20 June 2010

Trần Việt Long đọc thơ Dương Quân


NIỀM KHÁT SỐNG NGUYÊN SƠ

Được Anh Dương Quân gởi tặng bài thơ ngắn "Giấc Xưa," tôi mãi bâng khuâng chưa nắm bắt được những hàm ngụ của tác giả qua năm mươi sáu con chữ giản đơn tưởng chừng như vô cùng hồn hậu của mối tình đơn phương đầu đời làm vang danh chàng thi sĩ lãng mạn Phạm Thiên Thư:
"Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ,
"Ôm nghiêng tập vở, tóc dài tà áo vờn bay.
Nhưng không! "Giấc Xưa" không đơn giản như thế sau khi tôi chợt nhận ra từ hai động từ "thèm" và "khát" đầy ẩn dụ.  Thế thì chủ từ và túc từ của hai động từ nầy ở đâu? Xin thưa, đầy đủ cả ở đây, và qua đó mới thấy được cái tài hoa của tác giả trong việc vận dụng con chữ tuyệt vời sinh động và nhạc điệu vô cùng thanh nhã mà lại hoàn chỉnh với niêm luật khắc khe của một bài Đường thi thất ngôn bát cú:
"Đất trời, mây gió thèm tơ nắng
"Hoa cỏ, sông hồ khát bụi mưa
Thuở hồng hoang xa mờ trong hoang sử khi sinh vật hình thành thì sự luyến ái xuất hiện như là một tất yếu của niềm khát sống nguyên sơ, ngay cả thực vật cũng có chức năng truyền giống âm dương mà những lễ hội cỏ cây dân gian mùa Xuân và mùa Hạ ở Châu Âu không những mang tính biểu tượng mà còn là những hình ảnh dân dã nhằm mục đích giáo dục những con người trẻ tuổi đầy tính hồn nhiên về sự giao hòa giữa người nam và người nữ, một nhu yếu thiết thân của sự tồn lưu đời sống. (1)
"Ta rước em về thuở cổ xưa
"Buổi hồng hoang những triệu năm thừa
"Đất trời, mây gió thèm tơ nắng
"Hoa cỏ, sông hồ khát bụi mưa
Niềm khát sống nguyên sơ đó là sự chiết tỏa tự nhiên của năng lực bị kiềm tỏa khi mà tinh lực càng dồn nén thì tình yêu càng thăng hoa lãng mạn và đôi khi trở nên thánh hoá.  Theo thời gian, bầu khí quyển nóng dần, bầu trời trở nên quang đãng, những núi băng trên hai cực và trên những núi cao như Hy-mã-lạp-sơn từ từ tan vỡ thì biết bao thần thoại tình yêu được ra đời để đáp ứng nhu cầu khát sống ngày một mãnh liệt hơn.
"Em lãng du trên tầng tuyết vỡ
"Ta tham thiền dưới bóng trăng đưa
Quả là thật khó trả lời cho câu hỏi “ Why is there Being but not Nothing?” của Lebniz, tại sao có Hữu Thể mà không là Hư Vô, thì Thi sĩ Dương Quân đã tìm về Phật lý để giải thích nguồn gốc tình yêu qua Thập Nhị Nhân Duyên.  Từ Vô Minh, người nam thẩy tò mò về sự khác biệt về hình dáng của người nữ, và ngược lại; họ thích nhìn ngắm nhau (Sắc), vuốt ve nhau (Xúc), v.v…
“Vô minh! Sao ý tình ngây ngất?
”Bờ mộng như tràn khắp cõi thơ.
Trong thời tiền sử đó, đời sống thật giản đơn, không tích luỹ, không tranh giành, nhưng niềm khát sống nguyên sơ thì vô cùng dào dạt.  Ngôn ngữ trao đổi hằng ngày thật thô sơ, chủ yếu là tên gọi những gì cụ thể chung quanh trong cuộc sống; một vài lời trừu tượng được dùng để diễn tả tình cảm yêu thương nhiều hơn là ganh ghét.  Lời nói thuở xa xưa đó là những lời thân ái, là ngôi lời (the words), là thi ca của cõi thơ hồn nhiên ngập tràn hạnh phúc.  Và như W. Wordsworth đã viết “cái tươi trẻ của buổi bình minh là niềm chân phúc vô biên:”
“Bliss was it in that dawn to be alive
“But to be young was very heaven.
Chân phúc đó là niềm khát sống nguyên sơ dâng tràn trong cõi “Giấc Xưa.”

Trần Việt Long
________________________
(1) Sir James George Frazer.  The Golden Bough: A Study in Magic and Religion (1996), p. 211-216.

2 comments:

  1. Anh Trần Việt Long ohê bình một bài thơ, anh viết mà như không viết.Hình như chỉ muốn khoe khoang sự hiểu biết của mình, bắt chước Phạm Công Thiện, viết thiệt kêu nhưng thật rổng tuếch.
    Làm phê bình văn học như vậy thì ...làm sao nổi tiếng?

    ReplyDelete
  2. Anh Trần Việt Long muốn làm một nhà phê bình văn học nhưng anh phê bình kiểu này thì người đọc nghĩ rằng anh muốn bắt chước Phạm công Thiện, viết nhưng không biết mình viết gì.Hình nhu theo ý anh Trần Việt Long thì... viết càng khó hiểu thì càng được người đọc thán phục vì... họ không hiểu anh muốn viết gì. Cao siêu quá mà! trong khi bài thơ rất hay và giản dị.

    ReplyDelete

Yêu cũng đáng ngại thật... Ai bỏ đi trước sẽ chết!

- Bức tranh "Ai bỏ đi trước sẽ chết" "Một bức tranh với giá trị nhân văn sâu sắc, ngay cả khi cô gái nói rằng nếu chàng trai ...