24 November 2014

Góp ý về chuyện "Nước Mỹ gian hùng"

Trong video đăng mới đây trên TTR, ông Nguyễn Xuân Nghĩa (NXN) trả lời người phỏng vấn Đinh Quang Anh Thái (Báo Người Việt) đã dùng hình dung từ "gian hùng" mô tả chính sách của Hoa Kỳ (HK). Chúng ta thử lạm bàn xem tĩnh từ này ông Nghĩa xử dụng có được chính xác hay không?

Sau khi kinh tế gia NXN dẫn chứng những hành động của quân dân Hoa Kỳ trong các cuộc thế chiến I, II, và trong thời kỳ can dự vào Việt Nam, ông kết luận HK tuy là một nước tự do dân chủ nhưng cũng còn là một nước gian hùng.

Đọc sách vở hay lịch sử chúng ta không ai lạ gì hai chữ "gian hùng". Gian phản nghĩa là minh (thí dụ như có người tuy gian hùng dối trá nhưng tự đặt tên cho mình là Chí Minh). Gian là gian dối, gian xảo, gian trá.

Chữ "hùng", sau chữ gian, có thể giải là hung hiểm không phải anh hùng hay là gấu mà là đầu gấu v.v. . . .

Đọc truyện Tam Quốc Chí người đời sau gán cho nhân vật Tào Tháo hai chữ 'gian hùng' hay hiểm ác.

Chuyện gán cho một quốc gia như Hoa Kỳ (HK) là "gian hùng" thiết nghĩ là quá đáng.

Sau nửa thế kỷ bây giờ người ta thấy rõ ai là gian, ai là minh và quốc gia nào gian ác, chủ nghỉa nào lấy xương máu con người làm làm phương tiện đạt tư lợi.

Chính sách gian hùng, ác hiểm có lẽ nên dùng để chỉ các nước cộng sản mới phải như bọn cầm quyền tại Bắc Kinh và Hà Nội hiện nay. Chính sách đối nội và đối ngoại của bọn chúng quả là gian hùng, ác hiểm. Thế nhưng người dân trong nước có ai dám nói ra điều ấy tất sẽ bị tù mọt gông.

Ở Hoa Kỳ ai muốn phê bình chính sách nhà nước ra sao, xin cứ nói. Như kinh tế gia NXN chẳng hạn, cảnh sát chẳng hề đến nhà hỏi thăm, chẳng hề bị côn đồ của nhà nước thuê mướn chận đường đánh cho dập mỏ. Chính sách di dân của HK hào phóng nhất thế giới. Người dân xấu số của một nước bị trù dập bởi chính quyền hà khắc của nước mình, buồn thay, lại được chính Nước Mỹ giang tay ra cứu vớt.

Chủ nghĩa cô lập Monroe "Châu Mỹ là của người Châu Mỹ" vào lúc cao điểm nhiều người hưởng ứng đã khóa đôi tay chính phủ Mỹ. Rồi thể chế dân chủ gần như hoàn bị của Mỹ giúp dân, báo chí, quốc hội kiểm soát chính sách của chính phủ. Việc đưa quân tham chiến tại hải ngoại không phải chuyện dễ dàng như tại các nước độc tài. Thế cho nên HK chuyển hướng và can dự "chậm trễ" vào các cuộc Thế Chiến có thể hiểu được. Mà trễ còn hơn không.

Theo sử gia William Durant (The Story of Civilization): Nước Pháp đã được Đế Quốc La Mã cứu thoát khỏi "rợ" phương bắc xâm lăng thời cổ sử. Trong thế chiến II, Mỹ đã giải thoát Pháp khỏi sự thống trị của Đức. Thế rồi một ngày kia khi bị xâm lăng ai sẽ giải thoát cho nước Pháp khi không còn HK?

Tất nhiên muốn giữ cho đất nước vũng mạnh (để giúp dân mình và đôi khi dân các nước khác), HK không thể để quyền lợi của mình bị nguy hại, không thể để Hoa Kỳ không còn là HK nữa. Nguyên tắc bang giao quốc tế luôn luôn dựa trước hết vào quyền lợi. Nguyên tắc thực tiễn này không phải chỉ có HK áp dụng mà cho mọi quốc gia trên thế giới. Có điều nếu nước Mỹ giầu mạnh các nước khác còn có "xơ múi", chứ nếu Hoa Lục giầu mạnh, các nước khác chắc chắn trở thành nô lệ ít nhiều về ít nhất một mặt nào đó.

Hoa Kỳ là một nước nhân bản, giàu lòng nhân ái và thực tiễn chứ không phải một nước gian hùng.

Phó thường dân HK

No comments:

Post a Comment

Cái Đêm Hôm Ấy . . . Đêm Gì?

TTR: Chắc chắn không ai đọc được những bài ký sự như thế này mà còn có thể hình dung ra cảnh người dân bị bóc lột tàn bạo, phi nhân hơn nữa ...