30 November 2014

Sao Mà Lạ, thơ


Người cao tuổi trong mùa thu đông cần phải coi trọng giữ ấm ở sáu vị trí‏

Song song với nhiệt đô ngoài trời ngày một giảm xuống, những người cao tuổi thể chất suy yếu rất dễ bị tấn công của hàn khí và tà khí. Do vậy, sau khi bước vào mùa cuối thu, người cao tuổi càng phải coi trọng giữ ấm ở sáu vị trí.

1 - Phần đầu: Phần đầu là "Chư dương chi hội", là vị trí thu tập dương khí nhiều nhất trong cơ thể con người. Vì vậy, đầu luôn đứng mũi chịu sào trong phòng chống cảm gió lạnh và sự thâm nhập của tà khí đến từ bên ngoài. Khi tà khí thâm nhập phần đầu cơ thể con người sẽ dẫn đến các triệu chứng cảm cúm, viêm mũi, đau đầu, đau răng, đau dây thần kinh tam thoa v.v. Đối với những người cao tuổi huyết áp cao, xơ cứng động mạch não thì rất dễ xảy ra các triệu chứng như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim cấp tính, trúng phong v.v. Khi nhiệt độ ngoài trời giảm xuống, người cao tuổi ra khỏi nhà cần phải đội mũ, trời mưa cần phải bảo vệ phần đầu cho tốt một cách kịp thời, tránh bị dội nước mưa. Sáng sớm hàng ngày chí ít cần phải chải đầu trên một trăm lần, làm ấm vỏ sọ có lợi cho sự lưu thông khí huyết của các kinh lạc ở phần đầu, thúc đẩy dương khí thăng phát, bách mạch điều hòa thông suốt. Buổi tối tốt nhất không gội đầu, sau khi gội đầu cần phải lau khô hoặc sấy khô.

2 - Phần Miệng-Mũi: Miệng và mũi là đường ra vào của không khí, hàn khí có thể thâm nhập phổi thông qua hô hấp. Buồn nôn, nôn mửa, ho, khạc đờm, ngạt mũi, hắc hơi v.v đều là những biểu hiện do miệng mũi bị lạnh gây nên. Chuyên gia đề nghị người cao tuổi cần phải đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà trong mùa cuối thu.

3 - Phần Cổ: Cổ là nơi "xung yếu" trong cơ thể con người, trên cổ là phần đầu, dưới cổ là thân thể, là vị trí quan trọng nhất của thần kinh trung ương, là con đường tất phải đi qua của mạch máu tim và não, nếu bị lạnh, không những làm cho chứng đốt sống cổ trở nên trầm trọng, mà còn dẫn đến các chứng kinh niên khác. Vì vậy, người cao tuổi trong mùa cuối thu cần phải coi trọng giữ ấm cho cổ, đề phòng xảy ra bệnh tim mạch.

4 - Phần Rốn: Rốn là vị trí sợ lạnh nhất, chức năng bình phong yếu kém, dễ bị lạnh và cảm gió lạnh. Cho nên, người cao tuổi cần phải coi trọng giữ ấm cho phần rốn bằng cách chườm nước nóng, thiết bị sưởi ấm bằng điện v.v.

5 - Phần eo: Eo là "thận chi phủ", hơn nữa "vành đai mạch máu" cũng chạy quanh vùng thắt lưng, nếu phần eo bị lạnh, dễ dẫn đến các triệu chứng đau vùng thắt lưng, người mệt, đuối sức. Do vậy, người cao tuổi tốt nhất lựa chọn mặc áo dài một chút, hoặc đeo thiết bị giữ ấm vùng thắt lưng. Thường ngày có thể xoa ấm hai lòng bàn tay, đặt trên bề mặt hai quả thận ở sau lưng trong chốc lát, rồi xoa mạnh từ trên xuống đốt cột sống, mỗi lần làm từ 50-100 lần, như vậy sẽ có tác dụng ôn ấm thận dương, thông đạt khí huyết.

6 - Phần lòng bàn chân: Lớp mỡ dưới lòng bàn chân rất mỏng, chức năng giữ ấm kém, hơn nữa cách xa trái tim, cho nên, sự lưu thông của máu nói chung không được tốt lắm. Một khi chân bị lạnh sẽ dẫn đến sức đề kháng giảm xuống, khiến các bệnh mãn tính như viêm phế quản kinh niên, hen suyễn, thấp khớp v.v dễ bị tái phát. Chuyên gia đề nghị người cao tuổi đi tất bông giữ ấm, chống ẩm, trước khi đi ngủ vào buổi tối, ngâm chân bằng nước nóng khoảng 40 độ c trong 20 phút, như vậy có thể khử phong hàn và khí lạnh khỏi lòng bàn chân. Tiếp theo xoa huyệt Dũng tuyền dưới lòng bàn chân, miễn là kiên trì làm theo cách này sẽ có tác dụng điều chỉnh tạng phủ và làm thông suốt kinh lạc.

From: Kim Nguyen
Internet

29 November 2014

Tập Cận Bình thay đổi chính sách đối ngoại? Đừng tưởng bở!

"Sau 2 năm cầm quyền, phải chăng đã đến lúc Tập Cận Bình thay đổi chính sách đối ngoại?"

Đó là nhan đề một bài viết đăng mới đây trên RFI đoán già đoán non về chính sách đối ngoại có thể mềm dẻo hơn trong tương lai của Nước Tàu. Nhưng những gì độc giả thật sự cần biết lại nằm tuốt ở hai câu chót của bài viết như sau:
Thừa nhận mối lo ngại của thế giới đối với Trung Quốc, hôm thứ Hai, 17/11, phát biểu trước nghị viện Úc, Chủ tịch Trung Quốc đã tìm cách trấn an khi nhắc lại một thành ngữ đã được nói từ xa xưa: «Một nước hiếu chiến, cho dù có to lớn đến đâu, cũng sẽ lụi tàn».

Thế nhưng, theo Reuters, ông Tập Cận Bình đã cố tình không trích dẫn nốt phần cuối câu nói này: «Cho dù thế giới có hòa bình, một quốc gia sẽ bị đe dọa nếu như không chuẩn bị chiến tranh ».

28 November 2014

Học người xưa cách đối diện với thị phi trong cuộc sống

Thật khó để tìm ra cách ứng xử khi phải đối mặt với những thị phi trong cuộc sống. Nhưng trong mọi trường hợp, im lặng luôn là giải pháp tối ưu, bởi cuộc sống còn nhiều thứ để quan tâm hơn là mang trong mình sự ấm ức và bực bội chỉ vì người khác không hiểu đúng về mình.

Dưới đây là 2 câu chuyện nói về cách mà người thời xưa đối diện với những thị phi.
**
Câu chuyện thứ nhất:

Trong một buổi nhàn hạ, vua Đường Thái Tông hỏi chuyện vị quan cận thần là Hứa Kính Tôn rằng:

– Trẫm thấy khanh phẩm cách cũng không phải là phường sơ bạc. Sao lại có nhiều tiếng thị phi chê ghét như thế?

Hứa Kính Tôn trả lời:

– Tâu bệ hạ. Mưa mùa Xuân tầm tã như dầu, người nông phu mừng cho ruộng đất được thấm nhuần, kẻ bộ hành lại ghét vì đường đi trơn trợt. Trăng mùa thu sáng vằng vặc như gương treo trên bầu trời đêm, hàng thi nhân vui mừng gặp dịp thưởng du ngâm vịnh, nhưng bọn đạo chích lại ghét vì ánh trăng quá sáng tỏ. Trời đất kia vốn vô tư không thiên vị, mà cơn nắng mưa thời tiết vẫn bị thế gian trách hận ghét thương. Còn hạ thần đâu phải một người vẹn toàn thì làm sao tránh khỏi tiếng chê bai chỉ trích.

Cho nên ngu thần trộm nghĩ, đối với tiếng thị phi trong thế gian nên bình tâm suy xét, đừng nên vội tin nghe. Vua tin nghe lời thị phi thì quan thần bị hại. Cha mẹ tin nghe lời thị phi thì con cái bị ruồng bỏ. Vợ chồng tin nghe lời thị phi thì gia đình ly tán. Tiếng thị phi của thế gian nọc độc còn hơn rắn rết, bén hơn gươm đao, giết người không thấy máu.

Câu chuyện thứ hai:

Một lần, Phật đi giáo hóa ở vùng có nhiều người tu theo Bà La Môn giáo. Các tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình đi theo Phật nhiều quá, nên ra đón đường Phật mà mắng chửi. Phật vẫn đi thong thả, họ đi theo sau không tiếc lời rủa xả. Thấy Phật thản nhiên làm thinh, họ tức giận, chặn Phật lại hỏi:

– Ngài có điếc không?

– Ta không điếc.

– Ngài không điếc sao không nghe tôi chửi?

– Này tín đồ Bà La Môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng họ không nhận thì quà đấy về tay ai?

– Quà ấy về tôi chứ ai.

– Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi.

**

Trong kinh Phật viết rằng, khi người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rời xuống ngay mặt người phun. Có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Thế nên từ nay về sau nếu có nghe thấy ai đó nói lời không tốt về mình, chớ có thọ nhận thì sẽ được an vui.

Theo Phật giáo, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nề nhất mà một người có thể tạo ra. Vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành nhưng vết thương gây ra bởi lời nói thì chẳng biết ngày nào mới lành lại được.

Vì vậy hãy cẩn trọng với lời nói của mình, đừng gây ra thị phi vì vô ý thức, cũng đừng trách móc người khác chỉ vì lỗi lầm của họ bởi: “Every saint has a past, every sinner has a future”, nghĩa là “Vị thánh nào cũng có một quá khứ, và tội đồ nào cũng có một tương lai”.

Vài hình ảnh CSV-QGHC Nam Cali gặp mặt Mùa Lễ Tạ Ơn 2014









(Do đồng môn Nguyễn Văn Sáu gửi tới)

Việt Nam Cộng Hòa và dòng họ Ngô-Đình

Trọng Đạt

Lời Giới Thiệu- Tôi mới nhận được sách do người bạn gửi tặng, cuốn La République du Việt Nam et les Ngô Đình bằng tiếng Pháp của tác giả Ngô-Đình Quỳnh, Ngô-Đình Lệ Quyên (+2012), nhà xuất bản L’Harmattan, in năm 2013, dầy 246 trang. Phần sau có in thêm hồi ký hậu tử của bà Ngô Đình Nhu (suivi des Memoires posthumes de Madame Ngô Đình Nhu) xuất bản sau khi tác giả đã qua đời.
     
Phần chính nói về Việt Nam Cộng Hòa và gia đình họ Ngô dài trên 60 trang, khoảng 30 trang gồm hình ảnh gia đình và cuối cùng phần phụ: hồi ký của bà Ngô Đình Nhu dài 120 trang.
    
Tôi xin lược dịch phần chính của cuốn sách do hai tác giả Ngô-Đình Quỳnh và Ngô-Đình Lệ Quyên biên soạn, tác phẩm gồm 4 chương diễn tả lại những sự kiện lịch sử nay đã vang bóng một thời.
    
Các danh từ, địa danh tiếng Việt đều được viết có dấu, văn tiếng ngoại quốc có phần khó hiểu, tôi chỉ lược dịch những ý tưởng chính. TĐ

    Chương 1- Dòng họ Ngô-Đình

Họ Ngô-Đình thuộc dòng dõi Ngô Quyền, vị Hoàng đế đầu tiên của Việt nam. Ở thế kỷ thứ nhất vào năm 939, sau nhiều cuộc chiến chống xâm lược, Ngô Quyền đã dựng lên triều đại Việt Nam đầu tiên.
    (Có lẽ tác giả nhầm, chắc là thế kỷ thứ 9, nguyên văn Au 1er siècle, en 939, TĐ).
  
Thế kỷ thứ 14, thời nhà Trần, họ Ngô-Đình là một trong những gia đình đầu tiên cải đạo Thiên Chúa Giáo.
  
Ông Ngô-Đình Khả (1857-1923) được gửi đi học bên Tầu, Mã Lai về nước lập gia đình, là cha của hai ông Diệm, Nhu sau này. Họ Ngô-Đình ít thấy có ở Việt Nam.
  
Ngô-Đình Khà là người học rộng được vào triều đình dậy học, sau làm Thượng thư bộ Lễ, quân sư vua Thành Thái. Làm quan to nhưng ông chống Pháp, từ bổng lộc. Theo Thiên Chúa Giáo nhưng vẫn thờ tổ tiên, sau Tết ba ngày ông thường mời những người bên lương đi tảo mộ. Mặc dù theo Thiên Chúa Giáo nhưng Ngô-Đình Khả yêu nước, chuộng văn hóa phong tục cổ của dân tộc. Ông khác với những người đồng đạo Thiên Chúa theo Tây, thực dân, tại Nam Việt nhiều vùng Thiên Chúa Giáo dựa vào thực dân để được cấp đất dai.
  
Sau Thế chiến thứ nhất 1914, thập niên 30 Việt Nam nghèo, phong trào dành độc lập bắt đầu. Năm 1931 phong trào Việt Minh thành lập. Ông Ngô -Đình Khôi con cả của ông Ngô-Đình Khả, tổng đốc Quảng Nam bị Việt Minh giết năm 1944 cùng với người con trai duy nhất. Con thứ hai là ông Ngô-Đình Thục sinh năm 1897 đi tu, năm 1938 được bổ nhiệm Giám mục địa phận Vĩnh Long, năm 1960 làm Giám mục địa phận Huế, không có mặt trong cuộc đảo chính ngày 2-11-1963 (thực ra ngày 1-11, TĐ), ông lưu vong tại Ý, Pháp, Tây Ban Nha và mất tại Mỹ ngày 13-12-1984.
  
Ông Ngô-Đình Diệm sinh ngày 3-1-1901 là con trai thứ ba, sinh viên xuất sắc trường luật và hành chánh Hà Nội, năm 1921 ông đậu thủ khoa làm việc tại thư viện Hà Nội sau làm Tuần vũ (tỉnh trưởng) Phan Rang gồm 300 làng, ông hiểu rõ về đời sống nông thôn. Sau này khi làm Tổng thống ông hay đi thăm các tỉnh. Là người có tài năng ông được Hoàng đế Bảo Đại đưa vào triều giữ chức Thượng thư bộ lại năm 1933 khi còn trẻ mới có 32 tuổi. Mấy tháng sau ông Diệm từ quan vì là người yêu chuộng độc lập, ông thấy nhà vua không muốn dành độc lập tử tay người Pháp, ông tuyên bố không có thực quyền, người Pháp dọa bắt ông.
  
Tháng 9-1945 ông Diệm bị Việt Minh bắt đưa đi giam ở một vùng đồi núi biên giới Việt Hoa, ông bị bệnh nặng. Hồ Chí Minh mời ông Diệm hợp tác chống Tây nhưng ông từ chối và kết án Việt Minh giết anh ông, vu cáo gia đình ông: Diệm nói Ông coi tôi có sợ ai không?
  
Sau đó Hồ thả Diệm. Biết là mình bị đe dọa nên ông Diệm tìm đường ra ngoại quốc tại Á châu, Âu châu, Mỹ. Năm 1950 ông ở La Mã, sang Bỉ rồi sang Mỹ ở trong một tu viện tại Lakewood, New Jersey nghiên cứu sử, thần học, triết học.
  
Ngô-Đình Nhu sinh taị Huế ngày 7-10-1910 là con trai thứ tư, đi Pháp du học văn khoa đại học Sorbonne, tốt nghiệp năm 1938 môn khảo cổ về nước làm phó giám đốc thư viện Hà Nội. Từ 1946-1954 ông hoạt động chính trị để thành lập chính phủ quốc gia độc lập.
  
Ngô-Đình Cẩn và Ngô-Đình Luyện là hai người em út sau này cũng giữ chức vụ, nhiệm vụ trong chính phủ Việt Nam.
  
Trần Lệ Xuân, sau này là phu nhân Ngô-Đình Nhu sinh năm 1924 tại Hà Nội, bà cụ thân sinh thuộc dòng dõi nhà Nguyễn, cha là luật sư Trần Văn Chương, bộ trưởng ngoại giao thời vua Bảo Đại năm 1945, bà lấy ông Nhu năm 1943 tại Hà Nội và cải đạo Thiên Chúa Giáo.

       Chương 2- Thành Lập và mở mang nền Cộng Hòa Việt Nam

Khi Hội nghị Genève đang diễn ra sau khi Pháp bại trận tại Điện Biên Phủ, Hoàng Đế Bảo Đại nghĩ tới ông Ngô-Đình Diệm. Pháp không ưa ông nhưng Mỹ chú ý tới, ngày 16-6-1954 Hoàng Đế mời ông làm chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng
     (Tác giả nhầm, hồi đó gọi là Thủ Tướng, Le Premier Ministre chứ không phải Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng, President du Conseil des Ministres, TĐ)
  
Ông Diệm về Việt Nam tháng 7-1954, khi chấp chính ông   gặp trở ngại vì Pháp ngăn trở. Hoàng Đế Bảo Đại ở Cannes không quan tâm việc nước, khi ấy nhà vua giao cho ông Diệm được toàn quyền.
  
Cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức ngày 23-10-1955, ông Diệm được 98% số phiếu. Ngày 4-3-1956 bầu lập pháp Quốc hội, ông Diệm mời ông Nhu, em trai làm cố vấn. Trước mắt có nhiều điều khó khăn nguy nan gồm  Các giáo phái và bọn cướp Bình Xuyên. Giáo phái và Bình xuyên được Pháp giúp. Tướng Trịnh Minh Thế giúp Tổng thống dẹp loạn Bình Xuyên,chúng lộng hành tại Sài Gòn, sau khi đánh Cao Đài Hòa Hảo xong ông Diệm đánh Bình Xuyên.
  
Ngày 27-9-1956 tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi Việt Nam. Ngày 26-10-1956 thành lập nền Cộng hòa, ông Diệm là người sáng lập nền Cộng hòa Việt Nam, chấm dứt phong kiến và chế độ thuộc địa.
      (Tác giả nhầm: sự thực ông Diệm đánh Bình Xuyên, Hòa Hảo giữa năm 1955 xong mới Trưng cầu dân ý lên làm Tổng thống tháng 10-1955 chứ không phải làm TT rồi mới dẹp loạn, TĐ)
  
Ông Diệm mở mang giáo dục, mở nhiều trường học. Hạ tầng cơ sở được tạo dựng nhưng bị Việt Cộng phá hoại. Đời sống người dân được bảo đảm về y tế, an ninh. Việc giáo dục tiến bộ, các trường gia tăng mở mang, xuất cảng gạo tăng 500% tính từ 1954-1959. Ông Ngô-Đình Nhu lập đảng Cần Lao Nhân vị, thành lập Thanh niên Cộng hòa, lập thuyến Nhân Vị có tầm vóc tinh thần, tầm vóc xã hội và chính trị, kinh tế.
  
Cộng Sản lừa dối cán binh, nhiều ngưới đã ra hàng, ông Nhu sáng kiến và thực hiện Ấp chiến lược. Trưởng ấp, xã trưởng, giáo viên, ý tá đã bị Cộng Sản sát hại. Ấp chiến lược cấp cho người dân phương tiện tự vệ chờ trực thăng chở quân chiến đấu tới, nay người dân được an tâm sinh sống trong làng có hàng rào. Việt cộng không áp dụng chính sách quân dân cá nườc được, họ ra hồi chánh nhiều, mùa hè 1962 cuộc chiến thuận lợi nhờ ấp chiến lược.
  
Ngày 23-7-1962 Bộ trưởng quốc phòng McNamara lập kế hoạch rút quân và giảm viện trợ VNCH. Ông Nhu chủ trương hòa bình với Bắc Việt, ông Hồ chí Minh tặng cành đào cho ông Diệm dịp Tết, Ngô-Đình Nhu còn đề nghị ra Bắc cũng như đưa hai con trai ra thăm miền Bắc.
   
Mỹ ép ông Diệm nhận thêm cố vấn quân sự, đòi đưa ông Nhu ra ngoại quốc nhưng bị phía VN từ chối, họ giảm viện trợ để khiến người dân nổi dậy chống ông Diệm. Tổng thống Kennedy tuyên bố muốn thay đổi chính trị và thay đổi người ở VN, họ tuyên truyền làm giảm uy tín của ông Diệm tại Tây phương, ngưởi ta tin Mỹ và tin vào tuyên truyền của họ.
  
Ngày 3-12-1962 Roger Hilman, Giám đốc nghiên cứu Bộ ngoại giao nhận định Ấp chiến lược khiến chính phủ bình định được miền quê hiệu quả. Việt Cộng gây ảnh hưởng tỉnh thành, tuyên truyền dụ dỗ những thành phần bất mãn chính phủ Diệm, những người này thân Cộng bài Mỹ. Ông Diệm phải trấn an công chức quân nhân, tiên đoán có đảo chính.  Văn thư trên của Hilman cũng cho thấy chính phủ VN có tiến bộ. Chính phủ vừa phải chống Cộng và chống nội bộ tranh dành quyền hành (đảo chính)
 
Tháng 4-1963 ông Nhu ban hành chính sách chiêu hồi, ra lệnh quân đội không được giết kẻ địch mà chỉ phá hậu cần và cho chúng con đường chạy. Quân địch ra hàng rất nhiều, sau mấy tháng có 6,000 người, họ đói rách khốn khổ, họ nói ấp chiến lược khiến họ không còn lương thực.
 
Tháng 10-1963 McNamara nói tình trạng an ninh tiến triển tốt, Tướng Harkins, Tư lệnh quân Mỹ ở VN nói tinh thần chiến đấu rất cao. Khi Ngô-Đình Nhu chết, 8,000 trong số 12,000 làng đã được lập thành.  Ấp chiến  lược khiến cho VC không ám sát, bắt thanh niên. Khi người Mỹ loại bỏ ông Nhu, họ bỏ ấp chiến lược và đổ nửa triệu quân vào với những phương tiện chiến tranh to lớn nhưng thất bại 12 năm sau đó.
 
Bà Ngô-Đình Nhu được bầu dân biểu, cũng là Chủ tịch Phong trào liên đới phụ nữ, phong trào đã giúp đỡ đồng bào di cư, tổng cộng có một triệu người từ Bắc vào Nam như vậy chứng tỏ chính phủ Diệm hấp dẫn hơn Hồ Chí Minh. Phong trào Liên đới giúp đỡ cô nhi, nạn nhân chiến tranh, tàn tật, bà cũng mở một phong trào bán quân sự, huấn luyện tự vệ.
   
Khi ông Diệm mất, đất nước chịu những tranh dành quyền hành trở thành bi kịch của các Tướng lãnh. Bà Nhu đã giải phóng phụ nữ, đưa ra luật gia đình. Từ  năm 1958 bà trình quốc hội và được chấp thuận, nam nữ bình quyền, bỏ tục đa thê, bà Nhu thực hiện được bộ luật gia đình. Tổng thống độc thân nên bà Nhu giữ vai trò đệ nhất phu nhân trong các nghi lễ lớn ngoại giao.
  
Các báo chí, hình ảnh Việt nam đầu thập niên 60 thể hiện tiến bộ của kinh tề miền nam dưới thời Ngô-Đình Diệm. Về quân sự ấp chiến lược đã có kết quả, những thành quả tốt đẹp sau đó bị hành pháp Mỹ phá hỏng hết, họ quyết định hạ Diệm-Nhu. Không phải người dân chống chính phủ mà vì các Tướng nhiều tham vọng, tham quyền, ham danh vọng do Mỹ điều khiển

       Chương 3- Cuộc đảo chính

Trong tháng 8 -1963, Tổng thống Diệm và Nhu biết Mỹ định mua chuộc các Tướng để lật đổ chính phủ. Hai ông bèn triệu tập các Tướng để nhắc nhở họ về trách nhiệm với đất nước. Tổng thống Kennedy cử ông Cabot-Lodge tới Sài Gòn làm Đại Sứ thay ông Nolting. Cabot-lodge  tới Sài Gòn ngày 22-8-1963, ông điện tín về Bộ ngoại giao Mỹ nói các Tướng giữ nhiệm vụ quan trọng ở Sài Gòn trung thành với ông Diệm, các Tướng khác thì không rõ, đảo chính chỉ là cầu may. Cuối tháng 8 họ không có chính sách về  VN. Dean Rusk (bộ trưởng ngoại giao) chủ trương Mỹ không rút khỏi VN trước khi thắng CS và không làm đảo chính tại VN.
  
Hồ sơ giải mật Ngũ giác đài đã cho biết những sự kiện mới. Ngày 13-6-1971 báo New york Times cho đăng những tài liệu bí mật mà McNamara thu thập từ 1967, bị tiết lộ ra báo chí. TT Nixon tức giận muốn muốn cấm đăng nhưng ngày 30-6-1971 Tối cao Pháp viện cho phép đăng.
  
Chương 4 của hồ sơ này có tên là Lật đổ Ngô-Đình Diệm, có lời ghi  “Tài liệu nghiên cứu Ngũ giác đài về chiến tranh Việt Nam”  cho thấy TT Kennedy biết kế hoạch đảo chính quân sự 1963 và ông chấp thuận.
 
Tài liệu khảo cứu nói từ tháng 8-1963 chúng ta (tức người Mỹ) đã khuyến khích, chấp thuận kế hoạch đảo chính của các Tướng lãnh VN và hứa lập chính phủ thay thế lâu dài… chúng ta đảo chính để tăng thêm trách nhiệm của chúng ta tại VN và sự can thiệp của Mỹ. Hồ sơ cho thấy người Mỹ không đồng lòng khi kết án hành động ông Diệm.
  
TT Kennedy cử một phái đoàn sang Sài Gòn để lượng giá tình hình, cử Tướng Krulak và Mendenhall nguyên Cố vấn chính trị đại sứ Mỹ, họ về  báo cáo trái ngược nhau. Ngày 23-9-1963 ông gửi một phái đoàn khác gồm McNanara và Tướng Maxwell Taylor, ngày 2-10 họ báo cáo quân sự tốt đẹp, ấp chiến lược mở mang, chúng ta có thể rút cố vấn về cuối 1965, cắt viện trợ kinh tế để ép chính phủ Diệm cải tổ chính trị. Kennedy chấp thuận, McNamara tuyên bố 1,000 người Mỹ sẽ rời VN nước cuối 1963. Kennedy lưỡng lự trước hai báo cáo của những người ủng hộ và chống Diệm.
  
Tướng Harkins ở VN báo cáo về Mỹ: lúc này thay đổi lãnh đão không tốt, tôi không thấy ai chống cộng bằng ông Diệm, tình hình quân sự ở vùng 1, 2, 3 và 4 nói chung tốt đẹp. Đại sứ Cabot-lodge gửi thư cho George Bundy, cô vấn Kennedy ngày 30-10-1963 nói Mỹ đã giúp xứ này về quân sự kinh tế nhưng muốn thắng cuộc chiến phải thay đổi chính quyền, phải chuẩn bị đảo chính. Các Tướng chủ mưu cần tiền để mua chuộc các Tướng thân cận ông Diệm thì đảo chính sẽ thành công, chúng ta sẽ lo di tản gia đình họ. Đại sứ Cabot-Lodge công nhận kinh tế, quân sự tiến bộ nhưng cho là ông Diệm lỗi thời cần phải trừ khử bất kể hậu quả ra sao.
  
Quyết định của Đại sứ Cabot-Lodge ảnh hưởng tới TT Kennedy, cuộc đảo chính đang tiến hành không thể dừng lại được, hai ngày sau nó bùng dậy. Trung tá CIA Lucien Conein được giao nhiệm vụ liên lạc các Tướng vì ông biết tiếng Pháp, ông ta khuyến khích các Tướng phản lại Tổng thống Diệm, hứa nếu thất bại sẽ được Mỹ bảo vệ, thắng thì nắm quyền. Tòa đại sứ bật đèn xanh, CIA hợp tác chặt chẽ các tướng.
  
Cuối tháng 10, không khí Sài Gòn u ám, Ngô-Đình Nhu nghĩ tới vợ và con gái (bà Nhu và Lệ Thủy) đi xa, ông gọi Trác lúc ấy 16 tuổi, Trác là người nối dõi dòng Ngô-Đình vì ba người anh lớn (của ông Nhu) không có con nối dòng. Ông Nhu bảo Trác đưa hai em (Quỳnh, Lệ Quyên) lên Đà Lạt. Tác giả chú thích nói hôm sau ngày đảo chính ba anh em ở Đà Lạt, trốn vào rừng cùng mấy người cận vệ rồi tìm tới phi trường (Đà Lạt) lên máy bay sang La Mã
    
(Tác giả nhớ sai vì hồi đó ông còn nhỏ, sự thực ba người con bà Nhu đã được tân chính phủ cho đi chính thức tại Sài Gòn sau đảo chính TĐ)
  
Trưa ngày 1-11 (1963), các Tướng họp dự tiệc ở bộ Tổng tham mưu do Tướng Trần Thiện Khiêm đãi, khi mọi người vào bàn Tướng Dương Văn Minh đứng dậy tuyên bố một cuộc đảo chính đang bắt đầu và yêu cầu mọi người ủng hộ. Ai nấy đều hoan hô riêng Tướng Lê Quang Tung, chỉ huy trưởng lực lượng đặc biệt của cố vấn Ngô-Đình Nhu nói: Các ông phải biết ai gắn sao cho các ông?” LQTung bị bắt đi xử tử cùng với người em Lê Quang Triệu.
  
Nguyễn Hữu Duệ, đại úy (thực ra là Thiếu tá, TĐ) Tham mưu trưởng lữ đoàn phòng vệ phủ Tổng thống gọi điện thoại cho Tổng thống và cho biết ông sẽ tấn công chớp nhoáng bộ TTM bằng bộ binh, chiến xa, nếu tấn công sẽ bắt trọn bộ các Tướng làm phản.
  
Ông Diệm từ chối nói người đồng đội không giết lẫn nhau, lúc 17 giờ (5 giờ chiếu) Tướng Dương Văn Minh điện thoại cho cố vấn Ngô-Đình Nhu nói nếu hai người không ra hàng thì sẽ cho ném bom, bắn đại bác vào dinh (Gia Long). Tối lúc 20 giờ, đại sứ Cabot-Lodge điện thoại cho ông Diệm nói nếu ông hàng thì sẽ được đi ngoại quốc nhưng Tổng thống nói sẽ tử thủ tại đây.
 
Tướng Đỗ Cao Trí, Tư lệnh vùng I, Huế cũng như Nguyễn Khánh, Tư lệnh vùng II (Pleiku) báo cáo Tổng thống  muốn đưa quân về cứu, Tướng Huỳnh Văn Cao Tư lệnh vùng IV ở Cần Thơ cũng ra lệnh tiến về Sài Gòn nhưng Tổng thống bác bỏ không muốn đổ máu. Nguyễn Khánh đề nghị anh em ông đến Pleiku nhưng ông cũng từ chối không muốn đổ máu cho quân đội quốc gia.
  
Nửa đêm hai ông Diệm Nhu đi xe Cao Xuân Vỹ, Tổng giám đốc Thanh niên cộng hòa, ông Diệm ngồi trước, Nhu, Đỗ Thọ ngồi sau. Tới nơi ông Diệm ra lệnh cho quân phòng thủ (tại dinh Gia Long) ngưng chiến tranh đổ máu. Khi đại tá Nguyễn Văn Thiệu mở cuộc tấn công, những ngưòi lính phòng thủ trong dinh chiến đấu tới viên đạn cuối cùng.
 
Tổng thống và người em ngủ tại nhà Mã Tuyên, người Việt gốc Hoa phụ trách Thanh niên Cộng hòa tại Chợ Lớn. Sáng ngày 2-11-1963 hai anh em Ngô-Đình chịu lễ  tại nhà thờ Francois Xavier Chợ Lớn (nhà thờ Cha Tam). Sau lễ ông Diệm nhờ linh mục (người làm lễ) liên lạc với Tướng Trần Văn Đôn, ông muốn đưa họ về lý lẽ và tình yêu tổ quốc.
  
Các Tướng Đôn và Trần Tử Oai chuẩn bị xe cộ đàng hoàng đi đón hai ông nhưng Tướng Mai Hữu Xuân được lệnh đi gặp có thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa và Nguyễn Văn Nhung, cận vệ Tướng Dương Văn Minh đi theo. Trước khi khởi hành Dương Văn Minh đưa hai ngón tay ra hiệu giết cả hai người
  
Ông Diệm và Nhu đợi trước nhà thờ với linh mục, bỗng một xe díp và một xe bọc thép tới. Tướng Xuân nói ông được lệnh tới bắt và mở cửa xe thiết giáp, ông Nhu phản đối thì ông Xuân nói xe này bảo đảm an ninh. Trên đường về hai anh em ông Diệm bị Nguyễn Văn Nhung bắn nhiều viên và đâm chết, để chối tội anh này nói hai ông tự sát thực ra hai tay bị trói. Bộ Tổng tham mưu ngạc nhiên thấy hai ông bị giết, TT Kennedy cũng bối rối trước cảnh hai ông đã mạng vong trong cơn khói lửa, việc mà ông không tiên đoán sẽ sẩy ra.
  
Sau khi chính phủ bị lật đổ, Cộng quân  tuyên truyền dụ dỗ đồng bào miền nam chống đế quốc  Mỹ. Cũng chính Tướng Dương Văn Minh được Mặt trận giải phóng kêu gọi. Chính ông ta đã đuổi Mỹ, ông ta đầu hàng không chống cự Việt Cộng khi họ vào Sài Gòn và giao đất nước cho quân địch.
  
Một kết thúc ô nhục cho kẻ chịu trách nhiệm chính trong sự phản bội và sát hại thượng cấp đưa đất nước vào tình trạng hỗn loạn.
  
Ngày 5-11-1963, Tổng thống Pháp De Gaulle có tiếp xúc Đại sứ Mỹ Bohlen và nói:
     “Tôi không tin các ông thành công bằng can thiệp trực tiếp vào VN, rất tiếc cho Mỹ là hai ông Diệm Nhu đã bị giết, những người thay thế chắc sẽ không thành công. Kinh nghiệm riêng của chúng tôi thì những người cầm quyền do ngoại bang điều khiển sẽ thất bại nhất là về sự lãnh đạo cuộc chiến, tôi không tin là sẽ tốt đẹp. Quan điểm của tôi như đã quyết định từ Genève 1954, không can dự vào vấn đề Việt Nam, nhận định này dùng cho Cộng Sản nhưng cũng cho các ông, tôi sợ các ông sẽ sa lầy khó rút ra”
  
Sau khi chính phủ Ngô-Đình Diệm bị lật đổ, trong hai năm có 8 chính phủ, mặc dù được Mỹ bảo trợ nhưng không lãnh đạo được đất nước. Tất cả thành quả mà họ Ngô-Đình xây dựng bị bị phá hủy hết, các đảng phái phong trào bị dẹp hết, 41 tỉnh trưởng bị thay thế.
 
Năm 1964 cuộc chiến gia tăng khi Johnson lên làm Tổng thống Mỹ.
 
Các Tướng lãnh làm đạo đức suy đồi so với thời ông Diệm. Họ nói bà Ngô-Đình Nhu là một trong bẩy người đàn bà giầu nhất thế giới nhưng khi lưu vong bà chỉ lấy thù lao qua các cuộc phỏng vấn để chăm lo cho các con nhỏ.
  
TT Kennedy bị ám sát, chính phủ Johnson đương đầu với Việt Cộng, Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch mặt trận giải phóng tuyên bố với ký giả Úc Wilfrid Burchett:

 “Chế độ Ngô-Đình sụp đổ là món quà tự trên trời rơi xuống cho chúng tôi”
  
     Chương 4 Một khía cạnh khác

Sách nói về nhà Ngô-Đình thường viết “ngược đãi Phật giáo, độc tài, tàn ác, thối nát” ngừòi ta cũng kết án Tổng thống Diệm không tôn trọng Hiệp định Genève, không thực hiện Tổng tuyển cử … những nhận định trên vô căn cứ, dưới đây là những quan điểm hợp lý.
  
Về Hiệp định Genève 1954 chia đôi đất nước nó chỉ được chính phủ Pháp và chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Việt Minh) ký đã bị chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, chính phủ miền nam VN tương lai của Ngô-Đình Diệm bãi bỏ.
     
Mỹ cũng không ký, trong đó có Trung cộng, Nga, Anh. Phần nói về bầu cử thống nhất hai miền không có bên nào ký không có giá trị, tuy nhiên miền nam đòi bầu cử được bảo đảm trong sáng.
 
Trái lại CS vi phạm Hiệp định Genève, xâm nhập, khủng bố miền nam đã bị Ủy hội quốc tế phản đối nhiều lần. CS với mục đích bá chủ và không tôn trọng Hiệp định Paris (1973) mặc dù Kissinger và Lê Đức Thọ được phát giải Nobel hoà bình nhưng Hiệp định lại bị CS vi phạm. CSBV xâm lăng miền nam VN tháng 4-1975 lợi dụng Mỹ suy yếu vì vụ Watergate.
  
Về vụ Phật giáo lịch sử đã chứng minh một huyền thoại lớn để chống TT Ngô-Đình Diệm. Bà Ngô-Đình Nhu cho biết cuộc khủng hoảng này như cơn gió thổi ngược chiều bởi những phe đối nghịch từ nhiều phía Việt Nam, Pháp, Mỹ và CS.
  
Trước vụ một nhà sư tự thiêu 1963 mà báo chí thế giới đã phổ biến không có ai chống đối chính phủ Diệm cầm quyền từ 1954. Tháng 5-1963 truyền thông phóng đại kết án chính phủ Công giáo Ngô-Đình Diệm gây nhiều tội ác nhưng dưới sự lãnh đạo của chính phủ Diệm chùa chiền phát triển nhiều. Một nghìn hai trăm bẩy mươi lăm (1275) ngôi chùa mới được xây dựng. Chùa Xá Lợi được xây dựng nhờ Tổng thống tặng 600,000 đồng, một ngàn hai trăm chín mưoi năm (1295) ngôi chùa được trùng tu, như vậy số chùa đã tăng lên 200%. Về phía Thiên Chúa Giáo số nhà thờ chỉ tăng 30%.
  
Trong số 18 Bộ trưởng của chính phủ chỉ có 5 người Thiên Chúa Giáo, hơn nữa chỉ có 3 trong 19 Tướng lãnh là Thiên chúa giáo. Trong số 113 dân biểu 75 người là Phật giáo, phó Tổng thống và ngay cả Tỉnh trưởng Huế,  (nơi xẩy ra vụ Phật giáo) là người theo đạo Phật.
  
Ông Diệm trả lời một ký giả nói
     “Tôi đâu có điên, chín năm cầm quyền trong lúc có chiến tranh lại đi đàn áp”
  
Tổng thống thành lập Ủy ban để giải quyết vấn đề Phật giáo, khi phái đoàn hai bên ký thông cáo chung ngày 16-6-1963, vấn đề được giải quyết xong, Phật giáo thỏa mãn.
 
Thích (Thượng tọa,Vénérable) Trí Quang  là nhà sư giả, ông ta là CS, ông thành lập Phật giáo cấp tiến tổ chức tự thiêu liên tục, TT Diệm cho khám chùa thấy nhiều truyền đơn chống chính phủ và cả vũ khi súng gươm. Thượng tọa Thích Thiện Hòa, phái Cổ sơn môn kêu gọi chấm dứt biểu tình, tuyệt thực, hoạt động chính trị. Trong số 4,000 ngôi chùa, 12 chùa bị đóng cửa đã dược mở lại tại Sài Gòn , 250 ngàn người biểu tình ủng hộ Ngô tổng thống do các Thanh niên Cộng Hòa kêu gọi.
 
Ủy ban điều tra Liên Hiệp Quốc được chính phủ VN mời vào điều tra từ 24-10 tới 3-11-1963, Ủy ban tuyên bố không có đàn áp Phật giáo. Ngày 7-12-1963 họ soạn tờ trình 234 trang, Ủy ban gồm thành viên các nưóc Afghanistan, Brésil, Thái Lan, Costa Rica, Dahomey, Maroc, Népal.
  
Tòa Đại sứ Mỹ cho ông Thích Trí Quang tỵ nạn nhưng lại từ chối không cho ông Ngô-Đình Cẩn tỵ nạn.
  
Johnson, người chống đảo chính, thừa hưởng chính quyền, năm 1968 ông ta đưa tổng cộng 536,000 quân Mỹ vào VN, quân VNCH tăng từ 820,000 người lên 968,000 người. Nixon lên nhậm chức TT  năm 1969 tìm hòa bình, ngày 27-1-1973 ký kết Hiệp định Paris, tổng cộng có 55,000 quân Mỹ chết tại VN.
  
Lấy lý do muốn thắng CS nhanh nên họ đã tổ chức  cuộc đảo chính. Từ 2-11-1963 tới 2-7-1976, 13 năm cuộc chiến đẫm máu tàn phá đất nước, giết hại hàng triệu người. Cả thế giới thấy ông Đại sứ Mỹ cuốn cờ trên nóc tòa Đại sứ chạy. Hôm sau ngày 30-4-1975 bà Ngô-Đình Nhu trả lời phỏng vấn đài MBC nói: Sức mạnh quân sự Hoa Kỳ để làm gì hay chỉ để chạy?
  
Ngày 17-4 Khmer Đỏ vào Nam Vang, ngày 30-4 Việt Cộng vào Sài Gòn, ngày 29-11-1975 Lào thành lập chính phủ Cộng hòa nhân dân, ngày 2-7-1976 thống nhất nước Việt Nam, Đông Dương vào tay CS.
  
Dưới ánh sáng sự thật làm sao giải thích những lời vu khống anh em Ngô-Đình và sự yên lặng vẫn phủ nhận sự thật.
  
Tháng 6-1964, bà Nhu, Lệ Thủy 19 tuổi được báo Truth Rally mời sang Mỹ phỏng vấn, họ muốn tìm thêm những gì khác lạ nhưng chính phủ Mỹ không cấp Visa lấy lý do an ninh quốc gia. Tại sao hai người đàn bà đến  một siêu cường có thể ảnh hưởng an ninh quốc gia?
  
Khủng bố đe dọa Tây phương, người ta khám xét tại phi trường thì không ai coi chính phủ đó là độc tài.
  
Chính phủ Ngô-Đình Diệm lại không có quyền tương tự như vậy sao?

Báo chí, giới trí thức, chính trị gia đòi phải có dân chủ tại VN (miền nam) trong khi đang có chiến tranh, khủng bố.
  
Trên thế giới có hàng triệu thanh niên chống cuộc chiến tranh mà họ chẳng biết gì. Nếu không có hàng triệu người vượt biển cuối thập niên 70, đầu 80 trốn CS có lẽ huyền thoại Việt Cộng yêu nước vẫn còn. CS chiếm miền nam, họ tàn phá đất nước thì truyền thống Tây phương im lặng cho tới khi hàng nghìn, hàng vạn người VN vượt biển.
  
Hai anh em Diệm-Nhu tỏ ra người cầm quyền Thiên Chúa Giáo đạo đức đối với cuộc đảo chính phản bội. Người ta không thể làm cho người chết sống lại nhưng ít ra phải có công lý và sự thật cho họ.
  
Cuối cùng phải kể đến trách nhiệm của những người gây nên nhưng cái chêt ây và gây thảm kịch cho VN
  
Sự tòng phạm về tinh thần mà thế giới và Giáo hội không thể cho phép.
    
Trọng Đạt lược dịch
Happy Thanksgiving  2014

26 November 2014

Còn Tạ Ơn Nhau, thơ


Một cách nhìn

Tôi Bênh Điếu Cày
* Lê Duy San.

Cứ mỗi lần có một người phản tỉnh hay bất đồng chính kiến từ trong nước vược thoát được ra ngoại quốc, dù bằng cách nào, người Việt hải ngoại tỵ nạn cộng sản cũng chia làm hai phe: phe hoan hô, phe chống đối. Điều này làm cho ngụy quyền Cộng Sản Việt Nam rất mừng vì đây chính là điều mong muốn của chúng. Hầu hết các bài viết của cả hai phe  điều viết theo cảm tính hoặc theo thành kiến đã có sẵn trong đầu. Blogger Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải cũng không thoát khỏi cuộc chiến này. Vừa bước chân đến Phi Trường Los Angless, vừa mới được đoàn người Việt tỵ nạn Cộng Sản đón tiếp như một vị anh hung, anh đã được nghe, hai bên chống nhau kịch liệt. Người đả kích anh cũng nhiều, nhưng kẻ bênh anh cũng lắm.

Anh Điếu Cầy là ai?

Anh sang Mỹ với mục đích gì?

Tại sao anh lại không nhận Cờ Vàng? Taị sao anh không muốn đứng chung với người Việt tỵ nạn Cộng Sản để cùng nhau chống lại bọn Cộng Sản độc tài, dã man Hà Nội?

1/ Điếu Cầy là ai ? 


Điếu Cầy là bút hiệu của anh Nguyễn Văn Hải. Anh là bộ đội phục viên, sanh năm 1952. Anh viết các bài báo của mình qua một blog cá nhân của anh nên anh được gọi là Blogger Điếu cày. Anh là một trong những thành viên sáng lập "Câu lạc bộ Nhà báo Tự do" vào tháng 9 năm 2007. Năm 2008, anh tham gia vào các cuộc biểu tình của người Việt Nam trong nước chống lại Thế vận hội Mùa hè 2008 được tổ chức ở Bắc Kinh vì Trung Cộng xâm lấn lãnh hải Việt Nam. Anh đã bị chính phủ Việt Nam truy tố tội trốn thuế và tội "phổ biến thông tin cùng các tài liệu chống nhà nước".

Ngày 20 tháng 4 năm 2008, anh Nguyễn Văn Hải bị bắt tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 10 tháng 9 năm 2008, anh bị tòa án truy tố tội "trốn thuế" và bị xử phạt 30 tháng tù giam. Đáng lẽ anh được phóng thích vào ngày 20 tháng 10 năm 2010. Nhưng vào ngày đó thì bản án của anh bị gia hạn "để điều tra thêm". Tháng 4 năm 2012, anh bị tòa án xét xử thêm về tội "tuyên truyền chống nhà nước" theo điều 88 Bộ Luật Hình sự cùng với các blogger Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải. Trong phiên toà này, Nguyễn Văn Hải đã không nhận là mình có tội. Anh còn   bị buộc tội là đã cùng Phan Thanh Hải tham dự một cuộc huấn luyện do đảng Việt Tân ở hải ngoại tài trợ.

Anh Điếu Cầy đã nhận được nhiều giải thưởng như giải thưởng Nhân Quyền do Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam trao tặng vào năm 2008 sau khi ông vào tù, giải Hellman/Hammett do Tổ Chức “Theo Dõi Nhân Quyền” trao tặng vào năm 2009, giải Tự Do Báo Chí do Uỷ ban Bảo vệ Nhà báo trao tặng và giải “One Humnanity” do Văn bút Canada trao giải vào năm 2013. Tháng 4 năm 2012, tổ chức Những Người Bảo Vệ Quyền Công Dân (Civil Rights Defenders) đã tặng ông Hải danh hiệu "Người bảo vệ quyền Công dân".

Ngày 6.3.2012, cựu dân biểu Hạ viện Hoa Kỳ Cao Quang Ánh đã tổ chức một cuộc vận động ngoài hành lang cho Nguyễn Văn Hải, linh mục Nguyễn Văn Lý, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, cùng nhiều tù nhân chính trị Việt Nam khác và kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ của tổng thống Barack Obama cũng như Quốc hội Hoa Kỳ phải lên tiếng bênh vực họ mạnh mẽ hơn. Ngày 17.4.2012 một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã kêu gọi chính phủ Cộng Sản Việt Nam thả ông Hải cùng các blogger khác vì họ "đã không làm gì khác hơn là thực thi quyền tự do ngôn luận của họ mà cả thế giới đã  công nhận". 

Tháng 5 năm 2012 tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã phát biểu là "chúng ta không thể quên những nhà báo như blogger Điếu Cày, người bị bắt năm 2008 trong vụ đàn áp lớn lao việc làm báo của công dân ở Việt Nam"

Tháng 9 năm 2012, trong phiên tòa chỉ kéo dài 1 ngày xử 3 nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải. Anh Nguyễn Văn Hải đã bị tuyên án nặng nề nhất là 12 năm tù giam vì anh không nhận tôi. Các công tố viên nói rằng 3 người này đã "xuyên tạc sự thật về Nhà Nước và Đảng, tạo ra sự hiểu lầm trong dân chúng, và ủng hộ các âm mưu nhằm lật đổ chính quyền".

Vào ngày 21 tháng 10 năm 2014, anh Nguyễn Văn Hải bất ngờ được chính quyền Cộng Sản Việt Nam tuyên bố ngưng thi hành án và trả tự do cho anh nhưng đưa anh ra sân bay Nội Bài đi sang Hoa Kỳ.

2/ Điếu Cầy sang Mỹ với mục đích gì?

Nói rằng anh Điếu Cầy bị tống xuất sang Hoa Kỳ là không đúng. Việt Cộng có quyền tống xuất anh đi bất cứ nơi nào ở trong nước nhưng chúng không có quyền tống xuất anh sang bất cứ một nước nào nếu không có sự đồng ý của nước đó cho anh nhập cảnh. Thứ đến, phải có sự đồng ý của người bị trục xuất tức của anh. Hoa Kỳ là nước tôn trong quyền tự do cá nhân nhất thế giới, Hoa Kỳ không bao gìơ chấp nhận cho Điếu Cầy nhập cảnh nếu anh không đồng ý. Điều này đài VOA cũng cho biết tại một cuộc họp báo, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Marie Harf nói: “Chúng tôi hoan nghênh quyết định của giới hữu trách Việt Nam, trả tự do cho tù nhân lương tâm này. Ông đã quyết định lên đường sang Hoa Kỳ sau khi được phóng thích khỏi nhà tù, và sẽ tới Hoa Kỳ vào ngày hôm nay, thứ Ba 21 tháng 10. Chính ông đã quyết định sang Hoa Kỳ”.

Vậy anh sang Mỹ với mục đích gì? Theo anh Điếu Cầy thì anh sang Hoa Kỳ với 2 mục đích sau:

    * Để kết nối truyền thông trong và ngoài nước để đẩy mạnh làn thông tin trao đổi giữa hai bên. 

    * Để kiện chính quyền Hà Nội ra tòa quốc tế vì đã tống giam trái phép anh và các thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo tự do (VOA 27/10/2014).

 Có lẽ anh tin rằng, đối với anh, mục đích “Để kết nối truyền thông trong và ngoài nước để đẩy mạnh làn thông tin trao đổi giữa hai bên” không khó. Bởi vì, ở trong nước dưới sự kìm kẹp của ngụy quyền Cộng Sản Việt Nam, anh còn kết nối được thì sang tới Hoa Kỳ, việc làm ấy, đối với anh không khó. Có khó chăng là những người Việt tỵ nạn Cộng Sản ở hải ngoại có tin anh hay không, chắc anh đã thấy.

Đối với những người còn ở trong nước, khi anh còn ở trong nước, anh kết hợp được họ dễ dàng. Nay anh ra được ngoại quốc, liệu họ có còn tin anh nữa không? Chắc chắn sẽ có những người đặt câu hỏi: “Những người như Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải, tội còn nhẹ hơn anh, lại biết ăn năn, nhận tội, tại sao không được thả, không được đi Mỹ? Còn anh, tội nặng hơn, lại ngoan cố, nhất định không nhận tội, lại được trả tự do sớm và lại còn được sang Hoa Kỳ?

Muốn thuyết phục được người Việt hải ngoại cũng như người trong nước, trước hết, anh phải kiện chính quyền Hà Nội ra trước tòa quốc tế vì đã tống giam trái phép anh và các thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo tự do và anh phải thắng vụ kiện này. Liệu anh có thắng được không?

Trong phạm vi bài này, chúng ta chỉ xét riêng trường hợp của anh.


Muốn kiện nguỵ quyền Cộng Sản Việt Nam, anh Điếu Cầy phải có tố quyền. Muốn có tố quyền, anh phải có quyền lợi. Quyền lợi của anh là thể xác anh đã bị giam giữ, khiến anh bị thiệt hại về vật chất (tài chánh) vì không làm ăn gì được. Về tinh thần, anh cũng bị mất vì phải ở trong tù. Điều này đã rõ ràng, anh không cần chứng minh và nguỵ quyền Cộng Sản Viết Nam cũng không  thể chối cãi. Bản án tuyên phạt anh 12 năm tù và anh đã ở tù được 6 năm 6 tháng (20/4/2008 – 20/10/2014).

Tuy nhiên, muốn thắng, anh phải chứng minh là anh không có tội. Việc anh nhất định không nhận tội “Tuyên truyền chống phá nhà nước và ủng hộ  các âm mưu nhằm lẫt đổ chính quyền” trước toà án không đủ nếu nguỵ quyền Cộng Sản Việt Nam chứng minh được là anh có tội. Bởi vậy, mỗi cử chỉ, mỗi hành động, mỗi lời nói của anh, anh đều phải cân nhắc kỹ càng.

Ở trong nước, bọn nguỵ quyền Cộng Sản Việt Nam chỉ cần suy đoán, cũng có thể kết tội anh. Nhưng ở trước toà án quốc tế, chúng không thể làm thế được. Ít nhất chúng cũng phải có một bằng chứng nào đó rõ ràng, mới có thể suy đoán được. Chúng không thể nói Điếu Cầy chống Trung Cộng là chống chúng, là âm mưu nhằm lật đổ chúng vì chúng tuân phục Trung Cộng, Trung Cộng là ông cố nội của chúng. Chúng không thể nói Điếu Cầy đã đòi hỏi tự do, nhân quyền là tuyên truyền chống phá chúng vì chúng đã ký công nhận bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền khi chúng gia nhập Liên Hiệp Quốc . Nhưng nếu chúng chưng được bằng cớ rõ ràng Điếu Cầy cầm Cờ Vàng như những hình ảnh anh Đặng Chí Hùng khoác Cờ Vàng trên vai, cầm Cờ Vàng trên tay và tuyên bố rõ ràng anh “sẽ cùng đồng bảo hải ngoại tranh đấu để lật đổ chế độ Cộng Sản Việt Nam thì Điếu Cầy thua là cái chắc. Đó là lý do tại sao anh không cầm Cờ Vàng, anh không tuyên bố sẽ cũng đồng bào hải ngoại tranh đấu để lật đổ chế độ Cộng Sản Việt Nam như anh Đặng Chí Hùng khi vưà bước chân tới phi trường Toranto, Canada.

Nếu anh Điếu Cầy thắng được vụ kiện này thì chắc chắn phong trào dòi hỏi tự do, dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam sẽ dâng cao và Việt Cộng sẽ phải nhượng bộ Mỹ trong vấn đề nhân quyền và tình hình Việt Nam sẽ thay đổi. 

Chính vì vậy mà chúng ta không nên kết luận vội là Điếu Cầy có chống Cộng hay không, có âm mưu nhằm lật đổ chế độ Cộng Sản Việt Nam hay không hay chỉ là một tên chống Cộng cò mồi được Mỹ và Việt Cộng toa rập với nhau để chuẩn bị cho một tình thế mới cho VIệt Nam.

Lê Duy San.

© Tác giả gửi bài đến Ban biên tập.
© Diễn Đàn Người Dân ViệtNam

Xưa và Nay: Đổi cách sinh hoạt, đổi lối suy nghĩ, đổi ...kiểu chụp hình!


Xưa


Nay

Hoa Kỳ đã ra nghị quyết về tranh chấp Biển Đông và Hoa Đông

Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ vừa thông qua nghị quyết về tranh chấp chủ quyền ở biển Đông và biển Hoa Đông với sự đồng thuận tuyệt đối.

Nghị quyết này lên án các hành động cưỡng chế hoặc sử dụng võ lực gây hấn, cản trở các quyền tự do tại vùng biển và không phận quốc tế ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Nghị quyết này cũng chỉ trích việc Trung Cộng thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông và kêu gọi nước này không có các hành động tương tự trên những vùng biển khác trong khu vực.

Được Dân biểu Dân chủ Eni Faleomavaega đề xuất hồi tháng Chín năm nay, nghị quyết lên án các hành động cưỡng chế hoặc sử dụng vũ lực gây hấn, cản trở các quyền tự do tại vùng biển và không phận quốc tế ở khu vực châu Á Thái Bình Dương.


___________________

Đây là một tin tức rất vui mừng cho các quốc gia quanh vùng Thái Bình Dương hiện đang bị Trung Cộng ỷ thế mạnh ức hiếp, muốn biến Thái Bình Dương làm cái ao nhà của mình.

Riêng Trung Cộng sẽ bị dồn vào thế tiến thoái lưỡng nan, đã lở hùng hổ đòi chủ quyền trên toàn thể biển Đông, nay nếu rút lui thì quá xệ, còn làm tới thì chạm thẳng mặt với Hoa Kỳ, mà sau lưng Hoa Kỳ còn có gần như toàn thể thế giới.

Chuyện đó đây

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ từ chức

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel tuyên bố ông sẽ rời chức vụ ông đã nắm giữ được 19 tháng. Thông tín viên VOA Victoria Machi tường trình từ Washington rằng ông Hagel và Tổng thống Barack Obama loan báo việc từ chức ngày thứ hai. 

Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, nguyên là thượng nghị sĩ đảng Cộng Hoà và là một cựu chiến binh lục quân, đã đệ đơn xin từ chức lên Tổng thống Barack Obama ngày thứ hai. 

Tại Toà Bạch Ốc, Tổng thống ca ngợi công tác của ông Hagel, nhưng không đưa ra mấy lời giải thích về sự ra đi của Bộ trưởng Hagel. Tổng thống Obama nói ông Hagel đã đề xuất ý kiến với ông hồi tháng trước và nói rằng đã đến “thời điểm thích hợp” để ông Hagel rời chức vào lúc tổng thống bước vào 2 năm chót của nhiệm kỳ. 

 Tổng thống Obama nói: “Ông Chuck đã làm một vị bộ trưởng gương mẫu, đem lại một bàn tay sẵn sàng vào lúc chúng ta hiện đại hoá sách lược và ngân sách để đáp ứng mới các mối đe doạ dài hạn, trong khi vẫn đáp ứng với các thách thức cấp thời như ISIL và Ebola.”

***

Ông Biden:
"Đố bạn kể được một sáng tạo của Nước Tàu."

Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một bài phát biểu mang tính mỉa mai, trong đó cho rằng Trung Quốc không hề có sản phẩm mang tính sáng tạo.  (Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden- Ảnh: AP)

Phát biểu tại lễ khai giảng Học viện Không quân Mỹ ở Colorado Springs, bang Colorado, ông Biden thẳng thừng tuyên bố: “Số lượng nhà khoa học và kỹ sư mà Trung Quốc đào tạo nhiều gấp 6-8 lần ở Mỹ. Nhưng tôi đố các bạn kể ra một dự án sáng tạo, một sự thay đổi sáng tạo hoặc một sản phẩm sáng tạo do Trung Quốc làm ra

Ông Biden cho rằng vấn đề nhân quyền là yếu tố chính cản trở sự tiến bộ của Bắc Kinh trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong tư duy đổi mới.

Trước đây, Phó Tổng thống Biden đã nhiều lần phát biểu về việc Trung Quốc gặp khó khăn trong đổi mới tư duy. Trong chuyến đi tới Trường ĐH Bang Iowa năm 2012, ông Biden nói với các sinh viên rằng Trung Quốc "không hề sáng tạo".

Phát biểu này của ông Biden có thể khiến Bắc Kinh khó chịu nhưng không thay đổi được thực tế Trung Quốc vẫn là một công xưởng lớn của thế giới thay vì là trung tâm sáng tạo. Trong một bài báo đăng vào tháng 10-2013, đài CNN đặt vấn đề tại sao Trung Quốc không hề thay đổi hệ thống nhà máy điện trên cả nước trong nhiều năm qua dù dân số ngày một đông đúc.

@internet

***

Giá dầu giảm làm Nga thiệt hại

Giá dầu giảm khiến Nga có thể thiệt đến 100 tỉ đôla một năm, trong lúc trừng phạt của phương Tây đã khiến Nga mất 40 tỉ, theo Bộ trưởng Tài chính của Nga.

Ông Anton Siluanov phát biểu hôm thứ Hai tại một diễn đàn ở Moscow.

Có đồn đoán nói Nga có thể cắt sản lượng dầu chừng 300.000 thùng một ngày để nâng giá.

Tổng thống Vladimir Putin đã nói Nga có thể chịu “hậu quả thảm khốc” vì trừng phạt, giá dầu giảm và đồng rouble mất giá.

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (Opec) có thể sẽ cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá.

Iran, Libya và Venezuela đã kêu gọi Opec làm việc này.

Bộ trưởng năng lượng Nga Alexander Novak tuần rồi nói Moscow cân nhắc việc cắt giảm, nhưng chưa có quyết định.

***
Đài không lưu phi cảng Tân Sơn Nhất mất điện gây hoảng loạn.

SÀI GÒN (NV) - Hàng loạt máy bay phải bay lòng vòng trên trời không đáp được vì mất điện ở đài kiểm soát. Có ba nguồn điện để phục vụ điều hành bay lại mất hết cả ba, trách nhiệm thuộc về ai? 

Sau vụ mất điện làm mất quyền kiểm soát không lưu tại Trung Tâm Kiểm Soát Không Lưu Ðường Dài, tiếp cận Sài Gòn (ACC SG), phúc trình của tổng công ty Quản Lý Bay Việt Nam đưa ra những con số “rùng rợn”: Nhân viên không lưu hiện có tỷ lệ tay nghề trung bình và yếu chiếm khoảng 40%, trình độ tiếng Anh chưa đạt tiêu chuẩn ICAO (mức 4), với phần lớn là “con ông cháu cha.” 

Sự việc xảy ra lần này không phải là lần đầu tiên phi trường Tân Sơn Nhất bị mất điện, không sử dụng được hệ thống điện dự phòng ngay lập tức. Trước đó, 13g ngày 16 tháng 6, 2013, nơi này đột ngột bị mất điện. Gần 1 tiếng đồng hồ sau điện mới được cung cấp trở lại.

**

Một bức tranh sơn dầu bán với giá 840.000 đôla, tạo kỷ lục mới về tranh đắt nhất của một họa sĩ gốc Việt.

Nhìn từ đỉnh đồi, tranh của họa sĩ Lê Phổ, đã được nhà Christie’s International bán đấu giá tại Hồng Kông hôm 22/11.

Ông Lê Phổ (1907-2001) sang Pháp định cư từ 1937 và chưa lần nào trở về Việt Nam cho đến ngày mất.

Người bán bức tranh của ông là Patrick Lorenzi, một người Pháp sống ở Oslo. Ông của người này đã mua bức tranh khi là Thống sứ Bắc kỳ.

Kỷ lục trước đây cho họa sĩ Việt Nam là bức Người bán gạo của Nguyễn Phan Chánh, bán với giá 390.000 đôla tháng Năm 2013.

Một bức tranh khác của Nguyễn Phan Chánh, cũng thuộc gia đình Lorenzi, hôm 22/11 lẽ ra đã lập kỷ lục khi bán với giá 407.000 đôla.

Nhưng bức tranh của Lê Phổ bán chỉ vài phút sau, tạo nên kỷ lục mới cho tranh Việt Nam.

***

 Hình ảnh bão tuyết tại thành phố Buffalo-New York-Nov.19/2014





25 November 2014

Thơ vui

Đi Dự Đám Cưới

Một năm có đến mấy lần
Thiệp mời gởi đến dù thân sơ sài
Không đi sợ tiếng sợ tai
Đi thì xót dạ "tháng này hư hao"
Tiền già lãnh có là bao
Đôi trăm run rẩy nhét vào phong thơ
Tới nơi đợi mỏi cả người
Giờ mời năm, sáu. chín, mười mới ăn
Nhà hàng (Tàu) chục đám y chang
Khai vị đông lạnh, súp toàn nước canh
Càng cua tôm thịt chiên nhanh
Chàng nào cao mỡ chỉ đành ngó thôi
Tổ chim đồ biển ngàn đời
Cá viên, tôm lột, nấm tươi bỏ vào
Gà quay, Cá hấp, đọt rau
Cơm chiên thập cẩm (hoặc) mì xào là xong
Tráng miệng mấy lát cam vàng
Dưa xanh, dưa hấu là sang lắm rồi
Trên bàn nước ngọt một đôi
On sale 99 cent mời - who care?
Có khi thì đãi la-ve
Có khi chai rượu bạn bè cụng ly
Champain chờ bánh khui ngay
Gõ ly chú rể, dâu đi chào bàn
Lần đầu gặp, rồi sang trang
Chẳng bao giờ thấy hỏi han chuyện gì
Họa hoằn mưa nắng có khi
Gặp nhau giữa chợ giống y - lạ lùng
Dù rằng có muốn hay không
Một năm mấy đám xoay vần thế thôi
Ngồi buồn gãi rốn cho vui
Hơi đâu trách móc chuyện đời quanh ta
Hy sinh véo khoản tiền già
Để mừng con cháu "vào ra" cũng vừa.

Tú Bết (Too Bad)

24 November 2014

Góp ý về chuyện "Nước Mỹ gian hùng"

Trong video đăng mới đây trên TTR, ông Nguyễn Xuân Nghĩa (NXN) trả lời người phỏng vấn Đinh Quang Anh Thái (Báo Người Việt) đã dùng hình dung từ "gian hùng" mô tả chính sách của Hoa Kỳ (HK). Chúng ta thử lạm bàn xem tĩnh từ này ông Nghĩa xử dụng có được chính xác hay không?

Sau khi kinh tế gia NXN dẫn chứng những hành động của quân dân Hoa Kỳ trong các cuộc thế chiến I, II, và trong thời kỳ can dự vào Việt Nam, ông kết luận HK tuy là một nước tự do dân chủ nhưng cũng còn là một nước gian hùng.

Đọc sách vở hay lịch sử chúng ta không ai lạ gì hai chữ "gian hùng". Gian phản nghĩa là minh (thí dụ như có người tuy gian hùng dối trá nhưng tự đặt tên cho mình là Chí Minh). Gian là gian dối, gian xảo, gian trá.

Chữ "hùng", sau chữ gian, có thể giải là hung hiểm không phải anh hùng hay là gấu mà là đầu gấu v.v. . . .

Đọc truyện Tam Quốc Chí người đời sau gán cho nhân vật Tào Tháo hai chữ 'gian hùng' hay hiểm ác.

Chuyện gán cho một quốc gia như Hoa Kỳ (HK) là "gian hùng" thiết nghĩ là quá đáng.

Sau nửa thế kỷ bây giờ người ta thấy rõ ai là gian, ai là minh và quốc gia nào gian ác, chủ nghỉa nào lấy xương máu con người làm làm phương tiện đạt tư lợi.

Chính sách gian hùng, ác hiểm có lẽ nên dùng để chỉ các nước cộng sản mới phải như bọn cầm quyền tại Bắc Kinh và Hà Nội hiện nay. Chính sách đối nội và đối ngoại của bọn chúng quả là gian hùng, ác hiểm. Thế nhưng người dân trong nước có ai dám nói ra điều ấy tất sẽ bị tù mọt gông.

Ở Hoa Kỳ ai muốn phê bình chính sách nhà nước ra sao, xin cứ nói. Như kinh tế gia NXN chẳng hạn, cảnh sát chẳng hề đến nhà hỏi thăm, chẳng hề bị côn đồ của nhà nước thuê mướn chận đường đánh cho dập mỏ. Chính sách di dân của HK hào phóng nhất thế giới. Người dân xấu số của một nước bị trù dập bởi chính quyền hà khắc của nước mình, buồn thay, lại được chính Nước Mỹ giang tay ra cứu vớt.

Chủ nghĩa cô lập Monroe "Châu Mỹ là của người Châu Mỹ" vào lúc cao điểm nhiều người hưởng ứng đã khóa đôi tay chính phủ Mỹ. Rồi thể chế dân chủ gần như hoàn bị của Mỹ giúp dân, báo chí, quốc hội kiểm soát chính sách của chính phủ. Việc đưa quân tham chiến tại hải ngoại không phải chuyện dễ dàng như tại các nước độc tài. Thế cho nên HK chuyển hướng và can dự "chậm trễ" vào các cuộc Thế Chiến có thể hiểu được. Mà trễ còn hơn không.

Theo sử gia William Durant (The Story of Civilization): Nước Pháp đã được Đế Quốc La Mã cứu thoát khỏi "rợ" phương bắc xâm lăng thời cổ sử. Trong thế chiến II, Mỹ đã giải thoát Pháp khỏi sự thống trị của Đức. Thế rồi một ngày kia khi bị xâm lăng ai sẽ giải thoát cho nước Pháp khi không còn HK?

Tất nhiên muốn giữ cho đất nước vũng mạnh (để giúp dân mình và đôi khi dân các nước khác), HK không thể để quyền lợi của mình bị nguy hại, không thể để Hoa Kỳ không còn là HK nữa. Nguyên tắc bang giao quốc tế luôn luôn dựa trước hết vào quyền lợi. Nguyên tắc thực tiễn này không phải chỉ có HK áp dụng mà cho mọi quốc gia trên thế giới. Có điều nếu nước Mỹ giầu mạnh các nước khác còn có "xơ múi", chứ nếu Hoa Lục giầu mạnh, các nước khác chắc chắn trở thành nô lệ ít nhiều về ít nhất một mặt nào đó.

Hoa Kỳ là một nước nhân bản, giàu lòng nhân ái và thực tiễn chứ không phải một nước gian hùng.

Phó thường dân HK

22 November 2014

Thu Đến Thu Đi, tranh A.C.La


Thu Đến Thu Đi
Oil on canvas
24x24 inch (61cm x 61cm)
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh

**

Tranh không thỏ: thử tưởng tượng cảnh trí trở nên hoang liêu.
Có thỏ, thỏ độc hành, tranh động hơn nhưng vẫn cô quạnh.
___________________

Thu Đi Rồi.

Thu đến thu đi thu hững hờ
Hồn thu tĩnh lặng lá bơ vơ
Cỏ cây tàn tạ sương mờ phủ
Chân trời mây xám nhớ tình xưa...

Có ngóng trông nhau tiếc mộng thừa
Ru hồn một thuở rất ngu ngơ
Phiến đá lạnh lùng đầy tuyết trắng
Cuộc tình xa vắng lạc hư vô...

Trời hắt hiu buồn thu biết không
Thu đi tình hoang vắng bâng khuâng
Lặng lẽ tiếng đàn ai vọng lại
Như tiếng lòng ngân khúc nhớ nhung

Thu đã đi rồi trời thoáng đông
Từng cơn gió buốt sắt se lòng
Sưởi ấm làm sao tình giá lạnh
Hồn thu lạc lõng lối thinh không?

Phạm Thị Minh-Hưng

THANKSGIVING: TẠ ƠN CHIẾN SĨ CỘNG HÒA.

Chu Tất Tiến.

Con Người được tác tạo với hai phần tuy khác biệt nhưng lại hòa nhập với nhau làm một: Thể Xác và Tinh Thần. Tùy theo giáo dục gia đình và học đường và tùy theo nhận thức mà Con Người sinh hoạt theo từng đẳng cấp: Hướng Hạ, Nhân Bản, Hướng Thượng và Cao Thượng. Tầng lớp Hướng Hạ sống miễn cưỡng, buông thả và không biết chăm sóc bản thân mình, để mặc cho thể xác và tinh thần bệnh hoạn, mặc cho những kết quả của sự buông thả của mình lôi kéo mình đi vào một tương lai vô định. Lớp Nhân Bản sống đúng theo những nhu cầu căn bản của Nhân Loại, sống bình dị, và biết lo lắng cho thân thể và tinh thần mình tráng kiện. Giá trị cao hơn một cấp là lớp Hướng Thượng, tầng cấp này là những nhà giáo dục, những nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nghệ sĩ chân chính, kiến trúc sư…luôn tìm cách vươn lên một tầm cao hơn thế đứng hiện tại, đặt tâm hồn và trí thức mình hướng về việc làm cho Nhân Loại thăng hoa cũng như thích chia xẻ những điều Hay, Đẹp cho người khác. Phần thưởng mà họ mong muốn là những nụ cười hạnh phúc của thiên hạ. Vượt qua những đẳng cấp ấy là lớp người Cao Thượng, sẵn sàng hy sinh mình cho niềm vui và hạnh phúc của người khác, tuy biết rằng một khi hy sinh Thể Xác thì Tinh Thần cũng tan biến, sự hiện diện của cá nhân mình trên mặt đất này sẽ không còn nữa. Lớp người Cao Thượng này không hề nghĩ đến đau đớn của Thể Xác một khi chấp nhận hy sinh. Họ cũng không cần Quá Khứ, Hiện Tại, và Tương Lai của chính mình, vì nếu đã hy sinh Thể Xác, thì mọi liên hệ của Quá Khứ, Hiện Tại và Tương Lai đều biến mất trong chớp mắt. Sự hy sinh như thế là tận cùng của sự thất thoát và lỗ lã.

Vậy, họ là ai? Với khoa học, họ là những người miệt mài với các công thức y khoa hay các thí nghiệm vật lý, hóa học,  chấp nhận hy sinh mọi nhu cầu cá nhân cho nhân loại được khỏe mạnh, tiện nghi và thăng tiến xã hội. Với tôn giáo, họ là những người Tử Vì Đạo, vì lòng tin của mình cho một thế giới tốt đẹp hơn. Với Việt Nam, họ là những Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã đấu tranh cho sự trường tồn của Dân Tộc, cho ý thức Dân Chủ và cho Nhân Quyền được tôn trọng.

Những người lính Cộng Hòa, một khi đã chấp nhận ra chiến trường thì coi cái chết bản thân nhẹ tựa lông hồng, coi thương tật vĩnh viễn là sự may mắn cho gia đình, trong khi đó lại coi sự tồn vong của đất nước như một trách nhiệm đương nhiên, không cần giải thích. Những người lính ấy cười ngạo nghễ trước Thần Chết, khinh bỉ mũi súng của quân thù, xung phong vào chỗ đạn lửa như vào chốn nghỉ ngơi. Họ chẳng hề nhớ tiếc đến nụ cười hay ánh mắt của người đẹp đằng sau, quên tất cả những lời ước hẹn “anh sẽ trở về với em”, mà chỉ biết đến nhiệm vụ phải hoàn thành, phải đưa dân ra khỏi vòng binh khói, phải cứu bạn ra khỏi chỗ pháo dập, và phải diệt bọn tà ma quỷ quái đang đặt mìn, đắp mô trên tỉnh lộ, đang chĩa pháo vào khu dân cư, hay đang chuẩn bị hành hình những viên chức xã ấp là những người phục vụ dân chúng. Trong số những người lính anh dũng ấy, có biết bao nhiêu khuôn mặt non trẻ, chưa hề biết một nụ hôn ngọt ngào như thế nào, chưa hề biết cảm xúc ra sao khi được một bàn tay ngà chạm nhẹ đến cổ áo, quấn cho anh chiếc khăn quàng của em gái hậu phương…Và cũng có biết bao người lặng lẽ chia tay với người vợ trẻ và mấy đứa con thơ, cố bịt tai để khỏi nghe tiếng khóc tiễn đưa, cố nhắm mắt để khỏi nhìn thấy những giọt lệ tuôn trào ướt áo, và cũng lặng lẽ băng mình vào sương khói mờ mịt mà chẳng dám quay lại, nói lời “hẹn tái ngộ”, vì biết có “tái”, có “ngộ” không sau trận chiến đẫm máu này…

Họ, những Thiên Thần Mũ Đỏ, Mũ Xanh, Mũ Nâu, những Anh Hùng Tiếp Vận, Kỵ Binh, Hải Quân, Không Quân, Công Binh, Pháo Binh, Địa Phương Quân, Truyền Tin, Bộ Binh, Thủy Quân Lục Chiến, những Anh Thư Nữ Quân Nhân, các Anh Hùng Biệt Kích, Lôi Hổ, Biệt Hải, Giang Đoàn, Lực Lượng Đặc Biệt, Quân Nhu, Quân Cụ… đã chấp nhận trở về trong “hòm gỗ cài hoa” hay “trên đôi nạng gỗ”, hoặc trong tấm “poncho” lạnh lẽo, dưới những cơn mưa phũ phàng và trong tiếng gầm của đạn pháo tiễn đưa.

Họ, những chàng trai hay những thiếu nữ mắt sáng quắc như ánh sao, hồn rực lửa yêu từng tấc đất quê hương, đã là những Thiên Thần Hộ Mệnh cho miền Nam sống an lành trong biết mấy thập niên, và những tưởng sẽ  tiếp tục giang cánh tay bảo vệ mạng sống người dân mãi mãi, nhưng không ngờ, bị bạn bè phản bội, bán đứng cho giặc, nên đành bẻ gẫy kiếm gươm, chôn vùi vũ khí và chôn cả quãng đời chiến đấu dang dở trong ngục tù Cộng Sản.

Thế đó, mà giờ đây, có bao người còn nhớ đến lời CÁM ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ CỘNG HÒA? Trong lễ Thanksgiving của thiên hạ, có bao người biết ngả mũ, cúi đầu trước anh linh lẫm liệt của hơn bao chiến sĩ đã hy sinh Thể Xác và Tinh Thần cho quê hương, cho lịch sử và cho ba triệu người vượt biển an toàn? Có bao người đang giầu sang, hạnh phúc biết bắt tay và nói lời CÁM ƠN người lính Cộng Hòa đang vất vả ngược xuôi trong xứ lạ?

Vậy, trong không khí mừng lễ Tạ Ơn của thiên hạ, xin những ai đọc bài này, hãy quay sang bên cạnh về phía những người chiến sĩ cũ và một lần nói lên lời CÁM ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ CỘNG HÒA. Cám ơn anh, cám ơn chị, cám ơn em, cám ơn chiến hữu, cám ơn các Niên Trưởng, cám ơn tất cả những ai đã tham gia vào cuộc chiến bảo vệ Tự Do ấy. Nếu không có Tâm Hồn Cao Thượng của các anh, các chị, các em.. đã xả thân hy sinh, thì cả thế hệ chúng ta, đã không thể như hiện tại…

Tạ Ơn Người.

Chu Tất Tiến,.

Hoa Kỳ khờ khạo hay gian hùng (tham khảo)

Phỏng vấn của Đinh Quang Anh Thái với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghiã trên Người Việt Online ( Jun 27, 2014):




***

Góp ý về chuyện "Nước Mỹ gian hùng" 

Trong video đăng mới đây trên TTR, ông Nguyễn Xuân Nghĩa (NXN) trả lời người phỏng vấn Đinh Quang Anh Thái (Báo Người Việt) đã dùng hình dung từ "gian hùng" mô tả chính sách của Hoa Kỳ (HK). Chúng ta thử lạm bàn xem tĩnh từ này ông Nghĩa xử dụng có được chính xác hay không?

Sau khi kinh tế gia NXN dẫn chứng những hành động của quân dân Hoa Kỳ trong các cuộc thế chiến I, II, và trong thời kỳ can dự vào Việt Nam, ông kết luận HK tuy là một nước tự do dân chủ nhưng cũng còn là một nước gian hùng.

Đọc sách vở hay lịch sử chúng ta không ai lạ gì hai chữ "gian hùng". Gian phản nghĩa là minh (thí dụ như có người tuy gian hùng dối trá nhưng tự đặt tên cho mình là Chí Minh). Gian là gian dối, gian xảo, gian trá.

Chữ "hùng", sau chữ gian, có thể giải là hung hiểm không phải anh hùng hay là gấu mà là đầu gấu v.v. . . .

Đọc truyện Tam Quốc Chí người đời sau gán cho nhân vật Tào Tháo hai chữ 'gian hùng' hay hiểm ác.

Chuyện gán cho một quốc gia như Hoa Kỳ (HK) là "gian hùng" thiết nghĩ là quá đáng.

Sau nửa thế kỷ bây giờ người ta thấy rõ ai là gian, ai là minh và quốc gia nào gian ác, chủ nghỉa nào lấy xương máu con người làm làm phương tiện đạt tư lợi.

Chính sách gian hùng, ác hiểm có lẽ nên dùng để chỉ các nước cộng sản mới phải như bọn cầm quyền tại Bắc Kinh và Hà Nội hiện nay. Chính sách đối nội và đối ngoại của bọn chúng quả là gian hùng, ác hiểm. Thế nhưng người dân trong nước có ai dám nói ra điều ấy tất sẽ bị tù mọt gông.

Ở Hoa Kỳ ai muốn phê bình chính sách nhà nước ra sao, xin cứ nói. Như kinh tế gia NXN chẳng hạn, cảnh sát chẳng hề đến nhà hỏi thăm, chẳng hề bị côn đồ của nhà nước thuê mướn chận đường đánh cho dập mỏ. Chính sách di dân của HK hào phóng nhất thế giới. Người dân xấu số của một nước bị trù dập bởi chính quyền hà khắc của nước mình, buồn thay, lại được chính Nước Mỹ giang tay ra cứu vớt.

Chủ nghĩa cô lập Monroe "Châu Mỹ là của người Châu Mỹ" vào lúc cao điểm nhiều người hưởng ứng đã khóa đôi tay chính phủ Mỹ. Rồi thể chế dân chủ gần như hoàn bị của Mỹ giúp dân, báo chí, quốc hội kiểm soát chính sách của chính phủ. Việc đưa quân tham chiến tại hải ngoại không phải chuyện dễ dàng như tại các nước độc tài. Thế cho nên HK chuyển hướng và can dự "chậm trễ" vào các cuộc Thế Chiến có thể hiểu được. Mà trễ còn hơn không.

Theo sử gia William Durant (The Story of Civilization): Nước Pháp đã được Đế Quốc La Mã cứu thoát khỏi "rợ" phương bắc xâm lăng thời cổ sử. Trong thế chiến II, Mỹ đã giải thoát Pháp khỏi sự thống trị của Đức. Thế rồi một ngày kia khi bị xâm lăng ai sẽ giải thoát cho nước Pháp khi không còn HK?

Tất nhiên muốn giữ cho đất nước vũng mạnh (để giúp dân mình và đôi khi dân các nước khác), HK không thể để quyền lợi của mình bị nguy hại, không thể để Hoa Kỳ không còn là HK nữa. Nguyên tắc bang giao quốc tế luôn luôn dựa trước hết vào quyền lợi. Nguyên tắc thực tiễn này không phải chỉ có HK áp dụng mà cho mọi quốc gia trên thế giới. Có điều nếu nước Mỹ giầu mạnh các nước khác còn có "xơ múi", chứ nếu Hoa Lục giầu mạnh, các nước khác chắc chắn trở thành nô lệ ít nhiều về ít nhất một mặt nào đó.

Hoa Kỳ là một nước nhân bản, giàu lòng nhân ái và thực tiễn chứ không phải một nước gian hùng.

Phó thường dân HK

21 November 2014

Tin ngắn: Hàng vạn người biểu tính ở Hải Nam đòi ngưng công trình xây cất một bệnh viện

Ngày 18 tháng 11, hơn vạn người dân thị trấn Tam Giang thành phố Hải Khẩu tỉnh Hải Nam, Nước Tàu Hoa Lục, đình công, bãi khóa, kháng nghị phản đối chính quyền tại thị trấn xây dựng bệnh viện Phong cùi, bệnh viện AIDS, nhà hỏa táng hợp nhất làm một thể với khu vườn giải trí.

Mặc dù chính quyền hứa sẽ có những biện pháp an toàn để bệnh hoạn không lây lan và môi trường không bị ô nhiễm, người dân ở đây không tin những hứa hẹn của chính quyền. Hiện đã có trên 10 xe của nhà đương cuộc bị đốt phá và trên 100 người biểu tình bị thương. (Theo Epoch Times)


20 November 2014

Lý Quang Diệu bàn về Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới

Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew) là một chính khách đặc biệt, độc nhất vô nhị trong nửa thế kỷ qua. Là “cha đẻ” và là nhân vật rất có ảnh hưởng ở Singapore trong hơn năm thập kỷ

Trong các vấn đề quốc tế, không có bất kỳ nhân vật nào được cả một thế hệ các nhà lãnh đạo Mỹ, Trung Quốc và thế giới háo hức “săn lùng”, thường xuyên tham khảo ý kiến và chăm chú lắng nghe bằng “nhà hiền triết” của Singapore.

Lý Quang Diệu bàn về Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới là một tuyển tập các ý kiến của vị “chiến lược gia của các chiến lược gia” này về nhiều vấn đề thời cuộc nổi cộm, như sự “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc, những lo ngại về vai trò của Mỹ, tương lai quan hệ Trung – Mỹ, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, sự tăng trưởng kinh tế quốc gia, địa chính trị và toàn cầu hóa…, do các tác giả Graham Allison, Robert D.Blackwill và Ali Wyne phỏng vấn và tuyển chọn.

Một số trích đoạn:

* Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có nghiêm túc trong chuyện thay thế Hoa Kỳ trở thành cường quốc số 1 ở châu Á hay không? Hay trên toàn thế giới?

- Lý Quang Diệu: Dĩ nhiên rồi. Tại sao lại không chứ? Họ đã biến cải một xã hội nghèo nàn bằng một phép màu kinh tế để giờ đây trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới – và đang trên đường, như dự đoán của Goldman Sachs (tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới), trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 20 năm tới.

Họ bám sát vị trí dẫn đầu của Mỹ trong việc đưa người vào vũ trụ và bắn hạ các vệ tinh bằng tên lửa. Họ sở hữu một nền văn hóa 4.000 năm với một dân số 1,3 tỉ người, rất nhiều người trong số đó là những tài năng lớn – một nguồn lực dồi dào và rất giỏi để khai thác. Làm sao họ lại không thể có tham vọng trở thành số 1 ở châu Á, và sớm muộn cũng là trên thế giới, được cơ chứ?

Hiện nay, Trung Quốc là nước đang phát triển nhanh nhất thế giới, tăng trưởng với tốc độ không thể hình dung nổi nếu cách đây 50 năm, một quá trình biến đổi ngoạn mục mà không ai dự đoán được… Người Trung Quốc đặt ra những mong muốn và kỳ vọng của họ. Mọi người Trung Quốc đều muốn một đất nước Trung Quốc giàu mạnh, một quốc gia thịnh vượng, phát triển và giỏi mặt công nghệ như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Sự thức tỉnh lại ý thức về vận mệnh này chính là một sức mạnh khó cưỡng.

Người Trung Quốc muốn chia sẻ thế kỷ này ngang bằng với người Mỹ.

Ý định của Trung Quốc là trở thành cường quốc lớn nhất thế giới. Các chính sách của mọi chính phủ đối với Trung Quốc, đặc biệt các nước láng giềng, đều phải tính đến vấn đề này. Các chính phủ ấy phải xác định lại vị thế của chính họ bởi vì họ biết rằng sẽ có nhiều hậu quả nếu họ ngăn trở Trung Quốc khi lợi ích cốt lõi của quốc gia đó bị đe dọa. Trung Quốc có thể áp đặt trừng phạt kinh tế chỉ bằng cách không cho tiếp cận thị trường 1,3 tỷ dân có thu nhập và sức mua ngày càng tăng lên của mình.

Khác với các quốc gia đang trỗi dậy khác, Trung Quốc muốn được là Trung Quốc và được nhìn nhận như vậy, chứ không phải chỉ là thành viên danh dự của phương Tây.

* Chiến lược của Trung Quốc để trở thành số 1 là gì?

- Người Trung Quốc quyết định rằng chiến lược tốt nhất của họ là xây dựng một tương lai hùng mạnh và thịnh vượng, và sử dụng đội ngũ lao động đông đảo có học vấn và kỹ năng ngày càng cao để đẩy mạnh thương mại và kiến tạo tất cả những thứ khác. Họ sẽ tránh bất kỳ hành động nào làm ảnh hưởng đến mối quan hệ với Hoa Kỳ. Việc thách thức một cường quốc mạnh hơn và ưu việt hơn về công nghệ như Hoa Kỳ sẽ làm hỏng “sự trỗi dậy hòa bình” của họ.
Trung Quốc đang theo đuổi một cách tiếp cận phù hợp với những ý tưởng trong bộ phim truyền hình "Sự trỗi dậy của các cường quốc” (The Rise of Great Powers), do Đảng sản xuất để định hình cho quá trình thảo luận về vấn đề trên trong giới tinh hoa Trung Quốc. Sai lầm của Đức và Nhật Bản là ở chỗ hai nước này tìm cách thách thức trật tự hiện tại. Người Trung Quốc không ngu ngốc, họ tránh sai lầm này…

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), không phải GDP bình quân đầu người, chính là điều có ý nghĩa về mặt sức mạnh…

Trung Quốc sẽ không sớm đạt tới đẳng cấp của Mỹ về mặt năng lực quân sự, nhưng lại đang nhanh chóng phát triển các phương tiện không tương ứng để thách thức sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ. Trung Quốc hiểu rằng sự tăng trưởng của mình tùy thuộc vào hàng nhập khẩu, bao gồm cả năng lượng, nguyên liệu thô và lương thực…

Trung Quốc cũng cần những tuyến đường biển mở. Bắc Kinh rất lo lắng về sự lệ thuộc của mình vào eo biển Malacca và đang nỗ lực chấm dứt sự lệ thuộc này.

Người Trung Quốc tính toán rằng họ cần 30 đến 40, có lẽ là 50 năm hòa bình và yên ổn để bắt kịp, xây dựng hệ thống của họ, thay đổi nó từ hệ thống cộng sản chủ nghĩa thành hệ thống thị trường. Họ phải tránh những sai lầm mà Đức và Nhật Bản đã mắc phải. Sự cạnh tranh quyền lực, ảnh hưởng và các nguồn tài nguyên của những nước này đã dẫn tới hai cuộc chiến tranh khủng khiếp ở thế kỷ trước…

Sai lầm của người Nga là đầu tư quá nhiều cho chi tiêu quân sự và quá ít cho công nghệ dân sự. Cho nên nền kinh tế của họ sụp đổ. Tôi tin giới lãnh đạo Trung Quốc đã học được rằng nếu anh cạnh tranh với Mỹ bằng vũ khí, anh sẽ thua. Anh sẽ tự phá sản. Cho nên, để tránh điều này, hãy cúi đầu và mỉm cười, trong 40 hoặc 50 năm.

Để cạnh tranh được, Trung Quốc tập trung vào giáo dục thế hệ trẻ, lựa chọn những người giỏi nhất trường vào khoa học và công nghệ, tiếp theo là kinh tế, quản trị kinh doanh và tiếng Anh.


* Liệu có phải Hoa Kỳ đang trong giai đoạn thoái trào?

18 November 2014

Có một nơi gọi là Xứ Thái?, thơ

Có một nơi gọi là Xứ Thái?

Đã từ lâu tôi hằng thắc mắc
có hay không Xứ Thái thần tiên?
trên Bản đồ Việt Nam tôi thấy
một vùng xanh Tây Bắc dành riêng

các dân tộc rẻo cao miền núi
lấy Thượng du làm chốn dung thân
biến rặng Hoàng Liên Sơn hùng vỹ
thành giang sơn của các thiên thần

cho người Thái an cư lạc nghiệp
quây quần về xứ sở thần tiên
trai ruộng rẫy gái ngồi canh cửi
tiếng hoan ca vang rộn khắp miền

trên nương có sắn khoai, ngô, vải
dưới đồng xanh có nếp thơm hương
trong vườn nhỏ đào dăm ba cội
lũ heo con ủn ỉn ra đường

dựng nhà sàn tránh xa thú dữ
tung chài lên bắt cá trên sông
xuân hạ thu bận rộn việc đồng
đào trổ nụ rộn ràng đón tết

ngày khai hội vui nào kể siết
cỗ đầy mâm trai gái vui xuân
quần áo đẹp đùa vui với nước
tung trái còn giữa hội chiêu quân

biên giới bắc Lai Châu án ngữ
sát vai cùng đất tổ Lao Cai
một thành lũy ngàn năm bền vững
nên xứ này nào sợ chi ai !

bao sắc tộc sát vai người Thái
biến núi rừng thành chốn thiên thai
để xứ ấy bây giờ đổi dạng
hỏi đường về biết hỏi thăm ai !

còn đấy ruộng bậc thang làm cảnh
và dăm ba thung lũng nhà sàn
cho du khách ghé chơi chụp ảnh
hoài niệm buồn như lúc sương tan

những mường bản chìm trong sương khói
mơ một ngày sống lại tình xưa
có thật chăng một thời Xứ Thái
mà tang thương ấy cũng không chừa !!!

Đèo Văn Trấn

Một Góc Nhìn "Rất Tôn Tử" Về Cuộc Xâm Lăng Của Nga Vào Ukraine* (Do people in Russia know that Putin is fighting the wrong enemy?)

John Andressen (Ukraine của bạn? - Không! Ukraine là của tôi) Người dân Nga có biết Putin đã nhận lầm kẻ thù để đánh không? Giống như Sa hoà...