Nhà báo Kenichi Yoshida, trưởng văn phòng tại Hà Nội của tờ báo Nhật Bản Yomiuri Shimbun, thú nhận rằng suốt nhiều thập niên qua, không lúc nào ông không phân vân khi đặt bút viết về biến cố 30 tháng Tư năm 1975. Nguyên do là ông không bao giờ cảm thấy ổn thỏa khi viết: “ngày giải phóng miền Nam”.
Trên tờ The Japan News hôm 22 tháng 4, nhà báo Yoshida kể lại câu chuyện vào năm 1989, khi ông còn là một sinh viên và phải viết bài về chiến tranh Việt Nam. Ông đã quyết định gọi sự kiện đó là “Sài Gòn thất thủ”, và chấp nhận bị người hướng dẫn tại trường đại học chỉ trích vì không chịu dùng quan điểm chính thức của chính quyền khi có bang giao với Việt Nam.
Ông Yoshida cho biết ông đã nêu ra một loạt câu hỏi cho chính mình, bao gồm: Đó có thật sự là một cuộc “giải phóng” hay không? Phải chăng nhiều người đã rời khỏi nước vì không muốn bị miền Bắc cai trị? Phải chăng các cựu giới chức của miền Nam không thể tìm được việc làm dưới chế độ mới? Và, phải chăng nhiều người đã bị đưa vào các trại tù cải tạo?
Nhà báo Nhật Bản xác định trong bài viết mới đây rằng, mặc dù 28 năm đã trôi qua kể từ lần đầu phân vân đó, đến bây giờ cảm giác của ông vẫn không đổi, và ông vẫn phải dùng ngoặc kép mỗi khi viết “giải phóng miền Nam”.
Nhà báo Nhật lúc này đã đủ lão luyện để đưa ra những nhận định về xã hội Việt Nam hiện nay. Theo ông, Việt Nam đang có tình trạng bất bình đẳng và tham nhũng tràn lan do tác động tai hại của chế độ độc đảng. Truyền thông bị kiểm soát chặt chẽ. Việc bắt giữ các nhà hoạt động vì chỉ trích chính quyền là “một thực tại không bao giờ chấm dứt”.
Mới đây, nhà báo Yoshida đi thăm Dinh Thống Nhất, tức Dinh Độc Lập cũ ở Sài Gòn lần đầu tiên sau nhiều năm. Và chuyến thăm này làm ông nhớ ngày 30 tháng Tư sắp đến, và ngày đó sẽ là dịp để ông nghĩ về ý nghĩa của từ “giải phóng”.
Huy Lam / SBTN
Trên tờ The Japan News hôm 22 tháng 4, nhà báo Yoshida kể lại câu chuyện vào năm 1989, khi ông còn là một sinh viên và phải viết bài về chiến tranh Việt Nam. Ông đã quyết định gọi sự kiện đó là “Sài Gòn thất thủ”, và chấp nhận bị người hướng dẫn tại trường đại học chỉ trích vì không chịu dùng quan điểm chính thức của chính quyền khi có bang giao với Việt Nam.
Ông Yoshida cho biết ông đã nêu ra một loạt câu hỏi cho chính mình, bao gồm: Đó có thật sự là một cuộc “giải phóng” hay không? Phải chăng nhiều người đã rời khỏi nước vì không muốn bị miền Bắc cai trị? Phải chăng các cựu giới chức của miền Nam không thể tìm được việc làm dưới chế độ mới? Và, phải chăng nhiều người đã bị đưa vào các trại tù cải tạo?
Nhà báo Nhật Bản xác định trong bài viết mới đây rằng, mặc dù 28 năm đã trôi qua kể từ lần đầu phân vân đó, đến bây giờ cảm giác của ông vẫn không đổi, và ông vẫn phải dùng ngoặc kép mỗi khi viết “giải phóng miền Nam”.
Nhà báo Nhật lúc này đã đủ lão luyện để đưa ra những nhận định về xã hội Việt Nam hiện nay. Theo ông, Việt Nam đang có tình trạng bất bình đẳng và tham nhũng tràn lan do tác động tai hại của chế độ độc đảng. Truyền thông bị kiểm soát chặt chẽ. Việc bắt giữ các nhà hoạt động vì chỉ trích chính quyền là “một thực tại không bao giờ chấm dứt”.
Mới đây, nhà báo Yoshida đi thăm Dinh Thống Nhất, tức Dinh Độc Lập cũ ở Sài Gòn lần đầu tiên sau nhiều năm. Và chuyến thăm này làm ông nhớ ngày 30 tháng Tư sắp đến, và ngày đó sẽ là dịp để ông nghĩ về ý nghĩa của từ “giải phóng”.
Huy Lam / SBTN
No comments:
Post a Comment