14 June 2017

Thứ trưởng Bộ Văn hóa vừa nhổ ra, liền liếm vào

Vietnam – Cali Today news – Từ câu chuyện “cơm không lành, canh không ngọt” giữa nội bộ lãnh đạo chính quyền thành phố Đà Nẵng đã lôi ra cả một nhóm tham nhũng mà trong nước gọi là “nhóm lợi ích”. “Nhóm lợi ích” này đã kết hợp với một số lãnh đạo Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch cho doanh nghiệp sân sau của mình tàn phá bán đảo Sơn Trà để xây các khu resort. Trước tình hình đó, một số người đã lên tiếng phản đối, trong số đó có ông Huỳnh Tấn Vinh-Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng. Ông này đề nghị phải giữ nguyên hiện trạng, không xây mới các cơ sở lưu trú ở Sơn Trà. Thấy những phát ngôn trên đụng đến quyền lợi, ông Huỳnh Vĩnh Ái-Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch liền có văn bản yêu cầu Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng phải kỷ luật ông Huỳnh Vĩnh Ái vì những phát ngôn trên. Tuy nhiên, văn bản chỉ mới được đưa ra chưa đầy 24 giờ đồng hồ liền gặp phải sự phản đối kịch liệt của dư luận. Ngay lập tức, cũng chính ông Huỳnh Vĩnh Ái ra văn bản thu hồi yêu cầu kỷ luật ông Huỳnh Tấn Vinh. Việc làm này của ông Ái chẳng khác nào khạc ra, rồi lại tự liếm vào.


Ông Huỳnh Vĩnh Ái, Thứ trưởng Bộ Văn hóa,
người vừa ra văn bản yêu cầu kỷ luật
ông Huỳnh Tấn Vinh liền ra văn bản thu hồi.
Ảnh: Tuổi Trẻ
Việc ông Huỳnh Vĩnh Ái vội vàng ra văn bản yêu cầu kỷ luật ông Huỳnh Vĩnh Tân diễn ra trong bối cảnh trước đó vài ngày, ông Vũ Đức Đam-phó Thủ tướng Chính phủ CSVN đã có buổi điền dã, đến tận bán đảo Sơn Trà để mục sở thị. Và để làm dịu dư luận, ông Đam đã đồng tình với việc giữ nguyên hiện trạng bán đảo Sơn Trà, không xây dựng thêm các cơ sở lưu trú làm ảnh hưởng đến môi sinh, tác động đến nơi sinh tồn của loài voọc trà và sinh sống ở đây.

Chiều ngày 5/6, trả lời báo chí ông Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái thừa nhận rằng mình đã chưa hiểu đúng ý kiến chỉ đạo của ông Vũ Đức Đam. Cùng với đó, ông đã nhận trách nhiệm trước ông Đam, xin lỗi ông Huỳnh Vĩnh Tân và công luận.


Từ một nguồn tin mà chúng tôi nhận được có độ tin cậy khá cao cho biết rằng, ông Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái đang đứng trước nguy cơ bị mất chức sau khi ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đi công du Nhật Bản trở về. Trước đó, cũng chính ông Phúc đã gọi điện thoại trực tiếp cho Nguyễn Ngọc Thiện-Bộ trưởng Văn hóa-Thể thao và Du lịch để yêu cầu điều chuyển ông Nguyễn Đăng CHương-Cục trưởng Nghệ thuật biểu diễn vì đã có những lùm xùm quanh việc cấm phổ biến 5 bản nhạc vàng, trong đó có bài “Con đường xưa em đi” rất phổ biến từ trong nước ra hải ngoại.

Có một điều khiến nhiều người thắc mắc, vì sao Sơn Trà lại được lãnh đạo đảng CSVN quan tâm nhiều đến vậy? Đến tận cả một phó Thủ tướng đến tận Sơn Trà để thị sát, sau đó có những chỉ thị riêng mà đến nay chưa được công bố. Điều đơn giản vì Sơn Trà không phải chỉ là chuyện của người dân Đà Nẵng, mà còn là của cả Việt Nam. Không phải chỉ người dân Đà Nẵng đấu tranh chống lại bọn tham nhũng, những “nhóm lợi ích” đang tận diệt môi trường để kiếc chác, mà người dân trong nước đồng lòng chống lại bọn bán môi trường để kiếm lợi.

Một góc bán đảo Sơn Trà bị đào xới
để xây các biệt thự trái phép. Ảnh: Soha
Điều này xuất phát từ việc môi trường Việt Nam đang bị hủy hoại nghiêm trọng, từ Bắc chí Nam, từ Cao nguyên xuống duyên hải, đâu đâu cũng bị “nhóm lợi ích” tận diệt. Trên Cao nguyên, những dự án bauxite thua lỗ trầm trọng và môi trường đang gào thét. Hàng triệu hecta rừng đã bị chính quyền CSVN tận diệt từ sau năm 1975. Cho đến nay, cứ mỗi mùa mưa đến lũ lụt càng kinh hoàng hơn. Chưa hết, hàng trăm công trình thủy điện mà người dân dưới vùng hạ lưu coi như những quả bom nước, hàng ngày vẫn đang treo lơ lững trên đầu họ. Ngày 24/5, Nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ xả nước mà không thông báo trước, với lưu lượng lên đến 360m3/s đã cuốn trôi 4 học sinh lớp 6 khi đang vui đùa dưới suối, không kịp lên bờ.

Phải nói rằng, việc người dân cả nước hướng về việc gìn giữ bán đảo Sơn Trà, vì dường như họ đã tuyệt vọng trước việc chính quyền CSVN kiên quyết bảo vệ Tập đoàn Gang thép Formosa, bất chấp doanh nghiệp này vào tháng 4/2016 đã xả thải hủy hoại môi trường biển. Những thiệt hại đó cho đến nay vẫn chưa được phục hồi, hàng ngàn người dân miền Trung lũ lượt kéo nhau đi qua Lào, Thái Lan, Mã Lai Á…để kiếm sống, vì không thể sinh tồn ngay trên vùng đất của mình.

Do đó, để làm dịu bầu không khí căng thẳng, chính quyền CSVN liền “nhường” trận địa Sơn Trà cho người dân. Có thể sắp tới đây một số lãnh đạo sẽ bị kỷ luật, bị điều chuyển và Sơn Trà được giữ nguyên hiện trạng. Tất cả những thứ đó chỉ là nhằm xoa dịu dư luận, phần nào cho dân chúng thấy rằng, CSVN vẫn biết gìn giữ môi sinh, bảo vệ môi trường chứ không phải tận diệt như những gì mà người dân đang chứng kiến.

Nguoi Quan Sat

No comments:

Post a Comment

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...