29 November 2012

Trung Quốc đánh thức sự trỗi dậy của một nước Nhật Bản hiếu chiến

Peter Hartcher
Theo Sydney Morning Herald

Isaac Newton không hề nghĩ tới sự quyết đoán của Trung Quốc khi ông viết định luật nổi tiếng thứ ba của vật lý - đó là tất cả các lực đều tạo ra một phản lực bằng nó và theo hướng ngược lại.

Nhưng dường như định luật này đúng với tình hình chính trị giữa các cường quốc của khu vực Châu Á -Thái Bình Dương. Trong năm 2010, một Trung Quốc đang trỗi dậy đã quyết định theo đuổi một đường lối quyết đoán kiểu mới để tuyên bố chủ quyền trên các lãnh thổ các nước khác đã tuyên bố chủ quyền. Và các cường quốc khác trong khu vực đang bắt đầu đưa ra các phản lực.

Đầu tiên là Mỹ. Tổng thống Barack Obama "chuyển trục" về châu Á là một phản lực trực tiếp chống lại Trung Quốc. Bây giờ Nhật Bản đang cho thấy một số dấu hiệu muốn đẩy lùi Trung Quốc.

Thông báo rằng hai chính trị gia nổi tiếng nhất của Nhật Bản đang phối hợp lực lượng để tạo ra một đảng chính trị mới là một bước ngoặt trong lịch sử thời hậu chiến của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Shintaro Ishihara, thống đốc lâu năm của Tokyo, giã từ nhiệm sở của mình để lập ra một "lực lượng thứ ba" trong chính trị Nhật Bản cùng với sự hợp tác của thị trưởng thành phố Osaka, Toru Hashimoto. Việc tạo ra Đảng Phục hưng Nhật Bản của họ được công bố 10 ngày trước đây.

Mục đích công khai của họ? "Nếu Nhật Bản tiếp tục đi như thế này, nó sẽ chìm xuống hố và chết", Ishihara nói.
Ông hứa hẹn sự hồi sinh của một nền kinh tế đã trì trệ trong hai thập kỷ qua và sự khôi phục của niềm tự hào dân tộc. Sự lựa chọn của từ "khôi phục" rất có chủ ý - một tham khảo đến Minh Trị Duy Tân, đã biến đổi từ một nước Nhật lạc hậu, phong kiến ​thanh một cường quốc hiện đại kiểu phương Tây.

Cả hai người đàn ông này đều là những chú diều hâu chống Trung Quốc và theo chủ nghĩa quốc gia gây tranh cãi, những người ủng hộ Nhật Bản từ bỏ "hiến pháp hòa bình" lập ra sau chiến tranh và tiến hành một cuộc tái vũ trang lớn.

Không phải là Nhật Bản không có quân đội. Mặc dù hiến pháp mà Mỹ áp đặt lên Nhật Bản quy định quốc gia này không được duy trì bất kỳ lực lượng vũ trang nào, và mặc dù ngân sách quốc phòng tương đối nhỏ, Nhật Bản đã có lực lượng hải quân lớn thứ tư thế giới và là đối tác hàng đầu tiếp cận lĩnh vực công nghệ quân sự của Mỹ.

Trong những năm gần đây, Ishihara và Hashimoto đã bày tỏ sự ủng hộ việc Nhật Bản cần trang bị cho mình vũ khí hạt nhân, một viễn cảnh đáng báo động cho nhiều người Nhật và một số nước láng giềng. Một tờ báo hàng ngày hàng đầu ở Hàn Quốc, Dong-A Ilbo, đã lên tiếng báo động về "tư tưởng cực đoan cánh hữu" của hai người này.

Seoul có lý do để lo lắng. Hàn Quốc có tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản và lịch sử cay đắng với các cuộc xâm lược và chiếm đóng của Nhật Bản.

Đặc biệt là Ishihara, người đang sôi lên muốn đánh nhau với Trung Quốc. Là một nhà văn 80 tuổi, một trong số những nhân vật theo chủ nghĩa quốc gia hiện đại đang thịnh hành ở Nhật, đã so sánh chiến thuật của Trung Quốc nhằm gây sức ép lên Tokyo trong các vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giống như những tên mafia.

Khi Bắc Kinh thắt chặt việc xuất khẩu đất hiếm sang Nhật, một nguyên liệu cần thiết để sản xuất các sản phẩm điện tử, Ishihara cho biết: "Những gì Trung Quốc đang làm là rất tương tự như những gì các nhóm tội phạm có tổ chức làm gì để mở rộng lãnh địa của họ''.

Ông khinh thường bất kỳ thủ tướng Nhật Bản nào đã từng thực hiện nhượng bộ với Bắc Kinh. "Nhật Bản có thể trở thành ngôi sao thứ sáu trên lá cờ quốc gia của Trung Quốc", trừ khi nó đứng lên chống lại Bắc Kinh, ông ta nói. Ông đã lập luận rằng Nhật Bản "không nên ngần ngại" đi đến chiến tranh chống lại Trung Quốc.

Và năm nay, trong động thái đối kháng chống lại Trung Quốc chưa từng có bởi các quan chức Nhật Bản thời hiện đại, Ishihara đã tìm cách mua lại, dưới tên của chính quyền khu vực Tokyo, một nhóm đảo đang có tranh chấp với Trung Quốc. Và Ishihara đề xuất xây dựng công trình trên chúng.

Những cái gọi là hòn đảo này thực ra chỉ là tập hợp vô dụng của tám tảng đá lớn không có người ở. Chúng được biết tới như là Quần Đảo Senkaku ở Nhật, và Diaoyu ở Trung Quốc. Giá trị của chúng nằm ở chỗ chủ sở hữu chúng có thể tuyên bố chủ quyền hàng hải và các đặc quyền kinh tế đối với tài nguyên dưới đáy biển, mà dường như có bao gồm cả dầu mỏ.

Các đảo này được sở hữu bởi một công dân Nhật, Ishihara đã mua chúng và xây dựng trên chúng. Đây là một hành vi không có mục đích pháp lý. Nó được thiết kế như một hành động khiêu khích thuần tuý đối với Bắc Kinh.

Để loại bỏ ý đồ này, chính quyền quốc gia Nhật bước vào cuộc và mua lại hòn đảo. Mục đích của chính quyền quốc gia là vô hiệu hoá Ishihara. Thủ tướng Yoshihiko Noda nói chính quyền ông không có ý định xây dựng gì trên các đảo này. Ishihara đã bị cản trở.

Nhưng bằng cách quốc hữu hóa các đảo, Nhật Bản vô tình làm chính phủ Trung Quốc - và người dân Trung Quốc - nổi cơn thịnh nộ. Đây là nguồn gốc của cuộc bạo động gần đây nhất, cái đã tạo ra tổn hại cho nền kinh tế của cả hai nước.

Triển vọng của Đảng Khôi Phục Nhật Bản là gì? Nhật Bản đang hướng đến một bầu cử sớm vào ngày 16/12. Một cuộc thăm dò của hãng tin tức Kyodo hai ngày trước đã xếp đảng này ở vị trí thứ hai, sau đảng đối lập Dân Chủ Tự Do, nhưng trên cả đảng Dân Chủ đang cầm quyền.

Đảng này không có nhiều hy vọng là sẽ tự thân nó tạo ra được một chính phủ - đảng này quá mới và không có nhiều thời gian để tổ chức. Nó đã nói sẽ chỉ đưa ra số ứng cử viên tranh cử bằng một nửa số ghế bâof trực tiếp.

Thế như khi mà không có đảng nào có khả năng dành đa số, điều này cũng có nghĩa là Đảng Khôi Phục Nhật Bản sẽ là thành viên quan trọng của một chính phủ liên hiệp.

Hành vi khiêu khích mới đây nhất của Ishihara đối với Trung Quốc là đề nghị một sự liên minh giữa Nhật Bản và hai quốc gia tranh chấp lãnh hải tích cực nhất với Trung Quốc, đó là Việt Nam và Philippines.

Ông ta cũng đề nghị duy trì liên minh với hoa kỳ: "Tuy nhiên, liên quan đến sự xâm lấn của Trung Quốc trên vùng lãnh hải, Nhật Bản chia sẻ mối quan tâm chung với Việt Nam và Philippines và có thể tạo thành một liên minh với các quốc gia về vấn đề này''.

Hashimoto và Ishihara đang tận dụng sự thất vọng ngày càng tăng của các cử tri Nhật Bản dành cho một trong hai chính đảng. Tuy nhiên, sự gây hấn của Trung Quốc đang cung cấp cho hai người này một mục đích và nền tảng mới.

Sẽ là một sai lầm sâu sắc trong lịch sử nếu quyết định tăng cường và mở rộng tranh chấp chủ quyền của Bắc Kinh không chỉ làm hàng xóm lo ngại và làm hồi sinh cam kết của Hoa Kỳ trong khu vực - Trung Quốc đã đạt được những hậu quả không trông đợi này - mà còn tái vũ trang cho kẻ thù lịch sử của nó, đó là Nhật Bản.

Người dân Nhật Bản ủng hộ hiến pháp hiện tại của họ và phản đối vũ khí hạt nhân. Nhưng Trung Quốc đang mở cho những người theo chủ nghĩa quốc gia mới ở Nhật Bảm một lối đi, và họ đang tận dụng cơ hội này.

Trong những năm 1980, thủ tướng đầu tiên của Singapore, Lý Quang Diệu, trong một lần khuyên nhủ không nên theo đuổi các vụ kiện tụng chống lại những thương vụ thành công của Nhật Bản lúc đó, đã nói: "Nhật Bản là những thương gia tốt, nhưng họ còn là những chiến binh tốt hơn". Và ông không nghĩ rằng sức mạnh chiến đấu của các chiến binh Nhật đã chết, chúng chỉ tạm dừng hoạt động. Trung Quốc nên cẩn thận không đẩy các nước láng giềng quá xa.

Peter Hartcher
Peter Hartcher is the political editor and international editor of The Sydney Morning Herald

Câu chửi bằng hình dân Phi gửi bọn cầm quyền Bắc Kinh

Đường "lưỡi bò" cái con ...k.. ẹ.. c!

Dân VN trong nước mà làm như thế này thì bị Đảng CS tay sai cho ở tù ...mọt gông!!!

Mỹ không chứng thực hộ chiếu in “đường lưỡi bò” của Hoa Lục

Mỹ ngày hôm nay cho biết nước này không chứng thực bản đồ gây tranh cãi của Trung Quốc in trong hộ chiếu mới, mà theo đó, Bắc Kinh đã tự nhận chủ quyền trên các vùng lãnh thổ tranh chấp với các nước láng giềng.

Không chỉ táo tợn “nhận vơ” hầu hết vùng Biển Đông, bản đồ in trong hộ chiếu mới của Trung Quốc còn “nhận” cả 2 vùng lãnh thổ mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền là Aksai Chin và Arunachal Pradesh

“Không, chúng tôi không thể chứng thực được. Quan điểm của chúng tôi về Biển Đông, như mọi người đã biết, là vấn đề này cần phải được đàm phán giữa các bên liên quan, giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc và một hình ảnh in trong hộ chiếu không thay đổi được điều đó”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland khẳng định với các phóng viên trong cuộc họp báo mới nhất.

Trả lời các câu hỏi về vấn đề này, bà Nuland cho biết hộ chiếu cần phải đáp ứng một số tiêu chuẩn quốc tế cơ bản và những tấm bản đồ “lầm lạc” thì không thuộc diện này.

“Đây là một vấn đề pháp lý kỹ thuật, bản đồ này không có ý nghĩa gì trên hộ chiếu hợp lệ cấp visa nhập cảnh vào Hoa Kỳ…”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói.

Bên cạnh đó, bà Nuland cũng cho biết Hoa Kỳ chú ý đến vấn đề này khi hộ chiếu in hình bản đồ “gây tranh cãi” nói trên của Trung Quốc bắt đầu bị từ chối ở một số quốc gia.

“Có lẽ việc này xuất phát từ quan điểm cho rằng đây là động thái khiêu khích của Bắc Kinh, tuy nhiên, chúng tôi sẽ có một cuộc thảo luận về vấn đề này nhưng là về yếu tố kỹ thuật pháp lý trên hộ chiếu”, bà Nuland cho biết.

Cuối tuần trước, hộ chiếu mới ban hành của Trung Quốc có in hình bản đồ với các tuyên bố chủ quyền của nước này đã khiến các nước láng giềng trong khu vực hết sức bất bình và phản đối bằng nhiều biện pháp, hoặc ngoại giao, hoặc bằng hành động.

Không chỉ táo tợn “nhận vơ” hầu hết vùng Biển Đông, bản đồ in trong hộ chiếu mới của Trung Quốc còn “nhận” cả 2 vùng lãnh thổ mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền là Aksai Chin và Arunachal Pradesh.

Để đáp lại, Ấn Độ đã dán visa có in hình bản đồ của nước mình, trong đó có hai địa điểm trên, để cấp cho công dân Trung Quốc.

Trong khi đó, Việt Nam và Philippines đã chọn con đường ngoại giao để phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc đưa “đường lưỡi bò” phi lý, ôm trọn cả vùng Biển Đông, nơi Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam có tuyên bố chủ quyền chồng lấn, vào hộ chiếu mới.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ:

“Việc làm trên của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông”.

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ những nội dung sai trái in trên hộ chiếu phổ thông điện tử nói trên.

Petrotimes (Theo Economic Times)

Nguồn: http://www.ttxva.org

27 November 2012

Để suy gẫm


Người khác nhìn bạn ra sao, điều đó không quan trọng.
Bạn nhìn mình ra sao, đó mới thật sự có ý nghĩa.


Luận về cái già

Tôi thường hay nói với mấy nhỏ bạn, (đã hơn sáu bó ) tau đâu có già, con mắt nó mờ là tại con mắt già, không thấy rõ. Da nhăn là tại da nó già nên nó không thể đàn hồi được như xưa! Chân yếu là tại chân nó già, đi không còn vững nữa! Lưng còng là tại lưng nó già, không còn thẳng được như ngày nào! Tay run là tại ... Tất cả là do tại chúng bị lão hóa, còn riêng tau, tim vẫn còn đập nhịp hăng say của ngày nào (một đôi khi xem tranh của ai vẽ, nó còn đập lỗi nhịp nữa kìa! ) Dù CHÂN nó bảo là nó già nhưng TUI thì vẫn còn những bước nhảy dẻo dai kia mà (nhảy cà tưng chớ đừng hiểu lầm là nhẩy đầm!) Như vậy kết luận là TUI chưa già (có già là cái cơ thể chết tiệt của TUI chúng nó già !!!) . Vậy mà mỗi lần TUI bảo với các nhỏ bạn của tui, rằng là TUI đây chưa già thì chúng cười ầm lên ha ha ha thật lớn mà không ừ, cũng không hử chi cả. Thật tức chết người đi được !

Hôm nay, nhìn bức tranh, thật thấy ấm lòng vô cùng! Ai nói ta già (dù là NGƯỜI TA nói ) ta đây cũng đâu có màng! Ta nghĩ, ta còn trẻ, có nghĩa là ta đây vẫn còn trẻ, như ngày nào, THAT'S IT!!

Bức tranh quá có ý nghĩa. Xin cảm ơn người đưa nó lên mạng 

(Một thân hữu)

Bí mật khủng khiếp, tháng 4/ 1975,


VC tàn sát cả làng ở Xuân Lộc: Hố chôn người ám ảnh

Thời gian lặng lẽ trôi, tôi, một chàng lính trẻ măng ngày nào bây giờ đã là một ông già với mái đầu hoa râm đốm bạc. Vậy mà tôi chưa nói được câu chuyện lẽ ra phải nói. Đôi lúc tôi âm thầm kể lại cho một số bạn bè tin cậy. Nghe xong ai cũng khuyên “Nói ra làm gì, nguy hiểm lắm đấy”. Và quả thật, sống trong xã hội chủ nghĩa quái đản này, người ta quen thói bưng bít sự thật. Sự thật không có lợi cho Đảng, cho Nhà nước chớ dại mà nói ra, bị thủ tiêu hoặc vào tù là điều chắc.

Tháng 04/1975, đơn vị chúng tôi (Sư đoàn 341 thường gọi là đoàn Sông Lam A) phối hợp với Sư đoàn khác đánh vào căn cứ phòng ngự Xuân Lộc. Trận chiến quyết liệt kéo dài 12 ngày đêm. Tiểu đoàn 8 chúng tôi do hành quân bị lạc nên được giao nhiệm vụ chốt chặn. Nhằm không cho các đơn vị quân lực Việt Nam cộng hoà tiếp viện cũng như rút lui. Phải công nhận là sư đoàn 18 của phía đối phương họ đánh trả rất ngoan cường. Tôi tận mắt chứng kiến hai người lính sư đoàn 18 đã trả lời gọi đầu hàng của chúng tôi bằng những loạt súng AR15.

Sau đó họ ôm nhau tự sát bằng một quả lựu đạn đặt kẹp giữa hai người. Một tiếng nổ nhoáng lửa, xác họ tung toé giữa vườn cam sau ấp Bàu Cá. Hình ảnh bi hùng ấy đã gây ấn tượng mạnh cho tôi. Tinh thần của người lính đích thực là vậy. Vị tướng nào có những người lính như thế, dù bại trận cũng có quyền tự hào về họ. Họ đã thể hiện khí phách của người trai nơi chiến trận. Giả thiết nếu phía bên kia chiến thắng chắc chắn họ sẽ được truy tôn là những người anh hùng lưu danh muôn thủa. Nhưng vận nước đã đi theo một hướng khác. Họ đành phải chấp nhận tao cõi hư vô như hơn 50 thuỷ binh quân lực Việt Nam Cộng Hoà bỏ mình ngoài biển để bảo vệ Hoàng Sa.

… Nghe tiếng súng nổ ran, tôi cắt rừng chạy đến nơi có tiếng súng. Đấy là ấp Tân Lập thuộc huyện Cao Su tỉnh Đồng Nai bây giờ. ấp nằm giữa cánh rừng cao su cổ thụ. Đạn súng đại liên của các anh bộ đội cụ Hồ vãi ra như mưa. Là phân đội trưởng trinh sát, tôi dễ dàng nhận ra tiếng nổ từng loại vũ khí bằng kỹ năng nghiệp vụ. Chuyện gì thế này? Tôi căng mắt quan sát. Địch đâu chẳng thấy, chỉ thấy những người dân lành bị bắn đổ vật xuống như ngả rạ. Máu trào lai láng, tiếng kêu khóc như ri. Lợi dụng vật che đỡ, tôi ngược làn đạn tiến gần tới ổ súng đang khạc lửa.

- Đừng bắn nữa! Tôi đây! Thạch trinh sát tiểu đoàn 8 đây!

Nghe tiếng tôi, họng súng khạc thêm mấy viên đạn nữa mới chịu ngừng.

Tôi quát:

- Địch đâu mà các ông bắn dữ thế? Tý nữa thì thịt cả mình.

Mâý ông lính trẻ tròn mắt nhìn tôi ngơ ngác. Họ trả lời tôi:

- Anh ơi! đây là lệnh.

- Lệnh gì mà lệnh, các ông mù à? Toàn dân lành đang chết chất đống kia kìa!

- Anh không biết đấy thôi. Cấp trên lệnh cho bọn em “giết lầm hơn bỏ sót”. Bọn em được phổ biến là dân ở đây ác ôn lắm!

- Tôi mới từ đằng kia lại, không có địch đâu. Các ông không được bắn nữa để tôi kiểm tra tình hình thế nào. Có gì tôi chịu trách nhiệm!

Thấy tôi cương quyết, đám lính trẻ nghe theo. Tôi quay lại phía hàng trăm người bị giết và bị thương. Họ chồng đống lên nhau máu me đầm đìa, máu chảy thành suối. Một cụ già bị bắn nát bàn tay đang vật vã kêu lên đau đớn. Tôi vực cụ vào bóng mát rồi dật cuốn băng cá nhân duy nhất bên mình băng tạm cho cụ. Lát sau tôi quay lại thì cụ đã tắt thở vì máu ra quá nhiều. Một chỗ thấy 5 người con gái và 5 người con trai bị bắn chết châu đầu vào nhau. Tôi hỏi người lính trẻ đi theo bên cạnh:

- Ai bắn đấy?

- Đại đội phó Hường đấy anh ạ!

- Lại nữa, tôi ngó vào cửa một gia đình, cả nhà đang ăn cơm, anh bộ đội cụ Hồ nào đó đã thả vào mâm một quả lựu đạn, cả nhà chết rã rượi trong cảnh cơm lộn máu. Tôi bị sóc thực sự. Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ “Đi dân nhớ ở dân thương” mà thế này ư? Cứ bảo là Mỹ nguỵ ác ôn chứ hành động dã man này của chúng ta nên gọi là gì? Tâm trạng tôi lúc đó như có bão xoáy. Mặc dù vậy, tôi vẫn nhận ra ngay những việc cần làm. Tôi tập trung những người sống sót lại. Bảo chị em Phụ nữ và trẻ con ra rừng tổ chức ăn uống
nghỉ tạm. Cốt là không cho mọi người chứng kiến lâu cảnh rùng rợn này. Đàn ông từ 18 đến 45 tuổi có nhiệm vụ ra sau ấp đào cho tôi một cái hố. Trong ấp ai có xe ô tô, xe lam, máy cày phải huy động hết để chở người bị thương đi viện. Mọi người đồng thanh:

- Xe thì có nhưng dọc đường sợ bị bộ đội giải phóng bắn lắm!

- Không lo, có tôi đi cùng!

Tôi giao cho Nghê, một du kích dẫn đường vừa có bố bị bộ đội cụ Hồ sát hại:

- Việc lỡ như thế rồi, chú nén đau thương lại giúp anh. Thu hồi căn cước tư trang của những người đã chết sau này còn có việc cần đến.

Thế là suốt chiều hôm đó, tôi lấy một miếng vải đỏ cột lên cánh tay trái. Lăm lăm khẩu AK ngồi trên chiếc xe dẫn đầu đoàn lần lượt chở hết người bị thương ra bệnh viện Suối Tre. Tối hôm ấy, tôi cho chuyển hết xác người bị chết ra cái hố đã đào. Không còn cách nào khác là phải chôn chung. Trưa ngày hôm sau người ta mới dám lấp. Đây là ngôi mộ tập thể mà trong hoàn cảnh ấy tôi buộc lòng phải xử lý như vậy. Trời nắng gắt, để bà con phơi thây mãi không được. Một nấm mồ chung hàng trăm người lẫn lộn, không hương khói, không gì hết. Tôi cho dọn vệ sinh sạch sẽ những chỗ mọi người bị tàn sát. Xong, mới dám cho đám phụ nữ và trẻ con ở ngoài rừng về. Tôi vượt mặt cả cấp trên để làm việc theo tiếng gọi lương tâm của mình. Bằng mọi nỗ lực có thể để cứu giúp đồng bào. Tưởng thế là tốt, sau này nghĩ lại mới thầy hành động của mình giống như sự phi tang tội ác cho những anh bộ đội cụ Hồ. Thú thật lúc ấy tôi vẫn còn một phần ngu tín. Cũng muốn bảo vệ danh dự cho đội quân lính cụ Hồ luôn luôn được ca ngợi là tốt đẹp. Tuy vậy tôi bắt đầu nghi ngờ “Tại sao người ta giết người la liệt rồi bỏ mặc. Chẳng lẽ họ mất hết nhân tính rồi sao?”

Công việc xong tôi gặp Nghê để chia buồn. Tôi không tránh khỏi cảm giác tội lỗi. Nghê đã đưa xác bố về chôn tạm ở nhà bếp. Tội nghiệp Nghê quá. Lặn lội đi theo cách mạng, ngày Nghê dẫn bộ đội về giải phóng ấp lại là ngày bộ đội cụ Hồ giết chết bố Nghê. Nghê “mừng chưa kịp no” đã phải chịu thảm cảnh trớ trêu đau đớn. Nghê buốn rầu nói với tôi:

Hôm qua nghe lời anh. Em thu được hai nón đồng hồ, tư trang và căn cước của những người bị giết. Sau đó có một anh bộ đội bảo đưa cho anh ấy quản lý. Em giao lại hết cho anh ấy để lo việc chôn ba.

- Em bị thằng cha nào đó lừa rồi. Thôi quên chuyện đó đi em ạ. Anh thành thật chia buồn với em. Chiến tranh thường mang đến những điều không may tột cùng đau đớn mà chúng ta không thể lường trước được. Anh cũng đang cảm thấy có lỗi trong chuyện này.

* * *
…. Đã mấy chục năm qua, khi hàng năm, khắp nơi tưng bừng kỷ niệm chiến thắng 30/4 thì tôi lại bị ám ảnh nhớ về hàng trăm dân lành bị tàn sát ở ấp Tân Lập. Cái hố chôn người bây giờ ra sao? Người ta sẽ xử lý nó như thế nào hay để nguyên vậy? Tôi muốn được quay lại đó để thắp nén hương nói lời tạ tội. Vô hình chung việc làm tốt đẹp của tôi đã giúp cho người ta bưng bít tội ác. Không! Người dân ấp Tân Lập sẽ khắc vào xương tuỷ câu chuyện này. Nỗi đau đớn oan khiên lúc đấy chưa thể phải nhoà được. Còn những người tham gia cuộc tàn sát ấy nữa, có lẽ họ cũng vô cùng dằn vặt khi nhận những tấm huân chương do Đảng và Nhà nước trao tặng sau ngày chiến thắng. Ý nghĩ ấy giúp tôi dũng cảm kể lại câu chuyện bi thương này.

Sau ngày giải phòng Miền Nam 30/04/1975 tôi có chụp một kiểu ảnh đang cởi áo, lột sao dang dở. Tôi đem tặng cho một thằng bạn đồng hương chí cốt. Hắn run người, mặt tái mét:

- Tao không dám nhận đâu, họ phát hiện ra tấm ảnh này quy cho phản động là chết cả lũ!.

Bạn tôi sợ là đúng. Vì cậu ta là Đảng viên. Nhưng điều bạn ấy không hiểu là tôi làm vậy vì cảm thấy hổ thẹn và nhục nhã cho anh bộ đội cụ hồ khi nghĩ tới vụ thảm sát ở ấp Tân Lập…

Trần Đức Thạch
Cựu phân đội trưởng trinh sát
Tiểu đoàn 8 – Trung đoàn 266
Sư đoàn 341 – Quân đoàn 4 

Sức khỏe

BÀI TẬP KHÍ CÔNG VÀ THIỀN TRÊN GHẾ NGỒI

Khi còn trẻ, cá nhân người viết không bao giờ lại nghĩ đến căn bệnh đau nhức và vẫn tưởng rằng bệnh này chỉ dành riêng cho một số người lớn tuổi nào đó xui xẻo mà thôi. Nhưng khi bước qua tuổi trung niên, mới biết rằng đây là “căn bệnh của Trời” tặng cho hầu hết mọi người, không miễn trừ một ai, nam phụ lão ấu đều có thể mắc phải căn bệnh đau nhức này, nếu không đau lưng thì đau vai, không đau vai lại đau cổ tay, hay đau đầu gối, đau cổ chân…Nguyên nhân của căn bệnh đau nhức này đã được trình bầy nhiều trong các bài viết khác, cho nên, bài này chỉ nói về phương pháp chữa trị một số cơn đau nhức cho những người phải ngồi nhiều trên ghế để làm việc mà thôi.

Trong số nhiều loại công việc mà người Việt chúng ta đang làm, hoặc phải đứng suốt 8 tiếng một ngày, hoặc ngồi trên ghế từ 8 đến 10 tiếng một ngày, có lẽ công việc buộc phải ngồi trên ghế thì nhiều hơn cả. Một số thư ký văn phòng hay những người làm việc trên Computer lâu thường hay bị đau “carpal tunnel”, phải mổ khi các ngón tay bắt đầu “tê dại”, khó cử động, đau nhức cổ tay đến nỗi không làm việc được nữa. Nhiều người khác bị đau thắt lưng, khi rời ghế đứng lên thì thấy cả một bên mông tê bại, đau đến nỗi phải đi cà nhắc. Nếu cơn đau vừa phải thì chỉ cần uống thuốc là bớt, nhưng sau khi thuốc hết hiệu lực, lại đau trở lại. Nhiều trường hợp phải chích “steroid” vào thắt lưng. Một số ít trường hợp phải mổ và phải chấp nhận 50/50 nghĩa là có thể hết bệnh, nhưng cũng có thể bị liệt luôn, đôi khi không bị liệt nhưng lại bị đau khủng khiếp hơn và phải cần đến những liều thuốc mạnh có tính cách gây nghiện để trị các cơn đau.

Vì thế, để phòng ngừa bị những căn bệnh đau đớn khó chữa này, chúng ta phải thực hiện hai điều: Tránh nguyên nhân gây bệnh và tập luyện để ngừa bệnh và để trị bệnh.

1-Tránh nguyên nhân gây bệnh:

-Không nên để tay trên bàn phím (keyboard) một thời gian dài mà không vận động cổ tay. Những người thợ làm đẹp móng tay, thợ may… không nên tựa cổ tay vào bàn quá 5 phút mà không chuyển hướng hay vận động cổ tay.

-Không ngồi nghiêng người hay nghiêng đầu để làm bất cứ công việc gì quá 3 phút. Những người thợ sửa xe hay thực hành những thế vẹo người lâu, sẽ bị đau nhức suốt đời. Cho nên, nếu đã vẹo người về bên trái nhiều rồi, thì sau khi làm xong việc, phải vẹo người về bên phải nhiều lần (cộng với hít thở). Những người làm việc với màn hình của máy Computer phải để mặt phẳng của máy đối diện trực tiếp với mình, không để nghiêng sang một bên.

-Phải giữ thế ngồi cho thẳng góc giữa thân mình và đùi. Không ngồi dựa ngửa người ra sau và để mông tụt xuống nệm ghế. Không nên ngồi trên bộ “salong” mềm, vì khi ngồi, mông sẽ bị lún sâu xuống nệm, trong khi đùi lại hướng lên cao, lưng gò theo hình con tôm. Ngồi như thế chỉ 5 phút là đứng dậy không nổi vì đau lưng. Nếu lỡ đến nhà bạn có bộ “salong” mềm thì xin đổi ghế có tựa để ngồi thẳng người lên. Kẹt lắm mà không nói được thì tìm chỗ ngồi ở sát góc tay dựa, và ngồi mém phía bên ngoài vì chỗ đó cứng nhất rồi giữ thẳng lưng. Người làm việc văn phòng phải có một cái gối nhỏ để ngay sau thắt lưng. Đi xe hơi cũng thế, phải luôn có một cái gối độn thắt lưng, giữ cho thân hình thẳng góc với nệm xe. Nếu đi máy bay, nên mua và mang theo một cái “gối du lịch” (travel pillow) để đặt sau thắt lưng. (Bây giờ, các hãng máy bay thường không cung cấp gối như thế này nữa).Ở nhà, nên nằm nệm cứng, không nên nghe lời quảng cáo mà dùng nệm mềm quá, sẽ bị đau lưng kinh niên.

Tóm lại, luôn giữ cho xương sống và bàn tọa thẳng góc với nhau, tránh cong người về phía trước như con tôm, làm cho xương sống cong lại, khiến những mỏm đầu của xương sống cọ sát vào nhau, làm bẹp lớp sụn đệm giữa hai khúc xương, gây đau nhức. Những người lớn tuổi tuyệt đối không tập những thế gập người về phía trước mà chỉ nên tập những thế bẻ ngược về phía sau nhiều hơn để kéo xương sống lại cho trở lại với vị trí lúc đầu là THẲNG, không cong.

2-Tập luyện để ngừa và chữa bệnh: Mỗi lần tạm nghỉ để ăn cơm trưa, cố gắng tập chừng 10 phút trước khi ăn, hay bất cứ khi nào rảnh, cũng nên làm:

a-Tập cổ, vai và tay:

-Ngồi thẳng người, quay cổ hết cỡ sang trái, hít một hơi dài, nín hơi chừng 3 giây, rồi thở ra và trả lại cổ về chỗ cũ. Sau đó, quay sang phải, cũng hít và nén hơi rồi mới thở ra cùng thả đầu lại vị trí cũ. Làm như thế 3 lần mỗi bên.

-Lấy xương cổ làm trụ, quay đầu theo vòng tròn từ phải sang trái (5 lần) trong khi vẫn hít sâu, thở dài. Quay từ trái sang phải cũng 5 lần, và hít thở.

-Quay hai đầu vai: lấy cái xương đòn gánh làm trụ, quay vai theo vòng tròn từ phía sau, lên trên đầu, rồi vòng ra trước (5 lần) sau đó đổi hướng, từ trước ra sau. Tưởng tượng cái xương đòn gánh chạy dài từ đầu vai này tới đầu vai kia, rồi mới xoay vai chung quanh cái xương ấy như khi vẽ một vòng tròn bằng “com-pa”, cho vòng tròn xoay đều quanh tâm điểm. Nhớ là xoay vòng chứ không phải nhấc lên rồi thả xuống. Làm cả hai bên một lần, 5 vòng từ sau ra trước, 5 vòng từ trước ra sau.

-Giơ hai bàn tay ra trước, mu bàn tay về phía trên, lòng bàn tay phía dưới, rồi vẩy vẩy từ trên xuống dưới thật mạnh 10 lần. Xong, để hai tai hai bên, lòng bàn tay hướng về nhau, vẫy trái phải 10 lần.

-Hai tay để trước mặt, từ từ giơ thẳng lên trời để bẻ ngửa người về phía sau, trong khi hít hơi dài rồi nén lại chừng 3 giây rồi thở ra, úp tay xuống đùi. Làm thật chậm như thế 5 lần.

-Hai tay giơ ngang tầm vai, ưỡn ngực cho nở lớn ra, hai tay kéo về phía sau, trong khi hít một hơi dài vào lồng ngực, nén hơi chừng 3 giây rồi úp tay trở lại vào bụng. Làm 5 lần.

b-Tập thắt lưng:

Tay trái chống xuống ghế, sát bên đùi trái, thật chặt, tay phải vòng ngang ngực, qua phía tay trái rồi đun tay phải hết cỡ về phía sau, tưởng tượng như có người cầm tay kéo về phía sau (ngang qua vai). Làm ngược lại: tay phải chống xuống ghế sát đùi phải, tay trái vòng ngang qua về phía tay phải, bẻ thắt lưng về phía phải. Làm  5 lần mỗi bên. Nhớ hít thở thật chậm.

c-Tập chân và đùi:

Co chân phải lên rồi hạ xuống trong khi co chân trái lên, làm giống như đạp xe đạp. Hít hơi dài vào ngực, nén hơi, rồi mới thở ra.

d-Tập cổ chân và bàn chân:

Co hai chân lên, giữ yên, nhưng đạp bàn chân lên xuống. Thế này hơi khó, nhưng tập mãi rồi cũng quen. Làm chừng 10 lần mỗi chân là thấy mệt liền.

Ở đời, không có chuyện gì mà không làm được nếu có ý chí mạnh mẽ. Tập và kiêng, không ăn thịt và mỡ nhiều, cho xuống cân, thì chỉ trong một tháng, nhất định sức khỏe tăng cường và các cơn đau sẽ biến đi, không cần thuốc, và không phải mổ để có thể bị tật suốt đời. Thực tế, tập như thế thì không những khỏe mạnh về phần thể xác mà tinh thần cũng thoải mái hơn, cử động nhanh nhẹn hơn, yêu đời hơn, và dĩ nhiên, thọ lâu hơn người thường không biết tập luyện.

Chu Tất Tiến, M.S.P.
Võ Sư Tam Đẳng Huyền Đai Nhu Đạo.

26 November 2012

Pháp chế xứ tủ lạnh

Không có chuyện sửa sai: Thị trưởng bay chức vì lem nhem.

Tháng 11 có lẽ là tháng hạn "sao quả tạ" của một loạt các ngài thị trưởng ở Canada. Trước hết là ông Gerald Tremblay thị trưởng Montreal thành phố lớn thứ hai Canada từ chức vì nguồn tin có liên hệ tới tham nhũng và chỉ tuần sau, thị trưởng Gilles Vaillancourt của thành phố Laval lớn thứ ba của tình bang Quebec và ở sát bên Montreal cũng từ chức vì dính líu tham nhũng.

Chưa hết, mười giờ sáng hôm nay thứ hai 26/11, chánh án tòa thượng thẩm Ontario Charles Hackland đã kết án và cách chức thị trưởng Toronto của ông Rob Ford vì lem nhem tiền bạc. Theo cáo trạng thì ông Ford đã lợi dụng chức vụ để quyên góp số tiền 3,150 gia kim (Chỉ có hơn ba ngàn đô!) cho đội bóng bầu dục (football) học sinh Don Bosco Eagles. Ngoài ra, trong khi hối hả để cho đội bóng kịp tới sân thi đấu bán kết, thị trưởng Ford đã yêu cầu thế nào đó mà công quản chuyên chở Toronto (TTC Toronto Transìt Comission) đã đuổi tất cả hành khách trên xe xuống đi chuyến kế tiếp để nhường xe chở đội cầu của ông đi.

Chánh An Hackland cho Tòa Thị Chánh thời gian 14 ngày để sắp xếp việc chuyển quyền. Phó Thị Trưởng Doug Holiday sẽ xử lý thường vụ thị trưởng cho tới ngày bầu cử tân thị trưởng (lại tốn tiền thuế của dân chúng).

Riêng thị trưởng Rob Ford thì có 30 ngày kháng án. Luật sư của Ford là Clayton Ruby tuyên bố thân chủ ông vô tội và sẽ kháng án.

Thủ tục xử ba cái vụ dân sự hành chánh nầy chắc phải kéo dài lâu lắm mà nhiệm kỳ ông Rob Ford chỉ còn hai năm nữa thôi. Như vây có thể cho tới ngày ông mãn nhiệm chưa chắc đã xử xong.

Phóng...đại viên Nguyên Trần tường trình từ Toronto

Áp Lực Quân Sự Mới Đè Nặng Lên Đông Nam Á

Vào ngày 25/11/2015 các trang tin điện tử BBC, Đất Việt và Reuters đã đưa tin “ Máy bay tiêm kích J-15 cất và hạ cánh thành công trên tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc”, đồng thời kèm theo đoạn Video ngắn của Đài Truyền Hình CCTV ghi lại hình ảnh chiến đấu cơ J-15 cất cánh và hạ cánh đẹp mắt giống như các máy bay của Mỹ trên các hàng không mẫu hạm. Như thế, trái với dự đoán của các nhà bình luận quân sự Tây Phương là còn lâu hải quân Hoa Lục mới học được kỹ thuật hạ cánh và cất cánh, một mắt xích then chốt của bất kỳ hàng không mẫu hạm nào. Không chở theo máy bay hoặc có chở theo máy bay, mà máy bay không thể cất cánh thì hàng không mẫu hạm chỉ là chiếc quân vận hạm khổng lồ, làm mồi ngon cho máy bay và tàu chiến địch. Hai trang tin điện tử trên cũng cho rằng với thành công này, Hoa Lục sẽ sớm đưa hàng không mẫu hạm Liêu Ninh vào lực lượng tác chiến trên biển.

Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh trước đây có tên tạm Thi Lang là chiếc tàu cũ Varyag của Ukraina mà Hoa Lục mua lại chỉ có xác, không động cơ vào năm 1998. Sau đó nó được bí mật hiện đại hóa tại Liêu Ninh mãi tới năm 2011 tin tức mới được công bố. Hiện nay một số vẫn cho rằng, đối với Mỹ thì tàu sân bay Liêu Ninh chỉ là “cọp giấy” hay thứ “hàng mã”, không thể so sánh với bất kỳ tàu sân bay nào của Hoa Kỳ. Nhưng chúng ta thử xem “con cọp giấy, đồ mã” đó nó được trang bị như thế nào. Theo Wikipedia thì hệ thống vũ khí đáng chú ý của Liêu Ninh là Type 1030 CIWS và tên lửa FL-3000N. Theo thiết kế, nó có thể được trang bị 8 súng phòng không AK-630 AA, 8 CADS-N-1 Kashtan CIWS, 12 tên lửa hải đối hải P-700 Granit SSM, 18 bệ phóng tên lửa hải đối không 3K95 Kinzhal SAM VLS, và hệ thống pháo phản lực chống tàu ngầm RBU-12000 UDAV-1 ASW. Cũng theo thiết kế, nó có thể mang 26 máy bay chiến đấuvà 24 trực thăng võ trang v.v..và chở theo khoảng 4000 thủy quân lục chiến.” Theo chiến lược hải quân hiện đại, một hàng không mẫu hạm thường được hộ tống bởi: 2 tuần dương hạm trang bị hỏa tiễn đạn đạo, 2 tàu trang bị hỏa tiễn phòng không và từ 1-2 tàu khu trục săn tàu ngầm. Nếu cần đánh chiếm, đổ bộ một hòn đảo hay quần đảo nào, nó có thể dẫn theo vài chiếc tàu đổ bộ khổng lồ LPD lớp 071: Với chiều dài 210 m và nặng 20.000 tấn, có bãi đáp cho 2 chiếc trực thăng và có thể mang theo tổng cộng 4 trực thăng quân sự loại Z-8 hoặc Z-9. Ngoài ra, mỗi chiếc tàu LPD lớp 071 còn có thể mang theo 4 tàu đổ bộ đệm khí, 2 tàu chiến loại nhỏ cùng 800 binh lính, 20 xe bọc thép. Tàu đổ bộ này trước đây đã thấy lảng vảng ở Trường Sa của Việt Nam và Bãi Cạn  Scarborough của Phi Luật Tân, ấy là chưa kể khoảng 52 tàu ngầm loại quy ước (không mang vũ khí nguyên tử) đã và đang được triển khai từ Bắc Á, Thái Bình Dương tới Biển Nam Ân Độ. 

            Với hỏa lực hùng mạnh như vậy, có thể nói khi hàng không mẫu hạm Liêu Ninh được triển khai, không một quốc gia Đông Nam Á nào, kể của Úc Châu có khả năng đề kháng. Việt Nam hiện nay - với hệ thống hỏa tiễn phòng thủ bờ biển vừa cố định vừa di động Bastion (của Nga) và Brahmos (của Ấn Độ) được các nhà quân sự thế giới đánh giá rất cao nhưng cũng không thể ngăn nổi hỏa lực của Liêu Ninh khi nó tiến gần Trường Sa - nếu Việt Nam không trang bị thêm tiêm kích Sukhoi, tàu ngầm Kilo và tàu ngầm Mini tàng hình.

            Chỉ cách đây ít ngày Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á (EAS) 20-11-2012 đã phủ một lớp mây đen lên bầu trời ASEAN khi Hoa Lục “rót tiền vào” và khống chế được Kampuchia khiến khối này không thể đưa vấn đề Biển Đông ra trước bàn hội nghị - dù có sự hiện diện của “đại cao thủ” Obama. Tệ hại hơn nữa, Kampuchia còn “xập xí xập ngầu” tuyên bố ASEAN đã thống nhất lập trường không đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông vào chương trình nghị sự khiến tổng thống Phi Luật Tân phải phá bỏ nguyên tắc ngoại giao bằng cách họp báo phủ nhận. Cũng trong dịp này Tổng Thống Obama đã thăm viếng Thái Lan để xiết chặt thêm mối quan hệ hợp tác chiến lược với quốc gia đã từng là đàn em thân tín của Mỹ từ 1951. Thế nhưng chỉ hai ngày sau, Thái Lan đã theo chính sách “ đưa người cửa trước, rước người cửa sau” bằng cách long trọng đón tiếp Thủ Tướng Ôn Gia Bảo với nghi thức ngoại giao dành cho Tổng Thống Obama, làm cho Mỹ ngỡ ngàng. Nhân dịp này Ô. Ôn Gia Bảo đã khánh thành Trung Tâm Văn Hóa Trung Quốc ở Bangkok, thắt chặt và mở rộng hợp tác về mọi mặt và hứa mua 5 triệu tấn gạo của Thái Lan. Hiện nay Bắc Kinh và Bangkok còn triển khai nhiều chương trình hợp tác văn hóa, giáo dục. Hiện tại, có khoảng 800,000 người Thái đang theo học tiếng Trung Hoa. Trung Quốc đã xây dựng hoàn tất 12 trường nghiên cứu về Khổng Tử tại Thái Lan. Vào ngày 17/4/2012 bà Thủ Tướng Yingluck đã đưa một phái đoàn hùng hậu tới Bắc Kinh.  Trong cuộc hội kiến này, Bà Yingluck Shinawatra đã cùng Ô. Ôn Gia Bảo cam kết đưa con số ngoại thương giữa hai nước tăng lên 100 tỉ đô-la trong  năm nay. Theo các hãng thông tấn quốc tế, Thái Lan là nước Đông Nam Á đầu tiên ký hiệp định khung hợp tác chiến lược lâu dài với Hoa Lục. Trước hình ảnh trớ trêu đó, các nhà bình luận quốc tế phải ngao ngán nói rằng Thái Lan đã theo chính sách “gió chiều nào theo chiều đó” tức sẵn sàng bỏ rơi đồng minh chiến lược nếu đồng minh chiến lược của mình suy yếu hoặc không còn thích  hợp với quyền lợi lâu dài hoặc trước mắt của mình. Đài BBC đã bình luận rằng chuyến đi của Tổng Thống Obama để tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á tại Nam Vang chỉ có tính hình thức. Sự thất bại của hội nghị - chia rẽ, không thống nhất được tiếng nói chung- cùng chính sách ngoại giao “đu giây” của Thái Lan đã cống hiến cho Hoa Kỳ một bài học là lôi kéo Đông Nam Á ra khỏi ảnh hưởng của Hoa Lục không dễ như Hoa Kỳ tưởng.

            Đám mây đen của hội nghị thượng đỉnh Phnom Penh chưa tan thì một tin không vui lại đến: Hoa Lục vừa cho in bản đồ Trung Quốc có Đường Lưỡi Bò trên sổ xuất cảnh, công khai chà đạp luật pháp quốc tế và coi thế giới, kể cả Hoa Kỳ như “pha” - cùng lúc hàng không mẫu hạm Liêu Ninh không còn là “con ngáo ộp” nữa- mà là nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đông Nam Á, đặc biệt Phi Luật Tân và Việt Nam. Hoa Kỳ phải làm gì đây giữa lúc đang phải đối phó với “Vách Núi Tài Chính” (Fiscal Cliff) đứng sừng sững trước mắt và kế hoạch cắt giảm 450 tỉ đô-la ngân sách quốc phòng trong 10 năm tới?

Trong khi chờ đợi Hoa Kỳ - minh chủ võ lâm - còn ở trong “thạch thất” luyện nội công và hoàn thành bí kíp “Xoay Trục” -các nước Đông Nam Á - tức các bang phái nhỏ - hoang mang và chia thành ba phe: Phe tự võ trang và chiến đấu tới cùng, phe trung lập, và phe sợ quá phải ngả theo Hoa Lục.

Sau khi thất bại trong Chiến Tranh Việt Nam năm 1975, Hoa Kỳ rời bỏ khu vực Á Châu, đặc biệt ĐôngNam Á và tập trung toàn bộ sức mạnh vào Trung Đông để rồi lún sâu vào hai cuộc chiến tranh Irag và Afghanistan vô cùng tốn kém mà không đem lại lợi ích gì. Ba mươi lăm năm sau, Hoa Kỳ trở lại Á Châu để chứng kiến một đổi thay ngoài sức tưởng tượng. Người mà mình nâng đỡ, dỡ bỏ hàng rào ngăn cấm, đưa vào Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và ào ạt đổ vốn đầu tư khai thác lợi nhuận, rồi biến thành hợp tác chiến lược - bỗng trở thành địch thủ đáng ngại và khống chế toàn bộ vùng mà mình đã bỏ đi và thực tể đang làm bá chủ Biển Đông và khai thác tài nguyện trái phép vùng này. Trước tình hình đó, chính sách ngoại giao “không theo phe nào” trong xung đột giữa Hoa Lục - Nhật ở Biển Nhật Bản và giữa Hoa Lục- Phi Luật Tân-Việt Nam ở Biển Đông có còn thích hợp nữa không? Và chủ trương hợp tác chiến lược với Hoa Lục để sinh tồn kinh tế cùng kế hoạch “Xoay Trục” để kiềm chế Hoa Lục có mâu thuẫn với nhau không? Chưa bao giờ, ít nhất trong nửa thế kỷ qua tôi lại thấy Hoa Kỳ có một chiến lược ngoại giao lạ kỳ đến như vậy, hay Mỹ  “siêu” quá không ai hiểu nổi?

Thời gian thì gấp rút, áp lực quân sự  mới đang đè nặng lên Đông Nam Á nhưng chúng ta không còn cách nào hơn là kiên nhẫn chờ xem trong những ngày tháng tới Hoa Kỳ sẽ làm gì? Trong khi chờ đợi Hoa Kỳ “sẽ làm gì” các nước nhỏ muốn sinh tồn - chỉ còn cách tự lo lấy hay cầu viện một “đại cao thủ”  khác có sức mạnh hơn hoặc tương với Hoa Lục. Đó là nguyên tắc nghìn đời giữa chốn giang hồ mà ngày nay thiên hạ gọi là “những vấn đề của thế giới”./.

Đào Văn Bình
(California 26/11/2012)

25 November 2012

Một bài diễn văn hay và quan trọng

"Chúng tôi được gợi cảm hứng từ phẩm giá kiên cường của Daw Aung San Suu Kyi, khi bà chứng minh rằng không có con người nào thực sự có thể bị bỏ tù nếu hy vọng còn cháy bỏng trong trái tim họ."

**

Phát biểu của Tổng thống Obama Tại Đại học YANGON
Rangoon, Miến Điện
Người dịch: Huỳnh Phan
19-11-2012

TỔNG THỐNG OBAMA: Cảm ơn các bạn. Myanmar Naingan, Mingalaba! [Xin chào đất nước Myanmar]. Tôi rất vinh hạnh có mặt ở đây, tại trường đại học này và là Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ đến thăm đất nước của các bạn.

Tôi đến đây vì tầm quan trọng của đất nước các bạn. Các bạn sống ở ngã tư đường của Đông và Nam Á. Các bạn tiếp giáp với hai quốc gia đông dân nhất hành tinh. Các bạn có một lịch sử lâu dài hàng ngàn năm và có khả năng giúp xác định vận mệnh của khu vực phát triển nhanh nhất này trên thế giới.

Tôi đến đây vì vẻ đẹp và sự đa dạng của đất nước các bạn. Tôi đã thấy chỉ mới ngày hôm nay bảo tháp vàng Shwedagon, và đã xúc động bởi ý tưởng vượt thời gian của lòng từ bi (metta) – niềm tin rằng thời gian của chúng ta sống trên trái đất này có thể được xác định bằng sự khoan dung và tình yêu. Và tôi biết vùng đất này vươn từ các khu dân cư đông đúc của thành phố cổ này cho đến bản quán của hơn 60.000 làng quê, từ các đỉnh núi của dãy Himalaya, các khu rừng của bang Karen vươn tới hai bờ sông Irrawady.

Tôi đến đây vì lòng ngưỡng mộ của tôi đối với trường đại học này. Chính ở nơi đây, tại ngôi trường này, cuộc phản đối chế độ thực dân đầu tiên đã được tổ chức. Chính ở nơi đây, Aung San đã biên soạn một tạp chí trước khi lãnh đạo phong trào độc lập. Chính ở nơi đây, U Thant đã học được những con đường của thế giới trước khi dẫn dắt thế giới tại Liên Hiệp Quốc. Ở đây, việc học tập nghiên cứu đã phát triển mạnh trong thế kỷ qua và sinh viên đứng lên đòi các quyền cơ bản của con người. Bây giờ, cuối cùng Quốc hội của các bạn đã thông qua một nghị quyết đem lại sức sống mới cho trường đại học này và nó phải giành lại sự vĩ đại của mình, bởi vì tương lai của đất nước này sẽ được xác định bằng việc giáo dục thế hệ trẻ.

Tôi đến đây vì lịch sử giữa hai nước chúng ta. Một thế kỷ trước, các nhà buôn và các nhà truyền giáo Mỹ đã đến đây để tạo dựng các mối quan hệ về niềm tin, thương mại và tình hữu nghị. Và trên đất nước này trong chiến tranh thế giới thứ II, các phi công của chúng tôi đã bay tới Trung Quốc và nhiều binh lính của chúng tôi đã hy sinh mạng sống của họ. Cả hai nước chúng ta đều thoát khỏi Đế quốc Anh, và Mỹ là một trong những nước đầu tiên công nhận Liên minh độc lập Miến Điện. Chúng tôi tự hào đặt một Trung tâm Mỹ tại Rangoon và xây dựng các trao đổi qua lại với các trường học như thế này. Và qua nhiều thập kỷ của sự khác biệt, người Mỹ đã thống nhất trong tình cảm của mình đối với đất nước người dân này.

Trên hết, tôi đến đây vì niềm tin vào phẩm giá con người của Mỹ. Trong nhiều thập kỷ qua, hai nước chúng ta đã trở thành người xa lạ. Nhưng hôm nay, tôi có thể nói với bạn rằng chúng tôi luôn luôn vẫn hy vọng về người dân của đất nước này, về các bạn. Các bạn đã cho chúng tôi hy vọng và chúng tôi chứng kiến lòng can đảm của các bạn.

Xứ lạnh một tháng trước Noel


Ở Canada người dân thường tính các tháng 9, 10, và 11 là mùa Thu. Mùa Đông là các tháng 12, 1, và 2... Tuyết xuống nhiều hay ít là tùy vùng, tùy năm. Những năm gần đây ít tuyết hơn trước kia... thế nhưng ở Canada tuyết lúc nào cũng ...đủ dùng! Sáng nay ở Hamilton, một thành phố nằm về phía tây nam  Toronto khoảng 80km, tuyết bắt đầu xuống và có vẻ muốn ở lại lâu dài hơn, không chịu tan ngay như những lần trước. 25.11.2012

Những dự đoán về tương lai nước Mỹ


George Friedman, người sáng lập và là Chủ tịch Công ty Dự báo chiến lược STRATFOR, một think-tank phi chính phủ hàng đầu thế giới từng dự báo chính xác một số sự kiện chiến lược. Cuốn sách 100 năm tới của ông đưa ra những dự đoán đáng kinh ngạc về nước Mỹ.

Friedman dự báo trong thế kỷ XXI nước Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới, thậm chí ông nói bây giờ nước Mỹ hãy còn là đứa trẻ (?), thập niên 50 thế kỷ này mới trở thành siêu cường đích thực và thập niên 60 mới là thời đại vàng của Mỹ.

Dự báo ấy khác với quan điểm của Zbigniew Brzezinski, Henry Kissinger, Stephen Brooks, William Wohlforth hoặc của Martin Jacques (trong cuốn Khi Trung Quốc thống trị thế giới), cũng như nhiều dự báo rất xấu về kinh tế Mỹ trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Nó giội gáo nước lạnh lên những cái đầu phát sốt sau khi đọc sách của Lưu Minh Phúc cho rằng trong thế kỷ XXI Trung Quốc sẽ thay Mỹ lãnh đạo thế giới.

Dự báo của Friedman dựa trên quan điểm sự thực lịch sử và tình trạng địa-chính trị quyết định tất cả. Friedman nhận định: nước Mỹ đã xây dựng được một nền văn hoá và chế độ chính trị tiên tiến nhất thế giới.

Sự thực là văn hoá Mỹ đang giữ vai trò dẫn đầu thế giới, có sức lan toả và chiếm lĩnh mạnh mẽ. Nhạc pop, vũ điệu rock and roll cũng như fastfood và Coca Cola được giới trẻ khắp nơi ưa chuộng. Hollywood thống trị điện ảnh 5 châu. Truyền thông Mỹ dẫn đầu truyền thông thế giới. Văn hoá chính trị-tư tưởng của Mỹ rất phát triển, họ luôn có nhiều nhà tư tưởng, nhà chính trị học hàng đầu. Khoa học kỹ thuật và giáo dục đại học thì khỏi phải nói.

Tư tưởng dân chủ bình đẳng sinh ra ở châu Âu nhưng nảy mầm và thành cây lá sum sê trên đất Mỹ – khi châu Âu còn dưới ách phong kiến… Vào thời những năm đầu của thế kỷ 16, 17 phần lớn những người di cư sang Mỹ đều là những kẻ, dưới quan điểm của giới "Quí Tộc", là những kẻ bất mãn bị xã hội ruồng bỏ, những người vô gia cư bị coi là hạ đẳng, và các phần tử bị coi là tội phạm hay phản động. Những con người này đến vùng đất mới châu Mỹ, họ đoạn tuyệt hoàn toàn với quá khứ. Văn hóa của họ, tức nguyên lý sâu xa nhất chi phối suy nghĩ của con người, chỉ đơn giản là "tự lo", và cái nguyên lý ấy phát triển thành triết lý về "tự do" kiểu Mỹ sau này.

Phạm trù tự do của Mỹ được xây dựng dựa trên nguyên lý tự do hành động, chính vì thế thượng tầng kiến trúc của xã hội Mỹ đã phải đối diện với một phạm trù mới về quản trị nhân sự — khi mà những yếu tố khống chế con người như: tôn giáo, ý thức hệ, truyền thống,… đã không còn. Phạm trù mới này đã nẩy nở thành hệ thống nhà nước pháp quyền và văn hóa quản trị trí thức – một hệ thống khái niệm về quản lý lao động tách rời nhân sự.

Hiến pháp Mỹ 1787 là bộ hiến pháp thành văn đầu tiên của giai cấp tư sản trong lịch sử thế giới. Nó dựa trên cơ sở tư tưởng dân chủ tư sản, đầu tiên dựng nên một quốc gia có đặc trưng là chế độ cộng hòa, chế độ liên bang, chế độ Tổng thống, chế độ tam quyền phân lập, chính phủ dân bầu, chế độ nhiệm kỳ của người lãnh đạo. Cơ chế ấy bảo đảm dân chủ hóa trình tự ra quyết sách, tránh được sự lạm dụng chức quyền… Sức sống của mô hình chính quyền Mỹ thể hiện ở chỗ từ ngày lập quốc (1776) đến nay nước này chưa hề có đảo chính hoặc cách mạng lật đổ chính phủ. Rất ít nước lớn nào có nền chính trị ổn định, được lòng dân lâu như vậy.

Dù từng phạm không ít sai lầm nhưng nước Mỹ đã đứng vững và chiến thắng trong hai cuộc thế chiến và chiến tranh lạnh, vượt qua các cuộc khủng hoảng kinh tế vô cùng trầm trọng. Được như vậy trước hết là do cơ chế chính trị phát huy được vai trò làm chủ của toàn dân, họ phát hiện và bầu lên được những người lãnh đạo khôn ngoan phù hợp với xu thế từng thời đại. Nhờ thế chỉ sau 150 năm dựng nước, Mỹ đã trở thành siêu cường bá chủ thế giới.

Trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, các số liệu về tỷ lệ thất nghiệp, nợ nhà nước và thâm hụt ngoại thương đem lại cảm giác kinh tế Mỹ chắc chắn sẽ sụp đổ. Thế nhưng giờ đây họ vẫn sống đàng hoàng bằng núi tiền các nước khác tự nguyện cho vay. Châu Âu mới là kẻ chịu thiệt với đồng Euro có nguy cơ đổ sập. Cơ chế chính trị Mỹ có khả năng tự sửa đổi cho thích hợp hoàn cảnh, như chính sách Kinh tế mới của Tổng thống Roosevelt, hoặc luật cải tổ tài chính Tổng thống Obama vừa trình Quốc hội đã và sẽ có thể đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng.

Trên lĩnh vực kinh tế, người Mỹ cũng dẫn đầu thế giới đưa ra nhiều sáng kiến vĩ đại. Thời gian 1863-1869 họ đã xây dựng xong tuyến đường sắt Thái Bình Dương 3000 km xuyên suốt Đông Tây, vừa góp phần quan trọng thống nhất đất nước, vừa giúp nhanh chóng phát triển kinh tế. Công trình này được đài BBC đánh giá là một trong 7 kỳ tích của lịch sử công nghiệp hoá thế giới và được dân Mỹ coi là biểu tượng thống nhất quốc gia (thời gian 1861-1865 Mỹ có nội chiến, đất nước chia rẽ sâu sắc). 30 năm sau, nước Nga mới bắt đầu làm đường sắt xuyên Siberia .

Thập niên 50 họ có sáng kiến xây dựng mạng xa lộ cao tốc nối tất cả các bang, các thành phố, khiến cho đất nước này trở nên vô cùng năng động, người dân tha hồ phóng xe đi khắp nơi tìm việc làm, khai thác tài nguyên.

Thập niên 90 họ đầu tiên đề xuất và triển khai xa lộ cao tốc thông tin (gồm hệ thống thông tin số và mạng thông tin internet), dẫn đầu thế giới tiến sang kỷ nguyên thông tin, nhờ đó nguồn trí thức tăng gấp bội, bảo đảm công nghệ cao phát triển như vũ bão.

Hai mạng xa lộ nói trên đã đem lại cho nước Mỹ sức mạnh bá chủ thế giới trong 50 năm qua.

Giờ đây George Friedman dự báo trong thế kỷ XXI Mỹ sẽ hoàn tất xây dựng xa lộ cao tốc năng lượng, năm 2080 nhà máy điện trên vũ trụ sẽ bắt đầu phát điện về cho trái đất sử dụng.

Nước Mỹ có ưu thế tốt nhất thế giới về địa lý. Đất rộng và màu mỡ, giàu tài nguyên, có nhiều con sông lớn thông thương được và những hồ nước ngọt khổng lồ. Hai đại dương quan trọng nhất bao bọc hai bên. Ngày nay tiêu điểm cạnh tranh địa chính trị toàn cầu đã chuyển từ đại lục Âu Á sang giành giật quyền kiểm soát biển, mà về mặt này Mỹ có ưu thế vô địch, đã và đang kiểm soát toàn bộ các đường hàng hải, vì thế họ sẽ tiếp tục kiểm soát nền kinh tế toàn cầu.

Friedman viết: trong 10-20 năm đầu thế kỷ XXI, Mỹ sẽ gặp những thách thức nghiêm trọng, nhưng không nước nào có thể thay thế vị trí số 1 của Mỹ; thế giới vẫn lấy nước Mỹ làm trung tâm.

Vân

24 November 2012

Dân Ca Ba Miền

Lá thư Canada tháng 11

Nguyên Trần
1) Công dân gương mẫu Canada 2012:

Ông Trần Ái Thiện, một người Việt Nam đã vinh dự đạt danh hiệu là một trong 25 người di dân xuất sắc nhất trong năm 2012 tại Canada.

Chuyện ngày xưa, sau một cuộc hải trình vượt biên dài đằng đẵng trong khó khăn hiểm nguy tưởng chết, chàng thanh niên 20 tuổi đến được xứ Phi Luật Tân và phải sống cuộc đời tị nạn vô tổ quốc tới 12 năm trời, phải đương đầu với nhiều gian khổ cùng cực của đời người tị nạn bị bỏ rơi cho tới
một hôm, anh nhận được lá thư của một cô bạn thuở ấu thời đã định cư tại Montreal từ năm 1993 và đã cố công tìm kiếm anh từ dạo ấy. Sau đó vào năm 2000, họ cưới nhau và cô bạn bảo lãnh anh sang Canada với bước đầu bỡ ngỡ rụt rè. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, anh Thiện đã nhanh chóng hội nhập cuộc sống mới và nhận được việc làm ở kho hàng của một công ty sản xuất và ngay sau đó với tài quản trị điều hành anh được cất nhắc lên chức vụ điều hợp viên nhân lực. Không ngừng lại ở đó, anh ghi danh học ngành xã hội đại học McGill Montreal , đem những kinh nghiệm thực tiển bổ túc thêm các lý thuyết giáo khoa xã hội và tốt nghiệp hạng danh dự rồi làm cán sự xã hội cho tới nay.

Với học trình xuất sắc, Thiện được mời tham gia vào hội quốc tế chìa khóa vàng danh dự chỉ dành riêng có các sinh viên đại học giỏi trên thế giới.

Năm 2006, anh đoạt giải thưởng chìa khóa vàng nhờ sáng kiến ghi nhận được công trình của những hội viên có thành tích xuất sắc cân bằng được tương quan bổ sung giữa gia đình và nghề nghiệp.
Hiện nay, anh còn tham gia vào Hiệp Hội Ngưới Canadian gốc Việt và Ủy Ban Tư Vấn Công Dân tại văn phòng giảm án Ottawa.

2) Hội đồng thành phố San Jose(California) công nhận khu phố Little SaiGon:

22 November 2012

Phong Lan Báo Hỷ

Hoàng Thảo Báo Hỷ - Dendrobium secundum là một giống phong Lan cao chừng 50-70 cm, lá dài 10-14 cm, ngang rộng 3 cm. Giò hoa dài từ 10-13 cm, mọc ở gần ngọn cây. Hoa nhỏ 1.25 cm chừng 50 chiếc mọc chi chít, không nở bung ra nhưng có hương thơm.

Điều kiện nuôi trồng Lan Báo Hỷ cũng như các giống Dendrobium khác, nhưng Lan này được ưa trồng trong các giỏ gỗ hay trên cành cây cho thoáng rễ. Hoa nở vào đầu mùa Xuân cho đến cuối mùa Hè tại các khu rừng thuộc Phan Rang, Đắc Lắc, Lang Bian, Đà Lạt, Nam Cát Tiên, Sông Bé, Lộc Ninh, Đồng Nai và nó còn được trồng ở Thái Lan, Myanmar, Indonesia, Philippine.








Chúng ta thấy ở Hoàng Thảo Báo Hỷ một vẻ đẹp sang cả, thanh thoát;  làm ta như quên hết mọi phiền muộn, cảm giác thật thư thái, dễ chịu... 

CÂU CHUYỆN LÀM RUNG ĐỘNG CỘNG ĐỒNG FACEBOOK

20 NĂM BỊ MẶC ÁO SẮT BỊ RÚT MẬT,
GẤU MẸ GIẾT GẤU CON RỒI TỰ SÁT
 

Được 1 người bạn nhờ đến trông giúp trang trại gấu trong 1 vài ngày, tôi đến biệt thự của anh ta, nằm ở Tây bắc thành phố.
 
Nửa đêm, tôi khó ngủ nằm trằn trọc trên căn gác nhỏ. Những tiếng gió từ núi thổi liên tục, như 1 tiếng gì đó vừa đau khổ vừa tuyệt vọng. Đột nhiên, tôi nghe thấy 1 tiếng động nhẹ, và còn có cả tiếng gọi. Tôi ngồi dậy và hỏi “ai đấy?”. Không có tiếng trả lời, sự im lặng đáng sợ bao trùm. Lấy hết dũng cảm, tôi bước ra đẩy cửa. Hóa ra ngoài cửa là 1 chú gấu con. Cái thân béo béo của nó nằm cuộn tròn lại, bộ lông mềm mềm. Nó nhìn tôi, phát ra những tiếng kêu nhỏ. “Gấu, gấu, đến nhanh”, tôi vừa gọi vừa giang tay ra, gấu con bò về phía tôi, bàn tay nhỏ đặt lên người tôi. Nó dùng cái lưỡi ấm áp liếm tay tôi.
 
Trời sáng, ông Trương người làm đưa tôi đi xem phòng của gấu. Tôi được đưa đến 1 nơi có kiến trúc vững trãi, rộng hàng nghìn mét vuông. Bên trong có 1 khoảng rất rộng, đặt 6 cái lồng, mỗi lồng có 1 chú gấu đen. Trên người chúng đều được đeo 1 vật gì đó phát sáng. Ông Trương nói với tôi: đó là dụng cụ để lấy mật gấu. Bây giờ giá của mật gấu là 300 tệ/gam (gần 1 triệu đồng việt nam – PV)”. Ông đưa tôi đến trước 1 cái lồng, giơ tay ra và nói “Chúng ta bắt đầu lấy mật nào”.
 
Tôi thấy 2 công nhân khỏe mạnh buộc chặt chân trái và chân phải của gấu, mỗi bên bụng của gấu bị kéo bởi 1 sợ dây thừng to nối với 1 ròng rọc đặc biệt. Họ bắt đầu kéo dây, bụng của gấu bị thắt dần lại, có những tiếng rên phát ra. Đột nhiên, gấu phát ra 1 tiếng gào hết sức thảm thương. 4 cánh tay của Gấu vẫn còn có không gian để cào vào mặt, miệng gấu phát ra những âm thanh ghê rợn. Những ống thép đâm vào được hạ xuống, chất màu xanh chảy ra. Những người công nhân bắt đầu thả lỏng dây thừng, tiếng gào thét vẫn tiếp tục.
 
Tôi nhìn thấy những giọt nước mắt của gấu không ngừng chảy, và cũng giống như con người nghiến răng lại, gấu đang cố chống chọi với những nỗi đau không thể nào kìm nén. Thật là kinh khủng, tôi không thể nhìn được nữa và cúi đầu bước đi. Lúc đó, tôi mới hiểu rằng, những tiếng kêu gào ban đêm tôi nghe được chính là tiếng kêu thảm thương của các chú gấu.
 
Ông Trương đi với tôi ra ngoài cửa, tôi run rẩy hỏi ông ta “Các ông có tình người không, đó cũng là những sinh mệnh”. Ông Trương bình thản nói đạo lý “Không có cách nào khác, chúng tôi làm thế vì cuộc sống”. Một lúc đợi cho tâm trạng ổn định hơn tôi hỏi ông ta: “Bao lâu thì lấy mật gấu 1 lần?”. Ông trả lời: “Còn phải tùy tình hình, nếu nước mật mà nhiều thì lấy 1 ngày 2 lần, ít thì 2 ngày 1 lần. Bình thường mỗi năm 1 chú gấu có thể tạo ra được 2000 gam mật, có thế lấy trong vòng 10 năm”. Tim tôi như muốn vỡ ra, 1 ngày 2 lần, 10 năm, 1 con số thật đáng sợ. Vậy có nghĩa là 1 chú gấu mỗi ngày sẽ bị dày vò 2 lần, và sẽ phải chịu đựng trong vòng 10 năm, 7200 lần đau đớn.
 
Tôi nói phải đi về. Ông Trương nói lát nữa phải làm tiểu phẫu cho gấu con, lúc này quan trọng không thể về, ông đại diện cho Tổng giám đốc Lưu, ông về rồi, có chuyện gì ai dám chịu trách nhiệm. Tôi đành phải tiếp tục theo ông ta về phòng của gấu. Theo tiếng gọi của ông ta, 4 người công nhân trói gấu lại.
 
Chú gấu nhỏ nhìn mọi người với ánh mắt sợ hãi, khi ánh mắt nó nhìn tôi, có gì đó như muốn cầu cứu. Mắt tôi cũng bắt ướt, lúc đó, nó như quỳ trước mặt tôi… Ông Trương ra lệnh bắt đầu tiểu phẫu, chú gấu thất vọng ôm đầu… Những tiếng thét lại bắt đầu… Đó là những tiếng thét đau thương nhất trên thế giới mà tôi đã từng nghe.
 
Cũng vào lúc đó, cảnh tượng bất thường đã xảy ra, chú gấu to trong lồng thét lên 1 tiếng và nhảy dựng lên. 4 người công nhân đang giữ gấu con hoảng sợ. Tôi lúc đó cũng lặng người ra, chân như cứng lại, một bước cũng không thể chuyển động được. Nhưng chú gấu to không hề để ý tới sự tồn tại của tôi và mấy người xung quanh, chạy nhanh đến trước gấu con, dùng bàn tay của mình để tháo sợi dây nhưng không thể nào gỡ được. Nó chỉ có thể hôn gấu con, ôm gấu con vào lòng, dùng lưỡi để liếm những giọt nước mắt đang chảy của gấu con, kêu nhẹ nhẹ như để an ủi đứa con yêu thương của mình. Gấu con không ngừng gọi mẹ và kêu cứu, cứu mẹ và cũng để cứu chính mình.
 
Đột nhiên, gấu mẹ kêu lên những tiếng kêu điên dại, dùng bàn tay của mình bóp chặt lấy cổ gấu con, vừa hét vừa dùng sức… cho đến khi thân thể của gấu con trở nên mềm oặt và ngã xuống, gấu mẹ mới thả lỏng tay ra. Nó nhìn đứa con của mình chết đi mà không ngừng thét lên những tiếng kêu đau đớn, con à, mẹ không thể cứu con, nhưng mẹ không thể để cho con tiếp tục phải chịu đau đớn. Gấu mẹ tự cào rách người mình, rồi cố gắng kéo những ống sắt trong người mình ra, máu cứ thế tuôn chảy. Gấu mẹ lại hét, những tiếng hét như điên cuồng và ngã xuống. Tôi tê liệt cả người, bản thân tự hỏi không biết làm thế nào để thoát khỏi cái phòng gấu đầy tàn bạo này.
 
Suốt ngày hôm đó, đầu óc tôi tràn ngập những cảnh tượng man rợ. Lòng tôi tự hỏi: hành động của gấu mẹ có phải là vì tình mẫu tử? Tôi nghĩ đúng là như vậy, là sự không thể chịu đựng thêm nữa của tình mẫu tử. Vào giờ đó, lúc đó, gấu mẹ không còn cách nào khác phải giúp con mình giải thoát khỏi nỗi đau khổ như địa ngục mà nó phải chịu đựng suốt 20 năm.
 
Có những chú gấu không thể chịu đựng được nỗi đau khổ của việc mỗi ngày lấy mật đã tự sát. Để phòng tránh việc này, con người đã tạo ra giáp sắt, gắn lên người gấu. Toàn thân gấu không thể cử động, trừ cái đầu. Khi bị lấy mật, động tác duy nhất gấu có thể làm đó là không ngừng lắc đầu. Những chú gấu bị nhốt trong lồng thời gian dài nhất là khoảng 22 năm. Không được chuyển mình, không được đứng thẳng, chỉ có thể đau!!! Không có cây cối, không có mặt trời, cũng không có bóng tối!!! Không có tự do, chỉ có nỗi đau.
 
Do những vết thương lúc lấy mật không thể nào lành lại được, cũng không bao giờ hồi phục, do nỗi đau bị dày vò trong nhiều năm, rất nhiều gấu bị ung thư, và đa số là bị ung thư gan. Không những thế, một số người cho rằng chân gấu là mỹ vị của dân gian, mà lòng bàn chân được cắt từ cơ thể sống được cho là có mùi vị ngon nhất. Những chú gấu tội nghiệp trước khi được cứu ra ngoài còn bị con người chặt 2 bàn chân.
 
Câu chuyện trên được ghi lại tại trại nuôi gấu lấy mật ở Trung Quốc. Tuy nhiên, vấn đề nhức nhối này cũng không hiếm, khi những chú gấu bị đánh bắt, nuôi trộm để rút mật đem bán. Hơn đâu hết, Việt Nam là một trong những quốc gia có ngành công nghiệp mật gấu-ngành kinh doanh độc ác phát triển.
 
***HÃY GIỮ LẤY NGÔI NHÀ CỦA GẤU:
Hướng dẫn chi tiết xem ởhttp://www.animalsasia.vn/
Theo Facebook của Vạn Sự Thông

Một Góc Nhìn "Rất Tôn Tử" Về Cuộc Xâm Lăng Của Nga Vào Ukraine* (Do people in Russia know that Putin is fighting the wrong enemy?)

John Andressen (Ukraine của bạn? - Không! Ukraine là của tôi) Người dân Nga có biết Putin đã nhận lầm kẻ thù để đánh không? Giống như Sa hoà...