24 August 2010

Giới thiệu bài viết đăng trên Sài Gòn Echo

TTR xin giới thiệu một bài viết tóm lược tình hình Biển Đông sau lời tuyên bố của ngoài trưởng Mỹ tại Thăng Long, Nước Việt, trên Diễn Đàn Các Nước Đông Nam Á. Mời quý anh chị theo dõi. (NMTâm, Mississauga giới thiệu)

Chuyển hướng của thế giới
Tác Giả : Lê Văn Xương.

Bắc Kinh cảm thấy bị hố nặng khi tuyên bố vùng biển lưỡi bò (biển Đông nước ta) là lãnh thổ bất khả phân của Hán

Cục diện thế giới thay đổi mau chóng khi Bà Ngoại Trưởng Mỹ tuyên bố đường lối mới của Mỹ đối với các tranh chấp do Bắc Kinh gây ra trên vùng biển Đông của Việt Nam tại Diễn Đàn An Ninh Khu Vực, được Hiệp Hội các nước Đông Nam Á tổ chức tại Thăng Long vài tuần lễ trước đây . Chủ trương của Mỹ được Bà Ngoại Trưởng trình bày rất rõ ràng : “ Mỹ không đứng vào phía nào trong cuộc tranh chấp này, Mỹ ủng hộ việc quốc tế hóa vấn đề Biển Đông được các quốc gia Đông Nam Á chủ trương, yêu cầu các phía tuân thủ quy tắc hành xử đã được các bên thỏa thuận trước đây ” . Lời tuyên bố của phía Mỹ được ngoại trưởng các nước Đông Nam Á đồng thanh bày tỏ sự ủng hộ cao độ qua các lời phát biểu của các vị đó trong Diễn Đàn . Một việc hầu như ít thấy sảy ra trong lịch sử hơn 40 năm hình thành tổ chức khu vực này . Trước các lời phát biểu liên quan đến lập trường thống nhất của tập thể các nước chủ nhà, Ngoại Trưởng Trung Cộng bỏ phòng họp ra ngoài , có lẽ để xin chỉ thị từ Bắc Kinh hoặc để tránh bị làm nhục tại Hội Nghị Quốc Tế mà Bắc Kinh tự nghĩ rằng họ hoàn toàn có khả năng thao túng dựa vào sức mạnh tài chánh cũng như quân sự của mình như họ đã từng làm trước đây tại các hội nghị do các nước ĐNÁ tổ chức .

Biển Đông hoàn toàn không phải là nội hải như biển Caspian hoặc Hắc Hải , cũng khác nhiều với vùng biển Baltic, nên một nước nào đó xử dụng sức mạnh cơ bắp xác nhận quyền làm chủ hoàn toàn theo cách nào đó, ngay tức khắc sẽ gây ra các hệ lụy khôn lường đối với an ninh khu vực cũng như toàn cầu . Bắc Kinh trong thời gian qua đã hành động theo chiều hướng đó bất chấp quy luật hành xử được các phía thỏa thuận trước đây . Thế giới cũng như Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á hành động quyết liệt , thực tế chỉ là các đáp ứng đối với thái độ vô trách nhiệm của Bắc Kinh đối với an ninh khu vực cũng như đối với thế giới mà thôi . Trên căn bản đó, xin được cập nhật hóa các diễn biến mới nhất liên quan đến cục diện trong vùng mới diễn biến trong tuần lễ qua .

1 – VÙNG ĐÔNG BẮC Á .

Cho đến giờ phút này thì các cuộc biểu dương lực lượng của các phía đều tập trung vào vùng Đông Bắc Á Châu , tiếp theo sau vụ chiến hạm Cheonan của Nam Triều Tiên bị thủy lôi Bắc Triều Tiên đánh đắm hồi cuối tháng ba vừa qua . Hoa Kỳ cùng Nam Triều Tiên tập trận liên tục cho đến cuối năm nay với đủ mọi tình huống khác nhau trên bộ , trên không cũng như trên biển với sự tham gia của HKMH George Washington . Cuộc tập trận lúc đầu diễn ra trên vùng biển phía đông của bán đảo Triều Tiên (gần cảng Vladivostok của Nga) , nay được chuyển thẳng đến vùng Hoàng Hải nằm giữa lãnh thổ Nhật, Triều Tiên cũng như Hoa Lục, nơi trước đây chiến hạm Cheonan bị đánh đắm . Điều này có nghĩa là Mỹ đem HKMH đến sát nách Tầu để đe dọa cả Bắc Triều Tiên cũng như Hạm Đội Hoàng Hải của Hán , thậm chí cả lãnh thổ Hán trên lục địa cũng như chính thủ đô Bắc Kinh cũng nằm trong tầm oanh tạc .

Một hành động như vậy chưa hề sảy ra trong quá khứ ; ngay cả khi vào năm 1996 khi Đài Loan tổ chức bầu cử, Tầu bắn vài hỏa tiễn vào vùng hải phận Đài Loan để thị uy , ông Bill Clinton cũng gởi HKMH đến vùng biển Đài Loan nhưng cũng chỉ nhằm trấn an người Đài Loan : cứ tự do chọn người đại diện cho họ . Các cuộc tập trận giữa Mỹ với Nam Triều Tiên hiện nay được mở rộng trên quy mô chưa từng thấy sảy ra trong quá khứ kể từ khi chiến tranh Triều Tiên chấm dứt từ năm 1953 đến nay . Cuộc tập trận lần này mang tính liên hoàn diễn ra trên biển, trên đất liền tại vùng phi quân sự dọc theo vĩ tuyến 38 chia đôi hai miền Nam Bắc Triều Tiên . Dĩ nhiên Bắc Triều Tiên lên tiếng đe dọa sẽ trả đũa toàn diện . Nhưng đó cũng chỉ là lời tuyên bố xuông của Kim Jong In, vì Bắc Triều Tiên lấy gì để trả đũa khi chính Bắc Kinh đang phải hứng chịu áp lực nặng nề từ phía Mỹ cũng như Nga ; cho nên Bắc Triều Tiên chẳng dám phóng ra một cuộc tập trận hay bắn thử hỏa tiễn dù chỉ mang tính tượng trưng trên vùng lãnh thổ của họ .

Trong điều kiện đó , Nhật Bản đang trải qua một thời kỳ rất tế nhị đối với lịch sử Nhật Bản từ thế kỷ 19 đến nay khi Nga trở thành đồng minh thân cận của Phương Tây, đặc biệt là Mỹ . Quân Mỹ vẫn hiện diện tại Nhật Bản , điều này làm cho dân Nhật cảm thấy không mấy thích thú . Nhưng vấn đề của Nhật thực tế không phải vì sự hiện diện quân sự của Mỹ trên đất Nhật, mà là chính việc Nhật sẽ ứng phó ra sao đối với một Á Châu mới đang từng bước hình thành dựa trên sự hình thành các thế lực mới sẽ làm thay đổi tương quan lực lượng trong vùng . Tương quan cũ đã tạo cho Nhật các cơ hội lớn lao trong thời gian trên 150 năm qua . Nhật đang phải trải qua sự chọn lựa khá khó khăn đối với tương lai của Nhật Bản . Điều này thực ra cũng khá giống với nước Anh cùng đế quốc Anh vốn được coi là văn minh hải đảo đối với Âu Châu Lục Địa . Người Nhật tự biết họ cần làm gì trong tình huống hiện nay đối với Á Châu cũng như với thế giới , họ rất khôn ngoan và thực tế trong cách thức tìm cách thích ứng với một Á Châu mới .

Đối với Nam Triều Tiên nói chung được hưởng lợi lớn do chiến tranh lạnh, trở nên cường thịnh mau chóng như phép lạ do Thần Dollar đứng dàn dựng mé sau như một tiền đồn vững chắc thuộc tuyến phòng thủ trên vùng Đông Bắc Á . Bắc Triều Tiên tan rã sẽ trở thành gánh nặng đối với Nam Triều Tiên, nhưng đó cũng là cơ hội cho họ .

Đối với Đài Loan, trước các tranh chấp leo thang , Đài Loan vốn sợ bị hủy diệt bởi Bắc Kinh một khi Hoa Lục bị đẩy đến chân tường, nên Đài Loan theo chủ trương đu dây với Bắc Kinh , lẳng lặng làm ngơ trước các tranh chấp tại Biển Đông . Đài Loan mới đây ký kết hiệp ước thương mại với Bắc Kinh đủ chứng tỏ chủ trương đó của Đài Loan

Đối với Nga , chủ trương chiến lược của Nga nay mới thực sự bước vào thời đại mới, bỏ lại đằng sau các bế tắc mà xã hội Nga đã phải chịu đựng do chủ trương cứ miệt mài mở rộng Đế Quốc Thảo Nguyên Nga từ thời dòng họ Romanov lên cầm quyền tại Nga từ thế kỷ 16 đến nay . Nước Nga nay có sinh lực mới nhờ vào chủ trương hợp tác chân thành giữa các nước Phương Tây với Nga , cũng như thái độ thân thiện hơn của các nước khác tại Á Châu liên quan đến vai trò của Nga trong vùng Trung Á cũng như Đông Nam Á . Tình hình này báo hiệu một nước Nga được thế giới kính trọng trong tương lai ; việc này xuất phát từ mối quan hệ thật nồng thắm của Ông Gorbachev với các nước Phương Tây, kể cả các Tổng Đàn Hội Kín Toàn Cầu . Tuy vậy, trách nhiệm của Nga đối với một số vấn đề của Á Châu đặc biệt vùng Trung Á không thể coi là nhẹ được . Các nước thuộc Trung Á có thể yên tâm trong tương lai tới đây khi Liên Minh NATO Phương Đông được hình thành với sự hiện diện theo một cách nào đó của phía Mỹ cùng với Nga để bảo vệ sự ổn định lâu dài cho toàn vùng . Việc này tất yếu phải sảy ra ; như sau thế chiến II quân Mỹ cũng phải hiện diện lâu dài ở Âu Châu để ổn định tình hình tại đấy, cũng như sẵn sàng đối đầu với Liên Xô trong chiến tranh lạnh .

Chính trong điều kiện đó, cuộc cách mạng tại Kyrgyzstan đã nổ ra cách nay mấy tháng nhằm lật đổ chế độ độc tài Bakyev thân Bắc Kinh tại đó . Tình hình vùng Trung Á trước sau cũng dẫn đến chỗ quân Nga phải hiện diện trong vùng cùng với quân Mỹ cũng như NATO để ổn định vùng Trung cũng như Nam Á sau này . Sự hiện diện quân sự của NATO tại Afghanistan từ năm 2001 đến nay chỉ nên được coi là tạm thời nhằm ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa khủng bố quốc tế . Sự hiện diện quân sự của NATO mở rộng sau này sẽ khác hẳn với mọi sự xuất hiện của các thế lực quân sự cũng như chính trị trong vùng này trước đây , kể cả thời thực dân Anh cai trị vùng Nam Á vào thế kỷ 19 .

Bối cảnh đó được chứng minh lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ Nga, Mỹ, hai nước quyết định tập trận chung mang tính phối hợp toàn diện, nhưng thực tế nhắm vào vùng biên giới tiếp giáp giữa Nga với Hoa Lục . Quyết định tập trận chung được loan báo khá bất ngờ làm cho ta liên tưởng đến một tình huống được coi là dấu báo của tình trạng căng thẳng đang leo thang đến mức độ nguy hiểm mới đối với Á Châu . Chi tiết của cuộc tập trận này không được cả hai phía loan báo cụ thể . Mà thực ra, nếu có loan báo cụ thể thì đó cũng chỉ mang nặng tính hình thức . Dựa trên tình hình hiện nay, như đã trình bày trong bài viết mới đây, tôi đã nêu lên nhận định là quân Nga cần hiện diện đông đảo trên vùng biên địa Hán Nga vì vùng này sẽ sảy ra nhiều thiên tai trong thời gian tới đây . Trong diễn biến khác quân Nga càng cần hiện diện đông đảo trong vùng thưa thớt dân cư này do Nga làm chủ nhằm ngăn chặn đà xâm lấn của Tầu trong điều kiện mối căng thẳng đang leo thang tại vùng Biển Đông cũng như vùng Đông Bắc Á . Cuộc tập trận hiện được dự trù tiến hành giữa Nga, Mỹ chắc chắn nhắm vào mục tiêu chiến lược cụ thể đó .

Lực lượng quân sự Nga bao gồm Hải, Lục, Không quân , kể cả lực lượng biên phòng cũng như lực lượng an ninh FSB/KGB vẫn bị cái bóng đè từ thời Soviet để lại , vẫn bị vết thương trong cuộc chiến Afghanistan trước đây đeo đuổi . Đã không được cải tiến đúng mức để trở thành quân đội hiện đại về trang bị, tiếp vận,tình báo cũng như tinh thần tác chiến trong một cuộc chiến tranh hiện đại phức tạp hơn rất nhiều so với cuộc chiến vệ quốc trong thế chiến II . Thế mà một nước Nga hiện đại nếu chuẩn bị để nhận lãnh vai trò quốc tế đúng nghĩa, cần thay đổi cách nghĩ cách làm đối với mọi vấn đề liên quan đến thế giới . Việc này đòi hỏi thời gian dài ở phía trước . Cuộc tập trận hỗn hợp Nga Mỹ sẽ là cơ hội để quân đội Nga hoàn thiện tổ chức của mình .

Trong điều kiện của thế giới hôm nay, chắc hẳn Kremlin sẽ phải tập trú tối đa vào việc hiện đại hóa quân đội về mặt tinh thần cũng như quan niệm xử dụng binh lực theo chiều hướng của thế giới Toàn Cầu Hóa ; theo đó, quân đội được cử ra bên ngoài không phải là xâm lăng mà là gìn giữ hòa bình, củng cố an ninh khu vực . Do thế, quân đội cần biết rõ về đặc trưng văn hóa, chủng tộc của vùng được giao trách nhiệm để biết phối hợp như thế nào đối với các thế lực chính trị tại địa phương cũng như quân đội các nước khác được phái đến vùng đó theo nghị quyết của Liên Hiệp Quốc . Về mặt này, quân đội Mỹ nhìn bên ngoài thấy rất cởi mở và rất tự do ; nhưng lại là đạo quân chuyên nghiệp nhất, được đào tạo hiện đại nhất về mọi mặt . Các cuộc tập trận phối hợp giữa Nga , Mỹ sẽ đóng góp rất nhiều vào việc hiện đại hóa quân đội Nga cho nên cần liên tục tiếp diễn sau này . Chắc hẳn các cuộc phối hợp như vậy không đơn giản chỉ liên quan đến lãnh vực quốc phòng không thôi , mà còn liên quan đến các lãnh vực an ninh khác nữa, đặc biệt lien quan đến công cuộc hợp tác đối với vũ khí tiến công chiến lựoc .

Bắc Kinh coi cuộc tập trận Nga Mỹ, cũng như Mỹ Nam Triều Tiên trên vùng lãnh thổ phía Đông Bắc Á là các đe dọa trực tiếp nhắm vào lãnh thổ Hoa Lục . Lần đầu tiên kể từ chiến tranh Triều Tiên đến nay , Bắc kinh phải đối diện với một tình trạng như vậy . Trong chiến cuộc Triều Tiên 1950-53 cũng như cuộc chiến VN từ 1946 đến 75 , cho dù quân Mỹ hiện diện đông đảo trong vùng, nhưng Bắc Kinh không sợ bị Mỹ oanh tạc vì hai phía vẫn mở ra một cơ hội để thương thuyết . Nếu Mỹ muốn gây áp lực thì cứ việc gia tăng áp lực với phía Hà Nội trong cuộc chiến được gọi là Gián Chỉ . Ngày nay tình hình đã đổi khác xưa rất nhiều , các cuộc tập trận của Mỹ với Nam Triều Tiên, với Nga được coi như hành động bao vây nghiêm ngặt và sẵn sàng đi đến chiến tranh với Hán Hoa . Khốn nỗi, các cửa ngõ thương thuyết đều đã bị bít hết bởi chính Bắc kinh chứ chẳng phải từ phía Mỹ . Chuyến viếng thăm Hoa Thịnh Đốn của Hồ Cẩm Đào lúc đầu được dự trù đến thăm Mỹ vào tháng bảy nay bị lẳng lặng cho chìm xuồng , cả hai phía chẳng hề đưa ra bất cứ lời xác nhận nào cả .

Để đáp ứng lại các cuộc tập trận của Mỹ với các đồng minh trong vùng Đông Bắc Á , Bắc Kinh cho tiến hành tập trận trên biển Đông cũng như trên vùng lãnh thổ xung quanh Bắc Kinh , dựa trên giả định là Bắc Kinh bị oanh tạc dĩ nhiên là bởi không quân Mỹ . Giả định như thế liên quan đến các khả năng trả đũa của Bắc Kinh nhắm vào ngay lãnh thổ Mỹ cũng như các quyền lợi của Mỹ trên khắp thế giới ; cụ thể nhắm vào các HKMH Mỹ bằng hỏa tiễn Dong Feng 21D cũng như các phương tiện chiến tranh khác trong tầm tay của quân đội Hoa Lục . Điều này có nghĩa là cuộc trả đũa toàn diện (retaliation) đối với mọi loại vũ khí kể cả vũ khí nguyên tử cũng như hỏa tiễn ICBM (Intercontinental Ballistic Missiles) kết hợp với cuộc tràn ngập của dân Hán nhắm vào các lân bang của Hán, với hy vọng Hán vẫn sống sót trong cuộc không tập ồ ạt của các phía liên quan . Trong cuộc chiến ồ ạt ấy, Bắc Kinh không cần phải chuẩn bị các kế hoạch phòng vệ dân sự, dựa trên giả định rằng : Bắc Kinh chấp nhận chết 50% dân số, Hán vẫn đủ khả năng thôn tính toàn vùng .khi các nước nhỏ xung quanh bị Hán hủy diệt cho bằng hết để dân Hán đến chiếm đóng mà không còn bất cứ mầm mống chống đối nào có thể tồn tại được .

Nhưng cuộc chiến này khác biệt với mọi cuộc chiến đã qua , như lời Ông Dick Chenney đã nói : đây là cuộc chiến giữa hai con bọ cạp, con nào mạnh hơn sẽ cắt cổ con kia thôi .

2 – KHÚC QUANH LỊCH SỬ TRONG QUAN HỆ ĐÔNG TÂY .

Cuộc chiến Việt Hán là vấn đề của lịch sử Viễn Đông tồn tại từ thời cổ đại đến giờ này . Đã đến lúc, cuộc chiến ấy đi vào giai đoạn kết thúc một cách đầy nghiệt ngã đối với Hán không phải chỉ bởi Việt Nam không thôi mà bởi Lực Lượng Khối Đồng Minh Lớn trên thế giới . Các kế sách dàn dựng đã lâu , trải qua biết bao nghịch lý của lịch sử thế giới cận đại để dẫn dụ Hán vào con đường bành trướng , để diệt ngay tinh thần cướp bóc vốn là lời nguyền của Hán suốt hơn 2500 năm qua .

Khi Ông Obama lên làm Tổng Thống Mỹ lúc khủng hoảng tài chánh nổ ra cuối thời Ông Bush . Hán cả tin vào khối dự trữ ngoại tệ cũng chẳng đáng kể gì đối với thế giới mà Hán nắm được do việc buôn bán lươn lẹo của Hán tạo đựng được đối với thế giới . Người Mỹ thì cứ làm y như rằng nước Mỹ bị khánh tận đến nơi rồi, trong khi quân đội vẫn bị sa lầy tại Irak cũng như Afghanistan . Hồ Cẩm Đào cùng Đảng CS Hán nghĩ rằng đây là cơ hội tốt nhất để tuyên bố chủ quyền trên toàn vùng Biển Đông mà Mỹ chẳng dám phản đối . Ông Obama lại còn tuyên bố một câu để đời : “ Hoa Kỳ không cản trở việc Trung Hoa trở thành siêu cường ”. Thế là Hán làm mạnh với lân bang phía nam của Hán thuộc Khối các nước Đông Nam Á như : bắt ngư dân VN đánh cá trong vùng Hoàng Sa và Trường Sa, đuổi Công ty BP, sau đó là Exxon-Mobil khỏi hợp đồng khai thác dầu khí với VN là nước có chủ quyền trong vùng biển đông một cách hợp pháp được lịch sử thừa nhận theo đúng luật về biển của Liên Hiệp Quốc .

Trước các hành động ngang ngược đó của Hán bất chấp luật pháp quốc tế cũng như quy luật hành xử được các bên thỏa thuận . Mỹ vẫn thúc thủ làm ngơ khi cho nguyệt san National Geographic đăng lên bản đồ chánh thức của Hội Địa Lý Mỹ là Hoàng Sa cũng như Trường Sa là lãnh thổ thuộc Hán, Công ty Google’s còn cố tình đặt vùng biên địa tỉnh Lạng Sơn , Lao Cai là lãnh thổ thuộc Hán . Người Việt khắp nơi lên tiếng phản đối quyết liệt . Mỹ tuy không gia tăng các hoạt động quân sự trong vùng biển đông đến mức trở thành khiêu chiến với Hán, nhưng vừa đủ để Hán hiểu rằng : Hoa Kỳ quan tâm đến vấn đề Biển Đông ; song song với việc gia tăng các nỗ lực thăm dò , thuyết phục các nước Dân Chủ Á Châu nhằm đạt được căn bản cho sự trở lại của Mỹ cũng như Phương Tây nói chung đối với Lục Địa Á Châu trên biển cũng như trên lục địa .

Diễn biến này được coi là khúc quanh lịch sử quan trọng nhất đối với lịch sử mối quan hệ giữa Đông với Tây , bỏ lại đằng sau các lỗi lầm của quá khứ . Nhiều người chưa thấy hết tầm quan trọng trong lời phát biểu của Bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton tại Thăng Long mới đây . Lời phát biểu ấy cần được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau :

a / Đây là thỏa thuận giữa khối các nước có chủ quyền và độc lập trong vùng Á Châu nhằm đặt căn bản cho công cuộc hợp tác lâu dài, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau giữa Phương Tây nói chung với Phương Đông nói chung .(như thế khác hẳn với thế kỷ 19) .

b / Công cuộc hợp tác này đặt căn bản trên quyền lợi chung của thế giới mà các quốc gia dân chủ tự do tại Á Châu cùng chia xẻ các nỗ lực và các giá trị tinh thần của phía Mỹ đối với thế giới nói chung cũng như đối với Á Châu nói riêng .

c / Phương Tây cũng như các quốc gia Dân Chủ tại Á Châu cùng thống nhất trong chủ trương mở rộng Liên Minh NATO thành NATO Phương Đông để củng cố hòa bình cũng như ổn định trong vùng , cùng hợp tác chống lại bất cứ thế lực nào nuôi tham vọng thôn tính hoặc gây sáo trộn trên toàn vùng .

d / Cả hai phía đều cam kết cùng đóng góp công sức trong việc phát triển kinh tế chính trị, xã hội nhằm bảo đảm một thế giới hòa bình thịnh vượng trong chiều hướng Toàn Cầu Hóa một cách có thứ tự lớp lang, để từng bược hoàn thiện các luật lệ của thế giới liên quan đến các vấn đề được coi là sinh tử đối với thế giới đương đại 

e / Liên quan đến Biển Đông , NATO cũng như các nước Á Châu nhìn nhận rằng Biển Đông phải là vùng biển tự do lưu thông của tầu thuyền mọi quốc gia, không quốc gia nào có quyền tự tuyên bố chủ quyền trên vùng biển quốc tế này . Việc Trung Hoa tuyên bố chủ quyền hoàn toàn trên vùng Biển Đông là trái và vi phạm luật biển được thế giới công nhận , sẽ gây ra các hệ lụy nghiêm trọng đối với an ninh khu vực cũng như toàn cầu . Vấn đề này cần được quốc tế hóa nhằm tìm kiếm một giải pháp chung cuộc đối với các tranh chấp do Bắc Kinh gây ra .

Mấy điều nêu trên, tuy chẳng được công khai nói tới tại Diễn Đàn An Ninh Khu Vực do Việt Nam đứng chủ trì mời họp . Nhưng các diễn biến chính trị ngay sau lời phát biểu của Bà Ngoại Trưởng Mỹ tại Thăng Long đã xác nhận rằng: nếu chưa đạt được thỏa thuận nền tảng đó, bà Ngoại Trưỡng Mỹ không tuyên bố như vậy . Cho nên diễn biến này cần được coi như khúc quanh rất quan trọng đối với Á Châu nói chung .

Chuyến viếng thăm của Thủ Tướng Anh Quốc Cameron đến Ấn Độ ngay sau lời phát biểu của bà Clinton tại Hà Nội thực tế nói lên rất nhiều điều thâm sâu ở phía sau . Việc này có liên hệ đến vai trò của Ấn Độ tại vùng Nam Á . Sự kiện được T/S Lê Mạnh Hùng nêu lên trên tờ Người Việt số August-4-2010 liên quan đến Công Ty Đông Ấn thuộc Anh lừng danh một thời được tái lập, thực tế chỉ nên được coi như biểu tượng của sự trở lại Á Châu của Phương Tây trên căn bản mới dựa trên sự hợp tác Đông Tây mà thôi . Mặt khác chuyến viếng thăm của Thủ Tướng Anh Cameron đến Ấn Độ có thể còn liên hệ đến Công Ty dầu khí BP mới bị nổ dàn khoan tại vịnh Mexico .

Trong tầm nhìn rộng hơn nữa trên phạm vi toàn cầu , việc Ông Buffet kêu gọi rất nhiều tỷ phú Mỹ sẵn sàng tặng 50% tài sản của họ vào Quỹ Từ Thiện Bill Gate-Buffet sẽ mau chóng đưa tích sản của quỹ này lên đến con số có thể cả ngàn tỷ dollar trong tương lai .

Những việc ấy đều báo hiệu chiều hướng tương lai liên quan đến sở hữu toàn cầu thông qua các Công Ty Đa Quốc đã được tôi trình bày khái quát cách nay khoảng 10 năm . Mặt khác, nước Mỹ cũng chứng tỏ cho thế giới hiểu rằng : họ chẳng cần bóc lột sức lao động hay chiếm đoạt của bất cứ ai , vì lý tưởng đối với nhân loại mà người Mỹ phải hành động . Trong ba chục năm tới đây ta sẽ chứng kiến hàng loạt các Công Ty Đa Quốc (Multinational Corp) thay tên đổi họ , ta sẽ chứng kiến hàng loạt các Đại Công Ty khác xuất hiện trên thế giới . Điều này đánh dấu giai đoạn ba của công cuộc chuyển giao công nghệ từ Mỹ đến cho thế giới . Đây cũng là vận hội cho VN, chúng ta cần nắm vững trách nhiệm của mình hôm nay cũng như ngày mai, ngày mốt . Việc này càng đòi hỏi ta cần có trí tuệ thật cao là vậy .

Nước Mỹ cũng như Âu Châu đang ráo riết xúc tiến các chuẩn bị cho một thế giới mới liên quan đến việc chuyển giao công nghệ của Mỹ cho một số nước trụ cột để hình thành trung tâm điều phối khu vực trong chính quyền toàn cầu đang được căn bản hình thành , đồng thời mở đường cho nước Mỹ tiến sâu hơn nữa vào văn minh mới . Việc này trong 80 năm tới sẽ đưa nước Mỹ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới xử dụng năng lượng từ không gian, kết hợp với hàng loạt các tiến bộ khoa học khác sẽ được ứng dụng sắp tới đây để đưa nước Mỹ trở thành thủ đô tài chánh, thủ đô khoa học kỹ thuật cũng như thủ đô chính trị toàn cầu như điều mà tôi đã trình bày trong các bài viết trước đây và mới được xác nhận bởi Ông George Friedman là Học Giả người Mỹ sang lập Công Ty Tư Vấn Dự Báo Chiến Lược Statford được coi là một Think Tank hàng đầu của Mỹ . Trong cuốn sách một trăm năm tới Ông đã đưa ra một dự báo đáng kinh ngac nội dung tóm gọn như sau : “ nước Mỹ hiện nay vẫn còn là đứa trẻ (dĩ nhiên là đối với lịch sử) , thập niên 50 của thế kỷ này mới thành siêu cường, thập niên 60 mới bắt đầu thời đại vàng . (trích bài do Ông Cao Tín viết theo Vitinfo) .

Ông cũng dự báo, thế kỷ 21 Mỹ sẽ xây dựng xa lộ cao tốc năng lượng, nhà máy điện trên vũ trụ sẽ phát điện chuyển về trái đất (ghi chú của tôi, theo các lý thuyết Wireless Energy do Nichola Tesla đề ra đầu thế kỷ 20) vào năm 2080 . Ông nhìn nhận rằng trong 10 đến 20 năm đầu của thế kỷ 21 , Mỹ sẽ gặp một số thách thức, nhưng không nước nào thay thế Mỹ được . Dự báo này đi ngược lại các dự kiến của Zbigniew Brezinski , Henry Kissinger … nói rằng : thế kỷ 21 là thế kỷ của Tầu . Quan điểm của Ông Friedman được nhà tiên tri Joselino de Mesquitta chia xẻ trong các phát biểu của Ông được Đài Truyền Hình History trình chiếu cách nay trên một năm (tôi cũng đã nói đến điều này trên Diễn Đàn) .

Trong bối cảnh đó, Mỹ tiếp tục mở rộng quan hệ với phía VN trong việc chuyển giao kỹ thuật nguyên tử , kể cả việc làm giầu uranium theo yêu cầu của phía VN theo công thức được phía Mỹ thỏa thuận với Ấn Độ . Việc này không đơn giản như nhiều người nghĩ . Các cuộc bàn luận như vậy đều báo hiệu một chiều hướng rất quan trọng trong quan hệ Mỹ Việt trong nhiều trăm năm ở phía trước . Kỹ thuật nguyên tử còn được chuyển giao trên căn bản sâu rộng , thì các kỹ thuật khác thiển nghĩ chẳng cần nêu ra ở đây nữa . Tương lai của nước Việt nằm trong các sắp xếp ngoạn mục này , như lời Ông Chủ Tịch Ngân Hàng HSBC, Anh Quốc tuyên bố mới đây : VN cùng Indonesia sẽ mau chóng phát triển ngang bằng với Nam Triều Tiên trong thời gian 30 năm tới .

3 – BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG .

Như đã trình bày trên, Mỹ vẫn ngấm ngầm sắp xếp các thỏa hiệp nền tảng với các quốc gia dân chủ tại Á Châu, nên cứ để mặc cho Hán Hoa, thậm chí khuyến khích Bắc Kinh cứ tiếp tục lún sâu vào con đường bành trướng (như vụ National Geographic, hoặc Google’s, vụ tầu Impeccable, vụ HKMH Mỹ bị quấy rầy bởi tiềm thủy đỉnh của Tầu là điển hình) để lùa Bắc Kinh vào tròng không còn lối thoát . Khi bà Hillary Clinton tuyên bố chủ trương mới tại Thăng Long , Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Cộng phải bỏ ra ngoài phòng họp cũng đủ chứng tỏ sự bối rối của phía Bắc Kinh như thế nào , qua đó ta cũng đánh giá được trình độ của các nhà làm chính sách tại Bắc Kinh . Tất cả đều xuất phát từ lòng tham mà ra cả . Mà thực ra không đánh tan tinh thần của chủ nghĩa bành trướng Hán, xây dựng hắn lại Á Châu trên căn bản mới thì Á Châu chẳng thể ổn định được . Việc này, các quốc gia Á Châu nên biết cám ơn người Mỹ về các chủ trương đường lối của Mỹ đối với thế giới .

Trong bối cảnh đó, các nước Đông Nam Á một mặt nêu quan điểm của từng nước liên quan đến vấn đề biển Đông tại Liên Hiệp Quốc, tiếp theo văn bản được Tầu chuyển đến LHQ vào ngày 17-5-2009 xác nhận chủ quyền trên Biển Đông . Các cuộc ngăn chặn giữa hải quân từng thành viên mỗi nước Đông Nam Á đối với tầu Ngư Chính 331 của Tầu vẫn thường sảy ra từ tháng tư đến nay ; như hải quân Indonesia, Malaysia, Việt Nam đối đầu với tầu Ngư Chính nhiều lần trong hai tháng qua . Hải quân Tầu tập trận bắn đạn thật trong vùng Biển Đông cùng phối hợp với cuộc tập trận trên vùng lãnh thổ xung quanh Bắc Kinh để đề phòng bất trắc .

Thực ra, các cuộc tập trận như vậy của Tầu là vô nghĩa khi cả Hoa Lục bị vây hãm mọi mặt chỉ trừ lối thoát duy nhất trên vùng Nam Á thông qua Pakistan mà thôi . Tầu hành động ở bất cứ mặt nào cũng sẽ bị xé lẻ ở mặt khác liền một khi quyền lực của Bắc Kinh suy yếu đi như đúng lịch sử của Tầu để lại . Tầu hiện lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan , chẳng có thế đủ mạnh để thương thuyết, mà thực ra cơ hội thương thuyết đã không còn nữa khi Tầu tuyên bố chủ quyền trên toàn vùng Biển Đông .

Tình hình tại Đông Nam Á liên hệ chặt chẽ với Ấn Độ Dương cũng như Nam Á . Pakistan là quốc gia có vũ khí nguyên tử phải được kể là quốc gia thất bại có dân số trên 170 triệu người . Chính quyền Liên Hiệp kể như thất bại hoàn toàn không thể giải quyết được các mâu thuẫn nội tại . Thủ Tướng Anh Cameron đã gọi Pakistan là quốc gia xuất khẩu khủng bố . Nơi ấy đang là mồi ngon cho Taliban Pakistan cũng như Tầu thao túng . Trên 60% dân Pakistan khi được hỏi về thái độ với Mỹ trả lời là Mỹ là kẻ thù của họ , chỉ có 10% người Pakistan trả lời Mỹ là bạn mà thôi . Như vậy sự hiện diện quân sự của NATO tại Afghanistan hoàn toàn không có căn bản để tiếp tục trong lâu dài được . Cả vùng này phải trải qua khốn khổ thì họ mới thấy giá trị của hòa bình và thịnh vượng . Pakistan đang bị bão lụt hoành hành, chỉ trong một ngày lượng nước mưa lên đến 321 mm nước trong khi các năm trước trong tháng bảy thường lượng nước mưa trung bình chỉ có 200 mm nước mà thôi . Giao thông cầu cống bị phá hủy nghiêm trọng . Pakistan hầu như bị tê liệt vì khủng bố cũng như vì thiên tai .

Tại Afghanistan , cuộc thương thuyết giữa Tổng Thống Hamid Kazai với các Bô Lão Bộ Tộc chỉ mới là mặt nổi, cuộc nói truyện chính là giữa Mỹ với Taliban Afghanistan hiện đang diễn biến bí mật ở đâu đó . Một khi hai phía đạt được thỏa thuận thì quân Mỹ sẽ mau chóng rút khỏi Afghanistan . Hòa Lan đã tuyên bố rút quân, sắp tới đây các nước khác sẽ theo chân Hòa Lan tùy theo các thỏa thuận đạt được với Taliban trong chỗ kín đáo .. Sự kiện Tướng Mac Christal rời chức vụ Tư Lệnh Mỹ tại Afghanistan đều có liên quan đến vụ này , hy vọng Tướng Petreus đóng vai mềm mỏng hơn có thể sớm đạt được thỏa thuận (việc Hòa Lan tuyên bố rút quân bất ngờ khỏi Afghanistan báo hiệu như hành động tỏ thiện chí của NATO vậy) .

Tại Iran, nhiều giới chức cao cấp Mỹ đều lên tiếng dọa đánh Iran trực tiếp nhắm vào sáu trung tâm sản xuất và làm giầu uranium của Iran . Tầu dầu của Nhật mới bị tấn công nay được các giới chức điều tra trong vùng xác nhận là bị tấn công chứ không phải vì bị tai nạn do sóng cao bất ngờ như bản tin lúc đầu đưa ra . Ai đứng sau vụ này, nếu không phải là cánh khủng bố có liên hệ theo cách nào đó với Iran nhằm đe dọa việc di chuyển trên vùng biển Persia tại eo biển hẹp Hormutz . Amadinejah Tổng Thống Iran được biết mới thoát khỏi cuộc tấn công bằng lựu đạn . Việc này cần được coi là do Iran giàn dựng để lấy cớ đàn áp đối lập . Càng đàn áp đối lập thì ta càng nhìn thấy khả năng Iran sẽ can thiệp ra bên ngoài . Việc này cũng giống hệt như đang sảy tại Tầu .

Tại Irak, quân Mỹ đang chuẩn bị mau chóng rút khỏi xứ này , theo ước tính sẽ để lại 50,000 quân trong vùng như thế lực răn đe . Hai nhóm Shia và Sunni không thỏa thuận được với nhau về chính phủ liên hiệp mới ; Ông Phó TT Mỹ Joe Biden đã thất bại trong việc thuyết phục các bên tham gia chính phủ, đã đẩy Irak đến chỗ khủng hoảng chính trị tạm thời . Một khi quân Mỹ rút phần lớn khỏi Irak, chắc chắn Iran sẽ lớn lối đối với các lân bang trong vùng . Diễn biến trên vùng Trung Cận Đông đến Nam Á sẽ còn hứa hẹn nhiều pha ngoạn mục sắp tới đây .

Vùng Trung Đông đến Nam Á (Irak và Afghanistan) nay không còn ưu tiên cao về mặt chiến lược trong thời gian khoảng 5 năm sắp tới đây . Ưu tiên chiến lược hiện nay là tại Viễn Đông trải dài đến Ấn Độ Dương khi Tầu muốn làm loạn trong vùng này . Có nhiều dấu hiệu cho thấy, quân Mỹ cần điều chỉnh lại việc bố trí theo cách nào đó nhằm thực hiện các kế sách trong đường dài . Á Châu Thái Bình Dương dậy sóng là vậy . Chắc chắn ta sẽ chứng kiến thêm nhiều cuộc tập trận phối hợp giữa Mỹ với các quốc gia trong vùng Đông Nam Á, với Ấn Độ, với Úc trên vùng biển tiếp giáp Ấn Độ Dương với Nam Đại Tây Dương qua eo biển Malacca sắp tới đây , có thể một HKMH khác của Mỹ sẽ hiện diện trong vùng này .

Bắc Kinh cảm thấy bị hố nặng khi tuyên bố vùng biển lưỡi bò (biển Đông nước ta) là lãnh thổ bất khả phân của Hán, điều đó có nghĩa là vùng biển đông cũng có giá trị như vùng Tân Cương, Tibet hay Đài Loan đối với Hán . Trước áp lực của Mỹ cũng như các nước dân chủ trong vùng . Bắc Kinh thúc thủ không lên tiếng ồn ào như trước nữa , cho dù tập trận tại biển đông cũng như trên đất liền . Ta có thể dự kiến thái độ của Bắc kinh là : “ ngậm miệng ăn tiền để chờ cho tình hình lắng dịu để tái khởi động việc thương thuyết với Mỹ về quyền lợi của Bắc Kinh trong vùng, mà họ nghĩ rằng sẽ được Mỹ chấp nhận, kể cả vấn đề thương mại giữa hai nước ” . Dĩ nhiên Mỹ sẽ nói truyện, nhưng trên thế khác, lúc đó chỉ có vấn đề Yes or No mà thôi . Nhưng xin hãy nhớ là Liên Minh Đông Tây Lớn (NATO Phương Đông) đã hình thành trong thực tế khi Bà Ngoại Trưởng Mỹ đọc diễn văn tại Thăng Long mới đây . Chính Liên Minh này quyết định hướng đi cho Á Châu chứ không phải Bắc Kinh . Thực tế, Bắc Kinh bị gạt ra ngoài lề của Á Châu ; một khi Bắc Kinh muốn nói truyện lại với Mỹ , Mỹ sẽ nói thẳng với Bắc Kinh là : “ các anh về nói truyện với các nước Á Châu, nước Mỹ chỉ làm trung gian hòa giải nếu có yêu cầu chánh thức của tập thể các nước Á Châu mà thôi ”.

Bắc Kinh hiện lâm vào cuộc khủng hoảng chiến lược nặng nề nhất đối với lịch sử Hán từ thời Đông Chu đến giờ này chứ chẳng phải chơi . Thất bại nặng trên mặt trận đối ngoại, sẽ dẫn đến thất bại trên mặt trận kinh tế , sẽ dẫn đến bất ổn bên trong nước Hán, Hán sẽ bị phân rã bởi chính đa số người dân mà Hán đã đàn áp dã man trong suốt thời gian 25 thế kỷ qua . Đây là dịp duy nhất để người người dân nước Hán biết đường tìm về cội nguồn của mình để đặt lại căn bản cho Á Châu mới dựa trên dân chủ tự do, vĩnh viễn chấm dứt chiến tranh trong vùng (bao gồm cả người Hồi Giáo) .

Đây cũng là cơ hội mà người Việt đã chờ đợi trong 25 thế kỷ đã qua . Lịch sử nước Việt đã thắng Hán nhiều trận, nhưng chưa đập tan chính cái tinh thần của Hán dựa trên sự ăn cắp văn minh Bách Việt để biến thành của Hán, để dùng làm công cụ trở lại đàn áp Bách Việt như sự trộn lẫn Hán với Bách Việt để Việt cứ tưởng mình là Hán . Lịch sử xưa không phân biệt ngọn nguồn sự mập mờ do Hán cố tình tạo dựng ra ; nay việc đó phải được phân minh ngọn nguồn . Nhưng xin cần ghi nhớ , nhà ai nấy ở, việc ai nấy làm vì khác biệt hiện nay giữa các nước Á Châu với nhau vẫn còn quá lớn , hợp tác dựa trên tinh thần dân chủ, tự do là một mệnh lệnh của thời đại Toàn Cầu Hóa hiện nay .

4 – KHỦNG HOẢNG KÉP ĐANG ĐẾN GẦN .

Ngay khi khủng hoảng tài chánh cuối thời Ông Bush tôi đã nói rất rõ là : khủng hoảng chưa chấm dứt , sẽ còn khủng hoảng tiếp theo nặng hơn . Quan điểm này sau đó được tôi lập lại nhiều lần . Nay tình hình chính trị khu vực đang chuyển sang trang mới, với ý định cụ thể của Liên Minh Đông Tây Lớn là giải quyết hoàn toàn nguồn gốc mọi bất ổn tại Á Châu kể cả Hồi Giáo Trung Đông . Chiến lược này sẽ kéo dài chứ không thể sớm kết thúc như nhiều người mong đợi . Chiến tranh lớn sẽ sảy ra khi Hán, Iran, Pakistan nói chung đều là các quốc gia thất bại do sự lãnh đạo sai lầm từ các thế lực trụ cột tại các nước đó . Nguồn gốc bất ổn tại Á Châu cũng xuất phát từ trục này , cho nên chiến tranh chẳng thể tránh được . Hình thái chiến tranh mới vi diệu hơn trước rất nhiều, người không chuyên môn chẳng thể hiểu nổi . Chiến tranh kinh tế thực ra do Hán cố tình gây ra để đánh vào các nước Dân Chủ trên thế giới để Hán nương theo kế đó thôn tính thiên hạ . Tình hình này đã đẩy nhiều nước Âu Châu vào con đường suy thoái vì không đủ sức cạnh tranh với Hán : tỷ lệ thất nghiệp quá cao, nợ quốc gia quá lớn, ngân sách thiếu hụt, niềm tin của giới tiêu thụ giảm sút .

Kích thích kinh tế chẳng thể giải quyết được vấn đề vì cái vòng luẩn quẩn khi thất nghiệp cao , nhiều nền kinh tế không thể cạnh tranh với Hán được . Kích thích sẽ tăng thêm nợ quốc gia , lâu dài lại suy thoái tiếp . Mấu chốt của vấn đề xuất phát từ thái độ làm ăn bất chính của Hán mà ra cả . Chừng nào chưa giải quyết được vấn đề Hán thì chưa thể giải quyết vấn đề kinh tế thế giới . Tình hình này dẫn đến chỗ ; nhiều dân biểu quốc hội Âu Châu cũng như Mỹ quay qua chủ trương bảo hộ mậu dịch . Bảo hộ mậu dịch cũng chẳng giải quyết dứt khoát được vấn đề . Trong thương mại Mỹ Hán, thời gian qua xuất khẩu của Mỹ vào thị trường Hán tuy có gia tăng đáng kể, nhờ đồng dollar quá rẻ so với đồng Yuan , nhưng Mỹ vẫn không thể giải quyết được nguồn gốc của khủng hoảng xuất phát từ Âu Châu . Khủng hoảng tại Âu Châu sẽ lôi kéo cả thế giới vào suy thoái kép, ấy là chưa kể đến việc một biến cố nào đó cũng có thể dẫn đến suy thoái toàn cầu . Kinh tế thế giới hiện rất bấp bênh như lời Bộ Trưởng Ngân Khố Mỹ Tim Geithner nói với Quyốc Hội Mỹ mới đây .

Nhận định này được cổ vũ bởi Ông Joseph Stiglitz - Nobel kinh tế, đã làm Kinh Tế Gia Trưởng cho Ngân Hàng Thế Giới, đã từng làm Chủ Tịch Ủy Ban Cố Vấn Kinh Tế dưới thời chính phủ Bill Clinton - trong cuộc trao đổi với phóng viên Kerry Obrien thuộc Công Ty truyền Thông Úc Đại Lợi (ABC) hôm 3 tháng 8 2010 đã phát biểu là : “ khủng hoảng kinh tế kép đang đến rất gần ”. Các dấu báo mới nhất liên quan đến kinh tế Mỹ cũng như Âu Châu cũng đang xác nhận chiều hướng đó .(như tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục tăng cao, niềm tin tiếp tục giảm…)

Trong điều kiện đầy bất trắc như vậy, kinh tế Tầu có dấu hiệu chậm lại, nhưng thị trường địa ốc tại Tầu có khả năng bị vỡ bong bong làm giá địa ốc có thể mất giá đến 60%, Ngân Hàng Trung Ương Bắc Kinh dường như rất khó kiểm soát được các chính quyền địa phương vì cơ cấu tổ chức của chính quyền CS ở đâu cũng vậy, luôn tròng chéo nên dễ bị lạm dụng . Ngân Hàng Trung Ương Trung Cộng thực ra hữu danh vô thực đối với các lươn lẹo tại địa phương cũng như đối với thị trườn, vì thị trường tại Hoa Lục không hoạt động đúng theo quy luật kinh tế khách quan . Cho nên khủng hoảng lớn sẽ sảy ra vượt hẳn ngoài tầm kiểm soát của Mỹ như nền kinh tế đầu tầu của thế giới .

Âu lo trước vấn đề này, nhưng dường như chính phủ Obama không có mấy khả năng can thiệp hữu hiệu . Một số dân biểu Mỹ đang nghĩ đến biện pháp rút bỏ quy chế tối huệ mậu dịch đối với Tầu ( MFN ) nhằm trả đũa Tầu cố tình làm ăn không sòng phẳng . Như Dân Biểu Brad Sherman chủ tịch Tiểu Ban về Khủng Bố thuộc Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện , được sự hỗ trợ của dân biểu cao cấp thuộc Đảng Cộng Hòa là Ileana Ros-Lehtinen đề nghị dự luật rút bỏ quy chế tối huệ mậu dịch đối với Tầu trong vòng sáu tháng kể từ khi Luật có hiệu lực thi hành .

Khủng hoảng kinh tế hiệp hai chẳng thể tránh được nữa, chỉ có lúc nào sẽ sảy tới mà thôi . Mấu chốt của vấn đề kinh tế thế giới hiện nay không phải vì hệ thống kinh tế tài chánh toàn cầu sai mà là vì thái độ vô trách nhiệm của Bắc Kinh . Bất ổn trên thế giới cũng do Tầu gây ra cả . Nên muốn giải quyết bất ổn của thế giới về kinh tế cũng như chính trị, cần giải quyết dứt khoát một lần sau chót nguồn gốc của bất ổn xuất phát từ chủ nghĩa bành trướng Hán Tộc, sau đó bất ổn do Hồi Giáo gây ra sẽ từ từ hạ giảm như đã dự kiến .

Ngăn chặn chiến tranh dường như khó hơn hẳn so với việc cứ để cho chiến tranh phát khởi khi mâu thuẫn đã được Bắc Kinh đẩy đến cao độ thông qua ý đồ xâm thực thế giới về mọi mặt của Hán . Cuộc chiến nào cũng vậy, chiến thắng sẽ về phía nào biết nắm lấy chính nghĩa nhân loại , biết tổng hợp được sức mạnh toàn cầu, biết tổ chức lực lượng tốt nhất dựa trên kỹ thuật cao hơn phía đối nghịch .

Bà Ngoại Trưởng Mỹ khi đến dự Hội Nghị Diễn Đàn An Ninh Khu vực tại Thăng Long đã đề ra chủ trương mới của Mỹ được các quốc gia dân chủ tự do trong vùng nhiệt liệt tán đồng . Sự kiện này được coi là rất mực quan trọng, đánh dấu bước ngoặt sâu rộng trong công cuộc hợp tác giữa Đông với Tây trên nền tảng mới , vĩnh viễn chon vùi quá khứ nhiều khi cũng lắm đắng cay . Qua đó, khi Mỹ chọn VN vốn là Hậu Duệ chân truyền của Bách Việt , là chủ đích thực của văn minh Phương Đông để tuyên bố về chủ trương mới đối với Á Châu và cũng là đối với thế giới , việc này còn mang một ý nghĩa sâu rộng hơn rất nhiều so với những gì mà thế giới cũng như đa số người Việt – trong cũng như ngoài nước – được biết . Tương lai của Á Châu được định trong cuộc họp lịch sử tại Thăng Long mới đây .

Chính nghĩa nhân loại nay được cổ vũ , đúng như quy luật lịch sử khách quan , theo đó văn minh khi đi hết vòng quay chuyển dịch , sẽ trở lại Á Châu Bách Việt để tổng hòa cả hai văn minh Đông Tây ; trong khi Văn Minh Liên Hành Tinh tiếp tục soi sáng mọi ngõ ngách tối tăm còn sót lại trên địa cầu này, để đem lại cho con người cơ hội sống cho ra người, biết xác nhận trách nhiệm của mình đối với nhân loại cũng như đối với tự nhiên . Các diễn biến kế tiếp ngay sau Hội Nghị tại Thăng Long lập tức được khai triển như vụ bàn về chuyển giao kỹ thuật làm giầu uranium , như vụ Đức Cha Kiệt bất ngờ về nước, như việc Thủ Tướng Anh Cameron đến thăm Ấn Độ .

Xin mọi người Việt khắp nơi biết mở rộng cái tâm để thấy rõ khó khăn cũng như trách nhiệm lớn lao của mình đối với đất nước và thế giới . Mọi hành động cũng như lời nói kể từ nay cần rất cẩn thận, chẳng nên vì tranh chấp lụn vụn để làm hỏng việc lớn của đất nước . Xin đặc biệt lưu ý là : tình báo Tầu vẫn còn khả năng và vẫn đang tìm cách can thiệp vào các vấn đề nội bộ của nước ta đấy . Như vụ dân chúng mới đây xuống đường tại Bắc Giang cần được coi như dấu hiệu cảnh tỉnh , vào lúc này không thể để đất nước rơi vào sáo trộn được .
Xin cảm tạ quý vị đã đọc bài này .

No comments:

Post a Comment

Yêu cũng đáng ngại thật... Ai bỏ đi trước sẽ chết!

- Bức tranh "Ai bỏ đi trước sẽ chết" "Một bức tranh với giá trị nhân văn sâu sắc, ngay cả khi cô gái nói rằng nếu chàng trai ...