nguyễn Quan Minh, Như Thương, Minh H...những người hay "xoi mói" tranh của tại hạ.
Quý mến,
Xuân 2013
A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh
A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh
Bạn bè chia sẻ
Nhìn "chân dung tự họa" của Họa Sĩ ACLa Vĩnh, tôi giật mình vì quá đẹp và quá giống. Ngay cả cái nốt ruồi và cái chân mày lấy làm "điểm nhấn"
Nên có mấy câu thơ "Cảm tác" như sau:
Người xưa đâu bỗng trở vềThành thật khen ngợi.
Nét phong lưu vẫn chẳng hề đổi thay
Thời gian gió thoảng mây bay
Mà trong nước cọ giữ hoài thanh xuân.
DQ (bạn cũ)
4.01.13 pm
**
Đáp lễ Dương Quân
A.C.LaChưa đi sao đã sắp vềHuyễn hoặc cõi tạm bốn bề đổi thayThôi thì để mặc gió bayUng dung ta bước tưởng ngày còn xuân.
____________________
Wow ! Út Như Thương nay được "diện kiến chính diện" nhà họa sĩ vẽ vời ... Vẽ Nàng xưa nay quen cọ rồi, nay lại vẽ Chàng nữa nhỉ?
Họa sĩ có khác, muốn thấy hình ai, vung cọ lên là xong ngay thôi ! Rồi phụ nữ già thành trẻ, tất cả đều thành giai nhân...
Xin hỏi nhỏ ông họa sĩ rằng: Ngắm mình thì cảm tưởng ra sao? Có tiếc cái thuở 17, 18 thay vì 71, 81 không nhỉ? Hay vẫn nhẩn nha tưởng mình như xưa?!
Út NT.
**
Uả, Tội gì mà nghĩ mình già, Cô Út! (A.C.La)
___________________
Hoàng Hôn Light (!)
Hôm nay đang lan man nghĩ ngợi, không biết mạng TTR có bài gì mới thì tựa đề "Đôi Dòng Về Vẽ Chân Dung" hiện ra đập vào mắt tôi. Lòng mừng khấp khởi (vì tôi đây vốn dốt về hội họa) như được có ai đó cho một món quà mà mình ưa thích vậy.
Tôi lướt vội vào bài viết (đó là cố tật của tôi mỗi khi muốn đọc một bài viết nào trên mạng) để trước hết xem nó dài ngắn ra sao thì "Oh my God!" ở cuối bài, chân dung của ai đó trông quen quen(!) Người đâu trông sao mà mỹ miều thế! Từ xưa tới giờ cứ ngỡ là chỉ có một mình mình là đẹp (thua Phan An, Tống Ngọc một chút(!) ). Giờ đây không ngờ có người lại còn Đẹp hơn và lại cũng còn trẻ hơn mình nữa! Người đâu đẹp lạ đẹp lùng !!!
Sở dĩ tôi nói trông quen quen là vì hình như tôi đã được ngắm dung nhan nầy đâu đó trên mạng TTR rồi. Tôi phải dừng lại để ngắm bức chân dung trong đôi phút mà lòng thì bồi hồi ...
Tôi quay lại đọc thật cẩn thận bài viết cùng đối chiếu nhiều lần lời dẫn giải cùng với bức tranh đính kèm (đã bảo tôi dốt về hội họa mà) Lại càng phải đọc thật kỹ về lời chú thích về bức Chân Dung của nhà họa sĩ của chúng ta!
Nói về kỹ thuật Vẽ Chân Dung thì tôi đây không dám lạm bàn mà ở đây tôi chỉ dùng " tay nghề " của một người thường dựa trên những lời dẫn giải của tác giả.
Theo ngu ý , bức chân dung của nhà họa sĩ có những điểm giống như lời dẫn giải ở hai bức tranh bên trên . Có nghĩa là người mẫu cũng được đặt dưới luồng sáng mạnh nên có độ tương phản rõ nét. Còn như so với bức "Morning light" thì làn da của chân dung nhà họa sĩ đâu kém mịn màng! Về hậu cảnh cũng nào kém phần mạnh bạo. Có phần còn hơn bức kia!
Bức "Morning light" thì ánh sáng đi từ phía trước và nhìn thì biết ngay là ánh sáng của một buổi nắng mai.
Còn phần hậu cảnh của chân dung họa sĩ cũng có một vầng sáng đầy sức sống. Nhìn bức họa , tôi có cảm nghĩ là tác giả đang hồi tưởng lại quá khứ, thời vàng son đã qua, tất cả những điều mà một khi nhớ lại khiến cho ai đó cảm thấy vô cùng hưng phấn. Còn nếu nói về nụ cười thì NỤ CƯỜI của tác giả, đối với tôi cũng vô cùng khó hiểu như là nụ cười của nàng tiểu thư khuê các Mona Lisa trong bức La Joconde của nhà họa sĩ Leonardo Da Vinci vậy! Chúng ta chỉ có thể chờ nhà họa sĩ giải thích giùm ý nghĩa của nó mà thôi!
Muốn nói nhiều nhưng lại bị hạn chế về chữ nghĩa , ngôn từ (tiếng Việt giờ nầy không còn lại bao nhiêu mà tiếng Tây, tiếng U thì cũng lại không biết luôn!) Có một điều, tôi không thấy tác giả đặt tên cho Bức Chân Dung hiếm hoi của mình. Hậu cảnh của bức chân dung có một vầng sáng đầy hy vọng đi theo với một màu tím mượt mà bên dưới. Đó có phải chăng, vầng sáng bên trên là vầng sáng cuối ngày, trước khi lụi tắt còn như cố ngoi lên để nhìn lại cuộc đời, đầy nuối tiếc. Màu tím bên dưới để cho biết là trời sắp vào HOÀNG HÔN rồi, có phải thế không (thưa nhà họa sĩ).
Vì những nhận xét rất là đơn sơ nêu trên, tôi xin mạn phép đặt cho Bức Chân Dung nầy một cái tên là "Hoàng Hôn Light"(!) ( để tiện việc chữ nghĩa ) có thể nào được không thưa Ngài họa sĩ của chúng ta.
Thật có phước thay cho những ai, khi tuổi về chiều mà còn có được một cái gì đó khiến mình đam mê hay ưa thích (chẳng hạn như hội họa, văn chương, thi ca , âm nhạc ...) Như vậy, coi như chúng ta có được một người bạn ...đường song hành với chúng ta trong suốt cuộc đời mà người bạn nầy chẳng những không quấy rầy chúng ta mà còn đem lại cho chúng ta những niềm vui, những hưng phấn khi tìm tòi, học hỏi. Xin chân thành cảm ơn nhà họa sĩ, đã cho xem tranh lại còn giúp có thêm kiến thức về hội họa (sẽ rất có ích cho những lần xem tranh kế tiếp khác)
Xin kính chúc nhà họa sĩ còn tiến xa, tiến mạnh hơn nữa trên con đường nghệ thuật mà mình vốn đã rất ưa thích từ lúc thiếu thời. Điều nầy sẽ còn đem lại cho các ngắm giả nhiều bức tranh khác nữa và chắc chắn cũng sẽ được ưa thích như bức "hiếm hoi" nầy.
Kính
HH
TB: Nhìn bức chân dung tác giả tự họa mình, tôi lại nghĩ ngợi miên man ... Nếu như mình cũng là người Canada thì biết đâu mình lại chẳng có được một bức chân dung trẻ, đẹp (như tác giả) của một thời xa xưa yêu dấu!!!
**
Tôi không ngờ Chị cũng là người phá "tợn"!
Xin cám ơn Chị đã cho bức chân dung một cái tên man mác hoang sơ và thơm mùi hoang dại. Nghĩ tới nghĩ lui cái tên nghe hay tuyệt cú vọ. Nhưng chắc Chị không có mỹ ý rủa cho tôi chết sớm đấy chứ. Mà tôi có chết bây giờ cũng chả lấy gì làm sớm.
Chúc chị ở lại dương gian trường thọ ăn chay nằm đất một mình. Aha!
Quí mến
A.C.La
________________
Nụ cười rạng rỡ của Chàng Rể tặng Cô Dâu!
ReplyDeleteThấy rồi nhé, Chàng Họa Sĩ yêu đời!
*
Ước gì...bay đến bên người...
Cùng ai vẽ lại một thời hoa niên!!!
Bạn ACLA thân,
ReplyDeleteTấm chân dung tự vẽ rất có hồn, nhất là nụ cười..
nhớ nhiều thởi gian ở Edmonton và Vancouver
Qúy mến
Vũ Minh Ngọc