Vài hôm nữa Hùng sẽ theo gia đình đi Mỹ theo diện bảo lãnh, với niềm vui lâng lâng dâng lên trong lòng, Lan nghĩ tới ngày chàng có thẻ xanh sẽ về nước bảo lãnh cho mình. Cô không khỏi bồi hồi xúc động nghĩ tới ngày phân chia ngăn cách. Thế rồi ngày ra đi, Lan lên phi trường tiễn người yêu với nét buồn sầu thảm. Khi máy bay cất mình vượt lên không Lan khóc muốn hết nước mắt, mối tình đầu từ hồi mới xong trung học phổ thông đã để lại nhiều kỷ niệm sâu đậm trong tim cô.
Mấy tháng trôi qua, những cánh thư tình vượt đại dương tới tay Lan, cũng vẫn những hứa hẹn, những lời yêu đương thắm thiết:
“Xa quê nhà, lúc nào anh cũng nhớ đến em, nghĩ đến em, vào thường trú xong anh sẽ làm thủ tục sớm để đưa em sang đây, em đừng khóc, anh không bao giờ quên em .”
Thế rồi một hôm tự nhiên bác Tòng từ Hoa Kỳ về thăm quê hương, là người cùng quê, cùng xứ, cũng hàng xóm thân thiết với ba của Lan từ trước 1975 tại Sài Gòn. Gia đình bác đi vượt biên 1980 đã ở Mỹ gần hai chục năm. Lần này bác ghé thăm bạn cũ, tặng quà cáp rồi bàn chuyện kết làm xui gia. Bác được biết nhà bạn còn hai cô con gái thứ sáu, thứ bẩy chưa có gia đình, ông đến coi mắt để hỏi cho con trai Tiến nay đã ba mươi, sắp ra kỹ sư về nước lấy vợ.
-Tôi với ông thân thiết từ xưa thì dễ quá, tiện quá, con ông cũng như con ruột của tôi.
Hai bên đồng ý tiến hành cho hai cô cặp gặp mặt, ba má Lan muốn nàng nhận đám này nhưng Lan lại muốn nhường cho cô em. Nói mãi cô mới chịu nhận, gia đình cũng khá giả được bẩy tám năm nay. Má Lan khuyên cô không nên chờ đợi Hùng vì biết đến bao giờ, vả lại hình như chàng ta có bạn mới.
Một ngày đẹp trời, gia đình bác đưa cậu ấm tới chơi, bác Tòng cùng con gái út Liên đưa Tiến lại nhà Lan để cho hai bên gặp gỡ. Buổi nói chuyện tốt đẹp, cô cậu xứng đôi vừa lứa, cậu hơn cô một vài tuổi, sắp ra kỹ sư, trông khôi ngô tuấn tú, cô xong trung học phổ thông, học xong hai năm kế toán, xinh xắn, cô cậu đẹp đôi quá. Hai gia đình thân thiết nhau từ xưa là chuyện chính yếu cho đôi trẻ kết nghĩa phu thê.
Gia đình bác Tòng hối hả đến nhà Lan hàng ngày thăm hỏi, ăn tiệc , họ hối thúc tiến hành làm thủ tục giấy tờ đính hôn để đi cho nhanh. Đi theo diện đính hôn fiancée chỉ mất từ ba đến sáu tháng, sang Mỹ phải hai năm mới có thẻ xanh, đi theo diện làm đám cưới bên Việt Nam phải mất trên một năm nhưng sang Mỹ có thẻ xanh ngay. Mấy tháng sau Lan đã được đi, cô cũng hên người ta thường là năm, sáu tháng. Bạn bè, họ hàng, bà con đều mừng cho Lan, họ nói cô có số xuất ngoại, bạn trai chưa kịp bảo lãnh nàng đã lấy chồng bên Mỹ ngon lành, kỹ sư sắp ra trường, một điều mơ ước của biết bao người tại quê nhà.
Bước sang thiên niên kỷ mới, gia đình, bạn bè, họ hàng tiễn Lan ra phi trường, họ mừng cho cuộc đời cô lên hương, được thoát ly ra khỏi đất nước nghèo nàn lạc hậu, tới định cư tại một nơi văn minh sung túc. Cô thấy lâng lâng trong lòng một niềm vui buồn lẫn lộn, vui vì cuộc đời thay đổi, buồn vì xa nhà, xa xứ. Máy bay cất cánh rồi ba má, anh chị em, bạn bè… ï còn đưa mắt nhìn theo bằng những đôi mắt long lanh vì cảm động và vui mừng khôn tả.
Gia đình nhà chồng ra phi trường Farmer đón Lan , vì nàng không có bà con, họ hàng thân hữu tại Mỹ nên họ đã nhờ một ông bà bạn làm cha mẹ đỡ đầu, đại diện cho nhà gái. Hơn tuần sau, đám cưới linh đình gần hai chục bàn đươc tổ chức tại nhà hàng Đồng Phát, các ca sĩ thuê từ Cali về cất tiếng hát vang hoà với tiếng chúc tụng của quan khách. Lan trong bộ áo cưới lộng lẫy cảm thấy đời mình rẽ sang một khúc quành, trong lòng tràn trề hy vọng ở ngày mai.
Tối ấy, khi tiệc cưới xong bố chồng lái xe đưa cô dâu chú rề nhà, ông bảo Lan.
-Con thay đồ rồi vô phòng nghỉ ngơi nhá, hôm nay chắc con còn mệt.
Nàng e lệ vào nhà tắm một lúc rồi vào buồng cô dâu, Tiến đã nằm úp mặt trên giường từ lâu. Lan thẹn thùng rón rén nằm cạnh chàng, chú rể quay lại hôn nhẹ trên trán nàng rồi yên lặng một lúc. Chàng ta lấy tay đẩy nhẹ cô dâu ra xa không nói gì, nàng nằm ngay ngắn lại một lúc thì chàng chỉ tay bảo.
-Đi! đi ra ngoài!
Lan lễ phép bảo.
-Em đây mà.
Nàng tưởng chàng say rượu, nhưng không thấy mùi rượu, Tiến trừng mắt, sô Lan ra khỏi giuờng một cách thô bạo nói.
-Đi ngay, nói có nghe không?
Cô dâu ngoan ngoãn ôm gối ra ngoài phòng khách nằm trên ghế sofa, trong gia đình ai nấy tỉnh bơ như không có chuyện gì sẩy ra.
Lan nằm nhìn lên trần nghĩ ngợi một lúc và bắt đầu thấy sự thật, từ khi hai người gặp mặt nhau bên Việt Nam cho tới ngày sang Mỹ, gia đình không cho nàng tiếp xúc thân mật với chàng nên chưa thấy sự thật nay thì đã rõ. Nàng đoan chắc anh chàng này đầu óc khác thường, bệnh hoạn, điên khùng… Một lúc sau tự hỏi.
-Chẳng lẽ gia đình mình và nhà ông Tòng thân thiết nhau từ mấy chục năm qua, họ lại lừa gạt mình lấy thằng khùng?
Hôm sau cô Liên, em gái và chị hai chở hai người ra tiệm ăn sáng, cô dâu chú rể ngồi ghế sau. Tiến nói luôn miệng toàn những chuyện lảm nhảm không đâu vào đâu, Lan nay mới nhận xét rõ hơn, chàng ta mắc bệnh thần kinh là chắc, người bình thường không ai nói tầm phào như thế.
Ngoảnh đi ngoảnh lại vào Mỹ đã được gần một tháng, Lan bắt đầu thấy chán nản thất vọng, người chồng mới cưới thì thất thường, có lúc vui vẻ truyện trò, có khi nổi cơn tát tai vợ nhất là ban đêm khi nàng vào phòng ngủ cùng chồng. Từ ngày cưới đến nay nàng chỉ ở cùng phòng với chồng có một hai lần, chàng thường trợn mắt tát tai nàng đuổi ra y như bị ma quỉ ám. Nàng nhớ tới những chuyện ma quỉ trước đây mà cha mẹ, chú bác kể lại rồi đâm sợ.
Hàng ngày bà chị chồng, cô em chồng, bố chồng đi làm, chỉ còn má chồng ở nhà với Lan và Tiến, chàng không đi làm. Họ không muốn cho nàng ra khỏi nhà sợ tiếp xúc liên lạc với xã hội bên ngoài, Lan thấy cuộc sống tù túng y như đi cải tạo. Các cửa kính đều che màn tối tăm khiến cho cảnh tượng bên trong càng giống nhà tù, Lan nhìn qua kẻ màn thấy được một tí cảnh vật ngoài vườn cỏ. Nàng xuống tinh thần, buồn nản khi rơi vào cảnh cá chậu chim lồng.
Nàng năn nỉ bố mẹ chồng cho đi làm kiếm tiền phụ giúp gia đình nhưng thật ra để thoát ra khỏi cảnh tù túng này, đêm đêm vẫn phải ngủ phòng khách ít khi vào ngủ với chồng vì không chịu nổi những lời lảm nhảm bên tai của hắn. Hai ba tháng đã trôi qua, Lan sống trong lo âu hồi hộp, chồng thì điên điên khùng khùng , vũ phu, chị em nhà chồng thì châm chọc, phân bì, hăm dọa.
-Bây giờ mấy người đi máy bay sang đây sướng quá, hồi trước mình đi vượt biên cực thấy mẹ!
- Có giấy an sinh xã hội rồi vẫn bị đuổi về Việt Nam như thường, loạng quạng là đuổi về Việt Nam ngay !
Bố mẹ chồng khi hỏi cưới Lan làm con dâu thì hứa hẹn, ân cần, tử tế … nay tỏ vẻ lạnh lùng. Cô năn nỉ mãi nhà chồng mới cho đi làm, trong bụng họ chỉ sợ cái cảnh
“Ai đem con sáo sang sông,
Để cho con sáo sổ lồng bay cao”
Cô vừa học thêm tiếng Anh vừa đi làm, phần nhiều những công việc tạm bợ một hai tuần. Một hôm cả nhà đi vắng, mẹ chồng đưa một ông thầy Việt gốc Miên về trị bệnh tâm thần cho Tiến, bà nói phong phanh cho nàng biết hắn bị ma nhập, tại để lâu nên khó chữa. Bà dấu chồng con, mọi người cứ tưởng Tiến bị tâm thần, họ đưa vào viện, người ta cho uống nhiều thuốc nên hắn lại càng khùng hơn. Lan nhớ ra trước khi lên máy bay sang Mỹ, bà mẹ chồng đã dặn nàng lại nhà một ông thầy ngải đem lá bùa sang cho bà, nay mới biết nguyên do.
Lan thấy tội nghiệp cho chồng, hắn cũng đáng thương, hắn cũng yêu quí nàng nhưng bị ma nó phá không cho hai người gần nhau. Lan chỉ lên giuờng ngủ với chàng được ba bốn lần, còn lại bị đánh đuổi tàn nhẫn, nàng đã ăn nhiều cái bạt tai hoa đom đóm mắt, ma nó tách hai người ra không cho xum họp.
Lan đã có bầu, từ đó nàng ra ngoài garage xe hơi ngủ, không vào phòng nữa, tối lấy chăn chùm kín đầu sợ chồng đánh, một hôm chủ nhật, cả nhà ngồi chơi trong phòng khách, Tiến ở trong phòng đi ra chỉ vào Lan nói với bố chồng:
-Nè ông, vợ ï tôi nó có bầu với ông đó, không phải với tôi đâu nghe.
Ông bố muốn độn thổ vì ngượng.
Lan xin được việc làm tại một tiệm Mỹ bán cà phê, đồ ăn , nhân viên phần nhiều Mỹ, Mễ, chỉ có cô và anh Thiện là người Việt, thấy cô có bầu, họ cho làm việc nhẹ như quét dọn, bưng cà phê, đồ ăn cho khách. Họ hỏi thăm hoàn cảnh, thấy Lan có bầu trông tội nghiệp ai cũng động lòng, dân Mỹ hay có lòng thương người. Nhiều khách hàng cho tiền, có một bà Mỹ ngày nào cũng tìm nàng cho năm, mười đồng, một ông Mỹ có khi cho hai ba chục, thỉnh thoảng cũng có khách Việt Nam cho cô tiền típ. Hôm nào Lan cũng mang về nhà đầy hai túi tiền.
Một hôm làm việc chung với Thiện , anh hỏi thăm gia cảnh, Lan cho biết mới lấy chồng Việt kiều, con ông bà Tòng … Thiện bèn hỏi thêm vài chi tiết về gia đình này rồi cười ngất bảo.
-Gia đình ấy thì anh biết quá rồi, nó ở gần nhà anh, anh quen từ lâu nhưng không thân . À té ra bây giờ mới biết nàng dâu ấy là em.
Nói rồi hắn lại cười ngặt nghẹo.
-Thằng con ông ấy bị ma nó nhập, nó lên đại học được một hai năm gì đấy, cùng mấy anh em bạn vào ghế đá ngoài tha ma uống bia chơi, xui bị ma nó nhập, về cứ nói lảm nhảm mãi, nghĩa địa thì thiếu gì ma. Nhà đã đưa vào viện tâm thần, đưa thầy bùa ngải về nhà chữa nhưng không hết. Có người khuyên cưới vợ cho nó là hết nên mới đi tìm vợ cho nó bên Việt Nam chứ ở đây ai người ta lấy.
-Ông bà ấy bạn với ba má em từ xửa từ xưa, ông ấy nói với ba má em sẽ coi em như con ruột, ba má em tin tưởng quá nên đồng ý cho em lấy, hồi ông ấy về Việt Nam lại nhà em hối thúc tiến hành ngay như ăn cướp, bây giờ mới vỡ lẽ ra.
-Anh nghe người ta nói hồi đám cưới nó tại đây, nhiều người bảo cái thằng khùng này sao mà cũng có người lấy, cái cô này trông cũng xinh đấy thế mà sao lại chịu lấy nó.
-Em sợ lắm, mỗi lần vào phòng là nó đánh đuổi em.
-Như vậy là con ma nó phá, nó tách hai người ra, anh có nghe người ta nói thế. Bên Mỹ cũng nhiều ma lắm đấy, nhiều người không tin.
Từ hôm nói chuyện với anh Thiện, Lan càng sợ hơn, nàng không dám vào ngủ trong nhà chỉ ngủ ngoài garage nóng nực nhưng cô cũng phải ráng nằm, chị em chồng cay nghiệt, bố mẹ chồng lạnh lùng, chồng con điên khùng vũ phu.. nàng thấy y như sống trong một địa ngục, tâm trí rối bời khủng hoảng nàng không biết ngày mai sẽ ra sao trước cuộc đời vô định. Lan không biết họ dự định gì đối với mình rồi lo âu, khắc khoải khác hẳn tâm tư khi sắp lên đường sang Mỹ phấn khởi tràn trề hy vọng.
Lan có bầu được năm, sáu tháng, một đêm nọ trong cơn tuyệt vọng nàng lâm râm khấn:
“Con cầu nguyện mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát chỉ cho con con đường sống, giúp cho hai mẹ con của con có lối thoát, nếu không mẹ con con sẽ chết trong bước đường cùng.
Con xin mẹ cho đầu óc, tâm lý con được minh mẫn sáng suốt để thoát khỏi cơn khủng hoảng tinh thần”
Nàng cầu nguyện nhiều lần hy vọng thoát ly khỏi cảnh địa ngục này, một bước đường cùng bế tắc. Ngay sau hôm ấy Tiến ở trong phòng ra dồn nàng vào trong nhà tắm, đôi mắt hắn trông thật ma quái ghê rợn. Nàng xô hắn ngã để lấy đường chạy, Tiến đứng dậy thoi nàng một cái chẩy máu mồm máu mũi đầm đìa, Lan vội chạy ra đường nếu không sẽ bị nó sẽ đánh bầm dập. Tiến bèn lấy điện thoại gọi số cấp cứu cho cảnh sát, hắn nói bị vợ đánh, sô ngã.
Khi xe cảnh sát, xe cứu thương tới người ta thấy người đàn bà có bầu mặt mũi máu me đầm đìa thì biết là ai đánh ai, họ đưa nàng lên xe cứu thương vào bệnh viện và còng tay Tiến đưa về sở cảnh sát. Họ coi lý lịch được biết anh có bệnh tâm thần, một năm trước điều trị tại bệnh viện sau gia đình xin đưa về nhà điều trị. Nay họ bèn đưa trở lại viện tâm thần. Lan được bác sĩ y tá khám đi khám lại tình trạng sức khoẻ của nàng, xem thai có bị ảnh hưởng không, người Mỹ chú trọng bảo vệ phụ nữ mang bầu.
Hôm sau Lan được đưa về nhà, ông Tòng không muốn con dâu đi làm nhưng nàng năn nỉ nên phải chở đi. Nàng kể cho Thiện nghe chuyện sẩy ra hôm qua, anh kể lại cho ông quản lý tiệm người Mỹ nghe, ông khuyên đưa Lan sở cảnh sát lấy giấy chứng thương, ông ta bất mãn nói cứ thưa nó đi, ông làm chứng cho. Mấy người Việt hỏi thăm ai cũng bất mãn bảo.
-Thưa cho nó ở tù chết mẹ nó đi, nó đánh người có bầu.
Thiện đưa Lan lên sở cảnh sát, anh thông dịch cho cô, ông cảnh sát làm giấy xong bảo Thiện dịch lại
-Ông ấy nói em không thể ở nhà ấy được nữa, phải bỏ đi vì nếu có chuyện gì họ không bảo vệ được, em phải dứt khoát, đoạn tuyệt với cái gia đình đó.
Nàng ứa nước mắt bảo.
-Nhưng em biết đi đâu bây giờ? Em không quen biết ai ở đây.
Thiện thông dịch xong thì ông cảnh sát nói.
-Anh bảo cô ấy nếu muốn đi đến ở với bà con, bạn bè ở tiểu bang khác chúng tôi sẽ cấp cho tiền vé máy bay, không thể ở nhà đó được, chúng tôi không bảo vệ được.
Thiện dịch xong Lan lắc đầu khóc nức nở.
-Em không có ai là bà con họ hàng tại Mỹ, không bạn bè thân thuộc.
Nói rồi nàng lấy hai tay bưng mặt khóc như mưa như gió, hốt hoảng mất tinh thần.
Họ nói nàng phải từ bỏ nhà chồng nhưng Lan sợ sệt chưa biết bước đường của mình sẽ ra sao nên chưa dám đoạn tuyệt, biết đi đâu bây giờ khi mình không bạn bè, bà con thân thuộc. Nàng xin về nhà lấy đồ nhưng ông cảnh sát không cho và bảo nếu cần đồ dùng, quần áo thì họ sẽ cấp cho. Nàng năn nỉ xin về lấy hai bộ quần áo, họ đồng ý và cho người đi theo bảo vệ.
Sau đó sở cảnh sát bèn giới thiệu lên hội USCC, Thiện đưa Lan tới nhờ họ giới thiệu sang các hội khác xin giúp đỡ. Bà nhân viên người Việt cho biết họ chỉ giải quyết cho những người đi tỵ nạn, còn những người đi bảo lãnh như Lan thì không giải quyết nhưng đây là trường hợp đặc biệt họ có làm dùm. Bà ta làm giấy giới thiệu sang Hội phụ nữ Women center. Tại đây người ta cho quần áo, đồ ăn, chỗ ngủ, hai tuần sau Lan xin về nhà lấy đồ đạc cá nhân, họ cho người đi theo bảo vệ.
Hôm ấy chỉ có mẹ chồng ở nhà, Lan vào chào hỏi rồi nói.
-Thưa má, con xin má cho con đi ở chỗ khác, con không thể ở đây được, con có gửi má hai ngàn, má cho con xin lại.
Bà lại tủ lấy tiền đưa cho nàng bảo.
-Liên nó đang lo luật sư để đưa con về lại Việt Nam.
Liên cô con út, cỡ tuổi Lan, mớiù ra dược sĩ, quyết định mọi việc trong nhà.
Lan tỏ vẻ sợ sệt, bà Tòng nói tiếp.
-Con về Việt Nam má sẽ chu cấp đầy đủ không thiếu thứ gì.
Nàng yên lặng không đáp, chào mẹ chồng rồi lên xe về lại Hội, Lan có nghe người ta nói khi có bầu thì không sợ bị đuổi về lại Việt Nam, người Mỹ bảo vệ đàn bà có bầu, nàng tự nhủ:
“Mình đã tới miền đất hứa, con mình sẽ phải được sống tại xứ văn minh sung túc tại sao phải về, người ta gian khổ vượt biên sống chết để sang đây, để được vào Mỹ, mình đã vào đây rồi tại sao lại phải về?
Về lại Việt Nam mang theo cái bụng bầu này thì thật là nhục nhã, bà con bạn bè tha hồ chê cười mình bị đuổi về với cái bụng bầu”
Nghĩ vậy nàng thấy yên tâm tự trấn an được trong giây phút.
Lan về lại Hội được chừng một hai tuần thì toà án ở đây kêu ra xử vụ gia đình nhà chồng đưa đơn xin toà trả cô về lại Việt Nam. Phía nhà chồng do một luật sư Việt Nam đại diện, Hội phụ nữ mướn một nữ luật sư Mỹ rất giỏi bênh vực cho Lan. Ông Luật sư Việt Nam cho gia đình nhà chồng biết không đủ lý lẽ để đuổi người vợ về lại Việt Nam vì cô đang có bầu, bị chồng đánh. Ông nói luật sư bênh vực cho người vợ sẽ xin toà cấp lệnh bảo vệ kỳ hạn hai năm vì sau đó người vợ sẽ có thẻ xanh không làm gì người ta được, mình chỉ xin ký một năm, sau khi kỳ hạn một năm hết mình có thể tìm cách trục xuất đương sự về Việt Nam vì chưa có thẻ xanh.
Trong phiên toà, bà luật sư Mỹ bênh vực cho Lan xin ký lệnh bảo vệ kỳ hạn hai năm, ông luật sư Việt Nam phía nhà chồng xin ký một năm nhưng bà luật sư Mỹ bác. Bà đòi vấn đề này sẽ được xử trong một phiên toà khác như vậy nhà chồng sẽ phải tốn tiền nhiều hơn nên họ sẽ không theo đuổi vụ kiện nữa, vả lại chỉ tốn kém vô ích không có hy vọng thắng.
Ông luật sư Việt Nam biết không thể thắng vả lại nó trái lương tâm ông nên cũng không tha thiết vụ kiện, nhà chồng sợ tốn tiền nên lặng lẽ rút lui. Về lý lẽ thì nhà chồng trái lè cổ ra, đánh đàn bà có bầu không ở tù là phươc đức rồi.
Toà phán quyết định cấp lệnh bảo vệ hai năm cho Lan , nàng thở phào nhẹ nhõm, yên chí mình đã được luật pháp bảo vệ, thấy người chồng từ xa có quyền gọi cảnh sát bắt . Sau đó hai năm nàng có thẻ xanh thường trú được ở lại Mỹ chờ ngày vào quốc tịch.
Lan ở Hội Phụ nữ được khoảng bốn tuần bèn xin ra ngoài để đi làm có tiền, nàng được anh Thiện đưa về nhà ở, hai vợ chồng anh thông cảm giúp đỡ người hoạn nạn, hàng ngày anh chở Lan đi làm tại tiệm cũ, tối đưa nàng về nhà. Hai vợ chồng anh cũng tử tế nhưng ngặt một nỗi nhà có ông anh bà con dân cờ bạc xì ke ma túy, tối ngủ Lan phải ôm khư khư cái bóp, nàng lại sống trong lo âu hồi hộp hai tuần lễ thì Thiện bảo Lan .
-Anh có nó chuyện với vợ chồng người bạn ở tỉnh Allen gần sát đây, ông chồng tên Tuân, sang đây có học đại học ra làm cho hãng điện tử, nhiều tiền, bà vợ tên Hà chủ tiệm nail, bên này người Việt mình nhất là các cô hay làm nail sơn móng tay, nghề này nhiều tiền, dễ sống. Ông bà khá giả, nhân đức hay giúp người nghèo, mới qua. Anh đề nghị ông bà đưa em về giúp đỡ, nhà họ rộng có bốn phòng, ông bà mỗi người một phòng , đứa con trai lớn tên Sinh lớn sinh viên đại học ở một phòng, một đứa học đại học ở tiểu bang khác. Nhà còn dư một phòng ông bà sẽ dành cho em ở không lấy tiền khi nào đi làm rồi thì tính sau.
Lan mừng như bố chết đi sống lại, sống ở nhà Thiện hồi hộp quá, thần khinh căng thẳng lúc nào cũng phải khư khư giữ túi tiền, cô bảo.
-Anh chị giúp được em như vậy thì ơn anh chị biết bao giờ mới trả được, em bây giờ chỉ sống nhờ bá tánh thôi.
-Bà ấy cho biết có nghe nói về em, tuần trước có nghe đài phát thanh tiếng Việt ở đây nói có một cô hiện có bầu, ở Việt Nam mới qua lấy chồng Việt kiều bị nhà chồng hất hủi phải bỏ nhà ra đi không biết nay ở đâu, nếu quí đồng hương có gặp thì xin giúp đỡ người ta.
Trước khi đón Lan về, Hà có nói chuyện này với Sinh con trai lớn, cậu góp ý với mẹ như sau:
-Chuyện má muốn giúp người ta là quyền của má, nhưng con lưu ý má có thể trường hợp xấu sảy ra sẽ làm mất hạnh phúc cho má vì chị này còn trẻ, cũng nên coi chừng cảnh đó sẩy ra, con nói thế chắc má cũng hiểu.
Hà có suy nghĩ một lúc về ý kiến của cậu con trai nhưng vẫn quyết định nhận Lan về ở, cô này cũng may mắn vì tại hải ngoại người ta ít khi cho con gái thuê nhà ở chung vì sợ bị giựt chồng .
Mấy ngày sau Lan thu xếp hành lý theo anh Thiện tới nhà chị Hà tạm trú, ông bà Tuân thu xếùp cho Lan ở một phòng riêng có sẵn giường, tủ, bàn, ghế. Trước đây căn nhà này buồn bã hiu quạnh, hai ông bà không hợp tính nhau mỗi người ở một phòng, không khí sau giờ làm việc, chủ nhật, ngày nghỉ tẻ nhạt, từ ngày Lan về vui rộn hẳn lên, anh chị trò truyện với Lan, con trai vui vẻ như pháo tết, Hà bảo.
-Từ hôm em về đây nhà mình vui quá, tiếng cười tiếng nói nổ như ngô rang, trước đây anh chị ít nói chuyện, cũng không có chuyện gì mới, nay có em tự nhiên đủ thứ chuyện, thế là vui rồi.
Thật vậy, Tuân, Sinh trước đây thầm lặng nay cũng góp chuyện với cảnhà nhất là chuyện Lan.
Hà có nói cho Lan biết ý kiến của con trai chị về việc đưa Lan về đây, chị cũng muốn cho nàng biết chị chấp nhận rủi ro có thể sẩy ra, nghe thế Lan thấy cần nói rõ lòng mình.
-Xin chị cứ tin em, em không phải là hạng người vong ơn bội nghĩa tranh vợ cướp chồng người khác. Em xin thề với chị, cho dù bất cứ hoàn cảnh nào em cũng không để cho tình trạng xấu ấy sẩy ra.
Được một tháng hai vợ chồng đưa Lan đi bệnh viện sanh một em bé gái, đặt tên Thu. Anh chị săn sóc nàng cả tháng, cho em bé bú, mua sắm tã, sữa, quần áo cho em.. Hà đọc báo thấy một văn phòng làm răng giả cần người bèn đưa Lan lại xin việc, ông chủ người Đại Hàn nhận cho làm nhưng hai tuần sau cho nghỉ việc vì cô kém tiếng Anh, sau ông lại kêu trở lại. Lan làm việc giỏi, chịu khó nên ông chủ rất thích .
Vợ chồng Hà và Tuân hàng ngày chở em bé lại nhà giữ trẻ và đưa Lan đi làm, chở cô đi học thêm tiếng Anh. Bà giữ trẻ thấy hoàn cảnh tội nghiệp của cô nên cũng giúp đỡ tận tình. Lan làm việc giỏi, chịu khó nên ông chủ rất thích, ông chỉ dẫn cho cô làm việc và dậy thêm ít tiếng Anh. Ông chủ Đại Hàn xưa có đi lính tại Việt Nam biết vài câu tiếng Việt, ông có cảm tình với Lan, thấy cô nhân viên dễ thương nên cũng ưu đãi, cho lên lương nhanh. Sáu tháng trôi qua, Lan đã biết lái xe, Tuân giúp nàng mua trả góp một chiếc xe cũ còn tốt, vì mới qua không đủ điều kiện mua trả góp nên phải nhờ Tuân đứng tên dùm.
Ông chủ Đại Hàn có lần bảo:
-Sao cô không đi học làm móng tay, nhiều người Việt đi làm nghề này
Nghe theo lời ông chủ, Lan vừa làm vừa học một khoá nail, vì học bán thời gian nên nửa năm mới xong. Cô bỏ làmvăn phòng răng giả, xin làm cho bà chủ nhà cũng là chủ tiệm nail, Hà hướng dẫn Lan làm việc đã quen, tay nghề dần dần tiến bộ hơn. Vào thời điểm này, nghề làm móng tay hái ra tiền nhưng cực nhọc vất vả, chiều về phải bóp hai cánh tay mỏi rã rời, mùi hoá chất rất khó chịu và độc hại. Lan chịu khó làm cả thứ bẩy, có khi chủ nhật. Nhiều người Việt làm nghề nail, tương đối dễ, học nhanh nhưng phức tạp, trong những tiệm lớn nhân viên ì xèo tranh cãi.
Hồi Lan mới về, trong nhà luôn rộn tiếng cười, Hoàng, Tuân trò truyện, làm đồ ăn, tiệc tùng với Lan thứ bẩy, chủ nhật nhưng nay đã nửa năm qua những ngày vui qua mau, thay vì tiếng cười là những nghi ngờ, chia rẽ. Tuân để ý đến Lan từ ngày mới về nay càng lộ rõ, anh chăm sóc bé Thu, cho em bú còn hơn lo cho con ruột, mỗi khi lái xe đưa nàng đi học, đi làm, anh ngỏ lời tình cảm nồng nàn. Hơn một lần Tuân nói với Lan.
-Anh mong được giúp em, em muốn mua nhà, mở tiệm, anh sẵn sàng giúp em, anh mong được như vậy, em hiểu cho lòng chân thành của anh.
Lan thường yên lặng không trả lời hoặc nói thưa anh em không dám, em sợ chị phiền lòng.
Tình cảm của Tuân với Lan làm sao qua mắt được người đàn bà từng trải như Hà, những cái nhìn đắm đuối của chồng với người con gái mới đến cũng quá đủ cho chị kết luận anh đang si tình. Lan biết Hà theo dõi mình, chị đặït máy ghi âm trong xe hơi của chồng, rình nghe hai người nói chuyện nhưng nàng không làm gì sai trái, vẫn trước sau như một không phản lại Hà người đã giúp đỡ nàng biết bao trên bước đường hoạn nạn. Hà nghi kỵ, ghen tức, ác cảm với chồng với Lan nhưng chưa dám nói ra, sự thực lỗi tại chị đã đem mỡ để trước miệng mèo, lửa gần rơm lâu ngày phải cháy chứ có gì lạ.
Ngày vui qua mau, khi đệ tam nhân xuất hiện cũng kéo theo những chuyện phức tạp, tình cảm của Hà với Lan loãng dần khi nghi kỵ tăng lên. Lan được Hà hướng dẫn làm nail, trả tiền rất hậu nên cô không thể quên ơn. Tuân ngày càng mê mệt Lan đám đuối nhưng vẫn bị nàng cự tuyệt..
-Chị đã giúp em biết bao từ ngày về đây, tắm rửa cho con em, dậy nghề cho em nên không bao giờ em phản lại chị, phá hoại hạnh phúc gia đình nhà anh chị.
Một hôm Lan nói thật hết với Hà.
-Thưa chị, anh đã ngỏ ý với em, có lẽ chị cũng đoán ra nhưng giữa anh và chị, em vẫn chọn chị, em không phản chị, em chịu ơn chị nhiều lắm, chị tốt với em quá, em không thể làm trái lương tâm em được.
Hà nhìn nàng một cách trìu mến bảo.
-Chị biết hết những lời anh nói với em và những câu trả lời của em, chị rất quí mến em, chị tin em, em cứ yên tâm chị biết em không phải là hạng người xấu.
Rồi Hà kể cho Lan nghe chị đã biết rõ hết những mẩu chuyện giữa Tuân và Lan khiến nàng cũng giật mình không ngờ chị ta theo dõi mình sát nút như thế. Chắc chị đã đặt máy nghe lén nên mới ghi nhận được đầy đủ những lời đối thoại của cả hai như vậy nhưng vàng thật không sợ lửa, Lan đã cự tuyệt Tuân mọi chuyện.
Nay Hà thương yêu Lan y như em ruột sau khi đã biết rõ con người thật của cô, biết rõ sự chân thật, ngay thẳng của nàng. Lan muốn chứng tỏ cho con trai của Hạ, cho chị biết mình không phải là hạng người mà họ nghĩ. Hà thương yêu nàng hết mực, Lan không thể chối cãi, chị có thể đuổi người bà con, bạn bè làm trong tiệm nhưng với Lan thì không bao giờ, vì thế nàng không thể trái lương tâm.
Thấm thoắt ở với anh chị Tuân đã được hơn một năm, Hà theo dõi hai người, mặc dù biết Lan từ chối tình yêu của chồng, mặïc dù hai vợ chồng đã ở riêng phòng từ nhiều năm nay nhưng vẫn không thể dằn được ghen tuông trong lòng đang trỗi dậy.
Một hôm chị nói cho Lan biết
-Chị rất thương em , em nên dọn đi ở chỗ khác một thời gian chị sẽ thu xếp cho em sau, chị tránh chuyện phiền cho em.
Đối với Lan, Hà vừa thương vừa ghét, chị ghét cay ghét đắng người con gái trẻ này được chồng mê như điếu đổ, tình yêu, ghen ghét lẫn lộn trong tình cảm chị.
Hà đuổi Lan đi ngay hôm ấy, lấy lại xe, chiếc xe do Lan mua trả góp nhưng Tuân đứng tên dùm vì nàng chưa đủ điều kiện. Lan hơi bỡ ngỡ trước sự thật phũ phàng, Hà người đã coi nàng như em ruột, chăm nom, giúp đỡ từng li từng tí nay có thể tàn nhẫõn với nàng như thế. Người đàn bà khi đã ghen tuông dù là người nhân đức, từ bi bác ái cũng trở lên vô cùng tàn nhẫn.
Hôm ấy Lan nghỉ việc, nàng bồng con dọn đến thuê chung phòng với vợ chồng một người Việt tại chung cư, trong lòng sót xa cay đắng nhưng vẫn can đảm phấn đấu với mọi gian nan của số mệnh. Lan không oán giận Hà mà còn thông cảm cho chị ta, mỗi người là một thế giới riêng.
Chiều hôm ấy, Tuân đi làm về không thấy Lan, mỗi lần nàng vắng nhà, mỗi lần không thấy nàng là anh lộ vẻ buồn rầu ra mặt. Tuân chạy tìm nàng rồi hỏi Hà đang ở trong phòng riêng.
-Lan đâu rồi, giờ này chưa về à?
Hà chẳng cần dấu diếm, chị cho biết mình đã nói nàng dọn đi để nhà mình được yên ổn, nàng đã vô tình đem lại nhiều phiền muộn cho chị, cho cả gia đình.
Chị vừa nói đến đây Tuân nổi giận, đập bàn đập ghế la hét ầm ĩ, quậy phá loạn cào cào cả lên.
-Lan có tội gì? người ta có làm gì sai trái mà bà đuổi người ta, cô ấy đi thì bà cũng đi luôn, bà phải cuốn gói ra khỏi nhà này, bà cũng phải đi luôn.
Tuấn quậy tùm lum đêm hôm ấy như điên dại khiến Hà cũng sợ phải xuống giọng.
-Ông làm gì mà ầm cả nhà lên thế? Mai tôi đón nó về chứ có gì đâu?
-Sao bà ác thế? Người ta con gái bơ vơ xứ lạ, không bà con họ hàng, bạn bè thân hữu, người ta có tội tình gì mà bà đuổi người ta, bà ở ác mà không sợ trời phạt à? Trước đây cô ấy một thân một mình thì không nói chi, bây giờ thêm đứa con nhỏ mới đẻ, đuổi người ta, người ta biết đi đâu. Bà không thông cảm cho hoàn cảnh thương tâm của người ta.
Hà đâm hoảng thấy chồng quậy phá cả đêm hôm ấy, chị cũng ân hận vì mình tàn nhẫn với Lan, hôm sau chị vội đến tìm Lan bảo.
-Ông ấy nói chị đến đón em về, chị muốn em ở tạm ít ngày thôi nhưng anh làm dữ quá, chị thực tình không đuổi em đâu.
Hai chị em bùi ngùi xúc động ôm nhau khóc cùng thu xếp hành lý lên xe về nhà trở lại. Lan tưởng đã thoát ra được cái cảnh phức tạp nơi mà tình yêu, thù hận, ghen tuông lẫn lộn, tất cả đã khiến cho nàng mất tinh thần, thế là con kiến vẫn chưa bò ra khỏi miệng chén. Lan trở về mang lại cả một thế giới, một bầu trời hạnh phúc cho Tuân, anh hết quạu quọ, cáu kỉnh, hân hoan sung sướng.
Rồi đâu lại vào đấy, Tuân vẫn mơn trớn dịu dàng với Lan, nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa. Khi nàng có chuyện cần nhờ Tuân chở đi xa vì không biết đường chàng lấy xe Lexus chở người đẹp thay vì lấy xe vẫn đi làm hàng ngày, chiếc xe sang trong này thường chỉ để gia đình đi dự lễ lạc, ăn cưới, tiệc tùng với bà con thân hữu. Khi Lan có chuyện cần nhờ Tuân, chàng xin nghỉ nguyên ngày để giúp nàng. Tuân thường nói.
-Bất cứ lúc nào em đổi ý, muốn anh mua nhà mới cho em, mở tiệm cho em, em cho anh biết, anh không tiếc em bất cứ cái gì
Lan vẫn cự tuyệt tình yêu của Tuân bằng lời đanh thép.
-Không, em không thể là vợ của anh.
Tuân vẫn kiên nhẫn, gan lỳ theo đuổi nghĩ rằng một ngày đẹp trời nào nàng sẽ siêu lòng, nhưng Lan không những không bị lung lạc còn thấy khó chịu ác cảm với Tuân cho dù chàng mê nàng như điếu đổ.
Vài tháng sau khi Lan trở về, Tuân mua tặng nàng một điện thoại cầm tay loại đắt tiền, một vài lần chàng để ý thấy nàng gọi cho một người bạn trai ở tiểu bang khác, Lan thường gọi cho người bạn trai mới quen này. Tuân ghen tức dấu điện thoại khiến Lan bực bội lục lọi trong phòng tìm mãi không ra. Nàng biết chắc Tuân đã dấu nhưng văn hỏi thì anh ta chối bai bải nói không biết.
Vô cùng tức giận, nàng nhìn thẳng vào mặt Tuân bằng đôi mắt nẩy lửa khiến anh chàng khiếp sợ, lần đầu tiên nàng muốn chứng tỏ uy quyền bằng giọng nghiêm nghị như ra lệnh.
-Trả điện thoại lại cho em ngay, đừng có dỡn mặt em.
Tuân sợ tái mặt vội vào phòng lấy đem ra đưa cho Lan, nàng cầm điện thoại ném mạnh xuống sàn nhà bể làm đôi rồi ra ghế salon ngồi xem truyền hình.
Tuân rón rén đến ngồi dưới chân nàng năn nỉ, xin lỗi, xin tha thứ. Cặp mắt ứa lệ của anh khiến Lan xúc động đôi chút về vì sự tàn nhẫn của mình, trên đời chưa có ai yêu nàng đến thế.
Đôi mắt ngấn lệ của Tuân khiến cơn giận dữ của Lan dịu hẳn lại, nàng nhìn Tuân rồi nói bằng một giọng nhẹ nhàng trìu mến.
-Anh hãy để cho em yên .
Tuân ngoan ngoãn đứng dậy đi về phòng.
Từ ngày thành hôn, Tuân chỉ biết có vợ con, một người chồng chân chỉ của gia đình, ít giao thiệp quen biết các bà các cô, bỗng tiếng sét ái tình nổ vang từ một người con gái vợ chồng anh cưu mang đưa chàng vào thế giới yêu đương điên cuồng dồ dại. Thế giới lãng mạn của anh y như mối tình đầu của một người con trai mới lớn, anh không còn tự chủ được nữa.
Một hôm nói chuyện với Lan trong phòng khách lúc Hà còn ở tiệm, chàng đọc thơ của mình cho nàng nghe. Tuân làm cả một tập thơ ca tụng nàng.
Em như đoá hồng thơm ngát,
Em như vì sao sáng trên trời,
Em như viên ngọc quí đánh rơi,
Tôi lượm lên lau chùi, rửa sạch, nâng niu cất vào tủ kính,
Quyết không để cho ai tới lấy đi…
Xong lại đọc tiếp.
Hình ảnh em luôn ngự trị trong trí tôi, khi ăn khi ngủ.
Tôi chỉ thấy hình em, tôi như người ngủ mơ ngay cả khi làm,
lúc đi lúc về , khi nghỉ ngơi, trò truyện.
Hình ảnh của em không bao giờ ra khỏi trí tôi..
Nghe xong Lan tức giận la.
-Anh điên rồi, khùng rồi, anh đi đi
Nói rồi nàng lấy cả hai tay đẩy Tuân ra cửa. Nhiều lần anh kể cho nàng nghe mình suýt mất job vì mơ tưởng tới hình bóng nàng, lúc nào cũng mơ mơ màng màng thấy hình ảnh của nàng hiện ra trong tâm trí. Người ta đã định đuổi chàng vì lơ đễnh.
Dù chàng ta mê Lan thất điên bát đảo cũng không khiến nàng mảy may xúc động, quan tâm, nàng đã làm mẹ, chỉ biết đầu tắt mặt tối kiếm tiền sinh sống, nuôi con, phụ giúp cha mẹ, các anh em bên Việt nam. Trái tim Lan nay y như một vùng đất khô cằn đầy sỏi đá, nơi mà suối nguồn đã cạn, hoa tàn, cỏ úa. Trước mặt chỉ còn là bổn phận, sự vật lộn với cuộc sống tìm hướng đi lên. Thấm thoắt bé Thu đã gần hai tuổi, đã biết vui đùa chạy nhẩy.
Lan nhận được quà của Hùng, người bạn trai hiện ở Cali gửi cho con nàng, trong thư chàng nói sắp làm đám cưới. Chàng nói biết được địa chỉ nhờ gia đình bên Việt Nam, bức thư dài chân thật, Lan nhớ lại ngày tiễn Hùng lên máy bay ra đi nàng đã khóc gần hết nước mắt. Nhiều năm trước, khi còn là những tâm hồn trong trắng ngây thơ trong mối tình đầu chớm nở, cái thời ấy nay đã xa rồi. Mới ngày nào tiễn người đi Lan khóc ròng tưởng như không bao giờ có thể chia lìa, nay nàng chẳng còn biết yêu đương là gì, chẳng còn nhớ gì tới Hùng, tới mối tình đầu dang dở. Nhìn hình Hùng nàng cũng chẳng còn nhớ gì tới những lời thề non hẹn biển trước đây, nàng thấy Hùng già hơn một chút, trông đúng đắn hơn.
Bất chợt vài giọt nước mắt tự dưng lăn trên gò má rớt trên trang giấy, không phải những giọt lệ tình, cũng chẳng phải để thương tiếc cho mối tình đầu tan vỡ nhưng nàng khóc cho cuộc đời gian truân trôi nổi của mình. Cuộc đời nàng từ ngày ra đi đến nay chỉ toàn là nước mắt. Mới ngày nào Lan tiễn chân chàng , rồi chính cái ngày người ta tiễn nàng lên đường với bao mộng đẹp, thế rồi thực tế phũ phàng dăng ra phía trước. Cuộc sống gian nan vất vả nhưng nàng cũng không nghĩ tới ngày trở về quê cũ, đất hứa đã cho nàng cơ hội tốt hơn, cho con nàng một tương lai sán lạn.
Nỗi khủng hoảng tinh thần mà nàng đã thoát trước đây nay trở lại khiến nàng ưu tư khắc khoải hết ngày này sang ngày khác. Hà, người đã thương yêu giúp đỡ Lan từ lúc còn luân lạc bụng mang dạ chửa nay cũng vẫn còn thương nàng, chị đã từng coi nàng như em ruột nhưng lại làm cho Lan ruột gan rối tựa tơ vò. Những lời dằn vặt châm chọc của chị khiến Lan đau đớn như kim đâm vào ruột, chính Hà trước đây đã nhạt nhẽo tình cảm với chồng để anh thiếu thốn tình thương đưa tới tình yêu đương cuồng loạn bây giờ. Chị đã là nguyên nhân nay lại ghen tuông cay đắng, để rồi cả ba cùng đau khổ, người thất điên bát đảo vì tình yêu điên cuồng, rồ dại, người ghen tuông cay đắng , người thì khủng hoảng tinh thần .
Đôi lúc Lan thấy Tuân tội nghiệp, anh ta mê mẩn Lan bằng tình yêu điên cuồng mù quáng không thoát ra được, nhưng nàng cũng ghét Tuân vì hắn mà nàng lâm vào trạng thái tinh thần khủng hoảng hiện giờ. Về ở lại với vợ chồng anh chị Hà, Tuân được hơn một năm Lan lại xin dọn đi đến ở nhà hai vợ chồng một người bạn mới quen.
Vừa đi làm về, Tuân bồn rầu ra mặt không thấy Lan đâu, mỗi lần vắng em chàng ta tưởng như phố phường, xã hội trở thành hoang vu. Hỏi Hà được biết nàng đã dọn đi sáng nay. Tuân lại la um lên.
-Bà lại đuổi cô em đi rồi, cô ấy có tội gì đâu? Hai mẹ con lại phiêu bạt nơi đâu? Mình phải giúp người hoạn nạn đáng thương sao lại ghét bỏ người ta.
Chị ta trách chồng.
-Cô ấy tự ý xin dọn đi chứ tôi có đuổi nó đâu? ông không tin hỏi cô ấy mà xem, tôi có nói gian đâu, người ta không muốn ở nhà mình nữa thì biết làm sao.
Tuân bèn năn nỉ Hà đón Lan về, giảng giải đạo đức cho vợ nghe: nào là mình phải ăn ở nhân ái còn để đức cho con, đem Lan về cho vui cửa vui nhà…
Hà bảo.
-Ông muốn tôi đón nó về thì mai tôi đón chứ có gì.
Sự thực chị vẫn còn thương Lan lắm, công việc trong tiệm bao giờ chị cũng ưu tiên cho Lan ngay cả so với cô em ruột của Hà. Hôm sau Hà lại đi đón Loan về, con kiến vẫn bò trên miệng chén, chưa thoát ly khỏi nơi đây.
Lan đồng ý trở về, dù có dọn đi vẫn phải làm cho tiệm của Hà. Nàng trở về đem theo bao nhiêu hạnh phúc cho Tuân, nét mặt chàng ta lại tươi hẳn lên, anh vẫn săn soe ân cần mọi chuyện khi nàng nhờ. Cũng vẫn cái mối tình bộ ba, Hà vẫn thầm ghen, chán nản nhìn anh chồng si tình mê gái thất điên bát đảo. Tuân thì vẫn thờ phụng thần tượng, tình yêu lý tưởng.
Cuộc sống của bộ ba trôi đi êm thắm nhưng chỉ được ít ngày, họ muốn hòa hợp trở lại với nhau nhưng liên hệ lại thêm phức tạp từng ngày. Tuân vẫn yêu đương mê mệt dằng không đứt dứt không ra, Lan mệt mỏi chán nản bị hắn theo đuổi, quấy phá ngày đêm. Một hôm đi làm về Lan giở tập hồ sơ giấy tờ tự nhiên bị mất giấy an sinh xã hội, thẻ xanh, nàng nghĩ chỉ có Tuân chứ không còn ai. Chờ khi Tuân về, Lan bèn hỏi.
-Anh dấu giấy tờ của em phải không? Anh phải trả lại ngay, em đang cần.
Tuân cãi.
-Ô hay anh dấu của em làm gì? sao em lại nghĩ thế?
Hăm dọa mãi hắn cũng không chịu nhận, Lan tức giận bắt hắn thề.
-Anh nói không dấu, anh có dám thề xe cán không?
Tuân nói tỉnh bơ.
-Anh mà dấu của em ra đường xe nó cán chết ngay, anh dấu của em thì trời đánh anh chết.
Lan đành chịu thua con người lỳ lợm bèn nghĩ ra một kế khác, nàng lại gần nhỏ nhẹ nói:
-Em có ý định cùng anh trốn đi, anh trả lại giấy tờ cho em rồi chúng mình cùng trốn đi tiểu bang khác, anh có chịu không?
-Em nói thiệt không?
-Anh không tin em hả? em có ý định này từ lâu nay mới nói cho anh biết, em cũng thương anh lắm, sống thế này thì chán quá.
Tuấn nghe nói bùi tai vội vào phòng lấy các giấy tờ của Lan đem đưa trả cho nàng.
Lan cầm giấy tức giận ra mặt.
-Như thế này mà anh dám thề xe cán à? con người của anh tồi tàn đốn mạt như thế này à?
Hắn còn nhăn răng cười.
-Anh không sợ, thề xe cán thì có sao đâu, có chết thằng Tây nào đâu ?
Lan căm giận những trò trẻ con quấy phá, nàng trợn mắt chửi mắng Tuân là đồ nọ, đồ kia…như tát nước vào mặt chẳng còn nể nang gì , nàng xỉ vả tàn nhẫn để cho hắn xa lánh mình vẫn cừ lì ra, hết thuốc chữa.
Mấy hôm sau Lan cũng có chút ân hận, tội nghiệp Tuân nhưng lương tâm không thể cho phép nàng sa lầy trong tình yêu lãng mạn phá hoại hạnh phúc gia đình người khác, vả lại nàng nghĩ đến con, sống để nuôi con, đến gia đình cha, mẹ, anh em bên Việt Nam nhiều hơn.
Một hôm Lan nghe ngoài garge xe hơi có tiếng đập “kình, kình, kình, kình !! Nàng chạy ra thấy Tuân đang đập đầu vào cửa garage giận dỗi dọa tự tử, nàng kéo hắn ra bảo.
-Anh có khùng không? Anh có điên không?
Tuy thấy thế Lan chẳng mảy may xúc động, cho dù Tuân nói mua nhà, mua tiệm cho nàng, cho dù chàng tự tử, dù năn nỉ, khóc than..cũng vô ích không thể lay chuyển lòng dạ sắt đá của nàng.
-Em không thể là vợ anh được.
Lan vẫn kiên quyết giữ vẹn lời thề với Hà, nhờ chị ấy mà nàng sống sót đến hôm nay, Lan không thể phản bội chị, không muốn để cho xã hội thấy mình là con người tồi tàn phản phúc. Nhớ lại lời của Sinh con trai Hà, nàng muốn chứng tỏ cho cậu ta biết mình không phải là hạng người xấu như cậu nghi ngờ khi góp ý với mẹ cậu. Nếu vì chút yếu lòng, xúc động tội nghiệp cho Tuân nàng sẽ bội ước với Hà và làm hại những người con gái mới sang sau này, các cô sẽ không được người ta giúp đỡ vì họ sợ sẽ bị các cô giựt chồng ï.
Tuân bất kể mọi người, cùi không sợ lở, anh chàng muốn cho mọi người, cho vợ con biết anh mê mệt Lan điên cuồng, rồ dạị. Hà lại nghĩ Lan sẽ suy chuyển, nước chẩy đá mòn nên vẫn ngấm ngầm ghen tức. Lan luôn xua đuổi những ý nghĩ lệch lạc vì xúc động, kiên quyết xua đẩy những lời thắm thiết của Tuân, dứt khoát với tình yêu điên cuồng bệïnh hoạn của chàng.
Bé Thu đã được hơn hai tuổi, Lan định đưa cháu về Việt Nam cho ông bà ngoại trong tháng tới. Khi đi làm xuất cảnh người ta đòi phải có chữ ký của ba nó, thế là cô phải về nhà chồng, nơi đã giam hãm mình mấy năm trước đây, nơi mà mình đã thoát ly, điều mà nàng không muốn chút nào.
Dù muốn dù không Lan cũng phải về nhà ông bà Tòng để gặp chồng. Hôm ấy nàng đưa con gái đến, bà mẹ chồng thấy nàng vào lánh mặt, bố chồng cũng bỏ lên lầu, không ngó ngàng gì tới cháu nội. Lan chẳng cần để ý, chỉ cốt lấy được chữ ký của ba nó. Tiến, người chồng tâm thần của nàng hôm nay có vẻ tỉnh táo, biết điều lắm, anh ra phòng khách tiếp nàng, hỏi thăm con gái, vuốt tóc sờ vai bé Thu. Lan tự dưng thấy thông cảm, tội nghiệp cho hắn, con người bệnh hoạn bản chất tốt, có hiếu với mẹ. Dù đã có một ngày chung sống cũng là tình nghĩa vợ chồng, Lan nghĩ dù sao người ta cũng đã đưa mình vào Mỹ. Tiến hỏi thăm xã giao nàng về công việc làm, về nơi ăn chốn ở, lúc chưa lên cơn hắn cũng biết điều.
Lan nhớ mấy năm trước, ba tháng sau khi Tiến bị đưa lại Viện tâm thần vì đánh vợ đang có bầu, nàng nhận được giấy của toà, người thông dịch cho biết họ đòi hỏi nàng phải ra toà để ký nhận cho Tiến được vể nhà hoặc phải ở lại viện, chỉ có người vợ được quyền ký mà thôi, số phận hắn nằm trong tay nàng. Nhiều người bảo : “cứ để cho nó ở viện, nó đánh vợ có bầu” hoặc xúi Lan thưa hắn ra tòa nhưng nàng không trả thù vì cũng còn chút tình nghĩa vợ chồng.
Để chồng thăm con một lúc lâu, xin được chữ ký của hắn nàng xin cáo từ, Tiến căn dặn nàng chăm sóc cho con, nuôi con khôn lớn. Bước ra khỏi căn nhà, Lan thấy nhẹ nhõm, thoải mái, nơi mà mấy năm trước đã là một ngục tù giam giữ mình .
Mấy tuần sau Lan đưa con về Việt Nam thăm gia đình, vợ chồng Tuân - Hà cũng đi về thăm quê hương trong dịp này, họ đi cùng chuyến bay nhưng tới Việt Nam thì chia tay. Sau mấy năm sống tại hải ngoại, Lan đã thay đổi nhiều, bây giờ cô đã là Việt kiều, người ta nói cô lanh lợi già dặn hơn trước, bạn bè, họ hàng đến thăm hỏi chuyện xứ Mỹ, họ cho đó là những chuyện xa lạ. Cô đem về cho cha mẹ một số tiền lớn để xây nhà sau nhiều ngày cặm cụi lao động tại tiệm nail, cho bạn bè những món quà xứ Mỹ. Họ nói sau thời gian mấy năm ở Mỹ nước da cô trắng hơn, trông cô đẹp sang hơn xưa, họ cũng nói những người ở Mỹ về trông bề ngoài không thể lẫn với người trong nước được.
Cha mẹ, anh chị em trong nhà săn sóc hỏi han đứa cháu nội ở Mỹ về, bé Thu cũng biết nói năm ba câu tiếng Việt. Về thăm Việt Nam Lan thấy cuộc sống khá hơn mấy năm trước nhưng đông đúc hơn nhiều, bụi bậm mù mịt, đường phố đặc nghẹt những xe cộ, di chuyển là một cực hình. Vật giá đắt đỏ, thịt cá quá đắt so với đồng lương, chỉ những người giầu mới được ăn ngon mặc đẹp, cuộc sống thật chênh lệch, người giầu thì quá giầu, người nghèo thì muôn đời không bao giờ ngóc đầu lên được.
Cô kể cho gia đình nghe những ngày gian nan khi mới vào Mỹ, những ngày làm việc kiếm tiến vất vả, cuộc sống đầu tắt mặt tối nhưng cô kết luận không bao giờ có ý định trở về sinh sống tại Việt Nam. Khác với ơ ûquê nhà, tại Mỹ những kẻ dù cùng khổ đến đâu cũng có cơ hội ngóc lên được, sau nhiều năm vật lộn cực nhọc với cuộc sống cô đã để dành được nhiều tiền cho bản thân và để giúp gia đình.
Mấy hôm sau, Tuân đến thăm gia đình Lan, mời mọi người đi ăn tại nhà hàng sang trọng, món ăn đắt như tại Mỹ, chỉ những người giầu mới được hưởng thụ.
Về lại Mỹ cô thấy cuộc sống thanh thản hơn tuy làm việc vất vả, chuyến đi thăm gia đình bên Việt Nam tốn kém nhiều, cô nghĩ còn lâu mới dám về thăm lại. Lan tiếp tục thức khuya dậy sớm làm việc tại tiệm nail, công việc trông bề ngoài nhẹ nhàng nhưng mệt nhọc vì làm việc và mùi hoá chất , tối về hai cánh tay rã rời, nhưng số tiền kiếm được nhiều thời điểm này nên ai cũng hăng hái làm nhiều giờ.
Hà ngày càng khó chịu, tính tình khó khăn, độc đoán, Lan chiều chị ta mọi chuyện, rất thương chị nhưng không thể ở gần chị mãi được nên phải tính chuyện dọn đi. Cô đến ở chung với một bà làm cùng tiệm vì là con gái không dám thuê nhà ở một mình sợ trộm cướp. Lan cám ơn Hà đã giúp đỡ rồi xin dọn đi, đồ đạc cũng ít nên chỉ mất vài tiếng là thu xếp xong.
Chiều hôm ấy Tuân về không thấy Lan, hỏi ra được biết cô đã dọn đi vì ở nhờ đã lâu rồi. Anh chất vấn vợ, chị nói cô ấy tự ý xin đi, lần này Tuân cũng phản đối:
-Bà phải đón Lan về nếu không thì tôi dọn đi theo không ở đây nữa.
Hà lại phải đến nói Lan trở về, chị cũng vẫn còn thương mến Lan. Cuộc sống lại tiếp diễn những ngày vui buồn có nhau, lại mối tình bộ ba như không bao giờ dứt. Con kiến vẫn chưa bò ra khỏi miệng chén. Hà chán ngán phải chịu đựng anh chồng si tình thất điên bát đảo ngày càng lộ liễu hơn, thậm chí anh đã năn nỉ Hà cho cưới Lan làm vợ hai vì yêu nàng quá không chịu nổi, nếu không lấy được nàng thì chắc anh chết mất, điên lên mất. Dù Lan đã cự tuyệt Tuân, dù Hà không có bằng cớ nào cho thấy cô có thái độ mờ ám với chồng nhưng chị vẫn ghen ghét nàng, cho rằng nàng đã làm Tuân mê mệt gây sóng gió cho gia đình chị. Hà đâm ân hận đã không nghe lời con trai đưa Lan về đây khiến cho đời sống gia đình trở lên phức tạp.
Đối với Tuân, lòng dạ Lan vẫn sắt đá như xưa, có lần anh chàng bảo nàng.
-Em có thể thay đổi một chút không?
Nàng trả lời.
-Không thể thay đổi chút nào được, em đã quyết như vậy.
-Em không linh động một chút ư?.
Lan giải thích thật rõ ràng khúc triết cho Tuân biết.
-Em muốn cho chị, con trai anh, cho xã hội thấy em không phải là hạng người ấy, em không thể làm tan nát gia đình người khác, phá hoại hạnh phúc gia đình họ, em không thể là vợ anh được.
Tuân kiên nhẫn tới đâu cũng không thể soay chuyển lòng dạ son sắt củaLan. Chàng mơ tưởng sẽ giữ được nàng mãi mãi trong căn nhà này.
-Nếu phải duyên phải số, anh có thể chấp nhận cho con trai anh cùng em kết nghĩa vợ chồng, để em sẽ mãi mãi ở trong căn nhà này, để anh còn được thấy em mỗi ngày, anh muốn lúc nào em cũng sẽ hiện diện trước mắt anh bằng xương bằng thịt.
Nhưng dù vậy Lan không chấp nhận, Sinh con trai Tuân-Hà nhỏ hơn nàng sáu tuổi, gọi nàng bằng cô.
Đôi lúc Lan có xao xuyến xúc động trước tình cảm chân thật của Tuân, nàng tội nghiệp cho hắn ta, cho tình yêu điên cuồng mù quáng của gã đàn ông si tình . Lan chưa thấy ai yêu nàng đến thế nhưng vẫn kiên quyết tới cùng, nàng phải giữ vẹn lời thề với Hà, dẫu có chết cũng không thể bội ước.
Lan thấy Hà ngày càng khó chịu, chị dằn vặt với nàng suốt ngày, châm chọc nàng hết chuyện này sang chuyện khác, Lan thấy y như kim châm vào ruột hàng ngày. Mỗi lần có chuyện hỏi Hà, nhờ Hà chị dùng những câu trả lời dằn vật khó chịu như.
-Em hỏi ông ấy chứ sao lại hỏi chị, em nhờ ông ấy sao lại nhờ chị.
Nhưng Lan cũng phải thông cảm cho Hà, ở địa vị Hà, Lan cũng không thể khác hơn, người đàn bà dù nhân đức tới đâu lúc ghen cũng lòi ra những cái xấu. Lan hiểu rõ bản tính Hà sau gần bốn năm sống gần chị, Hà rất yêu quí Lan nhưng tính chị rất kỳ cục, độc đoán, khó khăn, dù Lan thương chị tới mấy cũng không sống gần chị được, cô chiều bà mọi chuyện nhưng rút cục phải chịu thua, cuộc sống tại đây khiến tâm thần cô ngày càng bấn loạn, khủng hoảng, mất hết bình tĩnh.
Lần này Lan quyết định ra đi vĩnh viễn, con kiến phải bò ra khỏi miệng chén. Hôm ấy tại tiệm nail, nàng nói cho Hà biết mình đã có được một số vốn sau bốn năm làm việc chăm chỉ.
-Em có quen chị Tâm cũng ở tỉnh này, chị ấy kêu em về ở chung, em được anh chị giúp cho ở cũng lâu rồi, em xin phép anh chị cho em dọn đi, lần này xin anh chị đừng kêu em về nữa. Em bây giờ tự lập được rồi. Nhờ anh chị giúp đỡ em mới có ngày nay, ơn anh chị emsẽ không bao giờ quên.
Hà đồng ý ngay, trong lòng muốn Lan dọn đi để tránh cho gia đình chị những cơn sóng gió ưu phiền ngày càng dữ hơn.
Vài ngày sau Hà đi làm, Tuân ở nhà giúp Lan dọn đồ và để tiễn nàng đi. Lan xách đồ ra xe, hai người vừa đi vừa nói chuyện, nàng hỏi Tuân một cách dịu dàng.
-Em có nói hỗn, nói nặng với anh mấy lần, anh có buồn em không? Anh có giận em không?
Tuân nói quả quyết.
-Không bao giờ, trước sau như một anh vẫn yêu quí em.
-Anh tha lỗi cho em, em nói hỗn với anh, nặng lời anh để anh chán ghét em, để anh xa lánh em, nhưng lòng em không ghét bỏ anh bao giờ.
-Anh biết chứ, anh biết em muốn làm cho anh chán em, thù ghét em, nhưng anh vẫn yêu quí em như tự bao giờ.
Lần này Lan rất dịu dàng trìu mến với Tuân, chưa bao giờ nàng dịu dàng với chàng như thế.
-Anh thông cảm cho em, dù anh yêu em tới đâu, em cũng không thể chiều anh được, em phải giữ giá trị của em, phải giữ lời thề với chị, mặc dù em biết trên đời này không có ai yêu em đến thế, không có ai yêu em bằng anh. Em cám ơn tất cả mọi sự giúp đỡ của anh và của cả gia đình.
Tuân cảm động rớm nước mắt đáp.
-Bất cứ khi nào em có chuyện cần nhờ, cần hỏi, em cứ gọi cho anh, anh sẵn sàng giúp em.
-Vâng, khi nào có chuyện cần nhờ em sẽ gọi cho anh.
Tuân đưa bé Thu ngồi trên ghế, giúp nàng để các valy, túi xách vào trong xe rồi đứng chờ.
Lan trầm ngâm một lát rồi nhìn chàng bằng cặp mắt thật dịu dàng trìu mến, chưa bao giờ nàng trìu mến với chàng như thế.
-Anh hãy quên em đi, dần dần anh sẽ quên em!
Nói xong ngồi vào ghế, đóng cửa lái vút đi.
Tuân đứng nhìn chiếc xe đang chạy nhanh về cuối phố, đôi mắt anh long lanh ngấn lệ, cõi lòng tan nát. Chàng biết chắc lần này Lan vĩnh viễn ra đi, nàng sẽ không bao giờ trở lại, con sáo đã sổ lồng bay cao.
Chàng nhớ lại bốn năm trước đây, một người con gái mới qua bơ vơ, không bà con họ hàng, bạn bè thân thuộc, nàng mang bầu gần tới ngày sinh nở đến ở đây. Hai vợ chồng anh đã tận tình giúp đỡ dìu dắt cô từng bước một. Rồi một tiếng sét ái tình, cô gái đã đem đến cho chàng tình yêu lý tưởng thơ mộng y như mối tình đầu của một người con trai mới lớn, chàng đã sống trong một bầu trời vừa thần tiên vừa đau khổ. Bốn năm đã trôi qua như một giấc mơ, chàng không ngờ nó trôi nhanh đến thế.
Lan về ở thuê chung với chị Tâm trong một căn nhà nhỏ, chị cũng làm nghề nail. Tâm đưa Lan vào làm chung tiệm này, Lan phải bỏ tiệm của Hà vì muốn dứt khoát ra đi. Ơn thì cô vẫn nhớ nhưng phải dứt khoát xa cách, cô nghĩ rằng có như thế con kiến mới bò ra khỏi miệng chén và lần này dứt khoát phải thoát ly, Lan đã quá sợ hãi sự khủng hoảng tinh thần trong cái mối tình bộ ba tại nhà anh chị Hà- Tuân vừa rồi.
Cuộc sống thuê nhà chung thường ít khi êm đẹp, ít ai chịu chiều theo ai, hằng ngày Lan phải rửa chén bát ngoài chậu sink, Tâm ít khi đụng tay tới, Lan dần dần thấy mất thoải mái lại nghĩ tới chuyện dọn đi. Ở với nhau chưa được một năm , cô dọn sang ở chung với vợ chồng Huệ, một người bạn cũng làm nghề nail. Huệ có nhà riêng, hai vợ chồng một đứa con, cô để cho mẹ con Lan thuê một phòng. Bé Thu được hơn năm tuổi đã bắt đầu đi học, từ ngày sinh ra đời, bé được Lan gửi tại một nhà giữ trẻ rồi đi làm.
Lan lại đưa bé lại nhà ông bà nội cho ba cháu được gặp, Tiến hỏi thăm bé, soa đầu con ra vẻ âu yếm. Thỉnh thoảng anh vẫn gọi điện thoại cho Lan nói.
-Em lo sức khoẻ cho con nhá, lo cho con đi học nhá.
Lan không còn để bụng những chuyện bi thảm thời gian sống với gia đình nhà chồng, nàng không giận Tiến, thù ghét anh, nàng nghĩ dù sao người ta cũng đã có công đưa mình vào Mỹ.
Ở chung với Huệ thấm thoát đã được hơn nửa năm, cuộc sống chung đụng nhiều bất tiện, Lan đã làm nail được hơn năm năm, cô chịu khó làm việc chăm chỉ kiếm tiền, ăn xài tiềt kiệm nay đã để dành được một số tiền cũng khá. Có người khuyện cô nên mua một căn nhà hai phòng ở riêng thoải mái hơn.
Lan nhờ dịch vụ địa ốc để mua một căn nhà nhỏ, hai phòng vừa ý. Cô thuê sửa sang, sơn lại trông thật khang trang, mua xe mới vì phải đi làm xa hơn. Cuộc sống thoải mái hơn trước.
Lúc này cô thấy sống vui hơn, trước đây cô bi quan nghĩ đời mình chỉ toàn là nước mắt, những ngày gian truân nay từ từ xa dần nhường lại cho những ngày mới hạnh phúc, vui tươi.
Một hôm Lan hứng chí gọi điện thoại cho Tuân õng ẹo bảo.
-Anh có nhớ em không? Sao không gọi cho em.
Tuân nhận ra tiếng Lan tỏ vẻ vui hẳn lên.
-Nhớ em chứ, nhưng anh đâu biết số điện thoại của em.
-Anh còn thương em không? Còn yêu em không?
-Có chứ, vẫn thương em như trước.
Lan tinh nghịch bảo.
-Anh ơi! Em có chuyện bàn với anh nè, mình rút hết tiền trong ngân hàng rồi cùng nhau trốn qua Cali xây tổ uyên ương, anh chịu không?
Tuân vội bác bỏ ngay.
-Không được đâu, kỳ chết.
-Thế sao trước đây anh đập đầu vào tường đòi tự tử vì em, bây giờ hết yêu em rồi ư?
-Trước khác bây giờ khác.
Tuân biết cô em tinh nghịch chỉ trêu chọc chàng nên chuyển sang chuyện khác, Lan thì mừng thầm thấy chàng đã lấy lại được bình tĩnh, thoát ra khỏi sự ám ảnh của tình yêu điên cuồng mù quáng.
Lan xin li dị chồng cũ, không xin trợ cấp của chồng, cô lập lại cuộc đời, nghỉ làm nghề nail vì vấn đề sức khoẻ, hàng ngày hít ngửi chất thuốc hoá học khiến cô bị nhức đầu. Cô tổ chức tiệc tân gia mời các bạn bè cu,õ mới đến chung vui như anh chị Thiện, chị Tâm, vợ chồng Huệ, chị Thi, anh chị Lưu..
Khi bắt đầu tiệc anh Thiện góp ý.
-Bây giờ những ngày gian khổ đã qua rồi, nhờ phấn đấu với hoàn cảnh em đã vượt lên mọi khó khăn để có ngày nay, anh đề nghị em có đôi lời tâm sự với các bạn trong bàn tiệc hôm nay.
Mọi người vỗ tay đồng ý.
Lan bẽn lẽn đứng đậy nói.
-Thưa các anh chị, thưa các bạn, nhờ ơn Trời Phật, nhờ sự giúp đỡ của bá tánh, của các anh chị, các bạn mà em mới có ngày hôm nay. Cách đây sáu bẩy năm, đứng trước muôn vàn khó khăn khi mới vào Mỹ, em đâu nghĩ có ngày hôm nay, bây giờ đã vượt qua khó khăn gian khổ, em xin có đôi lời cảm tạ.
Có người góp ý thêm.
-Cũng nhờ chị cầy ngày cầy đêm nên mới có ngày hôm nay.
Mọi người cụng ly mừng gia chủ, họ khen cô là người con gái can đảm, một mình đương đầu với nghịch cảnh xây dựng được sự nghiệp, giúp đỡ được gia đình tại quê nhà.
Viết xong giữa tháng 6, mùa hè 2010
Trọng Đạt
Mấy tháng trôi qua, những cánh thư tình vượt đại dương tới tay Lan, cũng vẫn những hứa hẹn, những lời yêu đương thắm thiết:
“Xa quê nhà, lúc nào anh cũng nhớ đến em, nghĩ đến em, vào thường trú xong anh sẽ làm thủ tục sớm để đưa em sang đây, em đừng khóc, anh không bao giờ quên em .”
Thế rồi một hôm tự nhiên bác Tòng từ Hoa Kỳ về thăm quê hương, là người cùng quê, cùng xứ, cũng hàng xóm thân thiết với ba của Lan từ trước 1975 tại Sài Gòn. Gia đình bác đi vượt biên 1980 đã ở Mỹ gần hai chục năm. Lần này bác ghé thăm bạn cũ, tặng quà cáp rồi bàn chuyện kết làm xui gia. Bác được biết nhà bạn còn hai cô con gái thứ sáu, thứ bẩy chưa có gia đình, ông đến coi mắt để hỏi cho con trai Tiến nay đã ba mươi, sắp ra kỹ sư về nước lấy vợ.
-Tôi với ông thân thiết từ xưa thì dễ quá, tiện quá, con ông cũng như con ruột của tôi.
Hai bên đồng ý tiến hành cho hai cô cặp gặp mặt, ba má Lan muốn nàng nhận đám này nhưng Lan lại muốn nhường cho cô em. Nói mãi cô mới chịu nhận, gia đình cũng khá giả được bẩy tám năm nay. Má Lan khuyên cô không nên chờ đợi Hùng vì biết đến bao giờ, vả lại hình như chàng ta có bạn mới.
Một ngày đẹp trời, gia đình bác đưa cậu ấm tới chơi, bác Tòng cùng con gái út Liên đưa Tiến lại nhà Lan để cho hai bên gặp gỡ. Buổi nói chuyện tốt đẹp, cô cậu xứng đôi vừa lứa, cậu hơn cô một vài tuổi, sắp ra kỹ sư, trông khôi ngô tuấn tú, cô xong trung học phổ thông, học xong hai năm kế toán, xinh xắn, cô cậu đẹp đôi quá. Hai gia đình thân thiết nhau từ xưa là chuyện chính yếu cho đôi trẻ kết nghĩa phu thê.
Gia đình bác Tòng hối hả đến nhà Lan hàng ngày thăm hỏi, ăn tiệc , họ hối thúc tiến hành làm thủ tục giấy tờ đính hôn để đi cho nhanh. Đi theo diện đính hôn fiancée chỉ mất từ ba đến sáu tháng, sang Mỹ phải hai năm mới có thẻ xanh, đi theo diện làm đám cưới bên Việt Nam phải mất trên một năm nhưng sang Mỹ có thẻ xanh ngay. Mấy tháng sau Lan đã được đi, cô cũng hên người ta thường là năm, sáu tháng. Bạn bè, họ hàng, bà con đều mừng cho Lan, họ nói cô có số xuất ngoại, bạn trai chưa kịp bảo lãnh nàng đã lấy chồng bên Mỹ ngon lành, kỹ sư sắp ra trường, một điều mơ ước của biết bao người tại quê nhà.
Bước sang thiên niên kỷ mới, gia đình, bạn bè, họ hàng tiễn Lan ra phi trường, họ mừng cho cuộc đời cô lên hương, được thoát ly ra khỏi đất nước nghèo nàn lạc hậu, tới định cư tại một nơi văn minh sung túc. Cô thấy lâng lâng trong lòng một niềm vui buồn lẫn lộn, vui vì cuộc đời thay đổi, buồn vì xa nhà, xa xứ. Máy bay cất cánh rồi ba má, anh chị em, bạn bè… ï còn đưa mắt nhìn theo bằng những đôi mắt long lanh vì cảm động và vui mừng khôn tả.
Gia đình nhà chồng ra phi trường Farmer đón Lan , vì nàng không có bà con, họ hàng thân hữu tại Mỹ nên họ đã nhờ một ông bà bạn làm cha mẹ đỡ đầu, đại diện cho nhà gái. Hơn tuần sau, đám cưới linh đình gần hai chục bàn đươc tổ chức tại nhà hàng Đồng Phát, các ca sĩ thuê từ Cali về cất tiếng hát vang hoà với tiếng chúc tụng của quan khách. Lan trong bộ áo cưới lộng lẫy cảm thấy đời mình rẽ sang một khúc quành, trong lòng tràn trề hy vọng ở ngày mai.
Tối ấy, khi tiệc cưới xong bố chồng lái xe đưa cô dâu chú rề nhà, ông bảo Lan.
-Con thay đồ rồi vô phòng nghỉ ngơi nhá, hôm nay chắc con còn mệt.
Nàng e lệ vào nhà tắm một lúc rồi vào buồng cô dâu, Tiến đã nằm úp mặt trên giường từ lâu. Lan thẹn thùng rón rén nằm cạnh chàng, chú rể quay lại hôn nhẹ trên trán nàng rồi yên lặng một lúc. Chàng ta lấy tay đẩy nhẹ cô dâu ra xa không nói gì, nàng nằm ngay ngắn lại một lúc thì chàng chỉ tay bảo.
-Đi! đi ra ngoài!
Lan lễ phép bảo.
-Em đây mà.
Nàng tưởng chàng say rượu, nhưng không thấy mùi rượu, Tiến trừng mắt, sô Lan ra khỏi giuờng một cách thô bạo nói.
-Đi ngay, nói có nghe không?
Cô dâu ngoan ngoãn ôm gối ra ngoài phòng khách nằm trên ghế sofa, trong gia đình ai nấy tỉnh bơ như không có chuyện gì sẩy ra.
Lan nằm nhìn lên trần nghĩ ngợi một lúc và bắt đầu thấy sự thật, từ khi hai người gặp mặt nhau bên Việt Nam cho tới ngày sang Mỹ, gia đình không cho nàng tiếp xúc thân mật với chàng nên chưa thấy sự thật nay thì đã rõ. Nàng đoan chắc anh chàng này đầu óc khác thường, bệnh hoạn, điên khùng… Một lúc sau tự hỏi.
-Chẳng lẽ gia đình mình và nhà ông Tòng thân thiết nhau từ mấy chục năm qua, họ lại lừa gạt mình lấy thằng khùng?
Hôm sau cô Liên, em gái và chị hai chở hai người ra tiệm ăn sáng, cô dâu chú rể ngồi ghế sau. Tiến nói luôn miệng toàn những chuyện lảm nhảm không đâu vào đâu, Lan nay mới nhận xét rõ hơn, chàng ta mắc bệnh thần kinh là chắc, người bình thường không ai nói tầm phào như thế.
Ngoảnh đi ngoảnh lại vào Mỹ đã được gần một tháng, Lan bắt đầu thấy chán nản thất vọng, người chồng mới cưới thì thất thường, có lúc vui vẻ truyện trò, có khi nổi cơn tát tai vợ nhất là ban đêm khi nàng vào phòng ngủ cùng chồng. Từ ngày cưới đến nay nàng chỉ ở cùng phòng với chồng có một hai lần, chàng thường trợn mắt tát tai nàng đuổi ra y như bị ma quỉ ám. Nàng nhớ tới những chuyện ma quỉ trước đây mà cha mẹ, chú bác kể lại rồi đâm sợ.
Hàng ngày bà chị chồng, cô em chồng, bố chồng đi làm, chỉ còn má chồng ở nhà với Lan và Tiến, chàng không đi làm. Họ không muốn cho nàng ra khỏi nhà sợ tiếp xúc liên lạc với xã hội bên ngoài, Lan thấy cuộc sống tù túng y như đi cải tạo. Các cửa kính đều che màn tối tăm khiến cho cảnh tượng bên trong càng giống nhà tù, Lan nhìn qua kẻ màn thấy được một tí cảnh vật ngoài vườn cỏ. Nàng xuống tinh thần, buồn nản khi rơi vào cảnh cá chậu chim lồng.
Nàng năn nỉ bố mẹ chồng cho đi làm kiếm tiền phụ giúp gia đình nhưng thật ra để thoát ra khỏi cảnh tù túng này, đêm đêm vẫn phải ngủ phòng khách ít khi vào ngủ với chồng vì không chịu nổi những lời lảm nhảm bên tai của hắn. Hai ba tháng đã trôi qua, Lan sống trong lo âu hồi hộp, chồng thì điên điên khùng khùng , vũ phu, chị em nhà chồng thì châm chọc, phân bì, hăm dọa.
-Bây giờ mấy người đi máy bay sang đây sướng quá, hồi trước mình đi vượt biên cực thấy mẹ!
- Có giấy an sinh xã hội rồi vẫn bị đuổi về Việt Nam như thường, loạng quạng là đuổi về Việt Nam ngay !
Bố mẹ chồng khi hỏi cưới Lan làm con dâu thì hứa hẹn, ân cần, tử tế … nay tỏ vẻ lạnh lùng. Cô năn nỉ mãi nhà chồng mới cho đi làm, trong bụng họ chỉ sợ cái cảnh
“Ai đem con sáo sang sông,
Để cho con sáo sổ lồng bay cao”
Cô vừa học thêm tiếng Anh vừa đi làm, phần nhiều những công việc tạm bợ một hai tuần. Một hôm cả nhà đi vắng, mẹ chồng đưa một ông thầy Việt gốc Miên về trị bệnh tâm thần cho Tiến, bà nói phong phanh cho nàng biết hắn bị ma nhập, tại để lâu nên khó chữa. Bà dấu chồng con, mọi người cứ tưởng Tiến bị tâm thần, họ đưa vào viện, người ta cho uống nhiều thuốc nên hắn lại càng khùng hơn. Lan nhớ ra trước khi lên máy bay sang Mỹ, bà mẹ chồng đã dặn nàng lại nhà một ông thầy ngải đem lá bùa sang cho bà, nay mới biết nguyên do.
Lan thấy tội nghiệp cho chồng, hắn cũng đáng thương, hắn cũng yêu quí nàng nhưng bị ma nó phá không cho hai người gần nhau. Lan chỉ lên giuờng ngủ với chàng được ba bốn lần, còn lại bị đánh đuổi tàn nhẫn, nàng đã ăn nhiều cái bạt tai hoa đom đóm mắt, ma nó tách hai người ra không cho xum họp.
Lan đã có bầu, từ đó nàng ra ngoài garage xe hơi ngủ, không vào phòng nữa, tối lấy chăn chùm kín đầu sợ chồng đánh, một hôm chủ nhật, cả nhà ngồi chơi trong phòng khách, Tiến ở trong phòng đi ra chỉ vào Lan nói với bố chồng:
-Nè ông, vợ ï tôi nó có bầu với ông đó, không phải với tôi đâu nghe.
Ông bố muốn độn thổ vì ngượng.
Lan xin được việc làm tại một tiệm Mỹ bán cà phê, đồ ăn , nhân viên phần nhiều Mỹ, Mễ, chỉ có cô và anh Thiện là người Việt, thấy cô có bầu, họ cho làm việc nhẹ như quét dọn, bưng cà phê, đồ ăn cho khách. Họ hỏi thăm hoàn cảnh, thấy Lan có bầu trông tội nghiệp ai cũng động lòng, dân Mỹ hay có lòng thương người. Nhiều khách hàng cho tiền, có một bà Mỹ ngày nào cũng tìm nàng cho năm, mười đồng, một ông Mỹ có khi cho hai ba chục, thỉnh thoảng cũng có khách Việt Nam cho cô tiền típ. Hôm nào Lan cũng mang về nhà đầy hai túi tiền.
Một hôm làm việc chung với Thiện , anh hỏi thăm gia cảnh, Lan cho biết mới lấy chồng Việt kiều, con ông bà Tòng … Thiện bèn hỏi thêm vài chi tiết về gia đình này rồi cười ngất bảo.
-Gia đình ấy thì anh biết quá rồi, nó ở gần nhà anh, anh quen từ lâu nhưng không thân . À té ra bây giờ mới biết nàng dâu ấy là em.
Nói rồi hắn lại cười ngặt nghẹo.
-Thằng con ông ấy bị ma nó nhập, nó lên đại học được một hai năm gì đấy, cùng mấy anh em bạn vào ghế đá ngoài tha ma uống bia chơi, xui bị ma nó nhập, về cứ nói lảm nhảm mãi, nghĩa địa thì thiếu gì ma. Nhà đã đưa vào viện tâm thần, đưa thầy bùa ngải về nhà chữa nhưng không hết. Có người khuyên cưới vợ cho nó là hết nên mới đi tìm vợ cho nó bên Việt Nam chứ ở đây ai người ta lấy.
-Ông bà ấy bạn với ba má em từ xửa từ xưa, ông ấy nói với ba má em sẽ coi em như con ruột, ba má em tin tưởng quá nên đồng ý cho em lấy, hồi ông ấy về Việt Nam lại nhà em hối thúc tiến hành ngay như ăn cướp, bây giờ mới vỡ lẽ ra.
-Anh nghe người ta nói hồi đám cưới nó tại đây, nhiều người bảo cái thằng khùng này sao mà cũng có người lấy, cái cô này trông cũng xinh đấy thế mà sao lại chịu lấy nó.
-Em sợ lắm, mỗi lần vào phòng là nó đánh đuổi em.
-Như vậy là con ma nó phá, nó tách hai người ra, anh có nghe người ta nói thế. Bên Mỹ cũng nhiều ma lắm đấy, nhiều người không tin.
Từ hôm nói chuyện với anh Thiện, Lan càng sợ hơn, nàng không dám vào ngủ trong nhà chỉ ngủ ngoài garage nóng nực nhưng cô cũng phải ráng nằm, chị em chồng cay nghiệt, bố mẹ chồng lạnh lùng, chồng con điên khùng vũ phu.. nàng thấy y như sống trong một địa ngục, tâm trí rối bời khủng hoảng nàng không biết ngày mai sẽ ra sao trước cuộc đời vô định. Lan không biết họ dự định gì đối với mình rồi lo âu, khắc khoải khác hẳn tâm tư khi sắp lên đường sang Mỹ phấn khởi tràn trề hy vọng.
Lan có bầu được năm, sáu tháng, một đêm nọ trong cơn tuyệt vọng nàng lâm râm khấn:
“Con cầu nguyện mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát chỉ cho con con đường sống, giúp cho hai mẹ con của con có lối thoát, nếu không mẹ con con sẽ chết trong bước đường cùng.
Con xin mẹ cho đầu óc, tâm lý con được minh mẫn sáng suốt để thoát khỏi cơn khủng hoảng tinh thần”
Nàng cầu nguyện nhiều lần hy vọng thoát ly khỏi cảnh địa ngục này, một bước đường cùng bế tắc. Ngay sau hôm ấy Tiến ở trong phòng ra dồn nàng vào trong nhà tắm, đôi mắt hắn trông thật ma quái ghê rợn. Nàng xô hắn ngã để lấy đường chạy, Tiến đứng dậy thoi nàng một cái chẩy máu mồm máu mũi đầm đìa, Lan vội chạy ra đường nếu không sẽ bị nó sẽ đánh bầm dập. Tiến bèn lấy điện thoại gọi số cấp cứu cho cảnh sát, hắn nói bị vợ đánh, sô ngã.
Khi xe cảnh sát, xe cứu thương tới người ta thấy người đàn bà có bầu mặt mũi máu me đầm đìa thì biết là ai đánh ai, họ đưa nàng lên xe cứu thương vào bệnh viện và còng tay Tiến đưa về sở cảnh sát. Họ coi lý lịch được biết anh có bệnh tâm thần, một năm trước điều trị tại bệnh viện sau gia đình xin đưa về nhà điều trị. Nay họ bèn đưa trở lại viện tâm thần. Lan được bác sĩ y tá khám đi khám lại tình trạng sức khoẻ của nàng, xem thai có bị ảnh hưởng không, người Mỹ chú trọng bảo vệ phụ nữ mang bầu.
Hôm sau Lan được đưa về nhà, ông Tòng không muốn con dâu đi làm nhưng nàng năn nỉ nên phải chở đi. Nàng kể cho Thiện nghe chuyện sẩy ra hôm qua, anh kể lại cho ông quản lý tiệm người Mỹ nghe, ông khuyên đưa Lan sở cảnh sát lấy giấy chứng thương, ông ta bất mãn nói cứ thưa nó đi, ông làm chứng cho. Mấy người Việt hỏi thăm ai cũng bất mãn bảo.
-Thưa cho nó ở tù chết mẹ nó đi, nó đánh người có bầu.
Thiện đưa Lan lên sở cảnh sát, anh thông dịch cho cô, ông cảnh sát làm giấy xong bảo Thiện dịch lại
-Ông ấy nói em không thể ở nhà ấy được nữa, phải bỏ đi vì nếu có chuyện gì họ không bảo vệ được, em phải dứt khoát, đoạn tuyệt với cái gia đình đó.
Nàng ứa nước mắt bảo.
-Nhưng em biết đi đâu bây giờ? Em không quen biết ai ở đây.
Thiện thông dịch xong thì ông cảnh sát nói.
-Anh bảo cô ấy nếu muốn đi đến ở với bà con, bạn bè ở tiểu bang khác chúng tôi sẽ cấp cho tiền vé máy bay, không thể ở nhà đó được, chúng tôi không bảo vệ được.
Thiện dịch xong Lan lắc đầu khóc nức nở.
-Em không có ai là bà con họ hàng tại Mỹ, không bạn bè thân thuộc.
Nói rồi nàng lấy hai tay bưng mặt khóc như mưa như gió, hốt hoảng mất tinh thần.
Họ nói nàng phải từ bỏ nhà chồng nhưng Lan sợ sệt chưa biết bước đường của mình sẽ ra sao nên chưa dám đoạn tuyệt, biết đi đâu bây giờ khi mình không bạn bè, bà con thân thuộc. Nàng xin về nhà lấy đồ nhưng ông cảnh sát không cho và bảo nếu cần đồ dùng, quần áo thì họ sẽ cấp cho. Nàng năn nỉ xin về lấy hai bộ quần áo, họ đồng ý và cho người đi theo bảo vệ.
Sau đó sở cảnh sát bèn giới thiệu lên hội USCC, Thiện đưa Lan tới nhờ họ giới thiệu sang các hội khác xin giúp đỡ. Bà nhân viên người Việt cho biết họ chỉ giải quyết cho những người đi tỵ nạn, còn những người đi bảo lãnh như Lan thì không giải quyết nhưng đây là trường hợp đặc biệt họ có làm dùm. Bà ta làm giấy giới thiệu sang Hội phụ nữ Women center. Tại đây người ta cho quần áo, đồ ăn, chỗ ngủ, hai tuần sau Lan xin về nhà lấy đồ đạc cá nhân, họ cho người đi theo bảo vệ.
Hôm ấy chỉ có mẹ chồng ở nhà, Lan vào chào hỏi rồi nói.
-Thưa má, con xin má cho con đi ở chỗ khác, con không thể ở đây được, con có gửi má hai ngàn, má cho con xin lại.
Bà lại tủ lấy tiền đưa cho nàng bảo.
-Liên nó đang lo luật sư để đưa con về lại Việt Nam.
Liên cô con út, cỡ tuổi Lan, mớiù ra dược sĩ, quyết định mọi việc trong nhà.
Lan tỏ vẻ sợ sệt, bà Tòng nói tiếp.
-Con về Việt Nam má sẽ chu cấp đầy đủ không thiếu thứ gì.
Nàng yên lặng không đáp, chào mẹ chồng rồi lên xe về lại Hội, Lan có nghe người ta nói khi có bầu thì không sợ bị đuổi về lại Việt Nam, người Mỹ bảo vệ đàn bà có bầu, nàng tự nhủ:
“Mình đã tới miền đất hứa, con mình sẽ phải được sống tại xứ văn minh sung túc tại sao phải về, người ta gian khổ vượt biên sống chết để sang đây, để được vào Mỹ, mình đã vào đây rồi tại sao lại phải về?
Về lại Việt Nam mang theo cái bụng bầu này thì thật là nhục nhã, bà con bạn bè tha hồ chê cười mình bị đuổi về với cái bụng bầu”
Nghĩ vậy nàng thấy yên tâm tự trấn an được trong giây phút.
Lan về lại Hội được chừng một hai tuần thì toà án ở đây kêu ra xử vụ gia đình nhà chồng đưa đơn xin toà trả cô về lại Việt Nam. Phía nhà chồng do một luật sư Việt Nam đại diện, Hội phụ nữ mướn một nữ luật sư Mỹ rất giỏi bênh vực cho Lan. Ông Luật sư Việt Nam cho gia đình nhà chồng biết không đủ lý lẽ để đuổi người vợ về lại Việt Nam vì cô đang có bầu, bị chồng đánh. Ông nói luật sư bênh vực cho người vợ sẽ xin toà cấp lệnh bảo vệ kỳ hạn hai năm vì sau đó người vợ sẽ có thẻ xanh không làm gì người ta được, mình chỉ xin ký một năm, sau khi kỳ hạn một năm hết mình có thể tìm cách trục xuất đương sự về Việt Nam vì chưa có thẻ xanh.
Trong phiên toà, bà luật sư Mỹ bênh vực cho Lan xin ký lệnh bảo vệ kỳ hạn hai năm, ông luật sư Việt Nam phía nhà chồng xin ký một năm nhưng bà luật sư Mỹ bác. Bà đòi vấn đề này sẽ được xử trong một phiên toà khác như vậy nhà chồng sẽ phải tốn tiền nhiều hơn nên họ sẽ không theo đuổi vụ kiện nữa, vả lại chỉ tốn kém vô ích không có hy vọng thắng.
Ông luật sư Việt Nam biết không thể thắng vả lại nó trái lương tâm ông nên cũng không tha thiết vụ kiện, nhà chồng sợ tốn tiền nên lặng lẽ rút lui. Về lý lẽ thì nhà chồng trái lè cổ ra, đánh đàn bà có bầu không ở tù là phươc đức rồi.
Toà phán quyết định cấp lệnh bảo vệ hai năm cho Lan , nàng thở phào nhẹ nhõm, yên chí mình đã được luật pháp bảo vệ, thấy người chồng từ xa có quyền gọi cảnh sát bắt . Sau đó hai năm nàng có thẻ xanh thường trú được ở lại Mỹ chờ ngày vào quốc tịch.
Lan ở Hội Phụ nữ được khoảng bốn tuần bèn xin ra ngoài để đi làm có tiền, nàng được anh Thiện đưa về nhà ở, hai vợ chồng anh thông cảm giúp đỡ người hoạn nạn, hàng ngày anh chở Lan đi làm tại tiệm cũ, tối đưa nàng về nhà. Hai vợ chồng anh cũng tử tế nhưng ngặt một nỗi nhà có ông anh bà con dân cờ bạc xì ke ma túy, tối ngủ Lan phải ôm khư khư cái bóp, nàng lại sống trong lo âu hồi hộp hai tuần lễ thì Thiện bảo Lan .
-Anh có nó chuyện với vợ chồng người bạn ở tỉnh Allen gần sát đây, ông chồng tên Tuân, sang đây có học đại học ra làm cho hãng điện tử, nhiều tiền, bà vợ tên Hà chủ tiệm nail, bên này người Việt mình nhất là các cô hay làm nail sơn móng tay, nghề này nhiều tiền, dễ sống. Ông bà khá giả, nhân đức hay giúp người nghèo, mới qua. Anh đề nghị ông bà đưa em về giúp đỡ, nhà họ rộng có bốn phòng, ông bà mỗi người một phòng , đứa con trai lớn tên Sinh lớn sinh viên đại học ở một phòng, một đứa học đại học ở tiểu bang khác. Nhà còn dư một phòng ông bà sẽ dành cho em ở không lấy tiền khi nào đi làm rồi thì tính sau.
Lan mừng như bố chết đi sống lại, sống ở nhà Thiện hồi hộp quá, thần khinh căng thẳng lúc nào cũng phải khư khư giữ túi tiền, cô bảo.
-Anh chị giúp được em như vậy thì ơn anh chị biết bao giờ mới trả được, em bây giờ chỉ sống nhờ bá tánh thôi.
-Bà ấy cho biết có nghe nói về em, tuần trước có nghe đài phát thanh tiếng Việt ở đây nói có một cô hiện có bầu, ở Việt Nam mới qua lấy chồng Việt kiều bị nhà chồng hất hủi phải bỏ nhà ra đi không biết nay ở đâu, nếu quí đồng hương có gặp thì xin giúp đỡ người ta.
Trước khi đón Lan về, Hà có nói chuyện này với Sinh con trai lớn, cậu góp ý với mẹ như sau:
-Chuyện má muốn giúp người ta là quyền của má, nhưng con lưu ý má có thể trường hợp xấu sảy ra sẽ làm mất hạnh phúc cho má vì chị này còn trẻ, cũng nên coi chừng cảnh đó sẩy ra, con nói thế chắc má cũng hiểu.
Hà có suy nghĩ một lúc về ý kiến của cậu con trai nhưng vẫn quyết định nhận Lan về ở, cô này cũng may mắn vì tại hải ngoại người ta ít khi cho con gái thuê nhà ở chung vì sợ bị giựt chồng .
Mấy ngày sau Lan thu xếp hành lý theo anh Thiện tới nhà chị Hà tạm trú, ông bà Tuân thu xếùp cho Lan ở một phòng riêng có sẵn giường, tủ, bàn, ghế. Trước đây căn nhà này buồn bã hiu quạnh, hai ông bà không hợp tính nhau mỗi người ở một phòng, không khí sau giờ làm việc, chủ nhật, ngày nghỉ tẻ nhạt, từ ngày Lan về vui rộn hẳn lên, anh chị trò truyện với Lan, con trai vui vẻ như pháo tết, Hà bảo.
-Từ hôm em về đây nhà mình vui quá, tiếng cười tiếng nói nổ như ngô rang, trước đây anh chị ít nói chuyện, cũng không có chuyện gì mới, nay có em tự nhiên đủ thứ chuyện, thế là vui rồi.
Thật vậy, Tuân, Sinh trước đây thầm lặng nay cũng góp chuyện với cảnhà nhất là chuyện Lan.
Hà có nói cho Lan biết ý kiến của con trai chị về việc đưa Lan về đây, chị cũng muốn cho nàng biết chị chấp nhận rủi ro có thể sẩy ra, nghe thế Lan thấy cần nói rõ lòng mình.
-Xin chị cứ tin em, em không phải là hạng người vong ơn bội nghĩa tranh vợ cướp chồng người khác. Em xin thề với chị, cho dù bất cứ hoàn cảnh nào em cũng không để cho tình trạng xấu ấy sẩy ra.
Được một tháng hai vợ chồng đưa Lan đi bệnh viện sanh một em bé gái, đặt tên Thu. Anh chị săn sóc nàng cả tháng, cho em bé bú, mua sắm tã, sữa, quần áo cho em.. Hà đọc báo thấy một văn phòng làm răng giả cần người bèn đưa Lan lại xin việc, ông chủ người Đại Hàn nhận cho làm nhưng hai tuần sau cho nghỉ việc vì cô kém tiếng Anh, sau ông lại kêu trở lại. Lan làm việc giỏi, chịu khó nên ông chủ rất thích .
Vợ chồng Hà và Tuân hàng ngày chở em bé lại nhà giữ trẻ và đưa Lan đi làm, chở cô đi học thêm tiếng Anh. Bà giữ trẻ thấy hoàn cảnh tội nghiệp của cô nên cũng giúp đỡ tận tình. Lan làm việc giỏi, chịu khó nên ông chủ rất thích, ông chỉ dẫn cho cô làm việc và dậy thêm ít tiếng Anh. Ông chủ Đại Hàn xưa có đi lính tại Việt Nam biết vài câu tiếng Việt, ông có cảm tình với Lan, thấy cô nhân viên dễ thương nên cũng ưu đãi, cho lên lương nhanh. Sáu tháng trôi qua, Lan đã biết lái xe, Tuân giúp nàng mua trả góp một chiếc xe cũ còn tốt, vì mới qua không đủ điều kiện mua trả góp nên phải nhờ Tuân đứng tên dùm.
Ông chủ Đại Hàn có lần bảo:
-Sao cô không đi học làm móng tay, nhiều người Việt đi làm nghề này
Nghe theo lời ông chủ, Lan vừa làm vừa học một khoá nail, vì học bán thời gian nên nửa năm mới xong. Cô bỏ làmvăn phòng răng giả, xin làm cho bà chủ nhà cũng là chủ tiệm nail, Hà hướng dẫn Lan làm việc đã quen, tay nghề dần dần tiến bộ hơn. Vào thời điểm này, nghề làm móng tay hái ra tiền nhưng cực nhọc vất vả, chiều về phải bóp hai cánh tay mỏi rã rời, mùi hoá chất rất khó chịu và độc hại. Lan chịu khó làm cả thứ bẩy, có khi chủ nhật. Nhiều người Việt làm nghề nail, tương đối dễ, học nhanh nhưng phức tạp, trong những tiệm lớn nhân viên ì xèo tranh cãi.
Hồi Lan mới về, trong nhà luôn rộn tiếng cười, Hoàng, Tuân trò truyện, làm đồ ăn, tiệc tùng với Lan thứ bẩy, chủ nhật nhưng nay đã nửa năm qua những ngày vui qua mau, thay vì tiếng cười là những nghi ngờ, chia rẽ. Tuân để ý đến Lan từ ngày mới về nay càng lộ rõ, anh chăm sóc bé Thu, cho em bú còn hơn lo cho con ruột, mỗi khi lái xe đưa nàng đi học, đi làm, anh ngỏ lời tình cảm nồng nàn. Hơn một lần Tuân nói với Lan.
-Anh mong được giúp em, em muốn mua nhà, mở tiệm, anh sẵn sàng giúp em, anh mong được như vậy, em hiểu cho lòng chân thành của anh.
Lan thường yên lặng không trả lời hoặc nói thưa anh em không dám, em sợ chị phiền lòng.
Tình cảm của Tuân với Lan làm sao qua mắt được người đàn bà từng trải như Hà, những cái nhìn đắm đuối của chồng với người con gái mới đến cũng quá đủ cho chị kết luận anh đang si tình. Lan biết Hà theo dõi mình, chị đặït máy ghi âm trong xe hơi của chồng, rình nghe hai người nói chuyện nhưng nàng không làm gì sai trái, vẫn trước sau như một không phản lại Hà người đã giúp đỡ nàng biết bao trên bước đường hoạn nạn. Hà nghi kỵ, ghen tức, ác cảm với chồng với Lan nhưng chưa dám nói ra, sự thực lỗi tại chị đã đem mỡ để trước miệng mèo, lửa gần rơm lâu ngày phải cháy chứ có gì lạ.
Ngày vui qua mau, khi đệ tam nhân xuất hiện cũng kéo theo những chuyện phức tạp, tình cảm của Hà với Lan loãng dần khi nghi kỵ tăng lên. Lan được Hà hướng dẫn làm nail, trả tiền rất hậu nên cô không thể quên ơn. Tuân ngày càng mê mệt Lan đám đuối nhưng vẫn bị nàng cự tuyệt..
-Chị đã giúp em biết bao từ ngày về đây, tắm rửa cho con em, dậy nghề cho em nên không bao giờ em phản lại chị, phá hoại hạnh phúc gia đình nhà anh chị.
Một hôm Lan nói thật hết với Hà.
-Thưa chị, anh đã ngỏ ý với em, có lẽ chị cũng đoán ra nhưng giữa anh và chị, em vẫn chọn chị, em không phản chị, em chịu ơn chị nhiều lắm, chị tốt với em quá, em không thể làm trái lương tâm em được.
Hà nhìn nàng một cách trìu mến bảo.
-Chị biết hết những lời anh nói với em và những câu trả lời của em, chị rất quí mến em, chị tin em, em cứ yên tâm chị biết em không phải là hạng người xấu.
Rồi Hà kể cho Lan nghe chị đã biết rõ hết những mẩu chuyện giữa Tuân và Lan khiến nàng cũng giật mình không ngờ chị ta theo dõi mình sát nút như thế. Chắc chị đã đặt máy nghe lén nên mới ghi nhận được đầy đủ những lời đối thoại của cả hai như vậy nhưng vàng thật không sợ lửa, Lan đã cự tuyệt Tuân mọi chuyện.
Nay Hà thương yêu Lan y như em ruột sau khi đã biết rõ con người thật của cô, biết rõ sự chân thật, ngay thẳng của nàng. Lan muốn chứng tỏ cho con trai của Hạ, cho chị biết mình không phải là hạng người mà họ nghĩ. Hà thương yêu nàng hết mực, Lan không thể chối cãi, chị có thể đuổi người bà con, bạn bè làm trong tiệm nhưng với Lan thì không bao giờ, vì thế nàng không thể trái lương tâm.
Thấm thoắt ở với anh chị Tuân đã được hơn một năm, Hà theo dõi hai người, mặc dù biết Lan từ chối tình yêu của chồng, mặïc dù hai vợ chồng đã ở riêng phòng từ nhiều năm nay nhưng vẫn không thể dằn được ghen tuông trong lòng đang trỗi dậy.
Một hôm chị nói cho Lan biết
-Chị rất thương em , em nên dọn đi ở chỗ khác một thời gian chị sẽ thu xếp cho em sau, chị tránh chuyện phiền cho em.
Đối với Lan, Hà vừa thương vừa ghét, chị ghét cay ghét đắng người con gái trẻ này được chồng mê như điếu đổ, tình yêu, ghen ghét lẫn lộn trong tình cảm chị.
Hà đuổi Lan đi ngay hôm ấy, lấy lại xe, chiếc xe do Lan mua trả góp nhưng Tuân đứng tên dùm vì nàng chưa đủ điều kiện. Lan hơi bỡ ngỡ trước sự thật phũ phàng, Hà người đã coi nàng như em ruột, chăm nom, giúp đỡ từng li từng tí nay có thể tàn nhẫõn với nàng như thế. Người đàn bà khi đã ghen tuông dù là người nhân đức, từ bi bác ái cũng trở lên vô cùng tàn nhẫn.
Hôm ấy Lan nghỉ việc, nàng bồng con dọn đến thuê chung phòng với vợ chồng một người Việt tại chung cư, trong lòng sót xa cay đắng nhưng vẫn can đảm phấn đấu với mọi gian nan của số mệnh. Lan không oán giận Hà mà còn thông cảm cho chị ta, mỗi người là một thế giới riêng.
Chiều hôm ấy, Tuân đi làm về không thấy Lan, mỗi lần nàng vắng nhà, mỗi lần không thấy nàng là anh lộ vẻ buồn rầu ra mặt. Tuân chạy tìm nàng rồi hỏi Hà đang ở trong phòng riêng.
-Lan đâu rồi, giờ này chưa về à?
Hà chẳng cần dấu diếm, chị cho biết mình đã nói nàng dọn đi để nhà mình được yên ổn, nàng đã vô tình đem lại nhiều phiền muộn cho chị, cho cả gia đình.
Chị vừa nói đến đây Tuân nổi giận, đập bàn đập ghế la hét ầm ĩ, quậy phá loạn cào cào cả lên.
-Lan có tội gì? người ta có làm gì sai trái mà bà đuổi người ta, cô ấy đi thì bà cũng đi luôn, bà phải cuốn gói ra khỏi nhà này, bà cũng phải đi luôn.
Tuấn quậy tùm lum đêm hôm ấy như điên dại khiến Hà cũng sợ phải xuống giọng.
-Ông làm gì mà ầm cả nhà lên thế? Mai tôi đón nó về chứ có gì đâu?
-Sao bà ác thế? Người ta con gái bơ vơ xứ lạ, không bà con họ hàng, bạn bè thân hữu, người ta có tội tình gì mà bà đuổi người ta, bà ở ác mà không sợ trời phạt à? Trước đây cô ấy một thân một mình thì không nói chi, bây giờ thêm đứa con nhỏ mới đẻ, đuổi người ta, người ta biết đi đâu. Bà không thông cảm cho hoàn cảnh thương tâm của người ta.
Hà đâm hoảng thấy chồng quậy phá cả đêm hôm ấy, chị cũng ân hận vì mình tàn nhẫn với Lan, hôm sau chị vội đến tìm Lan bảo.
-Ông ấy nói chị đến đón em về, chị muốn em ở tạm ít ngày thôi nhưng anh làm dữ quá, chị thực tình không đuổi em đâu.
Hai chị em bùi ngùi xúc động ôm nhau khóc cùng thu xếp hành lý lên xe về nhà trở lại. Lan tưởng đã thoát ra được cái cảnh phức tạp nơi mà tình yêu, thù hận, ghen tuông lẫn lộn, tất cả đã khiến cho nàng mất tinh thần, thế là con kiến vẫn chưa bò ra khỏi miệng chén. Lan trở về mang lại cả một thế giới, một bầu trời hạnh phúc cho Tuân, anh hết quạu quọ, cáu kỉnh, hân hoan sung sướng.
Rồi đâu lại vào đấy, Tuân vẫn mơn trớn dịu dàng với Lan, nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa. Khi nàng có chuyện cần nhờ Tuân chở đi xa vì không biết đường chàng lấy xe Lexus chở người đẹp thay vì lấy xe vẫn đi làm hàng ngày, chiếc xe sang trong này thường chỉ để gia đình đi dự lễ lạc, ăn cưới, tiệc tùng với bà con thân hữu. Khi Lan có chuyện cần nhờ Tuân, chàng xin nghỉ nguyên ngày để giúp nàng. Tuân thường nói.
-Bất cứ lúc nào em đổi ý, muốn anh mua nhà mới cho em, mở tiệm cho em, em cho anh biết, anh không tiếc em bất cứ cái gì
Lan vẫn cự tuyệt tình yêu của Tuân bằng lời đanh thép.
-Không, em không thể là vợ của anh.
Tuân vẫn kiên nhẫn, gan lỳ theo đuổi nghĩ rằng một ngày đẹp trời nào nàng sẽ siêu lòng, nhưng Lan không những không bị lung lạc còn thấy khó chịu ác cảm với Tuân cho dù chàng mê nàng như điếu đổ.
Vài tháng sau khi Lan trở về, Tuân mua tặng nàng một điện thoại cầm tay loại đắt tiền, một vài lần chàng để ý thấy nàng gọi cho một người bạn trai ở tiểu bang khác, Lan thường gọi cho người bạn trai mới quen này. Tuân ghen tức dấu điện thoại khiến Lan bực bội lục lọi trong phòng tìm mãi không ra. Nàng biết chắc Tuân đã dấu nhưng văn hỏi thì anh ta chối bai bải nói không biết.
Vô cùng tức giận, nàng nhìn thẳng vào mặt Tuân bằng đôi mắt nẩy lửa khiến anh chàng khiếp sợ, lần đầu tiên nàng muốn chứng tỏ uy quyền bằng giọng nghiêm nghị như ra lệnh.
-Trả điện thoại lại cho em ngay, đừng có dỡn mặt em.
Tuân sợ tái mặt vội vào phòng lấy đem ra đưa cho Lan, nàng cầm điện thoại ném mạnh xuống sàn nhà bể làm đôi rồi ra ghế salon ngồi xem truyền hình.
Tuân rón rén đến ngồi dưới chân nàng năn nỉ, xin lỗi, xin tha thứ. Cặp mắt ứa lệ của anh khiến Lan xúc động đôi chút về vì sự tàn nhẫn của mình, trên đời chưa có ai yêu nàng đến thế.
Đôi mắt ngấn lệ của Tuân khiến cơn giận dữ của Lan dịu hẳn lại, nàng nhìn Tuân rồi nói bằng một giọng nhẹ nhàng trìu mến.
-Anh hãy để cho em yên .
Tuân ngoan ngoãn đứng dậy đi về phòng.
Từ ngày thành hôn, Tuân chỉ biết có vợ con, một người chồng chân chỉ của gia đình, ít giao thiệp quen biết các bà các cô, bỗng tiếng sét ái tình nổ vang từ một người con gái vợ chồng anh cưu mang đưa chàng vào thế giới yêu đương điên cuồng dồ dại. Thế giới lãng mạn của anh y như mối tình đầu của một người con trai mới lớn, anh không còn tự chủ được nữa.
Một hôm nói chuyện với Lan trong phòng khách lúc Hà còn ở tiệm, chàng đọc thơ của mình cho nàng nghe. Tuân làm cả một tập thơ ca tụng nàng.
Em như đoá hồng thơm ngát,
Em như vì sao sáng trên trời,
Em như viên ngọc quí đánh rơi,
Tôi lượm lên lau chùi, rửa sạch, nâng niu cất vào tủ kính,
Quyết không để cho ai tới lấy đi…
Xong lại đọc tiếp.
Hình ảnh em luôn ngự trị trong trí tôi, khi ăn khi ngủ.
Tôi chỉ thấy hình em, tôi như người ngủ mơ ngay cả khi làm,
lúc đi lúc về , khi nghỉ ngơi, trò truyện.
Hình ảnh của em không bao giờ ra khỏi trí tôi..
Nghe xong Lan tức giận la.
-Anh điên rồi, khùng rồi, anh đi đi
Nói rồi nàng lấy cả hai tay đẩy Tuân ra cửa. Nhiều lần anh kể cho nàng nghe mình suýt mất job vì mơ tưởng tới hình bóng nàng, lúc nào cũng mơ mơ màng màng thấy hình ảnh của nàng hiện ra trong tâm trí. Người ta đã định đuổi chàng vì lơ đễnh.
Dù chàng ta mê Lan thất điên bát đảo cũng không khiến nàng mảy may xúc động, quan tâm, nàng đã làm mẹ, chỉ biết đầu tắt mặt tối kiếm tiền sinh sống, nuôi con, phụ giúp cha mẹ, các anh em bên Việt nam. Trái tim Lan nay y như một vùng đất khô cằn đầy sỏi đá, nơi mà suối nguồn đã cạn, hoa tàn, cỏ úa. Trước mặt chỉ còn là bổn phận, sự vật lộn với cuộc sống tìm hướng đi lên. Thấm thoắt bé Thu đã gần hai tuổi, đã biết vui đùa chạy nhẩy.
Lan nhận được quà của Hùng, người bạn trai hiện ở Cali gửi cho con nàng, trong thư chàng nói sắp làm đám cưới. Chàng nói biết được địa chỉ nhờ gia đình bên Việt Nam, bức thư dài chân thật, Lan nhớ lại ngày tiễn Hùng lên máy bay ra đi nàng đã khóc gần hết nước mắt. Nhiều năm trước, khi còn là những tâm hồn trong trắng ngây thơ trong mối tình đầu chớm nở, cái thời ấy nay đã xa rồi. Mới ngày nào tiễn người đi Lan khóc ròng tưởng như không bao giờ có thể chia lìa, nay nàng chẳng còn biết yêu đương là gì, chẳng còn nhớ gì tới Hùng, tới mối tình đầu dang dở. Nhìn hình Hùng nàng cũng chẳng còn nhớ gì tới những lời thề non hẹn biển trước đây, nàng thấy Hùng già hơn một chút, trông đúng đắn hơn.
Bất chợt vài giọt nước mắt tự dưng lăn trên gò má rớt trên trang giấy, không phải những giọt lệ tình, cũng chẳng phải để thương tiếc cho mối tình đầu tan vỡ nhưng nàng khóc cho cuộc đời gian truân trôi nổi của mình. Cuộc đời nàng từ ngày ra đi đến nay chỉ toàn là nước mắt. Mới ngày nào Lan tiễn chân chàng , rồi chính cái ngày người ta tiễn nàng lên đường với bao mộng đẹp, thế rồi thực tế phũ phàng dăng ra phía trước. Cuộc sống gian nan vất vả nhưng nàng cũng không nghĩ tới ngày trở về quê cũ, đất hứa đã cho nàng cơ hội tốt hơn, cho con nàng một tương lai sán lạn.
Nỗi khủng hoảng tinh thần mà nàng đã thoát trước đây nay trở lại khiến nàng ưu tư khắc khoải hết ngày này sang ngày khác. Hà, người đã thương yêu giúp đỡ Lan từ lúc còn luân lạc bụng mang dạ chửa nay cũng vẫn còn thương nàng, chị đã từng coi nàng như em ruột nhưng lại làm cho Lan ruột gan rối tựa tơ vò. Những lời dằn vặt châm chọc của chị khiến Lan đau đớn như kim đâm vào ruột, chính Hà trước đây đã nhạt nhẽo tình cảm với chồng để anh thiếu thốn tình thương đưa tới tình yêu đương cuồng loạn bây giờ. Chị đã là nguyên nhân nay lại ghen tuông cay đắng, để rồi cả ba cùng đau khổ, người thất điên bát đảo vì tình yêu điên cuồng, rồ dại, người ghen tuông cay đắng , người thì khủng hoảng tinh thần .
Đôi lúc Lan thấy Tuân tội nghiệp, anh ta mê mẩn Lan bằng tình yêu điên cuồng mù quáng không thoát ra được, nhưng nàng cũng ghét Tuân vì hắn mà nàng lâm vào trạng thái tinh thần khủng hoảng hiện giờ. Về ở lại với vợ chồng anh chị Hà, Tuân được hơn một năm Lan lại xin dọn đi đến ở nhà hai vợ chồng một người bạn mới quen.
Vừa đi làm về, Tuân bồn rầu ra mặt không thấy Lan đâu, mỗi lần vắng em chàng ta tưởng như phố phường, xã hội trở thành hoang vu. Hỏi Hà được biết nàng đã dọn đi sáng nay. Tuân lại la um lên.
-Bà lại đuổi cô em đi rồi, cô ấy có tội gì đâu? Hai mẹ con lại phiêu bạt nơi đâu? Mình phải giúp người hoạn nạn đáng thương sao lại ghét bỏ người ta.
Chị ta trách chồng.
-Cô ấy tự ý xin dọn đi chứ tôi có đuổi nó đâu? ông không tin hỏi cô ấy mà xem, tôi có nói gian đâu, người ta không muốn ở nhà mình nữa thì biết làm sao.
Tuân bèn năn nỉ Hà đón Lan về, giảng giải đạo đức cho vợ nghe: nào là mình phải ăn ở nhân ái còn để đức cho con, đem Lan về cho vui cửa vui nhà…
Hà bảo.
-Ông muốn tôi đón nó về thì mai tôi đón chứ có gì.
Sự thực chị vẫn còn thương Lan lắm, công việc trong tiệm bao giờ chị cũng ưu tiên cho Lan ngay cả so với cô em ruột của Hà. Hôm sau Hà lại đi đón Loan về, con kiến vẫn bò trên miệng chén, chưa thoát ly khỏi nơi đây.
Lan đồng ý trở về, dù có dọn đi vẫn phải làm cho tiệm của Hà. Nàng trở về đem theo bao nhiêu hạnh phúc cho Tuân, nét mặt chàng ta lại tươi hẳn lên, anh vẫn săn soe ân cần mọi chuyện khi nàng nhờ. Cũng vẫn cái mối tình bộ ba, Hà vẫn thầm ghen, chán nản nhìn anh chồng si tình mê gái thất điên bát đảo. Tuân thì vẫn thờ phụng thần tượng, tình yêu lý tưởng.
Cuộc sống của bộ ba trôi đi êm thắm nhưng chỉ được ít ngày, họ muốn hòa hợp trở lại với nhau nhưng liên hệ lại thêm phức tạp từng ngày. Tuân vẫn yêu đương mê mệt dằng không đứt dứt không ra, Lan mệt mỏi chán nản bị hắn theo đuổi, quấy phá ngày đêm. Một hôm đi làm về Lan giở tập hồ sơ giấy tờ tự nhiên bị mất giấy an sinh xã hội, thẻ xanh, nàng nghĩ chỉ có Tuân chứ không còn ai. Chờ khi Tuân về, Lan bèn hỏi.
-Anh dấu giấy tờ của em phải không? Anh phải trả lại ngay, em đang cần.
Tuân cãi.
-Ô hay anh dấu của em làm gì? sao em lại nghĩ thế?
Hăm dọa mãi hắn cũng không chịu nhận, Lan tức giận bắt hắn thề.
-Anh nói không dấu, anh có dám thề xe cán không?
Tuân nói tỉnh bơ.
-Anh mà dấu của em ra đường xe nó cán chết ngay, anh dấu của em thì trời đánh anh chết.
Lan đành chịu thua con người lỳ lợm bèn nghĩ ra một kế khác, nàng lại gần nhỏ nhẹ nói:
-Em có ý định cùng anh trốn đi, anh trả lại giấy tờ cho em rồi chúng mình cùng trốn đi tiểu bang khác, anh có chịu không?
-Em nói thiệt không?
-Anh không tin em hả? em có ý định này từ lâu nay mới nói cho anh biết, em cũng thương anh lắm, sống thế này thì chán quá.
Tuấn nghe nói bùi tai vội vào phòng lấy các giấy tờ của Lan đem đưa trả cho nàng.
Lan cầm giấy tức giận ra mặt.
-Như thế này mà anh dám thề xe cán à? con người của anh tồi tàn đốn mạt như thế này à?
Hắn còn nhăn răng cười.
-Anh không sợ, thề xe cán thì có sao đâu, có chết thằng Tây nào đâu ?
Lan căm giận những trò trẻ con quấy phá, nàng trợn mắt chửi mắng Tuân là đồ nọ, đồ kia…như tát nước vào mặt chẳng còn nể nang gì , nàng xỉ vả tàn nhẫn để cho hắn xa lánh mình vẫn cừ lì ra, hết thuốc chữa.
Mấy hôm sau Lan cũng có chút ân hận, tội nghiệp Tuân nhưng lương tâm không thể cho phép nàng sa lầy trong tình yêu lãng mạn phá hoại hạnh phúc gia đình người khác, vả lại nàng nghĩ đến con, sống để nuôi con, đến gia đình cha, mẹ, anh em bên Việt Nam nhiều hơn.
Một hôm Lan nghe ngoài garge xe hơi có tiếng đập “kình, kình, kình, kình !! Nàng chạy ra thấy Tuân đang đập đầu vào cửa garage giận dỗi dọa tự tử, nàng kéo hắn ra bảo.
-Anh có khùng không? Anh có điên không?
Tuy thấy thế Lan chẳng mảy may xúc động, cho dù Tuân nói mua nhà, mua tiệm cho nàng, cho dù chàng tự tử, dù năn nỉ, khóc than..cũng vô ích không thể lay chuyển lòng dạ sắt đá của nàng.
-Em không thể là vợ anh được.
Lan vẫn kiên quyết giữ vẹn lời thề với Hà, nhờ chị ấy mà nàng sống sót đến hôm nay, Lan không thể phản bội chị, không muốn để cho xã hội thấy mình là con người tồi tàn phản phúc. Nhớ lại lời của Sinh con trai Hà, nàng muốn chứng tỏ cho cậu ta biết mình không phải là hạng người xấu như cậu nghi ngờ khi góp ý với mẹ cậu. Nếu vì chút yếu lòng, xúc động tội nghiệp cho Tuân nàng sẽ bội ước với Hà và làm hại những người con gái mới sang sau này, các cô sẽ không được người ta giúp đỡ vì họ sợ sẽ bị các cô giựt chồng ï.
Tuân bất kể mọi người, cùi không sợ lở, anh chàng muốn cho mọi người, cho vợ con biết anh mê mệt Lan điên cuồng, rồ dạị. Hà lại nghĩ Lan sẽ suy chuyển, nước chẩy đá mòn nên vẫn ngấm ngầm ghen tức. Lan luôn xua đuổi những ý nghĩ lệch lạc vì xúc động, kiên quyết xua đẩy những lời thắm thiết của Tuân, dứt khoát với tình yêu điên cuồng bệïnh hoạn của chàng.
Bé Thu đã được hơn hai tuổi, Lan định đưa cháu về Việt Nam cho ông bà ngoại trong tháng tới. Khi đi làm xuất cảnh người ta đòi phải có chữ ký của ba nó, thế là cô phải về nhà chồng, nơi đã giam hãm mình mấy năm trước đây, nơi mà mình đã thoát ly, điều mà nàng không muốn chút nào.
Dù muốn dù không Lan cũng phải về nhà ông bà Tòng để gặp chồng. Hôm ấy nàng đưa con gái đến, bà mẹ chồng thấy nàng vào lánh mặt, bố chồng cũng bỏ lên lầu, không ngó ngàng gì tới cháu nội. Lan chẳng cần để ý, chỉ cốt lấy được chữ ký của ba nó. Tiến, người chồng tâm thần của nàng hôm nay có vẻ tỉnh táo, biết điều lắm, anh ra phòng khách tiếp nàng, hỏi thăm con gái, vuốt tóc sờ vai bé Thu. Lan tự dưng thấy thông cảm, tội nghiệp cho hắn, con người bệnh hoạn bản chất tốt, có hiếu với mẹ. Dù đã có một ngày chung sống cũng là tình nghĩa vợ chồng, Lan nghĩ dù sao người ta cũng đã đưa mình vào Mỹ. Tiến hỏi thăm xã giao nàng về công việc làm, về nơi ăn chốn ở, lúc chưa lên cơn hắn cũng biết điều.
Lan nhớ mấy năm trước, ba tháng sau khi Tiến bị đưa lại Viện tâm thần vì đánh vợ đang có bầu, nàng nhận được giấy của toà, người thông dịch cho biết họ đòi hỏi nàng phải ra toà để ký nhận cho Tiến được vể nhà hoặc phải ở lại viện, chỉ có người vợ được quyền ký mà thôi, số phận hắn nằm trong tay nàng. Nhiều người bảo : “cứ để cho nó ở viện, nó đánh vợ có bầu” hoặc xúi Lan thưa hắn ra tòa nhưng nàng không trả thù vì cũng còn chút tình nghĩa vợ chồng.
Để chồng thăm con một lúc lâu, xin được chữ ký của hắn nàng xin cáo từ, Tiến căn dặn nàng chăm sóc cho con, nuôi con khôn lớn. Bước ra khỏi căn nhà, Lan thấy nhẹ nhõm, thoải mái, nơi mà mấy năm trước đã là một ngục tù giam giữ mình .
Mấy tuần sau Lan đưa con về Việt Nam thăm gia đình, vợ chồng Tuân - Hà cũng đi về thăm quê hương trong dịp này, họ đi cùng chuyến bay nhưng tới Việt Nam thì chia tay. Sau mấy năm sống tại hải ngoại, Lan đã thay đổi nhiều, bây giờ cô đã là Việt kiều, người ta nói cô lanh lợi già dặn hơn trước, bạn bè, họ hàng đến thăm hỏi chuyện xứ Mỹ, họ cho đó là những chuyện xa lạ. Cô đem về cho cha mẹ một số tiền lớn để xây nhà sau nhiều ngày cặm cụi lao động tại tiệm nail, cho bạn bè những món quà xứ Mỹ. Họ nói sau thời gian mấy năm ở Mỹ nước da cô trắng hơn, trông cô đẹp sang hơn xưa, họ cũng nói những người ở Mỹ về trông bề ngoài không thể lẫn với người trong nước được.
Cha mẹ, anh chị em trong nhà săn sóc hỏi han đứa cháu nội ở Mỹ về, bé Thu cũng biết nói năm ba câu tiếng Việt. Về thăm Việt Nam Lan thấy cuộc sống khá hơn mấy năm trước nhưng đông đúc hơn nhiều, bụi bậm mù mịt, đường phố đặc nghẹt những xe cộ, di chuyển là một cực hình. Vật giá đắt đỏ, thịt cá quá đắt so với đồng lương, chỉ những người giầu mới được ăn ngon mặc đẹp, cuộc sống thật chênh lệch, người giầu thì quá giầu, người nghèo thì muôn đời không bao giờ ngóc đầu lên được.
Cô kể cho gia đình nghe những ngày gian nan khi mới vào Mỹ, những ngày làm việc kiếm tiến vất vả, cuộc sống đầu tắt mặt tối nhưng cô kết luận không bao giờ có ý định trở về sinh sống tại Việt Nam. Khác với ơ ûquê nhà, tại Mỹ những kẻ dù cùng khổ đến đâu cũng có cơ hội ngóc lên được, sau nhiều năm vật lộn cực nhọc với cuộc sống cô đã để dành được nhiều tiền cho bản thân và để giúp gia đình.
Mấy hôm sau, Tuân đến thăm gia đình Lan, mời mọi người đi ăn tại nhà hàng sang trọng, món ăn đắt như tại Mỹ, chỉ những người giầu mới được hưởng thụ.
Về lại Mỹ cô thấy cuộc sống thanh thản hơn tuy làm việc vất vả, chuyến đi thăm gia đình bên Việt Nam tốn kém nhiều, cô nghĩ còn lâu mới dám về thăm lại. Lan tiếp tục thức khuya dậy sớm làm việc tại tiệm nail, công việc trông bề ngoài nhẹ nhàng nhưng mệt nhọc vì làm việc và mùi hoá chất , tối về hai cánh tay rã rời, nhưng số tiền kiếm được nhiều thời điểm này nên ai cũng hăng hái làm nhiều giờ.
Hà ngày càng khó chịu, tính tình khó khăn, độc đoán, Lan chiều chị ta mọi chuyện, rất thương chị nhưng không thể ở gần chị mãi được nên phải tính chuyện dọn đi. Cô đến ở chung với một bà làm cùng tiệm vì là con gái không dám thuê nhà ở một mình sợ trộm cướp. Lan cám ơn Hà đã giúp đỡ rồi xin dọn đi, đồ đạc cũng ít nên chỉ mất vài tiếng là thu xếp xong.
Chiều hôm ấy Tuân về không thấy Lan, hỏi ra được biết cô đã dọn đi vì ở nhờ đã lâu rồi. Anh chất vấn vợ, chị nói cô ấy tự ý xin đi, lần này Tuân cũng phản đối:
-Bà phải đón Lan về nếu không thì tôi dọn đi theo không ở đây nữa.
Hà lại phải đến nói Lan trở về, chị cũng vẫn còn thương mến Lan. Cuộc sống lại tiếp diễn những ngày vui buồn có nhau, lại mối tình bộ ba như không bao giờ dứt. Con kiến vẫn chưa bò ra khỏi miệng chén. Hà chán ngán phải chịu đựng anh chồng si tình thất điên bát đảo ngày càng lộ liễu hơn, thậm chí anh đã năn nỉ Hà cho cưới Lan làm vợ hai vì yêu nàng quá không chịu nổi, nếu không lấy được nàng thì chắc anh chết mất, điên lên mất. Dù Lan đã cự tuyệt Tuân, dù Hà không có bằng cớ nào cho thấy cô có thái độ mờ ám với chồng nhưng chị vẫn ghen ghét nàng, cho rằng nàng đã làm Tuân mê mệt gây sóng gió cho gia đình chị. Hà đâm ân hận đã không nghe lời con trai đưa Lan về đây khiến cho đời sống gia đình trở lên phức tạp.
Đối với Tuân, lòng dạ Lan vẫn sắt đá như xưa, có lần anh chàng bảo nàng.
-Em có thể thay đổi một chút không?
Nàng trả lời.
-Không thể thay đổi chút nào được, em đã quyết như vậy.
-Em không linh động một chút ư?.
Lan giải thích thật rõ ràng khúc triết cho Tuân biết.
-Em muốn cho chị, con trai anh, cho xã hội thấy em không phải là hạng người ấy, em không thể làm tan nát gia đình người khác, phá hoại hạnh phúc gia đình họ, em không thể là vợ anh được.
Tuân kiên nhẫn tới đâu cũng không thể soay chuyển lòng dạ son sắt củaLan. Chàng mơ tưởng sẽ giữ được nàng mãi mãi trong căn nhà này.
-Nếu phải duyên phải số, anh có thể chấp nhận cho con trai anh cùng em kết nghĩa vợ chồng, để em sẽ mãi mãi ở trong căn nhà này, để anh còn được thấy em mỗi ngày, anh muốn lúc nào em cũng sẽ hiện diện trước mắt anh bằng xương bằng thịt.
Nhưng dù vậy Lan không chấp nhận, Sinh con trai Tuân-Hà nhỏ hơn nàng sáu tuổi, gọi nàng bằng cô.
Đôi lúc Lan có xao xuyến xúc động trước tình cảm chân thật của Tuân, nàng tội nghiệp cho hắn ta, cho tình yêu điên cuồng mù quáng của gã đàn ông si tình . Lan chưa thấy ai yêu nàng đến thế nhưng vẫn kiên quyết tới cùng, nàng phải giữ vẹn lời thề với Hà, dẫu có chết cũng không thể bội ước.
Lan thấy Hà ngày càng khó chịu, chị dằn vặt với nàng suốt ngày, châm chọc nàng hết chuyện này sang chuyện khác, Lan thấy y như kim châm vào ruột hàng ngày. Mỗi lần có chuyện hỏi Hà, nhờ Hà chị dùng những câu trả lời dằn vật khó chịu như.
-Em hỏi ông ấy chứ sao lại hỏi chị, em nhờ ông ấy sao lại nhờ chị.
Nhưng Lan cũng phải thông cảm cho Hà, ở địa vị Hà, Lan cũng không thể khác hơn, người đàn bà dù nhân đức tới đâu lúc ghen cũng lòi ra những cái xấu. Lan hiểu rõ bản tính Hà sau gần bốn năm sống gần chị, Hà rất yêu quí Lan nhưng tính chị rất kỳ cục, độc đoán, khó khăn, dù Lan thương chị tới mấy cũng không sống gần chị được, cô chiều bà mọi chuyện nhưng rút cục phải chịu thua, cuộc sống tại đây khiến tâm thần cô ngày càng bấn loạn, khủng hoảng, mất hết bình tĩnh.
Lần này Lan quyết định ra đi vĩnh viễn, con kiến phải bò ra khỏi miệng chén. Hôm ấy tại tiệm nail, nàng nói cho Hà biết mình đã có được một số vốn sau bốn năm làm việc chăm chỉ.
-Em có quen chị Tâm cũng ở tỉnh này, chị ấy kêu em về ở chung, em được anh chị giúp cho ở cũng lâu rồi, em xin phép anh chị cho em dọn đi, lần này xin anh chị đừng kêu em về nữa. Em bây giờ tự lập được rồi. Nhờ anh chị giúp đỡ em mới có ngày nay, ơn anh chị emsẽ không bao giờ quên.
Hà đồng ý ngay, trong lòng muốn Lan dọn đi để tránh cho gia đình chị những cơn sóng gió ưu phiền ngày càng dữ hơn.
Vài ngày sau Hà đi làm, Tuân ở nhà giúp Lan dọn đồ và để tiễn nàng đi. Lan xách đồ ra xe, hai người vừa đi vừa nói chuyện, nàng hỏi Tuân một cách dịu dàng.
-Em có nói hỗn, nói nặng với anh mấy lần, anh có buồn em không? Anh có giận em không?
Tuân nói quả quyết.
-Không bao giờ, trước sau như một anh vẫn yêu quí em.
-Anh tha lỗi cho em, em nói hỗn với anh, nặng lời anh để anh chán ghét em, để anh xa lánh em, nhưng lòng em không ghét bỏ anh bao giờ.
-Anh biết chứ, anh biết em muốn làm cho anh chán em, thù ghét em, nhưng anh vẫn yêu quí em như tự bao giờ.
Lần này Lan rất dịu dàng trìu mến với Tuân, chưa bao giờ nàng dịu dàng với chàng như thế.
-Anh thông cảm cho em, dù anh yêu em tới đâu, em cũng không thể chiều anh được, em phải giữ giá trị của em, phải giữ lời thề với chị, mặc dù em biết trên đời này không có ai yêu em đến thế, không có ai yêu em bằng anh. Em cám ơn tất cả mọi sự giúp đỡ của anh và của cả gia đình.
Tuân cảm động rớm nước mắt đáp.
-Bất cứ khi nào em có chuyện cần nhờ, cần hỏi, em cứ gọi cho anh, anh sẵn sàng giúp em.
-Vâng, khi nào có chuyện cần nhờ em sẽ gọi cho anh.
Tuân đưa bé Thu ngồi trên ghế, giúp nàng để các valy, túi xách vào trong xe rồi đứng chờ.
Lan trầm ngâm một lát rồi nhìn chàng bằng cặp mắt thật dịu dàng trìu mến, chưa bao giờ nàng trìu mến với chàng như thế.
-Anh hãy quên em đi, dần dần anh sẽ quên em!
Nói xong ngồi vào ghế, đóng cửa lái vút đi.
Tuân đứng nhìn chiếc xe đang chạy nhanh về cuối phố, đôi mắt anh long lanh ngấn lệ, cõi lòng tan nát. Chàng biết chắc lần này Lan vĩnh viễn ra đi, nàng sẽ không bao giờ trở lại, con sáo đã sổ lồng bay cao.
Chàng nhớ lại bốn năm trước đây, một người con gái mới qua bơ vơ, không bà con họ hàng, bạn bè thân thuộc, nàng mang bầu gần tới ngày sinh nở đến ở đây. Hai vợ chồng anh đã tận tình giúp đỡ dìu dắt cô từng bước một. Rồi một tiếng sét ái tình, cô gái đã đem đến cho chàng tình yêu lý tưởng thơ mộng y như mối tình đầu của một người con trai mới lớn, chàng đã sống trong một bầu trời vừa thần tiên vừa đau khổ. Bốn năm đã trôi qua như một giấc mơ, chàng không ngờ nó trôi nhanh đến thế.
Lan về ở thuê chung với chị Tâm trong một căn nhà nhỏ, chị cũng làm nghề nail. Tâm đưa Lan vào làm chung tiệm này, Lan phải bỏ tiệm của Hà vì muốn dứt khoát ra đi. Ơn thì cô vẫn nhớ nhưng phải dứt khoát xa cách, cô nghĩ rằng có như thế con kiến mới bò ra khỏi miệng chén và lần này dứt khoát phải thoát ly, Lan đã quá sợ hãi sự khủng hoảng tinh thần trong cái mối tình bộ ba tại nhà anh chị Hà- Tuân vừa rồi.
Cuộc sống thuê nhà chung thường ít khi êm đẹp, ít ai chịu chiều theo ai, hằng ngày Lan phải rửa chén bát ngoài chậu sink, Tâm ít khi đụng tay tới, Lan dần dần thấy mất thoải mái lại nghĩ tới chuyện dọn đi. Ở với nhau chưa được một năm , cô dọn sang ở chung với vợ chồng Huệ, một người bạn cũng làm nghề nail. Huệ có nhà riêng, hai vợ chồng một đứa con, cô để cho mẹ con Lan thuê một phòng. Bé Thu được hơn năm tuổi đã bắt đầu đi học, từ ngày sinh ra đời, bé được Lan gửi tại một nhà giữ trẻ rồi đi làm.
Lan lại đưa bé lại nhà ông bà nội cho ba cháu được gặp, Tiến hỏi thăm bé, soa đầu con ra vẻ âu yếm. Thỉnh thoảng anh vẫn gọi điện thoại cho Lan nói.
-Em lo sức khoẻ cho con nhá, lo cho con đi học nhá.
Lan không còn để bụng những chuyện bi thảm thời gian sống với gia đình nhà chồng, nàng không giận Tiến, thù ghét anh, nàng nghĩ dù sao người ta cũng đã có công đưa mình vào Mỹ.
Ở chung với Huệ thấm thoát đã được hơn nửa năm, cuộc sống chung đụng nhiều bất tiện, Lan đã làm nail được hơn năm năm, cô chịu khó làm việc chăm chỉ kiếm tiền, ăn xài tiềt kiệm nay đã để dành được một số tiền cũng khá. Có người khuyện cô nên mua một căn nhà hai phòng ở riêng thoải mái hơn.
Lan nhờ dịch vụ địa ốc để mua một căn nhà nhỏ, hai phòng vừa ý. Cô thuê sửa sang, sơn lại trông thật khang trang, mua xe mới vì phải đi làm xa hơn. Cuộc sống thoải mái hơn trước.
Lúc này cô thấy sống vui hơn, trước đây cô bi quan nghĩ đời mình chỉ toàn là nước mắt, những ngày gian truân nay từ từ xa dần nhường lại cho những ngày mới hạnh phúc, vui tươi.
Một hôm Lan hứng chí gọi điện thoại cho Tuân õng ẹo bảo.
-Anh có nhớ em không? Sao không gọi cho em.
Tuân nhận ra tiếng Lan tỏ vẻ vui hẳn lên.
-Nhớ em chứ, nhưng anh đâu biết số điện thoại của em.
-Anh còn thương em không? Còn yêu em không?
-Có chứ, vẫn thương em như trước.
Lan tinh nghịch bảo.
-Anh ơi! Em có chuyện bàn với anh nè, mình rút hết tiền trong ngân hàng rồi cùng nhau trốn qua Cali xây tổ uyên ương, anh chịu không?
Tuân vội bác bỏ ngay.
-Không được đâu, kỳ chết.
-Thế sao trước đây anh đập đầu vào tường đòi tự tử vì em, bây giờ hết yêu em rồi ư?
-Trước khác bây giờ khác.
Tuân biết cô em tinh nghịch chỉ trêu chọc chàng nên chuyển sang chuyện khác, Lan thì mừng thầm thấy chàng đã lấy lại được bình tĩnh, thoát ra khỏi sự ám ảnh của tình yêu điên cuồng mù quáng.
Lan xin li dị chồng cũ, không xin trợ cấp của chồng, cô lập lại cuộc đời, nghỉ làm nghề nail vì vấn đề sức khoẻ, hàng ngày hít ngửi chất thuốc hoá học khiến cô bị nhức đầu. Cô tổ chức tiệc tân gia mời các bạn bè cu,õ mới đến chung vui như anh chị Thiện, chị Tâm, vợ chồng Huệ, chị Thi, anh chị Lưu..
Khi bắt đầu tiệc anh Thiện góp ý.
-Bây giờ những ngày gian khổ đã qua rồi, nhờ phấn đấu với hoàn cảnh em đã vượt lên mọi khó khăn để có ngày nay, anh đề nghị em có đôi lời tâm sự với các bạn trong bàn tiệc hôm nay.
Mọi người vỗ tay đồng ý.
Lan bẽn lẽn đứng đậy nói.
-Thưa các anh chị, thưa các bạn, nhờ ơn Trời Phật, nhờ sự giúp đỡ của bá tánh, của các anh chị, các bạn mà em mới có ngày hôm nay. Cách đây sáu bẩy năm, đứng trước muôn vàn khó khăn khi mới vào Mỹ, em đâu nghĩ có ngày hôm nay, bây giờ đã vượt qua khó khăn gian khổ, em xin có đôi lời cảm tạ.
Có người góp ý thêm.
-Cũng nhờ chị cầy ngày cầy đêm nên mới có ngày hôm nay.
Mọi người cụng ly mừng gia chủ, họ khen cô là người con gái can đảm, một mình đương đầu với nghịch cảnh xây dựng được sự nghiệp, giúp đỡ được gia đình tại quê nhà.
Viết xong giữa tháng 6, mùa hè 2010
Trọng Đạt
No comments:
Post a Comment