Lực lượng vũ trang Trung Quốc tuần tra 24/24 trên đường phố Urumqi, thủ phủ Tân Cương
Urumqi.- Ngày 4 tháng 7, 2013, mạng thông tin chính thức của nhà cầm quyền Trung cộng tại Tân Cương đã đăng lệnh truy nã 11 người bị cáo buộc có liên quan tới các vụ bạo động gần đây ở khu tự trị này đang bị Hán hoá.
Theo hãng tin AP hôm 30 tháng 6, các lực lượng bán quân sự Tàu Cộng đã bắt đầu tuần tra suốt ngày đêm tại Tàu Cộng , tây bắc Trung Quốc, sau khi xảy ra một loạt vụ đụng độ đẫm máu ở đây.
11 người bị nêu tên trên trang web Thiên Sơn của Khu tự trị Tân Cương có độ tuổi từ 24 đến 38. Phần lớn trong số các nghi phạm này mới học cấp tiểu học, cảnh sát địa phương cho hay. Trong số 11 người bị Tân Cương liệt vào danh sách cần truy bắt khẩn cấp, có hai nghi phạm bị nhà chức trách cáo buộc tội đã giết hại các nhân viên an ninh và những công nhân xây dựng.
Cảnh sát cũng công bố thêm những chi tiết mới liên quan tới vụ bạo loạn xảy ra vào sáng hôm 26/6 tại thị trấn Lukqun thuộc huyện Turban, làm 35 người thiệt mạng, trong đó có 11 kẻ bạo loạn.
Hãng thông tấn Tân Hoa dẫn lời nhà chức trách cho hay một đám đông dùng dao tấn công các sở cảnh sát, tòa nhà chính quyền địa phương, một công trình xây dựng, phóng hỏa đốt xe cảnh sát.
Tiếp đó, theo nguồn tin báo chí Tàu Cộng , tới ngày 28 tháng 6, hơn 100 người cầm dao và đi xe máy đã tấn công nhằm vào một đồn cảnh sát tại thành phố Hotan, cũng thuộc Khu tự trị Tân Cương.
Tờ Thời báo Hoàn cầu số ra ngày 29/6/2013 đã viết rằng, “những kẻ khủng bố” đã gây bạo loạn tại thành phố Hotan, “dùng vũ khí tấn công nhiều người sau khi tập trung tại các cơ sở tôn giáo”.
Mạng Thiên Sơn dẫn lời một quan chức địa phương nói rằng, "chúng tôi mong rằng, sẽ càng có nhiều người cung cấp thông tin cho chúng tôi, để những kẻ khủng bố không còn nơi nào ẩn náu".
Trang web cũng cho biết, những ai cung cấp thông tin chỉ điểm cho cảnh sát bắt hay giết được những người này sẽ được thưởng từ 50.000 đến 100.000 Nhân dân tệ (từ 8.100 tới 16.200 USD).
Trước đó, trong hai ngày 26 và 28 tháng 6, một số vụ bạo động đã xảy ra tại Khu tự trị Tân Cương, làm ít nhất 35 người chết. Riêng vụ 26 tháng 6 là cuộc bạo loạn đẫm máu nhất trong vòng 4 năm qua.
"Chúng tôi coi vụ việc này là hành động tấn công khủng bố bạo lực", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Tàu Cộng Hoa Xuân Doanh cho hay trong cuộc họp báo diễn ra hôm 28 tháng 6 tại Bắc Kinh.
Thực sự thì những người mà Tàu cộng lùng bắt là những thanh niên Duy Ngô Nhĩ yêu nước chống lại ách thống trị của Bắc Kinh. Thời báo Hoàn Cầu hôm 2 tháng 7 cho biết, khoảng 100 người Duy Ngô Nhĩ tới Syria giúp quân nổi dậy. Và một số trở về Tân Cương, tiến hành bạo động hòng thành lập nhà nước Đông Turkestan.
Nhật Bản công bố bạch thư 2013 tố cáo Tàu Cộng “tìm cách thay đổi hiện trạng bằng vũ lực”
Nhật Bản lo ngại những hành động nguy hiểm tiềm tàng trên biển của Trung Quốc có thể dẫn đến "tình huống bất ngờ" và Bắc Kinh nên hành động theo thông lệ quốc tế chứ không phải bằng cách dùng vũ lực.
“Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản” 2013 viết để giải quyết xung đột lợi ích, "Trung Quốc đã tìm cách thay đổi hiện trạng bằng vũ lực, không phù hợp với luật pháp quốc tế hiện hành". Một trong những mục tiêu của Trung Quốc là "làm suy yếu sự kiểm soát biển đảo của nước khác” và củng cố tuyên bố chủ quyền "thông qua nhiều hoạt động khác nhau và sử dụng vũ lực”.
Theo “Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản”, hành động “bắt nạt” của Trung Quốc ở các vùng biển xung quanh Senkaku/Điếu Ngư là rất nguy hiểm và có thể gây ra xung đột. Các hoạt động của Trung Quốc bao gồm xâm phạm lãnh hải, không phận của Nhật Bản và thậm chí là “hành động nguy hiểm có thể gây ra sự cố bất ngờ”. Sách trắng nêu ra vụ một tàu khu trục Trung Quốc chĩa radar nhắm bắn vào một tàu khu trục của Nhật Bản hồi tháng 1/2013.
“Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản” cũng bày tỏ lo ngại về chương trình phát triển hạt nhân-tên lửa của Triều Tiên, nói rằng tên lửa đạn đạo của nước này có khả năng bắn tới nước Mỹ. Nó cũng đề cập đến tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết với Nga về các Vùng lãnh thổ phương Bắc (mà phía Nga được gọi là quần đảo Nam Kuril) và với Hàn Quốc về hòn đảo nhỏ gọi là Takeshima mà Hàn Quốc gọi là Dokdo.
Một lần nữa, “Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản” cho rằng liên minh Nhật-Mỹ là "không thể thiếu" và việc triển khai ở Okinawa của máy bay MV-22 Osprey sẽ đóng góp vào hòa bình và ổn định trong khu vực.
Sách trắng cũng đề cập khả năng cho phép Nhật Bản tấn công phủ đầu đối phương, chống lại các mối đe dọa rõ ràng nhắm vào Nhật Bản. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Onodera cho biết điều này là để đối phó với các chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Đây là lần đầu tiên Nhật Bản công bố “Sách trắng Quốc phòng” kể từ khi ông Shinzo Abe quay lại giữ chức thủ tướng. Ông Abe đã bày tỏ ý muốn sửa đổi bản hiến pháp hòa bình do các lực lượng chiếm đóng Mỹ soạn thảo sau khi Nhật Bản đầu hàng phe đồng minh năm 1945.
Nhật Bản công bố bạch thư 2013 tố cáo Tàu Cộng “tìm cách thay đổi hiện trạng bằng vũ lực”
Nhật Bản lo ngại những hành động nguy hiểm tiềm tàng trên biển của Trung Quốc có thể dẫn đến "tình huống bất ngờ" và Bắc Kinh nên hành động theo thông lệ quốc tế chứ không phải bằng cách dùng vũ lực.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Onoder.
“Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản” 2013 viết để giải quyết xung đột lợi ích, "Trung Quốc đã tìm cách thay đổi hiện trạng bằng vũ lực, không phù hợp với luật pháp quốc tế hiện hành". Một trong những mục tiêu của Trung Quốc là "làm suy yếu sự kiểm soát biển đảo của nước khác” và củng cố tuyên bố chủ quyền "thông qua nhiều hoạt động khác nhau và sử dụng vũ lực”.
Theo “Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản”, hành động “bắt nạt” của Trung Quốc ở các vùng biển xung quanh Senkaku/Điếu Ngư là rất nguy hiểm và có thể gây ra xung đột. Các hoạt động của Trung Quốc bao gồm xâm phạm lãnh hải, không phận của Nhật Bản và thậm chí là “hành động nguy hiểm có thể gây ra sự cố bất ngờ”. Sách trắng nêu ra vụ một tàu khu trục Trung Quốc chĩa radar nhắm bắn vào một tàu khu trục của Nhật Bản hồi tháng 1/2013.
“Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản” cũng bày tỏ lo ngại về chương trình phát triển hạt nhân-tên lửa của Triều Tiên, nói rằng tên lửa đạn đạo của nước này có khả năng bắn tới nước Mỹ. Nó cũng đề cập đến tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết với Nga về các Vùng lãnh thổ phương Bắc (mà phía Nga được gọi là quần đảo Nam Kuril) và với Hàn Quốc về hòn đảo nhỏ gọi là Takeshima mà Hàn Quốc gọi là Dokdo.
Một lần nữa, “Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản” cho rằng liên minh Nhật-Mỹ là "không thể thiếu" và việc triển khai ở Okinawa của máy bay MV-22 Osprey sẽ đóng góp vào hòa bình và ổn định trong khu vực.
Sách trắng cũng đề cập khả năng cho phép Nhật Bản tấn công phủ đầu đối phương, chống lại các mối đe dọa rõ ràng nhắm vào Nhật Bản. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Onodera cho biết điều này là để đối phó với các chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Đây là lần đầu tiên Nhật Bản công bố “Sách trắng Quốc phòng” kể từ khi ông Shinzo Abe quay lại giữ chức thủ tướng. Ông Abe đã bày tỏ ý muốn sửa đổi bản hiến pháp hòa bình do các lực lượng chiếm đóng Mỹ soạn thảo sau khi Nhật Bản đầu hàng phe đồng minh năm 1945.
No comments:
Post a Comment