08 August 2010

Từ nhiều thập niên trước



Cộng Sản Việt Nam đã là nô lệ Tàu Cộng
Chu tất Tiến.

Trong năm 2010, nhiều bài vở trên báo chí, truyền thanh, truyền hình đã vạch rõ bộ mặt bán nước của nhà cầm quyền Công Sản, đứng đầu là Hồ Chí Minh. Cuốn DVD “sự thật về Hồ Chí Minh” do Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ và bạn hữu thực hiện đã đưa những sự kiện lịch sử để dẫn chứng về sự bán nước này, và đã được dư luận khắp nơi ủng hộ. Một số phần tử lưng chừng ở Việt Nam, sau khi xem xong cuốn phim này đã thay đổi hẳn thái độ và đứng về phía các nhà Dân Chủ mà đấu tranh chống lại nhóm cầm quyền độc tài bán nước Cộng Sản Việt Nam. Ông Nguyễn Văn Văn, một nhà Dân Chủ ở Hà Nội, qua cuộc phỏng vấn của đài Little Saigon Radio, thứ năm 22 tháng 7, năm 2010, cho biết: “Từ hơn 30 năm nay, tôi vẫn tin tưởng ở Đảng Cộng Sản, cho mãi đến khi xem cuốn DVD Sự Thật về Hồ Chí Minh, tôi mới tỉnh ngộ và bắt đầu chiến đấu chống lại cái đảng bán nước này.”

Tuy nhiên, tất cả những lời tố cáo trên đều do những người ở về phía đối lập với Bắc Bộ Phủ, cho nên cũng chưa được thành công tối đa, vì nhiều người đọc, người xem, và người nghe cho rằng đó là những điều tuyên truyền của những người chống Cộng cực đoan và những thành phần thuộc chế độ cũ. Giờ đây, đọc cuốn hồi ký “Ghi chép về việc đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp” do Nhà Xuất Bản Lịch Sử Đảng Cộng Sản Trung Quốc, Bắc Kinh ấn hành năm 2002 và được dịch bởi Trần Hữu Nghĩa và Dương Danh Dy, toàn bộ diễn tiến nô lệ Trung Cộng đã được phơi bầy một cách rõ ràng. Qua cuốn hồi ký viết bởi những nhân vật cao cấp của Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc này, người đọc mới hiểu tại sao Hồ Chí Minh và thuộc cấp đã không thể nào không cúi đầu trước sự chỉ đạo của Trung Cộng, và không thể nào không dâng đất cho Trung Cộng để trả ơn cứu trợ từ những năm xưa. Điểm đáng nói là cuốn sách được xuất bản đúng thời điểm mà Trung Cộng từng bước thôn tính Việt Nam, từ biển Đông, tới Tây Nguyên, và miền cực Bắc Việt Nam. Có lẽ đây là một lời cảnh cáo các kẻ cầm quyền Việt Nam: “Đừng quên là Cộng Sản Việt Nam đã từng nợ đàn anh Trung Quốc từ khi còn Pháp thuộc. Nếu không có đàn anh Trung Quốc viện trợ, thì đảng Cộng Sản Việt Nam đã không tồn tại mà tham tham nhũng nhũng, sống huy hoàng phè phỡn như hôm nay.” Và cũng có lẽ đây là một lời trần tình về âm mưu thôn tính Việt Nam của Cộng Sản Trung Quốc, nhằm giải thích cho dư luận biết tại sao mà Trung Cộng muốn coi Việt Nam như cái sân sau của Trung Cộng.

Qua cuốn hồi ký này, người đọc mới thấy rõ mối giây liên lạc chặt chẽ giữa hai đảng Cộng Sản: Việt Nam và Trung Quốc, đúng như lời mà các Đảng Viên Cộng Sản Việt Nam vẫn luôn đọc như đọc thần chú: “Việt Nam – Trung Quốc, núi liền núi, sông liền sông” và “Trung Quốc và Việt Nam như môi với răng, môi hở thì răng lạnh”, thêm 16 chữ vàng: “Láng giềng hữu nghi, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.

Cũng qua những tác giả của cuốn tư liệu này, như La Quý Ba, Trương Quảng Hoa, Độc Kim Ba, Vu Hóa Thầm, Trần Canh, Như Phụng Nhất, những nhân vật lừng lẫy trong trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, người ta biết nhiều dấu mốc quan trọng:

- Năm 1924, Hồ Chí Minh từ Moscow đến Quảng Châu, học tập lý luận Mác Lê.

- Năm 1930, Hồ chí Minh thành lập đảng Cộng Sản Đông Dương tại Hồng Kông.

- Năm 1938, Hồ chí Minh đến Diên An, tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Sau đó, mối quan hệ song phương càng ngày được phát triển. Tháng 10 năm 1940 Hồ Chỉ Minh đến Quế Lâm, thành lập văn phòng Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội. Trên danh nghĩa thì Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội này, sau được gọi tắt là Việt Minh, được hoàn toàn “độc lập” theo như tinh thần của bản tuyên ngôn, nhưng thực tế vẫn Độc Lập dưới sự chỉ đạo của Trung Cộng!

Tháng 1 năm 1950, Hồ Chí Minh đóng giả vai người già bị thương, đầu quấn khăn mặt, tay chống gậy, sang cầu viện Tầu Cộng. Trần đăng Ninh, một cán bộ lão thành trong đảng Cộng Sản hộ tống và đôi khi cõng Hồ Chí Minh sang qua cửa Thủy Khẩu thuộc Long Châu, Quảng Tây. Sau đó, Hồ Chí Minh mới được đưa sang diện kiến Trung Ương Đảng Công Sản. Lưu Thiếu Kỳ tiếp Hồ Chí Minh tại Trung Nam Hải. Phía Trung Cộng có Chu Đức, Đồng Tất Vũ, Lưu Bá Thừa, Nhiếp Vinh Trần, Lý Duy Hán. Phía Việt Minh có Trần Đăng Ninh, Hoàng văn Hoan. Sau mấy buổi họp đầu tiên không mấy thành công, Hồ Chí Minh muốn đi Liên Xô cầu viện. Vì cũng chưa sẵn sang yểm trợ cho Hồ Chí Minh, nên Lưu Thiếu Kỳ báo cáo với Mao Trạch Đông về việc này, và dàn xếp cho Hồ Chí Minh đi theo Mao Trạch Đông đến Liên Xô. Chuyến đi thất bại. Stalin không chịu viện trợ cho Hồ Chí Minh chống Pháp, mặc dù Mao Trạch Đông giới thiệu và năn nỉ, vì trong suốt chuyến đi, Hồ Chí Minh đã biểu diễn thành công màn kịch là một tay đàn em khả tín, biết quỵ lụy và vâng phục. Vì thế, khi về đến Trung Nam Hải, Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ quyết định giúp Hồ Chí Minh bằng một phái đoàn Cố Vấn tối cao do Vi Quốc Thanh, nguyên Phó Tư Lệnh Lực Lượng Công An Trung Cộng làm trưởng đoàn. Nhóm Cố Vấn này được Hồ Chí Minh ra lệnh cho toàn thể đảng viên goi là “Các đồng chí Cố Vấn Vĩ Đại Trung Quốc.”

Đồng thời với việc gửi đoàn Cố Vấn Vĩ Đại sang Việt Nam mở đầu chiến dịch giúp Hồ Chí Minh, Trung Cộng viện trợ 150,000 khẩu súng, hơn 3,000 khẩu pháo, và đạn dược, xe cộ, quần áo, lương thực, đồ dùng hàng ngày như bát ăn cơm tráng men, khăn bông. (Trích bài viết của Trương Quảng Hoa, một Cố Vấn Vĩ Đại của Hồ Chí Minh).

Đến măm 1945, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thành lập vào 2 tháng 9 năm 1945 nhưng không được nước nào công nhận, trừ Trung Cộng. Staline mới đầu từ chối không công nhận cho đến khi Trung Cộng công nhận rồi, mới chịu thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Minh.

Thực hiện tích cực việc yểm trợ cho Cộng Sản Việt Nam, Trung Cộng đã chỉ đạo, giúp đỡ vũ khí, lương thực, Cố Vấn, chiến lược cho Việt Minh đánh Pháp. Mở đầu là Chiến dịch Biên giới đánh Đông Khê (Thất Khê, Cao Bằng) năm 1950. Các trận đánh này đều do các Cố Vấn Trần Canh, Nhiệm Cùng, Vân Dật, Thiên Hựu, Quí ba, Kiếm Anh, Phương Phương, Quốc Thanh định đoạt. (Trích thư của Hồ Chí Minh gửi đảng Cộng Sản Trung Quốc ngày 14/10/50).

Từ đó, các thắng lợi khác với quân Pháp cũng đều do Cố Vấn Trung Quốc chỉ đạo. Những cố vấn này lại nhận chỉ thị trực tiếp của Lưu thiếu Kỳ vì Mao Trạch Đông giao cho Lưu Thiếu Kỳ trách nhiệm điều khiển Việt Minh.

Chiến dịch viện trợ vĩ đại nhất mà Trung Cộng giúp Việt Cộng là Trận Điện Biên Phủ. Thắng lợi hoàn toàn là do Cố Vấn Vi Quốc Thanh chỉ huy. Trước trận chiến quyết định này, có một số trận đánh khác nhằm để tiêu hao lực lượng quân Pháp. Từ ngày 20 tháng 1 năm 1954, các chiến lược tấn công từ Tây Bắc xuống đến phía Nam như Kontum, Pleiku, Tây Nguyên, Phú Yên… đều do Vi Quốc Thanh hoạch định. Võ nguyên Giáp chỉ biết thi hành theo chiến thuật. Sau khi thắng lợi được vài trận, Vi Quốc Thanh quyết định nhận lời đánh Điện Biên Phủ theo lời năn nỉ của Võ Nguyên Giáp. Mới đầu, vì quân Pháp không nắm vững được tin tức về sự chỉ huy của Vi Quốc Thanh, nên còn gửi thư thách thức Việt Minh. De Castries, tư lệnh quân Pháp ở Điện Biên Phủ, viết thư cho Võ Nguyên Giáp:

“Tôi biết bộ đội của ông đã bao vây Điện Biên Phủ, nhưng vì sao không tấn công? Tôi đã kiên nhẫn chờ đợi. Nếu ông có gan dám mở tấn công, thì xin bắt đầu đi. Tôi đang chờ đón những thách thức của ông, quyết một phen thắng bại với ông”.

Thư được trình lên Vi Quốc Thanh, hắn cười nói:

“Lão De Catries này ngông cuồng lắm! Hãy đợi đấy! Đến lúc chiến dịch mở màn, là lúc hắn khóc.”

Người phiên dịch báo cáo :

“De Castries là một danh tướng của Lục Quân Pháp là cấp dưới cũ của Navarre, đã qua trường Quân sự, là học viên ưu tú. Hắn vốn quân hàm Đại Tá, gần đây vừa được phong Thiếu Tướng.

Vi Quốc Thanh nói:

“Thế thì hãy để xem chúng ta học được cái gì ở học viên ưu tú này, xem họ có tài chỉ huy đến đâu!”

Và thế là mọi kế hoạch tấn công Điện Biên Phủ đều do Vi Quốc Thanh chỉ đạo. Từ Hồ Chí Minh đến Võ Nguyên Giáp đều im re, nghe lệnh của Vi Quốc Thanh.

Sau khi thắng trận, Hồ chí Minh mở tiệc chiêu đãi Vi Quốc Thanh, và ôm hôn tay Đại Cố Vấn này. Hồ Chí Minh còn làm một bài thơ chữ Hán tặng Vi Quốc Thanh:
Bách Lý tầm xuân vi ngộ quân
Mã đề đạp toái lĩnh đầu văn
Quy lai ngẫu quá sơn mai thụ
Mỗi đóa hoàng hoa nhất điểm xuân

(Trăm dặm tìm bạn nhưng không gặp, vó ngựa dẫm nát mây đỉnh núi, Quay về tình cờ gặp cây mai rừng, mỗi đóa hoa vàng một điểm xuân). (Trích tài liệu của đại cố vấn Vương chấn Hoa tức Vu Hóa Thầm).
Từ đó, cho đến 30-4-1975, nhất cử nhất động đều do Đại Cố Vấn Trung Quốc chỉ huy và yểm trợ. Ngoài việc viện trợ súng đạn và lương thực, Trung Cộng còn cung cấp nhân sự. Các binh lính Trung Cộng đều trá hình làm lính hậu cần.

Trong thời gian giúp cho Việt Cộng thành công việc cưỡng chiếm miền Nam, Trung Cộng đã để lộ dã tâm muốn đòi nợ chiến tranh bằng lãnh thổ. Khi Nixon dội bom Bắc Việt, Trung Công cho thiết lập giàn rada phòng không từ bên trong đất Bắc. Sau khi chiến tranh chấm dứt, Trung Cộng không rút về, mà biến thành đất của phương Bắc luôn. Dàn phòng không này, hiện nay, được biến cải thành pháo đài vừa phòng không vừa có thể phóng hỏa tiễn tấn công, lại được dùng để khống chế Việt Cộng. Bộ Chính Trị Cộng Sản Việt Nam tuy biết là Trung Cộng xâm lăng một cách âm thầm, nhưng vì nợ ơn nhiều quá, nên phải im lặng, và lại cũng biết rằng, nếu chỉ một câu nói gây bất bình cho các đại cố vấn, thì tình hình nguy ngập liền.

Trận chiến năm 1979 xẩy ra không phải vì Việt Cộng muốn đấu lại “cha đỡ đầu” (God Father) Trung Cộng mà vì Trung Cộng bực tên đàn em đã xua quân qua chiếm Campuchia mà không xin phép đàn anh, nên mới “dậy cho Việt Nam một bài học”. Sau trận này, Việt Cộng khiếp hãi, không bao giờ dám làm mất lòng đàn anh nữa.

Hiện nay, ở miền Bắc, Trung Cộng chiếm hết các đỉnh cao để đặt rada, thêm vài ngàn cây số vuông cưỡng chiếm bằng cách dời cột mốc, cộng với tất cả các rừng đầu nguồn, dưới danh nghĩa là “cho thuê”. Tại cửa “khẩu”, hàng hóa Tầu và hàng giả mạo quốc tế tự do tràn vào Việt Nam không kiểm soát, không đóng thuế. Công An Việt Cộng đứng hút thuốc lá Tầu, nhìn dân “cửu vạn” Việt khiêng hàng Tầu vào ào ạt và chờ đợi cho những hàng dỏm, hàng Tầu này giết chết hết hàng nội địa Việt Nam.

Tại Tây Nguyên, Trung Cộng vừa khai thác Bo xit, vừa thiết lập giàn phòng không thứ hai, và đặt máy trinh thám, theo dõi các hoạt động của Bộ Chính Trị và quân đội. Chung quanh các khu vực Trung Cộng khai thác này, người dân Việt phải tuân theo luật lệ của lính Tầu, nếu không muốn bị bắt, đánh đòn, và nộp tiền chuộc mạng. Lính Tầu giả dạng công nhân có toàn quyền bắt cóc gái Việt, cưỡng bức lấy chúng, nếu không thì chúng cưỡng hiếp. Những đứa trẻ đẻ ra bởi các cuộc hôn nhân cưỡng hiếp này được khai sinh dưới tên Tầu. Dần dần chúng biến dân Việt thành dân Tầu qua thẻ căn cước, những ai có thẻ căn cước Tầu sẽ được hưởng tiện nghi đặc biệt hơn dân Việt. Nếu dân làng phản đối, lính Tầu có thể tung hàng trăm người tràn vào làng, dùng gậy phá nhà, đánh đập dân chúng trong khi Ủy Ban Nhân Dân và công an Việt Cộng bỏ chạy. Nhiều nhà nghiên cứu cho biết, thực ra, Trung Cộng cũng cần có bô xít để làm nhôm, nhưng mục tiêu chiếm lĩnh Việt Nam lại quan trọng hơn. Do đó, cho đến nay, tháng 7 năm 2010, vẫn chưa thấy ký lô nhôm nào xuất xưởng.

Trung Cộng cũng “trúng thầu” khai thác con đường xuyên Bắc Nam, đi dọc theo những tỉnh thành quan trọng. Bên cạnh con đường đó là tất cả các dịch vụ phục vụ cho văn hóa Tầu. Ngoài biển Đông, Trung Cộng khống chế thủy lợi, dành quyền khai thác thủy sản, bắt ngư dân Việt phải theo luật lệ của chúng, nếu không, sẽ bị bắt, bị giết, bị tịch thu tầu và các phương tiện đánh cá, ngoài ra, phải nộp tiền chuộc mạng.

Nhìn chung, Việt Nam ngày nay là cái sân sau của Trung Cộng. Những tên Thái Thú Trung Cộng này văn minh hơn xưa, không bắt dâng nộp gái tơ, ngà voi, tê giác, ngọc trai như xưa, nhưng tha hồ mua gái Việt với giá rẻ như bèo, và hưởng thụ tài nguyên cùng nhân lực Việt Nam không tốn một viên đạn. Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay, đang thực hiện đúng đắn những phương châm lãnh đạo đất nước là “Đảng lãnh đạo, Nhà Nước quản lý, Nhân Dân làm Chủ” Họ chỉ dấu đi hai chữ “Trung Cộng” sau những nhóm chữ đó. Nhóm chữ này, nếu viết đầy đủ, sẽ là : Đảng Cộng Sản Trung Quốc lãnh đạo, Nhà Nước Việt Nam quản lý, Nhân Dân Trung Quốc làm chủ kinh tế Việt Nam.

Trong phần trên, một số tư liệu đã được liệt kê, chứng minh Đảng Cộng Sản Việt Nam đã lệ thuộc Đảng Cộng Sản Trung Quốc từ nhiều năm trước. Qua bài viết “Mẫu Mực sáng ngời của Chủ Nghĩa Quốc Tế Vô Sản” do La Quý Ba (Luo Guibo), Trưởng Đoàn Cố Vấn Chính Trị cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ 1951-1954, Đại Sứ Trung Quốc tại VNDCCH từ 1954-1975, xuất bản bởi Bắc Kinh năm 2002, độc giả còn được biết thêm nhiều chi tiết về vấn đề hữu nghị “anh-em” nhưng thực chất là “nô lệ, cha-con” này.

La Quý Ba viết:

“Tháng 1, 1950, Hồ Chí Minh đích thân bí mật đến Bắc Kinh, yêu cầu Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp. Trung ương đảng ta theo yêu cầu của Hồ chí Minh và Trung ương Đảng Đông Dương, đã báo cáo và được Mao Chủ Tịch đồng ý, quyết định cử tôi bí mật sang Việt Nam, làm đại diện liên lạc giữa Trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc và Trung Ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Đồng chí Lưu Thiếu Kỳ còn tự tay viêt giấy giới thiệu cho tôi:

“Xin giới thiệu đồng chí La Quý Ba, Bí thư Tỉnh Ủy và chính ủy trong quân đội của chúng tôi đến chỗ các đồng chí làm đại diện liên lạc của Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, đi theo có 8 tùy tùng.

Lưu Thiếu Kỳ , Bí Thư Trưởng Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, ngày 17/1/1950”

Sau khi nêu lên tình hình chiến tranh Việt Nam với sự can thiệp của Anh, Pháp, và Quốc Dân Đảng Trung Quốc cùng đến Việt Nam để tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật, La Quý Ba cho biết là “vào thời điểm này, trên quốc tế chưa có một nước nào công nhận nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, không có một tổ chức quốc tế nào đặt quan hệ với Việt Nam, Việt nam chưa giành được vị thế quốc tế, cũng không được viện trợ bên ngoài. Vấn đề viện trợ Việt Nam chống quân xâm lược thực dân Pháp như thế nào là một việc lớn mà lãnh đạo tối cao ba phía Trung Quốc, Việt Nam, Liên Xô trao đổi bàn bạc.” La quý Ba xác nhận rằng Hồ Chí Minh đã vội vã đề nghị các nước Xã Hội Chủ Nghĩa công nhận Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, nhưng Liên Xô đã bác bỏ ngay, chỉ có Trung Cộng công nhận Việt Cộng mà thôi. Sau khi Trung Cộng công nhận Việt Cộng rồi, thì Liên Xô mới chính thức giao hảo sau.
La quý Ba kể rõ chi tiết về việc Hồ Chí Minh bị Liên Xô từ chối viện trợ:

“Hồ Chí Minh từ xa xôi nghìn trùng đến Trung Quốc, đi Liên Xô là để mong được sự viện trợ nhiều mặt, nhất là viện trợ về quân sự và kinh tế tài chính. Stalin cho rằng, Trung Quốc là nước láng giềng của Việt Nam, hiểu rõ tình hình Việt Nam, còn Liên Xô và các nước Đông Âu chịu nhiều vết thương chiến tranh nặng nề trong chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô còn phải giúp đỡ các nước XHCN Đông Âu khôi phục và xây dựng, trên vai còn rất nặng gánh, mong rằng nhiệm vụ viện trợ Việt Nam, Trung Quốc là chính.”

Từ đó, Trung Cộng công khai giúp đỡ Việt Minh về mọi mặt. Bắt đầu từ những trận đánh lớn với quân Pháp. Những điều mà La Quý Ba kể lại sau đây đã đánh đổ huyền thoại Võ Nguyên Giáp và quân đội Nhân Dân, vì theo lời kể của La, thì hầu như mọi trận đánh đều được các “đồng chí Cố Vấn Trung Quốc Vĩ Đại” chỉ thị. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng tình hình chiến tranh giữa Việt Minh và Pháp, La Quý Ba nhận xét:

“Bước đầu tiên viện trợ Việt Nam là phải khai thông giao thông biên giới Trung-Việt, vì có thế vật tư viện trợ Việt Nam mới có thể chở sang Việt Nam thuận lợi. Chỉ cần quân đội Nhân dân Việt Nam chiếm con đường giao thông chủ yếu trên biên giới Trung-Việt thì quân Pháp sẽ mất ưu thế số một. Chỉ có hai lựa chọn khai thông con đường giao thông chủ yếu biên giới Trung-Việt: một là đánh Cao Bằng tiếp giáp giữa Việt Nam và Quảng Tây; một nữa là đánh Lào Cai tiếp giáp giữa Việt Nam và Vân Nam. Đánh Cao Bằng trước hay đánh Lào Cai trước, hay là đánh cả hai cùng một lúc, Trung Ương đảng Cộng Sản Đông Dương và Trung Ương đảng ta đều đã điều tra nghiên cứu, suy nghĩ trao đổi nhiều lần gần 3 tháng. Ngày 02/07/1950, Mao Chủ Tịch gửi điện trả lời Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam:

“Đồng ý ý kiến đánh Cao Bằng trước, phương án tác chiến cụ thể đối với Cao Bằng, chờ sau khi Trần Canh đến, do các đồng chí quyêt định cuối cùng….”

Như thế, mọi việc đã rõ: Trung Cộng chỉ đạo cho Việt Cộng từng chi tiết chiến tranh. Trần Canh là nhân vật cố vấn tối cao về chiến tranh Việt Nam, không phải Võ Nguyên Giáp cũng không phải Hồ chí Minh. Dĩ nhiên, Mao Trạch Đông là lãnh tụ cao nhất.

Vì thế, trong tất cả các cuộc mít tinh của Việt Cộng, hình Mao Trạch Đông, Stalin luôn được treo lộng lẫy trên cao, trong khi hình Hồ Chí Minh chỉ được treo phía dưới.

Ngoài ra, các cố vấn Trung Cộng là các chỉ huy trực tiếp của Việt Cộng. Lính Trung Công thì được giả trang thành các đầu bếp hoặc lính cần vụ để che mắt quốc tế.

Quân Ủy và Bộ Chính Trị Trung Cộng giữ vai trò chủ đạo từ xa. Ai cũng biết, với vai trò Chủ Tịch Đảng Công Sản Trung Quốc, Mao Trạch Đông nhất định không có thời gian mà bàn luận về chiến lược các trân chiến với Việt Cộng, chỉ có thể nghe qua những lời tâu của Bộ Chính Trị, của Quân Ủy trung ương mà quyết định. Một khi mà Bộ Chính Trị và Quân Ủy Trung Ương muốn tâu trình lên Mao Chủ Tịch, phải họp bàn liên miên rồi mới quyết định ra một chiến lược cuối cùng. Như đã viết ở trên, trận đánh Tây Bắc đã được bàn thảo gần 3 tháng mới được lệnh của Bắc Kinh mà thi hành.

Nhưng như thế vẫn chưa đủ cho tinh thần nô lệ của Hồ Chí Minh. La quý Ba kể thêm về sự khẩn nài của Hồ Chí Minh như sau:

“Mùa đông năm 1951, Hồ Chí Minh một lần nữa bí mật đến Bắc Kinh thăm Trung Quốc.”

Sau khi kể về việc ôm hôn thắm thiết, La Quý Ba cho biết:

“Trong trao đổi, Hồ chí Minh hỏi Mao Chủ Tịch:

“Bộ Chính Trị Trung Ương chúng tôi yêu cầu đồng chí La Quý Ba khi tham gia hội nghị Bộ Chính Trị Trung Ương chúng tôi nêu nhiều ý kiến về các mặt công tác của chúng tôi, giúp đỡ nhiều cho chúng tôi. Nhưng đồng chí quá thận trọn, quá khiêm tốn. Tôi mong các đồng chí giao cho đồng chí ấy nêu nhiêu ý kiến. Mao Chủ Tịch, các đồng chí có đồng ý không?”

Đây là một câu nói xã giao kiểu cách, có tính chất chính trị. Thay vì nói thẳng là “chúng tôi mong đồng chí ấy chỉ dậy thêm cho chúng tôi”, thì lại nói khéo là xin “giao cho đồng chí ấy nêu nhiều ý kiến!”

Hồ Chí Minh còn đóng kịch là một đệ tử chân thành: “Hồ chí Minh là người rất giầu tình cảm, nhìn thấy rõ người bị truyền cảm bởi sự chân thành của Mao Chủ Tịch, Người đứng dậy nói:
“Tôi và các đồng chí Việt Nam đều cảm nhận sự chân thành giúp đỡ chúng tôi từ trong hành động của các đồng chí”.

La quý Ba còn kể nhiều chi tiết về bữa cơm thân mật với Mao Chủ Tịch, trong đó Hồ Chí Minh khoe về tài ăn ớt chỉ thiên của mình.

Sau lần ăn cơm thân mật nói chuyện về ớt đó, thì hầu như mọi việc sinh hoạt của đảng Cộng Sản Việt Nam đều được chỉ thị của Trung Cộng:
“Dù là điện của Trần Canh, Vi Quốc Thanh và tôi xin chỉ thị của Mao Chủ Tịch, Trung Ương Đảng hay chỉ thị của Mao Chủ Tịch, Trung Ương đảng đối với chúng tôi, dù là bức điện về mặt tác chiến (như chiến dịch Biên Giới, chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến dịch Tây Bắc. v.v..) xây dựng bộ đội và huấn luyện bộ đội, hay là những bức điện vấn đề quan trọng về mặt xây dựng tư tưởng và xây dựng tổ chức của Đảng, công tác tài chính kinh tế, công tác cải cách ruộng đất, viện trợ quân sự, viện trợ tài chính kinh tế và công tác công an, tình báo, dân tộc thiểu số..v.v.. Mao Chủ Tịch đều đích thân phê duyệt, sửa chữa, ký cho chuyễn đi, trong đó có những bức điện đặc biệt quan trọng, Mao Chủ Tịch tự khởi thảo, khi trả lời các bức điện của Hồ Chí Minh, Trung Ương Đảng Lao Động Việt Nam trưng cầu ý kiến Trung Ương Đảng hoặc các bức điện quan trọng của Mao Chủ Tịch, Trung Ương Đảng nêu ý kiến hoặc kiến nghị với Hồ Chí Minh…”

Qua sự trình bầy của La quý Ba, sự việc đảng Cộng Sản Việt Nam là nô lệ của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã rõ ràng. Ngay cả việc đấu tố trong cải cách ruộng đất cũng là một bài học mà học trò Việt Cộng thực tập với quan thầy Trung Cộng, với xác và máu trên ba trăm ngàn người Dân Oan cũng như cán bộ bị sửa sai. Chưa kể giai đoạn sau, khi gây chiến với Miền Nam, Việt Cộng còn nợ Trung Cộng không biết bao nhiêu súng đạn, quân trang, quân dụng và thực phẩm. Những Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, sau khi bị lừa váo các trại cải tạo đều có chế độ ăn uống giống nhau: Gạo Trung Cộng đầy sâu bọ bò lổn nhổn trong các bao gạo mốc ẩm, mà lớp mốc ẩm có thể dầy đến một xăng ti mét. Điều này chứng tỏ Việt Cộng sống dựa vào “đàn anh – cha nuôi – ông chủ” Trung Cộng tối đa, chưa kể khi Mỹ thả bom miền Bắc, Việt Cộng đã phải cầu cứu Trung Cộng mang các giàn ra đa tối tân và hệ thống súng phòng không dầy đặc không gian miền Bắc. Trung Cộng đã thừa cơ hội, mang quân và ra đa sang miền Bắc, thiết lập doanh trại với các biện pháp an ninh tối đa, sau đó, thản nhiên sát nhập các vùng có ra đa này thành vùng của Tầu, mà không có ý định trả lại. Từ các doanh trại cực kỳ an ninh này, Trung Cộng đã khống chế toàn bộ miền Bắc qua các máy móc gián điệp cực kỳ tinh vi, theo dõi các lãnh đạo Bắc Bộ phủ, rồi “black mail” đe dọa những kẻ muốn trở cờ, hay thăng thưởng cho những tên đầy tớ trung thành bằng tiền bạc hay chức vụ.

Như thế, việc Phạm Văn Đồng ký giấy công nhận chủ quyền của Trung cộng trên Hoàng Sa cũng chỉ là một biện pháp trả nợ. Việc Việt Cộng lờ đi sự ăn hiếp của Trung Cộng trên biển Đông, núp tránh việc ngư dân bị bắn, giết, phá tầu, đòi tiền chuộc, việc ký khai thác Bô Xít, cho thuê rừng đầu nguồn, cho thắng các cuộc đấu thầu từ Nam ra Bắc… cũng chỉ là vấn đề trả nợ mà thôi.

Dân Việt Nam, nếu muốn được sống oai hùng, độc lập,không sợ Trung Cộng ăn hiếp, thì dứt khoát phải lùa cái đảng Cộng Sản Việt Nam nô lệ này xuống biển. Còn Việt Cộng thì còn Trung Cộng đứng sừng sững sau lưng với cái búa đòi nợ!

Chu Tất Tiến.

No comments:

Post a Comment