22 October 2012

Lá thư Canada tháng 10/2012

Nguyên Trần
1) Vấn đề nghiêm trọng thịt bò nhiễm vi khuẩn E.coli:

Sau vụ tai tiếng về thịt bò nhiễm vi khuẩn E.coli vào ngày 27 tháng 9, hãng thịt bò XL Foods ở Alberta đã cho tiến hành việc xét nghiệm gắt gao tiến trình hạ thịt trong cơ xưỡng dưới sự giám sát của cơ quan kiểm soát thực phẩm Canada. (CFIA-Canadian Food Inpection Agency). Trong thời gian nầy, XL Foods bị rút giấy phép hành nghề và tất cả các loại thịt đều không được phép xuất khỏi lò sát sinh ở Brooks,Alta. cho tới khi CFIA với 40 kiểm soát viên và 6 viên chức thú y bảo đảm là an toàn.

“ Kế hoạch đề ra trên giấy tờ rất tinh tường thích hợp nhưng chúng tôi cần phải xác định tính cách thiết thực và hiệu quả của nó” Tiến sĩ Harpreet Kochhar, giám đốc cơ quan điều hành miền Tây của CFIA nói.

Điều tệ hại là cơ quan y tế công cộng Canada công bố là có tới 12 trường hợp bị nhiễm bệnh vì vi khuẩn E.coli liên quan tới lò sát sinh ở Alberta giữa lúc công nhân đang sắp sửa hạ thịt một số trong 5,100 con bò theo dự định thì nhà máy bị đóng cửa ngay. Và sau đó tất cả gia súc trong lò sát sinh đều được thử nghiệm nhưng đa số lành mạnh.

Hãng thịt bò XL Foods (Brooks,Alta) hôm thứ bảy công bố tạm thời sẽ cho nghỉ việc 2.000 công nhân

Ông Brian Nilsson, đồng chủ tịch tổng giám đốc (co-CEO) XL Foods ngỏ lời xin lỗi những khách tiêu thụ bị ảnh hưởng bởi số thịt thu hồi nầy “mục tiêu lớn nhất của chúng tôi là sẽ không tái phạm nữa”

Ông Raj Sherman, lãnh tụ đảng Tự Do Alberta đã yêu cầu chính quyền tỉnh bang áp lực mạnh mẽ lên chính phủ liên bang phải duyệt xét lại toàn bộ vụ tai tiếng thịt bò nhiễm khuẩn nhất là từ khi bộ canh nông Mỹ ra lệnh kiểm tra kế toán và kiểm soát thịt bò Canada 3 lần trước khi nhập vào nước
họ. Ông Sherman cũng nhấn mạnh là người dân Alberta phải được biết lý do tại sao chính quyền có phản ứng quá trễ chỉ sau khi bị Mỹ báo động trước.

Riêng tại Canada, tỉnh bang đầu tiên phát hiện ra thịt bò bị nhiễm E.coli là BC rồi tiếp đến các tỉnh bang Alberta, Ontario, New Foundland, Quebec. Điều tệ hại là thịt bò E.coli cũng đã xuất cảng sang tận Hồng Kong và đăc khu hành chánh Hồng Kong cũng đã ban hành lệnh thu hồi thịt bò Canada.
Riêng tại Ottawa, lãnh tụ đảng đối lập NDP, Thomas Mulcair đang vận động phong trào áp lực bộ trưởng canh nông Gerry Ritj phải từ chức.

Tin sau cùng mới ghi nhận là hãng chế biến thực phẩm JBS USA xuất xứ từ Brazil nhưng có trụ sở chính ở Colorado (Mỹ) đã mua lại hãng XL Foods với giá 100 triệu gồm 50 triệu tiền mặt và 50 triệu cổ phiếu.

2) Canada bán công ty nhiên liệu Nexen cho Hoa Lục:

Chính phủ Bảo Thủ dự định bán công ty xăng dầu Nexen Inc. cho tập đoàn CNOOC(China National Offshore Oil Corp.) với giá 15,1 tỷ mỹ kim.

Các chính khách và kinh tế gia Canada hiện đang có hai khuynh hướng khác nhau về sự kiện tài chánh lịch sử nầy: bênh và chống.

Phe bênh lẽ dĩ nhiên thuộc đảng bảo thủ cho rằng đây là việc mua bán lớn nhất tạo nhiều nguồn lợi về tài chánh kinh tế cho cả quốc gia . Ngoài ra, ông David Dodge, cựu thống đốc ngân hàng quốc gia Canada cũng quan niệm việc bán công ty sẽ dẫn tới sự phát triển kinh tế nhờ gia tăng ngoại thương và đầu tư.

Phe phản đối nhất là đảng đối lập NDP thì quan niệm rằng xí nghiệp quốc doanh Trung Quốc sẽ xâm nhập và khống chế thị trường dầu khí Canada và hơn nữa có thể ảnh hưởng tới tình trạng an ninh quốc gia khi mà nước Cộng Sản nầy có thể đem công nhân từ nước họ sang để quan sát Canada và có thể làm công tác gián điệp cả luôn bên Mỹ. Đừng bao giờ quên là Trung Quốc là vua ắn cắp kỹ thuật cao và cho dân đi định cư một cách hợp pháp qua hình thức công nhân. Cũng như ở Việt Nam ai cũng đều biết cả trăm ngàn công nhân bauxite Tây Nguyên bình thường là người thợ nhưng nếu có biến động nào thì sẽ trở thành tay súng ngay tức khắc.

Hiện nay, chính phủ có thời hạn 45 ngày phân tích lợi hại trước khi quyết định bán hay không bán.
Tưởng cũng nên nói thêm là công ty CNCOC đầu não ở Băc Kinh đã từng bắt bớ hơn 100 công nhân đang tập luyện Pháp Luân Công. Không biết nếu mua được Nexen thì họ có dở trò đàn áp công nhân như thế hay không?

Xin chính phủ Canada cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định.

Tin tức sau cùng theo sự thăm dò ngày 16/10 của tổ chức Angus Reid trên 1,000 người dân Canada trên toàn quốc thì 58% phản đối,chỉ có 12% đồng ý còn 30% còn theo dõi. Riêng tại Alberta là tỉnh bang cơ hữu mỏ dầu thì 22% thuận và 63% chống. BC có tới 69% chống trong khi chỉ có 7% thuận.

3) Bệnh phình bụng lúa mì (Wheat Belly):

Canada là một trong những nước đứng đầu thế giới về sản xuất lúa mì và Mỹ lại là nước nhập cảng lúa mì của Canada nhiều nhầt. Đặc biệt năm nay, Canada thật trúng mùa lúa mì nên sản lương càng tăng cao. Thế mà cái nhà ông bác sĩ tim mạch William Davis ở nước làng giềng phương Nam mới đây lại chơi ác ra cuốn sách “Wheat Belly, Lose the Wheat, Lose the Weight and Find your Path Back to Health” (Lúa mì béo phì, mất lúa mì, mất trọng lượng và tìm đường về với sức khoẻ) trong đó ông ta cắt nghĩa đùi là lúa mì là thủ phạm gây ra chứng béo phì để từ đó dẫn tới bệnh tim mạch. William dẫn chứng rằng tại nước Mỹ mỗi ngày có tới 200 triệu người ăn những thức ăn chế biến từ lúa mì thì trong số đó có tới hơn 100 triệu người bị ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như nổi phong ngứa, đường trong máu cao nhất là làm bụng phình to ra mà bác sĩ Davis gọi là bệnh phình bụng lúa mì (wheat belly).

Tóm lại bác sĩ Davis cho rằng ăn lúa mì sinh ra bệnh tiểu đường và bệnh béo phì . Chính vì bài viết nầy đã làm giới nông dân Canada nhất là tại 3 tỉnh bang Alberta , Sastkashewan và Manitoba khốn đốn kêu trời.

Riêng tôi thì không ăn lúa mì nhiều nên không biết sự thể ra sao. Quý độc giả nào thường ăn thì thấy thế nào? Có đúng như lời ông bác sĩ nói không?

4) Nhân quyền ở Congo

Thủ tướng Stephen Harper tạt gáo nước lạnh vào Congo khi tham dự hội nghị thượng đỉnh thứ 14 tại Kinshasa: Thủ tướng Stephen hôm chúa nhật 14/10 đã tham dự hội nghi thượng đỉnh lần thứ 14 OIF (Organisation Internationale de la Francophonie - Tổ Chức Quốc Tế các Quốc Gia nói tiếng Pháp) tại thủ đô Kinshasa (Congo). Tại hội nghị nầy, ông đã thẳng thắn lên tiếng than phiền tình trạng nhân quyền tồi tệ nhất là nạn bạo hành tình dục phụ nữ và vi phạm dân chủ của quốc gia chủ nhà và hy vọng là kỳ họp thượng đỉnh sắp tới phải được tổ chức tại một quốc gia có trình độ dân chủ đúng mức (cơ Việt Nam được hôn thủ tướng, đừng quên là quốc gia nầy đã cả gan nạp đơn xin gia nhập ủy ban quốc tế nhân quyền LHQ). Chứ kỳ nầy ông chỉ tham dự một cách miễn cưỡng. Lời tuyên bố dứt khoát của ông đã khiến 75 quốc gia hội viên OIF nhăn mặt nhíu mày vì trót chọn nhầm Congo tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần thứ 14 nầy.

Thủ tướng Stephen Harper tham dự hội nghị thượng đỉnh các quốc gia nói tiếng Pháp tại Kinshasa nước Cộng Hòa Dân Chủ Congo.

OIF là một tổ chức tập họp các quốc gia nói tiếng Pháp trên thế giới phần lớn là các cựu thuộc địa Pháp bao gồm 75 hội viên chia ra như sau: 53 hội viên chính thức, 3 hội viên phụ và 19 quan sát viên. Đại hội thường lệ cứ hai năm một lần nhằm mục đích phát triển trao đổi yểm trợ văn hóa giáo dục, khoa học kỹ thuật, kinh tế, luật pháp và hòa bình dân chủ nhân quyền. Phát pháo đầu tiên của thủ tướng Stephen Harper đã làm đại hội không đạt thành quả nào đáng kể.

Tưởng cũng nên nói thêm là trong số 53 hội viên chính thức có cả cái quái thai thời đại mang tên là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam độc lập tự do hạnh phúc (sic!)

Đại hội lần thứ 15 tới 2014 sẽ được tổ chức tại Dakar, Sénégal.

5) Tuyên bố của thủ tướng Stephen Harper nhân tuần lễ doanh nghiệp nhỏ:

Thủ tướng Stephen Harper đã phát biểu như dưới đây trong tuần lễ doanh nghiệp nhỏ (Small Business Week) 14-20/10:

- “Như hằng năm, trong tuần lễ doanh nghiệp nhỏ, chúng ta cùng nhau ăn mừng và vinh danh những chủ doanh nghiệp nhỏ đã làm việc cực nhọc để đóng góp vào việc tạo công ăn việc làm, ổn định xã hội và nhất là phát triển cũng như làm phồn thịnh nến kinh tế quốc gia. Tính ra thì số doanh nghiệp nhỏ đã chiếm 98 % cơ sở xín nghiệp trong nước và thực sự là chiếc xương sống của nến kinh tế Canada. Chính vì thế mà chính phủ tìm mọi cách để nâng đở thành phần lớn lạo nầy như giảm thuế, giản dị thủ tục và ưu đãi để họ có cơ hội gia tăng sản xuất để cạnh tranh với thị trường quốc tế”

Canada là quốc gia có thuế suất doanh nghiệp thấp nhất trong khối G7. Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và cơ quan hợp tác kinh tế và phát triển đã tiên đoán trong thời gian 2012-2013, Canada là nước dẫn đầu kinh tế trong khối G7 nghĩa là dẫn đầu thế giới.

6) Thêm một người liều lĩnh gan lì(daredevil):

Nếu cách nay bốn tháng, anh Nik Wallenda người Mỹ đã can đảm bước đi trên sợi dậy cable bắt ngang thác Niagara Falls làm cả thế giới nín thở thì mới đây một anh chàng người Áo tên Felix Baumgartmer cũng đã làm bàn dân thiện hạ muốn đứng tim khi đã bạo gan lớn mật nhảy dù ra khỏi phi thuyền trên vịnh New Mexico (Mỹ) từ trên độ cao nghe nói là đã chóng mặt rồi : 128,000 feet (39 km). Nếu vậy thì chưa gì đáng nói, đàng nầy Felix còn chơi bạo lấy tiếng là nhảy ra khỏi phi thuyền mà hổng chịu…nhấn nút bung dù cho người xem hoãng hốt chơi cho tới một lúc sau đó anh mới chịu nhấn nút dù. Hú hồn!

Tính ra tốc độ lao xuống đất của anh là 833 dậm/giờ (1,340.58 km/giờ) vượt hẳn bức tường âm thanh (sound barrier) chỉ có 768 dậm/giờ (1,235.52 km/giờ).

Nhìn thấy hình ảnh Felix khi vừa nhảy ra phi thuyền, anh lăn quay mòng mòng như cái bông vụ mà thấy lạnh mình luôn.

Xin bái phục tinh thần liều lĩnh gan lì của anh Felix. Ngay khi anh vừa đặt chân xuống mặt đất , tổng thống Áo đã phone anh liền để chúc mừng người mà ông gọi là “Austrian Hero”.

7) Sáu thành phố Canada nằm trong danh sách 10 thành phố có giá đậu xe cao nhất Bắc Mỹ:

Theo thống kê mới nhất năm 2012 của cơ quan địa ốc Colliers International trụ sở chính tại Victoria (BC) với hơn 500 văn phòng trên khắp thế giới thì Canada có tên trong danh sách top 10 các thành phố có giá đậu xe mắc nhầt Bắc Mỹ. Đó là các thành phố theo thứ tự giá tiền parking hàng tháng là Calgary (chỉ thua có New York City), Montreal, Toronto, Edmoton, Vancouver và Ottawa. Xin xem bảng liệt kê dưới đây:

1. New York City: $562/month - 2.Calgary: $456.75/month - 3.BC: $405/month
4. San Francisco: $375/month - 5. Montreal: $330.96/month - 6. Toronto: $316.40/month
7. Edmonton: $295/month - 8.Chicago: $289/month - 9. Vancouver: $277.82/month
10. Ottawa: $225/month. Hai thành phố thuộc loại thấp là Saskatoon (Canada) $157.50/month và Atlanta (Mỹ) có $90/month.

8) Một nữ sinh ở BC tự tử vì nạn bắt nạt trên mạng lưới vi tính (cyber bullying):

Với thời đại hi-tech hiện nay, không ai phủ nhận vai trò hữu ích trên mọi phương diện của các trang mạng của máy vi tính nhưng việc gì cũng có hai chiều tương phản như con dao hai lưỡi. Nếu vi tính giúp ích cho đời sống con người tiến bộ tiện nghi hơn thì mặt khác nó cũng gây tai hại nặng nề nếu có người xử dụng sai mục tiêu chính đáng của nó. Đó là trường hợp của em nữ sinh 15 tuổi Amanda Todd ở Port Coquitlam (BC).

Vào lớp 7, em nghe theo lời bạn mở một webcam để mở rộng sự giao du với nhiều bạn mới . Từ đó em tiếp xúc với một người đàn ông xa lạ 30 tuổi

New Westminster (BC) và một hôm hắn dụ dỗ em phơi bày bộ ngực trần cho hắn xem. Ngay sau đó, hắn gởi một message trên face book cho em với lời hăm dọa là nếu em không cởi hết trên webcam thì hắn sẽ phổ biến tấm hình ngực trần của em lên facebook, twitter. Lẽ dĩ nhiên em từ chối thì sau đó vào 4:00 giờ sáng đêm Giáng Sinh 2011, cảnh sát đến gỏ cửa nhà em thông báo là tấm hình để trần của em đã được gởi đi khắp nơi. Từ đó, cả trường đều hay biết và xa lánh em mặc dù cha mẹ em đã đổi trường nhiều lần. Đau khổ triền miên trong nỗi cô đơn tủi nhục cho tới đầu tháng 9 năm 2012, Amanda cho lên mạng một đoạn phim than thở nỗi dằn vật đau thương vì tấm hình quái ác và xin mọi người tha thứ bằng cách hãy quên chuyện lỗi lầm đó của em bằng không thì chắc em sẽ tự tử. Nhưng dư luận vẫn tàn nhẫn không buông tha cô gái đáng thương và hậu quả là ngày 10/10, cô bé tội nghiệp tìm tới cái chết vô cùng thương tâm bằng cách uống thuốc tẩy (bleach).

Nói về cái chết oan uổng của Amanda, bà Christy Clark, thủ hiến BC nói: “Không một ai đáng bị bắt nạt. Hãy ngưng ngay trò bắt nạt. Mọi trẻ em phải được an toàn tại trường học. Khi chúng ta gởi con cháu tới trường, chúng ta cần biết rằng chúng trở vế nhà an bình”. Chỉ thế thôi sao bà thủ hiến? Chính quyền phải có hành động thiết thực chứ!

Để bày tỏ lòng thương tiếc cô gái bạc phần xấu số, các em học sinh ở Bắc Mỹ và khắp thế giới đã tụ tập đông đảo cầu nguyện cho em. Nhiều nữ sinh mang bảng “ I’m Amanda Todd”

Tính ra từ lúc em Amanda bị đe dọa khủng bố tinh thần cho tới ngày cô tìm tới cái chết thì phải hơn một năm, giá mà Cảnh Sát thực sự nhúng tay vào với mọi nổ lưc thì có lẽ Armanda còn sống sót. Thôi! Armanda! Rest in Peace!

Sau câu chuyện thương tâm nầy, hai vấn đề lớn mà chính phủ phải giải quyết tận gốc là bạo hành học đường và bắt nạt trên mạng vi tính. Đây phải là một nổ lực phối họp giữa cảnh sát, gia đình và học đường.

9) Nữ anh thư Pakistan 14 tuổi:

Cô nữ sinh Malala Yousafzai trường trung học Mingora tỉnh Pakhtunkhwa (Pakistan) mặc dù mới 14 tuổi nhưng đã lãnh đạo cả phong trào đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ và bình đẳng giáo dục ngay trên một đất nước Hồi Giáo vốn xem thường phụ nữ và trẻ em. Sự can trường tranh đấu cho chính nghĩa cũng như tài hùng biện của em đã thu hút đông đảo giới phụ nữ tham gia phong trào nhưng cũng làm cho bọn phiến quân giáo điều phi nhân Taliban căm thù.

Chúng đã nhiều lần cảnh cáo Malala và cả gia đình em là sẽ tàn sát tất cả nhưng em Malala bất khuất đã không chùn bước trước bạo lực. Tới ngày 9/10, chúng đã chận đường chiếc van chở học sinh từ trường về nhà và tìm cho ra Malala để bắn xối xả vào người cô ngay trên xe làm em bị thương trầm trọng nhưng may mắn thoát chết, còn hai em ngồi hai bên Malala cũng bị thương. Ngay sau đó chúng bỏ đi vì tin chắc là Malala đã chết.

Nhưng kỳ diệu thay, em đã không chết, Malala bị đạn trúng vai nhưng nguy hiểm nhất là viên đạn còn nằm ngay trong sọ làm em hôn mê chờ chết và các bác sĩ chịu bó tay. Ngay trong ngày, chính phủ Anh với tình nhân bản đã tức tốc chở em tới bệnh viện Queen Elizabeth (Birmingham) tận tình cứu chữa. Sau nhiều cuộc giải phẩu cực kỳ khó khăn với y cụ tối tân, các bác sĩ tài ba của Anh Quốc đã giành lại em từ thần chết.

Sau khi tỉnh lại từ cơn hôn mê tuyệt vọng hay nói rõ hơn là trở về từ cõi chết, câu hỏi đầu tiên của Malala: “ Which country am I in?”

Giữa lúc đó thì bọn cuồng sát Taliban săn lùng cha mẹ và anh chị em của Malala để tàn sát. Chính phủ Anh lại làm thêm một màn ngoạn mục là cho cả gia đình em sang Anh trong giai đoạn hiểm nguy nầy.

Nhiếu quốc gia tự do và khối Á Rập, các tổ chức tư nhân và cá nhân đã vô cùng phẫn nộ và lên án hành động sát nhân dã man của bọn Hồi Giáo Taliban và đồng thời cũng sẵn sàng yểm trợ vật chất, chuyên viên y khoa cho việc chửa trị Malala và cưu mang gia đình em.

Sao mà cái tình nhân bản của mấy nước văn minh tiền tiến thấy mà ham. Chả bù với cái gọi là thiên đường xã hội chủ nghĩa nước ta thì no comment.

10) Dược sĩ tại Ontario có thể chích ngừa cúm và ra toa một số thuốc:

Nhằm mục đích giúp các bệnh nhân hưởng dụng các tiện ích y tế nhất là tại thành phố lớn như Toronto, bộ y tế tỉnh bang đã quyết định cho phép các dược sĩ hành nghề tại tỉnh bang có quyền chích thuốc ngừa cúm, tái cấp một số thuốc theo toa cũ (renew) và ra toa các loại thuốc không gây nghiện (non-carcotic prescription) để bệnh nhân khỏi phải mất công đến phòng mạch bác sĩ.

Bà Deb. Matthews, bộ trưởng y tế tỉnh bang nói về sư cải cách sơ khởi của sự chăm sóc sức khỏe: “ tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều thích tới nhà thuốc tây nhan nhãn khắp đường phố để được hưởng dụng dịch vụ y tế vừa nhanh chóng vừa gần nhà hơn là xin cái hẹn tới phòng mạch bác sĩ”.

Sáu trăm trong số 3,500 dược sĩ ở Ontario sẽ bắt đầu nghiệp vụ mới nầy vào mùa Thu và Đông năm nay. Số còn lại sẽ tiếp tục trong năm tới. Chi phí mỗi lần chích là $7.50 sẽ được trả bởi chương trình OHIP (Ontario Health Insurance Plan).

11) Dự án sòng bạc Toronto:

Tập đoàn Oxford Properties Group (OPG)vừa công bố dư án xây cất khu sòng bài, khách sạn, khu gia cư và văn phòng các cơ sở dịch vụ, trung tâm bán lẻ , công viên và tái phát triển trung tâm nghị hôội Toronto với hơn 4,000 chỗ đậu xe dưới hầm, trên một sở đất rộng 11 mẫu tây nằm ở cạnh nam con đường Front St. , ở giữa hai con đường Simcoe St.và Blue Jay Way với kinh phí là 3.1 tỷ. Tập đoàn nầy đã thuê công ty kiến trúc Foster& Partners thiết kế họa đồ.

Trước đây OLGC (Ontario Lottery and Gaming Corp.) cũng có ý định thành lập một sòng bạc ở đại đô thị Toronto (GTA: Greater Toronto Area) nhưng sau đó hủy bỏ vi: “ không nên đặt vào thành phố một cái mà họ không cần”.

Cho tới nay, đa số các nghị viên Hội Đồng Thành Phố Toronto chưa động tịnh gì về đề án của OPG nhưng riêng dư luận dân chúng thì bênh cũng nhiếu mà chống cũng không ít. Tất cả phải chờ quyết định của đại hội đồng thành phố.

Riêng thị trưởng Rob Ford thì không muốn OPG xây cất trung tâm giải tr1i thương vụ ở đây vì đó là đất của họ. Trái lại ông muốn họ xây trên đất của thành phố như CNE hay Port Lands để thành phố có thể thu hoạch 100 triệu mỗi năm.

Ngoài ra nếu casino được mọc lên ở Toronto sẽ ảnh hưởng tới sòng bài hiện hữu Woodbine ở Rexdale, nơi đã đóng góp cho thành phố 15 triệu mỗi năm từ hơn 12 năm nay.

Xem ra vấn đề sòng bạc Toronto còn nhiều rắc rối lắm chứ không dễ dàng gì đâu.

12) Thêm ba cầu thủ bóng tròn Cuba bỏ trốn thiên đường xã hội chủ nghĩa:

Hôm thứ năm 18/10 trong trận thi đấu World Cup 2014 Qualifying tại Toronto (Canada), huấn luyện viên Alexander Gonzalez tới nói với ban tổ chức là đội Cuba không ghi danh cầu thủ phòng hờ (substitudes). Các ký giả thể thao lấy làm lạ bèn điều tra tại chỗ thì mới hay là đội cầu Cuba kéo quân sang Canada chỉ với 15 cầu thủ (sao mà nghèo khổ đến thế, tất cả đội cầu quốc gia khác đi thi đấu đều mang theo ÍT NHẤT là 20 cầu thủ) nhưng tới lúc ra sân thì một người bị thương sic! Còn 3 “tên” thì trốn mất biệt, chúng đang trên đường tới nước tư bản dãy chết USA. (made their way to the United States as so on as they could). Riêng tờ Toronto Star thì nói rằng: “nước Mỹ là vùng đất hứa cho các lực sĩ Cuba bỏ ngũ (US Promised Land for Cuban Athlete Defectors)

Với đội hình què quặt như vậy, Cuba đã bị đội Canada vốn cũng không trình độ gì đè bẹp 3-0 , đó là chưa kể mấy lần tiền đạo Canada làm hư nhiều trái banh ăn thấy rõ và một trái thắng nhưng bị việt vị ở phút thứ 26.

Theo lời Joe Kehoskie , một chuyên viên bóng chày (baseball) là bộ môn có nhiều đấu thủ bỏ quê hương trốn sang Mỹ nhiếu nhất thì 3 cầu thủ nầy chỉ cần tới biên giới Mỹ - Canada là có thể nạp đơn xin tị nạn tại Mỹ, xứ đất lành chim đậu (American Soil).

Gần đây nhất trong trận tranh giải bóng tròn nữ CONCACAF (Confederation of North, Central American and Carribean Association Football) Olympic qualifying ở Vancouver, hai nữ cầu thủ Cuba cũng không chịu sống trong thiên đường xã hội chủ nghĩa Cuba.

Nhân đây tưởng cũng nên nhắc lại là cách nay 2 năm , tên hề hạ cấp rẻ tiền Nguyễn Minh Triết của Cộng Sản Việt Nam đã ngu xuẩn tuyên bố một câu làm trò cười cho cả thế giới “ Cu-ba và Việt Nam là hai nước anh em chia nhau trách nhiệm gìn giữ hòa bình thế giới, hể Cu-ba ngủ thì Việt Nam thức còn hể Cu-ba thức thì Việt Nam ngủ.” Thiệt là “what such a stupid idiot!”

13) Thể thức bầu cử cử tri đoàn bầu Tổng Thống Mỹ:

Khi bài nầy phát hành thì cũng gần ngày bầu cử Tổng Thống Mỹ 6/11. Nhân dịp nầy có một người bạn đề nghị tôi viết về thể thức bầu cử cử tri đoàn Tổng Thống Mỹ. Nhận thấy đề nghị nầy thiết thực và hợp thời nên tôi xin ghi ra dưới đây:

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ theo thể thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp và kín nhưng kết quả dựa theo số phiếu cử tri đoàn (electoral votes) chứ không theo số phiếu quần chúng (popular votes).
Số phiếu cử tri đoàn của mỗi tiểu bang là tổng cộng số ghế dân biểu của tiểu bang đó với 2 ghế thượng nghị sỹ.

Cũng nên biết rằng con số thượng nghị sỹ ở mỗi tiểu bang đều đồng nhất là 2 bất kể tiểu bang lớn hay nhỏ nhưng số ghế dân biểu thì tùy thuộc tổng số dân chúng ở tiểu bang mà thông thường tỷ lệ trung bình là lối 700,000 dân thì được một ghế dân biểu.

Trên nguyên tắc ứng cử viên nào thắng số phiếu quần chúng tại một tiểu bang thì sẽ chiếm trọn số phiếu cử tri đoàn của tiểu bang đó. Thí dụ như tiểu bang California năm 2012 ước tính là 39 triệu. Theo hệ thống phân chia thì Cali có 55 phiếu cử tri đoàn (53 dân biểu và 2 thượng nghị sĩ). Ứng viên nào đạt số phiếu quần chúng cao (dù chỉ hơn một lá phiếu) thì sẽ ôm trọn 55 phiếu cử tri đoàn trong khi ứng viên có số phiếu thấp hơn sẽ không được 1 phiếu cử tri đoàn nào cả. Cứ tuần tự tính như vậy cho hết 50 tiểu bang, ứng cử viên nào đạt nhiều phiếu cử tri đoàn (nhưng phải đạt tới số phiếu đa số tức phân nửa tổng số phiếu cử tri đoàn + 1) sẽ đắc cử tổng thống Mỹ.
Năm nay tổng số cử tri đoàn là 538 thì ứng cử viên đắc cử phải đạt số phiếu: 538:2= 269+1+270 phiếu cử tri đoàn.

Trong trường hợp chỉ có hai ứng cử viên như năm nay thì chắc chắn sẽ có một người đạt được số phiếu cử tri đoàn đa số tức quá bán để trở thành tổng thống. Nhưng đôi khi có một ứng cử viên thứ ba hay nhiều hơn nữa xen vào thì sẽ có một trong hai trường hợp xảy: hoặc là cả hai ứng cử viên đồng phiếu cử tri đoàn, hoặc là ứng cử viên về nhất nhưng không hội đủ số phiếu cử tri đoàn cần có.

Trong cả hai trường hợp nầy thì Quốc Hội có thẩm quyền giải quyết bằng cách chỉ có 50 vị dân biểu đại diện cho 50 tiểu bang bỏ phiếu chọn tổng thống theo nguyên tắc đa số.

Trường hợp ứng cử viên về nhất nhưng không đạt đủ số phiếu cần thiết thì quốc hội sẽ chọn 3 ứng cử viên có số phiếu cử tri đoàn cao nhất (nếu không có 3 thì 2) rồi bình bầu theo thể thức 50 tiểu bang 50 đại diện.

Trường hợp thứ nhất là hai ứng cử viên đồng phiếu đã xảy ra một lần vào năm 1800 giữa hai ứng cử viên Thomas Jefferson và Aaron Burr mà quốc hội đã bầu Thomas Jefferson, người soạn thảo ra bàn tuyên ngôn nhân quyền để đời - làm tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ.

Trường hợp thứ hai tức là không có ứng cử viên nào hội đủ số phiếu cử tri đoàn cần thiết để đắc cử đã xảy ra năm 1824, ứng cử viên Andrew Jackson được nhiều phiếu cử tri đoàn nhưng không đạt con số quá bán và quốc hội đã bầu… người về nhì là John Quincy Adams làm tổng thống.

Bầu cử theo lối cử tri đoàn nó có nhiều chuyện trái cựa như vậy đó.

Chưa hết đâu, nhìn trên bản đồ , ta thấy có 3 tiểu bang nhiều cử tri đoàn nhất là: California 55, Texas 38, New York 29. Thế nên ứng cử viên nào gom được phiếu cử tri đoàn của 3 tiểu bang nầy thì có nhiều hy vọng. Thực tế bầu cử theo cử tri đoàn đôi khi xảy ra chuyện ngược đời là ứng cử viên có nhiều phiếu của cử tri (popular votes) nhưng lại thua phiếu cử tri đoàn nên thất cử. Tôi xin đơn cử một thí dụ nhỏ như sau: giả dụ Caligornia có 55 phiếu cử tri đoàn và 20 triệu cử tri, Texas có 38 cử trị đoàn 15 triệu cử tri. Tại California ứng cử viên A đạt số phiếu 11 triệu (popular votes), ứng cử viên B có số phiếu 9 triệu. Ứng cử viên A thắng phiếu ở California nên ôm trọn 55 phiếu cử tri đoàn. Tại Texas, ứng viên B được 14 triệu phiếu trong khi ứng.

Viên A chỉ có 1 triệu phiếu popular votes, như vậy ứng viên dành hết 38 phiếu cử tri đoàn tại Texas. Tổng kết ứng viên A đạt được 55 phiếu cử tri đoàn và 11 triệu+1 triệu=12 triệu phiếu cử tri popular votes còn ứng viên B được 38 phiếu cử tri đoàn và 9 triệu+14 triệu= 23 triệu phiếu popular votes.

Như vậy ứng viên A đắc cử tổng thống với 55 phiếu cử tri đoàn mặc dù số phiếu cử tri bầu trực tiếp thua xa ứng viên B: 12 triệu so với 23 triệu. Quý độc giả có thấy sự nghịch lý của các bầu cử cử tri đoàn không?

Chuyện trớ trêu như vậy đã xảy ra trong lịch sử bầu cử bên Mỹ 3 lần:

* Năm 1896, ứng cử viên Cộng Hòa Rutherford Hayes có 185 phiếu cử tri đoàn và 4,036,298 phiếu bầu thắng ứng cử viên Dân Chủ Samuel Tilden 184 phiếu cử tri đoàn và 4,300,590 phiếu bầu
* Năm 1888: ứng viên Cộng Hòa Benjamin Harrisson được 233 phiếu cử tri đoàn và 5,439,583 phiếu bầu thắng ứng viên Dân Chủ Grover Cleveland chỉ có 168 phiếu cử tri đoàn nhưng được tới 5,540,309 phiếu bầu
* Và gần đây nhất năm 2000, ứng cử viên Cộng Hòa George W. Bush được 271 phiếu cử tri đoàn và 50,456,002 phiếu bầu thắng ứng viên Dân Chủ Al Gore có 266 phiếu cử tri đoàn và 50,899,997 phiếu bầu
Lá thư Canada tháng 10 tới đậy chấm dứt.. Xin chúc quý độc giả hưởng một mùa Thu tươi đẹp an bình. Hẹn gặp lại quý vị trong LTC tháng 11.

Mississauga tàn Thu 2012
Nguyên Trần

No comments:

Post a Comment

Một Góc Nhìn "Rất Tôn Tử" Về Cuộc Xâm Lăng Của Nga Vào Ukraine* (Do people in Russia know that Putin is fighting the wrong enemy?)

John Andressen (Ukraine của bạn? - Không! Ukraine là của tôi) Người dân Nga có biết Putin đã nhận lầm kẻ thù để đánh không? Giống như Sa hoà...