Kính mời:
Quý thân hữu, quý đồng hương tham dự buổi giới thiệu sach
KHI ĐỒNG MINH NHẢY VÀO
Tác Gia: GS Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng
2:00PM Chủ Nhật, ngày 15 tháng 5, năm 2016
Tại Rose Center Theater – 14140 All American Way,
Westminster, CA. 92683
1/1/1955, Ngoại Trưởng Foster Dulles tuyen bo “Ta phải tiến tới và phải lao vào” (We should proceed and take the plunge).
17/4/1975, Ngoại Trưởng Henry Kissinger tuyen bo “Ta phải rút ra cho lẹ ngay bây giờ” (We should get out fast and now).
Với hầu như toàn bộ Hồ sơ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ dài 7,000 trang mới được giải mật gần năm năm nay (13/6/2011), Giao Su Tien Si Nguyễn Tiến Hưng hướng dẫn độc giả đi thẳng vào phòng họp của các nhà làm chính sách tại Washington, Sàigòn, Paris để theo rõi những bàn bạc, tính toán về cuộc chiến Việt Nam trong suốt thời gian từ khi Thế Chiến II kết thúc, qua Chiến tranh Đông Dương I, rồi tới Đệ Nhất Cộng Hòa.
Đọc cuốn sách này độc giả sẽ thấy buổi bình minh của Nền Cộng Hòa (“The First Day”) thật là huy hoàng, rực rỡ. Tiếp theo là “năm năm vàng son 1955-1960”: xây dựng và phát triển trong hòa bình, đưa Miền Nam tới chỗ vươn lên – kinh tế học gọi là điểm take-off để trở thành một cường quốc tại Đông Nam Á.
Qua những thăng trầm của lịch sử, có lúc ta đã đi xuống, nhưng rồi lại đi lên, và còn đi nhanh hơn nữa. Nói chung thì ở cấp cao nhất: 7 Tổng thống Mỹ - đứng trên bình diện lý tưởng tự do - đã nhất mực ủng hộ VNCH, nhưng một phần là vì chính chúng ta, và một phần lớn là vì cấp dưới trong các chính quyền Hoa Kỳ đã tính toán hơn thiệt một cách thiển cận nên đã làm hỏng đại sự: HENRY I (Henry Cabot Lodge) đã thông đồng và thúc đẩy một số tướng lãnh phá nát nền Đệ Nhất Cộng Hòa. Rồi đến HENRY II (Henry Alfred Kissinger) phản bội, bức tử nền Đệ Nhị Cộng Hòa, dẫn đến ngày cuối cùng thê lương ảm đạm – “The Last Day.”
Như vậy là hai đao phủ, hai nền Cộng hòa. Nói tới phản bội, tác giả viết thêm một phần để cập nhật hóa cuốn KĐMTC, nói về hậu quả nặng nề mà những người Mỹ - kể cả chúng ta – đang phải gánh chịu theo sau việc dồng minh tháo chạy để đeo đuổi chính sách ‘Mở Cửa Bắc Kinh, Đóng Cửa Sàigòn.’
Bây giờ thì Trung Quốc hùng mạnh, đe dọa cả Á Châu cả Mỹ, bởi vậy Mỹ phải “xoay trục” cho thật nhanh, cho nên Mỹ đi rồi Mỹ lại về. Nhưng lần này khi trở về với Á Châu Thái Bình Dương Mỹ đã có được kinh nghiệm về những sai lầm trong những thập niên trước, cho nên sẽ không có chuyện tháo chạy một lần nữa.
Đọc xong cuốn sách này, độc giả sẽ có một cái nhìn khác về lịch sử. Sau 40 năm, đã tới lúc chúng ta phải vượt lên khỏi những ám ảnh còn lại của quá khứ để nhìn vào tương lai với niềm tự hào. Tự hào về những cố gắng vượt mức, những đóng góp lớn lao của chính chúng ta trong suốt ba thập niên 1945 – 1975.
KHI ĐỒNG MINH NHẢY VÀO
Tác Gia: GS Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng
2:00PM Chủ Nhật, ngày 15 tháng 5, năm 2016
Tại Rose Center Theater – 14140 All American Way,
Westminster, CA. 92683
1/1/1955, Ngoại Trưởng Foster Dulles tuyen bo “Ta phải tiến tới và phải lao vào” (We should proceed and take the plunge).
17/4/1975, Ngoại Trưởng Henry Kissinger tuyen bo “Ta phải rút ra cho lẹ ngay bây giờ” (We should get out fast and now).
Với hầu như toàn bộ Hồ sơ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ dài 7,000 trang mới được giải mật gần năm năm nay (13/6/2011), Giao Su Tien Si Nguyễn Tiến Hưng hướng dẫn độc giả đi thẳng vào phòng họp của các nhà làm chính sách tại Washington, Sàigòn, Paris để theo rõi những bàn bạc, tính toán về cuộc chiến Việt Nam trong suốt thời gian từ khi Thế Chiến II kết thúc, qua Chiến tranh Đông Dương I, rồi tới Đệ Nhất Cộng Hòa.
Đọc cuốn sách này độc giả sẽ thấy buổi bình minh của Nền Cộng Hòa (“The First Day”) thật là huy hoàng, rực rỡ. Tiếp theo là “năm năm vàng son 1955-1960”: xây dựng và phát triển trong hòa bình, đưa Miền Nam tới chỗ vươn lên – kinh tế học gọi là điểm take-off để trở thành một cường quốc tại Đông Nam Á.
Qua những thăng trầm của lịch sử, có lúc ta đã đi xuống, nhưng rồi lại đi lên, và còn đi nhanh hơn nữa. Nói chung thì ở cấp cao nhất: 7 Tổng thống Mỹ - đứng trên bình diện lý tưởng tự do - đã nhất mực ủng hộ VNCH, nhưng một phần là vì chính chúng ta, và một phần lớn là vì cấp dưới trong các chính quyền Hoa Kỳ đã tính toán hơn thiệt một cách thiển cận nên đã làm hỏng đại sự: HENRY I (Henry Cabot Lodge) đã thông đồng và thúc đẩy một số tướng lãnh phá nát nền Đệ Nhất Cộng Hòa. Rồi đến HENRY II (Henry Alfred Kissinger) phản bội, bức tử nền Đệ Nhị Cộng Hòa, dẫn đến ngày cuối cùng thê lương ảm đạm – “The Last Day.”
Như vậy là hai đao phủ, hai nền Cộng hòa. Nói tới phản bội, tác giả viết thêm một phần để cập nhật hóa cuốn KĐMTC, nói về hậu quả nặng nề mà những người Mỹ - kể cả chúng ta – đang phải gánh chịu theo sau việc dồng minh tháo chạy để đeo đuổi chính sách ‘Mở Cửa Bắc Kinh, Đóng Cửa Sàigòn.’
Bây giờ thì Trung Quốc hùng mạnh, đe dọa cả Á Châu cả Mỹ, bởi vậy Mỹ phải “xoay trục” cho thật nhanh, cho nên Mỹ đi rồi Mỹ lại về. Nhưng lần này khi trở về với Á Châu Thái Bình Dương Mỹ đã có được kinh nghiệm về những sai lầm trong những thập niên trước, cho nên sẽ không có chuyện tháo chạy một lần nữa.
Đọc xong cuốn sách này, độc giả sẽ có một cái nhìn khác về lịch sử. Sau 40 năm, đã tới lúc chúng ta phải vượt lên khỏi những ám ảnh còn lại của quá khứ để nhìn vào tương lai với niềm tự hào. Tự hào về những cố gắng vượt mức, những đóng góp lớn lao của chính chúng ta trong suốt ba thập niên 1945 – 1975.
No comments:
Post a Comment