06 December 2013

Nelson Mandela và Hồ Chí Minh,

Hai người, hai thái cực

Một vĩ nhân của nhân loại vừa đi vào cõi Vĩnh Hằng. Cầu mong người được ngàn thu yên giấc.

Chiều hôm nay, tất cả các đài truyền hình tại Montréal đều nói về nhân vật này, với những lời phát biểu của các Tổng Thống, Thủ Tướng, các nhân vật chính trị quan trọng trên khắp thế giới. Tất cả đều đồng ý ở một điểm : Nelson Mandela là một vĩ nhân.

Điều gì đã khiến nhân vật này được mọi người ngưỡng mộ như vậy? Có điều gì khác biệt giữa  ông ta và các nhà cách mạng khác, đặc biệt là Hồ Chí Minh?

Mandela sống ở Nam Phi, một quốc gia mà những người da đen như ông bị kỳ thị bởi một chính quyền của những người thực dân da trắng. Sự khác biệt giữa hai nhóm người không cùng một mầu da này đã dẫn đến một cuộc tranh chấp đầy đau thương, tưởng chừng không có gì có thể ngăn cản được sự tan vỡ, tiêu diệt lẫn nhau, và đưa quốc gia này đến chỗ diệt vong. Dĩ nhiên, là một người da đen, ông Mandela không thể ngồi yên để nhìn thấy những người da đen như ông bị kỳ thị, chèn ép tại chính nơi mà tổ tiên họ đã khó khăn để khai phá. Ông đã nhập cuộc, đã đấu tranh, và đã bị ở tù gần 30 năm.

Việc này cũng thường thôi.

Trên thế giới, trước và sau Mandela, nhiều lãnh tụ đấu tranh cũng đã ở tù ngang ngửa, hay nhiều khi còn lâu hơn thời gian Madala ngồi tù.

Cái khác biết là Mandela  đã làm được điều mà các người khác thất bại.

Mandela đã thực hiện được giấc mộng của ông là “Một Quốc Gia trong đó mọi người có thể chung sống với nhau, đen cũng như trắng”.

Ông không xử dụng bạo lực, không chủ trương chém. giết, tiêu diệt kẻ thù, tuy việc này đối với ông dễ dàng khi nắm quyền trong tay. Không bao giờ ông chủ trương  chiến tranh một mất, một còn. Ông chỉ kêu gọi sự công bằng, và quyền làm người cho người da đen.

Khi ông  lên làm Tổng Thống, không có trả thù, hay bới móc chuyện cũ, không có tòa án nhân dân, không có biển máu, không có tù tội.

Nam Phi, thay vì  tan biến, được trở thành một quốc gia Dân Chủ thực sự, người da đen có quyền làm người như người da trắng, và người da trắng không phải cuốn gói về Anh, như người Pháp trong trường hợp Algérie, một xứ Phi Châu khác.

Tại Việt  Nam  ta, trước Mandela, Hồ Chí Minh cũng được tôn sùng như một nhà đại cách mạng. Hồ Chí Minh và những người CS cũng theo đuổi giấc mơ giải phóng dân tộc, nhưng họ đi theo một con đường khác. Họ dựa vào sức mạnh quân sự và súng đạn ngoại bang, Nga và Tầu. Quốc ca của miền Bắc có câu “thề phanh thây, uống máu quân thù”, còn bài hát chính thức của Giải Phóng Miền  Nam  thì “Quét sạch nó đi, lời Bác đã dậy chúng ta”. Kết quả là trên 5000 người dân Huế đã bị chôn sống vào dịp Mậu Thân, và sau 1975, rất nhiều người Miền  Nam  đã bị hành quyết, hay tàn đời trong các trại "cải tạo".

Và hiện nay thì sao? Dân tộc Việt  Nam  bị chia rẽ thành hai khối người coi nhau như kẻ thù truyền kiếp. Giữa họ, là hận thù, là tang tóc, những thây ma, trên pháp trường, trong trại "cải tạo", hay ngoài biển Đông. Hai khối người này, mỉa mai thay, lại cùng một mầu da, một tiếng nói.

Nếu như Việt  Nam  đã có một Mandela!

Nếu như Việt  Nam  có được một Mandela, thì cuộc đời của chúng ta đã khác hẳn.

Tiếc thay, Việt  Nam  lại có Hồ Chí Minh! Âu cũng là tai trời, ách nước.

Mandela là một tấm gương sáng cho nhân loại soi chung. Ước mong cuộc đời của người sẽ là một bài học cho giới trẻ Việt Nam.

Trần Mộng Lâm
__________________________ 

Góp ý:  
Việt Nam đã từng có biết bao Nelson Mandela
Ai nói Việt Nam không có được một Mandela? Thời Đệ nhứt Cộng hòa của Việt Nam có lẽ ông Trần Mộng Lâm đã "lớn" rồi, đã có sự hiểu biết chân chính rồi. Như vậy tại sao ngài ấy lại bảo như vậy. Hơn nữa, Ông Nelson Mandela đâu có phải là một con chồn (xin lỗi) mà ngài Trần Mộng Lâm lại đem một con cáo xếp cho đứng chung!!!

Việt Nam đã từng có biết bao Nelson Mandela, chớ không phải một. Dĩ nhiên là những Nelson của mỗi dân tộc có những khác biệt, tùy theo tình hình lịch sử của nước đó.

Tổng thống Nam Phi có công đưa dân tộc Ông tới con đường dân chủ, an ninh thịnh vượng thì Tổng thống Việt Nam thời Đệ nhứt Cộng hòa cũng đã có con đường cùng mục đích. Trong một thời gian ngắn, Ngài đã đưa Việt Nam từ một nước hỗn loan, chia năm xẻ bảy, trở thành một nước AN NINH THỊNH VƯỢNG. Ngài đã lập lại một thời đại thanh bình, nếu không nói là Thái bình. Duy có một điều khác biệt giữa hai vị là, ngài Tổng thống Nam Phi được toàn dân ghi nhớ công ơn Ngài và khi Ngài mất thì cả nước rũ cờ tang để thể hiện lòng tiếc thương, đau buồn của họ đối với vị Ân nhân dân tộc khả kính nầy. Đó là điều đáng trân trọng. Còn Việt Nam thì thế nào?

Nhìn người rồi ngẫm lại mình, sao mà ngao ngán lẫn xót xa. Để đền đáp lại công ơn của người đã lèo lái con thuyền Việt Nam ra khỏi bao đau thương sóng gió, người Việt Nam đã tìm mọi cách và sau cùng sát hại vị ân nhân của mình cho đến tử thương. Sau khi đạt mục đích rồi, họ mở tiệc ăn mừng chiến thắng!

Nhìn lại hai thái cực mà thấy ngậm ngùi, chua xót.

Dân tộc Việt Nam anh hùng ư? Có chăng chỉ là những kẻ cuồng sát và tham ăn (bẩn). Cái nhục đó ngàn đời còn lưu dấu trên gương mặt người nào là người Việt Nam, như một vết chàm và mãi mãi không bao giờ phai.

Đừng nên ước mong Việt Nam có được một Mandela nữa. Tại sao? Vì sẽ phải bận tâm tìm cách ám sát hoặc giết hại nữa mà thôi. Hay tận hưởng đi, những công trình mà mình đã bỏ công sức ra tạo dựng! Và trên hết, nên hiểu rõ ý nghĩa của "từng người, từng sự việc" mà đem so sánh chớ đừng nên xếp cáo đứng cạnh đại bàng thì sẽ khiến cho mọi người không hiểu được ý của người viết muốn nói gì .(*)

H.t. Ngọc Huệ, Virginia, Hoa K
__________________
* Chú thích: Mục đích việc làm của Ông Nelson Mandela là giải phóng dân tộc ra khỏi ách kỳ thị, áp bức của bọn da trắng, để đưa đất nước, dân tộc Ông đến con đường Dân chủ. Còn Mục đích và việc làm của Hồ Chí Minh thì cả thế giới đều hiểu rõ (chắc chắn, đã là con dân Việt Nam thì lại càng hiểu rõ hơn ai hết). Vì vậy có thể nào đem hai người ra so sánh được chăng? Có ai đó bảo, ước gì được làm người Nam Phi, dù chỉ trong một phút giây (để hưởng cái vinh dự đó). Xin đừng làm ô uế một Vĩ nhân bằng cách khiến cho Ông dính phải mùi Cáo !!!(NH)

No comments:

Post a Comment

"Tôi ngồi ở đây", cười tí tỉnh

Một chiếc máy bay trên đường đến Toronto thì một cô gái tóc vàng ở hạng phổ thông đứng dậy, chuyển sang khoang hạng nhất và ngồi xuống. Tiế...