13 January 2011

Một vết đen

Thụy Điển là một quốc gia kiên nhẫn … đáng sợ!

Còi báo động về sự bất lương thiện của công dân Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, rồi nay là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đáng lẽ phải đưọc …hụ vang từ đầu thập niên 1970, chứ không cần phải đợi đến 40 năm sau đó.

Câu chuyện như thế này:

Trước 1975, Thụy Điển có quan hệ ngoại giao với cả hai miền. Năm 1969, chính phủ nước này quyết định viện trợ cho miền Bắc một nhà máy giấy trị giá 1 triệu dô la Mỹ (số tiền rất lớn khi so với tri giá xuất cảng của toàn miền Nam khoảng 20 triệu đô la), tên là Nhà Máy Giấy Bãi Bằng, tỉnh Vĩnh Phú (Phú Thọ). Khi hoàn tất nó sẽ là nhà máy giấy lớn nhất Đông Nam Á. Trong quá trình xây cất, bộ phận thi công của Thụy Điển phát giác ra thỉnh thoảng họ bị mất đi một ít bộ phận nhỏ (có khi chỉ mươi cái bù lon), nhưng cũng đủ làm cho việc lắp ráp khựng lại, phải chờ bên Thụy Điển gửi sang thay thế, khiến nhà máy hoàn thành chậm hơn dự trù sơ sơ … một năm. Mất mát không phải do biệt kích miền Nam đưa ra phá hoại, hay phi cơ Hoa Kỳ oanh tạc, mà là do công nhân Việt Nam DCCH …ăn cắp để bán sắt vụn!

Trong khi nhà máy được thi công, thì công việc trồng cây bạch đàn cũng được xúc tiến, để khi nhà máy lắp ráp xong thì có nguyên liệu cho nhà máy họat động ngay.

Chuyện gì xảy ra? Đến mùa mưa là mùa trồng cây bạch đàn, thì một số lớn công nhân bỏ trốn về quê cấy cày, trồng rau cải … cải thiện, thay vì ở lại trồng cây bạch đàn! Do đó, khi nhà máy xây xong, tuy trễ như thế, vẫn không có đủ nguyên liệu, khiến nhà máy hoạt động chưa đến 50% công suất.

Sự kiện đồ phụ tùng bị ăn cắp nói trên khiến cho việc hoàn thành nhà máy bị chậm lại, đã được đưa ra Quốc Hội Thuỵ Điển mổ xẻ, làm khổ Hành Pháp Thuỵ Điển không ít.

Trên đây là những gì tôi còn nhớ lại về Nhà Máy Giấy Bãi Bằng từ một chương trong một quyển sách do một tác giả người Nhật viết bằng tiếng Anh, xuất bản vào đầu thập niên 1980, mà tôi mượn đọc vội vàng trong vài ba giờ đồng hồ hồi khoảng 1988-89, gần 10 năm sau khi tù "cải tạo" về. Tôi vẫn nhớ tác giả còn viết đâu đó trong quyển sách rằng, công suất của kỹ sư ngoài Bắc kém hẳn công suất của kỹ sư trong Nam (hình như của Nhà Máy Xi Măng Hà Tiên).

Hy vọng trí nhớ của tôi không sai nhiều lắm về vụ việc trên, có liên quan đến VN và Thụy Điển.

Lê Văn Bỉnh
Virginia 13/01/2011

No comments:

Post a Comment

Yêu cũng đáng ngại thật... Ai bỏ đi trước sẽ chết!

- Bức tranh "Ai bỏ đi trước sẽ chết" "Một bức tranh với giá trị nhân văn sâu sắc, ngay cả khi cô gái nói rằng nếu chàng trai ...