Tôi yêu đất nước tôi, quê hương tôi, tôi yêu sông xanh, núi biếc, yêu gió, yêu trăng, chim muông, hoa lá, tôi yêu cả người nước tôi, hiền hòa dể mến, tôi nhớ lắm vì người nước tôi đã rất khéo léo. Tuy trọng đạo nghĩa Thánh Hiền, cũng như phong tục tập quán, văn chương nghệ thuật… nhưng với những câu hóm hỉnh, mộc mạc hồn nhiên ở từ ngữ thể hiện dung dị và ngộ nghĩnh “hò, vè, hát ru” … đã làm thành tục ngữ, những bất ngờ thú vị trong ca dao tình yêu Nam bộ, nó trữ tình không thể tả nổi. Cái tình tứ, lãng mạn, ôm gọn dân tộc trong lòng, muôn đời nghìn kiếp không sao quên được những câu ca lời hát của tổ tiên.
Tôi ghi lại “Những Nụ Hôn Trong Ca Dao Miền Nam” trong ý thức trân trọng, đánh dấu những ấn tượng hiện ra trong trí về nụ hôn trong ca dao miền Nam. Tính cách của người Nam bộ thể hiện qua ca dao rất phong phú, đa dạng của từng vùng, miền, khác nhau. Dù Nam hay Bắc, đều có những đặc tính chung nhất định của người Việt Nam. Vì vậy bài viết này chỉ xin nêu một số tính cách của con người Nam bộ. Sưu tầm được trong khi lạc bước…
Hầu hết mọi người từng ít nhất một lần hôn nhau để thực hiện tình cảm và cử chỉ thương yêu, hiện nay đặc biệt phổ biến. Một điều chắc chắn nụ hôn đồng hành cùng nhân loại từ lâu lắm.
Ở một phạm vi nào đó người ta vẫn cho rằng, nụ hôn đem lại niềm thích thú, do hai môi chạm nhau, sẽ tạo ra một dòng điện.
Nụ hôn, gần như món ăn không thể thiếu của những đôi uyên ương. Nhưng hôn như thế nào thì không phải ai cũng biết. Để biểu lộ tình yêu và khơi dậy cảm xúc nơi ngươì mình yêu và sẽ đặt đôi môi mềm mại của mình vào đâu? Đó là những vùng da nhạy cảm, mềm mại…
Phụ nữ thường thích được tặng quà quý nhất là những nụ hôn ngọt ngào…
Nụ hôn trong ca dao Miền Nam cũng không kém phần nóng bỏng và rất ư là mùi mẫn, gợi tình. Người miền Nam thường dùng chữ Hun thay vì nói Hôn. Sau đây là những kiểu hun trong ca dao miền Nam:
Khi chưa yêu, các chàng trai làng mới liếc nhìn ai thấp thoáng qua rặng trâm bầu tà áo bà ba phất phới, chàng đứng trên cầu Ô Rô mà lòng đã thấy sục sôi, bừng bừng lửa yêu rồi, nên chàng bạo dạn có những lời tỏ tình khá táo bạo sỗ sàng, nhưng hình ảnh thì lại hết sức ngộ nghĩnh, dí dỏm:
Một nụ hôn như hàng nghìn đời nay đã có, quen thuộc và cũ rích. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn đang hưởng một nụ hôn nhàm chán. Đôi khi cổ điển nhưng rất lãng mạn.
Một chàng trai có nụ hôn môi nồng nàn, quyến rũ dễ khiến cô gái say mê.
Bao đời nay, những người yêu nhau vẫn hôn môi, khác biệt là ở chỗ bạn có biết “thưởng thức” đôi môi bạn tình hay không? Nụ hôn nhẹ nhàng hôn phớt lên má, hay nụ hôn dữ dội “kiểu Pháp” đều đem lại những đam mê bất tận.
Có người cho rằng nước Nga là nơi đầu tiên đưa nụ hôn vào nghi thức đám cưới, như một cách cam kết lời hứa bên nhau trọn đời.
Người La Mã hôn thay lời chào. Hoàng đế La Mã cho phép người dân tỏ lòng sùng kính bằng cách hôn lên người của ông từ chân tới má.
Thế kỷ 16 ở nước Anh, nụ hôn bắt nguồn từ trái táo. Một trái táo được bổ ra thành nhiều miếng nhỏ và thiếu nữ sẽ đem những miếng táo đó ra hội chợ đi lòng vòng đến khi phát hiện ra một chàng trai đáng được cô hôn. Cô gái sẽ mời chàng trái táo, mỗi lần chàng ăn hết một miếng táo là họ trao nhau một nụ hôn, khi ăn hết cả quả táo, chàng trai lại chờ đợi một thiếu nữ khác đến để tiếp tục trò chơi.
Nụ hôn xóa nhòa tội lỗi và tha thứ mọi lỗi lầm, cũng như bản chất của nụ hôn là một thủ thuật đáng yêu, để chấm dứt cuộc nói chuyện khi từ ngữ trở nên thừa thài.
Những người bạn, dành cho nhau nụ hôn trên má. Những người yêu nhau dành cho nhau nụ hôn trên môi. Những nụ hôn cho đi là cả những cảm xúc theo đó đến người nhận…
Cuối cùng dù bạn hôn và được hôn ở đâu thì chân thành và nồng nàn vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Chính tình yêu của bạn sẽ giúp cho nụ hôn của bạn trở nên tuyệt vời hơn bao giờ hết.
Hoàng Ánh Nguyệt
(Sưu tầm)
Tôi ghi lại “Những Nụ Hôn Trong Ca Dao Miền Nam” trong ý thức trân trọng, đánh dấu những ấn tượng hiện ra trong trí về nụ hôn trong ca dao miền Nam. Tính cách của người Nam bộ thể hiện qua ca dao rất phong phú, đa dạng của từng vùng, miền, khác nhau. Dù Nam hay Bắc, đều có những đặc tính chung nhất định của người Việt Nam. Vì vậy bài viết này chỉ xin nêu một số tính cách của con người Nam bộ. Sưu tầm được trong khi lạc bước…
Hầu hết mọi người từng ít nhất một lần hôn nhau để thực hiện tình cảm và cử chỉ thương yêu, hiện nay đặc biệt phổ biến. Một điều chắc chắn nụ hôn đồng hành cùng nhân loại từ lâu lắm.
Ở một phạm vi nào đó người ta vẫn cho rằng, nụ hôn đem lại niềm thích thú, do hai môi chạm nhau, sẽ tạo ra một dòng điện.
Nụ hôn, gần như món ăn không thể thiếu của những đôi uyên ương. Nhưng hôn như thế nào thì không phải ai cũng biết. Để biểu lộ tình yêu và khơi dậy cảm xúc nơi ngươì mình yêu và sẽ đặt đôi môi mềm mại của mình vào đâu? Đó là những vùng da nhạy cảm, mềm mại…
Phụ nữ thường thích được tặng quà quý nhất là những nụ hôn ngọt ngào…
Nụ hôn trong ca dao Miền Nam cũng không kém phần nóng bỏng và rất ư là mùi mẫn, gợi tình. Người miền Nam thường dùng chữ Hun thay vì nói Hôn. Sau đây là những kiểu hun trong ca dao miền Nam:
Khi chưa yêu, các chàng trai làng mới liếc nhìn ai thấp thoáng qua rặng trâm bầu tà áo bà ba phất phới, chàng đứng trên cầu Ô Rô mà lòng đã thấy sục sôi, bừng bừng lửa yêu rồi, nên chàng bạo dạn có những lời tỏ tình khá táo bạo sỗ sàng, nhưng hình ảnh thì lại hết sức ngộ nghĩnh, dí dỏm:
Bớ cô má lúm đồng tiềnChẳng lẽ các cô gái nghe vậy đưa má cho “cha căng chú kiết” nào hun sao? Nhưng anh ta không sờn lòng nản chí mà nhỏ nhẹ kỳ kèo, lời nói nghe khó tin. Nhưng hề gì, cốt cho nàng thấu hiểu lòng một anh chàng si tình nên “liều mạng”:
Cho hun một chút đỡ ghiền khi xa
Đôi mình mới gặp ngày nayHay không bằng hên, bằng lì, ở đời có may có rủi, ăn nhau ở nước bền, chàng nghĩ, sông có khúc, người có lúc, chàng cứ nài nỉ riết, cứ kỳ kèo riết cũng có ngày nàng xiêu lòng, bật cười nàng đáp:
Cho hun một chút, em Hai đừng phiền.
Muốn hun thì hun cho liềnĐược nước chàng tiến tới liền không do dự, miễn sao nàng hiểu chàng phải ngọa ngôn để được nàng ưng thuận:
Đừng làm thổ lộ xóm giềng cười em.
Tui hun mình dẫu có la làngAnh chàng này lợi dụng hun bạo quá. Nhưng nhờ cái tài lẻo mép, nên các nàng chỉ nhắm mắt thưởng thức mà đâu nỡ la. Cho nên có cô nàng cũng xoa dịu, xuống nước nhỏ, vì chưng trong lòng cũng toại ý, thấy thích thích:
Thì tui ra xóm hai đàng chịu phạt chung
Tui hun mình dẫu có làm hung
Nhơn cùng tất biến, tui chun xuống sàn.
Phải chi em được ở chungNghe nàng nói vậy anh chàng quá xúc động:
Thì đâu đến nỗi anh hun gối mòn.
Thấy em gò má hồng hồngBỗng trong lòng chàng nghe rạo rực, trong tâm trạng rất vui, tràn đầy niềm tin nên sấn tới:
Phải chi em đừng mắc cỡ, anh bồng anh hun.
Trứng vịt đổ lộn trứng gàAnh thương nàng nhỏ thó, anh không ưng trứng vịt bự, mà ưng nhỏ nhỏ như trứng gà. Nghe anh nói vậy nàng hình như cảm thông, mặc dầu không thốt ra lời nhưng cũng thấy trong tim cảm giác rung động, chẳng những không mắc cỡ mà còn thách;
Thấy em nhỏ thó anh đà muốn hun.
Hun trước một miếng mà chơiTrong thời gian đợi chờ thì chàng lại thấy trong lòng ngan ngát một sự say sưa thèm muốn khác hẳn nên chàng phải tranh thủ hun một miếng:
Mâm trầu hủ rượu kết đôi vợ chồng.
Hun em anh hít lấy hơiKhi chưa thành vợ thành chồng thì thèm hun cho đỡ ghiền, còn muốn để dành hơi…Đến khi cá đã cắn câu… trong lúc đang làm lễ vu qui, và đứng trước bàn thờ, hai người đang quì lại song thân, tạ ơn công sinh thành. Anh cảm động, khều nàng thỏ thẻ:
Lỡ khi phòng vắng còn mùi của em.
Trâm vàng giắt chặt tua rungCòn không bao lâu nữa đã đến chốn phòng loan, động phòng hoa chúc, hơn nữa đang lúc làm lễ từ đường, làm gì mà gấp vậy, nàng nhỏ nhẹ khất nợ:
Em ơi day mặt lại anh hun cho đỡ lòng.
Xung quanh cô bác giáp vòngLời khất của nàng làm chàng hết chịu nỗi:
Anh muốn hun về chốn loan phòng sẽ hun.
Dao vàng tra cán gỗ munQuay sang nàng bất kể bà con cô bác hai họ… chàng hun lia lịa. Cho thấy rằng người xưa cũng yêu nhau tình tứ và lãng mạn lắm…
Thương em bất tử muốn hun bây giờ!
Một nụ hôn như hàng nghìn đời nay đã có, quen thuộc và cũ rích. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn đang hưởng một nụ hôn nhàm chán. Đôi khi cổ điển nhưng rất lãng mạn.
Một chàng trai có nụ hôn môi nồng nàn, quyến rũ dễ khiến cô gái say mê.
Bao đời nay, những người yêu nhau vẫn hôn môi, khác biệt là ở chỗ bạn có biết “thưởng thức” đôi môi bạn tình hay không? Nụ hôn nhẹ nhàng hôn phớt lên má, hay nụ hôn dữ dội “kiểu Pháp” đều đem lại những đam mê bất tận.
Có người cho rằng nước Nga là nơi đầu tiên đưa nụ hôn vào nghi thức đám cưới, như một cách cam kết lời hứa bên nhau trọn đời.
Người La Mã hôn thay lời chào. Hoàng đế La Mã cho phép người dân tỏ lòng sùng kính bằng cách hôn lên người của ông từ chân tới má.
Thế kỷ 16 ở nước Anh, nụ hôn bắt nguồn từ trái táo. Một trái táo được bổ ra thành nhiều miếng nhỏ và thiếu nữ sẽ đem những miếng táo đó ra hội chợ đi lòng vòng đến khi phát hiện ra một chàng trai đáng được cô hôn. Cô gái sẽ mời chàng trái táo, mỗi lần chàng ăn hết một miếng táo là họ trao nhau một nụ hôn, khi ăn hết cả quả táo, chàng trai lại chờ đợi một thiếu nữ khác đến để tiếp tục trò chơi.
Nụ hôn xóa nhòa tội lỗi và tha thứ mọi lỗi lầm, cũng như bản chất của nụ hôn là một thủ thuật đáng yêu, để chấm dứt cuộc nói chuyện khi từ ngữ trở nên thừa thài.
Những người bạn, dành cho nhau nụ hôn trên má. Những người yêu nhau dành cho nhau nụ hôn trên môi. Những nụ hôn cho đi là cả những cảm xúc theo đó đến người nhận…
Cuối cùng dù bạn hôn và được hôn ở đâu thì chân thành và nồng nàn vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Chính tình yêu của bạn sẽ giúp cho nụ hôn của bạn trở nên tuyệt vời hơn bao giờ hết.
Hoàng Ánh Nguyệt
(Sưu tầm)
No comments:
Post a Comment