30 June 2017

Có một cuộc khủng hoảng mới giữa Trung Quốc và Việt Nam đang nhen nhóm ở Biển Đông?

Cuộc Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam – Trung Quốc lần thứ tư được dự trù từ lâu diễn ra trong năm nay đã bất ngờ bị hủy bỏ, theo báo cáo là do Trung Quốc không hài lòng khi Việt Nam khôi phục các hoạt động thăm dò dầu khí ở Biển Đông. Không bên nào chính thức xác nhận điều này. Bài báo này xem xét các thông tin công khai và riêng tư được cung cấp cho The Diplomat.

Ngày 12 tháng 6, Trung Quốc tuyên bố rằng Thượng tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, đã rời Bắc Kinh đến thăm Tây Ban Nha, Phần Lan và Việt Nam. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc cho biết tướng Phạm Trường Long “cũng sẽ tham dự cuộc họp biên giới cấp cao lần thứ tư giữa quân đội Trung Quốc và Việt Nam” trong chuyến thăm Hà Nội của ông.

Phái đoàn "Dân biểu" CSVN sẽ không được chính thức tiếp đón tại Quốc Hội California


Lời nói cuối cùng của Mẹ Nấm trong phiên xử.


Cái gọi là Tòa án Nhân dân Việt Nam tỉnh Khánh Hòa đã tuyên xử 10 năm tù cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tức blogger Mẹ Nấm.

Theo ông Võ An Đôn, luật sư biện hộ cho Mẹ Nấm, thì gia đình bà Quỳnh và nhiều người đã biết trước từ cách đây hai tuần bản án sẽ là 10 năm tù.

Ông nói với BBC: "Những vụ án có liên quan đến an ninh quốc gia thì luật sư có cũng như không. Chỉ nói mà chẳng ai nghe hết".

Sau đây là lời nói cuối cùng của Mẹ Nấm, nạn nhân của guồng máy bảo vệ Đảng Cộng Sản:
"Con xin cảm ơn mẹ và các con, các luật sư đã cố gắng bảo vệ cho tôi. Mỗi người chỉ có một cuộc đời nhưng dù được làm lại con vẫn sẽ làm như vậy và con tin mẹ và các con sẽ không bao giờ phải hối hận mà sẽ tự hào vì con. Tôi mong muốn xây dựng một xã hội và đất nước tốt đẹp. Một quốc gia chỉ tự cường khi nó luôn gắn liền với nền tảng một xã hội mà người dân có tự do và hạnh phúc. Người dân chỉ có tự do và hạnh phúc khi có tự do ngôn luận và quyền tự do biểu đạt những điều mình mong muốn. Tôi mong rằng mọi người sẽ lên tiếng và đấu tranh, vượt qua nỗi sợ hãi của chính bản thân mình để xây dựng một đất nước tươi đẹp hơn." (Theo FB của LS Luân Lê).
Ảnh : Báo Người Lao Động.

29 June 2017

Cười tí tỉnh

 





Có ngày tôi sẽ chết,
người ta bảo như vậy.
Thế nên tôi sống ban đêm.!
(Phan A. lượm lặt) 

27 June 2017

Hà Nội thuận cho thuê Cam Ranh ?

Bùi Anh Trinh

Đã có thương thảo ngầm trước chuyến đi

Ngày 4/6/2017 VOA đưa ra bài viết của Reuters xác nhận đã có thương thảo riêng giữa CVSN và ông Trump ngay sau khi ông Trump đắc cử.  Lý do khiến cho CSVN phải móc nối sớm như vậy là vì Trump tuyên bố sẽ hủy kế hoạch TPP;  mà đối với CSVN thì đó là một bi kịch :

“Đi đầu trong việc dàn xếp liên hệ là đại sứ của Việt Nam tại Washington, ông Phạm Quang Vinh … Ông Vinh cũng có vai trò quan trọng liên quan đến Hiệp định Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhưng ông Trump đã từ bỏ hiệp định này – một bi kịch đối với Việt Nam”.

26 June 2017

Đọc lại một đoạn trong một bài viết của Vũ Ngự Chiêu

"Dù không thể tháp tùng chúng tôi về nước, Mẹ tôi cũng đáp máy bay từ San Jose qua Houston sống với chúng tôi ít ngày. Tám mươi bảy tuổi, Mẹ nhiều hơn một lần sắm sẵn áo tang, khăn sô đi tìm mộ chồng, rồi thăm nuôi anh cả tôi, anh Tr., tại những vùng ma thiêng nước độc của thượng du Bắc Việt. Mẹ là một trong hàng triệu phụ nữ Việt Nam tiêu biểu trong thời buổi loạn ly, người hành hạ người, bắn giết, mổ bụng khoét mắt người với đầy đủ sự sảng khoái, kiêu hãnh và sủng kính nhờ những bàn tay phù phép ngoại lai. (Mới đây, ngày 6/1/2016, Mẹ đã vĩnh biệt cuộc đời và chúng tôi, ở tuổi 99, tại Los Angeles. Tang lễ cử hành tại Houston ngày 16/1/2016, lúc nhập quan, Mẹ vẫn tươi tắn như trong giấc ngủ. Hiền hậu và thương chồng, thương năm con hơn cả thân mình. Nước mắt ứa ra, lăn chậm trên gò má, phần vì thương kính và tri ơn, phần tự hào biết công dưỡng dục của Mẹ Cha đã giúp chúng tôi vượt qua bao thăng trầm, sống như một Người. Như câu di huấn của ông Nội đã truyền lại cho Cha, lúc đang bị đầy ải, lăng nhục ở những trại “cải tạo” Lang Hít, Bắc Kạn, là Ông “không buồn vì thiếu vài cây gậy chống sau quan tài—mà chỉ ngại các con cháu không đủ làm Người.” Ngày Cha từ biệt cõi đời, cả hai cây gậy theo sau quan tài đều vắng thiếu. Anh Tr., trong một trại “cải tạo” đất Bắc; và tôi, lưu vong quê người, miệt mài tìm đến những văn khố, thư viện để viết cho xong một bộ sử hầu như còn bỏ ngỏ)"
**

VIẾT TỪ CHÂN ĐỀN HÙNG
Vũ Ngự Chiêu

Từ California trở lại Houston, chiều Chủ Nhật, 14/11/2004, chúng tôi tổ chức một buổi họp mặt bỏ túi anh chị em tại tư gia, mừng sớm Lễ Tạ Ơn [Thanksgiving] thứ 30. Trong những lễ hội của Mỹ, tôi vẫn nghĩ Lễ Tạ Ơn quan trọng nhất, vượt trên ranh giới và phạm trù tôn giáo. Gà Tây cùng thực phẩm và hoa quả chỉ có tính cách biểu trưng. Tinh túy là sự tri ân đất nước mới, quê hương mới, và cuộc đời mới. Từ mùa Xuân buồn thảm 1975, Liên bang Mỹ đã trở thành quê hương mới của tôi, nơi dung chứa và ban phát cho tôi một cuộc sống thanh bình, tự do. Những đoá hoa tuyết đầu mùa mờ trắng bầu trời Eau Claire [Nước Trong] của bang Wisconsin vào giữa tháng 8/1975. Những săn đón, trân quí của vợ chồng Bruce Taylor, người không ngừng an ủi tôi rằng chỉ có những kẻ cầm bút chân chính, những nhà phù thủy chữ nghĩa, mới biết thương yêu lẫn nhau, trong một nghiệp dĩ nghiệt ngã, rút ruột nhả tơ. Những ly Irish coffee [cà-phê Ái Nhĩ Lan] lung linh ánh lửa lò sưởi, khi nhiệt độ hạ xuống mức âm số. Rồi sáu năm dài Madison, thủ đô Wisconsin. Hàng năm, Lễ Tạ Ơn luôn được mừng đón với xúc động tràn đầy, trong niềm thương mến và đùm bọc, ân cần của bao thày bạn. Những Richard D Coy, John R W Smail, Daniel F Doeppers, Gary Penanen, Duane Fischer, v.. v… Thời gian thoáng bay mau. Dòng sống đưa đẩy tôi xuống định cư tại Houston, Texas, chuyển qua luật học. Coy và Smail, Penanen, Fischer, đã ra đi, những mất mát lớn, khiến không thể không nghĩ đến những lời hứa chưa hoàn tất với họ—bắc một nhịp cầu tương thông, tương kính giữa hai dân tộc Việt-Mỹ, hàn gắn lại những đau thương dĩ vãng do những lỗi lầm của cả hai phe. Song song và mờ nhạt là những gợi ý, thúc dục của đồng nghiệp và thân hữu như Anatoli Sokolov, một học giả Nga chuyên biệt về Việt Nam. Ý định trở lại Việt Nam cho một chuyến nghiên cứu tại chỗ dần dần nở lớn. Cơ hội mở ra cho tôi là học bổng Fulbright của Bộ Ngoại Giao và chương trình Rockefeller của Trung tâm William Joiner Center tại Đại học Massachusetts, Boston trong niên khoá 2004-2005. Ít nữa thì có một cơ hội để tái khám phá quê cha đất tổ, tăng bổ cho thứ kiến thức ngày một mờ nhạt về người Việt, đất Việt của dĩ vãng.

25 June 2017

6 chiếc bánh thịt nướng đã thành tựu một doanh nhân

Con trai tôi mặc dù lớn lên tại Nhật, nhưng tôi xưa nay vẫn không thực sự hiểu vì sao nhà trường và gia đình ở Nhật lại có mối quan hệ qua lại mật thiết như vậy. Họ đều coi việc giáo dưỡng hàng ngày cũng quan trọng như thành tích học tập.

Mãi cho tới một ngày tôi tham dự buổi họp phụ huynh của con trai tại trường trung học, được nghe thầy hiệu trưởng 80 tuổi kể về câu chuyện thuở ấu thơ của một doanh nhân nổi tiếng, tôi mới giật mình hiểu ra.

Con trai khóc đòi mua bánh thịt nướng

Câu chuyện thầy hiệu trưởng kể ngày hôm đó xảy ra vào sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Nhẹ nhàng, giản dị nhưng sâu sắc, câu chuyện ấy đã giúp chúng tôi thấu hiểu cách giáo dục con cái của gia đình truyền thống tại Nhật Bản như thế nào.

Thầy hiệu trưởng già kể chuyện với chúng tôi bằng giọng nói khàn khàn và đôi khi phải ngừng lại vì những cơn ho nhẹ. Ông nói, kinh tế của Nhật sau Chiến tranh thế giới vô cùng khó khăn, phần lớn các gia đình rơi vào cảnh nghèo túng, bởi vậy mong muốn lớn nhất của mọi người là được no bụng. Trong những ngày ấy, thịt là món vô cùng xa xỉ và chỉ có trên bàn ăn duy nhất vào dịp năm mới.

Nhật Bản sau chiến tranh thế giới:
Ảnh dẫn theo kknews.cc
Câu chuyện của thầy hiệu trưởng diễn ra trong bối cảnh lịch sử ấy. Nó kể về thời thơ ấu của Kadokura Kiyojiro, chủ tịch một công ty tư vấn, một doanh nghiệp nổi tiếng của Nhật Bản mà người Nhật ai ai cũng biết.

Tuy nhiên, nhân vật chính trong câu chuyện không phải Kadokura Kiyojiro, mà là mẹ của ông, người phụ nữ hiền từ, dịu dàng, nhẫn nại nhưng vô cùng lý trí, kiên cường. Bà không chỉ sẵn sàng chịu mọi trách nhiệm mà còn âm thầm hy sinh, không oán không hận đã khiến tất cả những người có mặt tại buổi lễ hôm ấy cảm động sâu sắc.

Mọi người dành cho bà sự ngưỡng mộ, cảm phục vì tất cả những gì bà đã làm và bởi bà chính là hiện thân cho những vẻ đẹp truyền thống cao quý, tốt đẹp đang dần bị mai một trong xã hội hiện đại.

24 June 2017

Nét đẹp Sài gòn


Phụ nữ Sài Gòn những năm 60 rất ưa mua sắm, chưng diện. Họ khéo léo trong việc chọn trang phục với họa tiết nền nã, màu đơn sắc đem đến vẻ thanh lịch mà sang trọng

Nữ sinh trường trung học Marie Curie, Sài Gòn thập niên 70 với chân váy xếp li và áo trắng sành điệu.


Nhiều người đến Sài Gòn lúc ấy đều ngạc nhiên về nét đẹp hiện đại và ăn mặc hợp mốt của quý cô thành thị. Váy suông, bó sát, váy xòe… du nhập vào các đô thị miền Nam những năm 60, 70 và nhanh chóng được phụ nữ đón nhận.

Họ phá cách, hiện đại nhưng vẫn toát lên nét thanh lịch và trẻ trung vốn có. Phụ nữ Sài Gòn xưa đã mang tới những chuẩn mực về vẻ đẹp khó bị mai một theo thời gian, và vẫn là nguồn cảm hứng cho tới tận bây giờ.  

(Thiên An theo Tri Thức Trẻ)

23 June 2017

Dòng Đời & Những Ngày Chiến Nạn

TTR: Có lẽ không có dân tộc và đất nước nào gặp những hoàn cảnh điêu linh như Việt Nam trong thế kỷ vừa qua. Khoảng 4 triệu người đã chết trong cuộc nội chiến khốc liệt và dai dẳng chưa từng có. Lớp người sinh ra trong chiến tranh, lớn lên để chứng kiến quê hương mình rách nát và cho đến bây giờ vẫn không quên được những trải nghiệm thống khổ tột cùng in đậm trong tâm khảm họ. Trong số những người này có tác giả Vũ Minh Ngọc, người đã từng giữ những chức vụ theo sát với những nạn nhân chiến tranh.

Vũ Minh Ngọc tốt nghiệp Học Viện Quốc Gia Hành Chánh ban Đốc sự Khóa 16. Tháng 1/72 nhận chức vụ Phó Quận Trưởng Chơn Thành tỉnh Bình Long. Tháng 3/73: Phó Tinh Trưởng Bình Long. Tháng 4/75: Phó Tỉnh trưởng Tỉnh Long Khánh.

Mới đây tác cho ra đời quyển hồi ký "Dòng Đời & Những Ngày Chiến Nạn", tựa đề sách cũng chính là tựa đề bài viết in trong tập hồi ký, TTR xin trân trọng giới thiệu sau đây.

** 

Tôi sinh ra vào một ngày đầu tháng 6 năm 1947 năm Đinh Hợi tại Hưng Yên. Nghe Mẹ tôi kể lại, lúc đó máy bay Pháp đang truy kích việt minh, và Người phải tản cư, đang chạy trên đê thì chuyển bụng, Bố tôi là công chức Tỉnh, nên bận rộn, may có ông Ngoại tôi giúp đỡ.. Phải chăng vừa mới chào đã lánh cư, chạy loạn đã vận đến cả cuộc đời chiến nạn sau này của tôi?

Năm 1953, vì tình hình an ninh, Bố Mẹ tôi cho gửi tôi lên nhà bà Cô trên đường Quang Trung, Hà Nội, gần hồ Hale (nay gọi là Hồ Gươm), để năm sau, Bố tôi lo được phương tiện vào Nam bằng máy bay, thay vì đi tầu há mồm như mọi người khác.

Hình ảnh VN


TẨU THUỐC XỨ THƯƠNG

Đã từ lâu hình ảnh các già làng ngồi bên bếp lửa, miệng ngậm tẩu thuốc trở thành nét văn hóa đặc sắc vùng cao, họ hút để chống lại không khí lạnh lẽo nơi núi rừng hoang vắng, chống lại sự cô đơn nơi ít người và suy ngẫm về những vui buồn trong cuộc sống. Vì vậy tẩu thuốc trở thành vật dụng gần gũi với đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên.

Tẩu thuốc nhỏ nhắn, xinh xắn do chính tay đồng bào làm ra xuất phát từ hình dáng những chiếc tẩu ở phương Tây... Cách làm tẩu thuốc khá cầu kỳ, mỗi người chọn một miếng gỗ mà họ ưng ý, thường là gỗ trắc hoặc gỗ hương, sau đó tác tẩu thuốc theo sở thích riêng của mình.

Đầu tiên họ cưa gỗ thành hai khúc nhỏ theo kích thước định sẵn, dùng dao nhỏ để tạo hình và tiến hành khoan lỗ, đây là giai đoạn công phu, đòi hỏi sự tỉ mỉ bởi nếu sơ suất sẽ làm hỏng sản phẩm. Ở phần đầu tẩu thuốc được khoét một lỗ có đường kính từ 1 cm đến 1,5 cm để chứa lá thuốc rồi dùng giấy nhám và sáp ong hơ lửa để tạo độ bóng. Sau khi hoàn thành công đoạn chế tác tẩu thuốc, họ sẽ chạm trỗ hoa văn, họa tiết cổ truyền mang nét đặc trưng của vùng.

Tẩu thuốc không chỉ để sử dụng mà còn như một vật trang trí thường được đặt ở tủ trưng bày trong phòng khách gia đình. Do đó người làm ra nó hết sức tỉ mẫn khi thực hiện các công việc rèn, giũa tạo hình dáng đẹp, chuốc đi chuốc lại để chiếc tẩu bóng, nhẵn nhụi. Tẩu thuốc quá nhỏ bé và quen thuộc đến nỗi nhiều người không để ý nhưng nó vô tình trở thành những vật dụng tăng thêm vẻ đẹp đặc trưng...

(Trích theo "Tẩu thuốc trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên" của Nguyễn Mỹ Lệ đăng trên baogialai.com.vn/)

21 June 2017

70 Năm Tưởng Niệm Khái Hưng

Phạm Ngọc Lũy 

Khái Hưng tham gia Tự Lực Văn Đoàn do Nhất Linh thành lập từ 1932, với ba thành viên trụ cột là Nhất Linh, Khái Hưng và Hoàng Đạo. Qua tờ Phong Hóa (1933) và Ngày Nay (1936) họ đã làm một cuộc cách mạng về văn học, mở đầu lối viết văn giản dị truyền bá tư tưởng, khuyến khích sống lý tưởng, nghị lực, tham gia việc xã hội, phá bỏ những cổ tục lỗi thời, gây cao trào làm nhà “ánh sáng” để thoát nghèo, kêu gọi yêu nước, đòi hỏi nhân quyền.

Khái Hưng mất tích sau Tết Đinh Hợi 1947, theo một số tài liệu và nhân chứng, Ông bị Việt Minh thủ tiêu đêm giao thừa 70 năm trước.

**

Khái Hưng sinh năm 1896, tên thật là Trần Khánh Giư. Bút hiệu Khái Hưng là do sự đảo lộn những mẫu tự trong hai chữ Khánh Giư mà ra. Ông sinh tại làng Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương. Năm 1930, Cổ Am bị Pháp ném bom tàn phá để triệt hạ Việt Nam Quốc Dân Đảng. Cụ thân sinh là Trần Mỹ, Tuần Phủ ở Phú Thọ, Khái Hưng là rể cụ Thượng Lê Văn Đính, Tổng Đốc tỉnh Bắc Ninh, quê làng Lịch Diệp, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Em ông là Trần Tiêu, cũng là một nhà văn, tác giả tiểu thuyết “Con Trâu.”

Khái Hưng theo Tây học, học trường trung học Pháp Albert Sarraut, đậu tú tài ban cổ điển ở Hà Nội, dạy học tại trường tư thục Thăng Long và chơi thân với giáo sư Nguyễn Tường Tam thành lập Tự Lực Văn Đoàn với sự cộng tác của các nhà văn, nhà thơ, như Khái Hưng, Thạch Lam Nguyễn Tường Lân, Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu, Thế Lữ Nguyễn Thứ Lễ… đã khai mở một kỷ nguyên mới về văn học. Những cây bút lớp trước như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Nguyễn Bá Trác… bị ảnh hưởng sâu đậm của Hán học, văn thường dùng điển tích, vừa nặng nề, khó hiểu, lại khô khan, nên không có tác động mạnh trong quần chúng. Thêm nữa, ở buổi giao thời, thực dân Pháp đã khuyến khích hút thuốc phiện tự do. Thuốc phiện bán công khai ngoài phố. Con người trở nên yếm thế, văn chương cũng bị ảnh hưởng theo. Giọt Lệ Thu của Tương Phố Đỗ Thị Đàm, Tố Tâm của Song An Hoàng Ngọc Phách, Tuyết Hồng Lệ Sử dịch Hán Văn của Từ Trẩm Á…. ra đời khiến cho bầu không khí sầu thảm lại càng trở nên ngột ngạt.

20 June 2017

Cười tí tỉnh








 

Miếng pizza của tôi bị khét,
Chai bia bị đông đá,
Vợ tôi thì có bầu.

Tắt một điều,
tôi không bao giờ lấy ra đúng lúc!!

(Phan A. lượm lặt)

Đất Chưa Lỗi Thề, thơ


Máy bay Hoa Lục gặp nhiễu động, nhiều hành khách bị thương


(Chủ nhật 18/6) - Chuyến bay MU774 của hãng hàng không China Eastern Airlines gặp nhiễu động mạnh khi đang trên đường từ Paris, Pháp, tới Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, theo BBC.

Các bác sĩ cho hay một số hành khách bị gãy xương, rách da đầu và chấn thương mô mềm vì hành lý đổ xuống hay do va chạm với khoang chứa đồ phía trên.

"Tôi có mặt trên chuyến bay, tôi cứ nghĩ mình không thể sống sót nổi", một hành khách viết trên mạng xã hội Weibo. "Rất nhiều người bị thương và trong số đó, không ít người quên thắt dây bảo hiểm".

Theo hãng thông tấn Xinhua, máy bay phải chịu hai cú rung lắc mạnh và nhiều lần rung lắc nhẹ hơn trong khoảng 10 phút. Hãng China Eastern Airlines sau đó cho biết phi cơ đã hạ cánh an toàn tại Côn Minh.

Tuần trước, một chuyến bay của hãng China Eastern Airlines tới Thượng Hải phải quay đầu trở lại thành phố Sydney, Australia, sau khi xảy ra sự cố kỹ thuật khiến vỏ động cơ bị thủng lỗ. Hành khách kể họ ngửi thấy mùi khét bên trong khoang.

Vũ Hoàng
Theo vnexpress

Người Tị Nạn và Việt Kiều

Lâm Văn Bé
       
Sau năm 1975, người Việt Nam bỏ nước ra đi tị nạn đã bị Cộng Sản gọi bằng những danh từ khác nhau. Những danh từ nầy mang những hậu ý chính trị gian xảo, do đó việc tìm hiểu ý nghĩa chính xác những danh từ nầy thật cần thiết để chúng ta sử dụng chính xác trong từng trường hợp.

        Người tị nạn.
    
Khi vào cưỡng chiếm đất miền Nam, cưỡng đoạt tài sản dân miền Nam, Cộng Sản đã gọi tất cả dân miền Nam là bọn Mỹ Ngụy. Đối với người dân có cơ may vượt thoát được bằng những cuộc vựơt biển, vượt biên để xin tị nạn ở các xứ tự do, cộng sản dùng nhiều danh từ thô tục để điểm mặt người tị nạn.

Trước tiên, trong một hội nghị với các cán bộ tại Hà nội năm 1975, Trần Phương, Chủ nhiệm Ủy Ban Khoa học Xã hội đã ví von một cách tục tĩu dân miền Nam là những con điếm cho Mỹ làm tình để đổi lấy viện trợ. Cùng trong tư tưởng dâm ô ấy, Lê Duẩn mạt sát những người di tản là một bọn ma-cô, đĩ điếm, Phạm văn Đồng chửi người ra đi là bọn phản quốc, và các nhà báo nhà văn cộng sản, kể cả bọn cộng sản 30 cũng chửi hùa theo là những đồ rác rưởi trôi dạt khắp năm châu bốn bể. cặn bả xã hội, trây lười lao động, chạy theo bơ thừa sửa cặn» . Nguyễn Trọng Nhân, nguyên Bộ trưởng Y tế còn hằn học hơn khi tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn năm 1993 tại Amsterdam : Những người di tản đáng bị chặt đầu.

19 June 2017

Thế mà đã 7 năm

Thư Paris năm xưa. . .

.... Năm nay mùa lạnh ở Pháp kéo dài quá lâu, từ giữa tháng 12/2009 đến giữa tháng 3 vẫn còn lạnh; mà mình thì chịu lạnh rất dở, dù ở Pháp đã 25 năm, nên ể mình, lâu nay không viết được gì cả. Cũng may là Bạn đã thông cảm và kiên nhẫn, nên không hạch cái tội lặn quá lâu.

Mấy tháng nay Bạn đúng là rơi vào cung Thiên di, vừa đi VN về lại gói ghém hành trang thay đổi chỗ ở. Dù phải đi xa mấy ngàn cây số, nhưng là về chỗ đã ở, đã quen biết, nên có thể nói là về chốn cũ. Chắc là nay Bạn đã an cư lạc nghiệp rồi, và đã bắt đầu bày giá vẽ và đi tìm cảm hứng cho tranh.

(NQMinh, Paris)
__________

An cư mất hứng?

Cái tội bỏ rơi người khác to lắm đấy, không nhỏ đâu. Nhưng chẳng lẽ lại treo bạn lên mà bắn à? Bắn rồi lấy ai mà chơi nữa. Bạn bè nay đã "như lá mùa thu". Mùa lạnh uống trà gừng ấm và tập dịch cân kinh cho bạo vào. Nhưng phải tập vẫy tay cho đúng cách mới được.

Tôi an cư lạc nghiệp ấy à? Chưa đâu. Lúc tôi thật sự an cư là lúc bạn sẽ chẳng tìm thấy tôi nơi đâu trên trần gian này nữa. Thế nên hãy giúp nhau vui chơi, trước khi quá trễ.

Tự nhiên về đây mất tiêu cái hứng để vẽ. Cái vụ kia nếu xìu quá người ta dùng Viagara. Còn mất cái hứng vẽ thì không biết làm sao cho hứng đi lên lại. Xin bạn và những thầy tâm lý mách nước giùm. Hay tại an cư nên mất hứng?!.

(A.C.La, Hamilton)

Ảnh đẹp: Thủy Cung


THỦY CUNG. . .
là tên của những tấm hình do Như Thương chụp và đặt tên! Đó là những rễ cây sống gần một bờ hồ, mọc lan ra và trồi lên mặt nước của hồ đấy! (NT)

18 June 2017

Hết dịp nhõng nhẽo!


Điền Thảo

TT Trump kết thúc buổi nói chuyện ở Miami hôm thứ sáu - Ảnh Reuters
Chính quyền mới ở Hoa Kỳ tò ra không thiện cảm với những nước cộng sản còn tồn tại, đặc biệt bốn nước Bắc Triều Tiên, Hoa Lục, Việt Nam, và Cuba. Quyết định thay đổi chính sách đối với Cuba của TT Trump mới đây là một biểu hiện rõ ràng nhất.

Đối sách mới này nhắm thẳng vào Cuba nhưng cũng có thể suy diễn áp dụng cho trường hợp Việt Nam, một nước tương tự mà chính quyền luôn luôn coi thường những giá trị căn bản phổ quát của nhân loại. Đó cũng là những nước áp dụng một cơ cấu kinh tế do công an quân đội kiểm soát để mang lợi lộc và quyền năng đến cho đảng cộng sản toàn trị.

Từ sự suy diễn này khiến những cụm từ như "Đối tác chiến lược toàn diện" mà CS Việt Nam cố gắng vơ vào và bám chặt lấy hòng khai thác tối đa để mang lại lợi lộc cho mình sẽ là những từ trống rỗng.

Trước khi đắc cử Tổng thống, Ông Trump đã được các nhà bình luận mô tả là một con người thực tiễn, việc gì cũng phải thương lượng sòng phẳng, "bánh ít đi bánh quy lại". Mà quá khứ thì cho thấy cộng sản chỉ giành giựt và không bao giờ muốn buông ra, luôn né tránh nhượng bộ. Điều này đang trở thành tối kỵ trên bàn thương thảo với chính quyền Trump.

Trong phát biểu ở Miami hôm thứ sáu, TT Donald Trump tuyên bố: "Chúng ta đã không tranh đấu đủ mạnh, nhưng từ hôm nay chuyện đó đã qua đi. Bây giờ chúng ta phải chủ động. Chính quyền tiền nhiệm nới lỏng hạn chế du lịch và giao thương và điều ấy không giúp ích gì cho dân chúng Cuba mà chỉ làm giầu cho chế độ hiện thời ở đó". (*)

Nếu như chữ "Cuba" trong đoạn trích dẫn trên đây viết thành "Việt Nam" thì câu nói vẫn rất hợp lý như thường. 

Một bản tuyên bố từ Nhà Trắng còn xác định: "Chính sách mới minh định rằng trở ngại mấu chốt cho sự thịnh vượng của nhân dân Cuba và cho sự tự do kinh doanh là việc quân đội Cuba đang kiểm soát gần như mọi khu vực kinh tế."  (**) Nói một cách khác khi quân đội kiểm soát kinh tế (Cuba) hay quân đội và công an kiểm soát kinh tế (Việt Nam) thì tự do cạnh tranh không còn, mà chỉ có sự lũng đoạn.

Tổng thống Trump nói các biện pháp trừng phạt Cuba sẽ vẫn có hiệu lực cho đến khi chính phủ nước này thả các tù nhân chính trị, thôi trấn áp những người bất đồng chính kiến và tôn trọng tự do ngôn luận. Ông còn nhắc đi nhắc lại bầu cử tự do phải được thực hiện, một lần nữa điều này cũng không có tại Việt Nam.

Thế cho nên kể từ nay ít ra là cho đến khi nào Ông Trump còn tại vị, thì ngày ấy các nước cộng sản đặc biệt là Việt Nam sẽ không được chiều chuộng như trước kia. Và điều này không phải là Hà Nội không biết. Có tin cho rằng chính người phát ngôn cũ của Bộ Ngoại giao Hà Nội, ông Lê Hải Bình, chỉ vì một câu nói nhẹ nhàng đả kích Mỹ mà đã nhanh chóng bị chuyển công tác và Hà nội ngay sau đó cử Trần Đại Quang gặp đại sứ Mỹ để "thông cảm". Đến ngay như một viên chức được tín cẩn như thế mà vẫn không hiểu kịp sự biến đổi tình thế thì người ta có thể tin rằng trong đám chóp bu ở Hà Nội chắc chắn vẫn còn nhiều người nghĩ rằng Việt Nam rất quan trọng đối với Mỹ.

Đánh giá sai ý hướng của "địch" tất sẽ mang lại thảm bại khi đối đầu.

Điền Thảo
_________________________

* “We just didn’t fight hard enough, but now, those days are over,” Trump said. “We now hold the cards. The previous administration’s easing of restrictions of travel and trade does not help the Cuban people. They only enrich the Cuban regime.” 

** “The new policy makes clear that the primary obstacle to the Cuban people’s prosperity and economic freedom is the Cuban military’s practice of controlling virtually every profitable sector of the economy,” reads a statement from the White House. 

16 June 2017

Hội Ngộ Liên Khóa: Thông Báo số 4 của Hội CSV/QGHC Nam California.


Nhân Kỷ niệm Khởi Nghĩa Yên Bái: Vụ Án Yên Bái Không Thành Công Thì Thành Nhân

Trần Gia Phụng

I. Hoàn Cảnh Chính Trị Vào đầu Thế Kỷ 20

Từ khi Pháp đặt nền đô hộ năm 1884 tại nước ta, dân chúng Việt Nam liên tiếp nổi lên tranh đấu chống Pháp giành độc lập. Lúc đầu, những cuộc khởi nghĩa bạo động nổ ra dữ dội khắp nơi trong nước, nhưng lực lượng quân sự Pháp được trang bị tối tân hơn, đã đàn áp mạnh mẽ và dẹp yên dần dần các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương và Văn thân. Không thể chiến đấu bằng quân sự, các sĩ phu vào đầu thế kỷ 20 kiếm cách tranh đấu khác, chuyển qua vận động duy tân để canh tân đất nước, và từ đó tiến lên đòi hỏi độc lập.


Thủ cấp của các lãnh tụ VNQD Đảng sau khi bị hành hình
Cuộc vận động duy tân chia làm hai hướng: Phan Bội Châu chủ trương đưa sinh viên Việt Nam sang Nhật Bản du học để đào tạo cán bộ, đồng thời cầu viện Nhật Bản trở về phục quốc, và Phan Chu Trinh chủ trương phát động phong trào tân văn hóa trong nước, nâng cao dân trí, đề cao dân quyền, khuyến khích mở trường dạy chữ Quốc ngữ, phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, và thương nghiệp. Những hoạt động mạnh nhất theo đường hướng của Phan Chu Trinh là những tổ chức ở Quảng Nam, trường Dục Thanh cùng công ty Liên Thành ở Phan Thiết, và Ðông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội. Cả hai cuộc vận động Ðông du và Duy tân đều bị người Pháp tìm đủ mọi lý do để đàn áp, và cuối cùng bị tan rã năm 1908.

Việt Nam đang sống yên lành trong truyền thống và trong khu vực của mình, nhưng từ giữa thế kỷ 19, Việt Nam ở thế chẳng đặng đừng càng ngày càng tham gia vào đời sống chính trị thế giới. Nguyên do là tại u Châu, vào thế kỷ 18, cuộc cách mạng kỹ nghệ đã làm cho các nước u Châu phát triển giao thương, bành trướng thế lực khắp thế giới vào đầu thế kỷ 19, và không nước nào còn có thể bế quan tỏa cảng. Các nước u Châu thi nhau đánh chiếm thuộc địa, thi hành chủ nghĩa thực dân đế quốc. Sang thế kỷ 20, nhu cầu giải phóng dân tộc làm nẩy sinh trào lưu hình thành các đảng phái chính trị hoặc các liên minh quốc tế để mưu cầu việc giải phóng dân tộc, như đảng Cộng Sản ở u châu, đảng Quốc Ðại (Congress party) ở Ấn Ðộ, Quốc Dân Ðảng (Kuo min tang) ở Trung Hoa… Những nhà yêu nước Việt Nam liền đi theo hướng đó, thành lập những đảng phái tổ chức theo lối phương tây, tranh đấu vừa bằng đường ngôn luận, nghị trường công khai, và vừa bằng phương thức bạo lực cách mạng bí mật.

Ở ngoài nước, tại Trung Hoa, Tôn Văn(1) và Quốc Dân Ðảng đã thành công trong cuộc cách mạng Tân Hợi (1911), lật đổ nhà Mãn Thanh. Lúc đầu, cuộc cách mạng còn gặp nhiều trở ngại, nhưng đến năm 1927, thống chế Tưởng Giới Thạch đem quân bắc phạt, thống nhất Trung Hoa dưới chế độ dân chủ. Ðiều nầy càng làm nức lòng những phong trào hoạt động cách mạng Việt Nam.

Trong khi đó, lãnh tụ Quốc Dân Ðảng Trung Hoa ở miền nam là Hồ Hán Dân đã giúp Kỳ Ngoại Hầu Cường Ðể cùng Phan Bội Châu tập họp các thành phần hoạt động cách mạng Việt Nam đang sống ở Trung Hoa, thành lập Việt Nam Quang Phục Hội tại Sa Hà (Quảng Châu, Trung Hoa) vào đầu năm 1912 (nhâm tý), do Cường Ðể làm hội trưởng và Phan Bội Châu làm tổng lý.(2) Quang Phục Hội đã hoạt động tích cực ở Trung Hoa cũng như ở Việt Nam, nhưng đều bị thất bại.

Năm 1924, cũng tại Quảng Châu, những hội viên cấp tiến của Quang Phục Hội đứng ra thành lập Tâm Tâm Xã. Xã có nghĩa là tổ chức, "tâm tâm" là ý hợp tâm đầu, đồng tâm nhất trí. Tâm Tâm Xã đã giao trọng trách ám sát toàn quyền Martial Merlin (cầm quyền từ 10-8-1923 đến 27-7-1925) cho Phạm Hồng Thái khi Merlin ghé Quảng Châu ngày 18-6-1924 trên đường từ Nhật Bản về Việt Nam. Tối hôm đó, Merlin dự tiệc tại khách sạn Victoria, ở Sa Diện, tô giới ngoại quốc ở Quảng Châu. Phạm Hồng Thái giả làm phóng viên, ném vào chỗ ngồi của Merlin một quả bom, làm năm người tử thương, nhưng Merlin thoát hiểm. Phạm Hồng Thái bỏ chạy và nhảy xuống dòng Châu Giang tự tử. Vụ ám sát nầy gây một tiếng vang rất lớn trên chính trường quốc tế.

Vào đầu năm 1925, do nhu cầu của tình hình, nhất là muốn nhờ sự giúp đỡ của Trung Hoa Quốc Dân Ðảng, Phan Bội Châu dự định cải đổi Việt Nam Quang Phục Hội thành Việt Nam Quốc Dân Ðảng. Ông chưa kịp hoàn tất đảng cương thì bị người Pháp bắt ngày 1-7-1925, đưa về Hà Nội.(3) Người bán tin cho Pháp bắt ông là Lý Thụy tức Hồ Chí Minh, nhắm gạt bỏ ông ra khỏi chính trường, và giành lấy việc lãnh đạo những tổ chức chống Pháp ở Trung Hoa.

Ở trong nước, sau sự thất bại của phong trào Duy tân và Ðông du, người Việt Nam quay qua bạo động chống Pháp trở lại, mà nổi bật nhất là cuộc nổi dậy của Phan Xích Long ở Sài Gòn năm 1913, cuộc khởi nghĩa tại Huế của Việt Nam Quang Phục Hội Trung Kỳ năm 1916 do vua Duy Tân (trị vì 1907-1916) đứng đầu, và cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên do Trịnh Văn Cấn và Lương Ngọc Quyến chủ xướng.(4)

Tiếp đó, các đảng phái chính trị bắt đầu được hình thành. Lúc đầu, các đảng chính trị khá ôn hòa như đảng Lập Hiến (Parti Constitutionaliste) do các ông Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long, Trương Văn Bền, Phan Văn Trường lập năm 1923 ở Sài Gòn; đảng Thanh Niên do một số giáo sư, ký giả thành lập năm 1926 cũng ở Sài Gòn, xuất bản tờ Jeune Annam (Tân An Nam), nhưng bị đóng cửa ngay; đảng Phục Việt do các ông vừa tân học như Nguyễn Văn Phùng, Tôn Quang Phiệt, Nguyễn Xuân Chữ và vừa cựu học như Ngô Ðức Kế, Lê Văn Huân… thành lập năm 1925 tại Bắc Kỳ (đảng nầy sau đổi tên thành Tân Việt Cách Mạng Ðảng năm 1927). Lúc nầy dư luận Việt Nam sôi nổi vì hai sự kiện quan trọng:

Thứ nhất, sau khi bị bắt tại Trung Hoa vào tháng 7-1925, Phan Bội Châu bị Pháp đem về giam ở ngục thất Hỏa Lò, Hà Nội, bị đưa ra xét xử trước hội đồng đề hình và bị kêu án khổ sai chung thân. Phong trào dân chúng phản đối lan rộng khắp nước. Toàn quyền Alexandre Varenne (cầm quyền 18-11-1925 đến 22-8-1928) phải ân xá Phan Bội Châu và đưa ông vào Huế an trí tháng 12-1925.

Thứ nhì, Phan Chu Trinh về nước năm 1925, sống và diễn thuyết ở Sài Gòn, rồi qua đời ngày 24-3-1926. Dân chúng trên toàn quốc làm lễ tang và truy điệu ông một cách rầm rộ. Chính trong hoàn cảnh sôi động nầy, Việt Nam Quốc Dân Ðảng được thành lập.

II. Việt Nam Quốc Dân Ðảng

14 June 2017

Thứ trưởng Bộ Văn hóa vừa nhổ ra, liền liếm vào

Vietnam – Cali Today news – Từ câu chuyện “cơm không lành, canh không ngọt” giữa nội bộ lãnh đạo chính quyền thành phố Đà Nẵng đã lôi ra cả một nhóm tham nhũng mà trong nước gọi là “nhóm lợi ích”. “Nhóm lợi ích” này đã kết hợp với một số lãnh đạo Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch cho doanh nghiệp sân sau của mình tàn phá bán đảo Sơn Trà để xây các khu resort. Trước tình hình đó, một số người đã lên tiếng phản đối, trong số đó có ông Huỳnh Tấn Vinh-Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng. Ông này đề nghị phải giữ nguyên hiện trạng, không xây mới các cơ sở lưu trú ở Sơn Trà. Thấy những phát ngôn trên đụng đến quyền lợi, ông Huỳnh Vĩnh Ái-Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch liền có văn bản yêu cầu Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng phải kỷ luật ông Huỳnh Vĩnh Ái vì những phát ngôn trên. Tuy nhiên, văn bản chỉ mới được đưa ra chưa đầy 24 giờ đồng hồ liền gặp phải sự phản đối kịch liệt của dư luận. Ngay lập tức, cũng chính ông Huỳnh Vĩnh Ái ra văn bản thu hồi yêu cầu kỷ luật ông Huỳnh Tấn Vinh. Việc làm này của ông Ái chẳng khác nào khạc ra, rồi lại tự liếm vào.


Ông Huỳnh Vĩnh Ái, Thứ trưởng Bộ Văn hóa,
người vừa ra văn bản yêu cầu kỷ luật
ông Huỳnh Tấn Vinh liền ra văn bản thu hồi.
Ảnh: Tuổi Trẻ
Việc ông Huỳnh Vĩnh Ái vội vàng ra văn bản yêu cầu kỷ luật ông Huỳnh Vĩnh Tân diễn ra trong bối cảnh trước đó vài ngày, ông Vũ Đức Đam-phó Thủ tướng Chính phủ CSVN đã có buổi điền dã, đến tận bán đảo Sơn Trà để mục sở thị. Và để làm dịu dư luận, ông Đam đã đồng tình với việc giữ nguyên hiện trạng bán đảo Sơn Trà, không xây dựng thêm các cơ sở lưu trú làm ảnh hưởng đến môi sinh, tác động đến nơi sinh tồn của loài voọc trà và sinh sống ở đây.

Chiều ngày 5/6, trả lời báo chí ông Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái thừa nhận rằng mình đã chưa hiểu đúng ý kiến chỉ đạo của ông Vũ Đức Đam. Cùng với đó, ông đã nhận trách nhiệm trước ông Đam, xin lỗi ông Huỳnh Vĩnh Tân và công luận.

12 June 2017

KHƠI NGUỒN SỬ VIỆT

"Chúng cháu đang mù lịch sử"...

Phạm Trần Anh đang thực hiện chương trình "KHƠI DÒNG LỊCH SỬ" để góp phần phục hồi sự thật khách quan cho lịch sử theo yêu cầu của giới trẻ Việt Nam.

Xin mời quý bạn nghe xem Phạm Trần Anh nói chuyện với các bạn trẻ đặc biệt các các bạn trẻ trong nước...



**
Tiểu sử tác giả:
Phạm Trần Anh bút hiệu Phạm Trần Quốc Việt sinh năm 1945 tại làng Cát Hạ, huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định.  
Di cư vào Nam năm 1954 và trưởng thành tại Sài Gòn.
- Học Trường Trung học Nguyễn Trãi và Chu văn An từ 1956-1963 
- Tốt nghiệp Học viện Quốc Gia Hành Chánh Khóa 14 năm 1969.
- Cao Học 2 Chính Trị Xã Hội.
- Quản đốc Trung tâm Huấn luyện và Tu nghiệp công chức tỉnh Quảng Nam 1969.
- Tốt nghiệp Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức khóa 4 năm 1970
- Phó Quận trưởng Hành chánh quận Tam Bình Minh Đức, Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long (1970-1973).
- Trưởng ty Hành Chánh kiêm Quản đốc Trung tâm Huấn luyện và Tu nghiệp công chức tỉnh Lâm Đồng 1973 – 1975.

Công trình nghiên cứu sử học và sáng tác thơ văn của Phạm Trần Anh:

1. Nguồn Gốc Việt tộc (1999).
2. Việt Nam thời Lập quốc (2000).
3. Việt Nam thời Vong quốc (2001).
4. Việt Nam thời Độc Lập (2002).
5. Quốc Tổ Hùng Vương (2003).
6. Sử Thi Đại Việt Nam (2005).
7. Còn một chút gì (Thơ- 2006).
8. Cội Nguồn Việt tộc ( Hoa Kỳ 2004).
9. Nguồn Gốc Việt Tộc (2007). 
10. Đoạn Trường Bất Khuất (2007).
11. Huyền tích Việt  năm (2008)
12. Sơn Hà Nguy Biến (2008).
13. Hoàng Sa Trường Sa, Chủ Quyền Lịch sử của Việt Nam (2009).
14. Chan Chứa Bao Tình (Thơ - 2010).
15. Lịch sử Việt Nam Thời Lập Quốc (2011).
16. Lược Sử Việt Nam (2013)
16. Việt Nam Nước Tôi (2014).
17. Vietnam, My Country (2015).
**

11 June 2017

Hình ảnh VN: Giòng sông trong núi:



Cái độc đáo của động Phong Nha là mình du ngoạn trên một giòng sông ngầm. Nó kết hợp 2 kỳ quan một là động thạch nhũ sống (đang còn thời kỳ hình thành sau hằng chục vạn niên) và hai là giòng sông ngầm dài 5 km trong một trái núi. Theo tôi đông Phong Nha (và các động chung quanh trong vương quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng) là underrated. Đây là kỳ quan quan trọng chỉ sau Vịnh Hạ Long nhưng người Quảng Bình hiền lành họ không biết quảng cáo và khai thác. Trước đây họ còn soi đèn màu như hát bội làm nhiều người xem hình lại thấy thôi khỏi vvô coi. (Hình và lời: Thomas Th.)


10 June 2017

Trump và hiệp ước Paris về môi trường

BS Nguyễn Thượng Vũ

Từ  hôm qua, tôi  nhận được nhiều mail của các Bạn hữu chỉ trích TT Trump đã rút ra khỏi Hiệp định Paris về Global Warming. TT Trump bị coi như 1 kẻ chỉ biết tiền tài, không có nguyên tắc luân lý, làm hại trái dất. BS Lại Mạnh Cường viết Trump là 1 lương tâm trong cơn gió lốc.

Các người Bạn viết email này, gồm có một số người tôi  hết sức quý mến. Nhiều email yêu cầu các Bạn hữu viết lên những ý nghĩ của mình về TT Trump và Hiệp định Paris về Global Warming. Tôi xin phép chia sẻ với các Bạn hữu những ý nghĩ hết sức thô thiên của tôi :

**

Tôi phải nói ngay: Tôi bỏ phiếu cho TT Trump tháng 11 vừa qua, tôi hài lòng về lá phiếu của tôi sau ngót 6 tháng TT Trump nhận chức. Tại sao tôi bỏ phiếu cho ông Trump ?

Đối với tôi, cách xử thế của Trump thiếu lễ phép tối thiểu mà người ta chờ đợi ở một ứng cử viên Tổng Thống, ông ta như một hooligan mất dạy, tuy nhiên nếu không bầu cho Trump thì Hillary Clinton, một kẻ mà tôi nghĩ là vô cùng xảo quyệt, gian trá sẽ làm TT, việc mà tôi không muốn như vậy.

Cách đây 2 hôm, bà Thủ Tướng Meckel tuyên bố 1 cách giận dữ là Âu Châu và Nước Đức không thể tin cậy vào sự bảo vệ của Hoa Kỳ nữa,

Bà Meckel không nhắc tới việc nước Đức, cường quốc #1 của Âu Châu, không hề đóng góp đủ theo như thỏa hiệp mỗi nước phải đóng góp  2% GDP vào Quốc Phòng.

Trong 50 năm nay, nước Mỹ là nước duy nhất của Nato/Otan đóng góp 3.7% GDP để bù đắp vào quỹ Quốc Phòng  Âu Châu, không một nước nào của Âu Châu đóng góp đủ đúng như thỏa hiệp cả. (Chỉ có Anh, Ba Lan và Hungary là gần đủ)

Nước Mỹ có câu : "to eat the cake and take it home also".Một đại cường quốcnhư nước Đức, đứng đầu Âu Châu, không chịu đóng đúng mức về Quốc Phòng, lại giận  dữ,chửi Trump như 1 kẻ bạc tình nhân, thì thật là 1 chuyện buồn cười.
           
Tôi không biết nhiều về Ecology, ngành Khoa Học Sinh Thái nói là nếu chúng ta không thay đổi cách sống, vô cùng khốn đốn, thì sẽ có Global Warming.

Tôi không biết các khoa học gia về Global Warming có đúng hay không, hay là đúng tới mức nào ?

Nhưng tôi nghi ngờ khi các Khoa Học Gia này, trong 1 buổi họp tuyên bố tập thể cách đây vào khoảng 2 năm,  là họ bỏ không dùng chữ Global Warning nữa và từ nay họ sẽ dùng chữ Climate Change.

Nóí một cách nôm na khác là có thể có warming hay cũng có thể có Climate cooling nữa.

Thế nghĩa là thế nào ?

Anh bác sĩ Dương Hồng Mô, một người bạn mà tôi vô cùng kính phục, có viết 1 bài rất hay về sự thay đổi từ Global Warming  ra Climate Change và cái trí trá của nó.

Tôi là kẻ ít học, nhưng tôi có cảm tưởng các khoa học gia về Ecology nói nước đôi,

Nóng cũng đúng, và lạnh thì các ông cũng đúng.

Tôi nghĩ nói Tài là Tài và nói Sửu là Sửu, chứ không thế đánh cả Tài, cả Sửu, mà lại bắt nhà Cái chung tiền.

Đọc cách sách khoa học về sự cấu tạo của trái đất thì tôi hiểu là trong 6 billions năm của lịch sử trái đất, từ trước khi loài người  - Homonid- có mặt trên trái đất chỉ từ 6 triêu năm nay, trái đất đã trải qua cả trăm lần lúc nóng, lúc lạnh.

Lúc đó không có loài người, thì không hiểu buộc tội ai bây giờ ?

Các người Neanderthal đi từ Phi Châu sang Âu Châu và Á Châu trong thời kỳ giá lạnh 200,000 năm trước, Homo Sapiens chỉ bắt đầu sang Á Châu/Trung Đông khi trái đất bắt dầu đỡ lạnh vào khoảng từ 60,000 năm cho tới 100,000 năm.

Trái Đất còn lạnh nhiều cho tới vào khoảng 15,000 – 12,000 năm về trước.

Vào khoảng 15-12,000 năm về trước, Detroit Behring còn lạnh và đóng băng nên nhiều bộ lạc Á Châu đi bộ sang Châu Mỹ và trở thành các bộ lạc “Da Đỏ” sống tại Mỹ Châu từ trước khi Colombus khám phá ra Mỹ Châu.

Lúc đó loài người rất ít, có lẽ chưa tới 1 triệu cho toàn thể nhân loại, chưa có cách mạng kỹ nghệ dùng than và củi, vậy tại sao Trái Đất lại nóng  trở lại vào thời kỳ Neolithic 11,000 năm về trước.

Tôi nghĩ, vì những lý do mà mình chưa hiểu rõ, Trái đất trải qua nhiều thời kỳ nóng và lạnh thay phiên nhau, vì vậy các súc vật như loại Mammouth lông dài không còn nữa khi trái đất nóng lại..

Tôi thầm nghĩ, nếu trái đất đang trải qua 1 cơn nguy hiểm vô cùng  trầm trọng,  vì nhân loại dùng than đá hay củi để sản xuất energy ,như các khoa học gia tuyên bố , thì tại sao các nước như Trung Cộng, như Ấn Độ . . . là các nước gây nhiều thán khí nhất, lại chỉ phải giảm dùng than đá nhiều năm nữa (2030 cho Trung Cộng). *

Nếu quả thật vô cùng trầm trọng thì tất cả nhân loại phải ngừng dùng than đá hay các nhiên liệu như vậy, tại sao lại có 1 thời khóa biểu prefential cho Trung Cộng, Ấn Độ và nhiều nước khác có thể vẫn dùng trong nhiều thập niên nữa ?.

Phải chăng có một yếu tố chính trị trong việc cấm đoán xử dụng than đá hay các nhiên liệu khác.

Tôi rất bâng khuâng và thắc mắc.

Tôi muốn đóng góp vào Trái Đất , nhưng cho tới giờ phút này các Khoa Học gia về Ecology chưa thuyết phục tôi.

TT Trump xử thế như một kẻ côn đồ nhưng tôi nghĩ Hoa Kỳ suốt 70 năm này viện trợ cho tất cả nhân loại  từ 1945, kể cả Âu Châu với Plan Marshall , mà suốt 70 năm này, không có quốc gia nào thực tâm cám ơn nước Mỹ cả.

Thậm chí các quốc gia Âu Châu – kể cả nước Pháp mà tôi yêu quý  vô cùng – mỗi khi nhắc tới Mỹ là toàn chê bai, coi rẻ.

Vừa nhận tiền, vừa nhận viện trợ, và vừa chê bai, chửi bới.

Có ai có thể cho tôi 1 lý do chánh đáng tại sao Hoa Kỳ vẫn phải tiếp tục viện trợ về Quốc Phòng cho Đức trong khi Đức không chịu chi tiêu đủ để bảo vệ chính mình?

Trong 6 tháng nay, TT Trump mang lại cho GDP Hoa Kỳ trên 3 tỷ US $, kiếm được việc làm cho cả triệu công dân Hoa Kỳ.

Trên phương diện này, tôi cảm ơn TT trump.

Một vài ý nghĩ  thô thiển và nông cạn, xin các anh chị thứ lỗi cho.

Nay kính,
BS. Nguyễn Thượng Vũ
_____________

Chú thích (TTR):

* "Hiệp ước chẳng những đem những hạn chế kinh tế khắc nghiệt tròng vào cổ dân ta, mà  nó cũng không theo đúng tiêu chuẩn về môi trường của chúng ta nữa. Là người quan tâm sâu xa đến môi trường, lương tâm không cho phép tôi hỗ trợ một hiệp ước mà nó lại chống lại Hoa Kỳ, nước dẫn đầu trong công cuộc bảo vệ môi trường - hiệp ước thật sự đang chống lại Hoa Kỳ, đó là sự thật hàm chứa trong hiệp định - trong khi  đó lại không áp đặt các trách vụ có ý nghĩa đó đối với những quốc gia gây ô nhiễm hàng đầu trên thế giới." (Diễn văn TT Trump tuyên bố rút khỏi Hiệp Ước Paris về Môi Trường)

. . . . .

"Ví dụ, theo Hiệp ước, Trung Quốc sẽ có thể tăng lượng xả thải này trong một số năm đáng kinh ngạc - 13 năm. Họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn trong 13 năm. Còn chúng ta thì không. Hiệp ước này còn cho phép Ấn Độ tham gia vào việc nhận hàng tỉ và hàng tỉ đô la viện trợ từ các nước phát triển. Còn có rất nhiều ví dụ khác. Nhưng nói cho cùng hiệp ước Paris rất bất công, mà tệ hại nhất là đối với Hoa Kỳ." (Đã dẫn)

NÚI ÓC EO, SÔNG TRÈM TRẸM, thơ



Chú thích (TTR)

* Óc Eo (tiếng Khmer: O Keo) hiện nay là một thị trấn thuộc huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

* Sông Trẹm (còn gọi là sông Tràm Trẹm) là một chi lưu dài 36 km của sông Ông Đốc, có nguồn là sông Cái Lớn qua kênh Chắc Băng. Sông chảy qua huyện An Minh (tỉnh Kiên Giang) và huyện Thới Bình (tỉnh Cà Mau), hội lưu với sông Ông Đốc tại ráp gianh giữa xã Khánh An và xã Hồ Thị Kỷ. Sông Trẹm chia Rừng U Minh thành hai vùng thượng và hạ. U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau, U Minh Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang. Cầu Vĩnh Thuận được khánh thành năm 2002 bắc qua sông Trẹm, nối Cà Mau với Kiên Giang.

Tình thế của một dân tộc vay mượn: so sánh tình thế của Đại Nam và Việt Nam

Lê Văn Tích

“Tìm hiểu lịch sử không chỉ giúp chúng ta hiểu biết về quá khứ mà còn đánh giá đúng hiện tại và, ở một mức độ nào đó, có thể đoán định được tương lai.” Ai đó đã nói đại thể như vậy?

Với tinh thần này, chúng tôi muốn đối chiếu “tình thế Việt Nam” hiện nay với “Lịch sử Đại Nam” cách chúng ta gần 100 năm trước. Có gì đó, các thế hệ Việt Nam hôm nay, soi chiếu như những bài học xương máu mà không nên, không thể lãnh cảm, thờ ơ!

Trước tiên xin sơ lược về hai thời kỳ trên.

Năm 1820, vua Minh Mạng lên ngôi xin nhà Thanh cho phép đổi quốc hiệu Việt Nam thành Đại Nam (大南), ngụ ý một nước Nam rộng lớn, nhưng không được chấp thuận. Khi nhà Thanh suy yếu, vua Minh Mạng chính thức đơn phương công bố quốc hiệu mới Đại Nam vào ngày 15 tháng 2 năm 1839 (có sách ghi là năm 1838). Quốc hiệu này tồn tại đến năm 1945. (1)

Cách mạng tháng Tám, năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập, trịnh trọng tuyên bố với toàn thể quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập.(2)

Ở phương diện thống nhất lãnh thổ, cả hai thời kỳ này có gì đó rất giống nhau.

Nhà Nguyễn, sau những năm tháng chinh chiến không biết mệt mỏi (1773-1801), cuối cùng Vua Gia Long đã lật đổ nhà Tây Sơn, thống nhất toàn diện đất nước. Dù có đứng trên “sử quan” nào thì cũng không thể phủ nhận được nhà Nguyễn và Vua Gia Long là người có công đầu trong việc tạo lập ra cương vực của nước Việt cơ bản như ngày nay. (Từ Móng Cái phía Bắc vào đến Cà Mau ở phía Nam, Tây Nguyên phía Tây và phía Đông là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.)

Nước Việt Nam ngày nay cũng trải qua biết bao cuộc “bể dâu”, dù còn nhiều cách nhìn phải rất lâu nữa mới thống nhất, song một điều không thể chối bỏ được là cương vực thống nhất kể từ 1975 đến nay đang thuộc về chính thể Nước CHXHCN Việt Nam. Có điều, “trong cơn ly loạn”, ở phía Đông của đất nước, một phần của quần đảo Trường Sa và toàn bộ quần đảo Hoàng Sa nay không còn thuộc quyền kiểm soát của người Việt nữa. Ngư dân miền Trung cũng không còn được “thoải mái” đi đánh cá ở ngư trường truyền thống của mình do “bạn vàng” và “tàu lạ” thường xuyên cấm đoán, cướp bóc, đánh đập…

Vấn đề thống nhất cương vực lãnh thổ thường là vấn đề sống còn, “đau đớn” của nhiều quốc gia dân tộc trên thế giới. Người Do Thái phải mất 2000 năm lưu đày mới phục quốc; Dân tộc Triều Tiên bên cạnh chúng ta đã bị chia cắt hơn sáu chục năm mà vẫn chưa thấy tia hy vọng nào cho ngày thống nhất…

Vua Gia Long phải mất gần ba chục năm (1773 – 1801) lập ra nước Việt Nam (越南) mà sau cháu con ông đã để mất vào tay Pháp;

Nước Việt Nam thống nhất như ngày nay thì cha ông ta cũng phải chính chiến hơn một trăm năm nếu tính từ khi Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862), khi nhà Nguyễn công nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn. Cho đến 1975, sau cuộc “kháng chiến chống Mĩ cứu nước”.

Tôi đi lính thời bình, thỉnh thoảng tham gia huấn luyện chiến đấu giả định vài tiếng đồng hồ thôi mà cũng thấy ngao ngán, huống hồ cha ông mình phải chinh chiến trận mạc hơn một trăm năm thì thật khó mà hình dung ra được nỗi gian truân, mất mát mà họ phải gánh chịu.

Ở phương diện “khủng hoảng và cải cách”

Nhà Nguyễn trong bối cảnh của “xã hội phong kiến phương Đông”, thật khó để có thể thoát ra được số phận của nó (bị xâm lược và nô dịch). Tuy nhiên, cũng trong cái “khung cảnh” ấy, Nhật Bản và một phần Thái Lan, họ đã thoát khỏi số phận chung của “phương Đông châu Á”.

Ở phương diện này, chúng ta, những thế hệ sau có quyền nghi hoặc về “trí tuệ và bản lĩnh” của cha ông mình.

Nghi hoặc không có nghĩa là phán xét và buộc tội cha ông mình, quan trọng hơn, coi đó là những bài học xương máu không thể thờ ơ, cần rút ra mà cải thay cho hiện tại, cho tương lai?

Tại sao trong cùng một khu vực địa lý, đồng văn, đồng chủng, thậm chí nhiều mặt, người Việt thuận tiện hơn, họ lại tránh được, còn chúng ta thì đắm chìm trong thân phận tôi tớ hèn hạ?

Rất nhiều kiến giải được bạch hóa trong không gian “thế giới phẳng” đó là: (i) quyền lợi dòng họ giai cấp đặt trên quyền lợi dân tộc; (ii) bối cảnh lịch sử khách quan trong sự đối trọng giữa xe tăng họng pháo với súng thần công, giáo mác; (iii) tư tưởng bảo thủ lỗi thời, ác với dân hèn với giặc, không dám thực thi những đề nghị cải cách tiến bộ vì sợ mất lợi quyền…

Xin dừng lại mà liên hệ, đối chiếu với tình thế của Việt Nam ở hai điều, đó là điều (i) và điều (iii)

Nước ta đang ngày càng tụt hậu so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Tình hình đó, đặt ra yêu cầu cải cách thay đổi. Rất nhiều phản biện, đề nghị cải cách đất nước hội nhập với thế giới văn minh lần lượt bị nhà cầm quyền bỏ qua rất đáng tiếc.

Phải chăng, quyền lợi dòng họ, gia đình và giai cấp đang đứng trên quyền lợi dân tộc giống như thời nhà Nguyễn?

Câu chuyện của gia đình ông Triệu Tài Vinh (Bí thư Hà Giang), của gia đình ông Nguyễn Nhân Chiến (Bí thư Bắc Ninh) và vô số “gia định trị” khác không đếm xuể đang tàn phá mảnh đất vốn cằn cỗi của nước Việt này… Chính là những tảng đá cản bước chân dân tộc Việt Nam? Sao dân ta lại để cho họ làm điều đốn mạt đó?

Năm trăm vị đại biểu “dân cử” nhưng chỉ hơn 10 người không phải đảng viên? Nếu đem điều này đi đối chiếu với những giá trị phổ quát của thế giới đương đại thì ai chấp nhận?

Nó phi lý rõ ràng ra đó nhưng một nhóm người có lợi ích đã nhắm mắt làm ngơ, để mặc cho dân đen quằn quại trong cơn đói rách, đau ốm. Phần đa người dân biết chữ cũng chẳng hơn gì đứa vô học, ngậm miệng để vun vén cho cái niêu cơm của nhà mình, bỏ mặc dân tộc giẫy dũa thét la …

Ngồi đọc lại những quy kết của các “sử gia” đương thời đối với triều Nguyễn trong việc để mất nước ta vào tay Pháp mà thấy gì đó không công bằng. Chính họ những người được gọi là “trí thức” của thế kỷ này cũng không đủ tư cách xách dép cho những người mà họ được ngồi để phán xét. Đó chính là lý do đẩy Việt Nam đến tình thế như ngày hôm nay. Tình thế dân tộc vay mượn!?

Lê Văn Tích
(Theo Nghiên cứu lịch sử, via Dân Luận)
Chú thích:

(1) Wikipedia
(2) Đại cương Lịch sử Việt Nam, tr 370)

Hình ảnh VN: Động Phong Nha, Quảng Bình

(Ảnh Thomas Th.)

08 June 2017

TPP đến BTA, từ tuyệt vọng đến vô vọng

Phạm Chí Dũng

Trump không đề cập đến nhân quyền, nhưng cũng chẳng nói gì về “Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ”. Mục tiêu lớn nhất của chính thể Việt Nam cũng bởi vậy vẫn là con số 0 - tương tự kết quả Đối thoại nhân quyền Mỹ Việt vòng 21 đã gần như zero.

Không có “Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ”!


Thất vọng được Phái đoàn Việt Nam cố gắng che giấu, nhưng vẫn lộ ra một cách trần trụi.

Trong vỏn vẹn 1 giờ đồng hồ hội đàm Mỹ - Việt giữa đại diện Hoa Kỳ là Tổng thống Donald Trump với một trong những đại diện Việt Nam là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 31/5/2017, bất chấp món quà 8 tỷ USD giá trị thương mại (nếu có thật) mà ông Phúc cho biết các doanh nghiệp Việt đã ký kết với giới doanh nghiệp Mỹ, đã không có bất kỳ từ ngữ nào được Trump sử dụng, dù chỉ mang tính hàm ý, nói về “Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ”.

Để suy gẫm

Sau cùng khi nhìn thấy những điều có thể nhân danh thượng đế mà làm,
thì ngưởi ta tự hỏi còn lại gì cho quỷ dữ thực hiện.

Việt Nam: Bãi chứa thiết bị, công nghệ lạc hậu của Trung Quốc

Đôi giòng:
Tình trạng nhập nhà máy, thiết bị vào VN từ TQ thật sự là nhập ‘rác’ vào Việt Nam là điều mà không ít người không biết đến. Ta có thể ngờ rằng các quan tham tại VN đã nhận được những món lại quả nặng túi, chưa kể tới quyền quyết định tối hậu vẫn nằm trong tay nhiều ông quan nói tiếng Việt còn ngọng! (Blog Sầu Đông)

VIỆT NAM (NV) – Môi trường sống của hàng trăm triệu người Việt đang bị đe dọa bởi việc nhập cảng thiết bị, công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm cao từ Trung Quốc. Đó là cảnh báo của ông Nguyễn Ngọc Linh, một Thứ trưởng của Bộ Tài nguyên – Môi trường, tại một hội nghị bàn về môi trường và phát triển bền vững, vừa diễn ra ở Vũng Tàu.

(Quý bạn nhấn vào đây để dọc toàn văn trên Người Việt (Cali.)

07 June 2017

Để suy gẫm

Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi.
(I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.) Mahatma Gandhi.

06 June 2017

Ảnh đẹp NT

Như Thương ngoài tài làm thơ còn là một người săn ảnh tài tử. Sau đây là một số bức ảnh mới nhất của Như Thương - chụp cảnh bờ biển Florida nơi thi sĩ cư ngụ:

"Sóng Biển và Cỏ":



MUỐN TRÁCH NGƯỜI MÀ KHÔNG NỠ, TÌNH ƠI!

Trần Việt Long

Bài thơ "Thư Cuối Ngày Gửi Em Brigitte" được cho là của nhà ngân hàng (banker) André-Louis Auzière viết cho người vợ cũ là Brigitte Trogneux khi nàng chính thức trở thành Đệ Nhất Phu Nhân Pháp Quốc tại Điện Elysee khi chồng của nàng, ông Emmanuel Macron, tuyên thệ nhận chức Tổng Thống Cộng Hòa Pháp.  Thật ra bài thơ này không phải của ông André-Louis Auzière đâu mà do một người Việt Nam ẩn danh sáng tác bằng Việt ngữ.  Do vậy không thể có nguyên tác bằng Pháp ngữ được.

Đây là một bài thơ hay về vần, điệu nhưng nội dung thì rất văn hóa Việt về tâm lý người đàn ông trong xã hội nông nghiệp ươm đượm tinh thần Nho giáo.

Để hiểu rõ bài thơ không phải của André-Louis Auzière, chúng ta cần phải để ý đến ít nhất là ba giai đoạn của cuộc tình Macron và Trogneux:

01 June 2017

Tháng tư đọc lại "Một con gió bụi" của Trần Trọng Kim, sử liệu

NGUYỄN CAO QUYỀN

Năm 1945 Thế Chiến II kết thúc. Đầu năm này, Nhật đảo chánh Pháp ở Đông Dương.  Sau cuộc đảo chánh, Nhật tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam và tiếp tục cho hoàng đế Bảo Đại tại vị.

Ngày 17/4/1945 nội các Trần Trọng Kim thành lập. Đây là chính phủ dân chủ đầu tiên của Việt Nam.  Tuy chi tại chức có 4 tháng nhưng thủ tướng họ Trần và nội các của ông đã thực hiện được một số việc trọng đại cho đất nước.

Thành tích quan trọng nhất mà chính phủ Trần Trọng Kim đã thực hiện được là thâu hồi độc lập cho tổ quốc : ngày 20/7/1945 toàn quyền Nhật Tsuchihachi đồng ý trả lại ba thành phố Hà Nội, Hải Phòng,  Đà Nẵng  và ngày 8/8/1945 trao trả Nam Bộ cho chính quyền trung ương.

Thủ tướng Trần trọng Kim đã thu hồi trọn vẹn lãnh thổ của tổ quốc từ tay phát xít Nhật mà không tốn một giọt máu. Nhưng ngay sau khi được thu hồi, nền độc lập này đã bị Việt Minh phá hỏng và hậu quả là đất nước đã bị điêu linh trong chiến tranh, chết chóc, thù hận và tụt hậu, như mọi người đều đã thấy.

*

Thủ tướng Trần Trọng Kim sinh năm 1883 tại Hà Tĩnh.   Năm1905 ông sang Pháp du học tại trường sư phạm Melun.  Năm 1911 ông về nước làm nghề dạy học.  Năm 1942 ông giữ chức thanh tra tiểu học miền Bắc. Ngày 2/4/1945  ông được vua Bảo Đại vời ra Huế.  Ngày 16/4/1945  ng chấp nhận đề nghị của vua Bảo  Đại, đứng ra lập chính phủ.

Lịch sử lại mất thêm một nhân chứng: Ông Nguyễn Minh Cần

Vũ Thư Hiên

“Ở mọi nước cộng sản ta đều thấy hiện tượng xã hội xuống cấp, suy đồi – ông tâm sự – Nguyên nhân là mọi con đường dẫn tới cái Thiện tâm linh đã bị huỷ hoại tận gốc. Mọi xã hội cộng sản rồi sẽ tiêu vong, điều đó tất yếu, nhưng cái còn lại sau sự sụp đổ của nó mới là cái đáng sợ hơn hết – sự trống vắng mọi niềm tin..."


Tháng 5, lại nhớ thương một người đã xa ta.

Đành rằng đã 88 tuổi trời, ông có chia tay với chúng ta âu cũng là lẽ thường. Nhưng mới hôm nào còn được nghe tiếng ông sang sảng bên kia đầu dây, mà hôm nay không còn có thể trò chuyện với ông nữa, thì tin ông mất vẫn cứ làm tôi choáng váng, như thể tin không thực. Cảm giác của con người là vậy – chúng ta quen thấy mọi vật như một cái gì đó vĩnh hằng, cho đến khi không thấy nữa mới biết là không còn.

Cuộc đời Nguyễn Minh Cần gắn liền với lịch sử Việt Nam cận đại. Rõi theo những khúc quanh của cuộc đời ông bằng con mắt chăm chú ta có thể thấy những bước dịch chuyển của tư duy hướng Thiện của những người như ông trong bối cảnh cái Ác lộng hành.

VN thuê chuyên gia vận động hành lang tại Washington

"VN thuê chuyên gia vận động hành lang tại Washington với mức chi phí 30 ngàn đô la một tháng".
 
Hãng tin Reuters nói rằng để có được cuộc gặp gỡ với Tổng thống Trump tại Washington DC, chuyến đi khiến ông Phúc trở thành nhà lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên tới thăm Toà Bạch ốc kể từ khi Hoa Kỳ có chính phủ mới, phía Việt Nam đã có một quá trình vận động từ trước đó rất lâu. "Chuyến đi phản ánh kết quả của các cuộc trao đổi qua điện thoại, thư từ, các mối quan hệ ngoại giao và các chuyến thăm ở cấp thấp vốn đã được khởi động từ trước khi ông Trump nhậm chức tại Washington, nơi Việt Nam thuê một chuyên gia vận động hành lang (lobbyist) với mức chi phí là 30 ngàn đô la một tháng," Reuters viết.

(BBC tiếng Việt)

TRÁI TIM TÔ THỊ, thơ


TRÁI TIM TÔ THỊ

Ta sẽ về ngắm rừng xanh mà ngỡ...
Rặng núi nào tay chạm đến tầng mây
Nghe hồn nước thịnh suy hồi trăn trở

Dâu bể nào sầu trăm nỗi khôn khuây

Ta sẽ về... sao biển buồn như khóc

Rặng san hô chết tức tưởi nghẹn ngào
Cá dạt về trôi theo dòng nước độc
Làng dân chài rồi sẽ sống ra sao

Mặn phèn chua hay đục ngầu mùa lũ
Ta sẽ về nếm cả một dòng sông
Bên dòng kinh vó cá chờ trăng ngủ
Đêm quê mình, hương ngát cả mênh mông


Ta sẽ về đất thơm ngày gieo mạ
Rạo rực chiều ngồi ngắm lúa trổ bông
Gió phù sa thân biếc xanh nghiêng ngả
Ngậm sữa non nuôi trăm nhánh đòng đòng

Ta sẽ về nghe ầu ơ...con ngủ
Nhịp võng đưa tiếng kẽo kẹt sau hè
Mẹ chắt chiu ru con lời chinh phụ
Ca dao buồn thăm thẳm cõi lòng se

Ta sẽ về … tiếng ê a con trẻ
Tập đánh vần lời quê mẹ nằm nôi
Nghe thánh thót như chim sâu, chim sẻ
Cha mỉm cười nhìn trầu đỏ thắm môi

Ta sẽ về nướng con cua con cá
Đốt lửa rơm ngồi nhậu với xóm giềng
Ly rượu đế xoay vòng chừng thiệt đã…
Chỉ tóc em thơm bồ kết...thật hiền

Ta sẽ về tìm trái tim Tô Thị
Trên đỉnh đồi người hóa đá nghìn thu
Trời cao thẳm thấu tấc lòng chung thủy
Đá rêu phong lặng lẽ chốn mây mù

Như Thương

Càng ngày càng man rợ

Người Buôn Gió

Tình hình nhân quyền Việt Nam từ đầu năm 2016 trở lại đây có vẻ càng ngày càng man rợ theo đúng nghĩa của từ này. Nếu thống kê số lượng những người bị bắt giữ vì bất đồng chính kiến thì đây là quãng thời gian có mật độ dày đặc nhiều vụ nhất so với những năm trước đây.

Nguyên nhân chính của vụ việc này là do sau đại hội 12 tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nắm trọn quyền lực, là một người trung thành chủ nghĩa chuyên chế cộng sản, ông ta chọn đường lối thân với Trung Cộng và không màng đến những quan hệ với phương Tây.

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...