31 August 2010

Lên xe, cậu em trai mở nhạc, vặn thật lớn bài hát mà tôi rất thích:
... " Nếu chỉ còn một ngày để sống
Chợt nhận ra cuộc đời quá đẹp
Phải chăng ta sống quá vội vàng
Nên ra đi chưa được bình an ... "
Đúng thật , cả một đời tôi luôn sống quá vội vàng , thì làm sao có thể ra đi bình an ? Một lần nữa, xin cám ơn cái ngày đặc biệt này, đã giúp tôi có một cái nhìn mới , khác hơn về cuộc sống
(Trích từ một câu chuyện qua email)

Cộng Đảng Việt cố bám dây đu

Nỗi nhục ê chề của kẻ tôi tớ.

Chính sách đu dây của Cộng Đảng Việt là chuyện xưa như trái đất, và ai cũng biết. Nhưng chính sách ấy chưa hẳn lúc nào cũng tốt. Như trong trường hợp Nước Việt hiện nay. Đã bị Tàu Hoa Lục chèn ép đến độ không còn cụ cựa được mà vẫn còn muốn đu.

Mỹ đã cắt dây đu này khi ngọai trưởng Hillary Clinton tuyên bố thẳng thừng ở Thăng Long chống lại ý đồ và hành động tham tàn của Bắc Kinh trên Biển Đông, điều mà dường như Hà Nội mong muốn.

Thế nhưng Hà Nội vẫn cố đu. Càng đu chỉ tổ càng bị nghi kỵ, rút cuộc không còn ai tin  kẻ ham đu nữa. Cho rằng Mỹ cũng khó chơi, nhưng cũng dễ gỡ. Nước Tàu phía bắc thì khác. Cái thâm độc của Chủ Nghĩa Đại Hán trải dài qua lịch sử bang giao Tàu-Việt hàng nghìn năm chưa đủ giúp sáng mắt hay sao?

Nhưng sau những ngày hăng tiết vịt đi trệch hướng do Tàu Cộng đã vạch sẵn, Hà Nội rất áy náy lo âu. Tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng quốc phòng Hà Nội, một đại diện thiếu danh chính ngôn thuận của Đảng và Nhà Nước lại vội vàng sau đó chạy sang Tàu vuốt ve Bắc Kinh.

TTR xin trích một đoạn  chính yếu trong  bài viết của nhà báo Bùi Tín về việc này như sau:
"Nghiêm trọng hơn, Vịnh dám đưa ra chính sách 3 không, nói rõ là : Việt nam sẽ không bao giờ tham gia một liên minh quân sự nào ; Việt nam sẽ không là đồng minh quân sự của bất cứ nước nào ; Việt nam sẽ không cho nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt nam, không dựa vào nước này để chống nước kia."

"Ai cho phép Vịnh, một thứ trưởng quốc phòng, không có chân trong bộ chính trị, không có chân trong Ban chấp hành trung ương đảng, không có chân trong đảng ủy quân sự trung ương, cũng không hề là đại biểu quốc hội, lại dám khẳng định một đường lối chính trị - ngoại giao - quốc phòng trọng đại như thế? Và đường lối này chưa hề được bàn cãi, quyết định, công bố bởi quốc hội, ngay khi quốc hội chỉ là một công cụ của đảng. Chủ tịch nước, thủ tướng, bộ trưởng ngoại giao và cả đến tổng bí thư đảng CS cũng chưa bao giờ công bố một đường lối chính trị - quốc phòng - ngọai giao mang nội dung như thế. Đằng sau Vịnh là ai? Ai cho phép Vịnh công bố điều ấy? Sao lại công bố trên đất người ta?"

"Lý do duy nhất chỉ có thể là Vịnh đã nói theo sự mong muốn của bọn trùm bành trướng, theo chỉ thị của nhóm tay sai bọn bành trướng, nhằm tước đi quyền lựa chọn đồng minh khi cần thiết để bảo vệ lãnh thổ của Tổ quốc và cuộc sống an toàn của nhân dân. Vịnh đã dâng bọn trùm bành trướng chiếc dây thừng trói chặt tay dân ta, không còn được quyền tự do hành động khi Tổ quốc lâm nguy, khi gặp quốc nạn thì đành chịu chết, không được kêu cứu ai !"

TTR

29 August 2010

Vài Điều Về Bịnh Ung Thư


Phân Biệt Bướu Lành Và Bướu Độc

Bướu lành là loại bướu không có nguy hiểm trong cấp thời, tuy về sau vẫn có thể trở thành bướu độc, chúng có giới hạn rõ rệt, nghĩa là chúng chỉ lấn chỗ các mô lân cận nhưng  không xâm chiếm các mô đó. Trên da hoặc nơi màng trơn lót cơ quan, bướu lành mềm, không chảy máu, chỗ có bướu mềm mại. Nhìn trên kính hiển vi, bướu lành có cấu trúc của một mô bình thường. Ngược lại bướu độc không có giới hạn rõ rệt, chúng xâm chiếm các mô ở cạnh. Trên da hoặc trong miệng chẳng hạn, chỗ bướu cứng và chảy máu khi ấn ngón tay vào. Chỗ bướu có thể bị ung loét. Nhìn trên kính hiển vi, bướu độc có cấu tạo lộn xộn. Nếu tăng độ phóng lớn lên, sẽ thấy các tế bào có hình dáng không bình thường. Nếu không cắt bỏ, bướu độc sẽ thâm nhập các mạch máu và mạch bạch huyết để chiếm ngụ các cơ quan khác.

 Đàn Ông Có Thể Bị Ung Thư Vú Không ?

Thưa có, dù chỉ chiếm tỷ lệ 1% các trường hợp ung thư vú. Dạng ung thư nầy có thể xảy ra nơi người đàn ông, vì họ cũng có các mô vú. Đặc biệt trong các trường hợp nhận liều lượng lớn họoc môn oestrogen, hoặc ngược lại trong trường hơp bị giảm lượng sản xuất testoteron, chẳng hạn khi dịch hoàn bị tổn thương. Một khối nhỏ làm đau nằm bên dưới quầng vú là triệu chứng thông thường nhứt, thường có kèm theo chảy nước. Tuổi trung bình để chẩn đoán dạng ung thư nầy là giữa 60 và 65. Nhưng tiếc là việc chẩn đoán nầy thường được thực hiện trễ.

Tại Sao Rụng Tóc Khi Bị Bịnh Ung Thư ?

Không phải bịnh ung thư làm rụng tóc, mà là do ở trị liệu. Nguyên tắc của hóa trị liệu là tấn công các tế bào phân chia nhanh, một đặc diểm của các tế bào bị ung thư. Vấn đề là các hóa chất dùng dể trị liệu tấn công luôn các tế bào lành mạnh khác trong các cơ quan, các tế bào nầy cũng tự phân trong tiến trình thường xuyên đổi mới. Đặc biệt là các tế bào trong hệ thần kinh cột sống, trong ống tiêu hóa ( do đó đưa đến các cơn ói mửa ), và trong các nang lông tóc, cũng bị hủy hoại. Do đó tóc, lông và chân mày bị rụng. Nhưng các tế bào gốc không bị tổn thương, nên hoạt động của tế bào trở lại bình thường khi việc trị liệu chấm dứt và tóc sẽ mọc trở lại.

( Theo tạp chí Science&Vie Số Đặc Biệt tháng 6/2010, về Bịnh Ung Thư )

NQMINH  PARIS 

27 August 2010

Thơ Lan Đàm





Click to enlarge

Thử chia sẻ những suy nghĩ về một xã hội mất niềm tin

Sự Tử Tế
 
"Sự  tử  tế trong cuộc sống đã ngày càng trở thành một điều gì đó xa xỉ .

“Người cần sự cứu giúp gặp kẻ muốn ban ơn, cũng thành sự tử tế. Người sa cơ lỡ vận gặp kẻ cần tiếng thơm để toan tính những việc xa hơn cũng thành sự tử tế.”

“Nghĩ cũng lạ. Lạ vì khi chúng ta chưa có chính quyền trong tay thì nhân vật của văn nghệ chủ yếu là những người nghèo khổ. Ngày nay khi quyền hành đã về một mối, thì những người nghèo khổ bất hạnh trong văn nghệ bỗng dưng biến mất, y nhu là đồng bào của chúng ta bây giờ rất xa lạ đối với sự nghèo khổ, hoặc giả những người nghèo khổ đã chạy sang thế giới bên kia cả rồi.”

“Khi đời sống tồi tệ bất công thì nhân tính bị xói mòn, thiện ác lẫn lộn. Chống sự suy thoái của đời sống chính là chống sự xói mòn nhân tính.”

“Chúng ta còn khốn đốn nếu có nhiều người không thật, nếu có nhiều điều không thật, nếu có nhiều sự việc không gọi bằng đúng cái tên thật của nó.”

“Dốt nát là sức mạnh của ma quỷ.”

 “Đừng nghe những lời tâng bốc hão huyền, vì bi kịch và hài kịch thường xảy ra ở bất cứ đâu khi giữa cuộc đời và thuyết giáo là một khoảng cách quá xa.”

“Vĩ đại thì cháu nói thật là cháu chỉ được nghe chứ cháu chưa đuợc nhìn thấy.”

“Làm sao để khi từ giã thế giới, ta không chỉ nằm xuống như một người từ tế, mà điều quan trọng là ta có thể từ giã một thế giới tử tế hơn, trong đó con người được chăm lo hơn”

Một phim tài liệu đáng xem

25 August 2010

Thơ Mùa Vu Lan

Phản hồi từ post "Nhớ Một Thuở với Ritta Hayworth

Rita, Rita!

Tiếng Thông Reo đã chọn lựa xuất sắc tiếng hát của Ritta Hayworth cho bài Mon cœur s'ouvre à ta voix. Cách diễn xuất, đôi mắt, điệu nhảy, Ritta hay hơn, trội hẳn Maria Callas, Marilyn Horne, Janet Baker, Elina Garanca …(là những giọng ca được đề nghị) CKP
Rita, Rita!
Ngày đó em mở cửa lòng anh với tiếng hát
đắm say, với đôi mắt tình si
Nhịp tim anh nhún nhảy
theo bước chân em dịễm kiều
Mình bước vào đời nhau
Đuổi theo cánh mộng
của tiếng hát em tuyệt vời.
Ngày đó em thích tựa vai anh
ngủ như trái sầu chín mộng
Thuở đó rồi tình cũng chia xa
Em ngồi chong đèn một mình
Đốt cánh thời gian thương nhớ …
Mình lại tìm về với nhau
Quay cuồng điệu luân vủ
Dìu nhau đến tận cùng
bờ bến của đắm say
Nhịp tim mình sum hợp
Chan hòa tiếng hát của Tình yêu
Rita! Rita!
Hãy đong đầy anh, đong đầy anh
với bao ngất ngây !
Như thuở nào! Ngày đó và bây giờ.

Cao Kiều Phong (8/22/2010)
Ghi theo nhịp tim trong tiếng hát của em.

Chuyện chó cán xe

 Nổi hứng bất tử

Mới đây một cặp vợ chồng cũng đã có tuổi lên cơn bất ngờ cùng nhau nhất trí làm cái việc riêng tư ngay dưới một bãi tắm thanh thiên bạch nhật gió biển lồng lộng. Có người tò mò đứng nhìn. Nhưng có người thấy khó chịu bèn gọi cảnh sát. Cặp sướng quên đời lên xe về bót. Hình do một thân hữu phía nam Nước Mỹ gửi về.


24 August 2010

Để dễ mường tượng

Tiếng Thông Reo xin phác họa những nét chính tình hình Đông Á hiện nay trong hình minh họa dưới đây. Nếu Bắc Kinh tiếp tục theo đưổi chủ nghĩa bá quyền (đơn giản là ăn hiếp các nước nhỏ trong vùng), chắc chắn sẽ gặp nguy cơ mà trước tiên là bị bao vây từ khắp các ngả tiến ra Thái Bình Dương.


Tiếng Thông Reo

Giới thiệu bài viết đăng trên Sài Gòn Echo

TTR xin giới thiệu một bài viết tóm lược tình hình Biển Đông sau lời tuyên bố của ngoài trưởng Mỹ tại Thăng Long, Nước Việt, trên Diễn Đàn Các Nước Đông Nam Á. Mời quý anh chị theo dõi. (NMTâm, Mississauga giới thiệu)

Chuyển hướng của thế giới
Tác Giả : Lê Văn Xương.

Bắc Kinh cảm thấy bị hố nặng khi tuyên bố vùng biển lưỡi bò (biển Đông nước ta) là lãnh thổ bất khả phân của Hán

Cục diện thế giới thay đổi mau chóng khi Bà Ngoại Trưởng Mỹ tuyên bố đường lối mới của Mỹ đối với các tranh chấp do Bắc Kinh gây ra trên vùng biển Đông của Việt Nam tại Diễn Đàn An Ninh Khu Vực, được Hiệp Hội các nước Đông Nam Á tổ chức tại Thăng Long vài tuần lễ trước đây . Chủ trương của Mỹ được Bà Ngoại Trưởng trình bày rất rõ ràng : “ Mỹ không đứng vào phía nào trong cuộc tranh chấp này, Mỹ ủng hộ việc quốc tế hóa vấn đề Biển Đông được các quốc gia Đông Nam Á chủ trương, yêu cầu các phía tuân thủ quy tắc hành xử đã được các bên thỏa thuận trước đây ” . Lời tuyên bố của phía Mỹ được ngoại trưởng các nước Đông Nam Á đồng thanh bày tỏ sự ủng hộ cao độ qua các lời phát biểu của các vị đó trong Diễn Đàn . Một việc hầu như ít thấy sảy ra trong lịch sử hơn 40 năm hình thành tổ chức khu vực này . Trước các lời phát biểu liên quan đến lập trường thống nhất của tập thể các nước chủ nhà, Ngoại Trưởng Trung Cộng bỏ phòng họp ra ngoài , có lẽ để xin chỉ thị từ Bắc Kinh hoặc để tránh bị làm nhục tại Hội Nghị Quốc Tế mà Bắc Kinh tự nghĩ rằng họ hoàn toàn có khả năng thao túng dựa vào sức mạnh tài chánh cũng như quân sự của mình như họ đã từng làm trước đây tại các hội nghị do các nước ĐNÁ tổ chức .

Biển Đông hoàn toàn không phải là nội hải như biển Caspian hoặc Hắc Hải , cũng khác nhiều với vùng biển Baltic, nên một nước nào đó xử dụng sức mạnh cơ bắp xác nhận quyền làm chủ hoàn toàn theo cách nào đó, ngay tức khắc sẽ gây ra các hệ lụy khôn lường đối với an ninh khu vực cũng như toàn cầu . Bắc Kinh trong thời gian qua đã hành động theo chiều hướng đó bất chấp quy luật hành xử được các phía thỏa thuận trước đây . Thế giới cũng như Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á hành động quyết liệt , thực tế chỉ là các đáp ứng đối với thái độ vô trách nhiệm của Bắc Kinh đối với an ninh khu vực cũng như đối với thế giới mà thôi . Trên căn bản đó, xin được cập nhật hóa các diễn biến mới nhất liên quan đến cục diện trong vùng mới diễn biến trong tuần lễ qua .

1 – VÙNG ĐÔNG BẮC Á .

Thông báo về tin tặc của Talawas

Thứ ba, ngày 24 tháng tám năm 2010

Thông báo về việc tin tặc tấn công trang talawas ngày 23/8/2010

Vào khoảng 18 giờ chiều (giờ GMT + 1) ngày 23/8/2010, tin tặc đã đột nhập được vào máy chủ của talawas và treo thông tin giả như thường lệ về việc talawas đã ngừng hoạt động. Hai tiếng đồng hồ sau, chúng tôi đã giành lại quyền kiểm soát máy chủ và hiện đang tẩy trùng cũng như tìm cách khôi phục các dữ liệu đã bị tin tặc xóa bỏ. Cũng trong ngày hôm nay, tin tặc tấn công các trang X-Cafevn, Dân Luận và Đàn Chim Việt, và để lại cùng một loại dấu tay trên các trang này. Trước đó, nạn nhân là các trang Tiền Vệ, Thông Luận và một số Blog khác. Đây không phải là đợt khủng bố mạng đầu tiên đối với các trang mạng tiếng Việt cổ xúy tự do ngôn luận, và chắc chắn không phải là đợt cuối cùng. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm những điều cần làm: Chấn chỉnh kĩ thuật, hạn chế thiệt hại, rút thêm nhiều kinh nghiệm, và trở lại với độc giả trong thời gian tới. Tạm thời, chúng tôi sử dụng hình thức nhanh gọn này để đăng tải bài mới và giữ liên lạc với độc giả. Bài vở trên talawas vẫn tiếp tục được đăng đúng như kế hoạch đã thông báo cho các tác giả. Hẹn gặp lại bạn trên trang nhà quen thuộc.

talawas

21 August 2010

Ảnh đẹp Như Thương


Biển Cỏ Lau







Buổi sáng trên bãi biển Florida

Thơ Dương Quân trong mùa Vu Lan

LỤC BÁT CỦA MẸ
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Ngóng về quê mẹ ruột đau chín chiều
(Ca dao)

Ta rất thèm nghe bài thơ Lục Bát
Ru hồn ta thời tuổi ngọc ca dao
Thuở nằm nôi vẫn thường nghe mẹ hát
Tiếng "ầu ơ" như dòng sữa ngọt ngào.

Ta nhớ lắm những vần thơ Lục Bát
Những trưa buồn theo nhịp võng đong đưa
Bóng mẹ già như hàng cau dịu mát
Dìu ta vào no giấc ngủ say sưa.

Ta lớn lên từ vòng tay của mẹ
Cho đến khi biết chạy nhảy vui đùa
Vẫn nghe câu ca dao từ thuở bé
Mẹ còn ru thêm những đứa em thơ.

Rồi một ngày, ta không còn nghe nữa
Mẹ đã già như trái chín trên cây
Tiếng ca dao mơ hồ xa diệu vợi
Mẹ ra đi - vĩnh biệt thế gian này.

Dòng đời trôi chập chùng như lốc xoáy
Ai xui ta giờ sống kiếp lưu đày
Bụi thời gian dẫu phai mờ ký ức
Tiếng mẹ già như còn vẳng bên tai.

Đã bao năm âm thầm trên đất khách
Ta ngỡ quên ngày tháng cũ xa xôi
Mẹ từ lâu, cõi mịt mù xa vắng
Còn tuổi ta cũng tóc bạc da mồi.

Bỗng hôm qua, ta đọc trang tình sử
Bài thơ "Em Từ Lục Bát Bước Ra"*
Lời bâng khuâng khiến lòng ta đau nhói
Hồn miên man thương nhớ bóng mẹ già

Ta chợt hiểu lẽ Vô Thường, bất định
Đời người như sương sớm, nắng chiều hôm
Cám ơn em, nhắc cho ta nhớ lại
Lời ru xưa của mẹ, để thêm buồn.

DƯƠNG QUÂN

*Tựa bài thơ của Huệ Thu

20 August 2010

Các chặng gập ghềnh liên hệ ngoại giao Hoa Kỳ-Tàu Cộng

Liên khúc: Trần Thiện Thanh

Qua giọng Nguyên Khang và Ngọc Hạ:
Mời quý anh chị nghe
"Khi Người Yêu Tôi Khóc" và "Trên Đỉnh Mùa Đông."

Tùy bút Như Thương

RÊU PHONG

Ngược dòng thời gian, Huế đối với tôi chỉ là những điều tôi biết được qua sách vở học trò trong hình ảnh mái tóc thề rất con gái của các cô nữ sinh Đồng Khánh, qua những áng thơ văn, lời nhạc ca tụng đất Thần kinh, qua đôi mắt con gái Huế e thẹn và đuôi mắt tình tứ nghiêng nghiêng vành nón, qua màu tím Huế ở đâu đó trong những tà áo dài lên chùa hái lộc đầu Xuân, trong những chiếc quai nón màu tim tím quyến rũ, qua những nàng Công Tôn với tên gọi thật đài các và mang những ý nghĩa lãng mạn, qua những nét dịu dàng, nhỏ nhẹ nữ tính, của dáng con gái Huế thon thả và của thế giới chữ nghĩa bóng bẩy văn chương trong biết bao ngôn từ, tên đặt cho người, địa danh và cảnh vật tự thuở xa xưa.

Ngày còn học trung học, tôi đã làm những cô bạn người Huế ngạc nhiên lẫn thú vị khi tôi cố gắng học thuộc tên của bạn bè như là Công Tằng Tôn Nữ Thị Đoan Trang, Tôn Nữ Huyền Phương, Huyền Tôn Nữ Thị Tâm Đan ...và tất cả đã được tôi gọi là các nàng Tôn Nữ Thị Hoàng Cung cho dễ nhớ.

Tôi không sinh ra ở Huế. Không phải là một người con của Huế. Cũng không phải là nàng dâu của Huế và nhất là tôi chưa bao giờ biết Huế cả. Thế mà tôi đã đến thăm Huế, rồi lúc chia tay với Huế, tôi đã bịn rịn như thể là chia tay với người yêu ... dường như con người, cảnh vật và cả cái không gian trầm lắng ở Huế đã làm tôi tương tư Huế một cách lạ lùng. Một nỗi nhớ rất nhẹ nhàng đã đi vào trí nhớ tôi. Dẫu đã xa Huế nhưng tôi vẫn không thể nào quên Huế được, nỗi nhớ thật gần và tôi ao ước được trở lại thăm Huế lần nữa và lần nữa ... Nhưng biết đâu rồi cuộc đời sẽ chỉ có một lần gặp nhau thế thôi, phải không Huế? Huế trong tôi đã trở thành dấu ấn khó phai, nhưng có lẽ Huế sẽ chờ đợi tôi thêm một lần hội ngộ nữa phải không - Huế như người con gái có nét đẹp cổ kính và thủy chung ngàn đời.

Bây giờ tôi mới hiểu vì sao mình lại ngẩn ngơ, bồi hồi trước nét đẹp của Huế - cái trầm mặc của lăng tẩm dường như là một sự nhẫn nhục, bằng lòng nét tàn phai thời gian và có lẽ nó cũng ẩn tàng một lời thách thức cho sự trường tồn.

Dường như tôi nghe lời ngậm ngùi, than thở của cung vàng điện ngọc xa xưa. Có lẽ vẫn còn đâu đây dấu chân thiên tử, gót ngọc hài sen của bậc mẫu nghi thiên hạ hay dáng tha thướt của các cung tần mỹ nữ từng lặng lẽ đi qua những con đường cung cấm suốt cuộc đời xuân sắc và cô đơn. Phế tích rêu phong còn đây mà hồn người đã lặn hụp qua bao kiếp luân hồi rồi chăng? Ai sẽ là người kể lại những bí ẩn cung đình hay chỉ còn những bức tường loang lỗ đứng đấy như là chứng nhân câm lặng nhìn người người qua lại, nhìn năm tháng phôi pha. Bàn tay ai chạm được cái quá khứ vàng son thuở xưa ấy chắc hẳn sẽ thấu hiểu được cái nghĩa của thăng trầm một cách tận tường. Giữa cái vô thường ấy, cái thiện tâm tự đáy lòng sùng bái được thể hiện trong dáng cung kính gối quỳ. Con người đã dâng cái tĩnh lặng lòng mình vào chốn hư vô một cách tâm thành.

Gom hết những từ ngữ để diễn tả về Huế mà tôi biết, cũng làm tôi chưa có thể hình dung ra được Huế như thế nào cho đến khi tôi đặt chân đến Huế. Huế buồn da diết đến mức độ nào thì tôi chưa biết, vì tôi chưa có dịp biết Huế vào những ngày mưa dầm dề và buồn da diết như con dân Huế diễn tả, nhưng tôi đã cảm nhận được nỗi buồn ấy qua màu trời xám nhạt, dẫu là ban trưa đứng bóng hay chiều xế tà. Một o bán hàng trong sạp nón lá ở chợ Đông Ba đã nói với tôi: “Trời Huế buồn như vậy đó”.

Nếu có người hỏi tôi sông Hương như thế nào, tôi sẽ chẳng ngần ngại nói rằng sông Hương êm đềm như tên gọi của nó, một dòng sông phẳng lặng như giải lụa, không gợn sóng, không uốn khúc quanh co, trải rộng lòng mình ra với núi non mây trời bao la một cách chân thật, không dấu diếm. Mỗi người có quên đi cái bon chen, vội vã của cơm áo đời thường khi nhìn cảnh trời mây sông nước hữu tình như thế chăng? Khi tôi đứng trên thành cầu Trường Tiền nhìn sang hai bên bờ tả, hữu ngạn, dòng sông cho tôi một cảm giác của đượm nồng tình yêu với hình ảnh của núi Ngự Bình như chàng trai đa tình ôm nàng sông Hương trong vòng tay lãng mạn của mình một cách đắm say.

Cầu Trường Tiền sáng chiều dường như trẻ lại theo những tà áo trắng học trò ngày hai buổi đến trường Đồng Khánh trên đường Lê Lợi. Lâu lắm rồi tôi không được thấy cảnh như thế nữa trên những quãng đường tan học về. Dịu dàng và quyến rũ làm sao với những tà áo thướt tha trong vóc dáng thiên sứ, để cho học trò trường Quốc Học ngẩn ngơ rồi men theo những hàng cây tìm đến mật ngọt tình yêu ngây thơ trong trắng đầu đời. Có lẽ không có những nụ hồng để tỏ tình cho những mối tình học trò như thế, nhưng có màu xanh của lá bên đường che dùm bóng nắng cho em và có những chiếc lá vô tội bị ngắt vụn ra trên tay nàng từ cổng trường ngang qua cầu Trường Tiền, sông Hương về đến nhà.

Tôi cũng sẽ chẳng quên được cái chân chất của những người con Huế. Họ có thể là một nhân viên trong khách sạn, một bác đạp xe xích lô ngang cầu Gia Hội, một anh vá xe đạp bên lề đường gần chợ Đông Ba hay chỉ là một cô bán hàng cơm trưa cho khách lỡ đường trên những quãng đường xa mù đến những lăng tẩm cung đình trên những khu đồi yên tĩnh. Bất kỳ một câu hỏi nào của khách đi đường cũng đều được họ trả lời một cách nhiệt tình và thật thà. Tôi nghĩ rằng họ rất hiếu khách, dẫu người khách lạ nào đó như tôi chỉ là sơ ngộ và bên cạnh cuộc đời cặm cụi cơm áo, họ rất hãnh diện và sung sướng được nói với khách phương xa về nơi họ sống, về những địa danh, truyền thuyết và lịch sử về Huế. Mỗi một người mà tôi gặp trên đường đi đều kể lại cho tôi nghe những trang sử, giai thoại và truyền thuyết của thế giới cung đình vua chúa, lăng tẩm một cách say mê.

Qua khỏi Đàn Nam Giao, tôi đã ghé thăm lăng vua Khải Định, Thiệu Trị, Tự Đức giữa đồi núi trùng trùng. Giữa cái mênh mông của đất trời, bỗng mình chợt cảm thấy mình quá đỗi nhỏ bé. Những bậc thang dẫn đến ngai cửu trùng làm tôi liên tưởng đến phút giây bệ kiến Thiên nhan thuở xưa. Những tượng đá giữa sân chầu vẫn nghìn năm chờ đợi bóng thánh quân. Nhà Thủy tạ vẫn soi mình bên ánh sen hồng thủy chung. Tôi ngỡ mình đang đi giữa cung vàng điện ngọc khi bước chân vào Đại Nội Hoàng Cung. Mắt nhìn lại bệ rồng ... dường như lòng còn phủ phục đấng minh quân ngự cung son thếp vàng. Tay chạm Long Bào Thiên Tử mà nghe hồn rưng rưng phận thần tử tôi đòi từ thuở trăm năm trước.

Dẫu quang cảnh trước mắt tôi chỉ là những mảng cỏ dại trên nền đất hay là những bức tường trơ trọi, loang lỗ màu vôi đứng lặng lẽ khắp đất trời, nhưng lòng tôi lại trở về với hình ảnh quá khứ vàng son huy hoàng cũ ... nhìn lại nét tàn phai, hoang phế của thăng trầm trải dài theo năm tháng, lòng bỗng dưng chùng xuống ngậm ngùi.

Huế tĩnh lặng như thế đó, nhưng khi tôi nhìn thấy nét uốn khúc của những cành hoa sứ hài hòa với nét lượn của rồng bay bên cạnh kiến trúc mái ngói âm dương, tôi chợt nghĩ rằng trong cái tĩnh lặng ấy sẽ là cái động vô cùng - cái động của âm dương tuần hoàn vũ trụ để cho thân cây sẽ phơi bày nét khúc khuỷu thời gian và tôi đã mơ ước giá như mình là họa sĩ ... sẽ ngồi vẽ lại nét thời gian vô thường khắc dấu năm tháng trên thân cây.

Điều may mắn là tôi đã đến thăm Huế lần đầu khi Huế vẫn còn dư âm của mùa Xuân. Tháng 3, sân áo lam hiền từ nơi cửa chùa Diệu Nghiêm vẫn còn ngập sắc mai vàng rụng. Đỉnh trầm hương lộ thiên vẫn còn thơm những nén hương lòng thành tâm của khách thập phương đến viếng chùa từ độ Xuân sang. Một vị sư cô đã dẫn tôi du Xuân dưới những cội mai vàng của sân chùa một cách thú vị. Giọng Huế của sư cô nhè nhẹ cộng thêm với dáng đi chậm rãi của sư cô đã làm tôi ngẩn ngơ khi theo gót chân người khắp sân chùa rộng thênh thang. Một cảm giác thoát tục chăng?

Gần sắp dến ngày tôi rời Huế. Ba ngày qua ở Huế tôi chưa chụp được một tấm hình nào gọi là để làm kỷ niệm giữa tôi và Huế trong lần gặp gỡ kỳ ngộ này. Mặt trời trốn đi đâu mất cả ngày. Đến trưa xế bóng thì chỉ là hanh nắng vàng cuối Xuân. Thế mà ngày cuối cùng ở Huế của tôi trời bỗng hơi se lạnh.
Tôi bước chân ra cửa. Sương mù trời. Cả con đường im ỉm của sáng sớm và những cửa tiệm chỉ thấp thoáng trong màn sương trắng đục. Bên vệ đường, hai hàng cây cao mảnh khảnh như dáng những cô gái Huế có lẽ đã ướt đẫm sương đêm, giờ chỉ còn là những nét nhỏ gầy guộc như nét vẽ phác thảo của họa sĩ. Dường như hơi sương bay bay giữa lưng trời.

Sáng sớm phố Huế yên lặng quá và nó đã làm cho tôi có cảm tưởng như là không ai nỡ khua động cái tĩnh lặng ấy. Tôi muốn tìm cảm giác đi giữa phố sương mù ở Huế này xem sao. Thấy những cô bé học trò mặc áo trắng đạp xe đến trường trong những chiếc áo len, tôi cũng khoác áo đi theo con đường áo trắng ấy.

Tôi đã rất ngạc nhiên khi nhìn thấy những vỉa hè ở Huế dọc theo bờ sông Hương vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa của nó - vỉa hè dành riêng cho người đi tản bộ. Chúng nó đã không bị thay đổi bởi những kiểu gạch trang trí tân thời mà vẫn là những viên gạch từ lâu đời, ngả màu năm tháng lẫn với màu cát bụi đường xa của khách viễn phương. Trong lòng tôi, tôi vẫn có thói quen yêu những vỉa hè, những con đường cũ kỹ như thế bởi vì nó đã từng ôm ấp những bước chân năm tháng của tôi mỗi ngày.

Náo nức khi nghĩ rằng tôi sắp sửa được ngắm cảnh mờ ảo sương khói trên sông Hương và cầu Trường Tiền mà từ xưa đến giờ tôi chỉ thấy được trong sách vở, phim ảnh hay trong nghệ thuật nhiếp ảnh mà thôi, tôi cầm theo chiếc máy ảnh. Bờ Nam sông Hương bên kia hình như vẫn còn ngủ muộn, nhưng bên này bờ thì đã có khách hàng ngồi nhâm nhi ly café sáng sớm trên vỉa hè bên cạnh cầu Trường Tiền rồi.

Tôi chợt ngẩn người ra trước cảnh tượng sương mù trên mặt nước sông Hương - nó như một bức họa. Không một ngọn gió sớm làm mặt nước sông gợn sóng. Sương mù bắt đầu từ phía xa xa của sông Hương đã lan dần, lan dần trên mặt nước sông phẳng lặng. Tôi vừa đi chầm chậm ngược lại với hướng sương mù ấy vừa bấm máy chụp hình. Một nét đẹp quyến rũ không thể diễn tả bằng lời được, nó như thể là ảo ảnh ... Phải chụp thật nhanh cảnh sương lan tỏa trên sông Hương này, kẻo rồi cả dòng sông và chiếc cầu sẽ biến mất. Quả thật vậy, màn sương buông xuống nhẹ nhàng, nhẹ nhàng quá đến nỗi tôi không biết là dòng sông đã biến mất tự bao giờ. Chỉ một thoáng bên đời, em rồi đã xa xăm ...

Không còn thấy đâu là thành cầu Trường Tiền và cũng chẳng thấy đâu là mặt nước sông. Màn sương mờ mờ ảo ảo ấy đã xóa lấp từng nhịp cầu và tôi không thể đếm nhịp cầu được nữa. Không biết chiếc cầu ở nơi đâu và cũng chẳng biết dòng sông ở chỗ nào giữa cái màu trắng huyễn hoặc ấy. Chiếc cầu đã hoàn toàn tan biến vào hư không. Không còn ranh giới giữa trời mây thiên đình và cõi người trần tục. Tất cả dường như hòa lại thành một. Nó hòa tan với đất trời mênh mông trong một vẻ dẹp hoàn hảo: Trắng đục màu khói sương. Cảnh vật bỗng nhiên trở nên vô bờ bến ... và con đường mà tôi đang đứng dưới chân là một thế giới khác. Tôi có cảm tưởng rằng tôi có thể xòe tay ra để hứng lấy sương mù bay khắp nơi. Bờ Nam của sông Hương rải rác vài căn nhà có nóc hơi cao cao, giờ chỉ còn lại cái chỏm của ngôi nhà lơ lửng giữa trời không. Toàn thể căn nhà đã chìm vào sương mù như dòng sông và chiếc cầu vậy. Con đường, nhà cửa, dòng sông, chiếc cầu và phố xá bỗng nhiên thay đổi thành một quang cảnh khác biệt lạ thường. Mờ mờ nhân ảnh như nhà thơ Hàn Mặc Tử đã từng say mê chăng?

Tôi mơ ước được về thăm Huế lần nữa để nghe lại những âm thanh luyến láy nhè nhẹ trong giọng nói của những cô gái Huế với nụ cười khép kín tựa thâm cung hay tìm lại những giây phút chùng lòng nhất trong đêm thả đèn hoa đăng. Nâng nhẹ cánh sen giấy thả xuống dòng sông sau đêm trăng ca Huế trên dòng sông Hương, dẫu ngọn đèn có lung linh sáng giữa đêm trăng hay lao đao giữa dòng, thì ước nguyện đem ánh sáng soi rọi vào biển trầm luân của chúng sanh hoặc là lời ước hiền lành nhất đã được thả trôi theo sông nước với tất cả niềm thành kính tận đáy lòng.

Trong một lần nghe ca Huế, khi tôi đặt chân lên chiếc thuyền rồng bên bờ sông Hương vào lúc trời chiều nghiêng nghiêng bóng nắng, có tìm lại được hình ảnh của điệu múa Hoa Đăng cung đình ngày xưa không thì tôi chưa biết, nhưng tâm hồn tôi từ lúc ấy đã cảm thấy hạnh phúc với mênh mang trời nước và chơi vơi giữa dòng rồi. Hạnh phúc ấy tôi nghĩ chẳng xa vời lắm đâu, chỉ cần một tấm lòng nâng niu quá khứ, yêu những mảnh đời kỹ nữ đã dâng đời mình trọn vẹn cho Tương Tư Khúc, Nam Ai, Nam Bình, trân trọng những ngón đàn ngậm ngùi đã đi vào lãng quên, để rồi cùng ngồi lại với nhau bên mạn thuyền mà thưởng ngoạn cái thú của mờ ảo, trữ tình, thơ mộng hay trầm ngâm, suy gẫm về đời, về người, về mộng khi con thuyền xuôi về bến đỗ thiên thu.

Ngây ngất với cái không gian lãng mạn của sông nước trữ tình, cái giai điệu ngũ cung của ca Huế trên sông Hương vào đêm trăng cũng chưa đủ níu lòng tôi với Huế cho đến khi tôi gặp một cô bé ngoài khuôn viên cửa Khổng sân Trình. Tôi không biết tên em là gì, nhưng tôi đã đặt một cái tên rất dễ thương cho em: Cô Bé Bán Bánh Nậm (tôi bắt chước người yêu của tôi đặt tên cho tôi là Cô Bé Áo Đỏ đấy em ạ, em có thích không?). Em mặc chiếc áo hoa cũ sờn vai có đôi mắt buồn như nắng trưa hè hôm ấy. Ở vào độ tuổi như em, tôi cũng đã từng say mê trò chơi bán đồ hàng - những món hàng đầy thú vị trong tưởng tượng của tuổi thơ. Những chiếc lá được làm thành tiền, những đóa hoa trở thành những cái bánh, những chiếc lá khoai sắn mì được làm thành sợi dây chuyền lủng lẳng xinh xinh, những tờ giấy xếp thành cái bóp đựng tiền đi chợ mua quà, những viên đất sét vo tròn vụng về như là những viên bi nằm ngoan ngoãn trong chiếc thúng bằng giấy. Trong hạnh phúc của trò chơi ấy tôi chưa biết kiếm tiền thật như em, Cô Bé Bán Bánh Nậm ạ.

Đáng lẽ giờ này em sẽ phải ở trong lớp với thầy cô, bạn bè sách vở, để tuổi thơ của em sẽ được ươm đầy mật ngọt trong những câu chuyện thần thoại cổ tích bà tiên hiền lành. Nhưng không, em đã lê gót chân buồn thiu của em khắp vỉa hè. Sau lưng em là thế giới của thiên đường học trò. Cái dáng em ngồi dựa lưng cổng trường sao buồn quá. Đáng lẽ em sẽ ở bên trong cánh cửa ấy, chứ không phải ngồi ở ngoài cánh cửa của cổng trường như thế đâu em ạ. Để được tung tăng với niềm hạnh phúc làm học trò - một hạnh phúc lớn và dễ thương nhất của một đời người. Để em sẽ là cô bé bím tóc nơ cài như những ước mơ hồng dễ thương của tuổi thơ.

Em đã ngước mắt nhìn tôi và mời tôi mua bánh cho em. Dường như cái ngước mắt ấy của em đã không vói đến được mảng trời trong xanh trên hàng cây mướt lá của vỉa hè mà cái nhìn chỉ nhìn vào ánh mắt của tôi. Vâng, tôi đã mua bánh của em sau câu trả lời rất nhỏ nhẹ ... “ Dạ thưa, chỉ có 5000. đồng một dĩa bánh thôi dì “.

Tôi nhớ rõ làm sao bàn tay của em lẹ làng tháo lớp lá gói những chiếc bánh nậm nhụy tôm thịt, xếp bánh và những miếng chả tôm thành vòng tròn quanh chiếc dĩa nhỏ. Dường như nỗi vui của em cũng đầy như dĩa bánh mà em trao cho tôi. Mãi sau này, có một người bạn đã hỏi tôi rằng tại sao tôi không mua hết bánh của em. Lúc ấy, vụng về làm sao - tôi chỉ nghĩ là tôi không có thể ăn hết chừng ấy bánh nậm của em một lúc được, chứ không nghĩ là tôi có thể mua hết bánh của em và mời mọi người trong khách sạn cùng ăn cho vui.
Tôi nợ em, Cô Bé Bán Bánh Nậm ạ. Tôi nợ em lời dạ thưa lễ phép. Nợ em một lời mời chào hàng lịch sự. Và nhất là nợ em một món nợ tình người. Tôi là người khách phương xa đã không cho em trọn niềm vui đơn giản: mua hết những chiếc bánh mà em bày bán trên cái trẹt nhỏ. Tôi chỉ mua vỏn vẹn có một dĩa bánh cho em mà thôi.

Mai mốt xa Huế rồi ... lòng tôi se lại khi chợt nghĩ đến điều ấy, nhưng tôi tin rằng, một ngày nào đó tôi sẽ có duyên gặp lại em lần nữa, bởi vì món nợ mà tôi nợ em vẫn canh cánh bên lòng từ độ tôi rời xa em. Trong lòng tôi, cái âm thanh nhỏ nhẹ của hai tiếng dạ thưa rất Huế nơi em cứ mãi vấn vương tôi. Em là Huế và xứ Huế của em đã cho em hai tiếng dạ thưa ngọt ngào ấy. Cảm ơn em đã cho một người khách phương xa như tôi một món quà đặc biệt vô cùng. Tôi trân quý món quà em tặng cho tôi biết mấy.

Dẫu Huế rêu phong, tự Huế đã là thơ và tự em đã là Huế - một nét Huế chân tình. Tôi nhớ Huế và nhớ Em - Cô Bé Bán Bánh Nậm đượm Huế của tôi ơi. Phải chăng tôi đã say men tình với Huế?

Như Thương

19 August 2010

TTR nhận quà tặng

Những Tác Phẩm Mới




Tiếng Thông Reo (bây giờ) mới nhận được những đứa con văn chương đã nghe nói đến từ lâu:
Diễm Tình, tập truyện và tùy bút của Như Thương do tác giả gủi tặng.

Đặc San 40 Năm Hội Ngộ, Đốc Sự 16, do anh Vũ Minh Ngọc gửi tặng.

Chọc phá Cô Út và Mõ Làng chút đỉnh cho vui thôi. Ở Canada xa xôi, bưu điện lại như rùa nhận sách trễ thì còn thắc mắc chi nữa.

Thú thực đứng sững ra mà ngắm hai tác phẩm này. Trình bày, in ấn quá đẹp. Nội dung lại phong phú.

Xin cám ơn nhị vị và thân chúc giữ mãi dòng máu nóng văn nghệ trong tim.

Tiếng Thông Reo
***
Út Như Thương rất cám ơn "Chủ Gia Trang" TIẾNG THÔNG REO đã có lời giới thiệu trân trọng cho DIỄM TÌNH của Út
(hôm nay hoạ sĩ Vĩnh nhà ta có thêm biệt danh mới, không biết có vừa bụng chăng ?!)
Chợt Út nhớ đến anh HÙNG VŨ - phải chi anh thấy quyển sách này của Út, thế nào anh ấy cũng " Bàn Loạn " rồi chúc mừng Út rối rít lên cho mà xem !

Lan Hạc Trắng

hay
Heron Orchid


(Trung Hoàng, Tor.)

Xin chia sẻ với những người con cài hoa hồng màu trắng

Nhớ Mẹ Mùa Vu Lan 2010


Những khi con soi gương*

Mẹ ơi, chân dung của Mẹ
Này đây ánh mắt đôi môi
Mẹ cho tiếng cười rạng rỡ
Cho giòng lệ ấm tình người

Mẹ đi vào lòng đất lạnh;
Chơi vơi lạc giữa giòng đời
Thế thái tình đời cay đắng
Bông hồng màu trắng con cài.

Những đêm khuya con say ngủ*

Đêm đêm mơ màng giấc điệp
Tưởng chừng có Mẹ kề bên
Tay Mẹ gối đầu êm ấm
Cho say giấc ngủ triền miên.

Nhịp tim con trong hơi thở
Mẹ hiền kể chuyện thần tiên
Cô tiên có đôi cánh trắng
Phép mầu dẫn lối thiên đường

Trong mơ không cần ngày tháng*

Mẹ con mình về chốn cũ
Trong vùng bóng mát tuổi thơ
Mẹ ươm hoa lòng chớm nụ
Bằng tình Mẹ thắm ngọt ngào.

Mẹ biết con thương của Mẹ
Những cơn giận dữ ba đào
Tay Mẹ ấp ôm giọt máu
Làm tan biến mất khổ đau.

Lúc con chìm vào trầm luân*

Mẹ mãi ở trong ký ức
Mắt hiền của Mẹ trời cao
Theo dõi đứa con yêu dấu
Độ che những bước ưu phiền.

Sáng nay Vu Lan gợi nhớ
Nụ cười của Mẹ dịu dàng
Mẹ thương giòng sữa ngọt ngào
Hồn mẹ giọt nắng mênh mang.

Cao Kiều Phong
* Mô phỏng theo "Cho con gần mà xa" của ĐLK

Cần thống nhất cách viết hoa trong Việt Ngữ

Cách Viết Hoa Trong Tiếng Việt

Đào Văn Bình

Ðôi khi trong đời người ta, viết văn chỉ vì nhu cầu thôi thúc chứ thực ra nhà văn chưa chắc đã nắm vững một số kỹ thuật hoặc nguyên tắc viết văn. Ngay chính bản thân tôi cũng rơi vào trường hợp như vậy. Ðiều này cũng dễ hiểu vì tôi không tốt nghiệp hoặc chưa theo học một truờng hoặc một lớp dạy viết văn nào. Mặc dầu tôi đã trải qua sáu năm đại học nhưng ở đại học người ta không chấm điểm theo nghệ thuật viết văn mà chấm điểm theo nội dung bài vở. Cho nên khi khởi đầu viết tác phẩm Những Sự Thực Không Thể Chối Bỏ năm 1987 thì kỹ thuật viết văn của tôi như nguyên tắc viết hoa, cách chấm câu v.v.. hoàn toàn là của lớp đệ thất, đệ lục với lời dạy của thầy, cô trong môn Việt Văn rất đơn sơ mà tôi chỉ còn nhớ lõm bõm. Sau mười năm sống ở Mỹ tức khoảng năm 1995 và sau khi đã làm việc trong các trường học, theo dõi các bài giảng dạy viết văn của học sinh Mỹ, đọc các sách biên khảo về văn chương Hoa Kỳ tôi mới bắt đầu hiểu một số vấn đề như sau: 

I. Quy tắc viết hoa
Trước khi nói về nguyên tắc viết hoa trong văn chương Hoa Kỳ chúng ta thử tìm hiểu xem nguyên tắc viết hoa của văn chương Việt Nam như thế nào. Theo tôi, khi tổ tiên chúng ta còn xử dụng tiếng Hán để làm văn tự thì chắc chắn không có quy tắc viết hoa. Khi chữ quốc ngữ được sáng tạo thì quy tắc viết hoa của chúng ta đã được mô phỏng hoặc bắt chước theo lối viết hoa của văn chương Pháp. Thế nhưng quy tắc mà chúng ta ứng dụng hoặc bắt chước lại hỗn loạn và không thống nhất. Tôi không hiểu lỗi này do cha ông chúng ta không có một Hàn Lâm Viện để đặt một quy tắc thống nhất hoặc giả đây là lỗi của nhà văn, nhà xuất bản, của ban biên tập, của người sắp chữ (sau này là người đánh máy) ? Riêng bản thân tôi, cho mãi tới năm 2000 – tức là sau 15 năm viết văn tôi mới chính thức tuân thủ lối viết hoa thống nhất theo văn chương Hoa Kỳ. Ðiều này qúy vị độc giả có thể nhận thấy trong cuốn Ký Sự 15 Năm xuất bản năm 2000. Chứ còn năm tác phẩm về trước, lối viết hoa của tôi hoàn toàn không thống nhất và hết sức lộn xộn. Sau đây là lối viết hoa trong văn chương Việt Nam theo thứ tự thời gian mà tôi đưa ra như những điển hình. 

Viết hoa theo Việt Nam Tự Ðiển Khai Trí Tiến Ðức (1931):

17 August 2010

Thêm một bài thơ được tán dương

Gà nhà chẳng dám khen trước, sợ người ta cười mà rằng mặc áo thụng vái nhau. Đến khi nơi thiên hạ có lời khen mới dám vuốt theo. Đúng thật gừng càng già càng cay. Thơ Dương Quân càng ngày càng xuất thần. Vì có lời khen nên xin được post lại bài thơ "Một Ngàn Năm" dưới đây. (TTR)

Truyện ngắn nổi tiếng của Tolstoy.

Cái Chết Của Ivan Ilych

Trọng Đạt

Đây là một truyện ngắn nổi tiếng của Tolstoy xuất bản 1886, được hầu hết các nhà phê bình nhìn nhận là truyện ngắn nổi tiếng nhất của Tolstoy và một trong những tác phẩm tuyệt diệu nhất trên thế giới.
Tolstoy ưu tư nhiều về cái chết : cái chết của ông hoàng (André) Andrew trong Chiến Tranh Và Hoà Bình, Anna trong Anna Karenina, Vasilii trong Chủ và Tớ, Master and Man, và bây giờ ý nghĩa của cái chết được đào sâu hơn bao giờ hết trong The Death of Ivan Ilych .
Sơ lược.
Ivan Ilych chết năm 45 tuổi, con thứ hai một ông công chức, học luật ra làm bí thư tổng đốc, năm năm sau giữ chức phụ tá công tố tại một tỉnh khác, có quyền thế được nhiều người nể sợ, chỉ một chữ ký có thể bắt giam người khác. Chàng lấy vợ, thời gian sau hay cãi nhau, không hạnh phúc. Sau bẩy năm được giữ chức Công tố viên Ivan lên kinh thành Peterburg vận động chức vụ mới, được bổ nhiệm chức vụ cao, lương cao hơn, gia đình lại hoà thuận. Chàng thuê nhà sang trọng, Ivan trèo lên thang để chỉ cho thợ trang trí nhà cửa, trượt chân ngã nhưng nắm được thang chỉ bị đụng hông vào khung, bị bầm thịt, đau ít ngày rồi hết.
Từ đó sinh bệnh, nhạt miệng khó chịu, đi khám bác sĩ được biết có thể hoặc ruột dư, sưng thận, ông cũng cho biết phải thử nghiệm mới biết. Ivan đau liên tục, tự trấn an, uống thuốc nhưng vẫn đau, bác sĩ cho biết tình trạng tệ hơn, đi khám bác sĩ nổi tiếng ông cũng nói như ông kia. Hai tháng sau em vợ tới chơi, Ivan nghe lén vợ và em nói chuyện với nhau, họ bảo chàng gầy ốm như xác chết khiến anh càng thêm lo. Vẫn đau dai dẳng, uống thuốc thấy đỡ nhưng cơn đau lại trở về. Ivan nghĩ nay là vấn đề sống chết chứ không còn là chuyện ruột dư.

Sang tháng thứ ba, Ivan đau đớn mất ngủ, người ta chích thuốc phiện để giảm đau. Ivan ghét cay đắng người đời giả dối, họ nói chàng sẽ hết bệnh trong khi biết mình sắp chết, cơn đau theo đuổi dai dẳng, Ivan thất vọng ê chề. Cơn đau hành hạ, thuốc giảm đau không hết, Ivan khóc cho sự tàn ác của người đời, của Thượng đế. Ivan nhớ lại những ngày sung sướng xa xưa, những ngày oanh liệt khi còn làm ông tòa gần đây. Ivan cô đơn giữa thành phố đông người, sống bằng quá khứ. Ivan đau khổ trách móc người đời, trách cả vợ con .
Bệnh nhân đau đớn, rên xiết, vợ chàng khóc lóc cho đi mời cha tới làm phép

Ivan kêu la quằn quại ba ngày, qua hai lớp cửa đóng người ta vẫn còn nghe thấy, chàng như bị đẩy xuống dưới một cái túi đen, giờ hấp hối kéo dài, cuối ngày thứ ba, cậu con trai học sinh lẻn vào phòng hôn tay cha khóc, Ivan lúc này thương vợ con, không còn sợ chết, không còn cái chết, giờ hấp hối kéo dài hai giờ thì chàng tắt thở.

The Waterfall, tranh A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh




Thác Nước
(The Waterfall)

Oil on canvas
22x28 inch (56x71 cm)
by
A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh


Danh ngôn


(Đức Đạt-lai Là-ma)

16 August 2010

Một bài viết có những luận điểm rực sáng, nhưng xuất phát trong những điều kiện rất lạ lùng

Bài viết từ Hoa Lục lọt sang Hồng Kông
Tin này có rất nhiều người nắm bắt và gửi về Tiếng Thông Reo. Nhưng tóm gọn nhất có thể là bài của nhà báo Bùi Tín nói về tin này. Mời quý anh chị theo dõi.
**
Đó là Trung tướng không quân Liu Yazhou – Lưu Á Châu, 53 tuổi, hiện là Chính ủy của Học Viện Quốc phòng Trung quốc.

Trên báo Phoenix (Phượng hoàng), tiếng Anh, xuất bản ở Hồng Kông sáng 12-8, xuất hiện bài luận văn của Trung tướng Lưu, được nhà báo John Garnaut giới thiệu, với đầu đề khá hấp dẫn «Quản trị theo mô hình Mỹ hay là chết».

Quả thật đây là một bài báo rất đáng đọc kỹ và đáng suy ngẫm, đối chiếu với tình hình nước Việt Nam ta, với mối quan hệ Việt-Trung và Việt-Mỹ đang là những vấn đề bàn luận nóng hổi, khi gần đến Đại hội XI của đảng Cộng sản Việt Nam.

Tướng Lưu có những suy nghĩ độc đáo, mạnh dạn, ngoài luồng của tư duy chính thống của đảng CS Trung quốc, đi ngược với đường lối cả đối nội và đối ngoại của Nhà nước Trung hoa, nói ngược với cơ quan tuyên huấn, với Nhân dân Nhật báo Bắc kinh, với Tân Hoa Xã.

Xin trích những ý tưởng nổi bật của tướng Lưu trong bài viết:
«… nếu một hệ thống không cho người dân được thở không khí tự do và phát huy sức sáng tạo đến mức cao nhất, nếu hệ thống ấy không lựa chọn được những người tốt nhất làm đại diện cho chế độ và nhân dân để đưa vào các vị trí lãnh đạo, hệ thống ấy sẽ đi đến diệt vong».


« … bí quyết thành công của Hoa Kỳ không nằm ở phố Wall hay ở thung lũng Silicon mà nằm ở hệ thống luật pháp tồn tại lâu đời và ở hệ thống chính trị gắn liền với nó ».


« … hệ thống của Hoa Kỳ được thiết kế bởi những thiên tài, và giúp cho những người ngu ngốc cũng có thể vận hành được ».


« …một hệ thống tồi khiến một người tốt cũng hành xử tồi, trong khi một hệ thống tốt sẽ khiến ngay cả một người tồi cũng có thể hành xử rất tốt ».


« … Dân chủ là điều cấp thiết nhất; không có dân chủ không thể có sự trỗi dậy bền vững ».


Về con đường Trung quốc phát triển đi lên đạt dân giàu nước mạnh, tướng Lưu khẳng định:


« …một quốc gia chỉ chăm chú nhìn vào sức mạnh của đồng tiền của mình, đó chỉ là một quốc gia chậm tiến và ngu dốt.


"Điều chúng ta có thể đặt lòng tin là sức mạnh của sự thật.
Sự thật là kiến thức. Kiến thức là sức mạnh ".
Tướng Lưu kết luận:
« … Trong 10 năm tới, ở Trung quốc, một sự chuyển đổi từ chính trị của vũ lực, chính trị của cường quyền sang dân chủ là điều không thể tránh khỏi ».


«… Liên Xô sụp đổ là vì cải cách chính trị tiến hành quá muộn, chứ không phải vì cải cách chính trị quá mức».
Trong khi lãnh đạo đảng CS Trung quốc tập trung vào hướng độc chiếm Biển Đông nhằm khai thác tài nguyên dầu mỏ to lớn tại đó thì tướng Lưu khuyến cáo rằng hãy chuyển hẳn sang hướng lục địa phía Tây, nơi có những nguồn tài nguyên đa dạng dồi dào hơn nhiều.

Điều khá lạ lùng là tại sao một luận văn trái chiều, ngược chiều đến vậy viết từ lục địa lại được xuất hiện, được tán phát ra ngoài, được Google dịch ngay và tán phát ra hàng mấy chục thứ tiếng, chỉ sau vài giờ sau khi xuất hiện ở Hồng kông. Sau tờ Phoenix, tờ báo the Age của Úc cũng đưa ngay bài này với nhiều lời bình. Trung quốc lục địa vốn thực hiện biện pháp kiểm duyệt rất nghiệt ngã, tinh vi.

Điều lạ hơn nữa là ông Lưu Á Châu là một Trung tướng thuộc quân chủng Không quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung quốc, là một chính ủy, từ phó chính ủy quân chủng Không quân, vừa lên chức Chính ủy Ðại học Quốc phòng, một cơ sở trọng yếu của quốc gia, lò rèn luyện hàng ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy cao cấp cho toàn quân. Nhiệm vụ hàng đầu của chính ủy học viện là quán triệt đường lối chính trị hiện hành của đảng. Vậy mà sao ông Lưu lại có thể tự do viết và gửi bài ra ngoài, với nội dung phóng khoáng, với những ý tưởng mạnh mẽ như những phương châm, những khẳng định chân lý đặc sắc đến vậy?

Và đằng sau ông là ai? Là những ai?

Chúng ta hãy chờ xem phản ứng của nhà đương quyền Bắc kinh, của ban tuyên huấn đảng CS Trung quốc, của các học giả chính thống rất đông đảo ăn lương nhà nước Trung hoa, của Nhân dân Nhật báo, của Tân Hoa xã… xem họ sẽ phản biện ra sao đây?

Tìm hiểu tiểu sử của tướng họ Lưu, được biết cha ông là một sỹ quan cao cấp rất có uy tín, bố vợ ông là cố Chủ tịch nước Lý Tiên Niệm – Li Xiannian, nhiều khóa là Ủy viên thường vụ Bộ chính trị Trung ương đảng CS, một lãnh đạo có tiếng là khắc kỷ – nghiêm khắc trong cuộc sống riêng. Tướng Lưu viết báo từ 4 năm nay, với tư duy sâu sắc, ý tưởng độc đáo và mạnh mẽ, có luận chứng vững. Ông dám bênh vực cuộc nổi dậy của sinh viên ở Quảng trường Thiên An Môn hè 1998.

Các chiến sỹ dân chủ nước ta, mọi tấm lòng tha thiết với tự do vui mừng được đọc bài báo mang tư duy tiến bộ, thâm thúy của một Trung tướng Trung quốc đang tại ngũ, của một chính ủy cộng sản đang tại chức, 53 tuổi, dám nói thẳng ra thanh thiên bạch nhật điều mình cho là đúng, là thật, dù phải nói trái với đảng, nói ngược với bộ chính trị, vì gắn bó với nhân dân mình, sống chết với lẽ phải, kiến thức và chân lý. Một nhân cách đáng tham khảo học tập vậy.

Bùi Tín
(Bui Tin Blog)

Thư của Hội Nam California về

Ngày triển lãm văn hóa phẩm
của các cựu giáo sư và sinh viên học viện QGHC

Kính thưa:
- Quý Vị Giáo Sư
- Quý đồng môn

Đề mục: Triển lãm Văn Hóa Phẩm Quốc Gia Hành Chánh.

Qua nhiều buổi họp mặt thảo luận về cuộc triển lãm Văn Hóa Phẩm Quốc Gia Hành Chánh, các thành viên trong Ban Tổ Chức chúng tôi đã cố gắng lục tìm trong ký ức "tuổi Hạc" của mình và thiết lập được danh sách một số các văn nghệ sĩ Quốc Gia Hành Chánh bao gồm quý vị Giáo sư và các anh chị đồng môn sắp theo thứ tự alphabet của từng bộ môn.

Danh sách này, chắc chắn chỉ là một số nhỏ trong biết bao nhiêu các tác giả và nghệ sĩ đã từng xuất bản và phổ biến các tác phẩm của mình trên khắp các diễn đàn từ trước 1975 đến nay. Trong tiến trình hoàn thành danh sách này, chắc chắn đã có nhiều thiếu sót; vì thế, chúng tôi ước mong quý vị Giáo Sư và đồng môn thứ lỗi cho; và hy vọng quý vị sẽ tiếp tay, giúp đỡ bổ túc cho danh sách được đầy đủ hơn.

Dĩ nhiên, trong nỗ lực tối đa của Ban Tổ Chức, nếu những đồng môn có các tác phẩm đã xuất bản, hoặc có những đồng môn vì thời gian hay hoàn cảnh chưa thuận tiện để cho ra mắt “đứa con tinh thần” của mình; mà không tham gia tích cực trong cuộc triển lãm, thì mọi cố gắng của chúng tôi cũng như của các tác giả và nghệ sĩ đã ủng hộ cho ngày triển lãm này đều trở thành vô nghĩa.

Đối với quý đồng môn có các tác phẩm đã xuất bản nhưng vì số lượng còn quá ít, hay vì một lý do riêng không thể gởi cho Ban Tổ Chức, xin quý vị cho phép chúng tôi được trưng bày các tác phẩm của quý vị mà chúng tôi hiện có. Nếu tác giả nào thấy bất tiện trong việc trưng bày này thì cũng xin vui lòng cho chúng tôi biết trước theo địa chỉ emails của người phụ trách từng bộ môn được ghi trong phần Thông Báo đính kèm.

Sự hợp tác chân thành của quý vị sẽ vô cùng quý báu và là niềm khích lệ lớn lao cho Ban Tổ Chức chúng tôi.

Trân trọng cám ơn và kính chúc quý vị Giáo Sư cùng đồng môn Sức Khỏe và Vạn Sự Như Ý.

Orange County, ngày 15 tháng 8 năm 2010.
TM Hội Cựu Sinh Viên QGHC Nam Cali.
Chủ Tịch,
Trần Ngọc Thiệu


DANH SÁCH CÁC VĂN NGHỆ SĨ
QUỐC GIA HÀNH CHÁNH (*)

VĂN – THƠ - HỒI KÝ:

Đào Văn Bình
Phạm Thành Châu
Trần Huỳnh Châu
Đỗ Tiến Đức
Nguyễn Trọng Đạt
Lê Danh Đàm
Châu Văn Để
Trần Công Hàm
Huỳnh Nhân Hậu
Lâm Thành Hổ (quá vãng)
Hoài Nam Đỗ Huân
Nguyễn Ngọc Liên
Hàn Thiên Lương
Trần Văn Lương
Lôi Tam Lê Đình Lãm
Hoài Việt Trương An Ninh
Phạm thị Quang Ninh
Nguyễn Tấn Phát
Dương Quân Dương Văn Vàng
Thi San Đặng Xuân Sơn
Sương Lam Nguyễn Thị Ngọc Sương
Nguyễn Chí Thiệp
Nguyễn Bá Trạc
Đinh Bá Tâm
Cao Minh Tâm
Phùng Minh Tiến
Chu Tất Tiến
Tâm Triều
Đỗ Xuân Trúc
Dương Huệ Anh Phạm Ngọc Tường
Tuyển tập Thơ QGHC (nhiều tác giả)

BIÊN KHẢO:
GS Lê Thái Ất
GS Lê Hồng
GS Hoàng Xuân Hào
Phạm Trần Anh
Nguyễn Trọng Đạt
Nguyễn Viết Đức
Trần Tri Khách Đinh Quang Huy
Huỳnh Tấn Lê
Nguyễn Bá Lộc
Đỗ Hải Minh
Do Ro Hiem
Hà Thế Ruyệt
Nguyễn Bá Tùng
Từ Công Thu
Lê Tấn Trạng

TẬP SAN, ĐẶC SAN:
Việt Nam Những Góp Ý Cho Tương Lai
Hoài Bão Quê Hương (Tập San)
Kỷ Yếu, Đặc San QGHC (các khóa)

ÂM NHẠC:
Trần Văn Lương
Nhị Hà Lê Quang Mại (quá vãng)
Đèo Chính Mung
Từ Công Phụng
Chu Tất Tiến

NHIẾP ẢNH và HỘI HỌA:
Cao Công Đắc
Đèo Chính Mung – Lam Thủy
Phạm Đức Thạnh
A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh

BÁO CHÍ:
Đỗ Tiến Đức (Thời Luận)
Nguyễn Bá Lộc (Hoài Bão Quê Hương)
Thái Văn Khị (Florida)
Nguyễn Tấn Phát (Canada)
Trần Ngọc (Thời Báo - San Diego)
Nguyễn Kim Dần (Canada)
Nguyễn Quý Thành (Canada)

CÂY KIỂNG, HOA LAN & BONSAI:
Lê Quang Minh & Bùi Thị Tuyết
Nguyễn Chí Vy & Đặng Hoàng Mai

*(Danh sách sẽ vẫn được cập nhật và chỉnh sửa cho chính xác nhờ sự giúp đỡ của mọi người)

(Nguồn: Nguyễn Văn Sáu)

**
Ở Canada:
Ngoài tờ nguyệt san Thời Báo của anh Nguyễn Quý Thành hiện còn xuất bản ở Edmonton Alberta, còn có hai tờ khác do các CSV QGHC sáng lập và điều hành đều ở Toronto, đó là:

Nguyệt san "Phổ Thông" (1985-1987) của anh Nguyễn Văn Tiết (ĐS 10), và
Bán nguyệt san "Canada Việt Báo" (1998 - 1999) của anh Nguyễn Thế Vĩnh (ĐS14)

TTR

**

Anh Nguyễn Văn Đãi (ĐS 1) bút hiệu Hoàng Liên, là Đại Biểu Chính Phủ tại Vùng I, bị cộng sản bắt năm 1968, giam giữ ở Quảng Trị dưới lòng đất (một cái hố, trên phủ cành cây) giống như một người tiền sử, ăn lông ở lỗ. Anh được thả ra năm 1983 rồi gia đình bảo lãnh định cư tại San Francisco. Năm 1991 anh xuất bản tập thơ tù Tĩnh Tọa . Vì bị giam ở dưới hố cho nên không ngồi được mà phải Tĩnh Tọa, Ngồi Thiền. Anh từng trải qua các trại giam Quảng Trị (1968), Nghệ An (1968), Hỏa Lò/ Hà Nội 1969, Thái Nguyên (1970), Nam Hà (1973), Vĩnh Phú (1979)

Đây là tập thờ tù, song ngữ (Anh-Việt) trong đó có câu :

Muời lăm năm luân lạc rừng xanh

Mấy độ giang hồ đất khách

Tập thơ Tĩnh Tọa in trên giấy rất đẹp, trong đó có hai bản nhạc do anh sáng tác dưới bút hiệu Mai Thạch, anh gửi biếu tôi và thủ bút của anh sau 19 năm, tôi vẫn lưu giữ đây. Thân mến,

Đào Văn Bình

Một Góc Nhìn "Rất Tôn Tử" Về Cuộc Xâm Lăng Của Nga Vào Ukraine* (Do people in Russia know that Putin is fighting the wrong enemy?)

John Andressen (Ukraine của bạn? - Không! Ukraine là của tôi) Người dân Nga có biết Putin đã nhận lầm kẻ thù để đánh không? Giống như Sa hoà...