20 August 2014

Tin ngắn đáng chú ý

Triều Tiên đổ quân lên biên giới, sẵn sàng "đối phó với Trung Quốc"

Báo Chosun Ilbo của Hàn Quốc hôm nay đưa tin Bắc Triều Tiên đã điều động Sư đoàn 12, với 80 xe tăng lên biên giới Hoa Lục, và sẵn sàng "cho các hoạt động tấn công".

Theo báo Hàn Quốc, thì Sư đoàn 12 được Quân ủy Trung ương Triều Tiên thành lập năm 2010 với mục đích là "phản ứng với các tình huống khẩn cấp từ phía quân Trung Quốc". Hôm qua, 80 xe tăng thuộc lữ đoàn 42 thuộc sư đoàn 12 đã được điều đến tỉnh Ryanggang, giáp với biên giới Hoa Lục. Trong số các xe tăng này, thì ngoài những xe tăng thời Liên Xô, còn có những chiếc tối tân với hệ thống điều khiển điện tử.

Theo nhận định của phía Nam, thì các hoạt động này nhằm sẵn sàng đối phó với sức ép từ phía Bắc Kinh trong việc đòi hỏi Bình Nhưỡng từ bỏ các chương trình hạt nhân của họ. Nguyên văn, tờ Chosun Illbo viết: "Các hoạt động này ghi nhận nỗi sợ đồng minh thân cận Hoa Lục có thể quay lưng với phía Bắc trong việc gây áp lực về chương trình hạt nhân".

Dưới thời của chủ tịch quân ủy Kim Jong-un, Bắc Triều Tiên đã không ít lần tỏ thái độ không hợp tác với đồng minh Hoa Lục. Mối quan hệ giữa hai nước láng giềng này cũng đang trở nên căng thẳng hơn trong thời gian gần đây, theo nhận định của các nhà phân tích phương Tây, với việc Bắc Kinh thắt chặt quan hệ với Mỹ và cả Hàn Quốc.

Tháng Bảy năm nay, lần đầu tiên trong lịch sử, chủ tịch Hoa Lục tới thăm Hàn Quốc trước khi thăm Bắc Triều Tiên. Chuyến thăm c Tập Cận Bình tới Seoul được cho là thể hiện xu hướng mới của Bắc Kinh trong vấn đề bán đảo Triều Tiên.
**

Chính quyền địa phương không đều sẵn sàng ủng hộ quyết định điều tra Chu Vĩnh Khang

Ngày 19.8, tờ South China Morning Post (SCMP) tại Hồng Kông đưa tin giới lãnh đạo đảng của 31 tỉnh, thành, khu tự trị ở Hoa Lục đã lần lượt công khai ủng hộ quyết định của trung ương điều tra cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang với cáo buộc “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”, một thuật ngữ ám chỉ tham nhũng. Tuy nhiên, SCMP dẫn lời giới phân tích cho rằng sự chậm trễ trong việc nhất trí ủng hộ điều tra Chu cho thấy dấu hiệu chần chừ trong đảng ủy một số tỉnh, thành về vấn đề này. Điều đó cũng cho thấy không phải lãnh đạo đảng của tất cả chính quyền địa phương đều sẵn sàng ủng hộ quyết định điều tra ông Chu, một phần chiến dịch chống tham nhũng do Tập Cận Bình phát động.


Chu Vĩnh Khang (giữa) 
từng được xem là một
nhân vật quyền lực ở Hoa Lục

Quyết định điều tra ông Chu được công bố từ ngày 29.7, nhưng đến ngày 2.8, đảng ủy tỉnh Thanh Hải mới tiến hành họp bàn về quyết định đó và mãi đến ngày 17.8, cổng thông tin điện tử qhnews.com của tỉnh mới đăng thông báo ủng hộ điều tra ông Chu, theo SCMP. Nhà bình luận Hồ Tinh Đẩu tại Viện Công nghệ Bắc Kinh nhận định việc chính quyền địa phương mất nhiều ngày mới đưa ra phản ứng về quyết định của trung ương là “không bình thường” và “điều đó cho thấy vẫn còn sự tranh cãi trong giới quan chức và không phải ai cũng ủng hộ ông Tập mà không lưỡng lự”.

No comments:

Post a Comment