Theo Người Việt
HÀ NỘI (NV) - Theo các nguồn tin ngoại giao và những tiết lộ từ nội bộ cấp cao của đảng CSVN, Nguyễn Phú Trọng và phe cánh, rất có thể, đã đẩy văng Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi bộ tứ quyền lực trong đại hội 12 đang diễn ra tại Hà Nội.
Hôm Thứ Năm, 21 Tháng Giêng, 2016, đại hội đảng CSVN kỳ thứ 12 chính thức bắt đầu cuộc họp kéo dài 8 ngày với điểm chính yếu là thành lập Ban Chấp Hành Trung Ương đảng khóa mới để từ đó, đẻ ra những chức vụ chóp bu của Đảng gồm Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư, Ủy Ban Kiểm Soát Trung Ương và trên hết là “tứ trụ triều đình” gồm tổng bí thư đảng, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội nhiệm kỳ 2016-2020.
Những gì bí mật của cuộc đấu đá tranh ghế tổng bí thư trong đảng CSVN, người ta đã thấy phần nào phơi bày trên một số trang mạng không biết là của ai. Nhưng ít nhất, người ta thấy các tài liệu, hình ảnh, bài viết kể cả thư tố cáo và lời phản bác, nhắm nhiều nhất vào ông Nguyễn Tấn Dũng đã hết 2 nhiệm kỳ thủ tướng, đang nhăm nhe cái ghế tổng bí thư.
Hiến Pháp CSVN sửa đổi năm 2013 xác định ở điều 2 rằng “Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân...” Nhân dân tuy “làm chủ” đất nước nhưng không ai có tiếng nói nào đối với cái “lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội” và cả những chức danh như chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội.
Cũng giống như những kỳ đấu đá trước đây tranh giành các ghế chóp bu trong đảng, kỳ đại hội đảng CSVN lần này không thiếu những mánh khóe hạ địch thủ bị xì ra. Guồng máy tuyên truyền của chế độ, nhiều hơn một lần, kêu rằng những thứ đó “thông tin bịa đặt, nói xấu lãnh đạo” trước đại hội đảng, nhằm “gây rối, bôi xấu nhân sự, phá hoại sự thành công của đại hội...”
Tựu trung, theo thông tấn AP, cuộc đấu đá giành ghế tổng bí thư, gay gắt nhất là giữa đương kim tổng bí thư (mới được một khóa nhưng hiện đã 71 tuổi) Nguyễn Phú Trọng, và đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (đã hết 2 nhiệm kỳ thủ tướng, hiện đã 66 tuổi). Cả hai ông này, và 8 ông bà khác, đều đã quá tuổi nghỉ hưu, trên nguyên tắc phải về vườn.
Hôm Thứ Tư, 20 tháng 1, ngày mà 1,510 “đại biểu” về Hà Nội dự đại hội đảng XII bước vào “họp trù bị” tức họp về các nguyên tắc và chương trình đại hội, thông tấn AP nói rằng, nhiều phần, ông Nguyễn Phú Trọng giữ được cái ghế tổng bí thư thêm khóa nữa.
Các trò đấu đánh trong thượng tầng đảng CSVN được nhìn thấy khi báo chí chính thống của chế độ đề cập đến trường hợp “quá tuổi nghỉ hưu” được ngồi lại. Hoặc như ông Lê Quang Vĩnh, viên chức “phó văn phòng Trung Ương đảng CSVN” giải thích thì chức vụ tổng bí thư “không có giới hạn tuổi.”
Vài tuần trước, một số nguồn tin nói gần như chắc chắn rằng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ nhảy từ ghế thủ tướng sau 10 năm ở đó, lên ghế tổng bí thư, một điều hiếm xảy ra, nhờ đông phe cánh. Ông ta đã từng thoát nạn sau những lần biểu quyết trong trung ương đảng những năm trước khi bị cáo buộc làm hại nền kinh tế quốc gia qua các vụ vỡ nợ của Vinashin, Vinalines năm 2012 và kỳ bỏ phiếu tín nhiệm hồi năm ngoái.
Giới bình luận quốc tế cho rằng Nguyễn Tấn Dũng có khuynh hướng cải cách, muốn nghiêng hơn về phía Tây phương, cũng từng lên tiếng đả kích (gián tiếp) Trung Quốc bá quyền bành trướng trên biển Đông. Trong khi đó, Nguyễn Phú Trọng bị coi là một kẻ bảo thủ, nghiêng hơn về phía Trung Quốc, có thể sẽ làm giới đầu tư quốc tế âu lo.
Nền kinh tế của Việt Nam vốn trông cậy phần lớn vào sản xuất và xuất cảng của giới đầu tư nước ngoài. Nếu họ bỏ chạy, Việt Nam khó tránh khỏi khốn đốn và lại càng lún sâu hơn nữa vào lòng lệ thuộc nền kinh tế Trung Quốc.
“Một số nhà đầu tư quốc tế đang khựng lại để xem diễn biến chính trị của Việt Nam ra sao. Tôi chưa bao giờ thấy có một cuộc thay đổi lãnh tụ lại chia rẽ nặng nề như tại một nước Cộng Sản.” Lời một nhà đầu tư tài chính Tây phương giấu tên nhận xét trên bản tin của hãng thông tấn Reuters.
Reuters cũng dẫn nguồn tin từ một số đảng viên cấp cao giấu tên tham dự cuộc họp Trung Ương đảng hồi đầu tuần trước, nói rằng tên ông Nguyễn Tấn Dũng không nằm trong số “tứ trụ triều đình” được Trung Ương đảng đề cử cho kỳ họp đại hội đảng lần này.
Lý do gạt ông Nguyễn Tấn Dũng ra ngoài, theo giới phân tích gia cũng như giới ngoại giao có những quan hệ với các đảng viên cấp cao được Reuters đề cập, là đòn đánh phủ đầu của phe bảo thủ vì họ sợ nếu ông ta lên làm tổng bí thư, ông ta có thể thay đổi chiều hướng của đảng CSVN bây giờ.
“Họ bằng tất cả mọi cách ngăn chặn ông ấy leo thang quyền lực.” Ông Jonathan London, giáo sư tại đại học Hongkong và là một người theo dõi sát tình hình Việt Nam nhận xét.
Tuy nhiên, điều này chưa có nghĩa là phe của Nguyễn Phú Trọng đã toàn thắng. Như Vũ Ngọc Hoàng, phó trưởng ban thường trực “Ban tuyên giáo Trung Ương” nói trên tờ Thanh Niên ngày 18 tháng 1, 2016 thì “Hội Nghị Trung Ương 14 (đầu tuần trước) thông qua danh sách đề cử nhân sự cho khóa tới chỉ là bước chuẩn bị đầy trách nhiệm của khóa tiền nhiệm đối với khóa sau. Đại hội đảng 12 sẽ quyết định cuối cùng về nhân sự khóa mới và quyết định 244 của Trung Ương không cản trở các nhân sự mới được quyền ứng cử tại đại hội.”
Chính vì vậy, ông J. London cho rằng không nên loại trừ khả năng ông Nguyễn Tấn Dũng tìm cách lật ngược tình thế.
“Dũng có nhiều hậu thuẫn ở trong đảng và ở cấp gần thượng tầng. Nếu có ai có thể mở chiến dịch lật ngược được tình thế thì có thể là ông ta,” ông London nói.
Khi trả lời phỏng vấn của tờ Thanh Niên, ông Vũ Ngọc Hoàng xác nhận, sau nhiều cuộc thảo luận của Trung Ương đảng cũng như Bộ Chính Trị CSVN, lúc đầu thì có đề nghị hai hay 3 ông trong nhóm “tứ trụ” ngồi lại, nhưng cuối cùng “Bộ Chính Trị họp thảo luận và thống nhất đề nghị với Trung Ương chọn phương án chỉ ở lại 1 trường hợp để bảo đảm tính kế thừa, ổn định và tạo điều kiện trẻ hóa cán bộ, nên không chọn phương án ở lại 2-3. Trung Ương đã thảo luận qua 2 kỳ và quyết định chọn phương án giữ lại 1 trường hợp đặc biệt để giới thiệu tổng bí thư. Tập thể Bộ Chính Trị họp, thảo luận và thống nhất rất cao, giới thiệu 1 đồng chí ở lại tham gia khóa 12...”
Dù bất cứ ai trong nhóm này ngồi lại, vẫn chỉ là trò đấu đá “rượu cũ, bình cũ” của những kẻ tham quyền cố vị, giành giật ngôi thứ đè đầu cưỡi cổ nhân dân. Trong chế độ độc tài đảng trị, người dân Việt Nam không có quyền quyết định vận mệnh chính trị của mình. (TN)
HÀ NỘI (NV) - Theo các nguồn tin ngoại giao và những tiết lộ từ nội bộ cấp cao của đảng CSVN, Nguyễn Phú Trọng và phe cánh, rất có thể, đã đẩy văng Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi bộ tứ quyền lực trong đại hội 12 đang diễn ra tại Hà Nội.
Hôm Thứ Năm, 21 Tháng Giêng, 2016, đại hội đảng CSVN kỳ thứ 12 chính thức bắt đầu cuộc họp kéo dài 8 ngày với điểm chính yếu là thành lập Ban Chấp Hành Trung Ương đảng khóa mới để từ đó, đẻ ra những chức vụ chóp bu của Đảng gồm Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư, Ủy Ban Kiểm Soát Trung Ương và trên hết là “tứ trụ triều đình” gồm tổng bí thư đảng, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội nhiệm kỳ 2016-2020.
Những gì bí mật của cuộc đấu đá tranh ghế tổng bí thư trong đảng CSVN, người ta đã thấy phần nào phơi bày trên một số trang mạng không biết là của ai. Nhưng ít nhất, người ta thấy các tài liệu, hình ảnh, bài viết kể cả thư tố cáo và lời phản bác, nhắm nhiều nhất vào ông Nguyễn Tấn Dũng đã hết 2 nhiệm kỳ thủ tướng, đang nhăm nhe cái ghế tổng bí thư.
Hiến Pháp CSVN sửa đổi năm 2013 xác định ở điều 2 rằng “Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân...” Nhân dân tuy “làm chủ” đất nước nhưng không ai có tiếng nói nào đối với cái “lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội” và cả những chức danh như chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội.
Cũng giống như những kỳ đấu đá trước đây tranh giành các ghế chóp bu trong đảng, kỳ đại hội đảng CSVN lần này không thiếu những mánh khóe hạ địch thủ bị xì ra. Guồng máy tuyên truyền của chế độ, nhiều hơn một lần, kêu rằng những thứ đó “thông tin bịa đặt, nói xấu lãnh đạo” trước đại hội đảng, nhằm “gây rối, bôi xấu nhân sự, phá hoại sự thành công của đại hội...”
Tựu trung, theo thông tấn AP, cuộc đấu đá giành ghế tổng bí thư, gay gắt nhất là giữa đương kim tổng bí thư (mới được một khóa nhưng hiện đã 71 tuổi) Nguyễn Phú Trọng, và đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (đã hết 2 nhiệm kỳ thủ tướng, hiện đã 66 tuổi). Cả hai ông này, và 8 ông bà khác, đều đã quá tuổi nghỉ hưu, trên nguyên tắc phải về vườn.
Hôm Thứ Tư, 20 tháng 1, ngày mà 1,510 “đại biểu” về Hà Nội dự đại hội đảng XII bước vào “họp trù bị” tức họp về các nguyên tắc và chương trình đại hội, thông tấn AP nói rằng, nhiều phần, ông Nguyễn Phú Trọng giữ được cái ghế tổng bí thư thêm khóa nữa.
Các trò đấu đánh trong thượng tầng đảng CSVN được nhìn thấy khi báo chí chính thống của chế độ đề cập đến trường hợp “quá tuổi nghỉ hưu” được ngồi lại. Hoặc như ông Lê Quang Vĩnh, viên chức “phó văn phòng Trung Ương đảng CSVN” giải thích thì chức vụ tổng bí thư “không có giới hạn tuổi.”
Vài tuần trước, một số nguồn tin nói gần như chắc chắn rằng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ nhảy từ ghế thủ tướng sau 10 năm ở đó, lên ghế tổng bí thư, một điều hiếm xảy ra, nhờ đông phe cánh. Ông ta đã từng thoát nạn sau những lần biểu quyết trong trung ương đảng những năm trước khi bị cáo buộc làm hại nền kinh tế quốc gia qua các vụ vỡ nợ của Vinashin, Vinalines năm 2012 và kỳ bỏ phiếu tín nhiệm hồi năm ngoái.
Giới bình luận quốc tế cho rằng Nguyễn Tấn Dũng có khuynh hướng cải cách, muốn nghiêng hơn về phía Tây phương, cũng từng lên tiếng đả kích (gián tiếp) Trung Quốc bá quyền bành trướng trên biển Đông. Trong khi đó, Nguyễn Phú Trọng bị coi là một kẻ bảo thủ, nghiêng hơn về phía Trung Quốc, có thể sẽ làm giới đầu tư quốc tế âu lo.
Nền kinh tế của Việt Nam vốn trông cậy phần lớn vào sản xuất và xuất cảng của giới đầu tư nước ngoài. Nếu họ bỏ chạy, Việt Nam khó tránh khỏi khốn đốn và lại càng lún sâu hơn nữa vào lòng lệ thuộc nền kinh tế Trung Quốc.
“Một số nhà đầu tư quốc tế đang khựng lại để xem diễn biến chính trị của Việt Nam ra sao. Tôi chưa bao giờ thấy có một cuộc thay đổi lãnh tụ lại chia rẽ nặng nề như tại một nước Cộng Sản.” Lời một nhà đầu tư tài chính Tây phương giấu tên nhận xét trên bản tin của hãng thông tấn Reuters.
Reuters cũng dẫn nguồn tin từ một số đảng viên cấp cao giấu tên tham dự cuộc họp Trung Ương đảng hồi đầu tuần trước, nói rằng tên ông Nguyễn Tấn Dũng không nằm trong số “tứ trụ triều đình” được Trung Ương đảng đề cử cho kỳ họp đại hội đảng lần này.
Lý do gạt ông Nguyễn Tấn Dũng ra ngoài, theo giới phân tích gia cũng như giới ngoại giao có những quan hệ với các đảng viên cấp cao được Reuters đề cập, là đòn đánh phủ đầu của phe bảo thủ vì họ sợ nếu ông ta lên làm tổng bí thư, ông ta có thể thay đổi chiều hướng của đảng CSVN bây giờ.
“Họ bằng tất cả mọi cách ngăn chặn ông ấy leo thang quyền lực.” Ông Jonathan London, giáo sư tại đại học Hongkong và là một người theo dõi sát tình hình Việt Nam nhận xét.
Tuy nhiên, điều này chưa có nghĩa là phe của Nguyễn Phú Trọng đã toàn thắng. Như Vũ Ngọc Hoàng, phó trưởng ban thường trực “Ban tuyên giáo Trung Ương” nói trên tờ Thanh Niên ngày 18 tháng 1, 2016 thì “Hội Nghị Trung Ương 14 (đầu tuần trước) thông qua danh sách đề cử nhân sự cho khóa tới chỉ là bước chuẩn bị đầy trách nhiệm của khóa tiền nhiệm đối với khóa sau. Đại hội đảng 12 sẽ quyết định cuối cùng về nhân sự khóa mới và quyết định 244 của Trung Ương không cản trở các nhân sự mới được quyền ứng cử tại đại hội.”
Chính vì vậy, ông J. London cho rằng không nên loại trừ khả năng ông Nguyễn Tấn Dũng tìm cách lật ngược tình thế.
“Dũng có nhiều hậu thuẫn ở trong đảng và ở cấp gần thượng tầng. Nếu có ai có thể mở chiến dịch lật ngược được tình thế thì có thể là ông ta,” ông London nói.
Khi trả lời phỏng vấn của tờ Thanh Niên, ông Vũ Ngọc Hoàng xác nhận, sau nhiều cuộc thảo luận của Trung Ương đảng cũng như Bộ Chính Trị CSVN, lúc đầu thì có đề nghị hai hay 3 ông trong nhóm “tứ trụ” ngồi lại, nhưng cuối cùng “Bộ Chính Trị họp thảo luận và thống nhất đề nghị với Trung Ương chọn phương án chỉ ở lại 1 trường hợp để bảo đảm tính kế thừa, ổn định và tạo điều kiện trẻ hóa cán bộ, nên không chọn phương án ở lại 2-3. Trung Ương đã thảo luận qua 2 kỳ và quyết định chọn phương án giữ lại 1 trường hợp đặc biệt để giới thiệu tổng bí thư. Tập thể Bộ Chính Trị họp, thảo luận và thống nhất rất cao, giới thiệu 1 đồng chí ở lại tham gia khóa 12...”
Dù bất cứ ai trong nhóm này ngồi lại, vẫn chỉ là trò đấu đá “rượu cũ, bình cũ” của những kẻ tham quyền cố vị, giành giật ngôi thứ đè đầu cưỡi cổ nhân dân. Trong chế độ độc tài đảng trị, người dân Việt Nam không có quyền quyết định vận mệnh chính trị của mình. (TN)
No comments:
Post a Comment