1.-
Từ năm giờ chiều, chúng tôi đã biết rằng tối đó lực lượng chủ lực Cộng Sản sẽ tấn công quận. Các tin tức tình báo từ Vùng, Tỉnh đã báo động cho quận chúng tôi trong vài ba ngày trước.
Thực sự, dù không có tin tình báo của các cơ quan thẩm quyền trên, chúng tôi tại địa phương quận cũng đã cảm thấy điều này. Ðó là khi có lực lượng chủ lực của địch đổ về, lực lượng du kích và địa phương địch chung quanh quận cũng bám sát vào vòng đai phòng thủ quận.
Các viên chức xã ấp nhiều kinh nghiệm đã báo cáo điều này. Dân chúng ở các làng xã chung quanh, đã thấy lực lượng chính qui địch về và trong dịp đi chợ, đã xầm xì báo cho thân nhân đề phòng và tình báo quận nhận được.
Một giờ khuya, trong cái lạnh tháng mười ở miền Trung, địch bắt đầu pháo kích vào quận thật dữ dội. Hàng trăm quả pháo nổ tung khắp nơi. Không còn phân biệt được tiếng nổ nữa mà chỉ nghe như tiếng mưa rơi rào rào của làn đạn bay và tiếng nổ như pháo ngày tết.
Mọi người bừng dậy tìm nơi ẩn núp, nhưng chưa có tiếng súng bắn trả. Các sĩ quan trong quận hò hét lính chạy vào hố chiến đấu, súng sẵn sàng chĩa ra phía trước chờ lệnh.
Ðợt pháo đầu tiên thật khủng khiếp. Vài nới trong quận lửa đã bùng cháy với nhiều tiếng nổ tiếp theo. Chưa đầy mười phút, đợt pháo kích thứ hai cũng khủng khiếp không kém.
Tiếng pháo vừa dứt, tiếng kèn thúc quân và tiếng hô “xung phong, giết, giết” vang rền tứ phía.
Ðợt tấn công vào quận bắt đầu. Ðáp lại, tiếng súng đại liên ở hai pháo đài phía bắc và phía nam của vòng đai phòng thủ quận bắt đầu nổ. Tiếng súng trung liên, súng trường, đủ loại đồng loạt vang trời. Tiếng mìn clemore từ các bãi mìn nổ tung. Tiếng kèn thúc quân của địch cũng như tiếng hô “xung phong, giết, giết” chợt im tiếng. Chỉ năm ba phút kế tiếp, tiếng pháo kích lại vang dội tứ phía. Ðịch pháo kích lần thứ ba, dữ dội hơn và đây là lần xung phong chính, để dứt điểm. Tiếng đại liên lại nổ vang rền, nhưng lần này thiếu mất khẩu phía nam, có lẽ đã bị đặc công mò vào ném lựu đạn hoặc bộc phá, làm câm tiếng. Vòng đai phòng thủ có vẻ lúng túng ở góc nam. Tình thế có vẻ nguy kịch.Thiếu Tá Quận trưởng kiêm Chi Khu Trưởng, từ lúc dầu đã điều động nhịp nhàng sự chiến đấu, đã được các cố vấn Mỹ tại quận, gọi tiếp cứu, để đưa máy bay lên yểm trợ.
Có tiếng máy bay trực thăng từ Ðà Nẵng vào, đèn rọi sáng. Mọi người lên tinh thần. Có tiếng la “trực thăng hỏa long lên rồi”.
Những vệt sáng từ dưới đất bay vút lên trời, do những lằn đạn bắn máy bay từ các ổ kháng cự của địch bắn lên. Hai chiếc máy bay rọi đèn sáng, bay quanh một vòng và chắc đã thấy rõ địch quân đang tháo chạy phía dưới nên tiếng súng từ máy bay đã bắt đầu nổ. Một loại tiếng nổ thật lạ, như những tiếng ầm ì, ù ù liên tục, như tiếng cối xay lúa kêu ồ ồ ở thôn quê ngày xưa. Tiếng súng và tiếng hò hét của địch quân im dần, tắt lịm trong đêm đen. Chỉ còn tiếng nổ ầm ì từ hai chiếc trực thăng, bay quần chung quanh quận. Hai ngọn đại liên của vòng đai phòng thủ quận nổ dòn tan, liên hồi, xoay vòng quanh các mục tiêu còn nghi ngờ, để thanh toán nốt các địch quân chưa tháo chạy kịp.
Hai chiếc trực thăng bay cao dần và mất hút về vùng biển, trở về căn cứ Ðà Nẵng. Trận đánh vào quận chấm dứt.
Ðịch quân thất bại nặng nề, gần sáu mươi xác chết bỏ lại chung quanh hàng rào phòng thủ quận. Mục đích chính để phá cuộc bầu cử Tổng Thống và Quốc Hội tháng 10 năm 1967 không đạt được. Tình hình an ninh quận thật nặng nề. Hầu như đêm nào các tiền đồn cũng đều bị đánh phá, pháo kích. Ðường quốc lộ 1 bị phá nát, mìn bẩy và cầu cống bị đặt mìn nổ gây hư hại.
2.-
Buổi trưa có Trưởng Chi Cảnh Sát Quận xin vào gặp tôi, trình hồ sơ của bốn tù binh.
- Tối qua mình bắt được bốn tù binh. Ba người bị thương, đã được băng bó. Tình trạng sức khỏe không có gì nguy hại đến tính mạng nên đã chuyển xuống nhà tạm giam. Một tù binh khác tên Nguyễn Ðức Thành, 21 tuổi, đưa tay đầu hàng, để bị bắt, không chống cự.
Tôi hỏi:
- Ở Quận, mình có quyền tạm giam các tù binh, trong bao lâu?
- Dạ, 48 tiếng đồng hồ, rồi phải giải về Tỉnh. Tuy nhiên nếu cần phải bổ túc hồ sơ lý lịch, mình phải xin phép giữ thêm 48 tiếng nữa.
- Nếu vậy bốn tù binh này mình giải về Tỉnh ngày mai. Ðâu có cần gì giữ họ lại nữa?
Ông ta ngần ngừ một chôc, rồi nói:
- Thực sự ba tù binh bị thương kia, tôi đồng ý giải họ về Tỉnh ngay, nhưng tù binh Thành, tôi muốn trình Quận, xin cho nó được chuyển qua qui chế xin hồi chánh.
Tôi chau mày ngạc nhiên:
- Tại sao?
- Thứ nhất nó đưa tay hàng để khỏi bị lính mình bắn chết vì muốn hồi chánh. Trong túi nó có giữ tờ giấy Hồi chánh do máy bay mình thả xuống các nơi trong núi, để các cán binh Cộng Sản muốn về qui thuận, giữ một tờ để làm bắng chứng, khi ra đầu thú. Thứ hai, thú thật với Quận, thằng nhỏ này là cháu của tôi, ở dưới xã Bình Triều, cháu gọi tôi bằng cậu, bên mẹ nó. Nó bị Cộng Sản bắt khi đi học dưới Hội An, về thăm nhà và ép buộc làm việc cho Cộng Sản, nếu không gia đình bị liên lụy.
Tôi đồng ý cho ba tù binh bị thương được chuyển về Tỉnh ngay. Còn tù binh Nguyễn Ðức Thành, để hồ sơ lại, cho Quận điều tra thêm, để có quyết định, xem anh ta có đủ điều kiện hưởng qui chế hồi chánh không.
Tôi cho gọi ông Xã Trưởng Bình Triều và Trưởng Chi Thông Tin Dân Vận và Chiêu Hồi đến quận, để tham khảo ý kiến.
Ông Xã Trưởng Bình Triều xác nhận:
- Dạ tên Thành này là dân Binh Triều. Nó xuống Hội An học. Hè rồi về quê nghỉ, đi với bạn gái qua Bình Quí chơi, bị Việt Cộng bắt. Còn nó có muốn hồi chánh hay không, tôi không biết, không có ý kiến.
Nói xong ông lại ngập ngừng, nhìn tôi và nhìn ông Trưởng Chi Thông Tin.
Tôi gật đầu, xoay qua ông Thông Tin. Ông Trưởng Chi Thông Tin thưa:
- Dạ, tên này đầu hàng, không mang vũ khí và có giữ giấy kêu gọi hồi chánh, xin để Chi Cảnh Sát điều tra thêm, trình về Tỉnh giải quyết trong thể thức hồi chánh.
Tôi bắt tay hai người khách, để họ ra về nhưng cố ý giữ ông Xã Trưởng lại một chốc, hỏi ông ta:
- Ông còn điều nào về tên tù binh này không, cho tôi biết thêm cho đầy đủ.
Ông Xã Trưởng lắc đầu, rôi nói nhỏ:
- Thật sự tôi không tin được cái thằng này. Từ nhỏ nó đã là một học trò thông minh nhưng hay mưu mẹo, nói một đàng, làm một nẻo. Xin ông cẩn thận. Vụ này cũng vậy.
Tôi ít khi bước xuống nhà tạm giam người tình nghi, nhưng trong trường hợp người tù binh này, tôi muốn tạt qua nhà tạm giam xem sao.
Tôi đi qua Chi Khu, gọi Trung Úy Trưởng Ban Hai, đi với tôi xuống nhà giam. Tù binh Nguyễn Ðức Thành được dẫn ra trình diện. Tôi hỏi:
- Anh học trường nào ở Hội An? Lớp mấy?
- Dạ, trường Trần Quý Cáp. Lớp Ðệ Tam A2.
- Thầy nào làm Hiệu Trưởng?
- Dạ, thầy Hoàng Trung.
- Ai dạy toán?
- Dạ, thầy Lưu Chí Kiên.
- Thế, thầy Trinh không còn dạy toán nữa à?
- Dạ, thầy Trinh đã đổi về Huế.
- Thầy Phan Khôi, Tống Khuyến còn dạy không?
- Dạ, còn. Thầy Phan Khôi dạy Anh văn. Thầy Tống Khuyến dạy Pháp văn
- Tại sao anh bỏ học Trần Quý Cáp, theo Việt Cộng?
- Dạ, em bị họ bắt, khi em về nghỉ hè, đi với người bạn qua thăm người bạn học khác bên Bình Quí, vì tưởng yên. Ai dè bị họ bắt, ép phải theo họ, nếu không thì bị thủ tiêu và cha mẹ liên hệ, đồng lõa.
Trong lúc nói chuyện, tôi cố ý nhìn thật thẳng vào mặt, vào đôi mắt anh ta. Anh ta có ý tránh cái nhìn xoáy tìm sự thật của tôi, nhìn đi nơi khác hoặc nhìn xuống bàn. Ðúng anh ta có khuôn mặt sáng sủa, thông minh nhưng cặp mắt thật lanh lợi, thật ...gian.
Buổi tối trong bữa cơm đạm bạc với Thiếu Tá Quận Trưởng và vài sĩ quan của Chi Khu, tôi nói trường hợp của tên tù binh, muốn hồi chánh, hỏi ý kiến ông Quận trưởng. Ông Thiếu Tá nói:
- Ông Phó quyết định, và trả lời cho Tỉnh. Tôi bận quá với tình hình chiến sự và áp lực địch thật nặng nề lúc này.
Ban đêm trong giấc ngủ li bì vì thiếu ngủ các đêm trước, đầy mộng mị, toàn là ác mộng, thấy quận bị Việt Cộng tràn ngập. Tôi chạy trong rừng, lại gặp tên tù binh ban chiều, xưng là bạn học của tôi ở trường Trần Quý Cáp, Hội An, cứu tôi và dẫn tôi chạy thoát. Nhưng mới ngồi xuống nghỉ dưỡng sức, chưa hoàn hồn, chưa kịp hít vài hơi thở, tên tù binh bây giờ trong bộ áo quần màu đen, chĩa mủi súng lục vào tôi, cười cười, “tao bắt được mày rồi, tao biết mày là ai và tao đâu có là bạn học của mày, ở Hội An”.
Tôi choàng tỉnh dậy, tim còn đập loạn xạ, nghe tiếng súng đì đùng từ xa vọng về, tôi chợt nhớ trường hợp của tên tù binh muốn xin hồi chánh. Có hai điểm làm tôi cười thầm trong đêm. Một là tên này khai là đồng môn của tôi tại trường Trần Quý Cáp Hội An. Các câu trả lời thật đúng. Hai là, hắn ta vì mê gái mà lụy vào thân, bị Việt Cộng bắt, khi đi thăm bạn gái ở làng khác, mất an ninh mà không biết. Ðúng là cái lãng mạn, ngu ngơ của tuổi trẻ lớn lên trong thời chiến tranh, loạn lạc. Hắn ta chỉ mới hai mươi mốt tuổi, nhỏ hơn tôi khoàng năm, sáu tuổi thôi. Chắc học trể vì chiến tranh. Tội nghiệp cho tuổi trẻ Việt Nam. Còn hắn ta có trá hàng hay không? Tôi có tin được những lời khai hay không? Tôi hoang mang hết sức. Tôi ngủ quên trở lại, đến sáng.
3.-
Năm 1972 tôi làm việc ở Vũng Tàu. Trong dịp tổ chức ngày lễ Ngày Cày Có Ruộng, để quảng bá luật Người Cày Có Ruộng, cải cách ruộng đất, do Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu mới ký như một chiến dịch chống lại tuyên truyền của Cộng Sản, tranh dành người nông dân về chính nghĩa Quốc gia.
Trong dịp này tôi gặp lại Thành, cán bộ Trung Tâm Huần Luyện Xây Dựng Nông Thôn Vũng Tàu. Thành mặc áo quần đen, đồng phục của Cán Bộ nhưng bảng tên lại là Ðức thay vì Thành. Tôi hơi ngạc nhiên nhưng không thắc mắc, nghĩ rằng anh đã đổi tên chăng? Anh ta có vẻ tránh tôi, khi thoạt nhận ra tôi.
Ngày hôm sau, trong khi rãnh rỗi, tôi đứng bên cạnh hội trường, anh bạn của tôi, có lẽ là trưởng đoàn Cán Bộ của Trung Tâm Huần Luyện Xây Dựng Nông Thôn, bước lại đứng nói chuyện. Anh bạn hỏi tôi:
- Hồi năm 1967 anh làm việc ở Quận Thăng Bình, tỉnh Quảng Tín, anh biết Ðức chứ?
Vừa nói anh chỉ người bạn tên Ðức đi đến. Tôi nói:
- Tôi nhớ năm 1967, tôi có biết một cán binh Việt Cộng bị bắt trong trận đánh vào Quận, sau đó anh ta xin hồi chánh. Nhưng tên anh đó là Thành, chứ không phải Ðức. Mà tôi nhớ hình như anh Thành đó cũng khá giống anh Ðức này. Hai anh em chăng?
Ðức lắc đầu:
- Dạ không. Em đổi tên khi về hồi chánh năm đó, vì lý do an ninh. Em có về thăm Thăng Bình một lần, nghe nói anh đã đổi về Sài Gòn. Nay lại gặp anh ở Vũng Tàu đây. Quả đất tròn và nhỏ thật.
Các việc chuẩn bị cho Ngày Người Cày Có Ruộng đã hoàn tất nên chúng tôi ngồi uống cà phê, nước ngọt nói chuyện cho vui.
Ðức kể:
“... Hồi năm 1969, em lại bị Việt Cộng bắt, khi đi xe đò từ Ðà Nẵng về Tam Kỳ, khi qua Mộc Bài, ranh giới giữa Quảng Nam và Quảng Tín thời đó. Chiếc xe đò Tiến Lực đang ì ạch chạy trong khúc đường gập ghình, đầy các mô đất, tài xế chợt thấy hai tên mặc áo quần đen núp đâu đó, chạy ra, chĩa súng vào xe. Xe ngừng lại. Một tên nhảy lên xe nhìn dớn dác mọi người, rồi chỉ em và hai người đàn ông nữa, bảo xuống xe gấp và nó sẵn sàng bóp cò khi ngón tay trỏ của nó đã siết vào cò súng.
Em nói:
- Tôi là học sinh.
Vừa nói em định thò tay vào túi quần lấy cái thẻ học sinh làm giả,đưa cho nó. Nó thúc một báng súng vào sườn em, gần té quị, hất đầu bảo chạy đi tới và tên đứng phía dưới, chĩa súng vào đầu em, định bắn. Em và hai người đàn ông kia, dơ tay lên và chạy theo hướng vào núi.
Em biết, kỳ này nó bắt được và tìm ra lý lịch của em về hồi chánh là cầm cái chết trong tay. Chỉ còn chết hoặc trốn thoát trước khi nó tìm ra tung tích. Tụi nó dẫn ba người vừa bị bắt chạy vào núi, chạy mãi có đến ba, bốn tiếng đồng hồ cũng chưa đến trụ sở nào của chúng. Trời đầy sương mù, gần tối mới đến một túp lều tranh. Tất cả vào trong nhà tranh đó. Tụi nó đem cơm trong túi xách ra ăn, còn mấy người bị bắt, bị trói gô hai tay ra sau lưng, ngồi bên gốc cột nhà.
Trong miền núi, trời tối thật nhanh. Hai tay em bị trói chặt quá đau nhức. Em ráng cựa quậy hai tay cho giây trói dãn ra chút đỉnh, đỡ đau. Bốn tên tụi nó chia nhau canh bọn em. Trời tối đen, chỉ nghe tiếng ngáy của mấy tên đã ngủ say. Em ráng xoay hai cổ tay cho sợi giây trói dãn ra thêm đôi chút. May quá, sợi giây dãn ra khá rộng, có thể kéo tay phải tuột ra. Em không dám cựa quậy, sợ nó nghe thì nguy. Chờ thật lâu, khi nghe nhiều tiếng ngáy, em thử xoay người một chút, xem có tiếng dộng tỉnh của bọn chúng không. Không có gì. Em nhỏm dậy, kéo cánh tay phải tuột hẳn ra khỏi sợi giây, lết lui một đoạn. Vẫn không có gì động tỉnh. Em xích lui thêm và liều trườn mình bò vào phía trước, Em đoán là mép rừng thấy mờ mờ trong bóng đêm đen. Em đứng lên, bắt đầu chạy vào rừng.
Kinh nghiệm sống trong rừng gần hai năm trước đây với chúng, em biết, muốn trốn mình phải chạy vào rừng, chạy ngược, chứ nếu chạy ra đường lớn, chạy xuống miền biển, là gặp chúng đón đường. Cứ thế em chạy mãi, chạy mãi, không biết trong bao lâu. Người va vào thân cây, bụi rậm, gai góc, đau điếng nhưng chân vẫn chạy đều. Ðến khi mệt quá, đi chậm chậm, thở đều nhè nhẹ. Không dám ho.
Trời sáng dần và chim chóc trong rừng bắt đầu ca hát vang nhưng em đâu còn đầu óc nào mà nghe. Nằm trong các bụi rậm, kê tai xuống đất, để nghe thử có tiếng động nào không, để đoán xem có gần đường lộ hay bìa rừng, có người qua lại không. Ðôi khi cũng có tiếng động chân người đi, em nhứn người qua bụi gai nhìn xem nhưng không đoán ra là dân chúng đi rừng hay lính tụi nó di chuyển. Ðành nằm yên. Bụng bắt đầu đói cồn cào, em phải hái ít lá cây mà trước đây ở trong rừng, biết rằng có thể ăn được, không sợ lá độc, cho bụng bớt đói.
Trời chiều dần, em di chuyển theo hướng ngược mặt trời, hy vọng sẽ về miền gần biển, gần quốc lộ, mới có thể thoát được. Khi gặp con sông, em biết đó là sông Trường Giang nhưng không đoán được thuộc địa phận Quảng Nam hay Quảng Tín. Chờ tối hẳn, em bơi nhè nhẹ qua sông, nhìn thấy vài ngôi nhà xa xa có ánh đèn le lói. Như vậy gần đường lộ rồi. Em ráng nằm chờ trong đếm tối, để sáng mai, nếu đúng là vùng gần biền thì có thể bò ra, chạy về hướng nào có lính của mình, xin trình diện, mới thoát được.
Ðúng là số em còn may mắn, có ông bà, Trời Phật phò hộ, có đoàn xe nhà binh chạy rầm rộ qua và ven đường có lính mình đi hành quân, mở đường. Em dơ hai tay lên như đầu hàng, đi đến gần một vị em nghĩ là sĩ quan chỉ huy, vì có người lính mang máy truyền tin đi bên cạnh. Hai người lính thấy em đầu hàng, đưa súng vào đầu em, bắt nằm xuống, lục soát trong người. Khi nghe em nói, em bị Việt Cộng bắt hai hôm trước đây ở Mộc Bài, may trong đêm trốn thoát được. Họ trói hai tay em lại, gọi máy về cấp trên báo cáo để kiểm soát các lời em khai. Lai gặp may, đây là địa phận Quận Thăng Bình, tỉnh Quảng Tín, nên họ xác nhận lý lịch em được và ra lệnh giải về Tỉnh theo đoàn xe. Thế là em thoát...”.
Ðức kể say sưa, trơn tru như một học sinh trả bài học thuộc lòng trước thầy giáo. Tôi nghe, cảm thấy vui vui nhưng không có ý kiến gì, vì chẳng liên quan gì đến tôi trong lúc này. Có lẽ Ðức muốn đánh bạt đi ý nghi ngờ của tôi khi biết anh ta tên Thành chứ không phải tên Ðức.
4.-
Dịp Tết năm Giáp Thân, 2004, tôi có dịp từ Tulsa, Oklahoma xuống Dallas, Texas thăm bạn bè và dự cuộc Họp Mặt Xuân của đồng hương Quảng Nam Ðà Nẵng. Gần cuối bữa tiệc, tôi cầm ly bia, đi xuống, ngồi vào bàn vài người bạn cũ, cựu học sinh Trần Quý Cáp Hội An, trước năm 1975, đang nói chuyện ngày xưa Phố Hội.
Lâu ngày gặp bạn đồng môn, kể lại các kỷ niệm một thời học sinh ở thành phố nhỏ bé, buồn hiu, rêu phong, cổ kính Hội An, thật cảm động, vui và đầy tiếng cười.
Một anh bạn nói, năm 1992, anh về Việt Nam, có về Hội An chơi, nghe mấy anh bạn còn ở Hội An kể, một đám bạn bè cựu học sinh Trần Quý Cáp ở khắp nơi về, vừa làm kỷ niệm 40 năm (1952-1992) ngày trường Trung Học Trần Quý Cáp được thành lập. Ðám đông được phép vào trường, đứng trước trụ cờ nhà trường chụp ảnh kỷ niệm, có bức tượng Cụ Trần Quý Cáp.
Tôi thấy vui vui, hỏi mấy anh bạn:
- Thế, năm 2002, có ai ở đâu làm kỷ niệm 50 năm (1952-2002) không?
Một anh bạn khác cho biết:
- Hình như một đám cựu học sinh và cựu giáo sư Trần Quý Cáp trước năm 1975, ở Sài Gòn, có tổ chức kỷ niệm 50 năm. Tôi nghe vậy nhưng không biết thực hư ra sao. Còn ở Hội An, ở đây không có ai về Hội An nên không biết rõ.
Một lúc khá lâu, không có ai đả động gì đến ngôi trường thân yêu ngày xưa, tôi tưởng mọi người muốn nói chuyện khác vui hơn. Có anh bạn đứng lên, đưa ly bia, mời mọi người “dô, dô”, rôi cười khà khà:
- Hồi nãy có anh bạn nào đó đề cập đến bức tượng Cụ Trần Quý Cáp, các anh có biết bức tượng đó ai tạc, xấu đẹp ra sao và giống ai không?
Từ cuối bàn có tiếng nói khá lớn vang lên:
- Ông biết gì thì kể cho mọi người nghe chơi cho vui. Ông đố thì làm sao ai mà biết được cái gì xẩy ra ở Việt Nam ngày nay.
Nhiều tiếng cười và vỗ tay tán thưởng. Anh bạn đứng lên, nói lớn:
- Ðược rồi. Tôi kể nhé. Ai biết thêm xin bổ túc.
“Chắc quí anh chị biết, Cụ Trần Quý Cáp bị đám quan lại lấy lòng tụi thực dân Pháp, muốn trừ khử một nhà cách mạng Xứ Quảng, lúc đó cùng chí hướng với hai Cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, trong phong trào Canh Tân đất nước, mở mang Dân Trí và Chống Thuế ở Quảng Nam, rồi lan rộng ra cả nước, năm 1908. Cụ Trần bị đám quan lại triều đình Huế ở Khánh Hòa xử chém ngang lưng, lúc cụ mới 39 tuổi.
Thời đó, chỉ có các Cụ Phan Châu Trinh, đi Pháp, Cụ Phan Bội Châu, đi Nhật nên có nhiều bức ảnh chân dung, chứ cụ Trần nhà mình, chỉ ở Quảng Nam và vào làm Huấn Ðạo ở Khánh Hòa, lo về việc học, khai hóa dân trí, đâu có bức ảnh chân dung nào. Sau này, sau năm 1975, không biết anh nghệ nhân bố láo nào đó, tạc tượng Cụ Trần, hao hao theo chân dung trùm Cộng Sản... Lenin bên Nga, chỉ thiếu bộ râu”.
Mọi người định cười nhưng câu chuyện chẳng vui gì nên ai cũng lơ đi, nói chuyện khác.
Khi ra xe về nhà sau buổi họp mặt, anh tôi hỏi:
- Em có quen biết Ðức khi làm việc ở Quảng Tín à?
Tôi kể sơ qua các diễn tiến biết anh này từ khi anh ta bị bắt làm tù binh ở Thăng Bình năm 1967, đến bây giờ, năm 2004, ở Mỹ mới gặp lại.
Anh tôi nói:
- Cái anh Ðức này ở dưới Houston và là một tay làm ăn buôn bán về Việt Nam, có nhiều vấn đề làm nhiều người thắc mắc lắm.
Thật sự, việc anh ta về Việt Nam hay đi bất cứ nơi nào để làm ăn, là quyền tự do của anh ta, không ai có quyền thắc mắc, chỉ trích. Bên gia đình vợ anh ta có người anh giữ chức vụ gì đó, quan trọng trong cơ quan đảng Cộng Sản và chính quyền. Nhờ móc nối đó, anh ta biết nhiều nguồn tin bên trong về đất đai, nhà phố ở những khu vực sắp mở mang, thiết kế. Anh ta dắt mối cho một số tư bản Mỹ qua Việt Nam làm ăn, nên trúng mối, kiếm được hoa hồng khá sộp.
Chuyện như vậy cũng chẳng đáng nói làm gì. Cái kẹt là anh ta lại huyênh hoang, phét lác, xem mình là người nối một nhịp cầu mang tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam thời Ðổi Mới. Sau đó, không biết do sự cạnh tranh trong việc làm cò mồi, chia chác hoa hồng không sòng phẳng với nhau của nhóm anh ta và vài ba tện khác, một lô ảnh chụp ở Việt Nam, khi anh ta khúm núm trước đám quan thầy Cộng Sản tại Việt Nam, được tung ra. Thế là các bài báo tố cáo qua lại với nhau trên vài tờ báo lá cải và hình ảnh tung lên trên mạng lưới điện toán, chưởi bới, bôi nhọ nhau.
Tôi thở dài chán ngán. Người anh cười:
- Cái anh Ðức này thật là gian hùng. Không phải mình không ưa nó nhưng nhìn khuôn mặt, ai cũng thấy con người trở tráo, nguy hiểm.
Nghe người anh nói chuyện về anh bạn “Tù Binh” này từ năm 1967, tôi nhớ câu nói của ông Xã Trưởng Bình Triều, nơi quê quán anh ta, “thằng này thông minh, lanh lợi nhưng nhiều mưu mẹo, làm một đường, nói một nẻo”.
Khi tôi xuống nhà tạm giam của Quận gặp anh ta, nhìn tận mặt, tôi cũng nhận thấy anh ta có cặp mắt láo liên, thật gian.
Cha mẹ sinh con, Trời sinh tánh chăng?
MINH TÂM XUÂN ÐỖ
Từ năm giờ chiều, chúng tôi đã biết rằng tối đó lực lượng chủ lực Cộng Sản sẽ tấn công quận. Các tin tức tình báo từ Vùng, Tỉnh đã báo động cho quận chúng tôi trong vài ba ngày trước.
Thực sự, dù không có tin tình báo của các cơ quan thẩm quyền trên, chúng tôi tại địa phương quận cũng đã cảm thấy điều này. Ðó là khi có lực lượng chủ lực của địch đổ về, lực lượng du kích và địa phương địch chung quanh quận cũng bám sát vào vòng đai phòng thủ quận.
Các viên chức xã ấp nhiều kinh nghiệm đã báo cáo điều này. Dân chúng ở các làng xã chung quanh, đã thấy lực lượng chính qui địch về và trong dịp đi chợ, đã xầm xì báo cho thân nhân đề phòng và tình báo quận nhận được.
Một giờ khuya, trong cái lạnh tháng mười ở miền Trung, địch bắt đầu pháo kích vào quận thật dữ dội. Hàng trăm quả pháo nổ tung khắp nơi. Không còn phân biệt được tiếng nổ nữa mà chỉ nghe như tiếng mưa rơi rào rào của làn đạn bay và tiếng nổ như pháo ngày tết.
Mọi người bừng dậy tìm nơi ẩn núp, nhưng chưa có tiếng súng bắn trả. Các sĩ quan trong quận hò hét lính chạy vào hố chiến đấu, súng sẵn sàng chĩa ra phía trước chờ lệnh.
Ðợt pháo đầu tiên thật khủng khiếp. Vài nới trong quận lửa đã bùng cháy với nhiều tiếng nổ tiếp theo. Chưa đầy mười phút, đợt pháo kích thứ hai cũng khủng khiếp không kém.
Tiếng pháo vừa dứt, tiếng kèn thúc quân và tiếng hô “xung phong, giết, giết” vang rền tứ phía.
Ðợt tấn công vào quận bắt đầu. Ðáp lại, tiếng súng đại liên ở hai pháo đài phía bắc và phía nam của vòng đai phòng thủ quận bắt đầu nổ. Tiếng súng trung liên, súng trường, đủ loại đồng loạt vang trời. Tiếng mìn clemore từ các bãi mìn nổ tung. Tiếng kèn thúc quân của địch cũng như tiếng hô “xung phong, giết, giết” chợt im tiếng. Chỉ năm ba phút kế tiếp, tiếng pháo kích lại vang dội tứ phía. Ðịch pháo kích lần thứ ba, dữ dội hơn và đây là lần xung phong chính, để dứt điểm. Tiếng đại liên lại nổ vang rền, nhưng lần này thiếu mất khẩu phía nam, có lẽ đã bị đặc công mò vào ném lựu đạn hoặc bộc phá, làm câm tiếng. Vòng đai phòng thủ có vẻ lúng túng ở góc nam. Tình thế có vẻ nguy kịch.Thiếu Tá Quận trưởng kiêm Chi Khu Trưởng, từ lúc dầu đã điều động nhịp nhàng sự chiến đấu, đã được các cố vấn Mỹ tại quận, gọi tiếp cứu, để đưa máy bay lên yểm trợ.
Có tiếng máy bay trực thăng từ Ðà Nẵng vào, đèn rọi sáng. Mọi người lên tinh thần. Có tiếng la “trực thăng hỏa long lên rồi”.
Những vệt sáng từ dưới đất bay vút lên trời, do những lằn đạn bắn máy bay từ các ổ kháng cự của địch bắn lên. Hai chiếc máy bay rọi đèn sáng, bay quanh một vòng và chắc đã thấy rõ địch quân đang tháo chạy phía dưới nên tiếng súng từ máy bay đã bắt đầu nổ. Một loại tiếng nổ thật lạ, như những tiếng ầm ì, ù ù liên tục, như tiếng cối xay lúa kêu ồ ồ ở thôn quê ngày xưa. Tiếng súng và tiếng hò hét của địch quân im dần, tắt lịm trong đêm đen. Chỉ còn tiếng nổ ầm ì từ hai chiếc trực thăng, bay quần chung quanh quận. Hai ngọn đại liên của vòng đai phòng thủ quận nổ dòn tan, liên hồi, xoay vòng quanh các mục tiêu còn nghi ngờ, để thanh toán nốt các địch quân chưa tháo chạy kịp.
Hai chiếc trực thăng bay cao dần và mất hút về vùng biển, trở về căn cứ Ðà Nẵng. Trận đánh vào quận chấm dứt.
Ðịch quân thất bại nặng nề, gần sáu mươi xác chết bỏ lại chung quanh hàng rào phòng thủ quận. Mục đích chính để phá cuộc bầu cử Tổng Thống và Quốc Hội tháng 10 năm 1967 không đạt được. Tình hình an ninh quận thật nặng nề. Hầu như đêm nào các tiền đồn cũng đều bị đánh phá, pháo kích. Ðường quốc lộ 1 bị phá nát, mìn bẩy và cầu cống bị đặt mìn nổ gây hư hại.
2.-
Buổi trưa có Trưởng Chi Cảnh Sát Quận xin vào gặp tôi, trình hồ sơ của bốn tù binh.
- Tối qua mình bắt được bốn tù binh. Ba người bị thương, đã được băng bó. Tình trạng sức khỏe không có gì nguy hại đến tính mạng nên đã chuyển xuống nhà tạm giam. Một tù binh khác tên Nguyễn Ðức Thành, 21 tuổi, đưa tay đầu hàng, để bị bắt, không chống cự.
Tôi hỏi:
- Ở Quận, mình có quyền tạm giam các tù binh, trong bao lâu?
- Dạ, 48 tiếng đồng hồ, rồi phải giải về Tỉnh. Tuy nhiên nếu cần phải bổ túc hồ sơ lý lịch, mình phải xin phép giữ thêm 48 tiếng nữa.
- Nếu vậy bốn tù binh này mình giải về Tỉnh ngày mai. Ðâu có cần gì giữ họ lại nữa?
Ông ta ngần ngừ một chôc, rồi nói:
- Thực sự ba tù binh bị thương kia, tôi đồng ý giải họ về Tỉnh ngay, nhưng tù binh Thành, tôi muốn trình Quận, xin cho nó được chuyển qua qui chế xin hồi chánh.
Tôi chau mày ngạc nhiên:
- Tại sao?
- Thứ nhất nó đưa tay hàng để khỏi bị lính mình bắn chết vì muốn hồi chánh. Trong túi nó có giữ tờ giấy Hồi chánh do máy bay mình thả xuống các nơi trong núi, để các cán binh Cộng Sản muốn về qui thuận, giữ một tờ để làm bắng chứng, khi ra đầu thú. Thứ hai, thú thật với Quận, thằng nhỏ này là cháu của tôi, ở dưới xã Bình Triều, cháu gọi tôi bằng cậu, bên mẹ nó. Nó bị Cộng Sản bắt khi đi học dưới Hội An, về thăm nhà và ép buộc làm việc cho Cộng Sản, nếu không gia đình bị liên lụy.
Tôi đồng ý cho ba tù binh bị thương được chuyển về Tỉnh ngay. Còn tù binh Nguyễn Ðức Thành, để hồ sơ lại, cho Quận điều tra thêm, để có quyết định, xem anh ta có đủ điều kiện hưởng qui chế hồi chánh không.
Tôi cho gọi ông Xã Trưởng Bình Triều và Trưởng Chi Thông Tin Dân Vận và Chiêu Hồi đến quận, để tham khảo ý kiến.
Ông Xã Trưởng Bình Triều xác nhận:
- Dạ tên Thành này là dân Binh Triều. Nó xuống Hội An học. Hè rồi về quê nghỉ, đi với bạn gái qua Bình Quí chơi, bị Việt Cộng bắt. Còn nó có muốn hồi chánh hay không, tôi không biết, không có ý kiến.
Nói xong ông lại ngập ngừng, nhìn tôi và nhìn ông Trưởng Chi Thông Tin.
Tôi gật đầu, xoay qua ông Thông Tin. Ông Trưởng Chi Thông Tin thưa:
- Dạ, tên này đầu hàng, không mang vũ khí và có giữ giấy kêu gọi hồi chánh, xin để Chi Cảnh Sát điều tra thêm, trình về Tỉnh giải quyết trong thể thức hồi chánh.
Tôi bắt tay hai người khách, để họ ra về nhưng cố ý giữ ông Xã Trưởng lại một chốc, hỏi ông ta:
- Ông còn điều nào về tên tù binh này không, cho tôi biết thêm cho đầy đủ.
Ông Xã Trưởng lắc đầu, rôi nói nhỏ:
- Thật sự tôi không tin được cái thằng này. Từ nhỏ nó đã là một học trò thông minh nhưng hay mưu mẹo, nói một đàng, làm một nẻo. Xin ông cẩn thận. Vụ này cũng vậy.
Tôi ít khi bước xuống nhà tạm giam người tình nghi, nhưng trong trường hợp người tù binh này, tôi muốn tạt qua nhà tạm giam xem sao.
Tôi đi qua Chi Khu, gọi Trung Úy Trưởng Ban Hai, đi với tôi xuống nhà giam. Tù binh Nguyễn Ðức Thành được dẫn ra trình diện. Tôi hỏi:
- Anh học trường nào ở Hội An? Lớp mấy?
- Dạ, trường Trần Quý Cáp. Lớp Ðệ Tam A2.
- Thầy nào làm Hiệu Trưởng?
- Dạ, thầy Hoàng Trung.
- Ai dạy toán?
- Dạ, thầy Lưu Chí Kiên.
- Thế, thầy Trinh không còn dạy toán nữa à?
- Dạ, thầy Trinh đã đổi về Huế.
- Thầy Phan Khôi, Tống Khuyến còn dạy không?
- Dạ, còn. Thầy Phan Khôi dạy Anh văn. Thầy Tống Khuyến dạy Pháp văn
- Tại sao anh bỏ học Trần Quý Cáp, theo Việt Cộng?
- Dạ, em bị họ bắt, khi em về nghỉ hè, đi với người bạn qua thăm người bạn học khác bên Bình Quí, vì tưởng yên. Ai dè bị họ bắt, ép phải theo họ, nếu không thì bị thủ tiêu và cha mẹ liên hệ, đồng lõa.
Trong lúc nói chuyện, tôi cố ý nhìn thật thẳng vào mặt, vào đôi mắt anh ta. Anh ta có ý tránh cái nhìn xoáy tìm sự thật của tôi, nhìn đi nơi khác hoặc nhìn xuống bàn. Ðúng anh ta có khuôn mặt sáng sủa, thông minh nhưng cặp mắt thật lanh lợi, thật ...gian.
Buổi tối trong bữa cơm đạm bạc với Thiếu Tá Quận Trưởng và vài sĩ quan của Chi Khu, tôi nói trường hợp của tên tù binh, muốn hồi chánh, hỏi ý kiến ông Quận trưởng. Ông Thiếu Tá nói:
- Ông Phó quyết định, và trả lời cho Tỉnh. Tôi bận quá với tình hình chiến sự và áp lực địch thật nặng nề lúc này.
Ban đêm trong giấc ngủ li bì vì thiếu ngủ các đêm trước, đầy mộng mị, toàn là ác mộng, thấy quận bị Việt Cộng tràn ngập. Tôi chạy trong rừng, lại gặp tên tù binh ban chiều, xưng là bạn học của tôi ở trường Trần Quý Cáp, Hội An, cứu tôi và dẫn tôi chạy thoát. Nhưng mới ngồi xuống nghỉ dưỡng sức, chưa hoàn hồn, chưa kịp hít vài hơi thở, tên tù binh bây giờ trong bộ áo quần màu đen, chĩa mủi súng lục vào tôi, cười cười, “tao bắt được mày rồi, tao biết mày là ai và tao đâu có là bạn học của mày, ở Hội An”.
Tôi choàng tỉnh dậy, tim còn đập loạn xạ, nghe tiếng súng đì đùng từ xa vọng về, tôi chợt nhớ trường hợp của tên tù binh muốn xin hồi chánh. Có hai điểm làm tôi cười thầm trong đêm. Một là tên này khai là đồng môn của tôi tại trường Trần Quý Cáp Hội An. Các câu trả lời thật đúng. Hai là, hắn ta vì mê gái mà lụy vào thân, bị Việt Cộng bắt, khi đi thăm bạn gái ở làng khác, mất an ninh mà không biết. Ðúng là cái lãng mạn, ngu ngơ của tuổi trẻ lớn lên trong thời chiến tranh, loạn lạc. Hắn ta chỉ mới hai mươi mốt tuổi, nhỏ hơn tôi khoàng năm, sáu tuổi thôi. Chắc học trể vì chiến tranh. Tội nghiệp cho tuổi trẻ Việt Nam. Còn hắn ta có trá hàng hay không? Tôi có tin được những lời khai hay không? Tôi hoang mang hết sức. Tôi ngủ quên trở lại, đến sáng.
3.-
Năm 1972 tôi làm việc ở Vũng Tàu. Trong dịp tổ chức ngày lễ Ngày Cày Có Ruộng, để quảng bá luật Người Cày Có Ruộng, cải cách ruộng đất, do Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu mới ký như một chiến dịch chống lại tuyên truyền của Cộng Sản, tranh dành người nông dân về chính nghĩa Quốc gia.
Trong dịp này tôi gặp lại Thành, cán bộ Trung Tâm Huần Luyện Xây Dựng Nông Thôn Vũng Tàu. Thành mặc áo quần đen, đồng phục của Cán Bộ nhưng bảng tên lại là Ðức thay vì Thành. Tôi hơi ngạc nhiên nhưng không thắc mắc, nghĩ rằng anh đã đổi tên chăng? Anh ta có vẻ tránh tôi, khi thoạt nhận ra tôi.
Ngày hôm sau, trong khi rãnh rỗi, tôi đứng bên cạnh hội trường, anh bạn của tôi, có lẽ là trưởng đoàn Cán Bộ của Trung Tâm Huần Luyện Xây Dựng Nông Thôn, bước lại đứng nói chuyện. Anh bạn hỏi tôi:
- Hồi năm 1967 anh làm việc ở Quận Thăng Bình, tỉnh Quảng Tín, anh biết Ðức chứ?
Vừa nói anh chỉ người bạn tên Ðức đi đến. Tôi nói:
- Tôi nhớ năm 1967, tôi có biết một cán binh Việt Cộng bị bắt trong trận đánh vào Quận, sau đó anh ta xin hồi chánh. Nhưng tên anh đó là Thành, chứ không phải Ðức. Mà tôi nhớ hình như anh Thành đó cũng khá giống anh Ðức này. Hai anh em chăng?
Ðức lắc đầu:
- Dạ không. Em đổi tên khi về hồi chánh năm đó, vì lý do an ninh. Em có về thăm Thăng Bình một lần, nghe nói anh đã đổi về Sài Gòn. Nay lại gặp anh ở Vũng Tàu đây. Quả đất tròn và nhỏ thật.
Các việc chuẩn bị cho Ngày Người Cày Có Ruộng đã hoàn tất nên chúng tôi ngồi uống cà phê, nước ngọt nói chuyện cho vui.
Ðức kể:
“... Hồi năm 1969, em lại bị Việt Cộng bắt, khi đi xe đò từ Ðà Nẵng về Tam Kỳ, khi qua Mộc Bài, ranh giới giữa Quảng Nam và Quảng Tín thời đó. Chiếc xe đò Tiến Lực đang ì ạch chạy trong khúc đường gập ghình, đầy các mô đất, tài xế chợt thấy hai tên mặc áo quần đen núp đâu đó, chạy ra, chĩa súng vào xe. Xe ngừng lại. Một tên nhảy lên xe nhìn dớn dác mọi người, rồi chỉ em và hai người đàn ông nữa, bảo xuống xe gấp và nó sẵn sàng bóp cò khi ngón tay trỏ của nó đã siết vào cò súng.
Em nói:
- Tôi là học sinh.
Vừa nói em định thò tay vào túi quần lấy cái thẻ học sinh làm giả,đưa cho nó. Nó thúc một báng súng vào sườn em, gần té quị, hất đầu bảo chạy đi tới và tên đứng phía dưới, chĩa súng vào đầu em, định bắn. Em và hai người đàn ông kia, dơ tay lên và chạy theo hướng vào núi.
Em biết, kỳ này nó bắt được và tìm ra lý lịch của em về hồi chánh là cầm cái chết trong tay. Chỉ còn chết hoặc trốn thoát trước khi nó tìm ra tung tích. Tụi nó dẫn ba người vừa bị bắt chạy vào núi, chạy mãi có đến ba, bốn tiếng đồng hồ cũng chưa đến trụ sở nào của chúng. Trời đầy sương mù, gần tối mới đến một túp lều tranh. Tất cả vào trong nhà tranh đó. Tụi nó đem cơm trong túi xách ra ăn, còn mấy người bị bắt, bị trói gô hai tay ra sau lưng, ngồi bên gốc cột nhà.
Trong miền núi, trời tối thật nhanh. Hai tay em bị trói chặt quá đau nhức. Em ráng cựa quậy hai tay cho giây trói dãn ra chút đỉnh, đỡ đau. Bốn tên tụi nó chia nhau canh bọn em. Trời tối đen, chỉ nghe tiếng ngáy của mấy tên đã ngủ say. Em ráng xoay hai cổ tay cho sợi giây trói dãn ra thêm đôi chút. May quá, sợi giây dãn ra khá rộng, có thể kéo tay phải tuột ra. Em không dám cựa quậy, sợ nó nghe thì nguy. Chờ thật lâu, khi nghe nhiều tiếng ngáy, em thử xoay người một chút, xem có tiếng dộng tỉnh của bọn chúng không. Không có gì. Em nhỏm dậy, kéo cánh tay phải tuột hẳn ra khỏi sợi giây, lết lui một đoạn. Vẫn không có gì động tỉnh. Em xích lui thêm và liều trườn mình bò vào phía trước, Em đoán là mép rừng thấy mờ mờ trong bóng đêm đen. Em đứng lên, bắt đầu chạy vào rừng.
Kinh nghiệm sống trong rừng gần hai năm trước đây với chúng, em biết, muốn trốn mình phải chạy vào rừng, chạy ngược, chứ nếu chạy ra đường lớn, chạy xuống miền biển, là gặp chúng đón đường. Cứ thế em chạy mãi, chạy mãi, không biết trong bao lâu. Người va vào thân cây, bụi rậm, gai góc, đau điếng nhưng chân vẫn chạy đều. Ðến khi mệt quá, đi chậm chậm, thở đều nhè nhẹ. Không dám ho.
Trời sáng dần và chim chóc trong rừng bắt đầu ca hát vang nhưng em đâu còn đầu óc nào mà nghe. Nằm trong các bụi rậm, kê tai xuống đất, để nghe thử có tiếng động nào không, để đoán xem có gần đường lộ hay bìa rừng, có người qua lại không. Ðôi khi cũng có tiếng động chân người đi, em nhứn người qua bụi gai nhìn xem nhưng không đoán ra là dân chúng đi rừng hay lính tụi nó di chuyển. Ðành nằm yên. Bụng bắt đầu đói cồn cào, em phải hái ít lá cây mà trước đây ở trong rừng, biết rằng có thể ăn được, không sợ lá độc, cho bụng bớt đói.
Trời chiều dần, em di chuyển theo hướng ngược mặt trời, hy vọng sẽ về miền gần biển, gần quốc lộ, mới có thể thoát được. Khi gặp con sông, em biết đó là sông Trường Giang nhưng không đoán được thuộc địa phận Quảng Nam hay Quảng Tín. Chờ tối hẳn, em bơi nhè nhẹ qua sông, nhìn thấy vài ngôi nhà xa xa có ánh đèn le lói. Như vậy gần đường lộ rồi. Em ráng nằm chờ trong đếm tối, để sáng mai, nếu đúng là vùng gần biền thì có thể bò ra, chạy về hướng nào có lính của mình, xin trình diện, mới thoát được.
Ðúng là số em còn may mắn, có ông bà, Trời Phật phò hộ, có đoàn xe nhà binh chạy rầm rộ qua và ven đường có lính mình đi hành quân, mở đường. Em dơ hai tay lên như đầu hàng, đi đến gần một vị em nghĩ là sĩ quan chỉ huy, vì có người lính mang máy truyền tin đi bên cạnh. Hai người lính thấy em đầu hàng, đưa súng vào đầu em, bắt nằm xuống, lục soát trong người. Khi nghe em nói, em bị Việt Cộng bắt hai hôm trước đây ở Mộc Bài, may trong đêm trốn thoát được. Họ trói hai tay em lại, gọi máy về cấp trên báo cáo để kiểm soát các lời em khai. Lai gặp may, đây là địa phận Quận Thăng Bình, tỉnh Quảng Tín, nên họ xác nhận lý lịch em được và ra lệnh giải về Tỉnh theo đoàn xe. Thế là em thoát...”.
Ðức kể say sưa, trơn tru như một học sinh trả bài học thuộc lòng trước thầy giáo. Tôi nghe, cảm thấy vui vui nhưng không có ý kiến gì, vì chẳng liên quan gì đến tôi trong lúc này. Có lẽ Ðức muốn đánh bạt đi ý nghi ngờ của tôi khi biết anh ta tên Thành chứ không phải tên Ðức.
4.-
Dịp Tết năm Giáp Thân, 2004, tôi có dịp từ Tulsa, Oklahoma xuống Dallas, Texas thăm bạn bè và dự cuộc Họp Mặt Xuân của đồng hương Quảng Nam Ðà Nẵng. Gần cuối bữa tiệc, tôi cầm ly bia, đi xuống, ngồi vào bàn vài người bạn cũ, cựu học sinh Trần Quý Cáp Hội An, trước năm 1975, đang nói chuyện ngày xưa Phố Hội.
Lâu ngày gặp bạn đồng môn, kể lại các kỷ niệm một thời học sinh ở thành phố nhỏ bé, buồn hiu, rêu phong, cổ kính Hội An, thật cảm động, vui và đầy tiếng cười.
Một anh bạn nói, năm 1992, anh về Việt Nam, có về Hội An chơi, nghe mấy anh bạn còn ở Hội An kể, một đám bạn bè cựu học sinh Trần Quý Cáp ở khắp nơi về, vừa làm kỷ niệm 40 năm (1952-1992) ngày trường Trung Học Trần Quý Cáp được thành lập. Ðám đông được phép vào trường, đứng trước trụ cờ nhà trường chụp ảnh kỷ niệm, có bức tượng Cụ Trần Quý Cáp.
Tôi thấy vui vui, hỏi mấy anh bạn:
- Thế, năm 2002, có ai ở đâu làm kỷ niệm 50 năm (1952-2002) không?
Một anh bạn khác cho biết:
- Hình như một đám cựu học sinh và cựu giáo sư Trần Quý Cáp trước năm 1975, ở Sài Gòn, có tổ chức kỷ niệm 50 năm. Tôi nghe vậy nhưng không biết thực hư ra sao. Còn ở Hội An, ở đây không có ai về Hội An nên không biết rõ.
Một lúc khá lâu, không có ai đả động gì đến ngôi trường thân yêu ngày xưa, tôi tưởng mọi người muốn nói chuyện khác vui hơn. Có anh bạn đứng lên, đưa ly bia, mời mọi người “dô, dô”, rôi cười khà khà:
- Hồi nãy có anh bạn nào đó đề cập đến bức tượng Cụ Trần Quý Cáp, các anh có biết bức tượng đó ai tạc, xấu đẹp ra sao và giống ai không?
Từ cuối bàn có tiếng nói khá lớn vang lên:
- Ông biết gì thì kể cho mọi người nghe chơi cho vui. Ông đố thì làm sao ai mà biết được cái gì xẩy ra ở Việt Nam ngày nay.
Nhiều tiếng cười và vỗ tay tán thưởng. Anh bạn đứng lên, nói lớn:
- Ðược rồi. Tôi kể nhé. Ai biết thêm xin bổ túc.
“Chắc quí anh chị biết, Cụ Trần Quý Cáp bị đám quan lại lấy lòng tụi thực dân Pháp, muốn trừ khử một nhà cách mạng Xứ Quảng, lúc đó cùng chí hướng với hai Cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, trong phong trào Canh Tân đất nước, mở mang Dân Trí và Chống Thuế ở Quảng Nam, rồi lan rộng ra cả nước, năm 1908. Cụ Trần bị đám quan lại triều đình Huế ở Khánh Hòa xử chém ngang lưng, lúc cụ mới 39 tuổi.
Thời đó, chỉ có các Cụ Phan Châu Trinh, đi Pháp, Cụ Phan Bội Châu, đi Nhật nên có nhiều bức ảnh chân dung, chứ cụ Trần nhà mình, chỉ ở Quảng Nam và vào làm Huấn Ðạo ở Khánh Hòa, lo về việc học, khai hóa dân trí, đâu có bức ảnh chân dung nào. Sau này, sau năm 1975, không biết anh nghệ nhân bố láo nào đó, tạc tượng Cụ Trần, hao hao theo chân dung trùm Cộng Sản... Lenin bên Nga, chỉ thiếu bộ râu”.
Mọi người định cười nhưng câu chuyện chẳng vui gì nên ai cũng lơ đi, nói chuyện khác.
Khi ra xe về nhà sau buổi họp mặt, anh tôi hỏi:
- Em có quen biết Ðức khi làm việc ở Quảng Tín à?
Tôi kể sơ qua các diễn tiến biết anh này từ khi anh ta bị bắt làm tù binh ở Thăng Bình năm 1967, đến bây giờ, năm 2004, ở Mỹ mới gặp lại.
Anh tôi nói:
- Cái anh Ðức này ở dưới Houston và là một tay làm ăn buôn bán về Việt Nam, có nhiều vấn đề làm nhiều người thắc mắc lắm.
Thật sự, việc anh ta về Việt Nam hay đi bất cứ nơi nào để làm ăn, là quyền tự do của anh ta, không ai có quyền thắc mắc, chỉ trích. Bên gia đình vợ anh ta có người anh giữ chức vụ gì đó, quan trọng trong cơ quan đảng Cộng Sản và chính quyền. Nhờ móc nối đó, anh ta biết nhiều nguồn tin bên trong về đất đai, nhà phố ở những khu vực sắp mở mang, thiết kế. Anh ta dắt mối cho một số tư bản Mỹ qua Việt Nam làm ăn, nên trúng mối, kiếm được hoa hồng khá sộp.
Chuyện như vậy cũng chẳng đáng nói làm gì. Cái kẹt là anh ta lại huyênh hoang, phét lác, xem mình là người nối một nhịp cầu mang tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam thời Ðổi Mới. Sau đó, không biết do sự cạnh tranh trong việc làm cò mồi, chia chác hoa hồng không sòng phẳng với nhau của nhóm anh ta và vài ba tện khác, một lô ảnh chụp ở Việt Nam, khi anh ta khúm núm trước đám quan thầy Cộng Sản tại Việt Nam, được tung ra. Thế là các bài báo tố cáo qua lại với nhau trên vài tờ báo lá cải và hình ảnh tung lên trên mạng lưới điện toán, chưởi bới, bôi nhọ nhau.
Tôi thở dài chán ngán. Người anh cười:
- Cái anh Ðức này thật là gian hùng. Không phải mình không ưa nó nhưng nhìn khuôn mặt, ai cũng thấy con người trở tráo, nguy hiểm.
Nghe người anh nói chuyện về anh bạn “Tù Binh” này từ năm 1967, tôi nhớ câu nói của ông Xã Trưởng Bình Triều, nơi quê quán anh ta, “thằng này thông minh, lanh lợi nhưng nhiều mưu mẹo, làm một đường, nói một nẻo”.
Khi tôi xuống nhà tạm giam của Quận gặp anh ta, nhìn tận mặt, tôi cũng nhận thấy anh ta có cặp mắt láo liên, thật gian.
Cha mẹ sinh con, Trời sinh tánh chăng?
MINH TÂM XUÂN ÐỖ
No comments:
Post a Comment