06 December 2013

Nelson Mandela qua đời

Cựu tổng thống Nam Phi, biểu tượng của phong trào đấu tranh chống phân biệt chủng tộc, qua đời ở tuổi 95.

Mandela đã được điều trị bệnh phổi tại nhà từ tháng 9 đến nay, và trước đó ông nằm bệnh viện ba tháng khi bệnh trở nặng.

Tổng thống Nam Phi Zacob Zuma xúc động thông báo tin này trên truyền hình quốc gia hôm qua.  Ông nói. "Đất nước ta đã mất đi một người con vĩ đại"

"Hỡi những người anh em Nam Phi của tôi, Nelson Mandela yêu quý của chúng ta, vị tổng thống sáng lập nền dân chủ của chúng ta, đã ra đi. Ông qua đời bình yên trong vòng tay của gia đình vào lúc 20h50 ngày 5/12/2013. Ông đã yên nghỉ", Zuma thông báo lúc 21h57 GMT.

"Mặc dù chúng ta biết ngày này sẽ tới, chẳng điều gì có thể làm thuyên giảm nỗi mất mát sâu sắc và dai dẳng của chúng ta. Cuộc đấu tranh không mệt mỏi vì tự do đã khiến ông được thế giới kính trọng. Sự khiêm tốn, đam mê và nhân đạo của ông khiến ông được thế giới yêu mến", tổng thống Zuma nói.

Cờ Nam Phi sẽ được treo rũ từ hôm nay cho đến hết quốc tang, theo AFP.

**
Mandela từng là nhà hoạt động chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc apartheid và đã trải qua 27 năm trong lao tù, phần lớn thời gian là ở tại Đảo Robben với tội danh phá hoại chính trị.

Được thả năm 1990, ông dẫn dắt đất nước tới dân chủ, chấm dứt chế độ cai trị của người da trắng thiểu số và đảm bảo quyền bầu cử cho người da màu.

Vào ngày 27 tháng 4 năm 1994, một hàng dài những người Nam Phi hướng tới một trạm bỏ phiếu trong cuộc bầu cử ở thị trấn da đen thuộc Soweto bên ngoài Johannesburg.

Ông Nelson Mandela là tổng thống người da đen đầu tiên của Nam Phi nhiệm kỳ từ năm 1994-1999, đã rời khỏi chính trường vào năm 2004 và hiếm khi xuất hiện trước công chúng.

Năm 1993, ông được trao giải Nobel Hòa bình cùng Frederik Willem de Klerk, lãnh đạo Nam Phi da trắng từng ra lệnh thả ông. "Hoạt động của họ đã chấm dứt một cách hòa bình chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, và đặt nền tảng cho một nước Nam Phi dân chủ mới", nhận xét của Ủy ban Nobel Hòa bình ca ngợi công lao của ông.

Rất nhiều nhà lãnh đạo và người nổi tiếng thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau bày tỏ lòng tôn kính và ngưỡng mộ ông. Ông nhận được Giải thưởng Nobel Hòa bình vào năm 1993.

Nelson Mandela phản đối mạnh mẽ vụ can thiệp của NATO tại Kosovo năm 1999 và gọi đó là nỗ lực của các cường quốc nhằm kiểm soát thế giới.

Năm 2002 và 2003, Mandela chỉ trích chính sách ngoại giao của chính quyền Tổng thống Mỹ George W. Bush trong nhiều bài phát biểu. Phê phán về việc thiếu sự tham gia của Liên Hiệp Quốc trong quyết định bắt đầu Chiến tranh Iraq, ông nói, "Đó là một bi kịch, những gì đang xảy ra, những gì Ông Bush đang làm. Nhưng Ông Bush giờ đây đang làm xói mòn Liên Hiệp Quốc."

Mandela cho rằng ông chỉ ủng hộ hành động chống lại Iraq nếu đó là do Liên Hiệp Quốc ra lệnh. Mandela cũng nói bóng gió đến việc Liên Hiệp Quốc có lẽ đã bị ảnh hưởng bởi sự phân biệt chủng tộc vì đã không tuân theo ý kiến của Liên Hiệp Quốc và tổng thư ký Kofi Annan về vấn đề chiến tranh. "Có phải vì tổng thư ký Liên Hiệp Quốc hiện tại là một người da đen hay không? Họ không bao giờ làm vậy khi tổng thư ký là người da trắng".

Tại Nam Phi, Mandela còn được biết tới với tên gọi Madiba, một tước hiệu danh dự mà bộ lạc của ông thường trao cho những già làng.

Sau một nhiệm kỳ làm tổng thống, Mandela bước xuống. Thabo Mbeki Mvuyelwa, bên phải, tuyên thệ nhậm chức thay thế vào tháng Sáu năm 1999.

(TTR tổng hợp)

No comments:

Post a Comment

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...