24 September 2014

Tội nghiệp cho tiếng Việt của vc

Kính thưa quý vị,

Bởi vậy tôi thấy rất tội nghiệp cho tiếng Việt của vc, riết rồi nó tối đen, nó rối nùi, nghĩa là nó làm cho tiếng Việt mất nét trong sáng, thanh lịch và duyên dáng sẵn có của nó.

Tiếc thay, thưa, đây mới là vấn đề quan trọng. Tiếc thay người Việt trong nước bị "nhiễm", bị lây do ở chung với vẹm nên thấm đòn, bởi hàng ngày đài phát thanh, TV, sách báo cứ ra rả gieo vào đầu họ . Nhưng người Việt tỵ nạn cs ở hải ngoại và nhất là giới báo chí, truyền thông hải ngoại, tại sao cũng dùng thứ chữ nghĩa rối mù và "quằn quện" lai căng, lai chệt đôi khi vô nghĩa của vẹm ? Câu nói của ca sĩ Thu Phương mà ông Đỗ Hưng nêu ra sau đây là một trường hợp để chúng ta có dịp nhìn lại tiếng Việt sau 40 năm bị vc đầu độc như thế nào .

Đúng như vậy, những chữ tỏa sáng, nắm bắt, màu sắc ... trong câu nói của "ca sĩ" (xin xem phần góp ý của ông Đỗ Hưng sau đây) nó chỉ khiến cho câu nói của cô trở nên ngây ngô. Nhưng một khi được cô "ca sĩ" nói lên thì sẽ có nhiều người "tiếp thu" và học hỏi, bắt chước theo. Đó là cái đáng sợ của sự lan tràn của tiếng vc, do cố ý hay vô tình của cộng đồng người Việt chúng ta ở hải ngoại.

Vừa rồi BS Nguyễn Hy Vọng cũng có nhắc đến vấn đề tiếng Việt của "trí thức" vc ở Hà Nội và ông đã chịu khó ra công "lượm rác" (có hàng đống to) trong một cuốn từ điển tiếng Việt của các "học giả" trong nước mà khi đọc lên chúng ta không thể nào chịu nổi cái dốt nát, ngu si, đần độn của họ. Mời quý vị đọc bài viết đó của BS Nguyễn Hy Vọng. Tôi chỉ xin trích ra đây một ví dụ, trong muôn ngàn ví dụ khiến chúng ta cười ra nước mắt và đau lòng cho tiếng Việt của chúng ta:

Đây là câu giải thích cái miệng trong cuốn từ điển tiếng Việt của vẹm (có bổ sung và sửa chữa của nhiều học giả, ghê quá !)

MIỆNG: là một bộ phận hình lỗ ở phía dưới của mặt (trời đất quỷ thần ơi!!!

 Đọc xong tôi muốn nói với các "trí thức" Bắc kỳ vc rằng:

"Nếu mấy ông có im cái miệng thì cũng không ai nói mấy ông câm, chứ đừng có viết sách, viết từ điển để dạy con trẻ ăn nói dốt nát và bẩn thỉu như thế này!"

Cách ăn nói và viết lách của vc bây giờ dần dần khiến tiếng Việt của chúng ta đi xa nguồn gốc dân tộc. Đôi khi đọc một bản tin, nhất là tin chiến sự hay tin thể thao, tôi không hiểu người viết muốn nói cái gì. Dường như là họ cố nhồi nhét cho được nhiều tiếng vay mượn lai căng, nhất là vay mượn của chệt cộng như: tiếp cận, hiển thị, cá thể đối tượng (dùng sai chỗ) điạ bàn, động thái, bình ổn, chế tác, vĩ mô, động viên, tiến độ, đáp án, hiện trường v.v... để loè thiên hạ rằng ta đây "có chữ" chăng?

Thử hỏi khi đọc câu "Một cá thể bọ xít hút máu người tại tỉnh ... " có làm cho chúng ta phì cười thương hại hay không? Tại sao chỉ cần nói : "Một con bọ xít " là đủ, mà lại ... chê, không chịu nói ???

Hay là câu "Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết là ..."thì vc lại khoái nói: "Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết bao gồm ... " Phải là bao gồm thì mới oai. Khổ thật!

Và những câu ngô nghê như:

Anh ta làm như thế là muốn thể  hiện. Nhưng thể hiện cái gì mới được?

Hay là :

Anh ấy đi suốt. Suốt là suốt ngày, suốt tháng hay suốt năm? Giống như kiểu nói "Tôi điện cho anh, anh điện cho tôi" vậy. Điện đâu có nghĩa là cái máy để gọi đi xa.

Trường hợp này giống chữ viện trong "bệnh viện" . Vc hay nói "nằm viện, nhập viện, xuất viện" Chữ viện dùng một mình như vậy không đủ và không đúng mà phải nói là bệnh viện hay dễ hiểu và bình dân hơn là nhà thương . Viện có nghĩa là một cơ sở, một nơi chốn . Còn cơ sở ấy, nơi chốn ấy để dùng vào việc gì thì chúng ta sẽ có một chữ đi theo để chỉ rõ như: thẩm mỹ viện, thư viện, viện bào chế thuốc, y viện (như Tổng Y Viện Cộng Hoà của chúng ta xưa) viện dưỡng lão, viện tế bàn, viện cô nhi, dưỡng trí viện (Biên Hoà), viện ... uốn tóc (hi hi), viện bảo tàng v.v...
Nói nằm viện không không như vc và bây giờ người ta thường nói, không sợ bị hiểu lầm là vào nằm trong viện ... bảo tàng sao ?

Ngoài ra một chữ mà từ 40 năm nay chúng ta thường thấy người Bắc 75 dùng sai là chữ chất lượng. Nó sai hoàn toàn và sai xa lắc mà cho tới hôm nay, người ta vẫn dùng, ngay trong những bài viết rất khá. Biết sai mà không sửa thì làm sao thế hệ con cháu chúng ta, chúng nó sử dụng tiếng Việt cho hay, cho trong sáng và thanh lịch được?

Xin phép được nhắc lại, mong quý vị thứ lỗi: chất là cái phẩm chất của một vật (qualité, quality) còn lượng là số lượng, đong, đếm, đo lường được (quantité, quantity)

"Món hàng này chất lượng quá" có phải là tự mình hạ thấp cái ..."chất lượng" ăn nói tiếng Việt của mình không ??? Nói như vậy, theo ca sĩ Thu Phương là không có "màu sắc", không "toả sáng" đấy quý vị ạ . Xin lỗi quý vị, mong miễn chấp khi tôi dùng chữ chất lượng ở đây nhé .

Tôi cũng có nghe và đọc những cách dùng chữ của người VN bây giờ như "đỉnh, điểm, chuẩn ... " Ví dụ trong câu:

Anh ấy ăn nói đỉnh thật. Hay là: Chị nói tiếng Pháp rất chuẩn. Xin thưa, phải nói lại là: Ăn nói hay, ăn nói hùng hồn, minh bạch và: Chị nói tiếng Pháp rất đúng văn phạm, hay đúng giọng.

Chuẩn là một nửa của chữ chuẩn mực, chuẩn xác, tiêu chuẩn. Còn đỉnh là chỗ cao nhất của một vật như đỉnh núi hay đỉnh cao trí tệ loài khỉ ... Không thể nói "Ăn nói rất đỉnh " được, khó nghe quá. Tội nghiệp cho tổ tiên, ông bà cha mẹ chúng ta quá. Còn câu sau đây của vc nữa nè:

Trời âm u, có khả năng là sẽ mưa đấy. Người VNCH sẽ nói:

Trời âm u, sắp mưa đến nơi rồi.

Có lẽ dưới "góc độ" của vc, chúng ta ăn nói bình dân quá chăng?

À, tôi lại nhớ ra chữ góc độ nữa. Cái gì cũng góc với độ, chắc vẹm khoái môn hình học? Xem một chương trình dạy nấu ăn ở VN mà cũng độ này, độ nọ những khi không cần thiết như:
Làm như thế này để tạo độ mỏng cho cái bánh .

Chúng ta chỉ cần nói: Ép bột và cán mỏng thì bánh sẽ đẹp hay gì gì đó, cần gì mà độ mặn, đồ ngọt, độ dầy với độ mỏng ... và ghê hơn nữa là chữ xử lý bị lạm dụng hết cỡ thợ mộc luôn:

Làm bột xong, sẽ xử lý đến rau. Kinh quá đi mất, nổ quá đi. Rửa rau hay bày rau ra dĩa thì nói bà nó ra là rửa rau, nhặt rau, bày rau, chớ xử lý cái con khỉ mốc gì. Khổ quá !

Kính thưa quý vị,

Nhận thấy sự thâm độc do lây truyền chữ nghĩa vc làm cho tiếng Việt của chúng ta thành ra dị hợm, buồn cười và về lâu sau có thể sẽ biến thành một thứ tiếng nói rất xa với tiếng của ông bà, tổ tiên chúng ta để lại (tuy ai trong chúng ta cũng hiểu được rằng, bất kỳ thứ ngôn ngữ nào trên thế giới cũng phải chịu sự thay đổi và phát triển theo tiến trình phát triển của nhân loại trên mọi lãnh vực, từ đó sẽ có những chữ mới được sáng tạo ra và được thừa nhận để ghi vào từ điển. Nhưng đó là với ngôn ngữ của các quốc gia tự do đã phát triển. Họ có Hàn Lâm Viện để làm công việc duyệt xét tiếng mới, chữ mới cho vào số vốn có sẵn trong ngôn ngữ của họ. Nhưng trường hợp của VNcs thì không, bằng chứng là sau 40 năm cưỡng chiếm miền Nam, vc đã làm bại liệt, tiêu tan nền tảng trong kho tàng văn hóa dân tộc như thế nào, hẳn không ai có thể phủ nhận)

Vì vậy, người-Việt-không-cs chúng ta ở hải ngoại hãy cố gắng giữ gìn cách ăn, cách nói của chúng ta, của các thế hệ cha ông chúng ta và truyền đạt lại cho con cháu chúng ta. Đừng để bị đồng hóa, bị lây nhiễm những thứ độc hại từ văn hoá chết bầm, văn hóa của tiến sĩ giấy, thạc sĩ rừng, cử nhân chích heo hay hoạn lợn, khi ra nước ngoài thì múa may như một tên hề mà một tiếng bonjour không nói được, để mang nhục quốc thể. Đừng để bị cái thứ văn hóa khom lưng, cúi lạy người "nước lạ" anh em 4 tốt để trở thành con khỉ trong gánh hát xiệc Sơn Đông. Đừng để bị nhồi sọ bởi cái thứ văn hoá nhổ ra rồi liếm lại (chửi Mỹ rồi đi rước Mỹ về) của bọn bán nước cầu vinh hiện nay .

Rất NHỤC !!!

Thưa, chống cộng thì hãy chống chữ nghĩa vc trước đã .

HY

______________________

Góp ý của một bạn trẻ từ VN

Chào Bác, Cháu là một người trong Nam. Cháu cũng rất "nóng mắt nóng mũi" với cách dùng từ nhu vậy. Nhưng mà cháu nghĩ rồi cái gì tốt đẹp sẽ được lưu giữ và học hỏi thôi. Hy vọng các Bác, các chú ở phương xa hãy viết thật nhiều bài để người trong nước có thể thấy được lời hay ý đẹp mà học theo. CS có thể ung dung, ngang ngược áp đặt là vì ngày càng rất ít người quan tâm đến văn hóa - đạo đức. Nhưng rồi cái xấu, cái ác sẽ không thể tồn tại mãi mãi, thưa Bác.

Cháu có nghe một người bạn nói về Phật pháp và thời kỳ mạt pháp 10.000 năm* của đạo Phật. 10.000 năm là một thời gian dài nhưng cuối cùng cũng có vị Phật mới để khôi phục lại đạo Pháp. Cháu tin người Việt cũng sẽ có được tương lai đó. Thân mến.
________________
(*Có lẽ là 1.000 năm. Bạn cháu có thể nhớ không chính xác chăng vì Đạo Phật ra đời chưa được 3.000 năm. TTR)

1 comment:

  1. Chào Bác,

    Cháu là một người trong Nam. Cháu cũng rất "nóng mắt nóng mũi" với cách dùng từ nhu vậy. Nhưng mà cháu nghĩ rồi cái gì tốt đẹp sẽ được lưu giữ và học hỏi thôi. Hy vọng các Bác, các chú ở phương xa hãy viết thật nhiều bài để người trong nước có thể thấy được lời hay ý đẹp mà học theo. CS có thể ung dung, ngang ngược áp đặt là vì ngày càng rất ít người quan tâm đến văn hóa - đạo đức. Nhưng rồi cái xấu, cái ác sẽ không thể tồn tại mãi mãi, thưa Bác. Cháu có nghe một người bạn nói về Phật pháp và thời kỳ mạc pháp 10.000 năm của đạo Phật. 10.000 năm là một thời gian dài nhưng cuối cùng cũng có vị Phật mới để khôi phục lại đạo Pháp. Cháu tin người Việt cũng sẽ có được tương lai đó.
    Thân mếm

    ReplyDelete