Một ca khúc trữ tình của Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ,
Qua tiếng hát điều luyện của Ca sĩ Trần Thu Hà.
28 October 2016
Báo chí cũng muốn thoát đảng
Phạm Trần
“…báo chí và người làm báo Việt Nam có “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” thì đó cũng chỉ là hành động chảy xuôi theo dòng tiến bộ của con người để tiến lên, thay vì cứ mãi cúi đầu lầm lũi theo Đảng đi vào ngõ cụt…”
“Đã và đang có một bộ phận người làm báo và cơ quan báo chí bộc lộ không ít tiêu cực, hoặc đang có dấu hiệu thể hiện khuynh hướng lệch lạc. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã thẳng thắn chỉ ra một cách có hệ thống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; trong đó, xu hướng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong hệ thống báo chí và thông qua hệ thống báo chí là hiện tượng nguy hiểm, có thể gây ra tác động khôn lường.”
Đó là sự thừa nhận mới về tình trạng người làm báo cũng đang tìm đường thoát đảng chứa đựng trong bài viết của Tác gỉa Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông kiêm Phó Trưởng ban Tuyên giáo.
Bài viết, cùng lúc xuất hiện trên hầu hết các báo, kể cả các báo điện tử chính thống của đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam ngày 25/10/2016 chứng tỏ mức độ nghiêm trọng của tình hình. Các báo điện tử của Ban Chấp hành Trung ương đảng, Ban Tuyên giáo (cơ quan tuyên truyền của đảng), Nhân dân và Quân đội Nhân dân cũng đã dành chỗ trang trọng cho bài viết này.
Tuy nhiên ông Trương Minh Tuấn lại giấu đi tông tích của mình khi phổ biến bài viết nên có người sẽ nhầm bài viết là của một Trương Minh Tuấn cha căng chú kiềt nào đó. Nhưng ông ta muốn giấu các chức vụ để làm gì, nếu không để chơi trò ném đá giấu tay?
Là người trong cuộc, chẳng nhẽ ông Trương Minh Tuấn không biết sự lợi hại của báo chí và người làm báo trong chế độ dân chủ nửa vời hiện nay ở Việt Nam? Mọi việc cần phải minh bạch, nói đi đôi với làm thì mới gây được niềm tin trong dân. Ngược lại, những trò đổ lỗi cho nhau, đùn đầy trách nhiệm và quan to làm lỗi, quan bé lãnh đạn thì ai ở Việt Nam cũng đã học thuộc lòng từ khuya rồi.
Người có trách nhiệm tuyên giáo và lãnh đạo báo chí như ông Tuấn mà không dám ra mặt nói thẳng điều mình nghĩ thì nếu không nhát thì cũng muốn lánh mặt khi bị dư luận phản bác?
Do đó, bài viết của ông Trương Minh Tuấn chỉ được báo Nhân Dân gới thiệu mập mờ rằng: “Bài viết của tác giả TRƯƠNG MINH TUẤN tiếp cận, nhận diện vấn đề này trong lĩnh vực báo chí, chỉ rõ một số xu hướng, hiện tượng,… có nguồn gốc từ yếu tố chủ quan, có thể tác động tiêu cực, đẩy tới quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa.”
Nhưng tại sao báo Nhân dân và các báo khác của đảng không dám nói thẳng ra là bài viết là của Bộ Trưởng Thông tin-Truyền Thông kiêm Phó Trường ban Tuyên giáo Trương Minh Tuấn để bảo vệ uy tín cho bài viết?
Có lẽ vì biết những điều ông Tuấn chê trách và lên án đội ngũ người làm báo đã phai nhạt lý tưởng, đang tìm đường thoát đảng không có gì mới hơn những điều ai cũng đã biết nên bài viết “Nhận diện nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong lĩnh vực báo chí và một số giải pháp khắc phục” của Bộ trưởng Trương Minh Tuấn chỉ khẳng định thêm mức độ xoay chiều, đổi gío là có thật trong đội ngũ người làm báo.
Vì vậy, chuyện tưởng như bình thường không khác gì tình trạng suy thoái, và mất nhiềm tin vào đảng của một số không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhiều người làm báo cũng đã công khai hành động ngược với mong muốn của đảng là biểu hiện cho thấy “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” đã ăn sâu vào xương tủy của những người làm công tác tuyên giáo.
Báo tự xoay chiều
Vậy sự thật bây giờ ra sao? Theo Bộ trưởng Trương Minh Tuấn thì tình trạng hai mặt của một số người làm báo bị nhận diện đang “chạy theo chủ nghĩa cơ hội”diễn ra như thế này: ”Luật pháp nước ta không cho phép viết tin bài chống chế độ đăng trên báo chí chính thống, nên một số người trong giới báo chí thường thể hiện xu hướng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” qua thái độ nước đôi: đối với các bài báo đăng tải trên báo chí chính thống, họ thường né tránh những vấn đề họ “tự cho là nhạy cảm”; mặt khác, chính họ lại viết bài đăng trên blog, mạng xã hội để đưa ý kiến trái ngược với báo chí chính thống, phụ họa hoặc gián tiếp phụ họa giọng điệu của các thế lực thù địch, chống đối, thiếu thiện chí để làm vừa lòng đám đông trên mạng, trở thành “người hùng” trên mạng. Đáng chú ý, sau khi được dư luận trên mạng tung hô, cổ xúy, một vài cây bút càng trở nên hăng hái hơn.”
Bên cạnh hành động muốn nói hết trên các trang báo cá nhân những điều bị cấm hay bị hạn chế viết trên báo chính thống, nhiều người làm báo còn thờ ơ với những tuyên bố của các viên chức và của cơ quan đảng, nhà nước vì biết không phản ảnh trung thực. Do đó, để được an toàn, nhiều báo đã đăng lại tin của Thông tấn xã Việt Nam, cơ quan thông tấn chính thức của chính phủ để khỏi bị phiền lụy.
Bằng chứng này được Bộ trưởng Trương Minh Tuấn chứng minh: “Nhiều cơ quan báo chí ngày càng hiếm các cây bút có khả năng viết bài bình luận sắc bén có phân tích rành mạch về lý luận và thực tiễn, có chứng lý cụ thể, trình bày bài bản, phù hợp với mọi tầng lớp bạn đọc và có sức thuyết phục để chống lại, vạch trần các âm mưu, ý đồ, quan điểm, luận điểm chống phá Đảng, chống chế độ. Với một số vụ việc đã được Nhà nước xử lý công khai, và dù cơ quan chức năng tổ chức họp báo để cung cấp thông tin, cung cấp thông cáo báo chí, nhưng một số cơ quan báo chí chỉ khai thác và đăng lại bản tin của Thông tấn xã Việt Nam.”
Ông Tuấn chỉ trích: ”Phải chăng, đó là kết quả của sự lười nhác, hay việc làm này còn hàm ý rằng không thể không đưa tin nhưng đây không phải là quan điểm, và thái độ của tòa soạn? Thậm chí qua mạng xã hội, blog cá nhân, ... một số người làm báo sau khi rời cơ quan báo chí (về hưu, nghỉ việc, hoặc bị buộc thôi việc) còn công khai quan điểm đi ngược quan điểm chính thống, thậm chí đồng tình, cổ vũ luận điệu của một số người tự nhận hoặc được gọi là “nhà dân chủ”, “người yêu nước”.
Nhưng tại sao có tình trạng người làm báo đảng lại không muốn trung thành với chỉ thị của Ban Tuyên giáo khi làm nhiệm vụ thông tin mà còn làm ngược lại?
Bởi vì thực tế đã chứng minh nhà nước chỉ muốn cho dân biết những điều đảng muốn và giữ lại những thông tin dân cần được biết. Bằng chứng đã chứng minh trong vụ Formosa Hà Tĩnh thải độc gây ra thảo họa cá chết và hủy họai môi trường từ tháng 4/2016 làm cho hàng triệu người dân 4 Tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế lâm vào tình trạng đói nghèo và thất nghiệp. Nhưng có báo nào dám mở cuộc điều tra và đấu tranh công lý cho ngư dân? Ngược lại, nhiều báo chính thống, điển hình như Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Việt Nam), TTXVN (Thông tấn xã Việt Nam), Nhân Dân, Quân đội Nhân dân và Công an Nhân dân, báo Hà Tĩnh v.v… đã phối hợp với các Ban Tuyên giáo địa phương và chính quyền sở tại xuyên tạc, vu khống và dùng võ lực, công an ngăn cản các vụ khiếu kiện Formosa của người dân lâm nạn.
Các thế lực thông tin và tuyên truyền của nhà nước từ trung ương đến địa phương đã toa rập để vu khống các nạn nhân đi khiếu kiện Formosa là gây rối, phá họai an ninh quốc gia và hành động chống đảng theo sự xúi bẩy của các thế lực thù địch.
Do đó, không có gì ngạc nhiên khi thấy Bộ trưởng Trương Minh Tuấn tiết lộ đã có những tờ báo và người làm báo có “xu hướng tách rời định hướng của Đảng với quyền tự do báo chí, tách rời hoạt động của Đảng khỏi cuộc sống của nhân dân.”
Ông viết: “Xu hướng này khá phổ biến trong một số phóng viên, biên tập viên và cả lãnh đạo cơ quan báo chí. Biểu hiện rõ nhất là các bài viết liên quan chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước thường được đưa tin một cách hời hợt, khô khan, thiếu sinh khí, lấy số lượng thay chất lượng, mục đích như để “đúng định hướng” một cách hình thức. Đôi khi phát biểu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đề cập nhiều vấn đề, với nhiều nội dung thì một số tờ báo chỉ khai thác vấn đề, nội dung ở một khía cạnh được họ cho là “giật gân” để rút “tít” câu khách chứ không nhằm giới thiệu một cách hệ thống.”
Tại sao lại có tình trạng này? Bởi vì những người làm báo ở Việt Nam ngày này đã khôn lớn hơn thế hệ làm báo cha anh họ, những ngưởi chỉ biết cúi đầu gọi dạ bảo vâng để bẻ cong ngòi bút, dù biết là mình đã hành động trái lương tâm, xuyên tạc sự thật cho vừa lòng cấp trên để dạ dầy được no.
Ngoài ra, nhiều người làm báo ngày nay ở Việt Nam cũng đã tỉnh táo, biết đâu là sự thật cần phải bảo vệ được chút nào hay chút nấy, thay vì chỉ biết ca tụng huyên thuyên để tuyên truyền phản cảm.
Vì vậy, họ bị Bộ trưởng Tuấn chỉ trích: “Những bài viết chân thực và đầy tâm huyết về những tấm gương cán bộ, đảng viên vì nước vì dân, các phóng sự sinh động về sự gắn bó giữa Đảng với dân vắng dần trên nhiều tờ báo, nhất là báo điện tử và báo của các tổ chức xã hội, nghề nghiệp; thay vào đó nhiều khi chỉ là các bản tin, bài tường thuật vô cảm được viết như ẩn chứa trong đó một “thông điệp” để công chúng hiểu rằng họ viết cho “phải đạo”, khiến công chúng dị ứng với hình ảnh về hoạt động của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cho dù đó là những hoạt động ích nước, lợi dân, vì sự ổn định và phát triển.”
Hơn ai hết, ông Tuấn cũng biết muốn tồn tại, báo phải có những gì độc giả muốn đọc để bổ ích cho cuộc sống và cho xã hội. Nhiều báo phải bươn chải vất vả để nuôi thân và người làm báo, nhưng vẫn không sao bằng cuộc sống vương giả của những cán bộ làm báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Sài Gòn Giải phóng, Công an Nhân dân v.v… dù những báo này in ra chỉ để giao cho các cơ quan đảng, quân đội, công an và nhà nước phát không.
Đối với các nguôn tin từ nước ngoài, hiện tình báo chí ở Việt Nam đã có những cởi mở hơn nhiều năm trước đây. Thay vì phải đợi quyết định của Ban Tuyên giáo sàng lọc và chỉ thị, nhiều báo đã loan tin sát với tình hình thực tế hơn, nhất là khi có những vấn để được gọi là “nhạy cảm” liên quan đến nhân quyền và giao hảo với Trung Quốc.
Báo chí Việt Nam, phần đông đã không còn bị ràng buộc phải viết “có thiện cảm” các tin liên quan đến nước Nga, nhất là đối với sự tham chiến ở Syria của Nga để bảo vệ chế độ độc tài của Tổng thống Bashar Hafez al-Assad.
Nhưng làng báo Việt Nam vẫn còn bị “mắc họng” khi loan tin xung đột với láng giềng Trung Quốc ở Biển Đông. Những người làm báo chưa được hoàn toàn tự do gọi đích danh các tàu Trung Quốc tấn công tàu cá Việt Nam. Hầu hết chỉ gọi chúng là “tàu lạ” hay “tàu của nước ngoài”.
Do đó, khi ông Tuấn lên án làng báo đã thiếu thận trọng khi để bị lệ thuộc qúa đáng vào các hãng thông tin hay nguồn tin nước ngoài thì lại không dám nói đến chuyện “tàu lạ” hay “tàu nước ngòai” vì sợ mất lòng Trung Quốc.
Thái độ cẩu thả vô trách nhiệm, chối bỏ sự thật trắng trợn của ông Tuấn nói riêng và của Ban Tuyên giáo nói chung đối với hành động đàn áp ngư dân Việt Nam dã man của các tàu Trung Quốc ở Biển Đông rất đáng bị lên án.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn viết: “Tùy tiện khai thác tin tức từ báo chí phương Tây, coi báo chí phương Tây là chuẩn mực của tự do báo chí. Trên diện rộng có thể thấy, khi đề cập các sự kiện quốc tế, lâu nay nhiều cơ quan báo chí chủ yếu sử dụng thông tin, dựa trên bình luận của các hãng tin, báo chí phương Tây để đưa tin hoặc bình luận, nhất là những sự kiện lớn như chiến tranh I-rắc, cuộc chiến ở Li-bi, vấn đề bán đảo Triều Tiên, tình hình ở Xy-ri, các vấn đề quốc tế về nhân quyền... Một số tin tức, bình luận từ VOA, RFI, RFA, … thậm chí tin tức, bình luận của một số báo, trang tin của người Việt ở nước ngoài vốn không thiện chí với Việt Nam đã được sửa sang công bố trên báo chí trong nước.”
Nhóm lợi ích
Sau cùng, bài viết của Bộ trưởng Tuấn không ngần ngại lên án tình trạng có báo đã lợi dụng tự do báo chí để, theo lời ông, “để phục vụ các “nhóm lợi ích”.
Ông cho biết: “Tựu trung, tình trạng này đã và đang diễn ra trên hai phương diện: “Một là, một số tờ báo, trang tin câu kết với một bộ phận doanh nghiệp và một số cán bộ, công chức để lũng đoạn chính sách, thực hiện chiến dịch truyền thông tạo lợi thế để một số doanh nghiệp làm ăn bất chính, gây bất lợi cho doanh nghiệp khác. Thực tế cho thấy, một số doanh nghiệp, đơn vị sản xuất được một số tờ báo ca ngợi, biến thành địa chỉ kinh doanh lành mạnh, phát đạt, đáng tin cậy,... nhằm thu hút đầu tư, tăng hấp dẫn để bán sản phẩm; tô vẽ thành tích cho một số cá nhân để biến họ thành người thành đạt, kinh doanh giỏi,... Sau một thời gian, tất cả vỡ lở, doanh nghiệp hoặc đơn vị sản xuất được ca ngợi chỉ là nơi làm ăn thua lỗ, tài sản của Nhà nước thất thoát nghiêm trọng; cá nhân được tô vẽ thì bị phát hiện là lừa đảo, tham nhũng, có người phải nhận án tù…”
Đối với nhóm thứ hai, bài viết chĩa mũi dùi vào tấn công thành phần chống đảng và nhà nước CSVN.
Ông Tuấn lên án: “Hai là, một số tờ báo, trang tin phụ họa một số phần tử cơ hội chính trị tranh thủ sự hậu thuẫn của các thế lực chính trị nước ngoài hòng tạo ra thực lực chính trị nhằm thay đổi chế độ trong tương lai. (Liệu có nên coi đây là loại hành vi hỗ trợ các thế lực thù địch thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình"?). Trên thực tế, phát ngôn và hành động của một số người này cho thấy họ có khuynh hướng lợi dụng phản biện để phê phán, bôi đen chế độ xã hội. Họ phủ nhận con đường Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Họ không thừa nhận các thành tựu kinh tế - văn hóa - xã hội đất nước đạt được trong thời gian qua.
Dưới nhãn quan của họ, tất cả đều xấu, tất cả đều tiêu cực... chỉ có ý kiến của họ mới đúng đắn! Họ thường xuyên xuất hiện trên BBC, VOA, RFI, RFA... để đánh giá, bình luận với các ý kiến chưa bao giờ tỏ ra thiện chí; đồng thời, mỗi khi có sự kiện hệ trọng xảy ra trong nước, họ vẫn được một số tờ báo, trang tin ưu ái phỏng vấn, đề nghị viết bài trong đó chủ yếu là đánh giá tiêu cực.”
Với tất cả những gì Bộ trưởng Thông Tin-Truyền Thông kiêm Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Trương Minh Tuấn kể tội báo chí hiện nay, ông kết luận: “Và "tự diễn biến" trên báo chí, cũng bắt đầu từ những cách thức biểu hiện như vậy.”
Nhưng “cách thức biểu hiện như vậy” của báo chí ở Việt Nam ngày nay lại thu hút nhiều độc gỉa hơn báo, đài chính thống vừa khô khan lại sặc mùi tuyên giáo và giáo điều một chiều của nhà nước.
Do đó nếu báo chí và người làm báo Việt Nam có “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” thì đó cũng chỉ là hành động chảy xuôi theo dòng tiến bộ của con người để tiến lên, thay vì cứ mãi cúi đầu lầm lũi theo Đảng đi vào ngõ cụt.
Phạm Trần
(10/016)
(Nguồn Thông Luận)
(Nguồn Thông Luận)
25 October 2016
Xôn xao về việc lãnh thổ Việt Nam bị thu hẹp từ 1999
Dân Luận sưu tầm
Hôm nay trên mạng Facebook có lan truyền một thông tin về việc diện tích lãnh thổ VIệt Nam bất ngờ bị thu hẹp trong năm 1999, từ 325000 km² xuống 310000 Km². Cần lưu ý rằng năm 1999 cũng là mộc thời gian của việc ký kết "Hiệp định biên giới Việt-Trung".
Dư luận mạng đưa ra câu hỏi, liệu việc Ngân hàng Thế giới World Bank đưa ra các số liệu này có liên quan đến việc chính phủ VN đã nhân nhượng cho phía Trung Quốc trong suốt quá trình đàm phán về phân định biên giới Việt Trung và bình thường hóa quan hệ giữa hai nuớc, kể từ sau Hội nghị Thành Đô năm 1990.
Một thực tế không thể chối cãi là từ lâu nay, những người lãnh đạo nhà nuớc CHXHCH Việt Nam và đảng CSVN vẫn đang nợ nhân dân Việt Nam về toàn bộ văn bản của Hiệp địn Biên giưới Việt Trung và các thỏa thuận trong Hội nghị Thành Đô.
FB'ker Nguyễn Chí Tuyến từ Hà Nội:
15.420 km2 đất đã biến đi đâu mất vào năm 1999?
Đây là con số công bố của World Bank về diện tích lãnh thổ của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với 2 mốc để so sánh là năm 1961 và 2015.
Theo đó, lãnh thổ đất nước Việt Nam năm 1961 là 325.490 km2. Vậy mà đến năm 2015 chỉ còn lại 310.070 km2 (hình 1). Thời điểm diện tích lãnh thổ Việt Nam bị "teo tóp" một cách đột ngột xảy ra là vào năm 1999 (hình 2).
Vậy 15.420 km2 kia đã chạy đi đâu mất vào năm 1999 đó???
Mời bà con vào xem xét.
Đừng bảo thế lực "phản động" xuyên tạc nhé. Nguồn chính thống từ World Bank đó
Hồi xưa học Địa lý: Nước Việt Nam cong hình chữ S...diện tích 326.000 km2 (có số lẽ, hơn chút xíu). Sau 1975 đọc sách giáo khoa của mấy đứa em thì thấy diện tích của VN là 330.000 km2, nhiều hơn mấy km2. Nghĩ, có thể sách của VNCH không chính xác do không đo đạc được diện tích miền Bắc.
Hôm nay dân mạng phát hiện ra, theo tài liệu của Ngân hàng dữ liệu thế giới (World Data Bank) thì diện tích của VN là 310.070 km2. Chênh lệch hơn mười lăm ngàn km2, không biết đi đâu?
http://databank.worldbank.org/data/reports.aspx
(Nguồn: Blog Dân Luận)
Tin buồn
Xin thông báo cùng quý đồng môn:
Ông VƯƠNG KIM HỔ
Cựu Sinh Viện Ban Đốc Sự Khóa 13
Học Viện Quốc Gia Hành Chánh Việt Nam Cộng Hòa
đã từ trần ngày 17 tháng 10 năm 2016 tại Bình Dương, Việt Nam
Hưởng thọ 73 tuổi
(Nguồn: Hội Nam California)
Ông VƯƠNG KIM HỔ
Cựu Sinh Viện Ban Đốc Sự Khóa 13
Học Viện Quốc Gia Hành Chánh Việt Nam Cộng Hòa
đã từ trần ngày 17 tháng 10 năm 2016 tại Bình Dương, Việt Nam
Hưởng thọ 73 tuổi
(Nguồn: Hội Nam California)
24 October 2016
Tin ngắn: AT&T mua Time Warner với giá 109 tỉ
WASHINGTON DC (NV) – AT&T và Time Warner vừa thỏa thuận sáp nhập với giá $85 tỉ, một trong những sự kết hợp lớn nhất của ngành truyền thông.
Theo CNN, quyết định được loan báo vào tối Thứ Bảy, sẽ giúp AT&T bành trướng vượt khỏi dịch vụ wireless và Internet.
Time Warner là công ty mẹ của CNN, TNT, HBO, phim trường Warner Bros, cùng nhiều kênh truyền hình và trang mạng khác.
AT&T thành lập từ thời mới phát minh máy điện thoại vào năm 1876, là một trong những công ty lớn nhất chuyên cung cấp dịch vụ điện thoại không dây và Internet, mà gần đây họ cũng vừa thu tóm cả DirecTV satellite TV.
Sau cuộc thương thảo, còn phải chờ sự xem xét của chính phủ, thời gian thường phải mất hơn một năm.
AT&T sẽ phải trả $107.50/cổ phần, gồm thêm món nợ Time Warner đang có, khiến giá thành tổng cộng lên đến $109 tỉ.
Với HBO và CNN đứng về một phía của công ty, và wireless ở phía kia, AT&T sẽ có thêm sức mạnh để định dạng lại tương lai của truyền thông.
Sự sát nhập sẽ giúp giữ Time Warner khỏi tầm tay của các đối thủ nặng ký của AT&T như Verizon, Comcast, và Apple. (TTR tóm lược)
Theo CNN, quyết định được loan báo vào tối Thứ Bảy, sẽ giúp AT&T bành trướng vượt khỏi dịch vụ wireless và Internet.
Time Warner là công ty mẹ của CNN, TNT, HBO, phim trường Warner Bros, cùng nhiều kênh truyền hình và trang mạng khác.
AT&T thành lập từ thời mới phát minh máy điện thoại vào năm 1876, là một trong những công ty lớn nhất chuyên cung cấp dịch vụ điện thoại không dây và Internet, mà gần đây họ cũng vừa thu tóm cả DirecTV satellite TV.
Sau cuộc thương thảo, còn phải chờ sự xem xét của chính phủ, thời gian thường phải mất hơn một năm.
AT&T sẽ phải trả $107.50/cổ phần, gồm thêm món nợ Time Warner đang có, khiến giá thành tổng cộng lên đến $109 tỉ.
Với HBO và CNN đứng về một phía của công ty, và wireless ở phía kia, AT&T sẽ có thêm sức mạnh để định dạng lại tương lai của truyền thông.
Sự sát nhập sẽ giúp giữ Time Warner khỏi tầm tay của các đối thủ nặng ký của AT&T như Verizon, Comcast, và Apple. (TTR tóm lược)
23 October 2016
Trắc nghiệm thú vị về các bà vợ
Các ông chồng trong lúc đang nhâm nhi, một người đàn ông bỗng nảy ra một ý tưởng:
Mỗi người sẽ nhắn tin có nội dung “Anh yêu Em”, và gửi cho vợ của mình. Kết quả là các bà vợ đã trả lời hoàn toàn khác nhau :
Bà vợ 20 tuổi trả lời: “Em cũng yêu anh !”
Bà vợ 30 tuổi trả lời: “Uống nhiều rồi phải hông?”
Bà vợ 40 tuổi trả lời: “Anh hâm à? Có tửng hông ?”
Bà vợ 50 tuổi trả lời: “Nhắn nhầm rồi phải hông? Cứ liệu hồn, về đây rồi tôi xử lý ông cho mà tởn !”
Bà vợ 60 tuổi trả lời: “Ông về hưu nhàn rỗi rồi phát khùng à, đi leo núi, hay chơi môn thể thao nào đi!”
Bà vợ 70 không trả lời mà nói với con: “Bố con chắc sắp không qua được mấy ngày, mau chuẩn bị hậu sự đi thôi !”.
Bà vợ 80 tuổi lẩm bẩm: “Ông này hôm nay chắc lại quên không uống thuốc rồi !”.
ST
Mỗi người sẽ nhắn tin có nội dung “Anh yêu Em”, và gửi cho vợ của mình. Kết quả là các bà vợ đã trả lời hoàn toàn khác nhau :
Bà vợ 20 tuổi trả lời: “Em cũng yêu anh !”
Bà vợ 30 tuổi trả lời: “Uống nhiều rồi phải hông?”
Bà vợ 40 tuổi trả lời: “Anh hâm à? Có tửng hông ?”
Bà vợ 50 tuổi trả lời: “Nhắn nhầm rồi phải hông? Cứ liệu hồn, về đây rồi tôi xử lý ông cho mà tởn !”
Bà vợ 60 tuổi trả lời: “Ông về hưu nhàn rỗi rồi phát khùng à, đi leo núi, hay chơi môn thể thao nào đi!”
Bà vợ 70 không trả lời mà nói với con: “Bố con chắc sắp không qua được mấy ngày, mau chuẩn bị hậu sự đi thôi !”.
Bà vợ 80 tuổi lẩm bẩm: “Ông này hôm nay chắc lại quên không uống thuốc rồi !”.
ST
Đất nước những ngày qua
Nguyễn Huy Vũ
Theo FB Nguyễn Huy Vũ
Có vài sự kiện xã hội đáng chú ý trong những tuần qua mà nhìn vào đó chúng ta sẽ thấy một bên là xã hội đang trưởng thành nhanh chóng và bên còn lại là một đảng cầm quyền độc đoán đang trở nên suy yếu và trên đà tan rã.
Sự kiện thứ nhất có lẽ là những bài viết của Huy Đức đánh trực diện vào Đinh La Thăng. Trước hết, hãy bỏ qua một bên những câu hỏi rằng ai cung cấp những tài liệu cho Huy Đức và có phải Huy Đức chống Đinh La Thăng ngoài mục tiêu tiêu diệt những kẻ phá hoại đất nước hay có thêm mục đích nào khác. Đó không phải là mục tiêu của bài này, và đó cũng chỉ là một góc nhìn hẹp. Một góc nhìn rộng hơn đối với những người hoạt động chính trị là liệu rằng việc làm của Huy Đức có giúp Việt Nam nhanh chóng tiến nhanh về một xã hội dân chủ hay giúp nhanh chóng làm tan vỡ chế độ độc tài hay không. Câu trả lời sẽ là có.
Khi những bài viết càng ngày càng được tung ra, mà nói như nhiều người, như là những cái thòng lòng ngày càng siết chặt vào cổ Đinh La Thăng, nó đưa ra một bằng chứng rõ ràng nhất cho các đảng viên cộng sản rằng không một quan chức tham nhũng nào là an toàn ở đất nước này. Mà những quan chức cộng sản nào trong chế độ mà không tham nhũng, quà cáp, hay có những thiếu sót về quản lý kinh tế? Đó là một đa số, vì nếu nó là một thiểu số thì Việt Nam không phải chịu hoàn cảnh như ngày hôm nay – một đất nước nghèo đói trên bờ của vỡ nợ. Sống trong một tâm trạng nơm nớp như vậy, cách những đảng viên cộng sản làm sẽ là theo gót của Trịnh Xuân Thanh là làm gì thì làm nhưng luôn trong tâm thế là chạy. Một đảng chính trị cầm quyền đất nước mà đảng viên chỉ chực thừa cơ bỏ chạy thì cái ngày đảng đó tan rã hay sụp đổ nó có thể diễn ra một cách vô cùng nhanh chóng khi có một sự kiện bất ngờ nào đó vượt tầm kiểm soát của nhóm lãnh đạo.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng biết điều đó nên nhiều lần ông đã từng nói «đánh chuột đừng đánh vỡ bình» hay «chống tham nhũng khó, vì ta tự đánh vào ta». Vì đánh mạnh quá thì dẫn đến vỡ đảng, mà không đánh thì tham nhũng nó sẽ đục khoét ngân quỹ quốc gia, làm lụn bại nền kinh tế. Nhưng đánh nhè nhẹ như ông Tổng bí thư thì nó chỉ có tác dụng làm đảng yếu từ từ, làm tụi tham nhũng lo vun vén hơn, và lót ổ kỹ hơn để chuẩn bị chạy, vì họ không biết ngày mai Đảng có sờ tới mình hay không. Giờ đây, sau những câu chuyện của Huy Đức và tấm gương Đinh La Thăng, họ càng cẩn trọng hơn. Những người cẩn thận hơn có lẽ sẽ xa rời Đảng và ẩn dật sau khi đã kiếm chác, làm khởi phát một trào lưu âm thầm thoái Đảng không thể ngăn được.
Sự kiện thứ hai là những bài viết của Bùi Thanh Hiếu (Người Buôn Gió) viết về Trịnh Xuân Thanh. Hãy bỏ qua những tiểu tiết xung quanh câu chuyện Trịnh Xuân Thanh ở đâu, làm gì, ai đứng đằng sau ông, cũng như có nên ủng hộ ông không. Như đề cập bên trên, một lần nữa, đó không phải là mục tiêu của bài này. Chúng ta hãy nhìn vào những diễn biến đó để cho thấy rằng nó sẽ ảnh hưởng thế nào đến cục diện chính trị Việt Nam.
Những bài viết của Bùi Thanh Hiếu về Trịnh Xuân Thanh và ông Tổng bí thư gợi tôi nhớ đến những hoạt động của các nhóm chính trị của Liên bang Nam Tư thực hiện trong giai đoạn chống lại nền độc tài của ông tổng thống gốc cộng sản Slobodan Milošević. Bằng các tiểu phẩm vừa hài hước vừa châm biếm, lôi cuốn công chúng trong việc chế giễu ông Tổng bí thư, mà từ đó hình ảnh ông Tổng bí thư được tô vẽ trong lòng dân chúng không khác gì một thằng hề, vừa ngu ngơ vừa độc đoán. Nhờ những tiểu phẩm như vậy, công chúng dần bớt đi sự sợ hãi và sự tôn trọng những người cầm đầu chính quyền. Và khi mà dân chúng vừa không sợ hãi vừa khinh bỉ nhà cầm quyền thì ngày cuối cùng của chế độ là một con số đếm được. Những bài viết của Bùi Thanh Hiếu có những tác dụng tương tự vậy, chứ không chỉ là những bài viết câu khách hay đơn giản nhằm bảo vệ một người mà anh nhận là bạn.
Sự kiện thứ ba là tính dấn thân xã hội của cộng đồng Việt Nam ngày càng lớn mạnh. Một quốc gia chỉ trở nên có tương lai khi những người cùng chung sống quan tâm và có trách nhiệm lẫn nhau. Khi những người trẻ bắt đầu quan tâm đến xã hội, đến những người xung quanh, khuyên nhau đừng im lặng với những sai trái của xã hội thì đó là một dấu hiệu đáng mừng rằng rồi đây mọi người sẽ từ từ nhận ra một chân lý là chúng ta chính là những chủ nhân của đất nước, là người chịu đựng và chịu trách nhiệm cuối cùng cho những điều xảy ra trên chính đất nước mình. Sức lan tỏa trong chung tay ủng hộ đồng bào lũ lụt, lên tiếng với Formosa, tẩy chay Mai Linh hay Masan, cho thấy sự lớn mạnh này.
Sự kiện thứ tư là sự bế tắc của nhà cầm quyền trong việc đưa ra một chiến lược kinh tế nhằm lái con thuyền Việt Nam ra khỏi cơn khủng hoảng. Ngân sách hầu như đã cạn kiệt. Để trả nợ công và chi tiêu, chính phủ chủ yếu cho phát hành trái phiếu để vay nợ trong nước, bán công ty nhà nước, và mượn tiền từ Quỹ Bảo hiểm Xã hội. Dự kiến vay tổng cộng khoảng 20 tỉ đô la Mỹ cho năm 2016, phần 15 tỉ đô la là trả nợ, phần còn lại là trang trải chi tiêu. Để ý một điều đây là những hành động mang tính đối phó và các nguồn thu này không bền vững. Số lượng công ty nhà nước có giá trị theo nghĩa làm ăn có lời là một con số nhỏ hữu hạn, chừng vài chục. Nguồn thu từ dầu mỏ từ nay trở về sau sẽ chỉ còn là một con số vô cùng khiêm tốn, vì hoạt động khai thác dầu mỏ nếu tiết kiệm, bỏ qua các thất thoát hay tham nhũng, may ra mới có lời chút ít vì các dự báo giá dầu cho năm 2017 chỉ trong vòng 55 đô la Mỹ/thùng, trong khi chi phí khai thác dầu ngoài khơi ở mức khoảng 40 đô la Mỹ/thùng. Trong khi đó, nền kinh tế ngày càng đi xuống khiến cho thuế thu được từ cá nhân và doanh nghiệp sẽ ngày càng giảm. Cùng với mức nợ càng ngày càng lớn, do chính phủ phải vay nợ mới để trả nợ cũ, ngày chính phủ tuyên bố vỡ nợ có lẽ sẽ không xa, vì trong tình hình hiện tại huy động đủ 20 tỉ đô la Mỹ/năm trong những năm sắp tới là công việc vô cùng khó khăn, nhất là khi các ngân hàng đã được huy động hết sức để mua trái phiếu, Quỹ Bảo hiểm Xã hội đã được vét sạch, và các công ty đã bán dần hết.
Nhìn lại những sự kiện như vậy mới thấy một điều rằng cho dù nhà cầm quyền bỏ tù thêm vài chục Mẹ Nấm nữa thì cũng không thể nào cản nối một trào lưu của cả dân tộc đó là đất nước cần tự do, mà việc bắt giữ chỉ có tác dụng giúp tăng thêm quyết tâm cho những người trẻ, và tô vẽ thêm hình ảnh tàn bạo của chính quyền trong mắt nhân dân và phán xét của lịch sử. Vì khi mà những người trẻ thấy rằng họ có chung số phận với đất nước mình thì hoặc là họ tiếp tục sợ hãi, chịu đựng những sai trái và bất công suốt cuộc đời, hoặc là họ nên làm điều gì đó để thay đổi hiện trạng này. Tôi tin là họ sẽ lấy lựa chọn thứ hai, vì họ còn cả một tương lai ở trước mặt. Nước Việt Nam có trở nên hưng thịnh hay không là nhờ ở bàn tay và tấm lòng của các bạn trẻ là vậy.
OL, 22.10.2016
Người Việt bầu cho Clinton hay Trump ?
Lữ Giang
…với tỷ số 0,54% dân số Hoa Kỳ, một số người Việt tin rằng họ có thể lật ngược thế cờ, đưa Donald Trump lên cầm quyền để dẫn quân đi đánh Trung Quốc và diệt cộng sản Việt Nam !
Trên BBC News ngày 14/10/2016, ký giả Jasmine Taylor-Coleman đã viết : "Ít ứng viên tổng thống Mỹ nào lại bị ghét như Donald Trump và Hillary Clinton".
Còn sử gia nghiên cứu ngôn ngữ chính trị, Jennifer Mercieca, nói rằng ngôn ngữ trong bầu cử lần này đã đi quá xa :
"Khi ta xem chính trị như thể thao hay chiến tranh, thế là ta tự xem mình là fan hay người lính, cổ vũ, la ó hay vâng lệnh. Khi ta xem chính trị giống thế, những người có quan điểm khác ta không còn là sai, mà là kẻ xấu. Họ là kẻ thù".
baucumy2
Hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ 2016, Donald Trump và Hillary Clinton
Tình trạng quái đản này cũng đang xảy ra trong cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ. Một cuộc tranh luận gay cấn đang diễn ra trong cộng đồng nầy : Bầu cho Clinton hay bầu cho Trump ? Có nhiều nhóm đang quyết ăn thua đủ với nhau.
Những cuộc thăm dò cho thấy đa số giới trẻ và những người có trình độ hiểu biết về chính trị có khuynh hướng bầu cho bà Clinton. Trong khi đó, đa số người lớn tuổi và những người "đấu tranh" lại rất thích Trump, vì cho rằng Obama và bà Clinton quá yếu. Phải có một người như Trump mới có thể đương đầu với Trung Quốc và cộng sản được. Nhiều người công giáo Việt Nam cũng nói phải bầu cho Trump, vì đảng Cộng Hòa Pro Life, còn đảng Dân Chủ Pro Choise !
Nhưng nói như vậy là nói theo cảm tính, tức theo mình muốn, chứ không suy nghĩ và hành động dựa theo những sự kiện thực tế : Nếu nhìn vào thể thức bầu cử tổng thống ở Mỹ và tỷ lệ của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, chúng ta sẽ thấy, mặc dầu có nhiều người đang quyết ăn thua đủ với nhau, cộng đồng này dù bỏ phiếu cho ai, Trump hay Clinton, có đi bỏ phiếu hay không đi bỏ phiếu, cũng chẳng có ảnh hưởng gì đến kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ cả !
Các tiểu bang bầu tổng thống
Những người mới qua thì không nói, có người đã ở trên đất Mỹ 40 năm và có nhiều người đã đi bầu tổng thống Mỹ đền 9 lần, nhưng vẫn chưa biết nước Mỹ đã bấu cử thổng thống như thế nào và lá phiếu của mình có ảnh hưởng gì đến cuộc bầu cử đó hay không.
Điều quan trọng phải biết là ở Mỹ, các tiểu bang bấu tổng thống chứ không phải mỗi cử tri bầu tổng thống như ở dưới thời Việt Nam Cộng Hòa. Nói cách rõ ràng hơn, nước Mỹ không bầu tổng thống theo thể thức phổ thông đầu phiếu (universal suffrage) mà các cử tri đoàn (electoral colleges) của các tiểu bang mới có quyền bầu tổng thống.
Thể thức bầu cử tổng thống Mỹ được quy định trong Điều II Khoản 1 và trong các tu chính án XII, XXII, và XXIII của Hiến Pháp Hoa Kỳ. Chúng tôi xin tóm lược những nét chính như sau :
Mỗi bang sẽ cử ra một cử tri đoàn bằng tổng số nghị sĩ và dân biểu của bang đó tại Quốc hội Liên bang. Nhưng không một nghị sĩ, dân biểu hoặc một viên chức nào đang đảm nhiệm chức vụ có lợi tức, được chọn vào cử tri đoàn.
Hiện nay mỗi bang có 2 nghị sĩ, còn số dân biểu của các tiểu bang được ấn định tùy dân số của mỗi tiểu bang, 10 năm ấn định một lần. Thí dụ California có 53 dân biểu, New York 27, Arizona 9, Ohio 16, Florida 27, v.v.
Hiện nay nước Mỹ có 100 nghị sĩ, 535 dân biểu, cộng thêm 3 đại biểu của Washington DC thành 538 đại biểu. Các tiểu bang có số cử tri đoàn lớn nhất là California 55 người (2 + 53), Texas 38 người, New York 29 người, Florida 29 người, Illinois 20 người, Pennsylvania 20 người, v.v.
Hiến pháp quy định rằng "Người nhận được nhiều phiếu bầu nhất sẽ là Tổng thống, nếu như số phiếu bầu này chiếm đa số trong tổng số các cử tri đoàn được bầu ra". Như vậy muốn được chọn làm tổng thống, ứng cử viên phải có số phiếu quá bán.
Hiện nay tổng số phiếu là 538, chia hai thành 269. Do đó, muốn đắc cử tổng thống phải được từ 270 (269 + 1) phiếu trở lên.
Chúng ta nhớ lại, trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 7/11/2000, ứng cử viên Al Gore hơn ứng cử viên George W. Bush khoảng 540.000 phiếu phổ thông. Nhưng khi cử tri đoàn bầu thì Bush giành được 271 phiếu còn Gore 266 phiếu nên Gore bị thua.
Cho đến hôm nay, 20/10/2016, bà Clinton đã được 273 phiếu cử tri đoàn, còn ông Trump chỉ mới được 114 phiếu (Princeton Election Consortium).
Người Việt chẳng có xơ múi gì
Tổng số dân Mỹ năm 2014 là 318.900.000 người, trong đó có 1.737.433 người Việt, tức chỉ chiếm 0,54% dân số, một tỷ lệ quá nhỏ.
Nước Mỹ hiện có hai tiểu bang lớn nhất là California và Texas, và đây cũng là hai tiểu bang có đông người Việt nhất. Chúng ta thử nhìn vào hai tiểu bang này xem người Việt có đóng vai trò nào trong cuộc bấu cử tổng thống Mỹ hay không.
1. Về dân số và sắc tộc
Dân số California năm 2014 khoảng 38.340.000 người, có 581.946 người Việt. Texas có 26.960.000 người, chỉ có 210.913 người Việt. Nếu so với các sắc tộc khác, tỷ lệ này quá nhỏ bé.
Tai California, da trắng có 15.763.625 người, chiếm 42,3% ; Mỹ Latino 14.013.719, chiếm 37,6% ; Á Châu (đa số người Tàu) 4.861.007, chiếm 13% ; Phi Châu 2.299.072 chiếm 6%, trong khi người Việt chỉ có 581.946 người, chiếm 1,51%.
Tại Texas, da trắng có 17.701.552 người, chiến 70% ; Mỹ Latino 9.460.921, chiếm 37%, Phi Châu 2.979.598, chiếm 11% ; Á Châu (đa số người Tàu) 964.596, chiếm 3%, trong khi người Việt chỉ có 210.913 người, chiếm 0,78%.
2. Về đảng phái
Tại California, Dân Chủ chiếm 44,8%, Cộng Hòa chiếm 27,3%. Tại Texas, Dân Chủ chiếm 41,4%, Cộng Hòa chiếm 57,2%.
Nhìn lên bản đồ bầu cử, cứ thấy tiểu bang nào sơn màu đỏ, chúng ta biết tiểu bang đó thuộc Cộng Hòa (như Florida, Virginia, Nebraska, Neveda, v,v.) ; tiểu bang nào sơn màu xanh thuộc Dân Chủ (như California, New York, Illinois, Michigan, v.v.).
Đảng nào có đa số phiếu tại một tiểu bang sẽ nắm trọn số đại biểu (electors) của tiểu bang đó, như đảng Cộng Hòa được đa số phiếu tại Texas sẽ chiếm được 38 đại biểu của bang này, còn đảng Dân Chủ có đa số phiếu tại California sẽ ôm trọn 55 đại biểu của tiểu bang đó.
Trong những năm gần đây, California luôn thuộc về Dân Chủ, còn Texas thuộc về Cộng Hòa. Nhưng năm nay, tình trạng của Texas có thể thay đổi, vì rất nhiều người theo Cộng Hòa không muốn bầu cho Donald Trump.
Với tỷ lệ quá nhỏ bé (0,54%, 0,78% hay 1,51%), dù người Việt có bỏ phiếu cho Clinton, Trump hay chẳng bỏ phiếu cho ai cả, kết quả cuộc bầu cử tại tiểu bang họ cư ngụ cũng chẳng thay đổi gì cả. Ngay cả khi họ đâm chém nhau để bênh vực cho Trump hay Clinton, tình trạng cũng vẫn thế thôi.
Tuy nhiên, cử tri người Việt vẫn phải đi bầu để góp phần vào việc quyết định các đại diện tại liên bang hay tiểu bang như nghị sĩ, dân biểu, thống đốc, giám sát viên, nghị viên, thị trưởng, v.v.
Vạn sự giai do tiền định !
Báo New York Times nói rằng Donald Trump khi cầm cái BÚA trong tay cứ tưởng mọi thứ đều là ĐINH, ông muốn đóng chỗ nào thì đóng. Lúc ông bảo cho xây bức tường giữa Mexico và Mỹ và bắt Mexico phải trả tiền, lúc ông tuyên bố sẽ đem quân Mỹ qua Syria "đấm vào mặt bọn ISIS", lúc ông đòi Châu Âu và Châu Á phải tự bảo vệ mình nếu họ không chịu bù đắp thêm ngân sách cho Mỹ, lúc ông dòi bắt các nhà đầu tư Mỹ ở Trung Quốc và Mexico phải quay về Mỹ, khi khác ông đòi bắt giam bà Clinton… Thử hỏi một người gần như chẳng biết gì về luật pháp Mỹ cũng như luật pháp quốc tế, không hiểu gì vế kinh tế, chính trị, bang giao quốc tế, an ninh thế giới… như thế mà nhảy lên lãnh đạo nước Mỹ và lãnh đạo thế giới giới, đất nước này và thế giới này sẽ đi về đâu ?
Nước Mỹ có những chính sách và chiến lược có khi 5 năm, có khi 10 năm, có khi 30 năm, có khi 50 năm…, không phải mỗi người khi lên làm tổng thống muốn làm gì thì làm. Nếu mỗi tổng thống đều tự do hành động theo quan điểm và đường lối riêng, nước Mỹ đã sụp đổ từ lâu rồi.
Khi ra tranh cử, khẩu hiệu của ông Obama là "Change" (thay đổi), nhưng trong suốt 8 năm làm tổng thống, ông mới chỉ làm được đạo luật Obamacare, còn những cái khác như kế hoạch "Một Trung Đông mới", chuyển từ chiến lược can thiệp bằng quân sự (military intervention) qua chiến lược chiến tranh ủy nhiệm (proxy war), chính sách ngoại thương với Trung Quốc… ông vẫn phải đi theo các chiến lược đã được ấn định từ trước. Không theo là đi đời nhà ma.
Mặc dầu đã ở Mỹ trên đất Mỹ 40 năm, đa số người Việt vẫn chưa bỏ được tập quán suy nghĩ và hành động ctheo cảm tínhvới tầm nhìn ngắn, tức suy nghĩ, nói, viết và làm theo mình mình muốn, bất chấp thực tế như thế nào. Ai nói khác, làm khác hay có thể tranh chỗ đứng của họ đều có thể bị coi là tay sai cộng sản hay đặc công cộng sản nằm vùng. Họ đã tự biến từ người "chống cộng" thành người "giống cộng" !
Trước 30/4/1975, miền Nam có chính phủ, có quân đội thiện chiến và có tinh thần chiến đấu rất cao, nhưng có người lãnh đạo là Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu luôn suy nghĩ và hành động theo cảm tính, bất chấp "Đồng Minh" và "Địch" đang làm gì, nên Miền Nam đã mất chỉ trong 40 ngày. Bây giờ qua Mỹ, với tỷ số 0,54% dân số Hoa Kỳ, một số người Việt đấu tranh lại tin rằng trong cuộc bầu cử tổng thống sắp đến, họ có thể lật ngược thế cờ, đưa Donald Trump lên cầm quyền để dẫn quân đi đánh Trung Quốc và diệt cộng sản Việt Nam ! Ai bầu cho bên kia đều là "địch".
Nhưng "Que sera sera". Việc gì sẽ đến thì sẽ đến, bất chấp người Việt nghĩ gì và muốn gì.
Ngày 20/10/2016
Lữ Giang
(Nguồn: Thông Luận)
**
Bài nầy ông Lữ Giang Nguyễn Cần viết một câu cho chúng ta thấy ông dốt luật và thiếu hiểu biết: “Nước Mỹ không bầu Tổng Thống theo thể thức phổ thông đầu phiếu…”. Dốt vì ông không thấy rõ:
- Dân phải đi bầu, tiểu bang nào mà UCV thắng số phiếu bầu thì mới lấy được số phiếu cử tri đoàn đã được ấn định cho tiểu bang đó, chứ không phải cử tri đoàn muốn bầu cho UCV nào thì bầu mà không đến xỉa đến số phiếu mà toàn dân tiểu bang đã bầu. Ví dụ kết quả ở tiểu bang Texas ông Trump thẳng thì cử tri đoàn không thể bỏ cho bà Hillary và ngược lại. Vậy thì không phổ thông đầu phiếu thì là cái gì.
- Ông cũng chẳng hiểu thể thức và tinh thần bầu cử ở Hoa Kỳ mà ai cũng công nhận là tự do, vì: Ở kỳ bầu cử sơ bộ thì đảng nào bầu cho ứng cử viên đảng đó, nhưng ở kỳ bầu cử thứ hai thì ai cũng có quyền bầu cho bất cứ UCV nào dù UCV đó không phải cùng đảng với mình. Như vậy, lấy tỉ dụ số phiếu của các UCV chênh lệch nhau rất ít hoặc xấp xỉ nhau thì số phiếu của gốc dân thiểu số có vai trò quyết định và rất quan trọng.
Vậy thì những câu kết luận rất hồ đồ của ông Lữ Gian Nguyễn Cần : nào là chẳng” xơ múi gì”, nào là “giai do tiền định”, rồi “Qu’est sera sera” …cho thấy ông là tên dốt, chẳng hiểu biết gì về luật pháp Hoa Kỳ , nhất là tinh thần Dân Chủ của Hoa Kỳ.
Ở đây chúng tôi muốn nói: Tổ chức bầu cử thì phải công bằng, tự do, dân chủ. Có nghĩa là người tổ chức phải giữ vị trí trung lập, không thiên vị của mình trước các UCV. Rất tiếc ông Tổng Thống Obama là người đứng ra tổ chức cuộc bầu cử (Hành Pháp) lại thiên vị và làm những hành động không công bằng (như lấy máy bay Air Force One dành cho Tổng Thống để chở bà Hillary đi vận động tranh cử trong giờ làm việc của Tổng Thống), nên bây giờ UCV Trump tuyên bố không chấp nhận cuộc bầu cử cũng không có gì sai trái, mà chính ông Obama phải lãnh mọi trách nhiệm nếu có xãy ra những sự việc đáng buồn… (Lincoln N.)
**
TTR: Để gọi bấu cử tổng thống Hoa Kỳ thì nên nói là "Bầu cử phổ thông đầu phiếu gián tiếp" cho đầy đủ hơn.
Cũng giống như các thẩm phán, tuy các thành viên ủy ban bầu cử do hành pháp tuyển chọn nhưng sau khi được thành lập rồi thì uỷ ban này có thẩm quyền độc lập và chịu trách nhiệm trước quốc hội, toà án và quốc dân.
21 October 2016
Sự bỉ ổi của những “Lý Thông” lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh
Michaeljo
Diễn Đàn OtoFun
Đêm 17/10 vừa rồi có một nhóm làm từ thiện trong đó có một số thành viên OF sau khi xin được khoảng 15 tấn hàng (em đính chính là 1 xe 15 tấn đầy ắp và thêm 10 xe bán tải cũng đầy hàng ) trong vòng 24h thì lên đường vào Hà Tĩnh cứu trợ đồng bào lũ lụt. Trước khi đi đoàn có liên hệ với đồng chí Cường bên Liên Minh HTX VN nhờ họ gọi vào cho Liên Minh HTX Hà Tĩnh để nhờ chính quyền hỗ trợ. Và có đồng chí H là chủ nhiệm LMHTX HT đứng ra nhận việc này. ( Nói rõ là nhờ kết nối hỗ trợ về mặt chính quyền thôi nhé).
Thế quái nào mà khi đoàn vào đến nơi, đồng chí H chủ nhiệm có mặt kèm theo phóng viên truyền hình đến ngay, hỗ trợ đoàn và xắn quần áo phát quà nhiệt huyết trong vòng 30p, vừa giao hàng vừa nói bô bô mời bà con đến nhận quà* của Liên minh HTX.. hố hố.
Sau khi làm hình ảnh xong xuôi tầm 30p thì đoàn đóng máy rửa chân tay và té hết. Kaka. Về nhà lên sóng ngay với thông tin Liên Minh HTX VN kết hợp cùng LM HTX Hà Tĩnh trao số lượng quà lên tới gần 500 triệu cho bà con vùng lũ. Toàn bộ hình ảnh về quà tặng, sản phẩm lấy hoàn toàn của đoàn từ thiện nói trên.
Đây là câu chuyện có thật 100% do vài cụ đi cùng về kể chuyện lại và một vài thành viên trong đoàn bức xúc cũng đã bức xúc chia sẻ ngắn gọn trên FB.
Đời này, lúc khó khăn sao Lý Thông xuất hiện lắm thế hả trời.
_________________________________
* “Của người phúc ta” mà!
_________________________________
Nguồn: Blog SầuĐông
Bầu cử TT Mỹ: Phiếu Phổ Thông và Phiếu Cử Tri Đoàn
(Popular vote & Electoral vote)
Mỗi tiểu bang có một số cử tri đoàn bằng 2 Nghị Sĩ Liên bang và một số Dân biều Liên bang tuỳ theo dân số. Hoa Kỳ có 538 phiếu cử tri đoàn gồm có: 100 Nghĩ Sĩ Liên bang (US Senator) và 438 Dân biểu Liên bang (US House of Representatives). Ví dụ Minnesota có 8 Dân biểu và 2 Nghị Sĩ Liên bang. Phiếu cử tri đoàn để bầu Tổng Thống Hoa Kỳ là 10 phiếu. California có 2 Nghị Sĩ và 52 Dân biểu, phiếu cử tri đoàn là 54. Số dân biểu có thể được điều chỉnh tuỳ theo dân số.
Muốn đắc cử Tổng Thống, ứng cử viên phải hội đủ 270 phiếu cử tri đoàn trên 538 phiếu, nghĩa là ít nhất phải hơn đối thủ 2 phiếu. Ứng cử viên nào thắng phiếu phổ thông tại tiểu bang sẽ thắng luôn phiếu của cử tri đoàn tạị tiểu bang đó.
Trong lịch sử bầu cử Tồng Thống Hoa kỳ có vài trường hợp bất thường xảy ra.
Năm 1787 Quốc Hội Hoa Kỳ đã tranh luận về vấn đề bầu cử Tổng Thống và để dung hoà hai ý kiến: Tổng thống do Quốc hội bầu hay do dân chúng bầu? Quốc hội đã biểu quyết dùng cả hai phương thức. Ngoài phiếu phổ thông, Quốc hội tiểu bang có nhiệm vụ chọn đại biểu vào Cử tri đoàn (Electoral College). Tổng số đại biểu của cử trì đoàn Hoa Kỳ bằng tổng số dân biểu và nghị sĩ liên bang của 50 tiểu bang.
Lịch sử bầu Tổng Thống Hoa Kỳ cũng đã ghi lại năm 1800, ứng cử viên Thomas Jefferson và ứng cử viên AAron Burr mỗi người nhận 73 phiếu của Cử Tri đoàn. Sự kiện này đã được trình Hạ Nghị Viện chiếu Hiến Pháp Hoa Kỳ để quyết định và Jefferson đã đắc cử. Cuộc bầu cử năm 1824 và 1876 cũng do Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ quyết định mặc dù ứng cử viên trong hai cuộc bầu cử nầy không nhận được đa số phiếu phổ thông.
Năm 2000, Tối Cao Pháp Viện phán xét cho George W. Bush đắc cử chức vụ Tổng Thống nhờ có phiếu cử tri đoàn cao hơn phiếu cử tri đoàn của Al Gore, nhưng phiếu phổ thông của Al Gore cao hơn phiếu phổ thông của George W. Bush.
Vấn đề sai biệt giữa phiếu cử tri đoàn và phiếu phổ thông có thể xảy ra vì sư sai biệt dân số và cử tri giữa các tiểu bang không thể quân phân chính xác với số Dân biểu và Nghị Sĩ của các tiểu bang. Do đó đã xảy ra trường hợp, một ứng viên có đa số phiếu phổ thông nhưng lại không có đủ số phiếu cử tri đoàn như trường hợp Al Gore năm 2000.
Tất cả các khiếu nại, nếu có, về bầu cử sẽ được quyết định tối hậu bởi Tối Cao Pháp Viện nếu các biện pháp hành chánh không đạt được kết quả.
(Trích từ bài "Tiến Trình Bầu Cử Tổng THống Hoa Kỳ" của tác giả Trần Xuân Thời)
Quelque Tard Qu'il Soit, thơ
Dạo:
Dù cho góc biển chân trời,
Cũng mong nghe được một lời từ ly.
**
Quelque Tard Qu'il Soit
Sans un mot, tu t'en es allée,
Me laissant seul ici sécher.
Mon âme, d'un coup morcelée,
A tout prix ira te chercher.
Qu'il pleuve, qu'il neige ou qu'il vente,
Qu'il soit nuit, jour, matin ou soir,
Quelque longue que soit l'attente,
Je voudrais ouïr ton au revoir.
Depuis, j'ai parcouru la terre,
Fouillant et battant tous les coins,
Bravant désespoir et misère.
Mais hélas, que la fin est loin!
Je monte aux cieux, craignant le pire,
Que tu sois menée en ces lieux.
Tristement, nul ne peut rien dire.
Adieu Paradis, adieu cieux!
En enfer le hazard m'amène,
Où mon coeur frémit de te voir,
La pénitente, en grande peine,
Forcer un dernier au revoir.
Décelant dans tes yeux la flamme
Qui, jadis, a chauffé mes jours,
Je connais, au fond de mon âme,
Que je suis à toi pour toujours.
Trần Văn Lương
Cali, 10/2016
Phỏng dịch thơ Tây Ban Nha:
Por Tarde Que Sea
En silencio te has ido,
Dejándome con dolor extrañarte.
Mi alma se ha decidido
Que, lo que sea, yo vaya a buscarte.
Haga lluvia o sol, no importa,
Que el destino sea benigno o fiero,
La busca larga o corta,
Siempre y siempre un adiós de ti yo espero.
El mundo he recorrido,
Cruzando mares, montañas y ríos.
Aunque he tanto sufrido,
Quedan todos mis esfuerzos baldíos.
Varios días han huido;
Esperando verte, al cielo he montado.
De ti nada es oído,
Tristamente el paraíso he dejado.
Al infierno al fin llego.
Mis lágrimas se derraman en ríos,
Cuando detrás del fuego
Te miro intentando tu último adíos.
En tus ojos notando
La llama que ha calentado mi vida,
Me doy cuenta, llorando,
Que quedo tuyo por siempre, querida.
Trần Văn Lương
Cali, 10/2016
**
Phỏng dịch thơ Việt:
Dù Muộn Thế Nào
Em đi chẳng một câu từ biệt,
Để mình anh thê thiết đắng cay.
Con tim thương tích dẫy đầy,
Lao đao tìm kiếm đó đây miệt mài.
Dù mưa sớm, nắng mai, gió tối,
Dù bão bùng cản lối tìm nhau,
Đợi chờ chẳng quản dài lâu,
Miễn nghe em thốt một câu giã từ.
Đường thế trần bơ vơ dấn bước,
Biển thương đau mấy lượt đắm chìm.
Mặc anh mỏi mắt kiếm tìm,
Em như tăm cá bóng chim mịt mù.
Chốn Thiên đường, anh ngu ngơ đến,
Sợ em đà bỏ bến về đây.
Hỏi lần chẳng có ai hay,
Bồi hồi trở bước, quắt quay về trần.
Nẻo địa ngục cuồng chân rẽ lối,
Quỷ đưa đường, phút cuối gặp may.
Thương em tất tưởi bao ngày,
Câu từ biệt nắn mãi rày chửa xong.
Nhìn đáy mắt còn nồng ánh lửa
Ấm khung trời một thủa xa xưa,
Lòng anh chợt thoáng ngẩn ngơ,
Biết mình vẫn của em như ngày nào.
Trần Văn Lương
Cali, 10/2016
19 October 2016
From A Distance
Dàn nhạc James Last
Đặc biệt với mười ngón tay tài hoa gõ phím dương cầm của Richard Clayderman
(Xin vui lòng đeo ống nghe để khỏi làm phiền vợ con đang cần yên tĩnh để nghỉ ngơi!!)
Đặc biệt với mười ngón tay tài hoa gõ phím dương cầm của Richard Clayderman
(Xin vui lòng đeo ống nghe để khỏi làm phiền vợ con đang cần yên tĩnh để nghỉ ngơi!!)
Viết Về Một Người Lính
Vũ Minh Ngọc
Viết về cuộc đời một người Lính, một Sĩ quan.. hay nói một cách tổng quát hơn, viết về cuộc đời binh nghiệp, thường có những kỷ niệm, những hình ảnh đẹp, vui, buồn… Cá nhân tôi, tuy chưa một lần vinh dự có cho mình một số quân như những người lính khác, nhưng thực tế, cuộc sống lại gắn liền với binh nghiệp.. Là một công chức tại địa phương, thường xuyên liên lạc với các sĩ quan chỉ huy tại Quận, Tỉnh.. Tôi đã làm việc chung với nhiều sĩ quan khác nhau, và một trong số sĩ quan này, đã để lại nhiều kỷ niệm và khiến tôi cảm phục: đó là Ðại tá Phạm văn Phúc, Tỉnh trưởng Bình Long / Long Khánh. Ông đã đến nhậm chức trong những thời kỳ khó khăn nhất của đất nước.
Tôi nể phục ông về cá tính oai hùng, can đảm, thương lính, thương dân.. và ông cũng đã chứng tỏ sự can trường trong ngày đầu tiên nhậm chức Tỉnh Trưởng Long Khánh vào những ngày đầu tháng 3 năm 1975 khi ông tuyên bố.. “tôi đến đây để cùng chiến đấu với các anh em, nếu tôi bỏ chạy, các anh em cứ bắn chết tôi..” Và ông đã tử thủ tại Long Khánh, đẩy lui nhiều cuộc tấn công của cộng quân, trước khi nhận lệnh rút lui của thượng cấp.
Xin ghi lại một vài hình ảnh kỷ niệm của tình chiến hữu giữa Nhân Dân Tự Vệ Vũ Minh Ngọc và Ðại Tá Phạm Văn Phúc, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Bình Long & Long Khánh
* * *
Chiếc trực thăng UH1D bay một vòng trên bầu trời An Lộc, định hướng theo khói mầu để tìm bãi đáp.. đưa tôi trở lại vùng đất đỏ, sau những tháng ngày thành phố bị cầy nát bởi pháo địch.. Tôi trở lại với những hình ảnh xa xưa, ngày An Lộc của những buổi sáng sương mù, nhìn những thiếu nữ sắc dân thiểu số, vai đeo gùi, bườc nhanh trên đồi Gío, bóng mờ theo ánh sáng ban mai.. nhưng những hình ảnh thơ mộng này đã đổi thay thật nhiều. An Lộc bây giờ chỉ còn lại những đổ nát hoang tàn, những mộ bia của những chiến sĩ đã anh dũng hy sinh để giữ vững An Lộc.
Ðó đây, những xác xe T54 của cộng quân bị cháy đen, một chứng tích xâm lăng còn đó..Thị trấn An Lộc hầu như chỉ còn lại một số ít dân ở lại và sống cạnh người lính chiến.. chia nhau từng nắm gạo xấy, những thùng đồ tiếp vận, hay để cùng nhau chia xẻ cái tang thương, chết chóc, của cả lính lẫn dân.. Số còn lại, đã vượt quốc lộ máu, con đường dài từ Tân Khai đến Chơn Thành.. đã là những nghĩa trang mà mồ chôn chỉ là những lá cây rừng .
Họ chấp nhận cái chết để đổi lấy tự do.. và họ đã về tạm cư tại Phú Văn, Bình Dương hay định cư khẩn hoang lập ấp tại Rừng Lá Long Khánh.
Tôi lên An Lộc lần này, để trình diện Ðại tá Phạm văn Phúc, tân Tỉnh Trưởng Bình Long.. Sau cái bắt tay thân mật và cùng hàn huyên, Ðại tá Phúc hỏi thăm về tình hình bên toà Hành chánh Tỉnh cũng như tình trạng định cư của dân chúng.. Trước khi ra về, Ðại tá Phúc hỏi tôi:
- tôi vửa nhậm chức, ông Phó có cần điều gì không ?
- nếu dành cho cá nhân, tôi xin càm ơn hảo ý của Ðại tá.. nhưng nếu Ðại tá cho phép, tôi xin Ðại tá một đặc ân..
- ông Phó cứ nói, hy vọng tôi sẽ giúp được.
- Tôi xin Ðại tá 1 tuần phép cho Trung tá Quốc, Quận trưởng Chơn Thành.
- tại sao ông Phó lại xin vậy ?
- tôi đã từng làm việc với Trung tá Quốc trong suốt cuộc chiến vừa qua, chưa một lần được đi phép.. nếu được, sẽ là một niềm vui lớn cho Trung tá Quốc và gia đình.
- D’accord.. ông Phó gọi cho Trung tá Quốc chuẩn bị đi phép..
* * *
Tôi vội lên đầu máy gọi Trung tá Quốc bằng tần số riêng..
- Quang Trung (Quốc) đây Non Nước (Ngọc).
- Non Nước tôi nghe thẩm quyền 5/5
- Quang Trung muốn zoulou Sơn Tây Gay go (về Saigon) không?
- Cám ơn Non Nước, giấc mơ này thật xa vời..
- Quang Trung chuẩn bị đi, tôi hiện đang trên Alpha 1 để bốc Quang Trung đi.. giấy phép có rồi.. sẽ có người xuống thay thế.. Lát nữa mình gặp nhau.
Khi tiễn đưa tôi, Ðại tá Phúc ân cần hỏi thăm về tình hình anh em công chức tót nghiệp QGHC, ông đề cao thành phần công chức trẻ đã được đào tạo tại Học viện QGHC, ông cũng bày tỏ ước muốn được xử dụng những cán bộ hành chánh này trong mục tiêu phục vụ cho dân.
Khi chiếc xe Jeep đến phi đạo, tôi đã thấy khoảng hơn một chục người, sĩ quan có, lính có.. đang chờ phương tiện đi phép.. Ðại tá Phúc ngừng xe hỏi thăm:
- các chú chờ bao lâu rồi ?
- Dạ thưa Ðại tá, tụi em chờ 3 ngày rồi..
Quay sang phi hành đoàn trực thăng, ông nói:
- Các anh giúp hộ tôi một chuyến, đưa số anh em này về Long Bình, xong lên đón phái đoàn sau, đồng thời bốc hộ số anh em đang ở Long Bình lên đây.
Nhìn những cử chỉ lo lắng cho thuộc cấp của Ðại tá Phúc, tôi thật ngưỡng phục.. dù vậy, ông không bao giờ bao che thuộc cấp, một khi vi phạm kỷ luật.. Trong một lần ghé thăm Ðại tá Phúc tại Tòa Hành Chánh Long Khánh, tôi đã chứng kiến cảnh một Sĩ quan cấp Tá, vì rút lui trước khi có lệnh của thượng cấp, và dù cho vị Sĩ quan này là một thuộc cấp thân tín, nhưng ông vẫn thẳng tay trừng phạt và đưa ra tòa án quân sự.. ông tâm sự với tôi..” V. là đứa em thân tín của tôi.. nếu tôi tha anh ta bây giờ, thì làm sao tôi chỉ huy Long Khánh trước sự tấn công mãnh liệt của địch quân được..”
Đôi mắt thật buồn, Nói xong, Đại Tá Phúc nhờ tôi qua bên trụ sở Quân Cảnh Tư Pháp để giúp cho Thiếu Tá V. với lời dặn dò sẽ lo cho Thiếu tá V. tại Saigon và không quên gửi vài món qùa lộ thân.
Sau ngày thuyên chuyển ra Long Khánh, tôi được Ðại tá Phúc tín nhiệm và cùng về Long Khánh làm việc chung. Và trận đánh cuối cùng tại Xuân Lộc đã ghi danh tên tuổi người Sĩ quan Biệt động quân can trường này.. và trên đường di tản, ông bị cộng quân bắt và giam tù.
Nhớ lại những thời gian làm việc chung với Ðại tá Phúc, tôi càng qúy trọng ông hơn.. Ông tâm sự với tôi, kể từ lon Thiếu tá trở lên, lon thăng cấp thường được thả từ trực thăng tại mặt trận, và trong cuộc đời binh nghiệp, hai lần Ông được trao kiếm danh dự, một khi tốt nghiệp Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt, và một lần khi tốt nghiệpTrường Cao Ðẳng Quốc Phòng.. và trong một buổi lễ thật đơn giản, nhưng trang nghiêm, Ðại tá Phúc đã trao cho tôi một trong hai cây kiếm danh dự mà ông đã nhận lãnh, với lời tâm sự..” tôi, với đơn kiếm diệt quần hùng, và tôi muốn trao một phần danh dự mà tôi đã nhận được cho ông Phó…”.
Sau lần đẩy lui đợt tấn công đầu tiên, và gần như cả hai sư đoàn Sao Vàng và 325 của cộng quân đã bị tiêu diệt tại Long Khánh, Ðại tá Phúc thường xuyên liên lạc với tôi qua hệ thống hotline.. ông hãnh diện nói: “ tôi chờ ông Phó qua, mình sẽ xây hai mộ bia ở đầu tỉnh, một chosư đoàn Sao vàng và một cho Sư đoàn 325 của cộng quân, và mình cùng nhau tái thiết Long Khánh” .Giấc mơ chưa thành, theo vận nước, kẻ phiêu bạt nơi hải ngoại, người ngậm ngùi sống trong lao tù cộng sản.
Ðại tá Phúc mãi mãi vẫn sống trong tâm hồn tôi với những hình ảnh hào hùng, kính phục. Trong niềm kính trọng, tôi vẫn ước mong một ngày nào đó, được gặp lại vị Sĩ quan khả kính này và nối tiếp những giấc mơ còn dở dang: giấc mơ không những chỉ xây dựng lại một Long Khánh kiêu hùng, một Bình Long anh dũng, mà sẽ là một giấc mơ lớn lao hơn.. Ðó là giấc mơ Canh Tân lại một nước Việt Nam phú cường trong Dân Chủ và Tự Do
Lời kết: Sau khi bài viết này được phổ biến trên Ðặc San Làng Chài 2001, và do một tình cờ, Ðại tá Phúc đã gọi tôi ngay khi đến định cư tại Hoa Kỳ.. Ông cảm động đọc được những dòng tâm sự này.. Chúng tôi hẹn sẽ gặp nhau để cùng hàn huyên.. để nhớ và để sống lại những ngày xưa thân ái.
VMN, ĐS16
18 October 2016
17 October 2016
Quanh co leo dốc
Kể chuyện đi bộ
(Có thêm những đoạn bị sót)
(Có thêm những đoạn bị sót)
Điền Thảo
Đi bộ có chút thư thả là tản bộ. Đi có nơi có chỗ để thăm viếng ngắm cảnh đẹp thì là du ngoạn. Nhưng sang đến du thuyết, du học, du hí, du hành không gian và du thủ du thực... thì cũng là đi nhưng cặp giò chẳng còn liên hệ nhiều hay bị coi rất nhẹ. Tuy là nói lảm nhảm về đi bộ nhưng phải là thứ đi có liên hệ đến đôi chân kìa.
Escarpment
Hiking! Đúng là đi bằng hai chân hẳn hòi. Đi toát mồ hôi, có khi xong về nhà mấy ngày đôi chân còn đau điếng rã rời.
Hiking, cái chữ rất quen thuộc với phương tây ngày nay nhưng có vẻ lạ lẫm với
đồng bào mình ở quê hương. Bởi vậy mà tìm đỏ con mắt không ra chữ Việt
tương ứng. Từ điển Anh - Việt tra ra chỉ thấy toàn là những câu giải
thích chứ không có từ tương đương coi cho được. Thành thử ghép đại hai
từ "DÃ" (hoang dã) và HÀNH" (di hành) vào với nhau để chuyển nghĩa chữ
HIKING, đi ngoài thiên nhiên, nơi chốn hoang dã hay giống như hoang dã
nhưng với chủ đích là tăng cường thể lực và giúp tinh thần sảng khoái.
Xưa kia ở nước ta chả thấy ai đi dã hành cả. Cứ soát lại văn thơ xưa mà
xem, không thấy có chỗ nào nói đến hoạt động thể thao này.
Ngôn ngữ phản ảnh cuộc sống mà. Tổ tiên ta xưa kia sống bằng nông nghiệp, ở
nơi thôn dã, cầy sâu cuốc bẫm, suốt ngày vất vả, còn ai nghĩ đến chuyện
đi bộ leo trèo để giữ sức khỏe hay để cái bụng ăn toàn rau đậu đã xẹp
cho nó... xẹp thêm. Ngày ngày tứ thời bát tiết bà con ta dùng đôi chân
và/hoặc đôi tay quá nhiều, chẳng còn ai nghĩ đến chuyện dã hành giã tỏi.
Học trò cũng phải đi bộ hai ba cây số đến trường đi học.
Thế nhưng bây giờ ở Bắc Mỹ, từ hiking rất quen thuộc.
Ở Việt Nam hiện nay có chữ "PHƯỢT" nhưng đi phượt chỉ dành cho giới trẻ
hay ít ra những người chưa già. Phượt là những chuyến du lịch bụi bặm
"không cầu kì về trang phục, không kén chọn phương tiện, chỉ có bộ đồ
phượt cũ mèm, chiếc xe máy cà tàng, một ba lô với vài thứ cần thiết và
máy ảnh, chỉ vậy thôi ..." (internet)
"Đi phượt giống đi bụi, bụi từ phương tiện đến cả ăn uống, ngủ nghỉ. Đối
với người đi phượt, không bao giờ có khái niệm sơn hào hải vị hay chăn
ấm nệm êm, những giấc ngủ của dân phượt rất đơn giản, đôi khi là cắm
trại, đôi khi là phơi sương giữa trời bên đống lửa cháy bập bùng". (internet)
Như vậy Đi dã hành và Đi phượt rất khác nhau. Dã hành lấy chăm sóc sức khỏe làm chính. Đi phượt để thỏa chí phiêu lãng.
Những nguyên nhân nào khiến dã hành chưa phổ thông tại Việt Nam? An ninh? Địa thế? Nếp suy nghĩ cho đó là "rởm"? Công việc này xin dành cho các nhà nghiên cứu. Chỉ biết dã hành rất phổ biến tại Bắc Mỹ. Có khi cả một gia
đình dành nguyên một long weekend để cùng nhau đi dã hành.
Sách báo đã nói nhiều đến ích lợi do đi dã hành mang lại. chỉ xin tóm tắt như sau:
- Giảm nguy cơ trụy tim và đột quỵ.
- Cải thiện huyết áp và lượng dường trong máu.
- Không phải chỉ giúp cải thiện tim mạch, dã hành còn hồi phục bệnh nhân ung thư.
- Chống loãng xương vì dã hành là môn thể thao chống trọng lực.
- Luyện các cơ bắp cường tráng.
- Giảm nguy cơ mắc phải và kềm chế bệnh tiểu đường.
- Gia tăng sức chú ý và sự sáng tạo để giải quyết khó khăn.
- Chận đứng ưu phiền. Nếu dã hành theo nhóm thì đó là một hoạt động xã hội.
Sách báo đã nói nhiều đến ích lợi do đi dã hành mang lại. chỉ xin tóm tắt như sau:
- Giảm nguy cơ trụy tim và đột quỵ.
- Cải thiện huyết áp và lượng dường trong máu.
- Không phải chỉ giúp cải thiện tim mạch, dã hành còn hồi phục bệnh nhân ung thư.
- Chống loãng xương vì dã hành là môn thể thao chống trọng lực.
- Luyện các cơ bắp cường tráng.
- Giảm nguy cơ mắc phải và kềm chế bệnh tiểu đường.
- Gia tăng sức chú ý và sự sáng tạo để giải quyết khó khăn.
- Chận đứng ưu phiền. Nếu dã hành theo nhóm thì đó là một hoạt động xã hội.
Có thể nói vùng nào cũng có những chỗ có thể dùng cho dã hành trừ những
vùng chia cắt bởi quá nhiều sông rạch. Tuy nhỉên những vùng đồi ôn đới
với thế đất mấp mô và bao phủ bởi rừng thưa có vẻ như thích hợp nhất.
Một trong những vùng có điều kiện như vậy là thành phố Hamilton của
Ontario, Canada.
Hamilton có hơn 100 thác vả ghềnh đã khiến thành phố này có danh hiệu "Thành phố nhiều thác nước nhất thế giới". Và tôi đang sống trong thành phố này.
Một trong những lý do khiến Hamilton có nhiều ghềnh thác như vậy là vì thành phố này nằm ngay trên đường Niagara Escarpment chạy qua. Escarpment không phải là nếp gấp - ̣faulting on the surface - mà hình thành do xoi mòn qua nhiều thời đại. Có thể gió, nước và đá băng đã tạo ra đường Niagara Escarpment này khoảng trên dưới hai chục nghìn năm vào cuối thời băng tan chót đồng thời một loạt thác nước hình thành dọc bờ vực trong đó có Niagara Falls.
Thác nước hùng vĩ và lớn vào bậc nhất thế giới này luôn di động. Ít ai trong đám du khách biết rằng cách nay khoảng 12.000 năm vị trí của thác nước nằm trên sông Niagara cách xa vi trí hiện tại tới 11 km.
http://www.niagarafrontier.com/origins.html
Chơi ngông
Một thân cây nhỏ dùng làm chiếc gậy, trước ngực lủng lẳng cái máy ảnh, tôi đến thác nước Albion có đường mòn để tập đi dã hành. Những lần đầu này tôi không đeo ba-lô, chỉ mang theo cái thân xác hơn sáu chục ki-lô chắc cũng đã đủ. Xuống dốc thì kham được nhưng leo lên thì thân trọng ấy chắc đủ thách thức với trọng lực.
Cái bụng không cân xứng sẽ teo lại! Không khí trong lành vài giờ hít thở khiến tinh thần sảng khoái, bao nhiêu cảnh lạ và đẹp hiện ra trước mắt. . . Chà, bấy nhiêu thôi cũng đủ kích thích để lên đường.
Mà thật, không khí rất trong lành, cây cỏ bắt đầu rực rỡ với mùa thu. thế đất thay đổi luôn luôn tạo ra những cảnh trí lạ.
Ngày thường, người vắng. Đứng trên cao ngắm thác nưởc ầm ì đổ dưới chân. Không có lối mòn đi xuống từ chỗ này ít ra là cho những người bình thường. Nhìn qua bên kia bờ vực thấy có hai em bé đang chơi đùa dưới chân thác, đoán chắc rằng từ bên kia hẳn có lối xuống khá dễ dàng: Trẻ nhỏ còn xuống được kia mà huống chi là mình - một 'cái mình' không trẻ lắm!
Quả nhiên có lối xuống, không phải một mà nhiều lối nhưng tất cả không suông sẻ: Lối nào cũng có những khúc trơn trượt. Chưa bao giờ tới đây nên nghĩ rằng trơn trượt là bình thường vì ngay ở đầu lối xuống đã đứng lạnh lùng một bảng cảnh giác: 'Trails not maintained by government". "Use at your own risk!" (Chính phủ không bảo trì lối mòn. Ai đi tự mình cẩn trọng.). Nhưng nhớ là mấy hôm trước ngày nào cũng có mưa, chắc vì thế mà bờ dốc đá có xen đất rất trơn.
Nhưng rồi cũng leo xuống được, chiếc gậy giúp đắc lực. Thác Albion khá hùng vĩ. Tư liệu cho hay thác cao 18 mét rộng 19 mét. Lượng nước lớn đủ bao phủ kín chiều ngang đoạn chính ở phía trên. Khung cảnh không làm thất vọng mà còn quyến rũ là khác. Tôi tìm những chỗ đứng khác nhau, chụp một số bức hình.
Nhìn ngắm cảnh vật từ chân thác chưa thấy chán nhưng phải leo lên đi bộ theo lối mòn như dự định. Đi xuống sợ ngã, leo lên cũng thế. Có lẽ nếu nắng ráo vài ngày chắc lên xuống dễ dàng hơn nhiều. Lối đi bộ nhiều khúc có trải đá, nhưng đa phần là do nhiều người qua lại mà thành. Lâu lâu lại có bảng nhắc "Stay in main trails" (Hãy đi trên lối chính). Lối mòn ở đây tương đối dễ đi, tuy quanh co và bên bờ vực nhưng không lên xuống khốc liệt. Tới một ngã ba, tôi theo lối dốc đi xuống rốt cuộc gặp được suối. Men theo suối cả giờ, ngắm nhìn cây cao trên vách đá dựng bờ bên kia.
Trên đường trở về thác, tôi không dùng lối cũ mà đi qua cầu sang triền phía bắc. Theo phương hướng và bản đồ trên máy vi tính đã coi hôm trước, tôi nghĩ sẽ về lại được thác. Để chắc ăn, gặp một người chạy bộ, tôi hỏi và được trả lời đồng thuận.
Ngay khi qua cầu là một chặng đường leo dốc quí giá. Ước lượng chỉ dài lối hai trăm mét nhưng hẹp, quanh co, gồ ghề, liên tục đi lên và sát bờ vực. Vừa đi vừa thở ra tiếng, như rên (để đỡ mệt??), cố gắng không để vấp ngã. Bờ vực dù có nhiều cây, nhưng té xuống chắc hơi phiền.
Leo lên tới đỉnh, ra khỏi rừng, đầu lô thiên, đi cặp theo con lộ một đoạn đường rồi lại chui vào lối mòn. Dần dần con suối hiện ra không phải ngay cạnh chân mình mà róc rách tuốt phía sâu dưới kia. Tôi đâm thèm muốn được đưa chân lội trong dòng suối ở khúc này. Vừa đi vừa tìm nhưng không có một lối đi xuống chính thức nào cả, chỉ có hai chỗ trông như đã có người đi xuống và đó chính là những người bẻ chĩa, bất chấp lời khuyên "Hãy giữ lối chính" và chắc chắn là những chàng trai trẻ hơn tôi nhiều nhưng có cùng một cái "ngông".
Một lần nữa chiếc gậy giúp một cách đắc lực, một vật thật cần thiết, nếu không có tôi không thể xuống tới nơi. Tôi dùng cái gậy như chân thứ ba, bước dài xuống trước. Gậy dò dẫm tìm đúng chỗ để cắm xuống rồi cả thân người tì vào gậy để hai chân kia mò mẫm bước theo. Xuống được hai phần ba nhận ra không xuống được thêm vì phía dưới không có mấu chốt nào gần để bước xuống. Dưới bệ đá tôi đứng thế đất lõm sâu vào và quá sâu chiếc gậy cũng không với tới. Không dám lộng hiểm, dưới kia là đá vụn và đất ướt đang chờ chân tôi nhẩy xuống là kéo tuột xuống. Tìm cách đi ngang - tất nhiên cũng không dễ vì triền dốc, đất lại trơn và đá truồi. Trải nghiệm này cho tôi một kinh nghiệm: Dù xuống thẳng hay đi ngang đều phải đi ngang bàn chân, không được chúi mũi giầy xuống. Chẳng vậy sức nặng cả thân người dồn xuống bàn chân và rút cục chính những ngón chân sẽ bị đau vì tì vào mũi giầy (đang cố bám chặt xuống đất), xương và khớp các ngón chân sẽ đau điếng như (và có thể) bị gẫy. Chỉ từ lúc đó tôi mới nhận ra mười ngón chân mình rất mong manh.
Hú vía vì xuống được tới suối. Thế nhưng không muốn leo lên lại, vì nghĩ sẽ vất vả ít ra như khi xuống. Muốn đi thêm một đoạn "đường" mới vẫn có mãnh lực hơn cái sợ. Đang suy nghĩ thì gặp một cặp trẻ, hai người duy nhất trên đoạn suối này. Tôi đưa tay chỉ bờ dốc bên kia, hỏi thăm:
- "Các bạn xuống đây từ phía bên đó hả?
- "No shoes" (Không giầy), gã con trai trả lời.
- "Ý bạn muốn nói gì?", tôi thắc mắc.
- "Tụi tôi lội theo suối từ thác tới đây".
À thì ra thế. Thêm một cách đi. Tôi hỏi thêm:
Hamilton có hơn 100 thác vả ghềnh đã khiến thành phố này có danh hiệu "Thành phố nhiều thác nước nhất thế giới". Và tôi đang sống trong thành phố này.
Một trong những lý do khiến Hamilton có nhiều ghềnh thác như vậy là vì thành phố này nằm ngay trên đường Niagara Escarpment chạy qua. Escarpment không phải là nếp gấp - ̣faulting on the surface - mà hình thành do xoi mòn qua nhiều thời đại. Có thể gió, nước và đá băng đã tạo ra đường Niagara Escarpment này khoảng trên dưới hai chục nghìn năm vào cuối thời băng tan chót đồng thời một loạt thác nước hình thành dọc bờ vực trong đó có Niagara Falls.
Thác nước hùng vĩ và lớn vào bậc nhất thế giới này luôn di động. Ít ai trong đám du khách biết rằng cách nay khoảng 12.000 năm vị trí của thác nước nằm trên sông Niagara cách xa vi trí hiện tại tới 11 km.
http://www.niagarafrontier.com/origins.html
Chơi ngông
Một thân cây nhỏ dùng làm chiếc gậy, trước ngực lủng lẳng cái máy ảnh, tôi đến thác nước Albion có đường mòn để tập đi dã hành. Những lần đầu này tôi không đeo ba-lô, chỉ mang theo cái thân xác hơn sáu chục ki-lô chắc cũng đã đủ. Xuống dốc thì kham được nhưng leo lên thì thân trọng ấy chắc đủ thách thức với trọng lực.
Cái bụng không cân xứng sẽ teo lại! Không khí trong lành vài giờ hít thở khiến tinh thần sảng khoái, bao nhiêu cảnh lạ và đẹp hiện ra trước mắt. . . Chà, bấy nhiêu thôi cũng đủ kích thích để lên đường.
Mà thật, không khí rất trong lành, cây cỏ bắt đầu rực rỡ với mùa thu. thế đất thay đổi luôn luôn tạo ra những cảnh trí lạ.
Ngày thường, người vắng. Đứng trên cao ngắm thác nưởc ầm ì đổ dưới chân. Không có lối mòn đi xuống từ chỗ này ít ra là cho những người bình thường. Nhìn qua bên kia bờ vực thấy có hai em bé đang chơi đùa dưới chân thác, đoán chắc rằng từ bên kia hẳn có lối xuống khá dễ dàng: Trẻ nhỏ còn xuống được kia mà huống chi là mình - một 'cái mình' không trẻ lắm!
Quả nhiên có lối xuống, không phải một mà nhiều lối nhưng tất cả không suông sẻ: Lối nào cũng có những khúc trơn trượt. Chưa bao giờ tới đây nên nghĩ rằng trơn trượt là bình thường vì ngay ở đầu lối xuống đã đứng lạnh lùng một bảng cảnh giác: 'Trails not maintained by government". "Use at your own risk!" (Chính phủ không bảo trì lối mòn. Ai đi tự mình cẩn trọng.). Nhưng nhớ là mấy hôm trước ngày nào cũng có mưa, chắc vì thế mà bờ dốc đá có xen đất rất trơn.
Nhưng rồi cũng leo xuống được, chiếc gậy giúp đắc lực. Thác Albion khá hùng vĩ. Tư liệu cho hay thác cao 18 mét rộng 19 mét. Lượng nước lớn đủ bao phủ kín chiều ngang đoạn chính ở phía trên. Khung cảnh không làm thất vọng mà còn quyến rũ là khác. Tôi tìm những chỗ đứng khác nhau, chụp một số bức hình.
Nhìn ngắm cảnh vật từ chân thác chưa thấy chán nhưng phải leo lên đi bộ theo lối mòn như dự định. Đi xuống sợ ngã, leo lên cũng thế. Có lẽ nếu nắng ráo vài ngày chắc lên xuống dễ dàng hơn nhiều. Lối đi bộ nhiều khúc có trải đá, nhưng đa phần là do nhiều người qua lại mà thành. Lâu lâu lại có bảng nhắc "Stay in main trails" (Hãy đi trên lối chính). Lối mòn ở đây tương đối dễ đi, tuy quanh co và bên bờ vực nhưng không lên xuống khốc liệt. Tới một ngã ba, tôi theo lối dốc đi xuống rốt cuộc gặp được suối. Men theo suối cả giờ, ngắm nhìn cây cao trên vách đá dựng bờ bên kia.
Trên đường trở về thác, tôi không dùng lối cũ mà đi qua cầu sang triền phía bắc. Theo phương hướng và bản đồ trên máy vi tính đã coi hôm trước, tôi nghĩ sẽ về lại được thác. Để chắc ăn, gặp một người chạy bộ, tôi hỏi và được trả lời đồng thuận.
Ngay khi qua cầu là một chặng đường leo dốc quí giá. Ước lượng chỉ dài lối hai trăm mét nhưng hẹp, quanh co, gồ ghề, liên tục đi lên và sát bờ vực. Vừa đi vừa thở ra tiếng, như rên (để đỡ mệt??), cố gắng không để vấp ngã. Bờ vực dù có nhiều cây, nhưng té xuống chắc hơi phiền.
Leo lên tới đỉnh, ra khỏi rừng, đầu lô thiên, đi cặp theo con lộ một đoạn đường rồi lại chui vào lối mòn. Dần dần con suối hiện ra không phải ngay cạnh chân mình mà róc rách tuốt phía sâu dưới kia. Tôi đâm thèm muốn được đưa chân lội trong dòng suối ở khúc này. Vừa đi vừa tìm nhưng không có một lối đi xuống chính thức nào cả, chỉ có hai chỗ trông như đã có người đi xuống và đó chính là những người bẻ chĩa, bất chấp lời khuyên "Hãy giữ lối chính" và chắc chắn là những chàng trai trẻ hơn tôi nhiều nhưng có cùng một cái "ngông".
Một lần nữa chiếc gậy giúp một cách đắc lực, một vật thật cần thiết, nếu không có tôi không thể xuống tới nơi. Tôi dùng cái gậy như chân thứ ba, bước dài xuống trước. Gậy dò dẫm tìm đúng chỗ để cắm xuống rồi cả thân người tì vào gậy để hai chân kia mò mẫm bước theo. Xuống được hai phần ba nhận ra không xuống được thêm vì phía dưới không có mấu chốt nào gần để bước xuống. Dưới bệ đá tôi đứng thế đất lõm sâu vào và quá sâu chiếc gậy cũng không với tới. Không dám lộng hiểm, dưới kia là đá vụn và đất ướt đang chờ chân tôi nhẩy xuống là kéo tuột xuống. Tìm cách đi ngang - tất nhiên cũng không dễ vì triền dốc, đất lại trơn và đá truồi. Trải nghiệm này cho tôi một kinh nghiệm: Dù xuống thẳng hay đi ngang đều phải đi ngang bàn chân, không được chúi mũi giầy xuống. Chẳng vậy sức nặng cả thân người dồn xuống bàn chân và rút cục chính những ngón chân sẽ bị đau vì tì vào mũi giầy (đang cố bám chặt xuống đất), xương và khớp các ngón chân sẽ đau điếng như (và có thể) bị gẫy. Chỉ từ lúc đó tôi mới nhận ra mười ngón chân mình rất mong manh.
Hú vía vì xuống được tới suối. Thế nhưng không muốn leo lên lại, vì nghĩ sẽ vất vả ít ra như khi xuống. Muốn đi thêm một đoạn "đường" mới vẫn có mãnh lực hơn cái sợ. Đang suy nghĩ thì gặp một cặp trẻ, hai người duy nhất trên đoạn suối này. Tôi đưa tay chỉ bờ dốc bên kia, hỏi thăm:
- "Các bạn xuống đây từ phía bên đó hả?
- "No shoes" (Không giầy), gã con trai trả lời.
- "Ý bạn muốn nói gì?", tôi thắc mắc.
- "Tụi tôi lội theo suối từ thác tới đây".
À thì ra thế. Thêm một cách đi. Tôi hỏi thêm:
- "Thế lối mòn phía bên trên thì sao? Đi về thác được không?"
Cũng gã con trai chỉ lên và gật đầu. Sau này tôi mới nhớ lại và nhận ra rằng: Nếu đường mòn phía trên dễ đi thì họ đã không lội suối. Người già suy nghĩ chậm; thật không sai chút nào!
Khi leo lên được lối mòn "không chính thức" mới nhận ra nó rất trơn và có chỗ dựng đứng. Không đi nổi. Thay vì leo xuống đi theo suối tôi lại leo ngược lên bờ dốc. Lúc đầu chỉ muốn đi vòng một lúc để tránh khúc trơn trượt nằm phía dưới. Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, đi lên khá xa mà không có cách đi ngang. Hay là đi thẳng lên may ra có đường mòn chính thức chăng. Mò mẫm từng bước lên thêm một đoạn thì hoàn toàn bế tắc. Không có cây nhỏ mà toàn cây lớn; mà cây lớn mọc cách xa nhau, từ cây này không cách nào với tới cây kia để bám. Dưới chân vẫn là những mảnh đá thường là mỏng to nhỏ khác nhau nhưng chỉ bám trên đất ướt trơn trượt. Chiếc gậy vẫn không vô ích nhưng nếu cả hai tay đều có gậy thì tình huống khá hơn nhiều.
Tiến thoái lưỡng nan. Chợt nhớ lại mẩu tin trên báo nói vùng này năm ngoái có 10 vụ xuống mà không lên được nên phải gọi 911 đến cứu. Trong 10 trường hợp này có một trường hợp đi theo nhóm đông chứ không phải chỉ là cá nhân hay cặp đôi. Vừa lo lại vừa cười. Lo vì không biết cách nào để thoát. Cười vì già rồi tính ngông vẫn không chừa!!
Chẳng lẽ la lên để cặp thanh niên dưới suối lên cứu. Xấu hổ!! Đứng một chặp để lấy lại bình tĩnh. Thời gian là một yếu tố tạo thắng lợi phần nhiều là phải nhanh, nhưng ở trường hợp này "nhanh" dễ thất bại.
Đi lên và đi ngang đều không được. Phải tìm cách xuống lại cái đã. Khi bỏ ý định đi thẳng lên để tìm lối mòn chính bên trên, có vẻ như khả năng chú ý và nhận xét tăng lên khi phải tìm cho ra một lối đi ngang hoặc đi xéo xuống khả thi. Khi đi xuống tôi nhận ra có những vết chân trượt té của những người đi trước thiếu may mắn. Có những cây chưa đủ lớn bị bật rễ nằm ngang vì ai đó trong lúc hoảng hốt ôm chầm lấy mong khỏi ngã hay khỏi tuột dốc.
Dò chừng từng bước, từng bước, tuy đôi khi bước kế tiếp phải thật nhanh, nhanh hơn cả tốc độ trượt ngã. Sau chót may mắn và bình tĩnh đưa tôi về lại cái lối mòn của những kẻ "giở hơi", để lại phía sau khúc dựng đứng trơn trượt. Tôi mò về lại thác nước sau hơn ba giờ đồng hồ kể từ lúc khởi hành và trên một lộ trình dài chưa tới 6 km.
Đêm hôm đó chân tay rã rời. Vùng hai bên hông và lưng đau ê ẩm nhưng giấc ngủ thật nhẹ nhàng. Ngày hôm sau tôi bỗng nhận ra khi lên xuống thang đầu gối bên phải không còn đau thốn như suốt mấy tháng nay. Và ngày kế tiếp khi lên xuống thang, tôi không đi mà chạy y như trước kia vậy. Dĩ độc trị độc chăng?
Điền Thảo
Mùa Thanksgiving Canada 2016
Cũng gã con trai chỉ lên và gật đầu. Sau này tôi mới nhớ lại và nhận ra rằng: Nếu đường mòn phía trên dễ đi thì họ đã không lội suối. Người già suy nghĩ chậm; thật không sai chút nào!
Khi leo lên được lối mòn "không chính thức" mới nhận ra nó rất trơn và có chỗ dựng đứng. Không đi nổi. Thay vì leo xuống đi theo suối tôi lại leo ngược lên bờ dốc. Lúc đầu chỉ muốn đi vòng một lúc để tránh khúc trơn trượt nằm phía dưới. Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, đi lên khá xa mà không có cách đi ngang. Hay là đi thẳng lên may ra có đường mòn chính thức chăng. Mò mẫm từng bước lên thêm một đoạn thì hoàn toàn bế tắc. Không có cây nhỏ mà toàn cây lớn; mà cây lớn mọc cách xa nhau, từ cây này không cách nào với tới cây kia để bám. Dưới chân vẫn là những mảnh đá thường là mỏng to nhỏ khác nhau nhưng chỉ bám trên đất ướt trơn trượt. Chiếc gậy vẫn không vô ích nhưng nếu cả hai tay đều có gậy thì tình huống khá hơn nhiều.
Tiến thoái lưỡng nan. Chợt nhớ lại mẩu tin trên báo nói vùng này năm ngoái có 10 vụ xuống mà không lên được nên phải gọi 911 đến cứu. Trong 10 trường hợp này có một trường hợp đi theo nhóm đông chứ không phải chỉ là cá nhân hay cặp đôi. Vừa lo lại vừa cười. Lo vì không biết cách nào để thoát. Cười vì già rồi tính ngông vẫn không chừa!!
Chẳng lẽ la lên để cặp thanh niên dưới suối lên cứu. Xấu hổ!! Đứng một chặp để lấy lại bình tĩnh. Thời gian là một yếu tố tạo thắng lợi phần nhiều là phải nhanh, nhưng ở trường hợp này "nhanh" dễ thất bại.
Đi lên và đi ngang đều không được. Phải tìm cách xuống lại cái đã. Khi bỏ ý định đi thẳng lên để tìm lối mòn chính bên trên, có vẻ như khả năng chú ý và nhận xét tăng lên khi phải tìm cho ra một lối đi ngang hoặc đi xéo xuống khả thi. Khi đi xuống tôi nhận ra có những vết chân trượt té của những người đi trước thiếu may mắn. Có những cây chưa đủ lớn bị bật rễ nằm ngang vì ai đó trong lúc hoảng hốt ôm chầm lấy mong khỏi ngã hay khỏi tuột dốc.
Dò chừng từng bước, từng bước, tuy đôi khi bước kế tiếp phải thật nhanh, nhanh hơn cả tốc độ trượt ngã. Sau chót may mắn và bình tĩnh đưa tôi về lại cái lối mòn của những kẻ "giở hơi", để lại phía sau khúc dựng đứng trơn trượt. Tôi mò về lại thác nước sau hơn ba giờ đồng hồ kể từ lúc khởi hành và trên một lộ trình dài chưa tới 6 km.
Đêm hôm đó chân tay rã rời. Vùng hai bên hông và lưng đau ê ẩm nhưng giấc ngủ thật nhẹ nhàng. Ngày hôm sau tôi bỗng nhận ra khi lên xuống thang đầu gối bên phải không còn đau thốn như suốt mấy tháng nay. Và ngày kế tiếp khi lên xuống thang, tôi không đi mà chạy y như trước kia vậy. Dĩ độc trị độc chăng?
Điền Thảo
Mùa Thanksgiving Canada 2016
Lối mòn nhiều đoạn khá hẹp, nhưng mới đúng nghĩa dã hành
Suối do nước từ thác Albion cung cấp
Xoi mòn tạo ra Vách Niagara Escarpment
Hình ảnh: Tác giả chụp trong chuyến đi.
Người dân miền Trung còn gì?
Theo Blog Kỳ Duyên
Những tấm hình người dân đứng trên nóc nhà, bơi trong dòng nước lũ đục ngầu, tôi thấy có người vẫn cười. Có phải vì đã quá quen? Có phải vì bất lực mà cười trừ? Hay đó là những nụ cười trong cay đắng?
Tôi chưa tìm thấy thông tin nhà máy thuỷ điện Hố Hô đóng góp vào ngân sách Hà Tĩnh mỗi năm bao nhiêu tiền. Nhưng tôi biết, một túi nước 38 triệu khối treo lơ lửng ở độ cao 72m là mối đe doạ khủng khiếp với người dân Hà Tĩnh, Quảng Bình mỗi mùa mưa đến. Năm 2010, thuỷ điện Hố Hô đã khiến 20.000 hộ dân Hà Tĩnh phải sơ tán khẩn cấp. Nay, họ lại xả lũ khiến hơn 24.000 hộ dân rơi vào cảnh ngập lụt.
Formosa đã cướp mất sinh kế trên biển của người dân Hà Tĩnh, Quảng Bình. Người dân xứ ấy bây giờ sống bám vào ruộng vườn, trâu bò, heo gà… Nhưng, hồ Bộc Nguyên xả lũ với lưu lượng đến 200 m3/giây, hồ thượng Sông Trí xả lưu lượng 100m3/giây, nhà máy thủy điện Hố Hô xả lũ với lưu lượng 500-1.800m3/giây. Những bám víu cuối cùng của người dân đã bị cuốn trôi theo dòng nước lũ.
Ở Hà Tĩnh, 99.000 con gia cầm, 2.000 con trâu, bò, heo bị chết và cuốn trôi… Ở Quảng Bình, 43.000 con gia cầm bị chết và cuốn trôi, 270ha diện tích nuôi trồng thủy sản chuẩn bị thu hoạch bị lũ cuốn, hàng chục tàu thuyền bị chìm, lật úp và trôi ra biển…
Những người dân miền Trung bây giờ còn lại thứ gì? Còn lại mạng sống ư? Còn sống là còn hi vọng ư? Ở Thôn 6, xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, có một người đàn ông tên Trần Văn Trung. Anh Trung sinh năm 1985, hơn tôi một tuổi. Lũ bất ngờ ập về, anh giúp hàng xóm di dời tài sản và bị sẩy chân ngã xuống dòng lũ dữ. Bây giờ thì thi thể anh đã được tìm thấy. Anh Trung mất rồi.
Có 20 người đã chết và mất tích vì mưa lũ ở Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Đập thuỷ điện đã xả lũ từ đêm qua khiến người dân không kịp trở tay. Nhưng, đến tận 3 giờ chiều nay, Bộ Công thương mới có công điện, trong đó chỉ đạo các chủ hồ đập thuỷ điện phải vận hành đúng quy trình được phê duyệt và thường xuyên thông báo cho các địa phương vùng hạ du.
Cũng phải thôi. Trâu bò heo gà là của dân. Nhưng thuỷ điện lại là của họ.
Tôi chưa tìm thấy thông tin nhà máy thuỷ điện Hố Hô đóng góp vào ngân sách Hà Tĩnh mỗi năm bao nhiêu tiền. Nhưng tôi biết, một túi nước 38 triệu khối treo lơ lửng ở độ cao 72m là mối đe doạ khủng khiếp với người dân Hà Tĩnh, Quảng Bình mỗi mùa mưa đến. Năm 2010, thuỷ điện Hố Hô đã khiến 20.000 hộ dân Hà Tĩnh phải sơ tán khẩn cấp. Nay, họ lại xả lũ khiến hơn 24.000 hộ dân rơi vào cảnh ngập lụt.
Formosa đã cướp mất sinh kế trên biển của người dân Hà Tĩnh, Quảng Bình. Người dân xứ ấy bây giờ sống bám vào ruộng vườn, trâu bò, heo gà… Nhưng, hồ Bộc Nguyên xả lũ với lưu lượng đến 200 m3/giây, hồ thượng Sông Trí xả lưu lượng 100m3/giây, nhà máy thủy điện Hố Hô xả lũ với lưu lượng 500-1.800m3/giây. Những bám víu cuối cùng của người dân đã bị cuốn trôi theo dòng nước lũ.
Ở Hà Tĩnh, 99.000 con gia cầm, 2.000 con trâu, bò, heo bị chết và cuốn trôi… Ở Quảng Bình, 43.000 con gia cầm bị chết và cuốn trôi, 270ha diện tích nuôi trồng thủy sản chuẩn bị thu hoạch bị lũ cuốn, hàng chục tàu thuyền bị chìm, lật úp và trôi ra biển…
Những người dân miền Trung bây giờ còn lại thứ gì? Còn lại mạng sống ư? Còn sống là còn hi vọng ư? Ở Thôn 6, xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, có một người đàn ông tên Trần Văn Trung. Anh Trung sinh năm 1985, hơn tôi một tuổi. Lũ bất ngờ ập về, anh giúp hàng xóm di dời tài sản và bị sẩy chân ngã xuống dòng lũ dữ. Bây giờ thì thi thể anh đã được tìm thấy. Anh Trung mất rồi.
Có 20 người đã chết và mất tích vì mưa lũ ở Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Đập thuỷ điện đã xả lũ từ đêm qua khiến người dân không kịp trở tay. Nhưng, đến tận 3 giờ chiều nay, Bộ Công thương mới có công điện, trong đó chỉ đạo các chủ hồ đập thuỷ điện phải vận hành đúng quy trình được phê duyệt và thường xuyên thông báo cho các địa phương vùng hạ du.
Cũng phải thôi. Trâu bò heo gà là của dân. Nhưng thuỷ điện lại là của họ.
16 October 2016
Một tài liệu lịch sử của Việt Nam:
DIỄN VĂN CỦA TT NGÔ ĐÌNH DIỆM
TRƯỚC LƯỠNG VIỆN QUỐC HỘI HOA-KỲ
NGÀY 9/5/1957
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày ra đời Hiến Pháp VNCH 26/10/1956 - 26/10/2016 và cũng là Quốc Khánh chính danh của VNCH, Quốc Hội California vừa ban hành Nghị Quyết SCR-165 công nhận "Tháng Mười" hằng năm là "Republic of Vietnam Month" để vinh danh những người đã hy sinh trong cuộc chiến chống Cộng Sản xâm lược bảo vệ Tự Do, Dân Chủ; trong đó có hơn 58,000 chiến binh Mỹ và Đồng Minh, hàng trăm ngàn chiến sĩ quân dân cán chính VNCH cùng hàng triệu đồng bào bỏ mình trong cuộc chiến đó và trên đường vượt biên, vượt biển sau 30/4/1975. Trong số những hy sinh "vị quốc vong thân" đó, tuyệt đối không thể không vinh danh người đã khai sinh ra nền Cộng Hòa mà Hiến Pháp này là nền tảng pháp lí căn bản.
Tổng Thống Ngô Đình Diệm là vị lãnh tụ Việt Nam duy nhất trong lịch sử nước nhà được mời đọc diễn văn trước lưỡng viện Quốc Hội Hoa-kỳ. Vinh dự cao quí này chỉ được dành cho các quân vương, quốc trưởng, tổng thống và thủ tướng các quốc gia đồng minh quan trọng và các lãnh tụ có tầm vóc quốc tế trong lịch sử cận đại. Hơn thế nữa, ông còn được TT. Dwight Eisenhower - một danh tướng lẫy lừng thời thế chiến II - đích thân đón tiếp tại phi trường và đưa đến Quốc Hội Mỹ để trực tiếp nghe đọc. Hôm đó là ngày 9 tháng 5 năm 1957. Tất cả các nhà dân cử của hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ Mỹ ở thượng viện và hạ viện Hoa-kỳ đều vỗ tay tán thưởng nhiều lần và đồng loạt đứng dậy vỗ tay hoan nghinh sau bài diễn văn - đã được lưu trữ trong Thư Viện Quốc Hội Mỹ với tựa đề "Address of his Excellency Ngo Dinh Diem, President of the Republic of Vietnam, in a joint meeting of the two Houses of the U.S. Congress May 9, 1957" (pp.6699-6700) - và có nội dung (nguyên văn Anh ngữ để tiện cho thế hệ 2, 3 ... VNCH hiểu) như sau:
TRƯỚC LƯỠNG VIỆN QUỐC HỘI HOA-KỲ
NGÀY 9/5/1957
HÀ BẮC
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày ra đời Hiến Pháp VNCH 26/10/1956 - 26/10/2016 và cũng là Quốc Khánh chính danh của VNCH, Quốc Hội California vừa ban hành Nghị Quyết SCR-165 công nhận "Tháng Mười" hằng năm là "Republic of Vietnam Month" để vinh danh những người đã hy sinh trong cuộc chiến chống Cộng Sản xâm lược bảo vệ Tự Do, Dân Chủ; trong đó có hơn 58,000 chiến binh Mỹ và Đồng Minh, hàng trăm ngàn chiến sĩ quân dân cán chính VNCH cùng hàng triệu đồng bào bỏ mình trong cuộc chiến đó và trên đường vượt biên, vượt biển sau 30/4/1975. Trong số những hy sinh "vị quốc vong thân" đó, tuyệt đối không thể không vinh danh người đã khai sinh ra nền Cộng Hòa mà Hiến Pháp này là nền tảng pháp lí căn bản.
Tổng Thống Ngô Đình Diệm là vị lãnh tụ Việt Nam duy nhất trong lịch sử nước nhà được mời đọc diễn văn trước lưỡng viện Quốc Hội Hoa-kỳ. Vinh dự cao quí này chỉ được dành cho các quân vương, quốc trưởng, tổng thống và thủ tướng các quốc gia đồng minh quan trọng và các lãnh tụ có tầm vóc quốc tế trong lịch sử cận đại. Hơn thế nữa, ông còn được TT. Dwight Eisenhower - một danh tướng lẫy lừng thời thế chiến II - đích thân đón tiếp tại phi trường và đưa đến Quốc Hội Mỹ để trực tiếp nghe đọc. Hôm đó là ngày 9 tháng 5 năm 1957. Tất cả các nhà dân cử của hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ Mỹ ở thượng viện và hạ viện Hoa-kỳ đều vỗ tay tán thưởng nhiều lần và đồng loạt đứng dậy vỗ tay hoan nghinh sau bài diễn văn - đã được lưu trữ trong Thư Viện Quốc Hội Mỹ với tựa đề "Address of his Excellency Ngo Dinh Diem, President of the Republic of Vietnam, in a joint meeting of the two Houses of the U.S. Congress May 9, 1957" (pp.6699-6700) - và có nội dung (nguyên văn Anh ngữ để tiện cho thế hệ 2, 3 ... VNCH hiểu) như sau:
15 October 2016
CHIA BUỒN
Đuợc tin buồn
Đồng Môn PHẠM VĂN SƠN
Vừa mệnh chung ngày 12 tháng 10 năm 2016
Đồng Môn PHẠM VĂN SƠN
Vừa mệnh chung ngày 12 tháng 10 năm 2016
tại Orange County, Nam California
hưởng thọ 76 tuổi.
Xin chân thành chia buồn cùng Chị Phạm Văn Sơn Và Các Cháu,
Nguyện cầu Hương Linh Đồng Môn Phạm Văn Sơn sớm về Cõi Vĩnh Hằng.
Đồng môn Khóa 8 Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Sàigòn.
Tin buồn
Xin thông báo cùng quý đồng môn
Ông PHẠM VĂN SƠN
Cựu sinh viên Ban Đốc sự khóa 8
Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, VNCH
Vừa từ trần ngày 12 tháng 10 năm 2016
tại Orange County, California
Hưởng thọ 76 tuổi
(Nguồn: Hội Nam California)
**
Ông NGUYỄN HỮU KẾ
Pháp Danh Thanh An
Cựu sinh viên Ban Đốc sự khóa 7
Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, VNCH
Vừa từ trần ngày 5 tháng 10 năm 2016 tại Virginia
Hưởng thọ 80 tuổi
(Nguồn: Hội Nam California)
**
14 October 2016
Để suy gẫm
Những sự việc tốt đẹp nhất trên đời này không thấy được, cũng không nghe được
mà phải cảm nhận bằng trái tim. (Helen Keller)
12 October 2016
Vài điều về già không nên làm
1-Lúc về già mình sẽ tuyệt đối không được chủ quan nghĩ rằng còn khoẻ, còn sung sức để nghĩ và làm những việc như hồi thanh niên.
Lúc về già mình sẽ không tham gia hội đoàn hay bất cứ công việc gì liên quan đến chính quyền. Không phải mình thiếu trách nhiệm, chỉ đơn giản vì thời điểm đó sức khỏe, trí tuệ xuống dốc rồi, tụi trẻ nó làm giỏi hơn. Đầu hai thứ tóc đi tranh việc với một đứa nó làm tốt hơn mình là sao?
2-Lúc về già mình sẽ không bao giờ đến cơ quan cũ nếu như chưa nhận được một lời mời trân trọng, vào những dịp đặc biệt...
Nếu đến mình cũng chỉ cúi đầu lễ phép chào lớp trẻ rồi chuyện phiếm với đồng niên, đồng nghiệp. Mình phải tự dặn mình rằng có nói gì chúng cũng chẳng nghe, vì mọi điều mình nói đã lỗi thời, cho dù bên dưới chúng chăm chú nhìn, đầu gật gật, rồi vỗ tay rất dài. Và dĩ nhiên chúng nó có báo cáo báo cò mình cũng chẳng nên quan tâm, tò mò tìm hiểu, vì đã lâu mình không cập nhật hay update, đâu còn hiểu được thời thế.
3-Lúc về già mình sẽ không sống chung với bất cứ đứa nào, chỉ sống với…vợ. Nếu cứ thương con cái, sống với chúng nó thể nào cũng đến lúc mình ở trọ trong chính ngôi nhà của mình. Con không có tiền mua nhà thì thuê, không đủ tiền thuê mình hỗ trợ, quyết không ở chung, trai gái dâu rể gì cũng vậy hết, một tuần đến thăm nhau 1 lần vào ngày cuối tuần là đủ.
4-Lúc về già… rất già, mình sẽ phải đặt chỗ ở một trung tâm dưỡng lão nào đó. Tiền ít ở chỗ xoàng, tiền nhiều ở chỗ tươm. Chọn trung tâm có chăm sóc y tế tốt để không bắt con cháu phục dịch lúc yếu đau. Chúng nó còn phải đi làm. Lúc đi về phía bên kia mặt trời cũng tại trung tâm luôn. Con cháu chỉ cần đến nhà tang lễ làm thủ tục theo nghi thức, không khóc cũng không sao, vui càng tốt. Chẳng có lý do gì để khóc. Đó là quy luật của tạo hoá. Bất cứ cái gì tồn tại nguyên vẹn lâu quá chỉ tổ làm cho xã hội trì trệ.
5-Lúc về già mình sẽ chỉ nói hai chữ “ngày xưa” (đúng hơn là những câu chuyện hoài niệm) với bạn đồng niên, tuyệt đối không nói với lũ trẻ, vì chúng sẽ cho mình bị dở hơi. Với tụi trẻ chỉ nói “ngày mai” và chỉ trả lời khi chúng hỏi. Kinh nghiệm và vốn sống (mà nhiều người cho là báu vật) đối với mình khi đó chỉ để chiêm nghiệm. Cùng lắm là biến nó thành những câu chuyện trào phúng để tự cười cợt mình, cũng chẳng làm ai bực mình. (NT lượm lặt)
Subscribe to:
Posts (Atom)
Tùy bút
H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...
-
Đỗ Trung, tác giả bài viết chính là phu nhân của Đồng môn Huynh trưởng Nguyễn Đắc Điều, ĐS Khoá 6, Học viện QGHC Sài Gòn ** Đỗ Trung Dung V...
-
TTR: Dưới đầu đề trên, tác giả Nguyễn Đắc Điều, một viên chức hành chánh kỳ cựu của VNCH, kể về những chặng ngược xuôi trên con đường thi h...
-
Đỗ Tiến Đức Sept.,5-2022 Rock Springs-Wyoming Hôm nay chúng ta đến đây để tiễn đưa một người bạn mà chúng ta yêu mến rời bỏ chúng ta về miền...