Trước đây đồng môn huynh trưởng Nguyễn Huy Hân có nhờ phổ biến bức "Tâm Thư Tân Niên Khai Bút" đến đồng môn và thân hữu xa gần. Anh Hân xin Quý Anh Chị đóng góp ý kiến và gửi về trước ngày 30/4/2013. (Trước đây, anh Hân cũng đã nhờ tôi chuyển cho Quý Anh Chị "Lá Thư Chung" được viết ngày 1/1/2013, nhưng đến nay, anh Hân cho biết đã không nhận được phúc đáp từ quý vị). Trong email lần này, ngoài "Tâm Thư Tân Niên Khai Bút", tôi cũng xin gởi kèm theo "Lá Thư Chung" đã gởi trước đây cho quý vị tiện việc tham chiếu. (Nguyễn Văn Sáu)
***
Anh Hân là bậc đàn anh của tôi trong trường hành chánh, Anh cũng là cấp chỉ huy của tôi trong ngành thuế vụ (lúc Anh làm Tổng giám đốc thuế vụ), Anh được nễ trọng về đức tánh liêm chính, từ trước đến giờ luôn giữ nếp sống thanh bạch, Anh có nhiều sáng kiến độc đáo trong nhiều lãnh vực, nhưng dường như thiếu thực tế lại thiếu nhiều bạn đồng tâm đồng chí nên không mấy thành công trong các kế hoạch đề ra.
Qua các văn thư phổ biến, người đọc biết Anh Hân là người sáng lập và chủ chốt trong Nhân bản Foundation, một sáng lập viên đơn thương độc mã (sáng kiến, soạn thảo, liên lạc, …), sau đó ghép thêm vài tên tuổi có tiếng trong một lãnh vực nào đó.
Việc gán ghép này dường như cũng không mấy suôn sẻ (trục trặc trong mối tương quan nhân sự chăng?), điển hình là đối với Trần Lão sư, cũng dễ hiểu, là không ai muốn mình bị đặt trước chuyện đã rồi, vả lại ai được “bốc” lên tận mây xanh như thế chắc cũng ngại, Anh Hân đã thành thật thuật lại điểm này.
Về tương quan nhân sự, Anh Hân dành trên chiếm 40% bức Tâm thư để tán dương hai người (Trần Việt Sơn & Nguyễn Ngọc Hướng), coi đó là những nhân vật lỗi lạc về kiến thức, họ có ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy của Anh, nhưng dường như không mấy người Việt Nam biết tới hay cùng nhận xét như Anh.
Phải chăng do đó mà nhiều người ngần ngại hưởng ứng lời kêu gọi của Anh (hay của Hội). Tôi cảm nhận Anh như một người hùng cô đơn, nên hoạt động cũng bị hạn chế, nội việc liên lạc với Hội cũng là một trở ngại (Theo thông báo là người phụ trách computer vắng mặc gần 2 tháng, nên liên lạc với Hội gần như bị gián đoạn, chỉ có thể liên lạc với Anh Hân bằng điện thoại hay thư bưu điện, có nghĩa là ngay anh Hân cũng không có sử dụng computer?)
Mặt khác, do ôm ấp hoài bảo “đội dá vá trời”, Anh thường dùng những từ ngữ “dao to búa lớn” (Phần I.- Thân phận con người và Phần II.- Tương lai nhân loại. , …Về thực chất cuốn Biên Khảo bao trùm toàn bộ triết lý và sách lược thực thi một cuộc cách mạng nhân văn toàn cầu nhằm giải trừ căn bệnh triền miên thống khổ của nhân loại. …, cuốn sách này sẽ là ngọn thần đăng hướng dẫn quần chúng tiến đến nơi an lạc, vui tươi, sáng lạn.), thật chẳng khác gì các vị sáng lập ra các tôn giáo (Phật giáo, Thiên Chúa giáo, …)
Tuy khởi xướng một chủ thuyết, nhưng diễn đạt của Anh lại rất khó hiểu và người coi là hiểu ý của Anh thì lại diễn dịch sai bét.
Tuy đề cập một phạm trù bao la (nhân loại), nhưng Anh cũng nói đến một lãnh vực nhỏ hẹp hơn (quốc gia) khi luận bàn về hiến pháp, liệu có mâu thuẫn chăng?
Dầu sao, đây chỉ mới là dự án, Anh là người tiên phong ở giai đoạn khởi đầu, nhìn lại Nhân bản Foundation, thành phần cũng không thấy ai là người gắn bó với chủ thuyết này, chưa biết ai tiếp nối công trình đồ sộ này (đang trông chờ sự góp sức của mọi người), tiền đồ quả là mờ mịt!
Do lòng quý mến Anh, tôi mạo muội nêu lên mấy suy nghĩ chân thành gọi là góp ý
Kính,
lvt
Qua các văn thư phổ biến, người đọc biết Anh Hân là người sáng lập và chủ chốt trong Nhân bản Foundation, một sáng lập viên đơn thương độc mã (sáng kiến, soạn thảo, liên lạc, …), sau đó ghép thêm vài tên tuổi có tiếng trong một lãnh vực nào đó.
Việc gán ghép này dường như cũng không mấy suôn sẻ (trục trặc trong mối tương quan nhân sự chăng?), điển hình là đối với Trần Lão sư, cũng dễ hiểu, là không ai muốn mình bị đặt trước chuyện đã rồi, vả lại ai được “bốc” lên tận mây xanh như thế chắc cũng ngại, Anh Hân đã thành thật thuật lại điểm này.
Về tương quan nhân sự, Anh Hân dành trên chiếm 40% bức Tâm thư để tán dương hai người (Trần Việt Sơn & Nguyễn Ngọc Hướng), coi đó là những nhân vật lỗi lạc về kiến thức, họ có ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy của Anh, nhưng dường như không mấy người Việt Nam biết tới hay cùng nhận xét như Anh.
Phải chăng do đó mà nhiều người ngần ngại hưởng ứng lời kêu gọi của Anh (hay của Hội). Tôi cảm nhận Anh như một người hùng cô đơn, nên hoạt động cũng bị hạn chế, nội việc liên lạc với Hội cũng là một trở ngại (Theo thông báo là người phụ trách computer vắng mặc gần 2 tháng, nên liên lạc với Hội gần như bị gián đoạn, chỉ có thể liên lạc với Anh Hân bằng điện thoại hay thư bưu điện, có nghĩa là ngay anh Hân cũng không có sử dụng computer?)
Mặt khác, do ôm ấp hoài bảo “đội dá vá trời”, Anh thường dùng những từ ngữ “dao to búa lớn” (Phần I.- Thân phận con người và Phần II.- Tương lai nhân loại. , …Về thực chất cuốn Biên Khảo bao trùm toàn bộ triết lý và sách lược thực thi một cuộc cách mạng nhân văn toàn cầu nhằm giải trừ căn bệnh triền miên thống khổ của nhân loại. …, cuốn sách này sẽ là ngọn thần đăng hướng dẫn quần chúng tiến đến nơi an lạc, vui tươi, sáng lạn.), thật chẳng khác gì các vị sáng lập ra các tôn giáo (Phật giáo, Thiên Chúa giáo, …)
Tuy khởi xướng một chủ thuyết, nhưng diễn đạt của Anh lại rất khó hiểu và người coi là hiểu ý của Anh thì lại diễn dịch sai bét.
(Tôi có ông bạn thân-nhà văn Khải Chính Phạm Kim Thư Phó chủ tịch Hội văn bút Việt Nam hải ngoại-nguyên Giám đốc tu nghiệp giáo chức SaiGon-Master về giáo dục, đã bảo tôi rằng: “các bài anh viết vừa dài vừa khó hiểu, chỉ người nào quý trọng anh mới chịu đọc hết. Bài anh viết nếu được tôi viết lại thì người ta mới đọc”.Tôi cũng tin như vậy; vì thế hơn 15 năm trước tôi có nhờ bạn tôi tóm lược giúp toàn bộ lý thuyết nhân bản để phổ biến vì bạn tôi rất thích lý thuyết này và hy vọng tôi sẽ nhẹ một gánh nặng. Bạn tôi đã tới nhà thăm tôi để thảo luận thêm và tin rằng đã rất nắm vững lý thuyết nhân bản. Chẳng dè khi đọc bài tóm lược tôi nản quá vì y hệt lý thuyết nhân ái của Khổng Tử. Mặc dù bề ngoài nhiêù bạn thân vẫn gọi tôi là Đức Khổng.Nhưng tôi biết rõ tôi không giống Khổng Tử. Nếu tôi là Khổng Tử thì tôi nên chết theo Mẹ tôi, chứ sống làm chi để hành hạ cái thân xác vốn không được một tướng tốt nào. Sửa văn triết lý khó lắm quý vị ạ vì dễ phản lại ý chính cốt như chơi mà người sửa cũng chẳng ngờ.);nên không lạ gì khi nghe Anh than:“Chúng tôi sẽ rất nản chí vì thấy cô đơn khi quý vị hoàn toàn giữ thái độ im lặng tuyệt đối coi như chưa đọc.”
Tuy đề cập một phạm trù bao la (nhân loại), nhưng Anh cũng nói đến một lãnh vực nhỏ hẹp hơn (quốc gia) khi luận bàn về hiến pháp, liệu có mâu thuẫn chăng?
Dầu sao, đây chỉ mới là dự án, Anh là người tiên phong ở giai đoạn khởi đầu, nhìn lại Nhân bản Foundation, thành phần cũng không thấy ai là người gắn bó với chủ thuyết này, chưa biết ai tiếp nối công trình đồ sộ này (đang trông chờ sự góp sức của mọi người), tiền đồ quả là mờ mịt!
Do lòng quý mến Anh, tôi mạo muội nêu lên mấy suy nghĩ chân thành gọi là góp ý
Kính,
lvt
No comments:
Post a Comment