Tác giả: Leo Timm, Epoch Times |
Dịch giả: Phạm Duy
(Đại Kỷ Nguyên)
Dịch giả: Phạm Duy
(Đại Kỷ Nguyên)
Cập nhật: Hôm thứ Ba, Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague ra phán quyết ủng hộ Philippines trong tranh chấp pháp lý trên Biển Đông, khi kết luận Bắc Kinh không có bất cứ cơ sở pháp lý nào để tuyên bố quyền lịch sử ở khu vực này.
Cuộc chiến pháp lý kéo dài về tranh chấp Biển Đông được khởi xướng bởi Philippines và được phán quyết vào ngày 12 tháng 7 bởi Tòa Trọng tài quốc tế ở The Hague (Hà Lan), đã gây được rất nhiều sự chú ý – đặc biệt là từ các nhà cầm quyền Trung Quốc, những người đã miêu tả vụ kiện như là “lạm dụng luật pháp”, “gây tranh cãi rộng khắp” hoặc không hơn “một tờ giấy ném vào sọt rác”.
Nhưng ngay cả khi Bắc Kinh nhanh chóng bác bỏ thẩm quyền của Tòa Trọng tài Thường trực, trong khi vẫn tìm cách xây dựng một bộ mặt hợp pháp cho các luận điểm riêng của mình, đã có những dấu hiệu cho thấy chế độ Trung Cộng đã cố gắng gây ảnh hưởng đến kết quả quyết định [của Tòa Trọng tài], một cách bí mật.
Trong tháng 11 năm 2013, vài tháng sau khi nhà chức trách Philippines khởi xướng vụ kiện, đại sứ Trung Quốc tại Vương quốc Anh đã yêu cầu một cuộc gặp với Chủ tịch Tòa Trọng tài, mặc dù đất nước của ông đã công khai từ chối Tòa Trọng tài.
Phản ứng [của Tòa Trọng tài] là khôn khéo nhưng rõ ràng: như nhận xét của phóng viên Philippines Alfredo C. Robles, Jr. trong một bài đăng trên blog ngày 10 tháng 7, Toà Trọng tài đã gửi lời nhắc nhở đến các bên tham gia, yêu cầu phải kiềm chế trong việc giao tiếp gần gũi với các thành viên [của Tòa Trọng tài].
“Nếu một Bên muốn bày tỏ những quan điểm của mình về những vấn đề tranh chấp, cần lưu ý rằng những ý kiến như vậy sẽ phải được gửi đến cho tất cả các thành viên của Tòa Trọng tài, Ban thư ký và Bên kia”, Tòa Trọng tài đã nêu rõ.
Tòa Trọng tài cũng tuyên bố rằng trước đây một đại diện của Đại sứ quán Trung Quốc đã thảo luận các vấn đề không chính thức với Ban Thư ký của Tòa Trọng tài.
Biển Đông nằm giữa Philippines, Malaysia, Việt Nam, và bờ biển phía nam của Trung Quốc, và tạo thành một điểm nút thương mại chiến lược, tiếp cận với các cảng lớn như Hồng Kông, Singapore, Manila, và Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn). Trong khi 6 nước đưa ra các tuyên bố mâu thuẫn lẫn nhau [về chủ quyền] đối với các rạn san hô và các đảo nhỏ và các vùng biển xung quanh, thì “đường chín đoạn” nổi tiếng xấu của Trung Quốc, lại bao gồm gần như toàn bộ khu vực [Biển Đông].
Quân đội Trung Quốc đã thúc đẩy sự phát triển đều đặn ở khu vực bằng việc cải tạo đất đai từ các rạn san hô và những khu vực địa lý trước đây không thể đi qua được. Ví dụ như Đá Vành Khăn đã được biến thành một hải cảng và căn cứ không quân có diện tích 680 mẫu Anh, với một đường băng có khả năng tiếp nhận các máy bay chiến đấu phản lực.
Mặc dù không thừa nhận Trọng tài ở The Hague, coi đó như một vấn đề hoàn toàn không quan trọng và không có cơ sở pháp lý, Bắc Kinh dường như điên cuồng cố tránh một danh tiếng là coi thường luật pháp quốc tế, mà có thể gây tổn hại đến thế giới quan [và danh tiếng] hiện nay của mình. Trong những tuần gần đây, hàng chục bài viết về Biển Đông và Tòa Trọng tài đã xuất hiện trong các ấn phẩm quân sự của Trung Quốc, tất cả đã miêu tả sinh động những quan điểm của chính quyền Trung Quốc như vượt trội về mặt pháp lý, và được công nhận rộng rãi hơn so với những gì của Tòa trọng tài thường trực tại The Hague.
Trong lời nhắc nhở của tòa trọng tài tới tất cả các bên được đại diện trong trọng tài, phóng viên Robles đã viết, “Trung Quốc đã được lịch sự ‘khuyến khích'” tránh tiếp xúc riêng với các thành viên Tòa Trọng tài. Tòa Trọng tài dường như đã cố tình hành động để không làm mích lòng bất cứ bên nào.
Phóng viên Robles cũng đã đưa ra một vài câu hỏi về phía Trung Quốc: “Trung Quốc hy vọng đã đạt được điều gì thông qua các cuộc tiếp xúc như thế này? Chắc chắn không phải là để chấm dứt vụ kiện? Liệu Trung Quốc có tin rằng họ có thể gây ảnh hưởng lên Chủ tịch Tòa Trọng tài hay không sau khi thất bại trong việc ngăn cản Philippines tiến hành vụ kiện?”.
(Nguồn: Đại Kỷ Nguyên)
Cuộc chiến pháp lý kéo dài về tranh chấp Biển Đông được khởi xướng bởi Philippines và được phán quyết vào ngày 12 tháng 7 bởi Tòa Trọng tài quốc tế ở The Hague (Hà Lan), đã gây được rất nhiều sự chú ý – đặc biệt là từ các nhà cầm quyền Trung Quốc, những người đã miêu tả vụ kiện như là “lạm dụng luật pháp”, “gây tranh cãi rộng khắp” hoặc không hơn “một tờ giấy ném vào sọt rác”.
Nhưng ngay cả khi Bắc Kinh nhanh chóng bác bỏ thẩm quyền của Tòa Trọng tài Thường trực, trong khi vẫn tìm cách xây dựng một bộ mặt hợp pháp cho các luận điểm riêng của mình, đã có những dấu hiệu cho thấy chế độ Trung Cộng đã cố gắng gây ảnh hưởng đến kết quả quyết định [của Tòa Trọng tài], một cách bí mật.
Trong tháng 11 năm 2013, vài tháng sau khi nhà chức trách Philippines khởi xướng vụ kiện, đại sứ Trung Quốc tại Vương quốc Anh đã yêu cầu một cuộc gặp với Chủ tịch Tòa Trọng tài, mặc dù đất nước của ông đã công khai từ chối Tòa Trọng tài.
Phản ứng [của Tòa Trọng tài] là khôn khéo nhưng rõ ràng: như nhận xét của phóng viên Philippines Alfredo C. Robles, Jr. trong một bài đăng trên blog ngày 10 tháng 7, Toà Trọng tài đã gửi lời nhắc nhở đến các bên tham gia, yêu cầu phải kiềm chế trong việc giao tiếp gần gũi với các thành viên [của Tòa Trọng tài].
“Nếu một Bên muốn bày tỏ những quan điểm của mình về những vấn đề tranh chấp, cần lưu ý rằng những ý kiến như vậy sẽ phải được gửi đến cho tất cả các thành viên của Tòa Trọng tài, Ban thư ký và Bên kia”, Tòa Trọng tài đã nêu rõ.
Tòa Trọng tài cũng tuyên bố rằng trước đây một đại diện của Đại sứ quán Trung Quốc đã thảo luận các vấn đề không chính thức với Ban Thư ký của Tòa Trọng tài.
Biển Đông nằm giữa Philippines, Malaysia, Việt Nam, và bờ biển phía nam của Trung Quốc, và tạo thành một điểm nút thương mại chiến lược, tiếp cận với các cảng lớn như Hồng Kông, Singapore, Manila, và Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn). Trong khi 6 nước đưa ra các tuyên bố mâu thuẫn lẫn nhau [về chủ quyền] đối với các rạn san hô và các đảo nhỏ và các vùng biển xung quanh, thì “đường chín đoạn” nổi tiếng xấu của Trung Quốc, lại bao gồm gần như toàn bộ khu vực [Biển Đông].
Những tuyên bố [chủ quyền] của các quốc gia khác nhau tại Biển Đông (Ảnh: VOA)
Quân đội Trung Quốc đã thúc đẩy sự phát triển đều đặn ở khu vực bằng việc cải tạo đất đai từ các rạn san hô và những khu vực địa lý trước đây không thể đi qua được. Ví dụ như Đá Vành Khăn đã được biến thành một hải cảng và căn cứ không quân có diện tích 680 mẫu Anh, với một đường băng có khả năng tiếp nhận các máy bay chiến đấu phản lực.
Mặc dù không thừa nhận Trọng tài ở The Hague, coi đó như một vấn đề hoàn toàn không quan trọng và không có cơ sở pháp lý, Bắc Kinh dường như điên cuồng cố tránh một danh tiếng là coi thường luật pháp quốc tế, mà có thể gây tổn hại đến thế giới quan [và danh tiếng] hiện nay của mình. Trong những tuần gần đây, hàng chục bài viết về Biển Đông và Tòa Trọng tài đã xuất hiện trong các ấn phẩm quân sự của Trung Quốc, tất cả đã miêu tả sinh động những quan điểm của chính quyền Trung Quốc như vượt trội về mặt pháp lý, và được công nhận rộng rãi hơn so với những gì của Tòa trọng tài thường trực tại The Hague.
Trong lời nhắc nhở của tòa trọng tài tới tất cả các bên được đại diện trong trọng tài, phóng viên Robles đã viết, “Trung Quốc đã được lịch sự ‘khuyến khích'” tránh tiếp xúc riêng với các thành viên Tòa Trọng tài. Tòa Trọng tài dường như đã cố tình hành động để không làm mích lòng bất cứ bên nào.
Phóng viên Robles cũng đã đưa ra một vài câu hỏi về phía Trung Quốc: “Trung Quốc hy vọng đã đạt được điều gì thông qua các cuộc tiếp xúc như thế này? Chắc chắn không phải là để chấm dứt vụ kiện? Liệu Trung Quốc có tin rằng họ có thể gây ảnh hưởng lên Chủ tịch Tòa Trọng tài hay không sau khi thất bại trong việc ngăn cản Philippines tiến hành vụ kiện?”.
(Nguồn: Đại Kỷ Nguyên)
No comments:
Post a Comment