09 July 2016

Lương Thiện Là Gì?


Vài hình ảnh Lương Thiện
Trong truyện ngắn "Chân Dung Một Cô Gái Việt Nam" của nhà văn Tâm Thanh - đăng trên TTR - Friday, November 25, 2011 - tác giả bất ngờ chấm dứt câu chuyện làm choáng váng người đọc với một câu ngắn gọn: "Nương thiện là gì?"

Dưới đây là những mẩu tin tức có thực đã xẩy ra tiêu biểu cho những tiêu chuẩn đạo đức con người, xin viết ngắn lại dưới đây để chúng ta cùng đọc.

16 triệu đô la trả ơn:

Ken Granda nói: "Chăm sóc cho công nhân viên của bạn, họ sẽ chăm sóc cho bạn".

Đó là một châm ngôn xử thế của những doanh nhân thành công. Lao tư lưỡng lợi, cùng nhau hợp tác, người bỏ tiền của và người bỏ công sức đều nghĩ đến nhau thì công ty sẽ thành công. Điều khác biệt ở đây là một công ty đã bán cho chủ mới mà chủ cũ vẫn nghĩ đến những công nhân viên đã làm việc cho mình.

Austrailian Ken Grenda, ông ty xe đò có trụ sở ở Melbourne, Úc, bán cho công ty Ventura, đã trích ra 16 triệu Mỹ Kim (15 triệu Úc kim) để đền ơn các công nhân viên trung thành với công ty. 

Công ty thiết lập cách đây 66 năm và có 2000 công nhân viên. Tiền thưởng trung bình mỗi người được hưởng là $8500 cho dù đại đa số những công nhân viên cũ vẫn còn được chủ mới lưu dụng.

Ông Grenda (con) chủ nhân và cũng là giám đốc quản trị công ty nói rằng cha ông nói đến chuyện bán công ty và muốn đền ơn cho công nhân viên của mình. Báo chí nói chủ nhân của công ty này là ông chủ tốt nhất.

Nhưng trước hết biết ơn là một cử chỉ lương thiện.

Châu về Hợp phố

Mặt Sáng của xã hội coi việc một người lạ trả lại chiếc ví còn nguyên tiền cho người bị thất lạc là một hành vi lương thiện. Khi còn nhỏ tôi thấy báo chí Sài Gòn năm xưa kể chuyện một nông đân đủng đỉnh trên đường cầy ruộng về treo lủng lẳng trên chiếc cầy một gói bạc nhặt được và đã trả lại cho người chủ đã đánh rơi khi người này quay xe lại đi tìm. Một đặc biệt nữa là người nông dân nhất định từ chối không nhận số tiền "trả ơn" của người chủ gói bạc. Đó là một trong những trường hợp cá biệt đáng ca tụng. Tính lương thiện đi đến mức đại đồng mới là chuyện hiếm thấy.

Người Á Đông có cái thú thích giữ tiền mặt trong nhà, nhất là các cụ già. Họ không để hết tiền vào trong ngân hàng mà để một số trong tủ sắt.

Trong thiên tai nhị trùng động đất sóng thần tháng Ba năm 2011 ở Nhật Bản, số ví, cặp, tủ sắt trong những chiếc xe, những ngôi trôi lềnh bềnh khắp nơi. Những toán cứu cấp và những người tốt bụng đã giao nộp những tài sản này cho các trụ sở cảnh sát để truy tầm và hoàn trả cho chủ nhân. Nhờ vào những giấy tờ tùy thân, những chứng từ pháp lý, địa chỉ đựng bên trong, nên tài sản gồm tiền mặt và tư trang đã được hoàn về cho chủ hay những thừa kế.

Sau ba tháng kể từ lúc thiên tai xẩy ra 96% tủ sắt đã được hoàn trả. Số tiền mặt tổng cộng tương đương 78 triệu Mỹ kim (gần 4 tỷ Yen) đã tìm được trong các đống rác gồm 48 triệu đựng trong ví, trong cặp...và 30 triệu trong tủ sắt.

Nhận thức về đạo đức của dân Nhật phải nói đã đạt đến cấp quốc gia, hiếm thấy và thật đáng khâm phục và noi theo.

Điền Thảo

No comments:

Post a Comment

Thất Bại Nhục Nhã Của Truyền Thông Định Hướng

TTR: Cho đến năm 2015 khi Donald Trump ra tranh cử tổng thống Mỹ thì chưa có một ứng viên tranh chức tổng thống nào, hay rộng hơn, một chức ...