31 January 2011

Bộ mặt VN hôm nay

Nhà cửa VN

Trẻ thơ VN

Mẹ già VN

Lao động VN

Nét mặt VN

Công tử tư bản đỏ VN lấy vợ


Máy bay đại gia đỏ VN
(Chiếc King Air của bầu Đức trên sân bay Pleiku. Ảnh: P.H.)

Họ làm gì mà giàu đến thế?
**

(NĐĐ, NT, NH, sưu tập)

Cười tí tỉnh


Khen thay tạo hóa khéo vẽ vời
(NT "lục lọi")

30 January 2011

Vài con số

Ngày 18 tháng 1, 2011, bạn đọc từ VN ghé thăm Diễn Đàn đông hơn cả từ Hoa Kỳ:
Viet Nam                 97
Hoa Kỳ                   79
Canada                    17
Pháp                          4
Úc                             2
Đức                           1
Na Uy                        1
Thế nhưng tuần này số người từ VN ghé thăm TTR giảm sút mạnh, chắc là bận rộn ăn Tết, hoặc quá chén nên hơi xỉn.
United States               679
Vietnam                       192
Canada                         172
Australia                        46
France                           32
Germany                       12
United Kingdom           11
Norway                           5
Netherlands                    3
Slovenia                          3
( Slovenia là một nước nhỏ tách ra từ nước Nam Tư cũ)

Cười tí tỉnh

ĐÀN BÀ

Một người đàn ông hỏi Đức Chúa trời:
- Tại sao Ngài sinh ra người đàn bà đẹp như thế ?
Đức Chúa trời trả lời :
- Như vậy con mới yêu cô ta .
Người đàn ông:
- Vậy tại sao Ngài tạo ra người đàn bà cũng ngu ngốc nữa?
Đức Chúa trời trả lời :
- Để cô ta yêu thương con ....

Gần Tết, chưa vui , vẫn còn nhiều suy nghĩ

Mời quý anh chị đọc bài nhận định có link dưới đây của LS Đinh Thạch Bích
BẠI LỘ CHÂN TƯỚNG “MỘT BỘ PHẬN” CỦA TÀU, VGCS HÃY HỌC BÀI HỌC CHÂU PHI ĐÒI TỰ DO

(NMT, mississauga giới thiệu)

29 January 2011

Falling Snow Brings Back The Scent: tranh mới A.C.La







Tuyết Đổ Hương Xưa
24x 24 Inch (61x61cm), Oil on canvas
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh
**
Trong bộ tranh tứ quý Xuân Hạ Thu Đông, chúng ta đã có Khúc Ca Nắng Hạ và Mùa Thu Ngại Ngùng. Bây giờ là bức mùa đông.

Thơ Luân Tâm

QUA CẦU GIÓ XUÂN
(Thân tặng Lâm Thanh và Xuân Muộn)

nằm em đùa lá cợt hoa
ngồi ta trêu gốc thông già quặp râu
Xuân mưa áo nắng qua cầu
cười em răng khễnh giăng câu cá kình

tha hương kỳ ngộ tam sinh
nhớ tê chân tóc thương mình đói tay
mò nghêu bắt hến đầu thai
m[ăn cam lột bưởi trồng khoai tưới bầu

ta chuối chát em bí đao
cũng hương cũng lửa cũng cau cũng trầu
trăng quen nũng nịu thì thào
như tiên như mộng như trao như đòi

tắm chung cổ tích học bơi
cắn chung hạt muối đổi đời tình nhân
vòng vo lưng trắng vai trần
thơm thơm ngọt ngọt gần gần xa xa…

Đinh Hùng giàu mộng dưới hoa (1)
ta nghèo trải thịt căng da em nằm
sợ gì tai vách mạch rừng
đầu rồng lưỡi rắn hang hùm thịnh suy

cùng về cùng đến cùng đi
tình dâng núi lửa ơn qùy chân kinh
vòng cưng ru điệu xiêu đình
hoa cười cỏ hát cây tình dỗ mưa

thu bồng tối hè cõng trưa
ao nhà gốc mít cày bừa gọi nhau
tham lam hôn khắp chiêm bao
chợt nghe hoa bướm xôn xao cùng mình…

lại giông bão lại lặng thinh
hứng hoa nâng trứng diễm tình thiên thu….

MD 03/01/07
LuânTâm

(1) “Mộng Dưới Hoa”: một bài thơ tình tuyệt tác của Đinh Hùng

28 January 2011

Chuyến bay thứ 10 xấu số.


Vào ngày  này 25 năm trước, Tàu Không Gian Challenger, nổ tung sau 73 giây rời bệ phóng gây thiệt mạng cho tất cả 7 phi hành gia đi theo. Đó là ngày 28 tháng 1, 1986. Biến cố là một thảm cảnh gây xúc động sâu xa trên toàn thế giới. mà hậu quả còn kéo dài cho đến ngày nay.

Trăng sao



 Nhìn hình đảo trên biển cả , người ta liên tưởng đến 
quốc kỳ một số nước như:

 Thổ Nhĩ Kỳ


và Tunisia

Truyện ngắn Phạm Tín An Ninh

Nghỉ hè ở Mallorca

Phạm tín An-Ninh

1-
Mallorca, một hòn đảo du lịch nổi tiếng của Tây Ban Nha, nằm trong quần đảo Balearic. Trước khi đến đây, vì nghĩ là đảo, nên tôi tưởng chỉ có rừng núi và biển cùng một vài làng mạc hay khu phố nhỏ. Nhưng tôi rất ngạc nhiên khi phi cơ đáp xuống phi trường Palma rộng lớn, kiến trúc tân kỳ, sang trọng còn hơn nhiều phi trường quốc tế khác mà tôi đã từng đi qua. Palma là thủ phủ tráng lệ của Mallorca, nằm trên một dãy đồi cao nhìn xuống biển xanh. Đặc biệt khu nhà thờ Cathedral nằm bên cạnh giáo đường Mussulman, gồm những kiến trúc độc đáo, nổi tiếng theo kiểu Mediterranean Gothic từ thế kỷ thứ 13.

Chiếc xe bus của công ty du lịch đưa chúng tôi đi qua vài thành phố cảng, sang trọng và sầm uất, nằm dọc theo bờ biển, để đến Alcudia, khu nghỉ mát nằm phía đông bắc Palma chừng ba giờ xe. Chúng tôi chọn nơi này, vì bờ biển đẹp, một cái vịnh nhỏ, nằm khuất sau dãy núi Victoria, nên không có sóng và khá an toàn cho trẻ em. Những em bé năm, sáu tuổi có thể lội ra cách bờ 50-60 mét.

Thực ra kỳ nghỉ hè này chỉ là món nợ mà vợ chồng tôi phải trả cho con bé cháu nội. Trước đây hai năm tôi hứa với cô bé là sẽ thưởng một kỳ nghỉ hè hai tuần lễ ở Mallorca nếu nó đọc và viết được tiếng Việt. Chúng tôi ở trong một khách sạn, đi bộ ra biển chừng vài phút. (Đa số khách sạn ở vùng này giống như những khu apartment, mỗi phòng trọ, ngoài các phòng ngủ, còn có phòng khách và bếp với đầy đủ dụng cụ nấu ăn). Ở Bắc Âu thời tiết lạnh đến bảy, tám tháng, không có nhiều dịp được ra biển tắm, nên con bé cháu nội rất mê biển. Sáng nào, mới vừa thức dậy, con bé cũng giục ông bà nội ra biển, mãi đến chiều, khi trời sắp tắt nắng mới chịu trở về. Đã vậy khi về đến khách sạn, cô bé còn xin được tiếp tục bơi lội trong hồ tắm của khách sạn đến tối mịt mới chịu vào phòng. Trong khi bà xã làm thức ăn, tôi có nhiệm vụ ngồi trên bờ hồ trông chừng con bé.

Ở đây, hầu hết khách du lịch đến từ Âu Châu, đa số là người Bắc Âu và Đức. Suốt tuần lễ đầu tiên, tôi không gặp người Á châu nào, ngoại trừ gia đình người Tàu làm chủ một nhà hàng buffet, sinh sống ở đây đã lâu năm. Một hôm, khi nằm trên chiếc ghế dựa bên hồ tắm nhìn trời, bất ngờ nghe cô bé cháu nội nói chuyện bằng tiếng Việt với một người nào đó. Nhìn xuống hồ tôi nhận ra một cô gái tóc đen đang tắm và đùa giỡn với con bé. Thấy tôi nhìn, cô gái lạ đưa tay vẫy, và nở một nụ cười chào tôi. Giữa một nơi xa lạ, người đồng hương dễ quen nhau.

Trưa hôm sau, trong lúc vợ chồng tôi nằm trốn nắng dưới cây dù lớn ngoài bãi tắm, con bé cháu nội dắt tay cô gái đến chào chúng tôi. Cô gái tự giới thiệu tên mình là Lam Khê, khoảng chừng 19, 20 tuổi, khuôn mặt khá xinh và đôi mắt thật to, tự nhiên dễ mến. Nhưng điều làm tôi chú ý chính là cái tên Lam Khê, trùng hợp với một địa danh vẫn còn đậm trong ký ức, cho dù cuộc đời thăng trầm đây đó của tôi còn có biết bao nhiêu cái tên để nhớ.

Còn được bao nhiêu

Bằng hữu tuổi cổ lai hy


Nguyễn Đắc Điều, Phạm Tín An Ninh, Đỗ Tiến Đức

Thơ Con Dâu HC

ĐOÀN QUÂN NÀO?

Có đoàn quân nào âm thầm,
Mà dũng cảm bền gan.
Có đoàn quân nào hiên ngang
Mà dịu dàng đằm thắm.
Từ rừng sâu núi thẳm,
Tận mũi, vịnh, cù lao,
Từ chót vót non cao,
Đến đảo xa bủa sóng.
Không thiết giáp, cà nông
Mà chỉ có tấm lòng chung thủy.
Không học trường Võ Bị,
Mà xuất quỉ, nhập thần
Từ hốc hẻm xa gần
Đều có bước chân đặt để.
Không học trường Đồng Đế
Mà chẳng nệ sình lầy.
Văn thư, tài liệu đủ dầy
Không một ngày Hành Chánh.
Đêm ngày di hành đạt mức
Không qua Thủ Đức, Quang Trung,
Không Hải, Lục, Không quân,
Mà mọi vùng xông xáo.
Đâu màng: Lào Kay, Trảng Táo
Chẳng ngại: Suối Máu, Đầm Dơi,
Dù: Đá Bạc mù khơi,
Mặc: nắng trời Thanh Hoá
Sá gì Phú Yên sỏi đá,
Bất chấp Mộc Hoá muỗi mòng.
Trèo đèo, lội suối, giang sông.
Vác, mang, đội, xách, gánh, gồng, thồ, khuân.
Hồng trần bạc mái đầu xanh,
Trắng ngà mắt biếc, long lanh lệ vàng.
Từ ngày giặc dữ ngập tràn,
Bỏ kim, bỏ bút, bò đàn, bỏ trâm.
Nhập vào đoàn ngũ âm thầm
Không lương, không chức, không diễn văn, dàn chào,
Không mai vàng, mai bạc, không sao
Chiến trường trang bị: thanh tao nụ cười.
Dấn thân, xuất trận một thời
Bể yên sóng lặng bây giờ, là ai?


Nguyễn Thị Ngoan
(Bà Xã của Nguyễn Thành Nhơn ĐS 6)
***

TB: Kính thưa Quý Anh

Có gì cường điệu, lộng ngôn,
Đoàn quân tan biến đâu còn hỏi tra.
Nay cơn bĩ cực đã qua,
Thái lai chung hưởng một nhà thảnh thơi.

Chúc Quý Anh An Cư Lạc Nghiệp

Báo cáo láo đã được chính người của chế độ xác nhận

Cuộn video này chỉ gửi đến các quý vị ở hải ngoai.
Đây là một người rất can đảm dám nói sự thật với mục đích xây dựng quốc gia.
Cầu Trời anh này không bị VC giết ngay (lời một người chuyển tiếp)



(CXThức và Ý Nga giới thiệu)

Cuộn video này chỉ gửi đến các quý vị ở hải ngoai.
Đây là một người rất can đảm dám nói sự thật với mục đích xây dựng quốc gia.
Cầu Trời anh này không bị VC giết ngay.

Xe hơi tương lai chạy bằng hydrogen

James May của đài BBC lái thử chiếc xe Hy-Wire do hãng GM sáng chế. Xe không cần đổ xăng, cũng không cần bình điện! Chiếc xe độc nhất vô nhị trên thế giới này xử dụng hydrogen fuel cell propulsion và lái bằng kỹ thuật "by-wire".



(NMT Mississauga giới thiệu)

27 January 2011

Cười tí tỉnh

Thơ 17 chữ

Có một anh rất nổi tiếng về làm thơ 17 chữ, tiếng tăm của anh bay ra khắp vùng, anh tự hào lắm. Một hôm, thấy có bà lớn cùng đám tùy tùng đang đi dạo, anh buông ngay một bài thơ:
Buổi chiều gió dịu êm
Có bà lớn dạo xem
Phong tư nhường chị Nguyệt
Đâm thèm!
Thoạt nghe 3 câu đầu, phu nhân khoái lắm. Nhưng khi nghe đến 2 chữ kết, bà nổi giận, quay gót vào nội phủ, kể cho chồng là quan tri phủ, nghe...

Nghe xong, quan tri phủ cũng rất cáu nhưng để bụng, đợi gặp dịp sẽ trị thằng ranh con lếu láo. Và dịp ấy xảy ra...

Vào đợt hạn hán nặng, Quan cho lập đàn cầu đảo liên tục vẫn chẳng thấy mưa rơi. Nhà thơ của chúng ta thấy chuyện đem dán ngay vào thiết đàn bài thơ.
Tri phủ cầu mưa rơi
Dân chúng sướng mê tơi
Nửa đêm mở cửa thấy
Trăng soi!
Quan cho bắt anh ta tra hỏi, anh ta nói là vua thơ 17 chữ, thấy vậy quan tri phủ nhìn quanh, thấy bức hoành phi chạm nổi 2 chữ "Tây Pha" của mình, bèn lấy đó làm đề bắt làm thơ. "Vua thơ 17 chữ" đọc liền một mạch :
Ngày xưa có Đông Pha
Ngày nay có Tây Pha...
Nghe qua 2 câu, quan đắc ý lắm! Thằng này ví mình với Tô Thúc, nhà thơ kiêm nhà đạo học có hiệu là Đông Pha lừng lẫy đời Tống bên Tàu đây. Chợt, quan giật bắn người khi nghe tiếp đôi câu cuối:
Hai người đem sánh lại:
Khác xa !
Thế này thì quá quắt và ... hỗn láo ! Quan tri phủ giận tái mặt, lệnh cho lính nọc anh học trò ra mà quất 17 trượng quắn mông để y nhớ đời. Rồi hằn học :

- Thằng học trò láo toét ! Bị đòn xong, xem ngươi còn đủ sức thơ thẩn nữa không?

Anh học trò lồm cồm đứng dậy, vừa xoa mông, vừa hít hà, vừa xuất khẩu thành thi:
Làm thơ mười bảy chữ
Bị đánh mười bảy hèo
Huống hồ hàng vạn chữ
Đi teo!
Vẫn máu ngang ngạnh! Quan tri phủ bèn yêu cầu lý trưởng quê anh buộc phải tống cổ thằng học trò biệt xứ.

Trên đường đi thì gặp ông chú họ, sau khi hỏi han tình hình, hai chú cháu ôm nhau khóc sướt mướt, Chợt chú bảo:

- Cháu thấy chưa? "Có tài mà cậy chi tài? Chữ tài liền với chữ tai một vần". Khi nào cháu cũng tự xưng là vua thơ 17 chữ, phút này sao không giỏi làm thơ 17 chữ nữa đi!

Anh học trò tức thì gạt lệ, ứng tác ngay bài tống biệt:
Làm thơ, bị đuổi làng
May gặp chú giữa đàng
Đôi ta cùng lệ nhỏ
Ba hàng!
Ông chú đột nhiên quay ra tát cho thằng cháu 1 phát, hóa ra ông chú bị chột mắt!!!

(Không rõ tác giả)
NQVõ giới thiệu

26 January 2011

Giới thiệu bài viết đáng chú ý: "Trần Trụi Giữa Bầy Sói"

Trần trụi giữa bầy sói

(Kính tặng các ông Bùi Tín, Lê Hồng Hà với sự khâm phục và lòng biết ơn)

Võ Chí Tâm
Giáo sư – Lão thành Cách Mạng
Quận I, Sài Gòn

“Trần trụi giữa bầy sói” là tên gọi của một cuốn sách nhưng lại phản ánh thực tế của dân Việt Nam bất hạnh vì bị chính quyền cộng sản thống trị, có nghĩa là cơ thể trần trụi của người dân bị đàn sói cộng sản xâu xé.

Tôi kể các bạn nghe chuyện thật như bịa ở Việt Nam trong thập niên đầu thiên niên kỷ này:

Hồi đầu năm nay (2010) có sáu vị tướng và một vị thứ trưởng đã nghỉ công tác, gặp Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Mở đầu buổi gặp, Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh hỏi ông Triết:
– Đồng chí có biết, cán bộ cao cấp, các tầng lớp trí thức và lão thành Cách Mạng nghĩ như thế nào về Đảng cộng sản, về Bộ Chính Trị không?

– Thưa có biết, nhưng chắc không biết nhiều như các bác. Xin cho nghe.

– Từ trước tới nay, người dân gọi các đồng chí bằng tên và chức danh hoặc ngược lại chức danh và tên (như Nông Đức Mạnh, Tổng Bí Thư Đảng cộng sản Việt Nam hoặc Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh). Nhưng lâu nay người dân gọi các đồng chí bằng tên không kèm theo chức danh và dùng đại từ “thằng” (thằng Mạnh, thằng Dũng v.v.) với thái độ căm ghét, khinh bỉ. Khi họ nghĩ lãnh đạo cao cấp đều là một lũ ăn hại đái bẩn, vô tích sự. Các uỷ viên bộ chính trị cũng đều “được” dân “kính trọng” gọi bằng “thằng” như vậy cả.
Vì sao?

Để trả lời câu hỏi này, xin dẫn ra đây một đoạn trong bài viết công phu, nghiêm túc của lão thành Cách Mạng, Cựu chiến binh Nam tiến Trần Bá (85 tuổi đời và hơn 60 năm tuổi đảng). Ông viết:
“Đảng cộng sản Việt Nam từ một tổ chức được toàn dân tin cậy yêu mến, thế giới ngưỡng mộ kính phục đã trở thành đảng cướp: cướp công, cướp quyền, cướp nhà, cướp đất. Cướp tất cả những gì đảng cần, bất chấp đạo lý, không còn liêm sỉ. Vậy mà lố bịch thay, trên các phương tiện thông tin đại chúng, đảng vẫn tô vẽ đại tự ‘Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm’ và thay vì kẻ khẩu hiệu ‘Trung với nước, Hiếu với dân’ như Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói, chính quyền cộng sản thời Lê Duẩn đã xuyên tạc trắng trợn thành ‘Trung với đảng, Hiếu với dân’. Ơ hay, đảng vì dân thì ‘dân trung’ còn có lý, chứ đảng cướp, đảng lưu manh gồm toàn đảng viên mất dạy cũng bảo ‘dân trung’ là sao?”
Xin lưu ý với bạn đọc, từ “đảng cướp” không nhằm ám chỉ riêng đảng cộng sản Việt Nam mà là từ chung chỉ các đảng cộng sản trên thế giới, đặc biệt là hai đảng cộng sản lớn (Nga và Tàu) với những lãnh tụ được cả thế giới tôn vinh và ngay cả Hồ Chí Minh ngộ nhận như Lênin, Stalin và Mao Trạch Đông.

Phát biểu trong đại hội lần thứ II của Đảng lao động Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Đảng ta và Bác có thể sai, nhưng thống chế Stalin và chủ tịch Mao Trạch Đông không bao giờ sai cả”. Thực tế là cả ba lãnh tụ kiệt xuất được đánh giá là thiên tài của cộng sản đã bị thế giới – những người hiểu biết và có lương tâm – cực kỳ phẫn nộ và lên án.

Chắc bạn đọc chưa tin lời tôi nói?

Xin tìm đọc “Sự thật về chế độ cộng sản” của Trung tướng Giáo sư Dmitri Volkogonov (*), Viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học Nga – người được phân trách nhiệm quản lý kho tài liệu tuyệt mật của Liên Xô (cũ). Kho tài liệu đồ sộ này gồm 78 triệu hồ sơ, trong đó có nhiều sắc lệnh, chỉ thị viết tay mang bút tích Lênin.

25 January 2011

Xem ảo thuật giữa tuần



(Đỗ Phan Xuân giới thiệu)

Loại bỏ Đa Nguyên là thủ tiêu Văn Hoá, Dân Tộc, và Tổ Quốc.

"Đa Nguyên là chắt lọc và nhận hưởng các Tinh Hoa mọi Nguồn Văn Hóa – Văn Minh của Nhân loại làm thành Kho Tàng Văn Hóa – Đạo Đức của Dân tộc, Tổ chức và Cá nhân mình. Bất cứ Dân tộc nào, Tổ chức nào không chấp nhận Đa Nguyên là tự Tàn Lụi, quay lưng lại với Văn Minh Thăng Tiến. Tổ chức nào khước từ Đa Nguyên là phản bội Dân tộc, chọn Ngu Xuẩn thay cho Khôn Ngoan, chọn Mù Tối thay cho Ánh Sáng, chọn Sai Lầm thay cho Đức Hạnh. Và vì thế, chọn Gian Ác thay cho Đạo Đức.

Hậu quả đòi buộc là phải Bưng Bít để chôn lấp Tội Ác. Muốn Bít Lấp phải Độc Quyền Bịt Miệng, Đàn Áp và Thủ Tiêu. Kết cục, loại bỏ Đa Nguyên là Thủ Tiêu Văn Hóa, Thủ Tiêu Dân Tộc – Tổ Quốc." 

(Linh mục Ta-đê-ô Nguyễn Văn Lý)

Thơ Ý Nga

GÀ NHÀ ĐỪNG ĐÁ NHAU!

Người không tóc biết đâu vẫn cần lược,
Và người mù chưa chắc chê ti vi
(Nghe âm thanh vẫn tường tận, chi ly;
Lược hiếm quý sẽ làm quà hoan hỷ)

Người tế nhị, làm gì cũng giữ ý
Thật đáng yêu! Kho Ái Nhỉ ê hề
Em nói sao cho có được người nghe
Đừng ngạo mạn lời nặng nề, đanh đá.

Cùng máu mủ phải từ tâm, hỷ xả
Đừng chờ ngày nhìn hòm gỗ cài hoa,
Mới thắp hương bày bát, đũa, thịt thà
Ngon chi mấy những thứ thừa, đưa tiễn?

Niềm phẫn hận chuyện san hà nguy biến
Lại là điều cần ghi khắc nhập tâm
Chết, sống theo cùng vận nước thăng trầm
Và suy gẫm tìm đường theo đến đích.

Em hãy tránh hàm hồ, vô tư cách
Em hãy đi bằng khí phách hùng anh,
Họa ngoại xâm, nung ý chí cho thành
Lòng cung kính báo ân người giữ nước!

Ý Nga, 22-1-2011.

Hành Chánh Miền Đông Hoa Kỳ

Vài Hình Ảnh Họp Mặt Tân Niên








24 January 2011

Moscow bị bom

 Chết chóc ở phi trường Domodedovo

24 Jan.- Một vụ đánh bom khiến 35 người vong mạng và 40 người khác bị thương tại phi trường đông đúc Moscow's Domodedovo, cách trung tâm thủ đô 40 km hướng đông nam. Chính quyền nói rằng có bàn tay của bọn khủng bố nhúng vào vụ sát hại này và hứa truy nã đến cùng.

Tháng Ba năm ngoái cũng đã có hai phụ nữ ôm bom tự sát làm thiệt mạng 40 người và 80 người khác bị thương ở một nơi trong hệ thống đường xe điện ngầm vào giờ cao điểm.

(BBC)

Cần Thơ

Trong Ký Ức Tôi

Triệu Huỳnh Võ, ĐS 6

Tôi sinh và lớn lên ở Cần Thơ cho tới lúc tôi học hết chương trình Trung Học Đệ Nhất Cấp tại Lycée Phan Thanh Giản (PTG) nhưng tôi không biết nhiều lắm về Cần Thơ. Rồi sau biến cố 1975, biết bao sự đổi thay đã xảy ra cho đất nước và dân tộc nhưng những hình ảnh thân yêu của quê tôi, Cần Thơ, trong những tháng năm trước 1975, không bao giờ xóa mờ trong ký ức tôi. Vì là ký ức nên không thể không có những sai sót, xin được niệm tình bỏ qua.

Ngược thời gian về thập niên 50, nếu đi từ Sài Gòn xuống tỉnh Cần Thơ, trên Quốc lộ số 4, thì phải đi qua phà Cần Thơ, xuyên qua sông Hậu Giang. Đứng trên phà, nhìn về phía bên kia sông là địa phận của quận Cái Vồn, nay là quận Bình Minh, người ta có thể nhìn thấy một ngôi nhà khá đồ sộ nằm ven con sông Hậu Giang. Đó là ngôi nhà của ông Năm Lửa, tức Trung Tướng Trần Văn Soái, Tư Lệnh Lực Lượng Phật Giáo Hòa Hảo. Trước khi nền Đệ Nhất Cộng Hòa ra đời, ông Năm Lửa đã đặt bản doanh tại đây. Sở dĩ ông có tên gọi là Năm Lửa vì ông đã từng lái xe hủ lô dùng để cán đường chạy bằng củi đốt lò. Rời phà Cần Thơ, trực chỉ về thành phố Cần Thơ, phải đi qua cây cầu sắt ngắn có tên là cầu Sáu Thanh. Gọi là cầu Sáu Thanh vì phía trong đất liền là một ngôi nhà khá lớn của một nhân vật có tên là Sáu Thanh. Hiện nay, cầu nầy không còn nữa. Qua khỏi cầu Sáu Thanh một đoạn là tới Ngã Ba Lộ Tẻ. Từ đây nếu rẽ về tay trái sẽ đi vào trung tâm thành phố Cần Thơ; nếu rẽ về tay phải sẽ đi vào liên tỉnh lộ dẫn đến các tỉnh Long Xuyên, Rạch Giá và Hà Tiên. Khoảng thập niên 60, Ngã Ba Lộ Tẻ được cải biến thành khu Bến Xe mới. Bến Xe mới là nơi xuất phát các đoàn xe đi các tỉnh Long Xuyên, Rạch Giá, Hà Tiên; hoặc lên Sàigòn; hoặc đi xuống các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau trên con đường chạy thẳng tắp từ đây về đến tận quận Cái Răng mà không phải đi qua trung tâm thành phố Cần Thơ.

Đường đi vào tỉnh lỵ Cần Thơ phải qua cây Cầu Đôi sắt kiểu Eiffel, bắc ngang qua rạch Cái Khế. Bên hông đầu cầu là nhà lồng chợ Cái Khế. Bên kia cầu là một ngôi biệt thự xinh đẹp nằm cạnh bờ rạch Cái Khế. Biệt thự này có thời đã được sử dụng làm nơi cư ngụ cho các vị chỉ huy quân sự cao cấp người Pháp, và sau nầy là căn cứ của Bộ Tư Lệnh Vùng 4 Chiến Thuật, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Qua khỏi cầu Cái Khế một khoảng ngắn thì tới khu Nhà Đèn, tên gọi nhà máy nhiệt điện của tỉnh. Đi tới là dinh Tỉnh Trưởng nằm về phía tay mặt, phía trái là một công viên nhỏ. Trước mặt dinh Tỉnh Trưởng là một bùng binh khá lớn, nơi xuất phát nhiều con đường. Một đường đâm thẳng ra Bungalow về hướng bờ sông Cần Thơ; bên trái đi ngang qua khám lớn Cẩn Thơ; bên phải là trụ sở Tòa Hành Chánh tỉnh. Một đường khác mang tên là De Lanoue, sau được đổi tên là đường Phan Đình Phùng, chạy dài từ dinh Tỉnh Trưởng xuống tận khu Cầu Xéo. Nơi đây có một nhà thờ họ đạo Thiên Chúa nằm ngay trong khu Xóm Cao Đài, nơi cư ngụ của những người theo đạo Cao Đài. Đường Phan Đình Phùng được coi như xương sống của thành phố chạy ngang qua Hãng bia BGI, Ty Bưu Điện, Tòa án, Tòa Thị Chính, Ty Cảnh Sát, Trường Tư thục Nam Hưng v.v. Một đường khác phát xuất từ dinh Tỉnh Trưởng hướng về Cầu Tham Tướng. Đoạn đầu, từ dinh Tỉnh Trưởng tới khu Đất Thánh Tây, cạnh chùa Cao Đài Một Mắt, có tên là đường Hòa Bình. Mọi người ở đây vẫn quen gọi là đường Hàng Xoài vì dọc theo đường có các hàng cây xoài cao, rợp bóng mát. Đoạn đường nầy chạy ngang qua doanh trại Bộ Tư Lệnh Vùng 4 Chiến Thuật của Quân đội VNCH và dẫn đến chùa Miên Theravada, trường học Thọ Nhơn của người Hoa, rồi tới chùa Cao Đài Một Mắt. Gọi là chùa Một Mắt vì trên tiền đình chùa có vẽ hình một con mắt thật to. Tiếp nối bên cạnh là khu Đất Thánh Tây, nghĩa trang cũ của người Pháp. Bắt đầu từ đây đường Hòa Bình đổi tên thành đường Lý Thái Tổ, chạy ngang qua Nhà Mổ. Nhà Mổ, tên gọi lúc đó của Nhà xác, nơi quàng những ngưòi vừa mới chết được chuyển đến từ bịnh viện của tỉnh để chờ được mai táng. Đường Lý Thái Tổ chạy dài tới cầu đúc Tham Tướng. Trước khi tới cầu đúc Tham Tướng khoảng vài trăm thước có một ngã ba, nếu rẽ về bên trái sẽ dẫn tới sân đá banh của tỉnh. Ở lề đường trên đầu cầu và bên dưới đầu cầu Tham Tuớng là chợ chồm hỏm. Chợ chỉ nhóm vào buổi sáng, khá sung túc và tấp nập quanh năm. Nhà của tôi lúc bấy giờ nằm trên đường Lý Thái Tổ, cách Nhà Mổ chừng vài trăm thước, nên từ nhà nhìn qua khu đất trống tôi có thể nhìn thấy Nhà Mổ và khu đất Thánh Tây. Chính vì được ở vị thế này nên tôi đã có dịp chứng kiến một số các sự kiện khá đặc biệt mà tôi sẽ kể sau.

Cần Thơ có nhiều địa danh bắt đầu bằng chữ Cái, như quận Cái Răng. Xung quanh quận Cái Răng còn có những điạ danh khác mang tên Cái Tắc, Cái Nay, Cái Gia, Cái Chanh, Cái Muồng. Riêng quận Ô Môn thì trong điạ phương chí của tỉnh ghi rõ đó là nguyên văn của tiếng Cămpuchia có nghiã là Người Con Gái Đẹp. Quận Ô Môn, cách tỉnh Cần Thơ khoảng 21 cây số, nằm trên tỉnh lộ nối liền các tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc, Rạch Giá và Hà Tiên.

Nói về thắng cảnh của Cần Thơ, người ta không thể không nhắc tới Bến Ninh Kiều, Đàn Tiên và Vườn Thầy Cầu.

23 January 2011

Lũ lụt lở đất ở Ba Tây

Tin cập nhật

800 người đã thiệt mạng và 400 người khác vẫn còn mất tích trong vụ lụt và sụp lở đất đồi trong vùng  đông nam Ba Tây tuần qua. Tin cho hay khoảng 1/3 nạn nhân ở tuổi vị thành niên, trong đó một hài nhi mới sinh được 5 ngày bị bùn trôi lấp. Đây là thiên tai lớn nhất trong lịch sử của Ba tây.

Nhân viên chôn cất nói rằng có nhiều con chó đã nằm bên mộ chủ của chúng canh giữ nhiều ngày.
(Theo BBC)

Nhac Cuối tuần: Lặng Lẽ Tình Tôi

Hình ảnh: Hương Kiều Loan
Nhạc: Nguyên Bích
Ca sĩ: Vũ Khanh

22 January 2011

Truyện ngắn Sầu Đông

Thanh niên quay sang nhìn thiếu nữ. Chàng thấy trong mắt nàng màu trắng long lanh của tuyết bạt ngàn dưới chân thung lũng phiá trước mặt. Chàng nhìn thoáng qua trũng ngực nàng: một màu trắng mê man. Mẹ chàng thường bảo: ''Quê ngoại vùng Ba Vì, có năm có vài ngày tuyết, những hoa tuyết nõn như tơ trời, phơi phới bay trong gió, dưới trời xanh cùng với những thảm cỏ, cây còn trinh nguyên, hoang dã. Con người vùng quê Ba Vì cũng trinh nguyên, hoang dã con ạ. Và hoa tuyết thì đẹp. Không gì trắng bằng tuyết, không gì tinh khiết như tuyết, và cũng không gì mong manh như tuyết ''. 

Còn bố chàng? Đó là người đàn ông đã về lại quê nhà sau nhiều năm du học ở một xứ sở xa xăm tít tận trời Âu. Ông đã nói với mẹ chàng về cái xứ sở gần nửa năm trời tuyết phủ trắng xoá những đồi, những núi, những thung lũng, những giòng sông, và cả những hồ nước trên đỉnh núi! Ông bảo: '' Ở đó tuyết không chỉ những là những nõn tơ trời, tuyết còn là những bài thơ từ trời rớt xuống ''. Về chơi quê ngoại của mẹ, bố đã gặp một bài thơ của Trời vào một ngày tuyết lất phất bay. Ông đã thấy mẹ múc những gầu nước trong từ giếng nhỏ sau nhà, và những hoa tuyết dệt thành những chuỗi thơ nho nhỏ bám trên vai, trên tóc, trên riềm mi ngây thơ và trên vành môi con gái đương thì của mẹ. Đời mẹ mãi mãi là những bụi tuyết thủy chung đọng trên chiếc dù trong tấm hình chụp mẹ nghiêng người bên bố. Còn về bố , sau này khi chàng đã lớn khôn theo mẹ vào Sàigòn, chàng có lần nghe mẹ bảo: '' Ông ấy là bão tuyết; phải ngồi trong rạp hát mà nhìn lên màn ảnh chiếu những trận bão ấy mới thấy được cái đẹp của bão. Ngoài trời, bão chẳng tha một ai.''

Thiếu nữ:
- Anh đang nghĩ gì vậy?
Thanh niên:
- Anh đang nhìn màu tuyết trong lòng anh.
- Không có tuyết trong lòng đâu anh. Tuyết ngoài trời kia kià. Anh có thấy sườn núi trên kia và những người trượt tuyết ? Cảnh còn đẹp hơn cả trong tranh vẽ. Em yêu tuyết. Em yêu cảnh tuyết. Tuyết là thơ, là hoạ, là nhạc, là cả những điệu vũ nữa.
Thanh niên:

Snow Wall ở Nước Nhật




(Nguồn: NĐĐiều)

Để suy gẫm


Comment:
Câu danh ngôn trích đăng trên đây làm cho tôi nhớ lại kỷ niệm buồn hơn 5 năm về trước. Xin kể lại bạn bè nghe:
Anh Trương Vĩ Trí (ĐS13- Cựu Dân Biểu VNCH) và tôi cùng ở chung thành phố. Chúng tôi thường gặp gỡ nhau hàn huyên tâm sự và thường hay "trăn trối" với nhau như sau:

"Nếu tôi chết trước, thì anh có trách nhiệm ĐỌC TIỂU SỬ của tôi tại đám tang, và ngược lại....tôi sẽ đọc Tiểu Sử của Anh..."

Thế rồi đến tháng 8/2005 Anh Trí ..chết thật Tôi phải giữ lời giao kết, đọc Tiểu Sử của anh Trí trong đám tang. Sau khi đọc hết Tiểu Sử của AnhTrí, tôi kết luận bài đọc hôm đó như sau:

"Anh Trí thân,

Những ngày anh và tôi còn mạnh khỏe, gặp nhau hàn huyên tâm sự chúng ta thường nhắc nhở nhau, mượn câu danh ngôn: - Lúc bạn sinh ra, bạn khóc và những người xung quanh mỉm cười Hãy sống thế nào để đến khi chết, bạn mỉm cười mà những người xung quanh bạn khóc.

Hôm nay, anh từ giã chúng tôi để ra đi. Anh đang nằm đó. Tôi nghĩ là anh đang "mỉm cười" và chúng tôi "đang khóc cho anh đây". Khi dứt lời đọc Tiểu Sử Anh Trí. Tôi thấy mọi người òa lên khóc và thực sự lúc đó tôi cũng đang khóc. Cảm động quá chừng.

Nay đọc lại câu danh ngôn này, làm tôi nhớ lại ngày anh Trí mất Tôi rất buồn vì mất một đồng môn rất thân thiết và quí mến.

Dương Quân
01.22.11

21 January 2011

Phân tích kinh tế VN

Lại một Đại Hội đảng Cộng sản vừa kết thúc

Đại Hội Đảng Quyết Tâm Đổi Mới Kinh Tế 
Để Theo Kịp Trung Quốc

Nguyễn Quang Duy

Thất nghiệp và lạm phát là hai vấn đề nhức nhối nhất trong việc điều hành một quốc gia. Các chính phủ dân chủ nếu không làm tròn nhiệm vụ để lạm phát tăng, thất nghiệp nhiều thì người dân bằng lá phiếu sẽ chọn lựa những người xứng đáng hơn. Đây là ưu điểm của hệ thống dân chủ, một hệ thống ngày nay được áp dụng tại hầu hết quốc gia trên thế giới.

Còn tại vài quốc gia cộng sản, khi đảng Cộng sản mất khả năng kiểm sóat kinh tế cũng dẫn đến bất ổn chính trị và cũng là lúc để người dân vùng lên giành lại chính quyền. Đã có lần nhiều đảng viên cộng sản Việt Nam phải thét to khẩu hiệu “đổi mới hay là chết”.

Báo cáo khai mạc Đại hội lần này, Tổng Bí Thư cộng sản Nông Đức Mạnh cũng nhắc đi rồi nhắc lại hai từ “đổi mới”. Ông Mạnh cho biết chiến lược phát triển kinh tế trong 10 năm tới gồm ba bước đột phá là thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Về việc đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, ông Mạnh giải thích là “... từ tăng trưởng chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên và sử dụng lao động giá rẻ sang tăng trưởng chủ yếu do áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ công nghệ cao, có giá trị gia tăng và sức cạnh tranh lớn gắn với phát triển kinh tế tri thức; gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường...”

Chiến lược mà ông Mạnh đọc trước Đại Hội thực ra đã được Thủ tứơng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng cho đăng trên Tạp Chí Cộng Sản (online) chừng hai tuần trước ngày khai mạc Đại Hội. Điều lạ chính là vịêc con rể của Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Bảo Hoàng trả lời cơ quan truyền thông Reuters như sau “Ngay cả khi tôi nói rằng Việt Nam hiện ở trình độ của Trung Quốc vào những năm ’97-’98, thì Việt Nam thực sự vẫn tụt sau rất nhiều về cơ sở hạ tầng.” Ông Hòang còn cho biết ông mất mất ngủ vì việc quản lý và nạn tham nhũng của chế độ do cha vợ ông đang cầm quyền.
Tân Ban Chấp Hành Hội CSV/QGHC Texas
(nhiêm kỳ 2011- 2013)

- Chủ Tịch: Nguyễn Phát Quan (ĐS9/CH3)

- Phó CT/Ngoại Vụ: Phạm Hữu Nhân (ĐS9)

- Phó CT/Nội Vụ: Nguyễn Thu Thủy (ĐS11)

- Phó CT/Đặc Trách Dallas: Vũ Văn Hùng (ĐS9)

- Phó CT/Đặc Trách Austin: Đỗ Thanh Quang (ĐS11)

- Tổng Thư Ký: Võ Quang Tuệ (ĐS9)

- Thủ Quỹ: Chị Đinh Quang Tuệ

+ Ban Xã Hội: Chị Nguyễn Hữu Lượng – Chị Phạm Hữu Nhân
+ Ban Báo Chí: Phạm Quốc Dzũng (CH10) – Nguyễn Kim Tùng (ĐS13)
Nguyễn Minh Triết (CH2) _ Nguyễn Ngọc Vỵ (ĐS6)
+ Ban Văn Nghệ: Nguyễn Ngọc Châu (ĐS17A) – Nguyễn Ngọc Du (ĐS10/CH1
Nguyễn Ngọc Túy (ĐS18)
+ Ban Liên Lạc: Chị Nguyễn Ngọc Châu - Chị Nguyễn Phát Quan – Chị Ngô Văn Toại
**
(Nguồn: NVSáu)

Tunisie: Tức nước vỡ bờ


Khi tuổi trẻ vùng dậy
vì « Tự Do, Nhân Phẩm, Việc Làm »
NQMINH Paris

Sau 23 năm cai trị nước Tunisie với bàn tay sắt, Tổng Thống Zine el-Abidine Ben Ali đã lên máy bay trốn khỏi nước chiều ngày 14 tháng 01 năm 2011.

Nước Tunisie ở Bắc Phi đã thu hồi độc lập và chủ quyền năm 1956 sau 75 năm sống dưới chế độ thuộc địa của người Pháp ( 1881-1956 ). Với diên tích 163 810 km2, dân số 10,5 triệu, là nước có Sản Lượng Nội Địa ( GDP ) tính theo đầu người 7025 € cao nhứt trong ba nước Bắc Phi cựu thuộc địa của Pháp, hai nước kia là Algérie và Maroc.

Habib Bourguiba ( 1903-2000 ), người tranh đấu lâu năm cho nền độc lập của Tunisie và là vị Tổng Thống đầu tiên của Tunisie ( 1957-1987 ), đã đặt nền tảng phát triển kinh tế vững và tốt cho Tunisie. Tuy nhiên, sau gần 20 năm cầm quyền, ông đã cho sửa hiến pháp và trở thành Tổng Thống trọn đời năm 1975.

Ông Ben Ali nguyên là một tướng lãnh trong quân đội Tunisie, được TTh Bourguiba cử làm Bộ Trưởng Nội Vụ, sau đó là Thủ Tướng. Theo hiến pháp Tunisie, khi Tổng Thống không còn khả năng đảm nhiệm chức vụ, Thủ Tướng sẽ thay thế. Dựa vào điều khoản hiến pháp đó, bằng thủ đoạn, ông Ben Ali đã đẩy ông Bourguiba già yếu, bịnh hoạn ra đi và chiếm chiếc ghế Tổng Thống, sau đó tái đắc cử nhiều lần . Năm 2002, đi vào vết xe của ông Bourguiba, ông Ben Ali dùng thủ thuật trưng cầu dân ý có xếp đặt, sửa hiến pháp, theo đó một người chỉ được ra ứng cử Tổng Thống không quá ba nhiệm kỳ, để được tái ứng cử không hạn định số nhiệm kỳ.

Ông Ben Ali đã đẩy nước Cộng Hoà Tunisie càng ngày càng đi sâu vào chế độ độc đoán. Thực tế chỉ có một đảng cầm quyền trên chính trường Tunisie, đảng Tập Hợp Trong Hiến Pháp và Dân Chủ ( Rassemblement Constitutionnel et Démocratique, RCD ), không có đối lập thực sự. Các chính khách đối lập bị trù dập, có người phải lưu vong ra nước ngoài. Nhân quyền bị vi phạm và chà đạp. Không có tự do báo chí, giới truyền thông bị nhà nước ra lệnh và kiểm soát chặt chẽ, không có tự do phát biểu ý kiến. Mặc dù có một nền kinh tế khá ổn định nhờ sự tin tưởng và đầu tư của các công ty tư bản Tây phương, trong đó nước Pháp, cựu chủ nhân thuộc địa, giữ một phần quan trong, cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chánh thế giới từ năm 2008 đã đem nạn nghèo đói và thất nghiệp chụp lên đầu dân Tunisie. Nhứt là giới trẻ. Thống kê cho biết, năm 2009 tỉ lệ thất nghiệp trung bình trong cả nước là 14,2%, tỉ lệ nầy là 31,2% đối với thanh niên trong lớp tuổi 15-29*. Có rất nhiều thanh niên tốt nghiệp đại học không tìm được việc làm.

Thông điệp của kẻ thất tình


HỎI NGƯỜI VỀ SAU

Hỏi em: Rằng thế gian này
Ai bày ra cảnh đổi thay, mất còn?
Tình nào như nước cùng non
Vì nhau hóa kiếp cho tròn thủy chung?

Cõi người sớm gió, chiều giông
Hai ta chẳng phải một lòng nữa đâu
Chuyện ngàn năm trước, ngàn sau
Như người lỡ bước qua cầu nước trôi.

Biệt ly nào chẳng ngậm ngùi
Cho lòng thê thiết, cho đời dở dang
Trần ai ấm lạnh nhọc nhằn
Gập ghềnh thân thế, ngổn ngang nợ tình

Vấn vương còn chút niềm tin
Giấc chiêm bao muộn để mình chờ nhau
Mai dù tận tuyệt âm hao
Thì xem như mới hôm nào sẩy chân

DƯƠNG QUÂN

19 January 2011

Ký sự

Làng Cổ Nhuế
Chuyện có thật dưới chế độ XHCN.

Lúc tôi còn nhỏ mẹ tôi thường đe tôi :
‘’Nếu không học hành tử tế thì sau này chỉ có đi hót cứt thôi con ạ ‘’.
Hình ảnh người gánh phân suốt ngày lang thang trong cái thị trấn nghèo quê tôi làm tôi rùng mình. Cái tương lai có mùi khó ngửi này chẳng quyến rũ được ai. Nhưng mẹ tôi lầm. Thời tôi lớn đây là cái nghề hái ra tiền. Ít nhất cũng hơn hẳn cái sự kiếm ăn với cái bằng tiến sĩ của tôi. Anh biết đấy, viện Khoa Học của tôi nằm cạnh làng Cổ Nhuế, tôi có đủ sở cú để khẳng định với anh điều đó. Làng này sống bằng nghề hót cứt, có đền thờ Thành Hoàng hẳn hòi. Thành Hoàng làng Cổ Nhuế là một vị hót cứt chính hiệu. Trong đền người ta thờ đôi quang và chiếc đòn gánh cùng hai mảnh xương trâu cầm tay ... Người làng Cổ Nhuế đã đời này qua đời khác, ngày lại ngày, làm sạch cho thủ đô Hà Nội.

Vua Lê Thánh Tông từng ban cho làng này câu đối :
‘’Khoác tấm áo bào giang tay gánh vác Thiên hạ
Vung hai thước kiếm, tận thu lòng dạ Thế gian’’.
Anh đừng so sánh làng Cổ Nhuế với làng Phương Lưu; cạnh trường đại học Hàng Hải của anh ở Hải Phòng. So sánh như thế là hạ nhục làng Cổ Nhuế của tôi đấy. Ngoài cái vinh quang của nghề hót cứt (lao động là vinh quang), làng Cổ Nhuế còn là quê hương của một đại tướng: Ðại tướng Văn Tiến Dũng, cùng một tổ tiên vinh quang như các vị đồng hương gồng gánh của ông. Hơn nữa làng Phương Lưu của anh tuy hót cứt nhưng chủ yếu sống bằng nghề đạo chích, chứ đâu có được ‘’tôn chỉ mục đích’’ như dân Cổ Nhuế.
Thanh niên Cổ Nhuế ta thề
Chưa đầy hai sọt chưa về quê hương
Nhưng không phải dân làng Cổ Nhuế lúc nào cũng được hưởng cái vinh quang của lao động đâu anh ạ. Kể từ những năm hợp tác hóa ồ ạt vào cuối thập niên 50, nghề hót cứt đã phải chịu nhiều cay đắng. Người ta ngăn cấm những người nông dân đi hót cứt, coi như họ là những người trốn lao động, bỏ việc đồng áng để đi ‘’buôn’’ cứt. Người làng Cổ Nhuế phải tôn trọng pháp luật của đảng đành ngồi nhà mà tiếc rẻ những bãi...... đơn côi không người chăm sóc.

Chỉ mãi tới cuối năm 1986, sau đại hội đổi mới của đảng, đất đai được chia ra để cho các gia đình nông dân tự canh tác. Nghề trồng rau ở ngoại thành Hà Nội sống lại, người Cổ Nhuế mới lại được phép đi.... hót cứt và buôn... cứt.

Rau cỏ của xứ ta thơm ngon là nhờ phân Bắc. Các cụ lão nông chi điên dạy thế! Phân hóa học cho dù là sản phẩm của trí tuệ văn minh, chỉ cho những thứ rau xanh tươi nhưng nhạt thếch.

Ðổi mới và cởi trói do mẫu công khai (Glasnost) có cái mặt trái của nó. Trước đây ai muốn đi hót cứt thì hót. Nhưng từ ngày người người đi hót, nhà nhà đi hót thì theo qui luật. ‘’Người khôn, của hiếm’’, dân Cổ Nhuế đã chiến đấu ngoan cường để dành lấy địa vị đầu ngành.... cứt Việt Nam.

Không biết đại tướng đồng hương, ngày ấy có can thiệp vào chuyện này hay không, nhưng theo qui dịnh của UBND thành phố Hà Nội dân ngoại thành không được phép tự do đi hót cứt và lấy cứt nữa. Trước đây ngoài những bãi cứt vô tổ chức, vô kỷ luật mà bất cứ ai cũng có thể hót. Người đi lấy cứt có thể đến làm vệ sinh cho các nhà xí hai ngăn ở các thành phố để để thu về cho mình một số cứt kiếm được. Bây giờ người nông dân ngoại thành bị bắt buộc phải mua phân tại chợ Cổ Nhuế, một chợ tự cổ chí kim, từ Ðông sang Tây đều không có, được thành lập năm 1989. Giá cả tùy thuộc chất lượng (nói sau).

Dân ngoại thành bây giờ trở thành người đi lấy phân thuê cho Cổ Nhuế. Họ được phân chia địa bàn hoạt động, theo lịch sắp xếp mang sản phẩm đến chợ nhưng không phải để họ tự bán. Họ chỉ được nhận phần trăm tiền bán mà giá do ban quản lý chợ Cổ Nhuế quyết dịnh. Chống lại ư? Mất việc ngay.

Ðội hậu bị, hàng ngàn người xung phong thay chân kiếm cứt (xã hội hiện tại cứt hơi ít lắm, nay phải kiếm, tức là phải đi làm vệ sinh để lấy cứt ở các hố xí, như đã nói trên). Ði kiếm cứt hơn hẳn làm thương nghiệp, đừng nói gì đến nông nghiệp. Mỗi lần tôi hỏi một anh Cổ Nhuế :
- Giá cả như thế chắc các anh chóng giàu lắm.
Anh đáp :
- Anh Giai ơi, trông thế thôi, chứ kiếm được hai sọt thì cũng ăn mẹ nó hết một sọt rồi còn gi !?!

Trong chợ phân, xuất hiện phân giả. Người ta dùng đất xét thuồn qua ống nứa, giã nhỏ thân chối trộn lẫn với nghệ bôi bên ngoài và cho tất cả lẫn vào phân thật. Ðó là bí quyết. Phân giả gây náo loạn cho chợ phân khiên thanh niên Cổ Nhuế phải cử ra một bộ phận ‘’kiểm tra chất lượng’’ trước khi giao hàng. Anh còn nhớ dốc Bưởi chạy về viện Khoa Học không? Trạm kiểm tra được lập ra tại đó, hoạt động từ mờ sáng đến trưa. Mùi uế khí từ tay các kiểm tra viên thọc thẳng vào sọt phân tìm của giả. Nhờ lành nghề và cương quyết, sau đó vài tuần, những đứa làm phân giả bị cắt giấy phép.

Tại chợ cứt được chia làm bốn loại:
- Hạng nhất (first class) là phân lấy từ khu Ba Ðình... nơi có nhiều gia đình quan chức nên cứt được coi là ‘’nạc’’(tiếng nhà nghề chỉ cục phân rắn chất lượng cao) (!).

- Hạng 2, Từ khu Hoàn Kiếm, nơi có nhiều dân buôn bán, nhiều nhà hàng khách sạn.

- Hạng 3. Từ khu Hai Bà Trưng và Ðống Ða, nơi đa số dân cư là ngưòi lao động, xài nhiều rau nên ‘’mờ’’ (nhiều nước lỏng bõng)

- Hạng 4. Từ ngoại thành, loại này xanh lẹt vì ‘’nguồn nguyên liệu thuần túy là rau muống. Bà con nông dân làm gì có thịt mà ăn.

Có lần tại chợ xuất hiện một sọt phân đề chữ : ‘’Phân ngoại 100 phần trăm’’. Dân chúng không hiểu tại sao có bọn dám qua mặt Hải quan, dám nhập cảng ‘’phân ngoại’’ về xài. Về sau chủ nhân sọt phân giải thích : Phân lấy từ bể ‘’phốt’’ (fosse septique) của các sứ quán nước ngoài thì không phải là phân ngoại còn là gì ?

Ðây là những điều tai nghe mắt thấy, tôi ghi lại gửi anh để có dịp kể lại cho bà con xa nước nghe chơi... Cho biết quê hương ta có những thứ.... mà người ta hoàn toàn không có. Tôi bảo đảm đây là sự thật ‘’chăm phần chăm’’. Chuyện có thật dưới XHCN.

Hàn Sĩ - Tiến sĩ Vật Lý, Hà Nội
(troinam.net)

Tin ngắn đáng chú ý

Nhân sự mới sau đại hội Đảng CSVN

Đại Hội Đảng CSVN, đảng duy nhất nắm giữ chính quyền tại VN, đã xác định tay ba lãnh đạo mới, như đã được sắp xếp từ trước.
- Nguyễn Phú Trọng: tân Tổng Bí Thư Đảng thay Nông Đức Mạnh về hưu
- Nguyễn Tấn Dũng: lưu nhiệm chức Thủ Tướng chính phủ thêm một nhiệm kỳ 5 năm.
- Trương Tán Sang: đối thủ lâu năm của Nguyễn Tấn Dũng, giữ chức tân Chủ Tịch Nước, một chức vụ kém quan trong hơn.
Có nhiều cấp chỉ huy quân sự hơn tham gia trong Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, là cơ quan mà tin BBC nói là được nới rộng, trong khi số thành viên chính trị bộ lại được cắt giảm. (Hình BBC.  Từ trái qua: Dũng, Trọng , và Sang)


Mời quí anh chị xem

Danny MacAskill biểu diễn xe đạp
thật ngoạn mục, độc đáo


(NMTâm giới thiệu)

Trích từ một tác phẩm sắp xuất bản


Sấm ngữ - Nguyên ngôn
( Tục ngữ, ca dao )        
     
Cơ  khởi  đầu từ sự giao thoa các đối cực như Thiên Địa, Âm Dương, Hữu Vô, ... rất tế vi khó thấy. Cơ cũng  xuất phát từ nơi gặp gỡ của trục Thời Không, là đầu mối của Hòa Thời, Việt Thời.
    
Sấm ngữ :    
    Ở Thời này Tiềm thức giao thoa với Ý thức thăng hoa thành Thần thức. Dịch truyện có viết: “ Trí dĩ tàng vãng, thần dĩ tri lai “ : Thần thức biết được cái sắp đến, trí thức chứa ( biết ) sự đã qua. 
     Theo Nho Việt thì Tiềm thức 3, Ý thức 2. Tiềm thức là mảnh đất phì nhiêu nuôi dưỡng, tích lũy Minh triết, khi đạt đúng liều lượng thì Tiềm thức phát ra thông điệp gởi lên cho Ý thức để hướng dẫn, chỉ đạo cuộc nhân sinh, mà Hệ Từ Thượng gọi là “ Hà xuất đồ, Lạc xuất thư “, trong đó Hà , Lạc là tượng trưng cho Tiềm thức sâu thẳm, lưu ly như dòng sông bất tận, còn đồ, thư là thông điệp gởi lên cho Ý thức.
     Theo “  Thiền Uyển  Truyền Đăng Tập Lục “, vua Lý Nhân Tông có bài kệ truy tặng Thiền sư  Vạn Hạnh (?- 1025 ) như sau:
   ” Vạn Hạnh dung tam tế,
     Chân phù cổ sấm ky.
     Hương quan danh Cổ Pháp,
     Trụ tích trấn vương kỳ.”
Vạn Hạnh thông quá khứ, hiện tại, vị lại ba cõi,
Chân thật phù hợp với lời sấm cơ xưa.
Quê hương có tên la Cổ Pháp,
Chống gậy nhà Phật để bảo vệ đất nước.
( Dịch nghĩa: Nguyễn Đăng Thục- Thiền của Vạn Hạnh tr. 141 )
     Cái Tâm Thiền giác ngộ không còn phân biệt đối tượng cũng giống như cái Tâm Chí Thành của Nho Việt hợp nhất Ý, Tình, Chí, cho nên rất vi diệu: “ Chí thành như thần “ ( TD 24 ) và do đó có khả năng dung hợp, thông suốt cả ba cõi quá khứ, hiện tại, tương lai, nghĩa là có khả năng tiên tri, nói lên lời sấm cơ.  
     Vạn Hạnh đã vận dụng khả năng này để  giúp đất nước. Về sau có sấm Trạng Trình và trong dân gian cũng có  lưu truyền sấm ngôn. Sau đây là một vài  ví dụ:
   ” Bao giờ ngựa đá qua sông,
     Cha con nhà Nguyễn bế bồng nhau đi.”  
hay :
   ” Bao giờ thạch mã quá giang,
     Tử Kỳ, Vinh lại nghênh ngang công hầu.”
     Đối chiếu với sấm Trạng Trình:
   ” Bao giờ ngựa đá sang sông,
     Thì dân Vĩnh Lại quận công cả làng.”
     Ngựa đá và những sự kiện, biến cố được tiên tri không phải là liên hệ căn do, nhân quả, nên lý trí không thể thẩm định được. Khả năng đó thuộc về những cá nhân có thần thức hiếm có, nói lên lời sấm bí ẩn mà người bình dân sưu tập, lưu truyền , còn ứng nghiệm hay không thì khó quả quyết.
    Đối với Tiềm thức, ngựa đá là “ Tượng “, một trạng thái thuần túy kinh nghiệm, như ng đối với Ý thức thì ngựa đá là vật vô tri thì theo lý lẽ làm thế nào nó có thể qua sông được? Nếu ngựa đá qua sông được thì quả thật là một biến cố cực kỳ quan trọng có tính cách đổi đời, làm đảo lộn cả cục diện theo như truyện Kiều: “ Trải qua một cuộc bể dâu “, biển rộng hóa ra ruộng dâu ( thương hải biến vi tang điền ). Văn hóa Việt là nền văn hóa nhân chủ, cho nên những câu sấm ngôn nói trên ngoài việc tiên tri, rất chú trọng phần Đạo đức nơi con người: “Đức năng thắng số “. Con người theo nghĩa nhân chủ là  con người toàn diện bao gồm, thống nhất cả ba phương diện: Ý, Tình, Chí cho nên thay vì nhận nguyên lý căn do lạnh lùng như ở luận lý hình thức thì văn hóa Việt nhận qui luật nhân quả có thưởng, có phạt theo ý nghĩa Đạo đức.  

17 January 2011

Đồng Yuan Hoa Lục và đồng Đô Mỹ

Bơi theo cá mập
Điền Thảo
Trong thời gian gần đây có nhiều bài viết được truyền lan trên internet không rõ xuất xứ bàn về chuyện một siêu thế lực hiện đang dùng đồng đô-la Mỹ để uốn nắm kinh tế tài chánh thế giới. Những bài viết này dựa trên những số liệu thống kê và dữ kiện lịch sử để cố gắng dẫn người đọc đi đến những cảm nghĩ lo sợ trước thế lực kia, một thế lực được những bài viết mô tả như chủ nhân ông tài chánh rất khủng khiếp mà nạn nhân không có cách nào chống trả được.

Một điều đáng chú ý là những bài viết này xuất hiện ngay giữa lúc nổ ra những tranh chấp về tiền tệ giữa Hoa Kỳ và Nước Tàu Lục Địa. Vừa mới đây Hồ Cẩm Đào, Chủ Tịch Hoa Lục tuyên bố rằng hệ thống tiền tệ quốc tế do đồng đô-la Mỹ bá chủ là "một sản phẩm của quá khứ". Đào còn nói tiếp Hoa Lục từng bước sẽ dùng đồng "nhân dân" tệ của mình để thay thế đồng đô-la Mỹ, nhưng thừa nhận rằng đây là một tiến trình khá lâu dài (*).

Tất cả những đối đầu khác, kể cả việc hai nước sẵn sàng đối mặt ở Biển Hoàng Hải nơi tiếp giáp Nam Bắc Hàn, ở Biển Hoa Đông nơi có eo biển Đài Loan và giải đảo Riu-Kiu của Nhật, và ở Biển Việt Đông nơí có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tất cả có vẻ như cũng chỉ là mặt nổi của những làn sóng ngầm dữ dội giữa biển khơi tài chánh mà thôi.

Thế cho nên những bài viết rõ ràng là những chuẩn bị dư luận trước khi Hồ Cảm Đào sang gặp Obama để tranh thủ sự ủng hộ dư luận quốc tế nhằm đánh bại đối phương và để gỡ phần nào thể diện đã mất khi Hoa Lục hung hăng để lòi nguyên hình bộ mặt bá quyền nước lớn của nó suốt năm 2010 vừa qua.

Những bài viết có thể là bằng tiếng Việt, bằng tiếng Phi, hoặc tiếng Thái  hay tiếng Nhật nhưng chắc chắn bản gốc là bằng Hoa Ngữ đăng trên các báo nhà nước Hoa Lục và nơi phát xuất đầu  tiên là điện Trung Nam Hải, Bắc Kinh.

Giả dụ rằng đồng yuan ("Nhân dân" tệ) một ngày nào đó sẽ thay thế đồng đô-la Mỹ thì các nền kinh tế nhỏ sẽ được gì?
Một cái nhìn vào thực trạng hiện nay có thể giúp có được câu trả lời. Nam Hàn, Đài Loan, Nhật Bản, Singapre ...dưới cái dù mỹ kim, đã phát triển ra sao. Đồng yuan Hoa Lục với trữ lượng ngoại tệ lớn nhất thế giới đã đem được gì đến cho Tây Tạng, Tân Cương, Bắc Hàn và các nước Phi Châu, hay chỉ tạo bùn đỏ bô-xít, hàng hóa giả mạo và độc hại như ở Việt Nam,  hoặc chỉ củng cố cái chế độ quân phiệt tàn bạo ở Miến Điện để đồng yuan dễ sai khiến?

Giới doanh thương Bắc Mỹ không phải là không biết đến cái thế lực siêu đẳng tài chánh như các bài viết kia đề cập. Họ biết và họ đã có cách đối phó riêng. Họ gọi đó là con cá mập, và họ nói hãy bơi theo cá mập và cùng chia sẻ mồi với nó.

Có rất nhiều người Việt định cư tại Bắc Mỹ đã trở thành triệu phú. Chưa nghe nói có ai trong đám người Việt gốc Tàu chạy qua Hoa lục vào cuối thập niên 70 trở thành triệu phú ở  Thượng Hải, Hương Cảng, hay Quảng Châu.

Điền Thảo
______
(*) Chinese President Hu Jintao has said the international currency system dominated by the US dollar is a "product of the past".

Mr Hu also said China was taking steps to replace it with the yuan, its own currency, but acknowledged that would be a "fairly long process". (BBC Jan 17)
**
comment:
Anonymous said...

Tôi dồng ý với bạn Điền Thảo về nhận định trên. Mặc dù cả hai đều là HOA, một bên là Hoa KỲ, (thuộc loại Kỳ Hoa Dị Thảo mà vườn Thượng Uyển của Vua Chúa thường trồng), một bên là...Hoa Hạ (giống người Trung HOA), cũng là hoa, nhưng nhiều mánh mung, gian xảo HẠ cấp (còn nhớ sữa bột Melanine, trứng gà..nhân tạo, và biết bao thứ hàng nhái, hàng dổm của Chợ Lớn trước đây và hiện nay đang tràn ngậo vùng biên giới Việt Bắc ??). Cái lày nên gọi cho đúng tên là HỌA chứ không còn là HOA. Nếu miễn cưỡng gọi là HOA thì nên xếp loại Hoa ...thúi địt, hoa cứt chó, hay nói như Phan Khôi, đó là Hoa Cộng sản !! hì hì !!

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...