02 October 2012

Bản đồ Nước Tàu xưa không ghi Trường Sa - Hoàng Sa

80 bản đồ Tây phương và 3 sách toàn đồ Chai-na cho thấy Trường Sa và Hoàng Sa không thuộc chủ quyền Trung Quốc (Chai-na).
Ông Trần Thắng, Chủ tịch Viện văn hóa & giáo dục Việt Nam (IVCE) tại New York (Hoa Kỳ). Ảnh chụp ông Thắng với sách toàn đồ 1933 tại tiệm bán đồ cổ, New York


Một người Việt ở Mỹ sưu tập 80 bản đồ Tây phương và 3 sách toàn đồ Trung Hoa cho thấy Trường Sa-Hoàng Sa không thuộc chủ quyền Trung Quốc.

Ông Trần Thắng, Chủ tịch Viện văn hóa & giáo dục Việt Nam (IVCE) tại New York (Hoa Kỳ) nói về bộ sưu tập của ông:
“80 bản đồ này có niên đại từ 1626 tới 1980 thể hiện rất rõ hai điều. Thứ nhất, miền Nam của Trung Quốc dừng lại ở đảo Hải Nam và không đi xuống xa hơn về phía Nam. Thứ hai, một số bản đồ Tây phương có chỉ đường hàng hải Bắc-Nam Châu Á, tất cả đường này đi ngang Hoàng Sa những năm 1800 và 1900 khi vùng biển và đảo ở Indochina do người Pháp quản lý. Sau hiệp định Geneva năm 1954, Pháp trao trả toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam thì tất nhiên Hoàng Sa-Trường Sa nằm trong khu vực trao trả lại cho Việt Nam.”
Ông Thắng cho biết các bản đồ này do ông đích thân tới những nơi bán đồ cổ hoặc lên mạng mua về.
​​
Ông Trần Thắng nói ông bắt đầu có ý định sưu tầm những chứng cứ lịch sử này kể từ nghe tin Tiến sĩ Mai Hồng, nguyên Trưởng phòng tư liệu thư viện - Viện Hán Nôm, công bố tấm bản đồ Trung Quốc thực hiện dưới thời nhà Thanh xuất bản năm 1904 ghi rõ cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam, không bao gồm Hoàng Sa-Trường Sa.

Tấm bản đồ của Tiến sĩ Hồng đã được giao lại cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia bảo quản và trưng bày hồi cuối tháng 7 vừa qua.

Ông Trần Thắng đã quyết định gửi tặng toàn bộ 80 bản đồ ông sưu tập được cho Viện phát triển Xã Hội Ðà Nẵng.

Tiến Sĩ Trần Ðức Anh Sơn, Viện Phó Viện phát triển Xã Hội Ðà Nẵng, người đang phụ trách công tác nghiên cứu về Hoàng Sa - Trường Sa, phát biểu:
“Những phát hiện này của anh Trần Thắng rất quý bởi vì đã giúp cho những người nghiên cứu như chúng tôi có thêm cơ sở khoa học, chứng lý để có thể góp phần chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa-Trường Sa và bác bỏ những đòi hỏi vô lý của Trung Quốc về chủ quyền đối với hai quần đảo này.”
Toàn bộ hình ảnh về bộ sưu tập này được chủ nhân lưu lại tại trang web của Viện Văn hóa và Giáo dục Việt Nam ở địa chỉ ivce.org.

Link: http://www.ivce.org/map/map.html

Nguồn VOA
__________

Dưới đây là vài tấm bản đồ đã in từ xa xưa và phát hành trên hoàn vũ;

A Gerneral Atlas, Fielding Lucas Jr.'s. Baltimore, US (1823). 

The General Gazeteer Geographical Dictionary. Berwick, England (1823).

The General Gazeteer Geographical Dictionary. Berwick, England (1823).

Jacob Van Meurs. Dutch (1665).
_________________

 “As Vietnamese, we all have the obligation to preserve our country as well as to take part in shaping the future of Vietnamese society”.

I would like to share with you about my 80 maps collection during 1626 – 1980 which were published in England, America, France, Germany, Canada, Scotland, etc… The dimension of maps varies from 8” x 10” (20cm x 25cm) to 24” x 30” (60cm x 75cm).

All 80 maps indicate that the frontier of Southern China is Nam Hai island.

During my collecting of antique maps, I found two Postal Atlas Map of China books which were published by Directorate General of Posts, Ministry of Transportation – Republic of China in 1919 & 1933 and one Atlas of The Chinese Empire book which was published by China Inland Mission in 1909. The atlas edition in 1909 consists 23 maps, the atlas edition in 1919 consists 49 maps, and the atlas edition in 1933 consists 29 maps. The dimension of the book is 24.5” x 15” x 1.5”, and the maps is 22” x 27” (55cm x 70cm).

All three books do not list Paracel and Spratly in the map and index page.

Recently, China established the local government and built the army base on Woody island in Spratly. Vietnam claims Woody Island belongs to Vietnamese territorial sea.

I am going to donate all maps to Da Nang Institute for Socio-Economic Development as they have been studying Paracel and Spratly. I would like to thank for Nguyen Quang Binh (director "The Floating Life”), Ngoc Cat (HCMC), Nguyen Nam An (HCMC), Duong Thanh Son (HCMC), Vu Minh Tuan (Hanoi), Bui Tuong Anh (Hanoi), Luong Van Thang (Hanoi), Pham Thi Huyen Co (Hanoi), Trinh Bich Thao (Hanoi), Ngo Viet (Washington DC), Ngo Triet (California) for their generosity to this map collection project.

Best,
Thang Tran,
nhipsong@ivce.org 

No comments:

Post a Comment

Một Góc Nhìn "Rất Tôn Tử" Về Cuộc Xâm Lăng Của Nga Vào Ukraine* (Do people in Russia know that Putin is fighting the wrong enemy?)

John Andressen (Ukraine của bạn? - Không! Ukraine là của tôi) Người dân Nga có biết Putin đã nhận lầm kẻ thù để đánh không? Giống như Sa hoà...