31 March 2013

Bọn giầu từ Hoa Lục muốn qua Mỹ phân vân

vì Đạo Luật the Foreign Account Tax Compliance Act (FATCA)

Bắc Kinh (Theo báo The Epoch Times): Vào ngày 14 tháng Hai năm 2013, bộ tài chánh Hoa Kỳ đã đạt được một thỏa hiệp với nước Thụy Sĩ về tiền ký thác trong những ngân hàng Thụy Sĩ của những thường trú nhân Hoa Kỳ.

Theo đạo luật kiểm soát tiền đầu tư ở ngoại quốc của cư dân Mỹ có tên là the Foreign Account Tax Compliance Act (FATCA), thì tất cả những cư dân Mỹ, kể cả những thường trú nhân, phải khai báo hàng năm, số tiền mà những người này, ký thác trong các trương mục ngân hàng ở ngoại quốc . Việc này đã gây những xôn xao trong số những người giàu có đã và đang xin di dân qua Hoa Kỳ.

Theo luật FATCA thì tất cả những cư dân Mỹ, kể cả các thường trú nhân, có tài sản gửi ở các ngân hàng bên ngoài nước Mỹ, nhiều hơn 50 ngàn Mỹ kim, phải tường trình cho sở thuế Hoa Kỳ IRS.

Bắt đầu từ đầu năm 2014, các ngân hàng ngoại quốc, nếu không thông báo cho sở thuế Mỹ tên tuổi của những cư dân Mỹ, có tài sản gửi trong các ngân hàng này , thì sẽ bị phạt.

Bộ tài chánh Mỹ đã ký những thỏa hiệp với trên 50 quốc gia, trong việc truy tầm và đòi thuế của những cư dân Mỹ gửi tiền ở ngoại quốc. Những cư dân cũng như thường trú nhân Mỹ, có tiền gửi ở các ngân hàng ở các nước như Anh, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Ái Nhĩ Lan, Mễ Tây Cơ, Canada, Hoa Lục, Đài Loan, Canada..v.v. là những nước đã ký thỏa hiệp, sẽ phải thông báo cho sở thuế Mỹ, phải đóng thuế lợi tức, nếu không muốn bị phạt nặng.

Hàng loạt những người giàu ở Mỹ và những thường trú nhân đã xin từ bỏ quốc tịch Mỹ, để tránh thuế. Theo báo Sing Tao Daily thì trong vòng năm 2009 cho đến năm 2011, có 1,781 người có quốc tịch Mỹ xin từ bỏ quốc tịch.

Ông Nigel Green, chủ tịch công ty deVere Group, công ty dịch vụ tài chánh chuyên về di trú thì trong vòng tháng giêng năm 2013 , số khách hàng muốn biết thêm chi tiết vể việc từ bỏ quốc tịch Mỹ gia tăng 48 phần trăm, so với tháng giêng năm ngoái.

Tài tử điện ảnh Hồng Kông Jet Lee, người có hai quốc tịch Hoa Lục và Hoa Kỳ, đã từ bỏ cả hai quốc tịch, chuyển sang quốc tịch Tân Gia Ba. Điều này chứng tỏ cho thấy, quốc tịch Mỹ không còn là một hấp dẫn như trước.

Phần lớn những dân nhà giàu Hoa Lục, đã xin vào là thường trú nhân Mỹ, là những cựu nhân viên chính quyền, đã tham nhũng những số tiền hàng triệu mỹ kim, tìm đường di chuyển ra nước ngoài. Việc xin vào quốc tịch Hoa Kỳ xem ra là một cách thức hữu hiệu trước đây. Nhưng với việc sở thuế Mỹ truy tầm tài sản của các cư dân Mỹ, những người Hoa Lục, xin vào được là thường trú nhân, sẽ phải đóng thuế lợi tức cho số tiền mà những người này đang gửi ở các nước ngoài.

Theo báo The Federal Gazette, thì trong ba tháng đầu năm 2012, có 1,100 người có quốc tịch Mỹ xin từ bỏ để tránh bị đánh thuế. Trường hợp điển hình là ông Eduardo Saverin, một trong những người sáng lập công ty Facebook, là một người Ba Tây, di dân qua Hoa Kỳ từ năm 1998. Ông Saverin đã từ bỏ quốc tịch Mỹ và xin vào làm thường trú xứ Tân Gia Ba. Việc thay đổi quốc tịch này đã tiết kiệm được cho ông Saverin khoảng 100 triệu mỹ kim tiền thuế lợi tức.

Nhưng muốn từ bỏ thẻ xanh Mỹ cũng không dễ dàng gì. Theo đạo luật gọi là the Heroes Earnings Assistance and Relief Tax Act (HEART) được công bố năm 2008, sau khi có hàng ngàn người Mỹ muốn bỏ quốc tịch.

Theo đạo luật HEART thì những người có thẻ thường trú trong 8 năm, trong vòng 15 năm qua, có số tài sản trên 2 triệu mỹ kim, hay tiến thuế lợi tức đóng trong năm năm qua, tổng cộng 125 ngàn mỹ kim, khi muốn từ bỏ tư cách thường trú, sẽ phải đóng một thứ thuế gọi là “thuế Ra” (Exit tax). Muốn từ bỏ quốc tịch Mỹ hay thường trú nhân, xem ra cũng không phải dễ.

Về số người Hoa Lục đã xin di dân qua Mỹ, thì trong cuộc họp của quốc hội Hoa Lục, National People’s Congress, vào tháng ba năm 2010, giáo sư Lin Ze của trường chính huấn, The Central Party School, cho biết là trong vòng từ năm 1995 cho đến 2005, có khoảng 1.18 triệu người Hoa Lục, là các đảng viên cộng sản , gồm cả gia đình con cái đã định cư ở Hoa Kỳ.

Những người giàu có Hoa Lục, những tay tư bản đỏ, đã chuyển hàng năm khoảng 10 tỷ mỹ kim tài sản ra nước ngoài. Tám mươi phần trăm của con số 10 tỷ mỹ kim này, chạy vào Hoa Kỳ. Phần còn lại đã được chuyển qua Canada, Úc, Tân Gia Ba, Mã Lai Á , các quốc gia Âu Châu..v.v.

Nhiều bình luận gia đã cho rằng, đạo luật truy tầm tiền ký thác ở nước ngoài, FATCA, của Hoa Kỳ đã giúp Hoa Lục bài trừ nạn tham nhũng. Thật thế những tay tư bản đỏ Hoa Lục đã tạo mãi được gia tài khổng lồ ở Hoa Lục mà không phải đóng thuế. Việc xin thẻ xanh ở Hoa Kỳ chỉ là một cách bảo hiểm: có dịp chạy ra nước ngoài, một khi có những nguy biến. Trốn thuế là một hình tội ở Hoa Kỳ. Vì thế những đảng viên cộng sản, những tay tư bản đỏ, là những người đang gặp khó khăn, nếu từ chối không chịu nộp thuế lợi tức cho chính quyền Mỹ, mà số tiền này có thể lên đế hàng chục triệu mỹ kim cho từng gia đình. Mức thuế FATCA lên đến 30 phần trăm hàng năm.

Thay vì qua Hoa kỳ, những người nhà giàu Trung quốc đang tìm cách qua Canada, Úc, Tân Gia Ba. điều này cũng khiến giá nhà cửa ở Canada, Úc, gia tăng mạnh. Tuy nhiên các quốc gia như Canada, Úc đang có những biện pháp xiết chặt lại luật di trú, trong khi chính quyền Tân Gia Ba đã không muốn nhận thêm những người di dân Hoa Lục: Tân Gia Ba coi Hoa Lục như là kẻ thù số một.

No comments:

Post a Comment

Cái Đêm Hôm Ấy . . . Đêm Gì?

TTR: Chắc chắn không ai đọc được những bài ký sự như thế này mà còn có thể hình dung ra cảnh người dân bị bóc lột tàn bạo, phi nhân hơn nữa ...