Ca khúc Làng Tôi
Sáng tác: Chung Quân
Trình bầy: Như Quỳnh
Trong nền tân nhạc Việt Nam, ca khúc Làng Tôi là một trong những ca khúc phổ quát, được yêu thích, có tầm ảnh hưởng bậc nhất , dễ chạm đến trái tim người nghe và gợi nhớ khôn nguôi của bất cứ người dân Việt nào, dẫu ở trong nước hay xa xứ, mỗi khi cất lên những câu đầu trong bài hát “Làng tôi.. có cây đa cao ngất từng xanh …”.
Với nhiều người yêu nhạc, có lẽ sự nổi tiếng của nhạc phẩm này chỉ đứng sau nhạc phẩm Lòng Mẹ của Y Vân bởi vì nó đẹp cả trong giai điệu lẫn lời ca tạo sức cuốn hút lòng người với những tình tự nơi chôn nhau cắt rốn không thể nào quên.
Tuy nhiên ,điều ngịch lý là rất ít người biết tuyệt tác này do Nhạc sĩ Chung Quân,tên thật là Nguyễn Đức Tiến, viết năm 1952 khi ông mới 16 tuổi. Ngay khi bản nhạc đầu tay được tung ra,bản Làng Tôi của ông đã giành được giải của Cty Điện Ảnh, Tuồng Cải Lương Kim Chung ở Hà Nội dùng làm bản nhạc nền cho phim Kiếp Hoa, một trong số ít những phim Việt Nam thực hiện trong thời kỳ này.
Cũng rất ít ai biết năm 1954, sau khi di cư vào Nam, ông dạy nhạc tại hai trường Chu Văn An, và Nguyễn Trãi và là thầy dạy nhạc của nhiều nhạc sĩ nổi tiếng sau này như Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Đức Huy, Nam Lộc… Sau năm 1975, nhạc sĩ Chung Quân ở lại VN và mất năm 1988.
Đối với mỗi người Việt, làng không phải chỉ là định chế hành chánh căn bản hình thành cơ cấu tổ chức xã hội VN. Làng còn là cái nơi mang nặng kỷ niệm tuổi ấu thơ mà ở đó những lời ru đầu đời của mẹ rót vào trong tim gan, những bước đi chập chững của mỗi chúng ta,ngôi trường làng, dòng sông, cây đa khóm trúc... tất cả như đan quyện vào nhau làm thành bức tranh sống mãi trong ký ức tuổi thơ và mang dấu ấn của những năm tháng sau này.
Ở tuổi xế chiều không còn cơ hội trở về làng cũ trường xưa thì may thay, lại được tắm gội trong dòng sông cũ, bắt bướm nơi khu vườn xưa hay cánh đồng hương thơm lúa mới qua ca khúc Làng Tôi sau đây.
Trình bầy: Như Quỳnh
Trong nền tân nhạc Việt Nam, ca khúc Làng Tôi là một trong những ca khúc phổ quát, được yêu thích, có tầm ảnh hưởng bậc nhất , dễ chạm đến trái tim người nghe và gợi nhớ khôn nguôi của bất cứ người dân Việt nào, dẫu ở trong nước hay xa xứ, mỗi khi cất lên những câu đầu trong bài hát “Làng tôi.. có cây đa cao ngất từng xanh …”.
Với nhiều người yêu nhạc, có lẽ sự nổi tiếng của nhạc phẩm này chỉ đứng sau nhạc phẩm Lòng Mẹ của Y Vân bởi vì nó đẹp cả trong giai điệu lẫn lời ca tạo sức cuốn hút lòng người với những tình tự nơi chôn nhau cắt rốn không thể nào quên.
Nhạc sĩ Chung Quân
(1936-1988)
Tuy nhiên ,điều ngịch lý là rất ít người biết tuyệt tác này do Nhạc sĩ Chung Quân,tên thật là Nguyễn Đức Tiến, viết năm 1952 khi ông mới 16 tuổi. Ngay khi bản nhạc đầu tay được tung ra,bản Làng Tôi của ông đã giành được giải của Cty Điện Ảnh, Tuồng Cải Lương Kim Chung ở Hà Nội dùng làm bản nhạc nền cho phim Kiếp Hoa, một trong số ít những phim Việt Nam thực hiện trong thời kỳ này.
Cũng rất ít ai biết năm 1954, sau khi di cư vào Nam, ông dạy nhạc tại hai trường Chu Văn An, và Nguyễn Trãi và là thầy dạy nhạc của nhiều nhạc sĩ nổi tiếng sau này như Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Đức Huy, Nam Lộc… Sau năm 1975, nhạc sĩ Chung Quân ở lại VN và mất năm 1988.
Đối với mỗi người Việt, làng không phải chỉ là định chế hành chánh căn bản hình thành cơ cấu tổ chức xã hội VN. Làng còn là cái nơi mang nặng kỷ niệm tuổi ấu thơ mà ở đó những lời ru đầu đời của mẹ rót vào trong tim gan, những bước đi chập chững của mỗi chúng ta,ngôi trường làng, dòng sông, cây đa khóm trúc... tất cả như đan quyện vào nhau làm thành bức tranh sống mãi trong ký ức tuổi thơ và mang dấu ấn của những năm tháng sau này.
Ở tuổi xế chiều không còn cơ hội trở về làng cũ trường xưa thì may thay, lại được tắm gội trong dòng sông cũ, bắt bướm nơi khu vườn xưa hay cánh đồng hương thơm lúa mới qua ca khúc Làng Tôi sau đây.
San Jose ngày 17/9/16
TeHong
No comments:
Post a Comment