30 September 2010

Tin thời sự rút ngắn

1000 năm Thăng Long

Trên đất Nước Việt, đảng CS đang ra sức chuẩn bị mừng lễ kỷ niệm "1000 Năm Thăng Long". Những ngày hội sau đó kéo dài cả tuần. Đại lễ bắt đầu vào ngày 1 tháng 10 đúng vào ngày Mao Xế Xáng tuyên bố khai sinh nước "Cộng Hoà Nhân Dân" Tàu tại Thiên An Môn, điều này gây nên một luồng dư luận phẫn nộ thiếu điều muốn nhổ nước miếng vào lá cờ Búa Liềm của Cộng Đảng Việt.

Người ta không hiểu nổi tại sao Hà Nội lại chọn bắt đầu kỷ niệm 1000 Năm Thăng Long vào ngày quốc khánh Tàu Cộng. Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ đã chính thức dời đô trong tháng 7 âm lịch, chứ không phải đầu tháng 10.

Nguời ta còn kinh tởm khi biết rằng bộ phim 1000 Năm Thăng Long mà Cộng Đảng khoe là một công trình vĩ đại được quay ở những phim trường bên Tàu,  kịch bản bị người Tàu chỉnh sửa, dàn dựng theo sắc thái văn hóa Tàu, từ y phục diễn viên đời Đường đến cả tiếng nhạc cũng lai tiếng nhạc ò-e-í-ét của Tàu.


Óc nô dịch của Hà Nội thật hết chỗ nói !

Tàu - Nhật song đấu

Liên hệ ngoại giao giữa hai nước lớn Đông Á, Nhật - Tàu Cộng, trở nên tồi tệ nhanh chóng sau khi  một tàu đánh cá của Tàu đụng hai thuyền tuần tra trên biển của Nhật ngày 7 tháng 9 vừa qua. Thuyền trưởng tàu cá Nước Tàu CS bị Nhật giữ trong hai tuần liền. Tokyo đã bác bỏ đòi hỏi xin lỗi của Bắc Kinh sau khi thả thuyền trưởng Chiêm Kỳ Hùng hôm thứ Sáu tuần trước. Vụ đụng tàu xảy ra trong vùng biển gần quần đảo mà Nhật Bản và Tàu Lục Địa đang tranh chấp ở Đông Hải. Nhật gọi quần đảo này là Senkaku, trong khi tên tiếng Tàu là Điếu Ngư Đài.

Cả hai nước cùng thấy quyền lợi sống chết nơi có trữ lượng dầu khí dưới lòng biển, và tỏ ra không nhân nhượng bất cứ hành động thách đố nào nhằm bác bỏ sự xác lập chủ quyền tự cho là chính đáng của mình trên vùng biển đảo.
Bắc Kinh đã cắt mọi liên hệ cấp bộ giữa hai nước và hàng nghìn khách du lịch Tàu Lục Địa đã thôi không đến Nhật. Các buổi trình diễn của ban nhạc Nhật SMAP theo lịch trình diễn ra ở Thượng Hải đã bị ban tổ chức Nước Tàu hủy bỏ.

Bang giao tồi tệ thêm khi Nước Tàu CS bắt giam bốn người Nhật hồi tuần trước. là những nhân viên của một công ty xây dựng Nhật Bản, đang bị điều tra mà Tàu Cộng ghép vào tội quay phim trong khu vực quân sự.

(Tổng hợp)

Những mốc lịch sử:
1894: Nhật hoàng hạ lệnh xâm lăng Nước Tàu.
1895: Nước Tàu bỏ Đài Loan nhưng áp lực quốc tế buộc Nhật bỏ ý định sap nhập hải đảo này.
1931: Nhật xâm lăng Mãn Châu, dựng chính phủ bù nhìn.
1933: Cuộc chiến toàn diện nổ ra giúp Nhật chiếm Thượng Hải, Bắc Kinh, Nam Kinh.
1941: Nhật tấn công Trân Châu Cảng , khối Đồng Minh tuyên chiến.
1945: Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki.
1945: Nhật bỏ cuộc ở Nước Tàu cùng lúc Thế Chiến I I chấm dứt.
1949: Mao Trạch Động thành lập Nước Tàu Cộng Sản.
1963: Cuộc "Cách Mạng Văn Hóa" ở Tàu khiến bang giao Tàu-Nhật suy vi thêm.
1972: Dưới áp lực của Richard Nixon, Tàu-Nhật nối lại liên hệ ngoại giao.
1992: Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) xếp nền kinh tế Nước Tàu CS đứng hàng thứ ba sau Mỹ và Nhật.
2001: Chiến tranh mậu dịch xẩy ra khi các nước thiết lập các bảng giá áp đặt trên hàng nhập khẩu.
2001: Biểu tình phản đối ở Bắc Kinh khi Thứ Tướng Nhật thăm nghĩa trang vinh danh chiến sĩ trận vong.
2004: China ký kết thương ước với 10 quốc gia Đông Nam Á.
2005: Người Tàu giận dữ khi Nhật xuất bản sách giáo khoa giải thích lại những tàn bạo của chiến tranh.
2007: Ôn Gia Bảo thủ tướng đầu tiên đọc diễn văn tại quốc hội Nhật.
2008: Tàu và Nhật  thỏa thuận phát triển chung các mỏ hơi đốt ngoài khơi trên biển đông nước Tàu (Phía Tây Nam Nhật).
2009: Liên hệ cải thiện khi đảng Dân Chủ Nhật thắng tổng tuyển cử.
(Theo tờ Telegraph, Anh Quốc)
Chiến tranh mậu dich giữa Mỹ-Tàu

Ủy Ban Quốc Hội Mỹ đã chấp thuận dự luật trả đũa Hoa Lục về mậu dịch. Thế là Hạ Viện sẽ biểu quyết vào tuần tới; rồi để thành luật còn cần sự ủng hộ của Thượng Viện nữa. Dự luật này nhằm cho phép chính quyền Mỹ thiết lập thuế quan đánh trên hàng hóa nhập cảng từ những nước kìm giá đồng tiền nước họ.

Hoa Kỳ cáo buộc Hoa Lục kềm giữ đồng bạc của họ, đồng Yuan, để giúp hàng xuất cảng của họ có một lợi thế không chính đáng.

(Hình: Chủ tịch Ủy Ban Quốc Hội Mỹ)

Mặt Trời nổ lớn năm 2013?

Trái đất sẽ bị tê liệt vào năm 2013 vì vụ nổ lớn trên Mặt Trời.

Solar flare là tiếng để chỉ những vụ nổ lớn trong bầu khí quyển của mặt trời hay trên các sao (Stellar flare). Những vụ nổ này sẽ phát ra một khối năng lượng cực lớn nà gây nên những cơn "sóng thần" điện từ ảnh hưởng mạnh đến trái đất.

Mới đây các nhà khoa học của trung tâm vũ trụ NASA Hoa Kỳ vừa dự đoán về một thảm họa có thể xảy ra do một  solar flare của mặt trời vào năm 2013. Cứ khoảng một 100 năm lại có một vụ như thế

Theo các nhà khoa học Anh, vụ nổ mặt trời sẽ rất mạnh có thể phá hủy toàn bộ hệ thống thông tin và gây hậu quả ghê gớm đối với con người; nó có sức công phá mạnh tương đương với 100 quả bom Hidrogen… Theo các chuyên gia NASA thì toàn bộ máy móc điện tử trên trái đất sẽ bị hủy hoại, hệ thống ngân hàng, bệnh viện sẽ bị tê liệt, các trạm kiểm soát không gian chỉ còn là những cục gạch…

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Anh vừa tuyên bố tuần tới sẽ sang gặp các chuyên gia NASA trong một cuộc hội thảo để bàn cách hạn chế thấp nhất những sự hủy hoại.

“Chúng tôi biết chắc rằng thảm họa này sẽ xẩy ra nhưng không lường trước được sự tàn phá của nó đến đâu”- Đó là ý kiến của Tiến sĩ Richard Fisher, Giám đốc của cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA khi đề cập tới cơn bão mặt trời này…

Tuy nhiên nhiều khoa học gia không đồng ý về mức độ tác hại cao của hiên tượng này. (Tổng hợp)


Bắc Kinh đã nhờ Washington khuyên Tokyo?


Báo chí Nhật giận dữ trong khi báo chí Tàu hả hê khi thuyền trưởng  Nước Tàu được thả. Thế nhưng những người quan sát nhìn từ hậu trường lại có những những kết luận riêng.

Vụ tàu cá chỉ là một thí dụ mới nhất về thái độ hung hãn của Nước Tàu CS, khẳng định sức mạnh, tầm vóc và uy thế của mình. Tuy nhiên, để đạt được vinh quang trong việc giải cứu người thuyền trưởng, Tàu Cộng dường như đã phải nhờ tới Hoa Kỳ.

Ðó là nghi vấn của báo chí Nhật, được thuật lại trên tờ South China Morning Post xuất bản ở Hong Kong. Có những dấu hiệu Hoa Kỳ đã đứng giữa dàn xếp vụ tàu cá ở vùng đảo Senkaku/Diaoyu tranh chấp.

Một ngày trước khi thả thuyền trưởng, Ngoại Trưởng Hillary Clinton gặp Bộ Trưởng Ngoại Giao Nhật Seiji Maehara ở New York, hôm 23 tháng 9. Trong cuộc gặp gỡ này, Clinton thúc đẩy phía Nhật “dùng đối thoại để giải quyết vụ tranh chấp cho nhanh,” CNN tường thuật.

Từ AK chuyển sang M16

Xem hình trên VN Express chợt phát hiện một điểm lạ xin chia sẻ để quý vị “am hiểu thời cuộc” suy gẫm.

Xưa nay vũ khí chính của quân đội CSVN là súng AK-47. Loại này Hà Nội phải mua của Tàu Cộng vì không đủ tiền mua của Nga hay Tiệp Khắc (Czech Republic). Nay khi thành lập cái gọi là “Cảnh Sát Biển”, bất ngờ bộ phận này được trang bị... súng M16 của Hoa Kỳ.

Cảnh sát biển chỉ là tên gọi nhưng thực chất chính là Hải Quân CS canh giữ Hoàng Sa Trường Sa. Không những thế “Bộ Đội Đặc Công” hay hiểu nôm na là “Lực lượng đặc biệt” cũng xài luôn súng này !

Chuyện gì xảy ra sau chuyến thăm viếng của Hàng Không Mẫu Hạm USS George Washington và Bộ Trưởng Quốc Phòng Gate đặc biệt dành một ngày riêng để thảo luận với Hà Nội bên lề cuộc họp ASEAN? Con cháu "Cụ Hồ" vốn nổi tiếng “nói một đàng, làm một nẻo” Dù tuyên bố “không thân Mỹ” nhưng có lẽ những tấm ảnh này đã nói một cách trung thực thay cho lời tuyên bố.

(Trích một email gửi Diễn Đàn)

No comments:

Post a Comment

Câu Chuyện Yếu Lòng

Câu chuyện dưới đây xẩy ra đã lâu và bài viết đã đăng trên TTR.  Nhưng khi đọc lại người ta thấy như sự việc mới xẩy ra hôm qua, rất mới, rấ...