Sau hơn hai giờ luận án, chiều ngày 16/12/2013, Tòa án thành phố Hà Nội đã tuyên án tử hình hai bị cáo chính của vụ án tham nhũng tại Tổng công ty hàng hải Việt Nam Vinalines là Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục hàng hải và Mai Văn Phúc, nguyên Tổng giám đốc Vinalines . Ngoài ra, 8 bị cáo khác của vụ án bị tuyên phạt án tù từ 4 năm đến 22 năm.
Công an áp giải Dương Chí Dũng
sau phiên tuyên án ngày 16/12/2013.
REUTERS/Doan Tan/VNTTX
Sau hơn một ngày nghị án, hôm nay Hội đồng xét xử đã dành cả buổi chiều để tiến hành tuyên án 10 bị cáo trong vụ " Cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô xảy ra tại Tổng công ty hàng hải Việt Nam Vinalines".
Bản án được hội đồng xét xử trình bày trong hơn hai tiếng đồng hồ. Cho đến 17h30 tòa tuyên án : Bị cáo Dương Chí Dũng phạm tội « Tham ô tài sản và Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng ». Tổng hợp hình phạt chung là tử hình. Tương tự với hai tội danh như trên ông Mai Văn Phúc bị cùng mức án tử hình.
Tòa cũng tuyên phạt các bị cáo còn lại của vụ án với mức án từ 4 đến 22 năm tù. Các bị cáo phải bồi thường hơn 300 tỷ đồng, trong đó Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc mỗi người phải bồi thường 110 tỷ đồng.
Trước đó Viện kiểm sát đã đề nghị mức án tử hình đối với hai bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc với vai trò chủ mưu. Theo mô tả của truyền thông trong nước, trước giờ bị tuyên án, bị cáo Dương Chí Dũng vẫn « bình thản », trong khi bị cáo Phúc tỏ ra « khá căng thẳng ». (RFI)
Lời bàn: Nếu như chưa đến lúc hay chưa cấp thiết phải hy sinh những con dê tế thần, Đảng CS sẽ còn nhiều cách ma mãnh để thay đổi bản án khi dư luận đã yên: Phá án trong im lặng. Hoãn hay kéo dài thời gian thụ hình, ân xá...**8
Hoa Kỳ gia tăng trợ giúp Việt Nam bảo vệ lãnh hải
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hội đàm với Phó thủ tướng, bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam CS Pham Bình Minh ngày 16/12/2013 tại Hà Nội.
Hôm nay, 16/12/2013, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thông báo, Hoa Kỳ sẽ gia tăng trợ giúp Việt Nam bảo vệ lãnh hải trong bối cảnh căng thẳng do các tranh chấp chủ quyền ở vùng Biển Đông. Trong chuyến viếng thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông Kerry cũng đã kêu gọi chính phủ Hà Nội tôn trọng nhân quyền và đẩy mạnh cải tổ chính tri và kinh tế.
Theo lời ông Kerry, Hoa Kỳ sẽ cấp thêm một khoản tài trợ 32,5 triệu đôla để giúp các nước Đông Nam Á bảo vệ lãnh hải và bảo đảm tự do lưu thông hàng hải. Riêng Việt Nam sẽ nhận được 18 triệu đôla, trong đó bao gồm 5 chiếc tàu tuần tra sẽ được giao cho lực lượng tuần duyên Việt Nam. Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ, trợ giúp về an ninh hàng hải cho khu vực Đông Nam Á trong hai năm tới sẽ tăng lên hơn 156 triệu đôla. (REUTERS/Brian Snyder)
***
Nhật và ASEAN sẽ hợp tác bảo đảm tự do lưu thông hàng không
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cụng ly
với Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah
nhân buổi tiệc bế mạc thượng đỉnh Nhật-ASEAN
tại Tokyo - REUTERS /Shizuo Kambayashi
Trong một thông cáo chung được công bố sau hội nghị thượng đỉnh tại Tokyo hôm nay, 14/12/2013, Nhật Bản và 10 quốc gia hiệp hội ASEAN tuyên bố sẽ hợp tác chặt chẽ hơn nữa để bảo đảm quyền tự do lưu thông trên không và an ninh hàng không dân dụng, sau việc Trung Quốc thành lập trên biển Hoa Đông một vùng phòng không gây tranh cãi từ nhiều ngày qua.
Cuối tháng 11 vừa qua, Bắc Kinh đã loan báo thành lập « vùng nhận dạng phòng không » trên biển Hoa Đông, nằm chồng lấn lên vùng phòng không của Nhật Bản và bao gồm cả quần đảo Senkaku, hiện do Nhật quản lý, nhưng Trung Quốc cũng khẳng định chủ quyền. Bắc Kinh đã đòi là mọi phi cơ bay ngang qua vùng phòng không này phải thông báo trước kế hoạch bay.
Nhật Bản, cũng như Hàn Quốc và Hoa Kỳ đã kịch liệt chỉ trích Trung Quốc về việc thành lập vùng phòng không và đã cho các phi cơ bay qua vùng này mà không cần báo trước để chứng tỏ họ bất chấp quy định của chính quyền Bắc Kinh. (Thanh Phương, RFI)
No comments:
Post a Comment