30 May 2016

Mỹ có “âm mưu” gì trong chuyến thăm Việt Nam của Obama?

Việt Hoàng

“…Chúng tôi tin rằng sẽ có những thay đổi lớn đang chờ VN ở phía trước, dù chúng ta chưa biết được những thay đổi đó là gì nhưng chắc chắn là nó chỉ có thể tốt hơn lên. Obama không hẳn quá nhu nhược như chúng ta đã thấy…”

Chuyến thăm Việt Nam trong ba ngày của tổng thống Mỹ Obama từ 23 đến 25/5/2016 đã kết thúc với vô số các sự kiện và cảm xúc. Có ba điểm nhấn nổi bật trong chuyến thăm đặc biệt này, một là Mỹ bỏ cấm vận lệnh bán các loại vũ khí sát thương cho Việt Nam. Hai là Mỹ gần như “chấp nhận hợp tác toàn diện” với chế độ cộng sản VN và ba là Mỹ gần như “bỏ qua” hoàn toàn vấn đề nhân quyền tồi tệ của chính quyền VN.

Khi phát biểu chính kiến, người dân đã đoạn tuyệt với mầu đỏ







Nguồn ảnh: Người phú yên
Phú Yên, Vinh

28 May 2016

Vụ Formosa sắp bùng nổ lớn?

Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh trong 
Khu kinh tế Vũng Áng Hà Tĩnh ngày 02/12/2012

Trong 8 năm qua, các nhà quan sát đều nhận thấy rằng việc chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho Công ty Formosa Plastics Group của Đài Loan thành lập nhà máy gang thép và khai thác cảng Sơn Dương ở Vũng Án, Hà Tĩnh, là một chuyện hoàn toàn bất bình thường, xét cả về phương diện hành chánh, pháp lý, kinh tế lẫn quốc phòng. Biến cố này đã gây ra một cuộc tranh luận gay cấn trên các báo chí do nhà nước quản lý, kéo dài từ ngày công ty này được thành lập cho đến ngày xảy ra vụ cá chết thì đột nhiên ngưng lại. Sự kiện này khiến nhiều người tin rằng vụ Formosa đã đến thời điểm phải được thanh toán.

Phải nhìn vào mặt trái đàng sau

Tôi đã thức tỉnh


27 May 2016

Thảm họa Formosa: khi sự tồi tệ đã vượt mọi giới hạn

Nguyễn Gia Kiểng

…Phải nhấn mạnh rằng ngay cả nếu có ai đó đề nghị xây dựng biếu không cho chúng ta một nhà máy thép lớn và hiện đại thì chúng ta cũng vẫn phải từ chối. Dầu vậy chính quyền CSVN đã không chỉ cho Formosa thiết lập nhà máy thép mà còn cho hưởng những ưu đãi đặc biệt…


Thảm họa Formosa Vũng Áng đang khiến mọi người Việt Nam vừa lo sợ vừa phẫn nộ trong gần hai tháng qua. Lo sợ vì mức độ nghiêm trọng của những thiệt hại và tiềm năng thiệt hại lâu dài. Phẫn nộ vì điều không thể xảy ra đã xảy ra và vì thái độ của những người cầm quyền.

Như mọi người đều đã biết, từ ngày 6/4 hàng trăm, hàng ngàn tấn cá đã chết, chết dạt vào bờ hay chết chìm đáy biển, vì vùng biển duyên hải miền Trung bị nhiễm độc. Khu vực nhiễm độc mới đầu từ Hà Tĩnh tới Thừa Thiên rồi dần dần lan rộng xuống phía Nam và tỏa rộng ra khơi. Ước lượng chung là vùng biển nhiễm độc hiện nay dài hơn 400 Km và rộng hơn 30 Km. Để làm nhiễm độc một vùng biển rộng lớn như vậy người ta đã phải xả xuống biển một khối lượng cực lớn những hóa chất cực độc. Thiệt hại đã rất kinh khủng.

Biển, Cá Và Người, thơ

Dạo:
       Cá xong rồi sẽ đến người,
Chỉ vì Cộng phỉ, biển khơi thành mồ.



     Biển, Cá Và Người

Đứng sững nhìn rừng cá chết nằm phơi,
Lửa uất hận nung mắt người rát bỏng.
Dãy thuyền gỗ kẹt trên bờ lóng ngóng,
Đoàn ngư dân tuyệt vọng ngước nhìn trời.

Đã mấy chục năm rồi,
Biển đã biến thành nơi chứa xác.
Với chế độ bạo tàn độc ác,
Đến trùng dương cũng tan tác tả tơi.

                         *
Biển ngày xưa vốn là chốn vui chơi,
Nhưng từ buổi đổi đời đau thương đó,
Khi dân phải trốn chạy làn sóng đỏ,
Đã thành nơi máu lệ đổ tuôn dòng.

Tháng Tư đen, bao bất hạnh chất chồng,
Ách nô lệ đã tròng lên nước Việt.
Giặc Cộng giở trò trả thù khốc liệt,
Bao anh hùng gặp cái chết không may.

Vì tự do nên chấp nhận lưu đày,
Toàn dân Việt đêm ngày lo vượt biển.
Triệu người dấn thân vào nơi nguy biến,
Có mấy phần được đến bến bình an.

Nào biên phòng, nào hải tặc Thái lan,
Cái chết vẫn tham lam đeo từng bước.
Đem tính mạng trả treo cùng sóng nước,
Đáy biển đen chôn ước nguyện không thành.

                         *
Biển ngày nay vẫn đậm máu dân lành,
Dù súng đạn chiến tranh không còn nữa.
Đất nước khổ hơn cả thời khói lửa,
Dân mỏi mòn đợi mãi chữ tự do.

Sống phập phồng trong hốt hoảng âu lo,
Vì lũ Vẹm luôn bày trò đốn mạt.
Với Tàu Cộng, chúng khom lưng hèn nhát,
Nhưng hung hăng tàn ác với dân mình.

Những ngư dân, vì sinh kế gia đình,
Phải hứng chịu khổ hình trên sóng cả.
Thuyền bè Chệt, chúng gọi là "tàu lạ",
Giết dân lành, giành cá, lấn biển khơi.

Chúng thông đồng rải chất độc khắp nơi,
Sau chim cá, đến con người bị diệt.
Của độc hại, ai ai mà chẳng biết,
Nhưng đói đành liều chết nuốt qua cơn.

                      *
Biển ngày mai rồi sẽ thảm thê hơn,
Khi dân Việt chịu thêm hờn mất nước,
Khi mảnh đất của tổ tiên ngày trước
Lọt vào tay bầy xâm lược Bắc phương.

Dân giờ đây đã đến lúc cùng đường,
Mất căn cước, quê hương cùng ngôn ngữ,
Mất luôn cả mấy ngàn năm lịch sử,
Trên đất nhà, làm lữ khách lưu vong.

Trong đau buồn, ngày ngày hướng biển Đông,
Thân nhiễm độc, ngóng trông giờ giải thoát,
Ôm bệnh hoạn, tật nguyền cùng đói khát,
Bất lực nhìn Tàu phá nát non sông.

Tự do không và tổ quốc cũng không,
Kẻ mất nước chợt đau lòng nhận thấy,
Đường giải thoát, sống chết gì cũng vậy,
Cuối cùng rồi chỉ còn đáy biển sâu.

Sau này ai có hỏi: - Nước anh đâu?
Kẻ sống sót đành cúi đầu lặng lẽ,
Thương khóc chốn xưa kia là quê mẹ,
Nay xót xa thành tỉnh lẻ của Tàu.

Nếu hỏi dồn : - Thế dân Việt anh đâu?
Sẽ được chỉ về biển sâu trước mặt,
Kèm theo tiếng trả lời trong nước mắt:
- Đấy là nơi người sẽ gặp dân tôi.

                          *
Đêm đen dài, bối rối giọt sương rơi,
Trên bãi cạn, bóng ma Hời thấp thoáng.

            Trần Văn Lương
            Cali, 5/2016

Lan man chuyện Tổng Thống Obama thăm Việt Nam

TT Obama đã rời VN đến Nhật họp Thượng Đỉnh G7. Chuyến thăm VN vừa qua, ông đã để lại rất nhiều dấu ấn tốt đẹp cho dân VN đặc biệt nhất cho giới trẻ. Chỉ cần vào các trang Facebook của họ là thấy rõ, thấy có quá nhiều tình cảm bộc lộ theo rong ...

Với phong cách bình dị, thân thiện, cởi mở, hòa đồng, cùng kiến thức và tài truyền đạt, TT Obama đã lưu lại cho người dân trong nước 1 luồng sinh khí Nhân Quyền, Dân Chủ cùng biết thế nào là  Quyền Tự Do khi ông tiếp xúc với mọi thành phần nhất là giới trẻ .

Dưới đây, điển hình là 1 bài viết hay của Nguyễn Quang Chơn trong nước, tác giả rất chân tình bày tỏ những cảm xúc của mình dành cho TT Obama. 

Xin giới thiệu. TNT

***

Nguyễn Quang Chơn

Ông chỉ có hơn hai ngày đến thăm Việt Nam. Chào xã giao và làm việc với bốn vị nguyên thủ xong, ông đi ăn tối ở một quán ăn bình dân. Ngày hôm sau ông nói chuyện với hơn một ngàn người về chuyến viếng thăm, về các quan điểm và tình cảm của ông đối với đất nước này rồi ông lên xe ra sân bay bay vào Sài gòn. Trên đường đi ông chống dù che mưa, ghé thăm nhà một người dân bình thường ven lộ. Ông hỏi thăm đời sống, chụp hình chung với họ... Tại SG, ông thắp hương một ngôi chùa cổ trước khi đi gặp gỡ các nhà lãnh đạo ở đó. Ông nói chuyện với những con người trẻ tuổi của một phong trào lập nghiệp ở khu vực được hình thành trên sáng kiến của ông... Rồi ông bay đi Nhật để hội đàm với 7 nước có nền kinh tế hùng mạnh nhất toàn cầu.... Chưa tròn 3 ngày với lịch trình kín mít, ông đã để lại cái gì cho đất nước Việt nam?...

26 May 2016

Đi thăm Vũng Áng

Linh mục Phạm Quang Long


Vùng biển chết?

Cùng với một cha bạn, mình vừa có chuyến thăm làng chài Đông Yên, bên bờ cảng Vũng Áng.

Một đêm ngủ ở bờ biển không ngon vì mang nỗi ưu tư của người dân chài. Người dân chừ thất nghiệp, chẳng biết làm gì.

Trong tháng 4 vừa qua có 3 người giáo dân ở giáo xứ Đông Yên bị bệnh vì ăn cá. Giờ thì không ai ăn cá nữa.

Có mấy anh thợ lặn được công ty đưa đi khám ở bệnh viện, nhưng người ta không trao cho họ kết quả xét nghiệm. Giờ thì họ nghỉ việc hết, không đi lặn nữa.

Mình nghĩ thầm rằng thật là trớ trêu khi mà trưa nay ở hội trường quốc gia, Obama nói rất hay về nhân quyền, còn ở đây người dân Đông Yên không được quyền biết về kết quả xét nghiệm của mình.

Hình ảnh mình chụp sáng nay cho thấy thuyền được đưa lên bờ. Các đồ chài lưới được bọc vải cẩn thận; thuyền cũng được bọc vải cẩn thận không kém.

Thuyền ở trên bờ, thuyền nhớ sóng.

Đi dọc theo bờ biển, một điều bạn dễ nhận thấy là bờ biển không có sư sống. Bờ cát phẳng lặng, không thấy một bóng dáng sinh vật nào, như coòng, cua, cáy.

Cha sở Đông Yên là cha Trần Đình Lai nói "đi trên biển 2 ngày mà không thấy bóng một sinh vật sống nào cả". Ngài nói không biết có loại chất gì mà độc hại như thế.

Mình gặp một đứa bé 9 tuổi, và hỏi bé học lớp mấy. Nó bảo học lớp 2.

Mình hỏi "sao 9 tuổi mà học lớp 2?" Nó bảo "2 năm nay con không được đi học."

Mình hỏi "con có đọc sách được không?" Bé trả lời "không đọc được".

Người chủ nhà lấy làm tiếc vì các cha về thăm mà không có hải sản, nên bữa ăn không có gì. Mình nói "thôi cứ cơm với cà và muối vừng là được rồi."

Mình nói với các bà: "Không ăn hải sản, nên giờ thấy da các bà giống da của thầy chùa rồi. Các bà giờ nhìn dịu dàng lắm."

Các bà không nói gì, chỉ cười toe toét.
Theo FB Phạm Quang Long 
(Via DL)

Cuộc tiếp tân thiếu chữ lễ


Lời bàn của một người xem bức ảnh:
Tôi không hiểu nổi tại sao ban tổ chức lại chọn trang phục như thế này cho các cô gái Việt Nam để đón một vị quốc khách. Loè loẹt, quê mùa và gợi dục rẻ tiền. Mất lịch sự và dốt nát đến thế là cùng!!! Nhìn như một bầy nhền nhện ở động Bàn Tơ, hay hiện đại hơn thì giống trong quán bia ôm đèn mờ.

Người thứ hai trả lời:
Bở vì cái thói quen đã nhập vào máu huyết của đám cầm quyền cộng sản lấy tống tình tống tiền làm phương tiện giao tế trong cái xã hội xã hội chủ nghĩa của chúng từ lâu! Quá đĩ thõa!!

Người thứ ba thêm:
Trong chế độ độc tài nào cũng vậy, người phụ nữ luôn bị coi là một phương tiện của bọn cầm quyền! 

25 May 2016

Những bức ảnh không lời

Hãy so sánh hình ảnh 2 cô gái Việt khi tiếp nguyên thủ ngoại quốc:

1 Cô gái Việt thời Việt Nam Cộng Hòa tiếp Ông Nixon nửa thế kỷ trước đây

2 Cô gái Xã hội Chủ nghĩa tiếp Ông Obama mới đây. (Hình màu, dưới)




24 May 2016

Bức ảnh mời gọi. . .

 Ảnh: Instagram

Chef Anthony Bourdain giới thiệu và cùng ăn bún chả Hà Nội với ông Obama. 

Khi làm tổng thống thì ra tổng thống, khi ra ngoài dùng bữa thì như người dân. Người Mỹ là thế và qua bức ảnh này người Mỹ muốn để lại một ấn tượng về lối sống Mỹ cho người Việt. Chính phủ Mỹ "không muốn áp đặt thể chế chính trị Mỹ lên VN hay bất cứ quốc gia nào", nhưng họ rao bán lối sống dân chủ và minh bạch của họ cho người khác chứ không phải chỉ rao bán vũ khí để tự vệ chống bọn bành trướng. (TTR)

Chuyện Tổng thống Hoa Kỳ Obama thăm VN


Điền Thảo

Tất nhiên là Cộng Sản Việt Nam ít nhiều hả hê vì chuyến viếng thăm của nhân vật quyền lực nhất Hoa Kỳ. Cuộc viếng thăm có ý nghĩa như một sự chống lưng. Những thoả thuận chung đạt được kết quả sau hằng loạt cuộc thương lượng "cực kỳ can đảm và khó khăn" từ nhiều năm qua và đã được đại diện lưỡng đảng ngầm đồng ý thì rõ ràng những quyết định ấy sẽ có chiều hướng bền vững.

Một trong những quyết định quan trọng là "gỡ bỏ toàn bộ lệnh cấm bán vũ khí" cho Việt Nam. Đây là một bước đi của Hoa Kỳ sẽ làm nhức nhối Bắc Kinh lâu dài.  Trong khi Bắc Kinh chăm chú theo dõi động tĩnh chuyến đi của Ông Obama và Hà Nội còn bận rộn với những cuộc biểu tình lớn chưa từng có của dân chúng khắp nước phản đối Đảng CS và Nhà Nước bất lực và ngậm miệng lúc đầu trong vụ cá chết hàng loạt thì chuyến đi của Ông Obama có vẻ như tạm thời giúp hạ hỏa sự sôi sục trong quần chúng.

Tổng thống Obama đến thăm Việt Nam và tất nhiên Bắc Kinh lo ngại. Ngoài câu nói mở đầu khách sáo "hoan nghênh tinh thần hòa giải giữa Hà Nội và Washington", qua tờ China Daily ra ngày 24/5, Bắc Kinh vẫn dùng cái ngôn ngữ ngáo ộp răn đe kẻ khác không được "đe dọa lợi ích quốc gia của Trung Quốc cũng như an ninh khu vực".

Quốc tế chắc hẳn rất chú ý đến những hình ảnh dân chúng Việt Nam hân hoan đón chào tổng thống một nước lớn cựu thù của Hà Nội và ngày nay nhân dân Việt Nam nhận ra rõ ràng đó không phải là cựu thù của dân Việt. Kẻ thù địch đích thực của dân tộc Việt chính là Bắc Kinh, Đảng CS Tàu, và bọn bành trướng Hán tộc. Bắc Kinh hẳn cũng nhận ra điều này ít ra là gần đây khi tên Phùng Quang Thanh, cựu bộ trưởng quốc phòng CSVN tuyên bố dân Việt có tình cảm chống Tàu là "một thảm họa". Nhưng giấc mơ Trung Hoa đã làm mờ mắt bọn bành trướng, họ coi rất nhẹ chuyện dân Việt chống Tàu miễn sao tham vọng chiếm trọn Biển Đông trở thành hiện thực.

Mặt khác bối cảnh phức tạp ở Việt Nam hiện nay khiến nhiều người không thấy rõ ý nghĩa của chuyến viếng thăm đặc biệt của Tổng thống Mỹ cụ thể là quyết định gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam. Người đồng tình với chuyện này không nên quá hân hoan và người hoạt động cho nhân quyền cũng chẳng có gì phải e ngại nhiều.

Trong tuyên bố chính thức của Tổng thống Obama thì "Tôi cũng công bố rằng Hoa Kỳ đang gỡ bỏ toàn bộ lệnh cấm bán thiết bị quân sự cho Việt Nam, một lệnh cấm vận đã có khoảng 50 năm nay" (I can also announce that the United States is fully lifting the ban on the sale of military equipment to Vietnam that has been in place for some 50 years.)

Thế nhưng khi trả lời một phóng viên cũng trong cuộc công bố báo chí ấy Ông Obama giải thích: "Bất cứ vụ nhượng bán nào của chúng tôi cho bât cứ ai đều được xem như một thương vụ riêng lẻ, và chúng tôi cân nhắc thiết bị nào thích hợp, thiết bị nào không (để nhượng bán). Ngay cả với những đồng minh thân cận chúng tôi cũng vẫn không được phép bán một thứ nào đó trước khi chúng tôi nhận ra được thiết bị ấy kết cục sẽ được sử dụng ra sao." (Now, every sale that we make to everybody is viewed as a particular transaction, and we examine what's appropriate and what's not, and there's some very close allies of ours where we may not make a particular sale until we have a better sense of how that piece of equipment may end up being used.) 

Tóm tắt ông Obama nói "Chúng tôi tiếp tục bảo đảm việc cân nhắc các vụ chuyển nhượng này theo từng trường hợp một". (So we're going to continue to engage in the case-by-case evaluations of these sales.)

Chẳng có gì là ồ ạt. Tất cả vẫn là chừng mực. Và biết đâu rất có thể có những cố vấn chuyên nghiệp đi theo để "bảo trì" thiết bị. Đã có tin đồn rằng có thể Mỹ sẽ có một căn cứ thiết bị quân sự ở một nơi nào đó tại Việt Nam như Đà Nẵng chẳng hạn. Việc này có thể là một nhượng bộ từ Hà Nội và biết đâu đó chính là điều họ muốn.

Điền Thảo, TTR

Chiều Vàng, tranh A.C.La


CHIỀU VÀNG
Oil on canvas, 24x36 inch (61x91.5cm)
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh

Tâm Sự Người Ngư Phủ, thơ

Tâm Sự Người Ngư Phủ

Người ngư phủ ngồi buồn trên bến vắng
Nhìn ra xa  biển sóng vẫn chập chùng
Bờ cát  trắng vạn ngàn con cá chết
Lòng thật buồn mắt lệ chảy rưng rưng.

Những con thuyền đang neo trên bờ cát
Thật não nùng  thuyền đang nhớ trùng dương
Người ngư phủ nao lòng nhìn biển cả
Cớ gì đâu?- sao cam cảnh đoạn trường?.

Đời ngư phủ tháng năm luôn vất vả
Biển quê hương, Tàu Cộng mãi tung hoành
Thuyền ngư dân bị đánh đắm… hãi hùng
“Nhà nước nhác” chỉ cho rằng:- “tàu lạ”

 Bao vợ con mái đầu viền tang trắng
Goá phụ sầu, con trẻ khóc mồ côi
Biển đảo ta yên bình bao thế kỷ
Sao bây giờ đã mất hết niềm vui!?

Hồn ngư phủ nỗi sầu dâng chất núi
Nghĩ bầy con không được bát cơm đầy
Nợ giữa đời tháng ngày chồng chất mãi
Chẳng ra khơi đâu có được ngày mai.

Từng đợt sóng đưa cá lên bãi cát
Ngư phủ nhìn đứt đoạn cả tâm can
Lòng căm hận kẻ bạo quyền đốn mạt
-Nỡ lòng nào khiến biển phủ màu tang!?


23-5-2016
Hàn Thiên Lương

‘Cuộc đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền còn dài và gian khổ’ sau chuyến thăm Việt Nam của TT Obama

Chuyên cơ của Tổng Thống Mỹ đáp xuống phi trường Nội Bài, Hà nội đêm hôm 22/5 trong một chuyến thăm lịch sử có tính bước ngoặt, dọn đường cho việc bình thường hoá toàn diện các quan hệ song phương với quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam.

So với tầm quan trọng của chuyến thăm, cung cách nhà lãnh đạo Mỹ được nghênh đón tại phi trường có vẻ khá giản dị, phái đoàn ra đón ông tại phi trường gồm một số quan chức cấp thấp và một thiếu nữ mặc áo dài màu vàng ôm theo bó hoa. Tổng Thống Obama nhận hoa, bắt tay những người hiện diện và nhanh chóng lên xe về khách sạn.

Các nghi lễ chính thức chào mừng ông chỉ bắt đầu ngày hôm sau, thứ Hai 23/5, khiến một số người mang ra so sánh với những nghi lễ long trọng khi các giới chức cấp cao Việt Nam ra nghênh đón Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân vào tháng 11 năm ngoái.

‘Cuộc đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền còn dài và gian khổ’

Giới quan sát Việt Nam trong và ngoài nước nghĩ gì về quyết định tháo cấm vận vũ khí và chuyến thăm của vị Tổng Thống Mỹ? Hai nhà đấu tranh cho dân chủ, Tiến sĩ Nguyễn Quang A ở trong nước, và Giáo sư Đoàn Viết Hoạt ở bang Virginia, Hoa Kỳ trao đổi với Ban Việt ngữ-VOA.

Nhiều người dân Việt Nam đã đổ ra đường để chào mừng vị Tổng Thống Mỹ thứ ba tới thăm Việt Nam kể tử khi chiến tranh chấm dứt. Một nhà quan sát ở trong nước, cũng là một nhà đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nói với VOA –Việt ngữ:

Tiến sĩ Nguyễn Quang A:

“Suốt từ hôm qua cho tới nay, có thể nói là người dân ở Hà nội nói riêng và Việt Nam nói chung chào đón nhiệt tình cuộc viếng thăm của Tổng Thống Hoa Kỳ đến Việt Nam. Nó chứng tỏ rằng việc phát triển mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam được người dân Việt Nam ủng hộ một cách rất là nhiệt thành.”

Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, một nhà đấu tranh cho dân chủ Việt Nam đang sống lưu vong tại bang Virginia, Hoa Kỳ, nói đã tới lúc phải có bước đột phá trong quan hệ Việt Mỹ, và quyết định tháo bỏ lệnh cấm vận vũ khí là điều tất nhiên. Ông nhận định:

“Tôi không ngạc nhiên, tôi nghĩ đã đến lúc Mỹ bỏ cấm vận vũ khí vì tình hình ở Biển Đông càng ngày càng căng thẳng, và ý đồ của Trung Quốc chiếm giữ Biển Đông đã rất rõ, thành ra tôi nghĩ là đã đến lúc Mỹ cần phải dứt khoát rõ ràng về vấn đề này. ”

- Ông cho rằng những yếu tố chính đưa đến quyết định của chính phủ Mỹ thứ nhất, là tình hình căng thẳng ở Biển Đông sau khi Bắc Kinh lộ rõ ý đồ và quyết tâm độc chiếm vùng biển này, và thứ nhì, việc xảy ra trùng hợp với nguyện vọng của phía Việt Nam thực sự muốn thoát Trung.

Giáo sư Đoàn Viết Hoạt:

“Dạ tôi nghĩ là tình hình căng thẳng ở Biển Đông và ý đồ bành trướng của Trung Quốc cũng như là phản ứng của một số quốc gia Đông Nam Á trong thời gian gần đây chống ý đồ đó của Trung Quốc, và nhất là bản thân của Việt Nam cũng càng ngày càng muốn xa lánh dần cái ảnh hưởng của Trung Quốc để mà đối phó với nguy cơ đó.”

Giáo sư Đoàn Viết Hoạt nói ông tin rằng Việt Nam sẽ có những bước hành động để đáp ứng quyết định của Mỹ tháo bỏ cấm vận vũ khí sát thương và hoàn toàn bình thường hoá các quan hệ bang giao với cựu thù. Ông cho rằng dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí là bước kế tiếp tất nhiên trong tiến trình xích lại gần nhau giữa hai nước cựu thù. Ông nói động thái mới nhất và chuyến đi thăm của Tổng Thống Obama mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác Việt-Mỹ, đặc biệt liên quan tới vấn đề an ninh khu vực. Ông cho rằng bước đột phá này rốt cuộc sẽ dẫn tới những thay đổi toàn diện về kinh tế và xã hội tại Việt Nam.

Giáo sư Đoàn Viết Hoạt:

“Vấn đề an ninh khu vực tôi nghĩ là rất quan trọng, tất nhiên là Việt Nam sẽ phải có những thay đổi để đáp ứng quyết định đó, cũng như thời kỳ đầu mà bỏ cấm vận thương mại. Giai đoạn tới đây sẽ là thay đổi rất là quan trọng về vấn đề xã hội, chính trị… Chắc chắn Việt Nam sẽ phải chấp nhận xã hội dân sự và phải chấp nhận công đoàn tự do, là điều mà TPP cũng đòi hỏi. Thành ra cái giai đoạn tới đây sẽ là giai đoạn sẽ có khá nhiều thay đổi khá nhiều và toàn diện về mặt chính trị, xã hội, văn hoá ở tại Việt Nam.

Việc các giới chức cấp cao của Việt Nam không ra đón Tổng Thống Obama ở phi trường Nôi Bài mà cử các quan chức thấp hơn và một thiếu nữ mặc áo dài vàng mang hoa ra đón Tổng Thống Obama tại phi trường Nội Bài đêm hôm qua, Giáo sư Đoàn Viết Hoạt cho rằng đấy chỉ là hình thức, chứ không quan trọng về mặt thực chất.
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt:

“Các nghi cách ngoại giao thì cũng ‘hơi đặc biệt’ nhưng tôi thấy cái đó không quan trọng mà chắc chắn người Mỹ cũng không cho đó là quan trọng. Cái điều mà tôi nghĩ mọi người quan tâm là sự tiến triển của mối quan hệ nó tới đâu? Và có một điểm mà tôi rất là quan tâm mà ở trong nước những nhà hoạt động cũng bắt đầu phản ứng rồi, đó là việc Tổng Thống Obama chọn một ngôi chùa để thăm, cái chùa đó là một chùa Tàu, nó không phải là chùa Việt Nam.”

Tiến sĩ Nguyễn Quang A có ý kiến như sau về vấn đề này:

“Thật sự người dân Việt Nam cũng so sánh khi ông Tập Cận Bình sang thì ông Đinh Thế Huynh, ông Hoàng Bình Quân rồi thì ông Phạm Bình Minh ra, rồi thì bắn 21 phát đại bác, thế này thế kia.. Rồi đến ông Obama thì nó không có cái sự long trọng như thế, cái đó nó cũng gây cho người dân sự thắc mắc. Nhưng thực sự là người dân Việt Nam đã đổ ra đường chào đón ông Obama, chẳng có ai kêu gọi gì cả. Còn có những ông khách đến thì thường là nhà nước họ phải lùa người ra, nhưng đây thì không có ai bảo ai cả mà người ta vẫn cứ đổ ra đường người ta chào đón ông Tổng Thống Hoa Kỳ thì tôi nghĩ rằng là chính cái sự thực lòng như thế từ người dân thì quan trọng hơn nhiều so với cái nghi lễ ngoại giao như chị nói.”

Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận định chuyến đi của Tổng Thống Obama là môt dấu mốc rất quan trọng trong việc phát triển quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, mặc dù ông thừa nhận rằng chuyến đi đó có thể không mang lại những thay đổi cần có về mặt nhân quyền và dân chủ và cuộc đấu tranh ở trong nước để đòi các quyền này trước mắt, còn lắm cam go.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A:

“Cũng có những người thất vọng nhiều về việc tình hình nhân quyền không được cải thiện trong mấy tháng vừa qua. Tôi thì tôi nghĩ rằng cuộc đấu tranh còn rất dài và gian khổ. Cũng không thể kỳ vọng là có một sự cải thiện hay là một sự trao đổi gì đó… Mang thân phận con người, phải mang quyền con người ra mà trao đổi thì thật là đáng tiếc.”

Đặt vấn đề nhân quyền sang một bên, cả hai nhà hoạt động trong và ngoài nước đều hoan nghênh chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng Thống Mỹ Barack Obama. Họ coi đây là một cơ hội cho vận mạng dân tộc trước hiểm hoạ phương Bắc, một sự kiện bước ngoặt diễn ra trong bối cảnh các hành động của một Trung Quốc ngày càng hung hăng và quyết tâm hơn trong cố gắng thực hiện ý đồ độc chiếm Biển Đông.

Thứ ba, 24/05/2016
Hoài Hương-VOA

23 May 2016

Tình trạng sức khỏe của Đồng môn Nguyễn Đăng Độ, ĐS14

Thưa Qúi Anh chị.

Tôi xin báo tin quí anh chị rõ, tôi đã được sự chấp thuận của chi Huyên và các con thông báo cho Qúi anh chị rõ: sức khỏe của anh Độ hiên nay là cực kỳ trầm trọng chỉ sống nhờ morphine, ống trợ thở và theo nhận định của gia đình sự sống của anh nhiều khả năng chỉ có thê tính từng ngày, từng tháng. Hiện anh đã được Nursing Home gửi đi cấp cứu tại TT Cấp Cứu San Jose ở đường Jackson từ vài ngày trước do suy thận và đi tiểu ra máu. Theo nguyện vọng của anh muốn được về nhà để được gần gũi gia đình do vậy rất có thể thứ ba 24/5 anh sẽ được về nhà với đầy đủ giường nằm và hệ thống trợ thở, khép lại một giai đoạn khó khăn  phải đi đi về về cho gia đình anh.

Vào lúc 1:00 PM, anh em chúng tôi gồm chị Sương Kiều,NDTín,NVẢnh, anh chị TANinh, KPHưng, NTHùng và vợ chồng tôi đã được hướng dẫn tới thăm anh, tất cả phải chia thành ba nhóm  và đều phải đeo khẩu trang,bao tay và áo blouse plastic: Bạn chúng ta ở đó, nhắm mắt, nằm co quắp bất động với đầy giây rợ. Ống trợ thở và ống dẫn đồ ăn phải qua lỗ giải phẫu ở cổ họng. Cứ mỗi nhóm vào, bạn chúng ta qua hiền thê nói nhỏ bên tài, anh chỉ có thể chào bạn bè bằng động đậy vài ngón tay. Tất cả chỉ có thế nhưng mọi người đều hài lòng về chuyến đi có ý nghĩa này mà tôi tạm gọi là chuyến đi tình nghĩa vì người bạn thân.

Trước đó vào lúc 10:00AM như bản tin tôi viết  hôm qua, tất cả đều đến điểm hẹn rất đúng giờ nhưng cuộc gặp gỡ những giây phút đầu đầy xúc động với đầy nước mắt do con gái trưởng Quỳnh Anh ôm lấy từng người nước mắt lưng tròng vì bất lực trước sự sống mong manh của bố. KPHưng, NTHùng cũng khóc theo. Trong chuyến thăm viếng và an ủi gia đình bạn Độ, NDTín đã kịp ghi lại những giấy phút cảm động này chắc sẽ sớm gửi đến các bạn để thắt chặt tình nghĩa của Lớp kể cà những hình ảnh buổi họp bỏ túi và dùng cơm buổi chiều tại nhà HHSơn.

Xin vắn tắt vài dòng gửi ngay cho Qúi anh chị khi chúng tôi vừa về tới nhà sau những cái xiết tay từ giã để sáng mai cac bạn Nam Cali sẽ trở về lại Quận Cam kết thúc một chuyến đi với nhiều lưu luyến .
Thân mến
TeHong

21 May 2016

Khi Em Cười, thơ


Lịch trình cụ thể chuyến viếng thăm Việt Nam của TT Obama

VOA Việt Ngữ dẫn lời ông Ben Rhodes, Trợ lý Cố vấn An ninh Quốc gia đặc trách Thông tin Chiến lược cho biết lịch trình cụ thể như sau:

Phái đoàn Hoa Kỳ sẽ đến Hà Nội vào đêm ngày 22/5.

Ngày 23/5:

    Mở đầu chuyến thăm là cuộc họp song phương với Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Sau đó, hai bên sẽ có cuộc họp báo chung.
    Tổng thống sẽ gặp tân Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân trước bữa trưa.
    Buồi chiều, ông Obama sẽ họp với Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.
    Cuối cùng là cuộc họp song phương với Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Ngày 24/5:

    Ông Obama sẽ gặp gỡ các tổ chức XHDS vào buổi sáng.
    Sau buổi gặp, ông sẽ có bài phát biểu với người dân Việt Nam về quan hệ Việt-Mỹ.
    Sau đó, Obama rời Hà Nội bay vào TPHCM.
    Thăm Chùa Ngọc Hoàng và tham gia sự kiện, gặp gỡ các doanh nhân trẻ ở Việt Nam.

Ngày 25/5:

    Tổng thống sẽ chủ trì một cuộc hội thảo với các thành viên của Chương trình các nhà Lãnh đạo Trẻ Đông Nam Á.
    Sau hội thảo, Tổng thống sẽ sang Nhật dự Hội Nghị G7, kết thúc chuyến thăm Việt Nam.

Những điều Obama sẽ đề cập tại Việt Nam

Trong cuộc họp với lãnh đạo Việt Nam, Tổng thống Hoa Kỳ sẽ đề cập đến các vấn đề thúc đẩy quan hệ thương mại, đàm phán TPP, an ninh hàng hải... Đồng thời giải quyết bất đồng và nâng cao mối quan hệ giữa hai nước.

Việc Tổng thống Obama muốn gặp gỡ, lắng nghe ý kiến và những mối quan ngại của các tổ chức XHDS vào sáng ngày 24/5 như một sự "tái khẳng định cam kết của ông đối với nhân quyền và quản trị gồm mọi thành phần ở Việt Nam".

Bài phát biểu trước người dân Việt Nam về chủ đề Quan hệ Việt Mỹ sẽ nhấn mạnh vào mối quan hệ song phương, về các lãnh vực hợp tác, về triển vọng tương lai và giải quyết bất đồng một cách lịch sự.

Tại TPHCM, Tổng thống sẽ gặp gỡ các doanh nhân trẻ vào tối 24/5 để thảo luận về TPP và khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và lợi ích cùng những tiêu chuẩn về các vấn đề như lao động và môi trường của TPP.

Sáng ngày 25/5 là dịp để ông Obama trao đổi và trả lời các câu hỏi của giới trẻ Việt Nam.

(DL)

19 May 2016

Tin ngắn đáng chú ý

* Chuyên gia về châu Á thuộc Trung tâm Tiến bộ Mỹ, ông Brian Harding nói an ninh sẽ là một trọng điểm chính trong chuyến thăm của ông Obama đến Hà Nội và TPHCM. “Bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đang đi theo một chiều hướng vô cùng tích cực. Đứng đầu nghị trình trong chuyến thăm của Tổng thống Obama sẽ là những vấn đề an ninh, nhân quyền và thương mại. Tôi nghĩ mọi con mắt sẽ đổ dồn vào việc liệu Hoa Kỳ có bãi bỏ chính sách về một lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam trong chuyến đi này hay không.”

*Hàng chục dân biểu ở Hạ viện Hoa Kỳ gửi thư cho Tổng thống Barack Obama yêu cầu đặt vấn đề nhân quyền với Hà Nội nhân chuyến công du Việt Nam vào tuần tới. Thư ngỏ của 20 nhà lập pháp Mỹ đề ngày 17/5 đề nghị ông Obama nêu quan ngại về các vi phạm nhân quyền tiếp diễn tại Việt Nam và thúc đẩy phóng thích tất cả tù nhân lương tâm đang bị giam cầm vì các hoạt động cổ xúy dân chủ.

* Ngày 15/6/2016, một viên chức cấp cao của Hoa Kỳ tại Jordani cho biết các chiến binh của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo Daesh đã chuyển sang thế bị động và diện tích lãnh thổ mà tổ chức này kiểm soát đang giảm dần. Tổ chức IS đang kiểm soát thành phố Mossul ở phía Bắc Iraq, và thành phố Raqqa ở phía Đông Syria, nhưng không có ưu thế tuyệt đối trên thực địa sau khi bị mất quyền kiểm soát thành phố Ramadi ở Iraq.

* Chinanews hôm 5/5 đưa tin, Cục trưởng Cục Ngư nghiệp, Bộ Nông nghiệp Hoa Cộng Triệu Hưng Vũ tuyên bố áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá thường niên trên Biển Đông từ ngày 16/5 - 1/8. Trong thời gian này, họ sẽ gia tăng việc "tuần tra" giám sát thực thi lệnh cấm đánh bắt với nòng cốt là lực lượng tàu hải cảnh Hoa Cộng và tàu của cơ quan ngư nghiệp địa phương của nước ngày thực hiện. Hành động ngang ngực này rõ ràng nằm trong âm mưu từ từ biến Biển Đông thành ao nhà của chúng trong thực tế.

* Ngày 15/5, Học viện An ninh "nhân dân" đã long trọng tổ chức Lễ đúc tượng các cố Bộ trưởng Bộ Công an, cố Hiệu trưởng, cố Giám đốc Học viện tại thị trấn Lâm, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an dự buổi Lễ. Các tượng đài sau khi hoàn thành sẽ được đặt tại Quảng trường trung tâm của Học viện ANND.

* Dư luận cho rằng hành động này rất hoang tưởng, tự tôn vinh, và chỉ làm tốn hao công quỹ: Nước Mỹ, họ đâu thiếu người tài, các vị Tổng thống của họ rất tài giỏi, nhưng họ đâu có đúc tượng đặt khắp nơi, nhưng người dân cả thế giới vẫn kính trọng và ngưỡng mộ. Chính quyền Nga, thời Liên Xô đã đúc tượng Lênin, Xtalin, các nguyên soái đặt khắp mọi nơi. Sau này những bức tượng đó đều bị đập bỏ trong thời hậu-CS. Nếu có ai thực sự tài giỏi, thực sự có công lao với đất nước thì tự trong lòng dân sẽ có tượng của họ và nó sẽ bền vững hơn bất cứ tượng nào khác.

(TTR tóm lược)

Chuyện - Thật Bất Ngờ . . .Chế

Sơn Túi Đỏ - Hà Tĩnh

18 May 2016

Hồ Chí Minh - Chân dung một nửa con người

Thành Lê

DL - Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân vật chính trị làm tốn nhiều giấy mực trong lịch sử Việt Nam từ suốt thế kỷ XX. Nhiều người tôn sùng Bác, trên hết là ở sự đức độ, nhưng ngay cả ở khía cạnh này, vẫn còn rất nhiều tranh cãi. Từ góc nhìn của một người trẻ, tôi xin góp thêm một chút giấy mực để nói lên đôi suy nghĩ của mình.

Chân dung Hồ Chí Minh.
Ảnh: Chưa rõ nguồn

Tôi sinh ra và lớn lên tại một miền quê thuộc vùng Đông Bắc Bộ (thập niên 1990), nơi mà Chủ nghĩa Xã hội là đặc trưng và truyền thống. Chúng tôi được học tập dưới mái trường Xã hội Chủ nghĩa, thuộc nằm lòng Năm điều Bác Hồ dạy, nghêu ngao hát quốc ca mỗi thứ Hai dưới cờ đỏ sao vàng, cảm thấy thật hãnh diện khi lần đầu tiên được mang khăn đỏ, thật tự hào khi lần đầu tiên được cài lên áo chiếc huy hiệu đoàn, đôi khi cảm thấy hơi bị phiền toái vì ngày nào cũng phải mang, nhưng cơ bản, vẫn tự hào và hãnh diện. Tôi được dạy về Đảng và Bác mỗi ngày, không chỉ từ trường lớp mà còn từ đài báo, làng xóm, và cả từ bố mẹ, những người cũng từng trải qua một tuổi thơ giống như tôi. Những đứa trẻ như tôi không hiểu lắm về Đảng, nhưng Bác thì dễ hiểu hơn nhiều. Bác như một người ông hiền hậu, với chòm râu dài, mái tóc bạc và vầng trán rộng, Bác yêu quý nhi đồng và tất cả nhân dân, Bác thường răn dạy lại con cháu những lời hay ý đẹp. Chúng tôi yêu Bác chỉ đơn giản vì những điều như vậy.

Cách đây mấy năm, lần đầu tiên được tiếp xúc với internet (nghe nói cũng là nhờ công ơn của Đảng và Bác), tôi liền tìm kiếm những thước phim và hình ảnh về Bác, bởi với trái tim đầy yêu thương của tôi, nghe đài báo thôi là không đủ. Nhưng, thông tin tôi tìm được không chỉ những lời ca tụng Bác mà còn rất nhiều chỉ trích, bình luận gay gắt. Cảm xúc đầu tiên của tôi là bị sốc, làm sao có một người Việt Nam nào lại không yêu mến Bác, thậm chí buông những lời cay đắng đến như vậy. Tôi liền lao vào hơn thua nhằm “cứu rỗi những linh hồn lạc lối”. Nhưng trước những bằng chứng cụ thể mà họ đưa ra, tôi không thể nào cố cãi. Càng tìm kiếm những thông tin để biện hộ, tôi lại càng thất vọng hơn trước những điều mới biết. Cuối cùng tôi cũng phải dằn vặt mà thừa nhận, tất cả những điều mình biết trước đây về Bác mới chỉ là một nửa của sự thật. Thật đắng lòng khi vì quá yêu thương mà phát hiện ra dối lừa.

Chính quyền thường tuyên truyền Bác Hồ như một lãnh tụ đạo đức, sáng suốt…, nhưng có thực vậy? Cùng tìm hiểu một sự kiện mà phần lớn chúng ta đều biết, chiến dịch cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam năm 1953 do Bác phát động theo mô hình Trung Quốc. Để mở đầu, vị cố vấn Trung Quốc yêu cầu xử tử bà Nguyễn Thị Năm (hay còn gọi là Cát Hanh Long), một địa chủ yêu nước đã từng nuôi giấu nhiều cán bộ cấp cao của Đảng, đóng góp nhiều tiền bạc, nhà cửa cho cách mạng. Ban đầu Bác Hồ đã phản đối ý kiến này, Bác cho rằng “không phải đạo nếu phát súng đầu tiên lại nổ vào người đàn bà, mà người ấy lại cũng giúp đỡ cho cách mạng”[1]. Tuy nhiên sau đó Bác vẫn phải thuận theo ý của cố vấn Trung Quốc. Sẽ không có gì lạ lẫm nếu chỉ nói về sự phụ bạc của Đảng và Chính phủ, vấn đề là sau đó không lâu, Bác dùng bút danh C.B [2] viết một bài báo với tựa đề “Địa chủ ác ghê” đăng trên báo Nhân Dân lên án bà Nguyễn Thị Năm với đầy những tội ác man rợ nhưng hoàn toàn vô căn cứ, có thể Bác muốn hợp thức hóa việc giết bà Năm và xa hơn là kích động cho cuộc cải cách “long trời lở đất”. Sau này Bà Năm được chứng minh là oan sai. Ngày nay, tòa báo đó hoàn toàn có thể bị khởi kiện vì đăng một bài báo nặc danh vu khống, gây hậu quả nghiêm trọng. Còn Bác, một mặt nói không nên đánh phụ nữ “dù chỉ đánh bằng một cành hoa” và sự chấp nhận của Bác chỉ là miễn cưỡng thuận theo đa số, một mặt lại viết bài nặc danh kích động, vu khống người ta không thiếu một tội ác nào, sự lật lọng của Bác dù với bất cứ mục đích gì, cũng là không thể chấp nhận.

Nhưng đó mới chỉ là phần mở màn oan khiên của một cuộc cải cách đẫm máu và nước mắt. Sai lầm liên tiếp sai lầm, 172.008 người bị đấu tố và giết hại, trong đó 123.266 người sau này được chứng minh là oan sai[3] (mà cũng chỉ là oan theo tiêu chuẩn của Đảng). Những con người bị đày ải đó chẳng phải quân thù quân hằn nào, họ chính là những người đồng bào mà điều đầu tiên trong Năm điều Bác hồ dạy, phải yêu thương. Bao nhiêu người chết là bấy nhiêu gia đình tan vỡ, các quan hệ xã hội bị tổn thương, một không khí nặng nề bao trùm khắp Miền Bắc. Chương trình cải cách phải hoàn toàn chấm dứt năm 1956, sau đó Bác và Đảng đã tổ chức nhận khuyết điểm và sửa sai. Trong bộ phim tài liệu nổi tiếng “Hồ Chí Minh - Chân dung một con người”, không ai là không xúc động khi nhìn thấy những giọt nước mắt của vị lãnh tụ tối cao phải rơi xuống khi báo cáo trước Quốc hội về những sai lầm trong cải cách ruộng đất. Nhưng bấy nhiêu đó chẳng là gì so với hậu quả đằng sau những giọt nước mắt và trách nhiệm mà vị trí của Bác đúng ra phải nhận lãnh. Thân là người đứng đầu nhà nước lại đi phát động một chiến dịch thiếu tính toán, mặc dù bao tệ hại của nó đã dành dành ở Trung Quốc, gây hậu quả nghiêm trọng chỉ biết trách cán bộ yếu kém, chính phủ không sâu sát, rồi buông lơi vài giọt nước mắt. (Nếu cứ giết người rồi xin lỗi là xong chuyện thì Lê Văn Luyện đã không phải đi tù). Lẽ ra điều tối thiểu Bác phải làm là từ chức, không vị lãnh đạo còn lòng tự trọng nào có thể tiếp tục bám ghế sau khi thực hiện một chính sách tai hại như vậy. Bác vẫn tại vị cho đến lúc qua đời.

Vậy mà ngày nay nhiều người còn tôn sùng Bác. Cũng không thể trách người dân vì đây là sự sùng bái lãnh tụ mù quáng do tuyên truyền thiếu lương thiện của chính quyền. Tuy nhiên nó dựa trên những căn cứ hết sức vô lý vì: Thứ nhất, Hồ Chí Minh không hề xứng đáng trở thành một biểu tượng, ở sự kiện nói trên, Bác Hồ dù ở vai trò của một lãnh tụ tinh thần hay một chính trị gia đều không thể nào cho là đạo đức và sáng suốt, quá nguy hiểm khi vận động người dân học tập và làm theo gương Bác. Thứ hai, chính quyền thường viện dẫn công ơn Bác Hồ, nhưng một công dân Việt Nam tự nguyện góp sức cho đất nước của mình sao lại gọi là hy sinh và bắt người khác mang ơn? Thậm chí chính Bác phải mang ơn nhân dân, những người đã tin tưởng trao quyền lực cho Bác và Đảng. Một người làm chính trị luôn luôn phải nhớ ơn quần chúng của mình. Có người sẽ nghĩ rằng chúng ta cũng tự nguyện nhớ ơn Bác, chẳng phải, từ nhỏ chúng ta đã bị cả một hệ thống truyền thông nhồi nhét mỗi ngày, hệ thống này lại được chính quyền vận hành bằng tiền thuế của dân. Nói cách khác, ngay từ đầu, chúng ta đã bị móc túi để duy trì một hình tượng mơ hồ ru ngủ chính mình. Chúng ta đang bị lợi dụng và không có lựa chọn chứ chẳng phải nhớ ơn gì.

Giấy không bọc được lửa, đến một ngày, thế hệ tương lai sẽ phải giằng xé giữa những giá trị cũ và mới khi khám phá ra những con người Hồ Chí Minh khác. Có quá tàn nhẫn hay không khi thế hệ sau phải chịu dằn vặt bởi những ích kỷ mà thế hệ trước để lại? Nguy hiểm hơn, những thành phần cơ hội sẽ lợi dụng sự sùng bái để trục lợi hoặc những cơ chế yếu kém dựa hơi vào để tồn tại. Từ một bức tượng, tấm ảnh của Bác được làm bởi sử dụng ngân sách một cách tùy tiện, hay một nhân viên công quyền thẳng tay đánh đập không thương tiếc những người dân biểu đạt ôn hoà tay không tấc sắt, đến những dự án, chính sách thiếu cân nhắc dẫn đến thất thoát hàng trăm nghìn tỉ đồng và hủy hoại môi sinh...tất cả đó đều là hậu quả gây ra bởi một hệ thống yếu kém nhưng cố duy trì dựa trên tư duy sùng bái lãnh tụ mù quáng của người dân. Cần phải chỉ rõ và kiên quyết từ bỏ tư duy độc hại này, đơn giản nó chẳng có lý do gì để tồn tại.

Cả Karl Marx và Friedrich Engels đều căm ghét sự sùng bái cá nhân[4], không hiểu sao những học trò ưu tú của hai ông toàn tự thần thánh hóa hết cả. Quyết tâm ngăn nạn sùng bái lãnh đạo phải kể đến ông Lý Quang Diệu, vị cha già lập quốc của Singapore, đất nước với diện tích bằng ⅓ thành phố Hồ Chí Minh, nhưng tạo ra GDP gấp rưỡi Việt Nam. Lúc sinh thời ông Lý rất thận trọng trong việc cho mượn tên và hình ảnh của mình, ở Singapore chỉ có hai bức tượng bán thân khiêm tốn của ông ở nơi công chúng, cũng không có cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương Bác Lý vĩ đại nào. Tinh thần của người tiên phong nhất định có ảnh hưởng đến hệ thống mà họ tạo ra. Năm 2015 ngay sau khi ông Lý qua đời có rất nhiều ý kiến cho rằng để tưởng nhớ ông, nên đổi tên sân bay Quốc tế Changi thành Lý Quang Diệu hoặc in hình của ông lên đồng tiền Singapore[5], tuy nhiên Thủ tướng đương nhiệm Lý Hiển Long khi đó cho rằng: “Đây đều những ý tưởng tốt. Nhưng chúng ta không nên vội vàng ra quyết định về vấn đề này, đặc biệt là ngay sau khi ông Lý qua đời. Chúng ta nên để sau một thời gian, xem xét các ý tưởng một cách thận trọng và bình tĩnh, quyết định sẽ do thời gian thử thách”. Đó mới là việc mà một chính phủ của dân, do dân và vì dân cần làm chứ không phải lao vào ướp xác và xây lăng mộ cho lãnh tụ trong khi kinh tế khó khăn và chiến tranh leo thang. Thiếu tượng đài và lăng tẩm không khiến nước Mỹ hay Singapore yếu nhược đi, đầy những tượng đài kỳ vĩ cũng không giúp cho Trung Quốc, Triều Tiên thịnh vượng và được vị nể hơn.

Sẽ đến lúc phải thay đổi, có những người sẽ dằn vặt khi hình tượng sụp đổ, nhưng thà như vậy còn hơn bị ám thị bởi “một nửa cái bánh mì sự thật”. Chúng ta đã dành cả tuổi thơ ngây để tin tưởng và yêu những điều tốt đẹp về Bác, nhưng chính Bác đã không trân trọng, đã không thành thật. Chẳng bao giờ có yêu thương cho những người ích kỷ chỉ biết dối lừa.

Khách quan mà nói, Hồ Chí Minh không thể tôn sùng, nhưng có những điều đáng học tập. Còn rất trẻ, Bác đã đấu tranh đòi tự do dân chủ cho nước nhà. Từ Yêu sách của nhân dân An Nam 1919 đến Tuyên ngôn độc lập 1945, Bác thể hiện rõ sự lên án và chiến đấu để thay đổi một chính quyền Thực dân nửa Phong kiến Bác cho là tồi dở vì: không cho người dân tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, không có tự do học thuật, bóc lột người dân đến tận xương tủy, đặt ra đủ loại thuế vô lý làm dân ta bần cùng…(nhìn lại thì chính quyền hiện nay cũng chẳng khác gì). Đó chính là điều chúng ta nên học từ Bác, khi đất nước lâm nguy, phải dấn thân đấu tranh, khảng khái chống lại bạo quyền, mưu cầu dân chủ, tự do.

Tham khảo:
[1] Những kỷ niệm về Bác Hồ - Hoàng Tùng
[2] Người có nhiều bút danh nhất Việt Nam - vtc.vn, 20/06/2014
[3] Lịch sử kinh tế Việt Nam - Đặng Phong
[4] Về tệ nạn sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó - Nikita Sergeyevich Khrushchyov
[5] Parliament: Do not rush into decisions on how best to honour Mr Lee Kuan Yew, says PM - straitstimes.com, 13/04/ 2015
______________

Tác giả gởi đến cho Dân Luận
 Nguồn: https://www.danluan.org/tin-tuc/20160517/ho-chi-minh-chan-dung-mot-nua-con-nguoi

Lục Bát Nỗi Buồn Của Cá, thơ

Lục Bát
Nỗi Buồn Của Cá

**
Cá ơi! sao cá biết buồn
Cá nằm cá chết thảm thương thế này!?
Cá ơi! cá chết cả bầy
Chết từ Vũng Áng vũng lầy tối om
Chết hằng triệu triệu cá con
Cá chết như rạ đâu còn nước trong
Nhà cá là ở Biển Đông
Mà sao cá lại ngược giòng xuôi tay
Quê cá ở chỗ nước đầy
Mà sao lại chết ở ngay đất liền
Phải chăng biển cả cuồng điên
Hay là lũ cộng tham tiền ác ngu
Biển Đông "tàu lạ" lù lù
Rừng Tây độc chất thả mù biển xanh
Từ Hà Tĩnh tới Quảng Bình
Đâu đâu cá cũng chết sình chết chương
Cá mà còn bí hết đường
Thì dân cũng chết đoạn trường ai hay
Thôi rồi thủ phạm là đây
Formosa đã phóng tay nhúng chàm
Tà quyền một lũ máu tham
Bán rừng bán biển quyết làm tay sai
Cá mà còn chết dài dài
Thì dân đen phải trong ngoài đứng lên
Dân ơi noi chí Tổ Tiên
Đuổi cổ Tàu chệt về miền Bắc phương
Giật sập luôn bọn tà quyền
Quê hương no ấm gông xiềng đứt tung
Cá vui trở lại Biển Đông
Người vui trở lại ruộng đồng xanh tươi
Rừng vàng biển bạc ngời ngời
Tự do dân chủ xây đời ấm no.-

NguyenSiNam
(Tháng 5/2015)

LỊCH TRÌNH CHUYẾN THĂM NƯỚC VIỆT NAM CỘNG SẢN CỦA TT BARACK OBAMA CÓ NHIỀU THAY ĐỔI VÀO PHÚT CHÓT

Hạnh Dương

VietPress USA (16-5-2016): Một nguồn tin cao cấp từ Thủ đô Washington D.C. sáng nay Thứ Hai 16/5/2016 cho ký giả Hạnh Dương biết rằng, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã vừa thông báo đến Bộ Ngoại giao csVN tại Hà Nội rằng chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã được thay đổi không như lịch trình được công bố trong những ngày vừa qua.

Sự thay đổi nầy theo tin tiết lộ vì tình hình bất an tại Việt Nam đang trong giai đoạn tranh chấp quyền lực với sự nhúng tay của Trung Quốc.

Trước đây có dự tính TT Barack Obama sẽ rời phi trường quân sự Andrews Air Force Base gần Washington D.C. vào chiều ngày 21/5/2016 và đến Hà Nội vào giữa ngày 22/5. Chiều lại sẽ gặp gỡ các viên chức Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội. TT Barack Obama, Đệ I Phu nhân, 2 tiểu thư và phái đoàn sẽ ngủ lại Hà Nội đêm 22/5 để sáng 23/5 sẽ gặp Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong cuộc tiếp đón quốc khách tại Phủ Chủ Tịch.

Vào trưa ngày 23/5/2016, TT Barack Obama sẽ thăm xã giao Tổng bí thư đảng CsVN Nguyễn Phú Trọng và buổi chiều cùng ngày sẽ thăm tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ở trụ sở văn phòng Chính phủ.

Thế nhưng nay nguồn tin từ Washington D.C. cho ký giả Hạnh Dương biết rằng, vì tình hình bất ổn tại Việt Nam nên lịch trình chuyến viếng thăm Việt Nam dự trù bắt đầu ngày Chủ Nhật 22/5/2016 đến Hà Nội và sẽ rời Hà Nội vào trưa 24/5 để bay vào Saigon và sau đó sẽ rời Saigon bay di Tokyo Nhật Bản vào chiều ngày 25/5/2016.. Nay vì tình hình bất ổn tại Việt Nam nên lịch thăm Việt Nam đã được thay đổi như sau:

17 May 2016

Thay vì chịu đi Mỹ, Ông Trần Huỳnh Duy Thức cho hay sẽ tuyệt thực đến chết.

"Thưa Ba, con không thể sống trong một đất nước không tôn trọng pháp luật và không có quyền con người..." (THDT)

Thông báo khẩn từ FB Lê Công Định

Thưa quý anh chị em,

Vào ngày 5/5/2016 tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức đã bị cưỡng bức chuyển từ nhà tù Xuyên Mộc đến nhà tù số 6 tỉnh Nghệ An. Theo như anh Thức tường thuật với gia đình, khi khởi hành cuộc di chuyển dài đó, anh đã bị còng tay và bịt miệng, vì biểu lộ sự phản đối của mình đối với quyết định ngang ngược như thế của nhà cầm quyền.

Tại nhà tù Nghệ An, anh Thức bị ép buộc đi định cư tại Hoa Kỳ. Anh đã khôn ngoan dùng lý do này để yêu cầu được gặp toàn thể gia đình anh gồm 14 người vào ngày thứ bảy 14/5/2016 vừa qua.
Trong buổi gặp ngắn ngủi bị canh gác ngặt nghèo bởi hàng chục nhân viên cảnh sát và an ninh, anh Thức đã tường thuật, qua vách kính thuỷ tinh dày ngăn cách, với gia đình về sự ngược đãi mà anh đã gánh chịu trong thời gian ở nhà tù Xuyên Mộc và hiện tại ở nhà tù Nghệ An.

Anh bác bỏ ý định đi Mỹ định cư như cái giá trao đổi để hưởng sự tự do của mình, đồng thời thông báo với cha anh là nhà giáo Trần Văn Huỳnh, cùng toàn thể gia đình, về ý định tuyệt thực của anh, nguyên văn như sau:

"Thưa Ba, con không thể sống trong một đất nước không tôn trọng pháp luật và không có quyền con người. Con yêu gia đình lắm, nhưng con yêu Việt Nam hơn. Con quyết định tuyệt thực kể từ ngày 24/5 không thời hạn để đòi hỏi sự thượng tôn pháp luật và yêu cầu trưng cầu dân ý trao cho nhân dân quyền quyết định thể chế chính trị của đất nước."

Ngày 24/5/2016 sắp tới đây là tròn 7 năm ngày anh Thức bị bắt giam. Anh chọn ngày kỷ niệm đó để bắt đầu tuyệt thực, mà theo lời anh nói với gia đình lúc chia tay, "tuyệt thực cho đến chết mới thôi"! Anh đã từ biệt và xin lỗi người cha già đau yếu, vợ con và các anh chị em trong gia đình mình trước khi thực hiện chuyến đi xa định mệnh này.

Khi hết giờ thăm gặp lần cuối hôm thứ bảy tuần trước, anh Thức đã mượn lời bài hát Quốc tế ca để truyền đạt ý định dứt khoát của anh trước cái chết có thể xảy ra: "Đấu tranh này là trận cuối cùng!"

Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện cho anh Trần Huỳnh Duy Thức, một nhà tranh đấu lớn vì quyền con người của người Việt Nam và sự hùng cường của đất nước Việt Nam. Anh là một biểu tượng khổng lồ của phong trào tranh đấu vì nền dân chủ giữa ngục tù cộng sản trên quê hương chúng ta hiện nay.

Nếu anh Thức chết vì chúng ta, chắc chắn chúng ta sẽ không thể để cái chết của anh trở nên vô nghĩa. Nhà cầm quyền dứt khoát phải trả giá!

(Nguồn: Nguyễn Nhơn)

Xin Hãy Cho Nhau Nụ Cười

Nhạc sĩ: Miên Du Đà Lạt
Ca sĩ: Hương Giang

16 May 2016

Về luận điệu bôi nhọ người tuần hành!

Chiều ngày 14/05/2016, trên một loạt các báo chính thống dưới sự kiểm soát của Ban tuyên giáo của Đảng Cộng Sản, loan báo một bài viết công khai, theo đó ám chỉ rằng các cuộc biểu tình hoà bình của người dân vào các ngày 01/05/2016 và 08/05/2016 là nằm dưới sự xúi giục và tổ chức của Đảng Việt Tân, một tổ chức chính trị thành lập ở hải ngoại. (*1)
    
Lời buộc tội kỳ lạ này không những vẫn phi lý giống như hầu hết các luận điệu tuyên truyền không chứng cứ vốn là một thuộc tính gắn liền với Đảng Cộng Sản Việt Nam, hơn nữa, nó còn là một sự xúc phạm đến hầu hết những người Việt đã tham gia các cuộc tuần hành hoà bình. Động cơ duy nhất của họ là lòng yêu nước và lo lắng cho vận mệnh quốc gia khi loạt sự cố mang tính chất hủy diệt ở miền Trung đã trì hoãn quá lâu và chính quyền quá chậm trễ cả trong tìm nguyên nhân lẫn đưa ra các giải pháp khắc phục. Luận điệu bôi nhọ này không những tìm cách nhục mạ người dân, nó còn giống một thủ đoạn chụp mũ bôi đen để lấy cớ chống lại người dân bằng bạo lực trong những cuộc tuần hành hoà bình tiếp sau đó. Hơn thế, nó còn hòng lấp liếm sự chậm chễ đến phi lý của chính quyền trước một thảm họa quốc gia có quy mô quá lớn này, và nhằm trốn tránh việc trả lời những chất vấn không thể chối cãi về dấu hiệu cấu kết ăn hối lộ của nhiều quan chức với nghi phạm chính gây ô nhiễm khi cấp cho nghi phạm hàng loạt điều kiện ưu đãi vượt trần chính sách. Nó cũng phơi bày sự vô trách nhiệm, sự yếu kém đến phi lý trong khả năng giám sát và quản lý môi trường của các cơ quan nhà nước. Chính Phủ, thay vì nhận lỗi, lại đang tìm cách vu khống người dân và lấp liếm tội lỗi của họ, cũng đồng thời, dọn đường cho những tội ác mới.

Xin click vào LINK dưới đây để đọc toàn bài:
https://www.danluan.org/tin-tuc/20160515/ve-luan-dieu-boi-nho-nguoi-tuan-hanh

14 May 2016

Quá sớm để gỡ bỏ cấm vận vũ khí cho Việt Nam

Nguồn: The New York Times
Diên Vỹ chuyển ngữ

So với hầu hết các cựu thù khác, Hoa Kỳ và Việt Nam đã hành động nhanh hơn để hàn gắn quan hệ sau một cuộc chiến tàn khốc. Chỉ sau hai thập niên hai quốc gia này đã tái lập quan hệ ngoại giao sau khi người Mỹ rút khỏi Việt Nam vào năm 1973. Tổng thống Obama dự định sẽ đến thăm Việt Nam vào cuối tháng này.

Ông Obama không nên cảm thấy bắt buộc phải nhượng bộ với chính quyền độc tài Việt Nam điều họ đang muốn - gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận bán vũ khí vốn từng được thiết lập trong thời chiến, ngoại trừ họ phải có những hành động khả tín để giải quyết những lạm dụng về nhân quyền. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có nhiều điểm để đồng ý.

Việt Nam là trọng tâm của chiến lược của ông Obama trong việc chú ý nhiều hơn vào châu Á và liên kết khu vực này về mặt kinh tế, quân sự và chính trị để đối phó với một Trung Quốc ngày một cứng rắn. Quan hệ kinh tế đang phát triển mạnh hơn - Hoa Kỳ hiện là nước nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Cùng với 11 quốc gia khác, Việt Nam đã tham gia Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương vốn tìm cách khuyếch trương việc trao đổi mậu dịch trong khu vực trong khi cùng nâng cao tiêu chuẩn lao động và môi trường.

Vào cuối năm nay, Đại học Fulbright Việt Nam sẽ mở cửa tại Thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu một khuôn mẫu giáo dục của Mỹ trong đó nhấn mạnh tính sáng tạo và độc lập trong học thuật. Cả hai phía đang hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu sinh học đa dạng, và Washington đang giúp đỡ Việt Nam khắc phục những tai hại của chất độc Da Cam đối với môi trường và sức khỏe trên hầu hết khu vực phía nam của đất nước này.

Về mặt quân sự, năm ngoái hai quốc gia đã đồng ý tiến hành các hoạt động hải quân và hợp tác trong lĩnh vực giữ gìn hòa bình thế giới. Mỹ đã cung cấp tàu thuyền, khí tài và đào tạo cho cảnh sát biển Việt Nam chống lại tội phạm liên quốc gia và đối phó với những nỗ lực của Trung Quốc nhằm kiểm soát hầu hết khu vực biển Đông.

Việt Nam đang xúc tiến việc gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí thời chiến mà ông Obama từng nới lỏng vào năm 2014, trên cơ sở rằng nó chỉ là một di sản không cần thiết và rằng việc tháo bỏ nó sẽ tăng cường tin tưởng và tạo điều kiện cho quốc gia này tự vệ tốt hơn. Những người ủng hộ gỡ bỏ lệnh cấm cho rằng hành động này sẽ gửi một tín hiệu mạnh mẽ đến Trung Quốc. Tuy nhiên, với hành xử độc tài của Hà Nội, đây chưa phải là lúc để gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm. Đảng Cộng sản kiểm soát toàn bộ các cơ chế tại Việt Nam, không cho phép bầu cử tự do, đang giam giữ hơn 100 tù nhân chính trị và vẫn chưa hoàn tất nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận thương mại nhằm cho phép thành lập các công đoàn lao động.

Trong chuyến thăm Hà Nội năm ngoái, Thứ trưởng Ngoại giao Antony Blinken đã gọi chính quyền trả tự do cho toàn bộ các tù nhân chính trị và nói rõ rằng Việt Nam cần nới rộng tự do và nhân quyền nếu hy vọng xây dựng được một nền văn hóa thương mại và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ông Obama nên củng cố những tuyên bố này.

Nếu ông quyết định gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí, Obama và Quốc hội nên hành xử một cách cẩn trọng. Các giấy phép bán vũ khí đương nhiên cần được quyết định theo từng trường hợp một, như đối với mọi quốc gia khác. Và như lời khuyên của Thượng Nghị sĩ Patrick Leahy của tiểu bang Vermont, chính phủ nên cân nhắc mọi yếu tố, bao gồm việc liệu Việt Nam có sẵn sàng hành động "để bảo vệ quyền tự do ngôn luận và những quyền con người cơ bản khác" hay không.
Chủ đề: Chính trị - xã hội, Đối ngoại.

Nguồn Dân Luận
https://www.danluan.org/tin-tuc/20160515/the-new-york-times-qua-som-de-go-bo-cam-van-vu-khi-cho-viet-nam#comment-151443

13 May 2016

Tiên Học Cái …Củ Gì?

– Bùi Bảo Trúc

Trong thời buổi này mà còn lôi “Nhị Thập Tứ Hiếu” của Lý Văn Phức ra để dạy và bắt các học sinh phải học và làm theo thì nhất định là không còn thích hợp nữa. Ấy là chưa nói tới một số những tấm gương đẹp ấy còn có thể bị hiểu là những trường hợp bạo hành, ngược đãi, gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ là khác. Một số chuyện thì thấy có vẻ hề hơn là gương đạo đức. Như chuyện ông lão Lai nhẩy múa cho cha mẹ giải trí chẳng hạn. Thêm nữa, có cha mẹ nào nỡ để con ngồi cho muỗi cắn để muỗi tha cho cha mẹ, hay để cho con nằm trên băng đá để bắt cá cho mình ăn? Vậy thì đọc “Nhị Thập Tứ Hiếu” để giải trí, đọc cho biết là đúng nhất.

Nhưng “Gia Huấn Ca” của Nguyễn Trãi thì vẫn có thể đem ra dậy cho tuổi trẻ và đáng để cho tuổi trẻ noi theo. Phần lớn những điều dậy của Nguyễn Trãi dành cho nam cũng như nữ vẫn còn nguyên giá trị như khi Nguyễn Trãi đặt bút viết xuống hồi thế kỷ XV. Đó là những lời giáo huấn, răn dậy cho con trai, con gái lúc còn ở nhà với cha mẹ cho đến lúc trưởng thành, có vợ, có chồng, có con cái, những cách cư xử với vợ, với chồng, với các con… Những bài gia huấn viết bằng song thất lục bát ấy ngày nay vẫn có thể là những bài học hay và tốt đẹp cho tuổi trẻ.

Ở các lớp bậc tiểu học, ít nhất là trong những năm 1950 của tôi, trong số những bài học ở trường, có bài đức dục. Chúng tôi được dậy cách cư xử với anh em, bạn bè trong lớp, bổn phận đối với cha mẹ, ông bà ở nhà, thầy cô giáo ở trường, gặp người lớn phải thưa gửi, cung kính, thấy đám ma ngoài đường phải đứng lại, im lặng cúi đầu…

Ngày nay ở các trường học trong nước không dậy những điều như thế nữa. Nghe cách ăn nói xem cách cư xử, hành động của những thành phần được đặt cho một cái tên (khá mới đối với những người không ở Việt Nam đã lâu) là “trẻ trâu” hay “sửu nhi” thì người ta tin chắc là như thế.

Nhiều vụ xung đột có đánh nhau dữ dội xảy ra trong lớp, ngoài sân, cổng trường hay trên đường đi học. Những vụ như thế thường diễn ra giữa các thanh thiếu niên tuổi trạc từ 11, 12 tới 15, 17. Đa số đều ăn mặc sạch sẽ, một số còn thắt khăn quàng đỏ, giầy dép cũng rất kiểu cọ. Nhưng bọn chúng đánh nhau cũng rất dữ dội. Đấm, đạp, đá vào mặt, vào bụng, vào lưng, lên gối, túm, giật tóc, dùng giầy dép quật vào mặt, vào đầu… Những đòn hay nhất của Thai boxing đều được đem ra dùng rất hào hứng và ngoạn mục.

Không chỉ thượng cẳng chân, hạ cẳng tay mà thường chúng rất thích đánh hội đồng, có khi hai ba đứa đánh một, có khi là năm hay bẩy đứa đánh một như cảnh tố khổ thời cải cách ruộng đất, vừa đánh vừa chửi, dùng những thứ ngôn từ tục tĩu nhất, những câu chửi mà thường chỉ phát ra từ miệng của những người đàn ông hay lũ nam sinh vô giáo dục để xúc phạm tối đa mẹ của đối phương.

Mới đây có hai video clip (mà nhiều người trong nước gọi là “líp” hay “cơ líp”) thu cảnh hai trận giao chiến giữa hai toán nữ sinh của hai trường trung học ở Huế là trường Trần Phú và Bùi Thị Xuân. Tất cả đều là nữ sinh võ nghệ cao cường và ra toàn những đòn ác liệt nhất. Phải nói thêm một chi tiết nữa ở đây, đó là tuy hai trận đấu đều diễn ra ở Huế, nhưng nghe kỹ những câu chửi thề thì người ta thấy ngay không phải là giọng của sông Hương và núi Ngự, mà là giọng tục tĩu và thô bỉ nhất của miền Bắc. Chao ôi, cái giọng Bắc của tôi sau khi bị làm xấu đi vì bị pha với những giọng của vài ba miền khác thì nay lại được đưa tới những vùng khác của đất nước với những nét thô tục, khốn nạn và mất dạy nhất.

Vì những nét rất dã man của cả hai vụ đánh nhau nên những báo trong nước đều tường thuật kỹ và các giới chức giáo dục cũng vào cuộc để có biện pháp kỷ luật. Nhưng đáng ghi nhận nhất ở đây là những nhận xét của cô hiệu trưởng Phạm thị Ngọc Tâm trường Bùi Thị Xuân về vụ các học sinh của trường đánh nhau. Sau vài lời như để trốn trách nhiệm cho trường như đại khái chuyện đánh nhau diễn ra ở ngoài khuôn viên của trường và sau giờ học, cô hiệu trưởng còn đưa ra thêm nhận định nguyên văn như thế này: “Đây là tuổi mới lớn, nếu các em không đánh nhau, không xích mích nhau thì các em không bao giờ năng động được.”

Như thế, theo lời của cô hiệu trưởng, người có nhiệm vụ dậy dỗ các em, thì các em cần phải đánh nhau đều đều. Càng đánh nhau nhiều thì càng tốt. Không đánh nhau là không tốt. Các em đang tuổi lớn. Phải đánh nhau mới phát triển được, mới năng động được, mới trở thành những người khá trong xã hội được, mới nên người, mới hữu ích cho mai sau được.

Thì ra vậy. Nhưng các em không chỉ đánh nhau thôi, mà ngay cả thầy cô nếu lạng quạng, các em cũng ra tay, ngay ở trong lớp, trên bục giảng như một video clip thu được cách đây không lâu tại trường trung học phổ thông Nguyễn Huệ, Phú Phong, Tây Sơn, Bình Định. Một giáo sư trẻ tên là Trần Anh Tuấn, 23 tuổi, dậy môn hóa học đã nặng tay với một nam sinh bằng mấy cái tát. Lập tức, một nam sinh khác liền chạy lên bục và tấn công ông giáo sư trẻ đó bằng mấy đòn rất nặng. Nội vụ diễn ra ở ngay trong lớp trước tấm bảng xanh và dưới một khẩu hiệu nhắc nhở các học sinh bằng hàng chữ lớn mà video clip cũng ghi lại được rất rõ : “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH.”

“Nhị Thập Tứ Hiếu” của Lý Văn Phức và luôn cả “Gia Huấn Ca” của Nguyễn Trãi là… cút xéo, là đi chỗ khác chơi cho được việc.

Đạo đức của Hồ Chí Minh mới đáng học tập và làm theo ở trong lớp cũng như ngoài đời! Bác đã dạy, cô đã bảo mà!

Vỡ lòng học lấy những nghề nghiệp hay! Tiên phải học lấy tất cả những trò mất dạy và khốn nạn nhất. Còn hậu học cái… củ gì thì có gì quan trọng đâu.

Bùi Bảo Trúc

11 May 2016

Khi lòng nhân từ và quyền tự do bị lạm dụng...

Cảnh náo loạn phá hoại Paris, France, của đám thanh niên Hồi giáo di dân.
Nhưng không chỉ vì thế mà cử tri Mỹ quyết định bầu cho Ông Donald Trump.

Do religious groups take it too far in the name of religion?

Bí ẩn người Trung Quốc ở Hội An

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-05-06

Bờ biển các xã Duy Nghĩa, Duy Hải, Duy Xuyên, nơi đang chuẩn bị trở thành khu du lịch sinh thái của vùng Nam Hội An tỉnh Quảng Nam nhờ vào đường nối cầu Cửa Đại đang dần rơi vào tay người Trung Quốc một cách bí ẩn. Hầu hết những bãi phi lao do bà con nông dân tự trồng và lấn biển cách đây hai mươi, hai mươi lăm năm đã nghiễm nhiên trở thành đất vàng để bán cho những ông chủ “lạ” mà người nông dân không hề hay biết. Câu chuyện bờ biển Quảng Nam đang là một ẩn số đối với người dân.

Khai thác Titan và chiếm trọn

Một cán bộ quản lý địa chính vẫn đương chức ở Quảng Nam, không muốn nêu tên, tỏ ra bức xúc: “Qua bên khỏi cầu Cửa Đại, diện tích cho người ta thuê là gần 1000 hectare. Xây dựng trong vòng 35 năm thành một khu phức hợp giải trí, sòng bạc, và nhiều thứ khác… của tụi Đài Loan và Hồng Kông thì cũng là Trung Quốc thôi. Bây giờ tụi Trung Trung Quốc nó lừa lọc đủ thứ, nó nấp bóng đủ thứ để lừa lọc. Ai mà lường được tụi nó…”.

Theo vị này, hầu hết vùng bãi biển đẹp, thơ mộng chạy dọc từ Nam Hội An vào đến Quảng Ngãi đã rơi vào tay người Trung Quốc theo nhiều cách. Trong đó có cả chuyện mượn tay người Việt Nam để mua và chính người Trung Quốc thuê lâu dài để khai thác quặng titan rồi sau đó trồng dừa, tiếp tục xây thành bao chia khu và cuối cùng là trở thành biệt địa của họ.

Trước đây vài năm, hầu hết các vùng bãi biển này là của người dân các xã biển Duy Xuyên trồng phi lao để giữ đất và lấn biển. Mỗi năm, sau một mùa mưa lụt, cát biển lại bồi thêm một lớp vào bờ, người nông dân, ngư dân lại ra đó trồng thêm vài cây phi lao để giữ cát, giữ đất. Và theo thời gian, rừng phi lao dọc bờ biển Duy Xuyên thêm mở rộng nhờ vào công trồng cây, chăm sóc, tưới tắm của bà con nhân dân nơi đây.

Thế rồi những năm 2010, đồng thời với hàng loạt dự án khai thác quặng titan ở khắp bờ biển miền Trung, vùng bờ biển Duy Hải, Duy Nghĩa cũng không tránh khỏi tình trạng này. Đất của bà con nông dân lấn biển mấy chục năm nay đã bị nhà nước thu hồi một cách khéo léo. Thay vì nói rõ rằng đất sẽ bị thu hồi, chính quyền địa phương lại mời bà con có rừng phi lao lên họp và nói rằng hiện tại cần khai thác quặng nên tạm thời mượn đất để rút quặng và sẽ đền bù mỗi cây phi lao với giá hai chục ngàn đồng.

Bà con đã đồng ý để nhà nước khai thác quặng với hy vọng sau khi khai thác quặng thì nhà nước sẽ giao lại diện tích cho bà con tiếp tục trồng phi lao chắn sóng, tạo rừng phòng hộ. Bởi vì dù sao đây cũng là đất mà bà con ở đây đã khám phá, khai thác và gìn giữ mấy chục năm nay. Thế nhưng câu chuyện lại lệch sang hướng khác. Thay vì trả đất hoặc giao đất cho bà con nông dân, ngư dân Duy Xuyên thì chính quyền lại âm thầm cho thuê hoặc bán cho các nhà đầu tư mà người dân không hề hay biết.

“Bây giờ tụi Trung Trung Quốc nó lừa lọc đủ thứ, nó nấp bóng đủ thứ để lừa lọc. Ai mà lường được tụi nó…
- Một cán bộ ở Quảng Nam”

Vị cán bộ địa chính này cho rằng trên phương diện quản lý đất đai và căn cứ theo luật nhà đất thì hành vi này của chính quyền địa phương là hoàn toàn sai luật. Bởi lẽ đất của bà con nông dân, ngư dân bản địa đã khám phá, khai thác và giữ gìn mấy mươi năm nay, trước cả Khoán 10. Lẽ ra đến Khoán 10 năm 1995 thì nhà nước phải phân chia cho người dân theo đúng tính thần Khoán 10 và cấp sổ đỏ cho bà con nông dân tiện bể canh tác, làm ăn.

Đằng này không những không cấp sổ đỏ mà chính quyền địa phương còn tìm cách lấy đất của bà con với lý lẽ ban đầu là khai thác Titan dể rồi sau đó cho thuê, bán mà người dân không hề hay biết. Thậm chí người ta xây dựng ngay sau lưng khu dân cư của người dân mà người dân vẫn không biết rằng ai đang xây dựng, ai đang trồng dừa và xây dựng, trồng dừa để làm gì. Bởi đúng nguyên tắc thì người dân phải có một cuộc trưng cầu dân ý để được đưa ra những nguyện vọng của mình cũng như được đặt ra những câu hỏi, bày tỏ thắc mắc khi các khu du lịch hay khu nghỉ mát mọc lên thì có gây ảnh hưởng gì đến bà con nhân dân? Hơn nữa, vấn đề bán cho ai và cho ai thuê vẫn vô cùng quan trọng. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của bà con nông dân, ngư dân.

Và chắc chắn một điều nếu như người Trung Quốc thuê hoặc mua đất ở khu vực này thì chẳng khác nào cõng rắn cắn gà nhà bởi ngư dân vùng biển Duy Xuyên từng nhiều lần bị Trung Quốc rượt đuổi trên biển Đông và những người câu mực muốn được yên thân phải mua phiếu đánh bắt của họ với giá cả mấy ngàn đô la mỗi năm. Bây giờ nếu người Trung Quốc đặt chân đến đất Duy Xuyên, làm mưa làm gió thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra với người dân nơi đây.

Người dân muốn minh bạch

Một người từng là chủ của vườn phi lao đang bị trưng thu và đất rừng của chị đã bị giao cho một người ẩn danh ở Duy Hải, chia sẻ: “Dân địa phương mình ví dụ như trồng dương liễu thì nó đền từ mười đến mười lăm ngàn đồng một cây dương liễu. Một lô họ được bù cao nhất là ba chục triệu đồng. Làm xong thì nó trồng dừa và được nhà nước cấp sổ đỏ. Bây giờ bà con thua rồi, mất thế rồi vì nó được nhà nước cấp bìa đỏ rồi. Giờ nó làm chi thì làm sao mình biết được. Khổ lắm…!”

Chị này cho biết thêm là theo chỗ chị tìm hiểu, có cả hàng ngàn hecta đất kéo dài dọc bờ biển từ khu nam Hội An vào đến Núi Thành, Quảng Ngãi đã bị cho thuê hoặc bán mà người dân sống gần đó không hề hay biết. Chủ của những khu đất này cũng rất bí ẩn, thỉnh thoảng có người Trung Quốc đi xe hơi đến và được những người đang giữ đất chào một cách cung kính. Ông ta hoặc bà ta sẽ chỉ đạo người này làm việc này, người kia làm việc nọ. Sau đó móc tiền túi ra thưởng hay trả lương gì đó rồi đi một cách bí ẩn.

“Bây giờ bà con thua rồi, mất thế rồi vì nó được nhà nước cấp bìa đỏ rồi. Giờ nó làm chi thì làm sao mình biết được. Khổ lắm…!
- Một ngườidân địa phương"

Chị này cho biết thêm là khu vực bờ biển Quảng Nam cũng như rừng dừa nước ở đây vốn là căn cứ địa của người lính Cộng sản trong những năm chiến tranh. Chính địa hình eo óc và rừng dừa nước bao phủ, rừng phi lao che chở nên hầu hết cán bộ Cộng sản nằm vùng cũng như lực lượng đặc công tăng cường đều chọn nơi đây làm căn cứ.

Và cũng chính vì căn cứ từ Quảng Lăng, Cổ Lưu kéo dài xuống Duy Hải, Duy Nghĩa rồi đảo ngược lên Duy Trung, Mỹ Sơn, chuyển qua vùng B Đại Lộc, Quảng Nam. Vành đai nằm vùng của cán bộ Cộng sản dày đặc ở đây nhờ vào rừng phi lao, rừng dừa nước tự nhiên và rừng cây nồi tiếp Trường Sơn đã biến vùng Hội An, Duy Xuyên Quảng Nam thành vùng xôi đậu, ban ngày Quốc Gia, ban đêm Cộng sản.

Chị này tỏ ra lo lắng bởi người Trung Quốc đã chọn ngay vành đai chiến lược trong kế hoạch nằm vùng của người Cộng sản trước đây để mua, thuê và kinh doanh. Chị bày tỏ mong muốn chính quyền tỉnh và trung ương khẩn cấp điều tra và làm rõ danh tánh cũng như mục đích của những người mua và thuê đất tại vùng bờ biển Quảng Nam. Bởi đó là chuyện sinh tử và hơn ai hết, đảng và nhà nước phải có trách nhiệm làm sáng tỏ để an dân! 

(Theo RFA)

Thư mời tham dự buổi giới thiệu sách "Khi Đồng Minh Nhảy Vào"

Kính mời:
               
Quý thân hữu, quý đồng hương tham dự buổi giới thiệu sach

KHI ĐỒNG MINH NHẢY VÀO
Tác Gia: GS Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng   

2:00PM Chủ Nhật, ngày 15 tháng 5, năm 2016
Tại Rose Center Theater – 14140 All American Way,
Westminster, CA. 92683
                                
1/1/1955, Ngoại Trưởng Foster Dulles tuyen bo “Ta phải tiến tới và phải lao vào” (We should proceed and take the plunge).

17/4/1975, Ngoại Trưởng Henry Kissinger tuyen bo “Ta phải rút ra cho lẹ ngay bây giờ” (We should get out fast and now).

Với hầu như toàn bộ Hồ sơ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ dài 7,000 trang mới được giải mật gần năm năm nay (13/6/2011), Giao Su Tien Si Nguyễn Tiến Hưng hướng dẫn độc giả đi thẳng vào phòng họp của các nhà làm chính sách tại Washington, Sàigòn, Paris để theo rõi những bàn bạc, tính toán về cuộc chiến Việt Nam trong suốt thời gian từ khi Thế Chiến II kết thúc, qua Chiến tranh Đông Dương I, rồi tới Đệ Nhất Cộng Hòa. 
     
Đọc cuốn sách này độc giả sẽ thấy buổi bình minh của Nền Cộng Hòa (“The First Day”) thật là huy hoàng, rực rỡ. Tiếp theo là “năm năm vàng son 1955-1960”: xây dựng và phát triển trong hòa bình, đưa Miền Nam tới chỗ vươn lên – kinh tế học gọi là điểm take-off để trở thành một cường quốc tại Đông Nam Á.

Qua những thăng trầm của lịch sử, có lúc ta đã đi xuống, nhưng rồi lại đi lên, và còn đi nhanh hơn nữa. Nói chung thì ở cấp cao nhất: 7 Tổng thống Mỹ - đứng trên bình diện lý tưởng tự do - đã nhất mực ủng hộ VNCH, nhưng một phần là vì chính chúng ta, và một phần lớn là vì cấp dưới trong các chính quyền Hoa Kỳ đã tính toán hơn thiệt một cách thiển cận nên đã làm hỏng đại sự: HENRY I (Henry Cabot Lodge) đã thông đồng và thúc đẩy một số tướng lãnh phá nát nền Đệ Nhất Cộng Hòa. Rồi đến HENRY II (Henry Alfred Kissinger) phản bội, bức tử nền Đệ Nhị Cộng Hòa, dẫn đến ngày cuối cùng  thê lương ảm đạm – “The Last Day.”

Như vậy là hai đao phủ, hai nền  Cộng  hòa. Nói tới phản bội, tác giả viết thêm một phần để cập nhật hóa cuốn KĐMTC, nói về hậu quả nặng nề mà những người Mỹ - kể cả chúng ta – đang phải gánh chịu theo sau việc dồng minh tháo chạy để đeo đuổi chính sách ‘Mở Cửa Bắc Kinh, Đóng Cửa Sàigòn.’

Bây giờ thì Trung Quốc hùng mạnh, đe dọa cả Á Châu cả Mỹ, bởi vậy Mỹ phải “xoay trục” cho thật nhanh, cho nên Mỹ đi rồi Mỹ lại về. Nhưng lần này khi trở về với Á Châu Thái Bình Dương Mỹ đã có được kinh nghiệm về những sai lầm trong những thập niên  trước, cho nên sẽ không có chuyện tháo chạy một lần nữa.

Đọc xong cuốn sách này, độc giả sẽ có một cái nhìn khác về lịch sử. Sau 40 năm, đã tới lúc chúng ta phải vượt lên khỏi những ám ảnh còn lại của quá khứ để nhìn vào tương lai với niềm tự hào. Tự hào về những cố gắng vượt mức, những đóng góp lớn lao của chính chúng ta trong suốt ba thập niên 1945 – 1975.

10 May 2016

Rạn san hô khổng lồ dưới đáy biển Quảng Bình đã chết.

 Ảnh chụp từ màn hình Youtube (RFA)
Tổng hợp

Báo Tiền Phong dẫn lời ông Hồ Văn Sơn, Bí thư chi bộ thôn Nhân Nam, xã Nhân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình cho biết theo tin tức được xác định từ các thợ lặn địa phương thì các rạn san hô khổng lồ dưới đáy biển Quảng Bình đã chết, cá chết nằm lớp lớp dưới đáy biển nơi thợ lặn khảo sát. Trên mặt các rạn san hô là một lớp bụi đen không rõ là loại gì phủ kín và san hô không còn hoạt động như trước nữa.

Các thợ lặn địa phương đã đem phóng viên ra biển chừng 200 mét, họ lặn xuống và mang lên hàng nắm san hô đã chết cũng như xác cá đủ loại dưới đáy biển.

Một thợ lặn cho biết cả vùng san hô rất rộng nhưng không thấy bóng dáng một loài sinh vật biển nào còn hoạt động. Rạn san hô này nằm cách bờ từ 1 tới 6 hải lý, kéo dài từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh.

Ngư dân khu vực này cho biết trước kia nước biển trong vắt còn bây giờ có màu rất lạ, mùi nước thối và tanh, bùn cũng khác trước.

Cũng theo bài báo cho biết các nhà khoa học và cơ quan chức năng cần lấy mẫu nước ở đó để xét nghiệm nhằm có câu trả lời rõ ràng. (RFA)


 Nhím biển, vẹm biển chết trắng dưới đáy biển và cá biển bị phân hủy dày đặc.
Ảnh: MINH QUÊ (Báo Pháp Luật)

09 May 2016

Vì sao cờ đỏ ‘biến mất’ trong cuộc biểu tình ngày 1/5 năm 2016?



Nhận xét của một ký giả nước ngoài am tường Việt Nam và Đông Nam Á dẫn đến kết luận rất đáng chú ý của bài viết. (TTR)
 Phạm Chí Dũng
‘Biến mất’

Quan sát rất kỹ từng chi tiết qua nhiều video về cuộc biểu tình môi trường nổ ra ngày 1/5/2016 tại Hà Nội, Sài Gòn và một số địa phương khác, một ký giả quốc tế thường trú tại Việt Nam đã nêu ra một nhận xét tinh tế với tôi: không còn thấy cờ đỏ - quốc kỳ Việt Nam - như vẫn thường hiện diện trong nhiều cuộc biểu tình trước đây.

Tôi cũng ngạc nhiên như anh. Trong đất nước ngày càng trở nên quá bất thường về biến động tâm trạng chính trị này, có những điều mà mắt thường không thể nhìn thấy được, dù hình ảnh của chúng chợt lồ lộ nơi công cộng vào một lúc nào dó ta khó ngờ nhất.

Nhận định của ký giả trên đã được xác nhận bởi những người tham gia cuộc biểu tình ngày 1/5. Từ nhiều góc ở nhiều khu vực, kể cả những góc khuất, người ta đều hầu như không nhận ra bóng dáng quốc kỳ Việt Nam được đám đông biểu tình sử dụng. Những tấm ảnh có thấp thoáng cờ đỏ và cờ búa liềm lại chỉ là cờ được các nhà dân và trụ sở công quyền phô ra vào dịp lễ 30 tháng Tư, 1 tháng Năm theo chỉ đạo bắt buộc của chính quyền địa phương.

Còn trong đám đông biểu tình ngày 1/5 vừa qua, thậm chí còn không nhận ra ai mặc áo in hình cờ đỏ sao vàng. Thay cho cờ đỏ là những khẩu hiệu biểu tình và màu xanh da trời - tượng trưng cho ý nghĩa bảo vệ môi trường.

Sự thay thế của màu xanh cho màu đỏ là một hiện tượng đáng lưu ý về tâm lý xã hội - chính trị ở Việt Nam. Hiển nhiên, sự việc này đã thu hút sự chú tâm đặc biệt của các nhà báo quốc tế. Với họ, đó là một sự thay đổi không nhỏ về não trạng.

Ký giả trên lại đặt câu hỏi với tôi: vì sao cuộc biểu tình ngày 1/5 - trùng với một dịp lễ được xem là trọng đại của chế độ cộng sản ở Việt Nam - nhưng người biểu tình lại không “mượn” cờ đỏ để mong làm dịu thái độ căng thẳng và trấn áp của “các lực lượng giữ gìn trật tự công cộng”?

Quả thật trong rất nhiều cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc trước đây, quốc kỳ được xem là biểu tượng chủ đạo, được nhiều người biểu tình mang theo và giương lên, một phần để bày tỏ lòng yêu nước, phần khác mong làm nhẹ bớt thái độ trấn áp hung hãn của lực lượng công an và dân phòng.

Trong nhiều cuộc biểu tình khiếu kiện đất đai ở nhiều vùng, dân oan cũng thường dùng cờ đỏ và hình Hồ Chí Minh. Cuộc biểu tình chống tham nhũng vào năm 1997 trên diện rộng nhiều tỉnh ở miền Bắc, khởi phát từ Thái Bình, là một bộ phim bát ngát hình ảnh cờ đỏ. Đến năm 2005, sau 10 năm tung hoành của các nhóm lợi ích và nhóm quyền lực chính trị về thu hồi và chiếm đất vô lối của nông dân lẫn thị dân, phong trào khiếu kiện tập thể đã biến thành những đám đông phản kháng với cờ đỏ dẫn đầu. Trong một ít trường hợp, cán bộ tiếp dân và lực lượng cưỡng chế đã tỏ ra chùn bước trước rừng cờ đỏ.

Nhưng những năm sau đó thì chính quyền bất chấp, cho dù bà con khiếu kiện đã phải dùng đến bàn thờ và hình ảnh Hồ Chí Minh. Hiện tượng rất đáng mổ xẻ là phản ứng của chính quyền và công an đã trở nên chai lì trước những biểu tượng mà giới  này vẫn thường tuyên rao “học tập và làm theo…”. Vài năm qua, không ít lần công an và quan chức chính quyền thẳng tay giật cờ đỏ từ tay dân oan rồi quẳng xuống đất. Thậm chí còn có hình ảnh một công an thản nhiên giẫm lên cờ đỏ. Cách đây không lâu, một xe xúc cưỡng chế còn hung dữ cán qua người một nông dân biểu tình cùng lá cờ đỏ sõng soài dưới bùn đất.

Tương tự, hình Hồ Chí Minh và bàn thờ mà dân oan khiếu kiện đưa ra cũng không còn khiến lực lượng cưỡng chế đất “xúc động”. Một số ghi nhận đã cho thấy ngay cả hình Hồ Chí Minh cũng bị giằng giật đến nhàu nát. Khá nhiều minh họa đã lộ hình tại Dương Nội (Hà Nội), Văn Giang (Hải Dương) ở miền Bắc và một số tỉnh miền Tây Nam Bộ…

‘Chán ghét chế độ’

Nếu trong cuộc biểu tình phản đối chặt hạ cây xanh ở Hà Nội vào tháng 5/2016, người ta vẫn còn thấy một số người biểu tình mang theo cờ đỏ, thì đến cuộc biểu tình “cá chết Formosa” vào tháng Năm năm 2016, cờ đỏ hầu như đã biến mất.

Vì sao lại có sự trống vắng quốc kỳ đến mức kỳ lạ trong biểu tình ở Việt Nam?

Ý kiến rất đa chiều, thậm chí trái chiều.

Có người lý giải: cuộc biểu tình ngày 1/5/2016 là vì môi trường chứ không phải mục tiêu chính trị nên không nhất thiết phải giương cờ đỏ lên. Người này “hành nghề” dư luận viên.

Nhưng nhiều người khác lại phản bác: giương cờ đỏ mà “chúng nó” còn chà đạp thì giương làm gì!

Hẳn người lý giải về lý do môi trường để không dùng cờ đỏ là phần nào có lý. Nhưng cũng không thể phủ nhận một tán thán từ những người khác: “Chán cái chế độ này lắm rồi! Có mang theo cờ cũng chẳng có chút ý nghĩa nào!”.

Phẫn nộ nhất là những dân oan đã hoàn toàn tay trắng và hàng ngày phải lê lết trước trụ sở tiếp dân ở Hà Nội, TP.HCM để đòi lại một chút công lý. Hầu hết những người dân này đều đã bị công an Việt Nam thẳng tay đánh đập, bắt nhốt và vò nát quốc kỳ.

Ký giả quốc tế lại nêu ra một nhận xét với tôi: Rất có thể, tâm lý quá thất vọng đối với chế độ cầm quyền đã khiến nhiều người dân và cả cán bộ về hưu không còn mấy tha thiết với lá cờ đỏ. Tâm lý chán ghét và đang tìm cách phản ứng với chế độ lại dần chuyển thành tâm lý xa rời hoặc quên lãng một biểu tượng vốn có là cờ đỏ.

Theo quan điểm của ký giả này, biểu tượng chỉ là biểu tượng, chẳng có tội lỗi gì hết. Tội lỗi từ con người cầm quyền mà ra. Anh cũng lấy bài học ở những nước Đông Âu để chứng minh rằng một khi chính quyền và cảnh sát hành xử quá ác độc với người dân, ngay cả những công dân “yêu nước” cũng trở nên thù địch với chính biểu tượng mà trước đó còn ăn sâu vào lòng họ.

Rồi anh hỏi tôi: Thế sắp tới tình hình biểu tượng quốc kỳ ở Việt Nam sẽ ra sao?

Tôi nhìn anh như hỏi lại. Giống nhiều người khác, từng một thời tôi đã tự hào về lá cờ đỏ sao vàng, nhưng bây giờ thì lại cảm thấy nó xa lạ. Những người hàng xóm, có cả công chức, đã nói với tôi rằng nếu không bị “phường” bắt buộc, họ sẽ không muốn treo cờ đỏ vào các dịp lễ chính trị. Với họ, chuyện cờ quạt chỉ còn thuần túy mang màu sắc chế độ chứ chẳng mang lại “cơm no áo ấm” cho người dân, đặc biệt là người nghèo.

Mới đây, một người bạn Tây Ban Nha cười ẩn dụ với tôi: ý thức hệ chỉ còn là vấn đề rất mờ nhạt đối với công chức nhà nước Việt Nam. Có lẽ bây giờ chỉ còn mỗi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là còn tin vào chủ nghĩa xã hội.

Không khó để hình dung rằng với diễn biến tâm lý đang thay đổi bằng gia tốc ngày càng lớn trong dân chúng và cả cán bộ, ngay cả những cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam trong thời gian tới cũng chỉ xuất hiện cờ đỏ với mật độ thưa hơn hẳn hình thức biểu tình trước đây.

Rất thường là, sự triệt tiêu chế độ chính trị khởi nguồn từ dấu hiệu biến mất của các biểu tượng của chế độ đó.

(Blog Phạm Chí Dũng via Blog Sầu Đông)

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...