01 November 2012

Thuật buôn vua, luật mua tổng thống

Trong khi ngành truyền thông tại Hoa Kỳ nằm trong tay những doanh nhân gốc Do Thái, thì những tờ báo lớn ở đây đã chĩa mũi dùi vào ông Obama mà phang thẳng thừng. Những bài viết này chê bai đương kim TT Mỹ là người có "bô óc nhỏ nhoi", thiếu kiến thức và kinh nghiệm để điều hành một nền kinh tế lớn nhất thế giới và một guồng máy quân sự hùng mạnh nhất hoàn cầu... Chúng ta thử theo dõi một quan điểm phi-Do thái, như được trình bày trong bài viết dưới đây. (TTR)
Không có gì lời lãi hơn việc buôn vua Tàu và việc mua tổng thống Hoa Kỳ. Buôn vua Tàu chỉ là một xảo thuật chứ không phải là luật, và buôn vua cũng chỉ là chuyện Tàu , chuyện ông Lã Bất Vi đem Triệu Cơ, người hầu thiếp đang có thai, dâng cho vua, để con ông sau này được làm vua.

Người Mỹ văn minh hơn, không dùng thủ thuật hạ cấp như vậy, họ ra một đạo luật viết bằng mực đen trên giấy trắng đàng hoàng cho phép nhà giàu Mỹ (thuộc mọi gốc) được mua tổng thống Huê Kỳ. Mua theo nghĩa trắng: bỏ tiền ra và đem ông tổng thống về bỏ túi, sai khiến làm việc này, việc khác.

Con đường đi đến đạo luật mua tổng thống dài 65 năm; khởi đi từ năm 1947, với đạo luật Taft-Hartley Act ngăn cấm các nghiệp đoàn công nhân không được yểm trợ tài chánh cho các ứng cử viên, và các doanh nghiệp không được dùng đồng tiền tạo ảnh hưởng trên các cuộc tranh cử liên bang.

Năm 1971, quốc hội thông qua đạo luật FECA (Federal Election Campaign Act-Luật tranh cử liên bang); 3 năm sau luật FECA được tu chính, ấn định lề lối sinh hoạt của những cái PAC (Political Action Committee - Ủy ban hoạt động chính trị). 

Theo tinh thần của tu chính này thì mỗi năm, mỗi người Mỹ chỉ được đóng góp tối đa $5,000 cho một tổ chức PAC liên bang. Doanh nghiệp không được trực tiếp đóng tiền cho PAC, nhưng được thanh toán chi phí của PAC.

PAC là tổ chức của tư nhân hoạt động ủng hộ một ứng cử viên vào những chức vụ dân cử.
PAC của công nhân chỉ được nhận tặng dữ của công nhân thành viên.

PAC yểm trợ nhiều ứng cử viên có quyền nhận tặng giữ $5,000 cho mỗi ứng cử viên, $15,000 cho mỗi đảng phái chính trị.

PAC có quyền nhận tài trợ và chi tiêu vô giới hạn nhưng không được tùy thuộc vào ứng cử viên.

Năm 2010, tối cao pháp viện xử vụ khiếu nại SpeechNow.org v. Federal Election Commission phán quyết PAC có quyền nhận tài trợ vô giới hạn của tư nhân, doanh nghiệp, hoặc nghiệp đoàn, miễn là họ tự ý chi tiêu chứ không tùy thuộc ứng cử viên.

Phán quyết này của tối cao pháp viện tạo ra một thế lực tài chánh mạnh vô cùng mà truyền thông mệnh danh là Super PAC.

Điển hình là hoạt động của nhà tỉ phú Sheldon Adelson tặng tổ chức siêu PAC ủng hộ ứng cử viên Newt Gingrich $21.5 triệu, nhưng cũng không giúp ông được đảng Cộng Hòa tuyển làm ứng cử viên tổng thống; Mitt Romney thắng.

Adelson quay sang giúp ứng cử viên Romney 10 triệu qua tổ chức super PAC “Restore Our Future” (ROF) (Tái Thiết Tương Lai). Cho đến giờ này nhà tỉ phủ Adelson -ông vua sòng bạc- là nguồn tài trợ lớn nhất cho super PAC ROF, nhưng phát ngôn viên của Adelson từ chối không tiết lộ những số tiền tặng dữ, và ROF cũng kín miệng.

Cuối tháng 5 vừa qua, Romney gặp Adelson tại khách sạn Venetian của ông ta ở Las Vegas. Trên bình diện chính trị, Adelson là giám đốc của Lực Lượng Cộng Hòa Người Mỹ Gốc Do Thái; mục đích chính của tổ chức này là khuyến khích một chính sách Hoa Kỳ mạnh ở Trung Đông để bảo vệ Do Thái. Nhiều lần Adelson đã phê bình chính sách Trung Đông của Obama là nhu nhược. Không chỉ bài bác chính sách Trung Đông, ông còn chỉ trích chính sách thuế khóa của Obama nữa.

Adelson nói: “Điều làm tôi lo ngại là chính sách kinh tế đi theo hướng xã hội từ 3 năm nay. Việc tái phối trí lợi tức sẽ đưa Hoa Kỳ nghiêng thêm nữa về hướng xã hội, hướng chính phủ kiểm soát cuộc sống của người dân”.

Tái phối trí lợi tức là chính sách đánh thuế nặng nhà giàu để không cần cắt giảm ngân sách quốc phòng, giáo dục, xã hội, y tế như đang cắt hiện nay.

Tài sản của Adelson được ước lượng $24.9 tỉ; ông hoạt động trên hai địa hạt -khách sạn và sòng bạc; và là chủ nhân của tờ nhật báo Israel HaYom. Tạp chí Forbes xếp hạng ông là người giàu thứ 8 của Hoa Kỳ.

Adelson còn mở sòng bài tại Macau, Trung Quốc, và Marina Bay, Singapore.

Thoạt đầu, lập trường chính trị của Adelson là Dân Chủ, nhưng ông không đồng ý với việc chính quyền Dân Chủ đòi nhà giàu đóng thuế cao hơn những người khác. Phản đối chính sách kỳ thị nhà giàu của đảng Dân Chủ, ông đổi đảng.

Trong cuộc tuyển cử năm nay, tuy ông đã yểm trợ đến $31.5 triệu cho hai ứng cử viên Cộng Hòa, nhưng con số đó cũng mới chỉ là 4% của tổng số ngân sách tranh cử mà đảng Cộng Hòa dự trù sẽ thu được cho Romney; họ tin tưởng những nhà tỉ phú, triệu phú sẽ góp $500 triệu, những người còn lại sẽ giúp thêm được $300 triệu nữa.

Dĩ nhiên, không phải chỉ riêng ứng cử viên Romney cần tiền trong quỹ tranh cử, Tổng thống Obama và mọi ứng cử viên khác đều cần tiền để trang trải những hình thức vận động quần chúng. Obama đặt nặng hình thức vận động và quyên góp ngân khoản tranh cử trên hệ thống điện tử. Qua trang mạng, ông xin mỗi cử tri cho ông vài Mỹ kim.

Ông cũng quyên tiền qua một hệ thống cảm tình viên 532 người, những người này vận động thân nhân thân hữu đóng góp giúp quỹ tranh cử của ông. Cuối tháng Ba vừa qua, ông ghi nhận là đã thâu được $104 triệu.

Ông Romney thu ít hơn mà lại phải chi tiêu trong cuộc tranh tuyển nội bộ đảng Cộng Hòa; chỉ trong tháng Ba 2012 -tháng cuối cùng để loại ứng cử viên Rick Santorum- ông cũng đã tốn hết $10.1 triệu.

Nhu cầu có tiền để trang trải chi phí tranh cử đang khiến ông Romney trở thành Diều Hâu hơn; hôm 16 tháng Sáu vừa qua, tại Cornwall, Pa. trước một cử tọa người Mỹ gốc Do Thái, ông chỉ trích ông Obama là bận rộn trong nỗ lực ngăn cản Do Thái tấn công Iran, hơn là bận rộn trong cố gắng ngăn chặn Iran khai triển việc chế tạo vũ khí nguyên tử.

Ký giả Michael Finnegan của tờ Los Angeles Times viết: “Thường khi ứng viên tổng thống của đảng Cộng Hòa cũng đã chỉ trích chính phủ là không năng nổ hơn trong việc yểm trợ Do Thái, bữa nay ông Romney tăng cường độ chỉ trích lên thêm một nấc cao hơn.

“Trả lời câu hỏi nếu đắc cử ông sẽ làm gì, Romney nói, 'chỉ cần làm ngược lại những gì tổng thống đang làm'. Cử tọa cười ồ lên và vỗ tay tán thưởng ông”.

Romney nói thêm, nếu đắc cử ông sẽ “hình thành một liên hệ mật thiết giữa Do Thái và Hoa Kỳ”.

Hứa hẹn này sẽ giúp Romney đắc cử; Adelson có đến 25 tỉ Mỹ kim, và ông ta chỉ là một trong vài ngàn tỉ phú người Mỹ gốc Do Thái. Nếu Adelson giúp super PAC ROF $500 triệu, thì con số khổng lồ này mới chỉ là 1/50 tài sản của ông ta, và với ngân sách ứng cử $500 triệu, Romney thừa sức thắng Obama.

Nhưng 500 triệu Mỹ kim là bao nhiêu trên bình diện quốc phòng? Đó là ngân sách chỉ đủ duy trì sự có mặt của 500 người lính Mỹ trong thời gian một năm trên chiến trường Iraq ngày trước, chiến trường A Phú Hãn bây giờ, và chiến trường Iran sau này.

Chưa tính chiến phí bằng máu của người lính Mỹ, mới chỉ tính bằng đồng đô la xanh, cũng đủ thấy ông Adelson và nhiều vị tỉ phú Do Thái khác không hớ tí nào khi họ tận lực giúp ứng cử viên Romney đắc cử.

Giá mua một vị tổng thống Hoa Kỳ không đắt hơn 1 tỉ Mỹ kim, mà thời gian sử dụng sức mạnh của Hoa Kỳ để bảo vệ Do Thái lại không ngắn hơn 4 năm; đó mới chỉ là những tính toán trên bình diện thế giới: 100,000 binh sĩ Hoa Kỳ, mỗi binh sĩ chi phí $1 triệu một năm là $100 tỉ; nhân với 4 năm thành $400 tỉ, lời 399 tỉ.

Trên bình diện thuế khóa Hoa Kỳ, quý vị tỉ phú cũng vẫn 1 đồng bạc vốn, 4,000 đồng bạc lời, vì như ông Adelson nói: “Điều làm tôi lo ngại là chính sách kinh tế đi theo hướng xã hội từ 3 năm nay. Việc tái phối trí lợi tức sẽ đưa Hoa Kỳ nghiêng thêm nữa về hướng xã hội, hướng chính phủ kiểm soát cuộc sống của người dân”. Xin hiểu hai chữ “người dân” ở đây là “người dân giàu có”; họ sẽ bị đánh thuế 30% lợi tức chứ không phải dưới 15% như ông Romney đang đóng.

Mua tổng thống với giá $1 tỉ để sau đó Hoa Kỳ chi ra $400 tỉ vào việc bảo vệ Do Thái và không biết bao nhiêu tỉ khác để bảo vệ két bạc của ông vua sòng bạc Adelson và bằng hữu của ông ta. Một lần vốn 4,000 lần lãi! Còn chờ gì nữa mà không đi buôn tổng thống Hoa Kỳ?

Nguyễn đạt Thịnh
thoibao.com

No comments:

Post a Comment

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...