09 January 2017

Trump lên tiếng, Trung Quốc rút lui

Gordon G. Chang
Athena chuyển ngữ

Chính quyền Bắc Kinh hiện đang đau đầu tìm giải pháp đối phó với vị tổng thống mới đắc cử của Hoa Kỳ, cũng như cách ăn nói mạnh miệng của ông.

Kể từ sau khi Donald Trump đắc cử tổng thống, quan chức ngoại giao Bắc Kinh vẫn giữ im lặng tuyệt đối, mặc dù ông này đã đưa ra cảnh báo rằng chính phủ của ông sẽ theo đuổi chính sách gây bất lợi cho Trung Quốc.

Một số người nghĩ lãnh đạo Trung Quốc đang chờ thời cơ phản công lại nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy phía Trung Quốc đã bị Trump phục kích và vẫn chưa tìm ra cách đối phó. Hồi tháng trước, sau khi Trump nhận điện thoại chúc mừng từ tổng thống Đài Loan Tsai Ingwen, biên tập viên Erin Burnett của CNN đã phát biểu, “Chưa có ai dám đối đáp với Trung Quốc theo kiểu đó. Và Trung Quốc vẫn chưa nghĩ ra bất cứ kế sách nào để giải quyết chuyện này.”

Trước đây các lãnh đạo Trung Quốc đã có kế sách rất thành công. Đầu tiên, họ cứ để các ứng viên tổng thống Mỹ chửi bới Trung Quốc thỏa thích, sau đó họ sẽ thách thức trở lại trong vài tháng đầu nhiệm kỳ của vị tổng thống đó, khiến các vị tổng thống này không kịp trở tay và phải giữ mối quan hệ hòa hữu suốt thời gian còn lại của nhiệm kỳ.

Ví dụ, tổng thống George W. Bush đã rơi vào khủng hoảng vào tháng Tư năm 2001 khi một chiếc máy bay quân sự Trung Quốc va chạm với máy bay trinh thám EP-3 của Hải quân Hoa Kỳ trên không phận vùng biển Đông. Ngay sau đó, chính quyền Bắc Kinh đã bắt giam 24 phi công trong 11 ngày, yêu cầu Hoa Kỳ phải công khai xin lỗi và bồi thường. Thậm chí, Trung Quốc còn sỉ nhục Hoa Kỳ bằng cách tách thiết bị điện tử nhạy cảm trong chiếc máy bay đó ra và bắt buộc Hoa Kỳ phải phá hủy nó.

Chính quyền Bắc Kinh đã tiếp tục sử dụng thành công kế sách này khi tấn công vào hai tàu thăm dò của hải quân Hoa Kỳ là Impeccable và Victorious, tại vùng biển Đông và biển Vàng vào đầu tháng Ba. Việc Trung Quốc cố tình cắt rời bộ cảm biến thủy âm của tàu Impeccable nghiêm trọng đến mức đây được xem là hành động khiêu chiến với Hoa Kỳ chứ không đơn giản là tấn công tàu bè đơn thuần.

Tổng thống Bush và Obama đều đưa ra những giải pháp sai lầm khi cố gắng giảm thiểu tối đa các hành động của Trung Quốc. Hai vị tổng thống này tránh đối đầu thêm với chính quyền Bắc Kinh và trong suốt nhiệm kỳ của mình, họ hành động như thể họ đang bị đe dọa vậy. Suốt thời gian đó, Trung Quốc liên tục phá họa hòa bình và ổn định trong khu vực trong khi Hoa Kỳ không hề đưa ra bất cứ lệnh trừng phạt nào cho hành vi đó.

Với tư cách là tổng thống mới đắc cử, Trump không để cho Trung Quốc có cơ hội thách thức mình. Vào ngày 2 tháng Mười Hai vừa qua, Trump đã thể hiện điều đó qua cuộc điện đàm từ tổng thống Đài Loan Tsai.

Trump thậm chí còn tấn công Trung Quốc trước cả khi tuyên thệ nhậm chức. Cuộc đối thoại với tổng thống Đài Loan không hề ngẫu nhiên nhưng kết quả lại có lợi cho cả đôi bên.

Trong khi nhiều người chỉ ra rằng, cuộc gọi đó đã phá hủy chính sách suốt hơn 4 thập kỷ qua của Trung Quốc thì Trump lại nói rằng ông nhận thức rõ tầm quan trọng của những lời mình đã nói. “Tôi hoàn toàn hiểu chính sách một-đất-nước-duy-nhất của Trung Quốc nhưng cái tôi không hiểu ở đây là tại sao chúng tôi lại bị ràng buộc bởi chính sách đó.”

Phần thú vị nhất trong chuỗi sự kiện này chính là phản ứng của Trung Quốc, hay chính xác hơn là hai hành động thiếu nhất quán từ phía Trung Quốc. Đầu tiên, vào ngày 10 tháng Mười Hai vừa qua, không lực Trung Quốc đã bay vòng vòng quanh Đài Loan. Đó là lần thứ hai trong vòng hai tuần không lực Trung Quốc bay tại đây, lần đầu tiên là để cảnh cáo tổng thống Tsai không được gọi cho Trump. Sau đó, vào tháng trước, tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc, Liêu Ninh, cùng năm tàu hộ tống khác đã đi từ Thanh Đảo đến Hải Nam, ở phía đông của đảo Đài Loan.

Hơn nữa, nhiều người cho rằng, việc Trung Quốc chiếm tầu thăm dò không người lái của Hải quân Hoa Kỳ vào tháng trước tại hải phận quốc tế của biển Đông chính là lời đáp trả cho cuộc gọi của tổng thống Tsai. Sau đó Trump đã viết trên Twitter rằng Trung Quốc có thể giữ luôn chiếc tàu thăm dò đó cũng được. Gợi ý kỳ lạ này của Trump gần như chắc chắn là một nỗ lực để làm lá bài bắt giữ tàu thăm dò của Trung Quốc mất tác dụng.

Những hành động khiêu khích của quân đội Trung Quốc, vốn là một phần trong chính sách đối ngoại vài năm gần đây, đã bị phản ứng từ các lãnh đạo nước này làm cho suy yếu. Mới đây, Trump vẫn không tiếc lời nhiếc móc Trung Quốc trên mạng Twitter, trong khi tờ South China Morning Post lại chỉ ra rằng, “Chính quyền Bắc Kinh đang rất kiềm chế trong việc không chỉ trích cá nhân ông Trump, dù ông ta có rất nhiều lời bình luận dành cho Trung Quốc.”

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không mấy vui vẻ với chướng ngại vật chưa từng có trong tiền lệ này bởi họ “vẫn chưa quen với phong cách đối ngoại không chính thống của Trump.”, giáo sư Liu Weidong thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết. “Trump cứ nghĩ rằng ông ta chỉ đang đưa ra vài câu bình luận vu vơ, nhưng chính quyền Bắc Kinh để ý rất kỹ đến các phát ngôn đó bởi nó gây cản trở cho các tính toán của Bắc Kinh.”

Hành động của Donald Trump không hề giống với bất cứ tổng thống tiền nhiệm nào trước đó. Và mặc dù nhận được rất nhiều chỉ trích, thì điều này cũng mang lại hiệu quả tích cực trong việc gửi lời cảnh báo đến các quan chức Trung Quốc đã quá quen đi đêm với các tổng thống Hoa Kỳ trước đây.

Các quan chức này thấy việc Trump sử dụng Twitter là cực kỳ phiền toái. Tất cả các lãnh đạo Trung Quốc, được lựa chọn bởi những người đồng chí trong Đảng Cộng sản, bị ép phải lên nắm quyền chứ không chỉ đơn giản là bị thuyết phục.

Trong khi đó, người đồng cấp với Trump là Tập Cận Binh chỉ có đúng một bài đăng trên mạng xã hội trong suốt sự nghiệp của mình, và nó được đăng tải bởi một cơ quan truyền thông của Đảng có tên là PLA Dail. Tập Cận Bình cũng không có tài khoản Weibo (một mạng xã hội giống Twitter). Ngoài việc ra các tuyên bố quan trọng, ông này cũng không có ảnh hưởng nhiều trên phương tiện truyền thông trực tiếp.

Mặc dù Trump không ngừng đưa ra ý định của mình, Tập Cận Bình và cấp dưới vẫn chưa hề chuẩn bị gì cả. Theo Thời báo Tài chính, chính quyền Bắc Kinh đã “vô cùng bất ngờ” khi Peter Navarro được bổ nhiệm là chủ tịch Hội đồng Thương mại Quốc gia.

Giới lãnh đạo Trung Quốc đã kỳ vọng rằng Trump sẽ giảm bớt các phát ngôn chống Trung Quốc sau khi nhậm chức. Nhưng với việc bổ nhiệm Wilbur Ross và Robert Lighthizer, Trump đã chính thức tuyên bố rằng đối phó với Trung Quốc là việc cần phải thực hiện đầu tiên khi trở thành tổng thống.

Cũng có một lý giải khác cho hành động chậm chạp từ phía Trung Quốc như sau: Hiện tại, giới lãnh đạo Trung Quốc đang phải đau đầu đối phó với những kẻ đầu cơ bán khống đồng nhân dân tệ.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã tiêu tốn hàng chục tỉ USD trong mấy ngày vừa qua để hậu thuẫn cho “đồng tiền đỏ” (redback), vốn đã giảm đến 6.95% giá trị so với đồng dollar tại thị trường nội địa. Có lẽ Bắc Kinh đang muốn mặc kệ Trump để Trump khỏi bới móc chuyện Trung Quốc đang cố gắng ổn định tình hình trong tuyệt vọng.

Hiện Trung Quốc đang đẩy giá đồng nhân dân tệ lên, chứ không phải xuống như Trump suy đoán. Nhưng chính quyền Bắc Kinh không hề muốn tham gia vào cuộc chiến trên mạng Twitter bởi họ biết họ không thể thắng nổi Trump.

Chiểu theo tình hình hiện tại, có vẻ như Trung Quốc đã gặp phải đối thủ cực kỳ khó nhằn.

Nguồn và Link: Dân Luận

No comments:

Post a Comment

Một Góc Nhìn "Rất Tôn Tử" Về Cuộc Xâm Lăng Của Nga Vào Ukraine* (Do people in Russia know that Putin is fighting the wrong enemy?)

John Andressen (Ukraine của bạn? - Không! Ukraine là của tôi) Người dân Nga có biết Putin đã nhận lầm kẻ thù để đánh không? Giống như Sa hoà...