24 March 2013

Trong vụ Manila kiện Bắc Kinh về Biển Đông

Một thẩm phán Ba Lan được chọn đại diện cho Hoa Lục


Quang cảnh một phiên xử tại Tòa án Quốc tế về Luật Biển
ITLOS
Trọng Nghĩa
Nếu có một sự kiện quốc tế mà chính quyền Bắc Kinh không tài nào ngăn cản được, thì đó là việc Liên Hiệp Quốc sẽ xem xét đơn của Philippines khiếu nại Nước Tầu về các yêu sách chủ quyền quá đáng tại vùng Biển Đông. Sau khi Manila chính thức nộp đơn kiện, và bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh, tiến trình thành lập ủy ban trọng tài Liên Hiệp Quốc để cứu xét vấn đề này đã bắt đầu chuyển động, với bước gần đây nhất là việc chỉ định một thẩm phán đại diện cho bên bị đơn là Trung Quốc.

Theo trang mạng Rappler.com của Philippines, một quan chức cao cấp trong chính quyền Manila đã tiết lộ vào hôm nay, 24/03/2013, là thẩm phán Ba Lan Stanislaw Pawlak vừa được đề cử đại diện cho Nước Tầu trong tiến trình tài phán về tranh chấp lãnh thổ ở vùng Biển Đông giữa Philippines và Hoa Lục.

Chánh án Toà án Quốc tế về Luật Biển ITLOS, ông Shunji Yanai người Nhật Bản, đã quyết định chọn ông Pawlak trong tuần, sau khi Hoa Lục đã không đề nghị người đại diện cho họ trong thời hạn 60 ngày do Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS quy định.

Theo UNCLOS, các bên trong một vụ khiếu nại có 60 ngày kể từ lúc đơn kiện được đệ trình lên Liên Hiệp Quốc, để chọn người đại diện cho mình trong ủy ban trọng tài. Bên nguyên đơn là Philippines đã chính thức khởi động thủ tục hôm 22/01/2013 vừa qua, và đã chọn ngay thẩm phán người Đức Rudy Wolfrum để đại diện cho mình. Phía Nước Tầu thì đã chính thức bác bỏ vụ kiện, do đó đã từ chối tìm người đại diện cho họ.

Vấn đề là theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, thủ tục trọng tài vẫn được tiến hành bất chấp phản đối của bên bị đơn, do đó Tòa án Liên Hiệp Quốc về Luật Biển đã tiến hành chỉ định thẩm phán đại diện cho bên Nước Tầu. Trong vòng 30 ngày tới đây, chánh án Yanai sẽ phải cử thêm 3 thành viên còn lại trong ủy ban trọng tài, và kể từ lúc đó thủ tục tài phán sẽ có thể bắt đầu.

Sinh năm 1933, thẩm phán Ba Lan Stanislaw Pawlak về công tác tại ITLOS từ năm 2005. Ông là tác giả nhiều quyển sách và bài viết về luật quốc tế và về bang giao quốc tế, trong đó có những công trình về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với Nhật Bản và Hoa Lục. Trong lãnh vực luật biển, thẩm phán Pawlak là tác giả của hai bài viết: «Thẩm quyền của Toà án quốc tế về Luật Biển» (bằng tiếng Ba Lan, với bản tóm tắt tiếng Anh), công bố năm 2009, và «Những suy nghĩ về các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân định ranh giới trên biển», viết năm 2011.


MANILA, Philippines - Polish judge Stanislaw Pawlak will represent China in the arbitral proceedings initiated by the Philippines over the territorial dispute in the West Philippine Sea (South China Sea), a senior government official told Rappler on Sunday, March 24.
Pawlak was appointed last week by the International Tribunal for the Law of the Sea (ITLOS) president, Japanese judge Shunji Yanai, after China failed to designate its own representative within the 60-day deadline established by the United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS).
The next step will be for Yanai to nominate within 30 days the 3 remaining members of the arbitration panel that will examine the case, the official added.
German judge and former ITLOS President Rudy Wolfrum was picked to represent the Philippines after Manila presented its Notification and Statement of Claim in the UN arbitration on January 22.
China on February 19 officially rejected the proceedings, saying that the Philippine government had compiled a "factually flawed and false" claim and claiming it has sufficient historical and jurisprudential evidence to support its sovereignty over the whole South China Sea.
In accordance with this policy, Beijing refused to nominate its representative in the panel, forcing ITLOS to make the choice.
UNCLOS establishes that once the 5 members are confirmed, they will hear the arguments of both parties and decide on the merit of the case.
Over the past two years Manila has complained about Beijing's increasing assertiveness in enforcing its claims, particularly over areas believed to be rich in oil and natural gas reserves.
China's stance led to a standoff last year with the Philippines over rich fishing grounds around Scarborough Shoal, a rocky outcrop much closer to the Philippine coast than to China's shores. - with reports from Carlos Santamaria/Rappler.com

No comments:

Post a Comment