04 December 2013

Hoa Lục, Nhật và Mỹ

 Cuộc Chạm Trán

Khu vực phòng không mới của Hoa Lục gợi ra việc  tiếp cận mới đáng  lo ngại với vùng này. 

Công bố do phát ngôn viên quân sự Hoa Lục ngày 23 tháng 11 nghe có vẻ chính thức: mọi máy bay bay qua “Vùng Nhận Diện Phòng Không” (ADIZ)  mới được thiết lập trong biển Hoa Đông phải báo cho chính quyền Hoa Lục trước và phải tuân theo những chỉ dẫn từ trạm kiểm soát không lưu của nước này. Hoa Kỳ nhanh chóng phản ứng. Ngày 26 tháng 11 TT. Barack Obama gửi hai máy bay ném bom B.52 bay qua vùng mới thiết lập mà không thông báo cho Hoa Lục.  Cuộc đối đầu này đánh dấu chặng leo thang chiến lược đáng lo ngại nhất giữa hai quốc gia kể từ năm 1996, là lúc đương kim chủ tịch Giang Trạch Dân đã ra lệnh một số khu vực cấm lui tới giữa Eo Biển Đài Loan để thử hỏa tiễn. Hành động này đưa đến chuyện Mỹ gửi hai hàng không mẫu hạm đến khu vực.

Đã có nhiều quốc gia thiết lập những khu vực  đòi hỏi máy bay bay qua phải thông báo căn cước, nhưng những khu vực  này thường không lấn vào không phận các nước khác.  Vùng ADIZ của Hoa Lục lại chồng lên khu vực phòng không của chính nước Nhật. Nó còn bao gồm cả một số hòn do Nhật đang quản lý và gọi là giải Senkaku  (là giải đảo Hoa Lục nhận là của họ và gọi là Điếu Ngư), ADIZ cũng phủ cả lên những bãi ngầm Leodo của Hàn Quốc .

Tuổi dậy thì

Quyền lực kinh tế tăng trưởng thường đi đôi với khẳng định địa hạt tăng trưởng. Chuyện đó bình thường miễn là cách xử trí của cường quốc đang lên phù hợp với luật lệ quốc tế.  Tuy nhiên trong trường hợp này Hoa Lục đã không xử sự như vậy và Hoa Kỳ nước đã bảo đảm tự do lưu thông hàng hải và hàng không của vùng Đông Á được 60 năm, nay làm cho rõ chuyện là điều đúng.

Động thái của Hoa Lục gây lo ngại ra sao thì tùy vào những hậu ý của động thái này.  Chuyện có thể là, cũng như một trẻ dậy thì đang bật lớn không biết được sức mạnh của chính mình, Hoa Lục đang đánh giá thấp hậu quả những hành động của họ.  Việc xác nhận máy bay ném bom Mỹ bay sát vùng ADIZ  thành ra lúng túng, ngượng ngùng. Thế nhưng một đứa trẻ vị thành niên không nhận ra hậu quả những hành động của nó thường gây ra rắc rối: Hoa Lục đã khơi mào  một hành vi  biện minh cho chiến tranh cho nhiều thế hệ sắp tới, với lân bang và với Hoa Kỳ.

Và như thế chuyện trở nên đáng lo ngại hơn nhiều nếu như đó là hành vi khiêu chiến  có ý thức.  “Giấc mơ Trung Hoa” của Tập Cận Bình, tân chủ tịch, là một phối hợp giữa cải cách kinh tế và chủ nghĩa quốc gia ồn ào. Việc công bố vùng nhận diện phòng phông ADIZ xẩy ra không bao lâu sau đại hội đảng là lúc Tập quân công bố một loạt những cải cách nội địa từ căn bản. Khu vực phòng không mới làm hài lòng  phe chủ nghĩa quốc gia, là phe chiếm nhiều quyền lực đặc biệt trong lực lượng vũ trang. Nó còn bảo vệ Tập quân chống lại ý nghĩ cho rằng ông ta là người chủ trương âu tây hóa.

Nếu đây là trò chơi của họ Tập thì đó là một trò chơi nguy hiểm. Đông Á chưa từng có một Nước Tầu hùng mạnh và một Nước Nhật hùng mạnh cùng một lúc. Nước Tầu đã từng hùng cứ từ thời trung cổ đến thập niên 1850, là lúc người Phương Tây đến kích thích Nước Nhật đổi mới trong khi đó Nước Tầu cố gắng chống lại ảnh hưởng của nước ngoài. Nước Tầu háo hức khôi phục vị thế chúa trùm trong vùng. Quá khứ cay đắng bị đám man di Nhật chiếm đóng trong thế chiến thứ hai mài sắc sự thèm muốn này. Chính khả năng va chạm giữa một thế lực đang lên và một thế lực đã an vị, đã nằm ngay trong việc so sánh giữa Đông Á đương thời và Châu Âu ngay đầu thế kỷ 20 trong đó Senkaku đóng vai Sarajevo.

Biển của rắc rối

Căng thẳng không ở mức độ đó. Hiến pháp Nhật Bản cấm nước này không được tấn công quân sự và Hoa Lục thường cứ ra rả nhấn mạnh rằng nước này trỗi dậy không giống  Nước Nhật hồi các thập niên 20 và 30, mà là cuộc trỗi dậy trong hòa bình. Thế nhưng láng giềng thì căng thẳng đặc biệt khi việc thiết lập ADIZ có vẻ phù hợp với tham vọng của Hoa Lục tại Biển Hoa Nam (Biển Đông)

Bản đồ Nước Tầu có vẽ đường-chín-đoạn bao phủ toàn bộ Biển Hoa Nam (Biển Đông). Khi cuộc khủng hoảng tài chánh thế giới xẩy ra và có thể nghĩ rằng Nước Tầu đang vươn lên và Nước Mỹ đang tuột dốc, Hoa Lục đã quá trớn trong việc xử sự với các nước láng giềng. Họ phái tầu chiến đến những giải san hô đang có tranh chấp, áp chế các công ty khai thác dầu để chận đứng công việc thăm dò, và quấy nhiễu tầu Việt và Mỹ tại Biển Hoa Nam (Biển Đông). Những hành động này gây ra phản kháng tức thì từ nguyên bộ trưởng ngoại giao Mỹ, bà Hillary Clinton và Hoa Lục có vẻ thụt lùi và quay lại thế tiến công ve vãn trong vùng.  Nhiều quan sát viên nói rằng chính phủ Hoa Lục đang dùng  ADIZ để thiết lập đường-chín-đoạn bao phủ cả Biển Hoa Nam nữa.  Họ sợ rằng bước tới của Hoa Lục sẽ là công bố một ADIZ khác trên Biển Hoa Nam (Biển Dông), để bảo đảm kiểm soát cả trên biển lẩn trên không.

Dù Hoa Lục có tham vọng rõ ràng như thế hay không, thì rõ ràng ADIZ cho hiểu rằng Hoa Lục không chấp nhận hiện trạng trong vùng và muốn thay đổi hiện trạng đó. Nếu như có lãnh đạo nào biện bạch vì máy bay Hoa Lục bám sát máy bay Nhật thì tàu thủy Hoa Lục cũng đã không đếm xỉa gì đến yêu cầu của Nhật là không được vào lãnh hải chung quanh các đảo đang có tranh chấp.

Làm được gì? Tuần tới Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Hoa Lục. Thời điểm có vẻ không thỏai mái nhưng cũng may. Ông Biden và Tập quân đã quen biết nhau: trước khi trở thành chủ tịch Hoa Lục, Tập quân có năm ngày thăm Mỹ do lời mời của Biden. Biden cũng sẽ đi Nam Hàn và Nhật.

Cuộc xoay trục của Mỹ về Á Châu không được nghiêm chỉnh. Người ta thấy Ông Obama bị phân tâm vì chuyện quốc nội. Ông Biden có thể nói rõ cam kết của Mỹ là bảo đảm tự do vận chuyển trong vùng. Cần nói cho Nhật và Nam Hàn đang cãi cọ về những chuyện nhỏ, nên giải quyết những bất đồng cho xong. Còn Hoa Lục cần cư xử như một đại cường thế giới có trách nhiệm, chứ không phải như kẻ gây rắc rối đang sẵn sàng bỏ phí 60 năm hòa bình ở vùng Đông-Bắc Á để ghi thêm vài điểm khi chiếm vài hòn đảo gió quét. Hoa Lục nên chấp nhận gợi ý của Nhật thiết lập đường dây nóng quân sự, tựa như đường dây đã thiết lập giữa Bắc Kinh và Washington.

Vùng này cần nỗ lực xây dựng những cấu trúc cơ bản nhờ đó các đại cường có thể bàn thảo vấn đề an ninh. Nếu như Âu Châu có được những cơ sở như thế vào năm 1914 thì tình thế đã đổi khác.

The Economist, Nov 30, 2013
Người dịch: Điền Thảo
Hình do TTR 
______________________________________
Feedback:

"Ai bảo thằng Tàu cộng là đang tuổi dậy thì ? Nói như vậy không đúng chút nào . Thằng Tàu cộng già mấy ngàn năm mà dậy thì cái nỗi gì . Nó là tuổi Hồi Xuân . Nhưng vì nó đã ngáp ngáp trước đây rồi nên gọi nó là Tuổi Hồi Dương mới đúng đấy các Ngài ạ !" (NHH , Virginia USA)

No comments:

Post a Comment

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...